Tải bản đầy đủ (.docx) (29 trang)

báo cáo thực tập nhà máy bia huế, nhà máy xử lý nước thải khu công nghiêp phú bài tt huế, nhà máy xi măng luks

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.56 MB, 29 trang )

Trường CĐCN Huế – Khoa Hóa-Môi Trường ” Báo cáo thực tế ”
MỤC LỤC :
A. LỜI MỞ ĐẦU

2
B. NỘI DUNG: 3
I. Nhà máy xử lý nước thải khu công nghiệp Phú Bài Huế 3
1. Giới thiệu 3
2. Quy trình xử lý nước thải : 4
2.1 Thành phần nước thải khu công nghiêp 4
2.2
Sơ đồ quy trình xử lý.

5
2.3
Cấu tạo và quy trình xử lý

6
II. Công ty Bia Huế 8
1. Lịch sử phát triển 9
2. Quy trình sản xuất 10
2.1 Nguyên liệu 10
2.2 Cấu tạo, nguyên tắc thiết bị 11
2.3 Quy trình sản xuất 15
III. Công ty xi măng Luks 21
1. Giới thiệu nhà máy 21
2. Nội dung 22
2.1 Sơ đồ dây chuyền 22
2.2 Quy trình sản xuất 23
2.3 Hệ thống xử lý nước thải 26
2.4 Hệ thống xử lý bụi 26


2.5 Quản lý chất thải rắn 26
C. KẾT LUẬN 27
1
Trường CĐCN Huế – Khoa Hóa-Môi Trường ” Báo cáo thực tế ”
A. LỜI MỞ ĐẦU
“Quá trình thiết bị công nghệ hóa học” là môn học cơ sở ngành của chúng
em, chúng em đã được học trên lý thuyết với những bài giảng của thầy cô
nhưng vẫn còn bỡ ngỡ với môn học. Để giúp sinh viên hiểu biết sâu hơn vào
môn học nhà trường và các thầy cô trong khoa đã tạo điều kiện tổ chức hướng
dẫn cho chúng em đi thăm quan thực tế các nhà máy, xí nghiệp hi vọng chuyến
đi sẽ giúp chúng em có thêm hành trang để bước sâu hơn vào ngành học của
mình.
Trong chuyến đi thực tế này chúng em được đi tìm hiểu “Nhà máy xử lý nước
thải tập trung khu công nghiệp Phú Bài – Thừa Thiên Huê”, “Công ty Bia Huế”
ở KCN Phú Bài và “Công ty xi măng luks” ở Phong Điền.
Sau những buổi thực tế ở các công ty và các nhà máy, nhóm em đã có cơ hội
tiếp cận với những dây chuyền công nghệ hiện đại, được thăm quan, tìm hiểu về
cấu tạo cũng như nguyên tắc hoạt động của các thiết bị nhà máy. Từ đó, đã có
cơ hội đễ cũng cố thêm những kiến thức đã học ở nhà trường. Trong bài báo cáo
này nhóm em sẽ giới thiệu về các quy trình và thiết bị của các nhà máy.
Qua đây nhóm em xin gửi lời cảm ơn tới Cô giáo Nguyễn Thị Hồng Yến và
Thầy Đào Duy Hồng Ngọc đã hướng dẫn nhóm trong chuyến đi thực tế này. Bài
báo cáo sẽ có nhiều sai sót vì thế nhóm mong nhận được sự đóng góp ý kiến
của cô, thầy cùng tất cả các bạn.
Xin chân thành cảm ơn!
2
Trường CĐCN Huế – Khoa Hóa-Môi Trường ” Báo cáo thực tế ”
B. NỘI DUNG
I. NHÀ MÁY XỬ LÝ NƯỚC THẢI KHU CÔNG NGHIỆP PHÚ BÀI
1. Giới thiệu.

Hình 1.1
(Nhà máy xử Phú Bài lý nước thải khu công nghiệp Phú Bài –Thừa Thiên Huế )
3
Trường CĐCN Huế – Khoa Hóa-Môi Trường ” Báo cáo thực tế ”
Vào cuối năm 2009, Nhà máy xử lý nước thải tập trung khu công nghiệp Phú
Bài có công xuất xử lý giai đoạn 1 là 4000 (m
3
/ngày đêm) được chính thức đưa vào
vận hành đã đánh dấu cho một bước thay đổi trong công tác “Bảo vệ môi trường”
cho khu công nghiệp nói riêng và hàng trăm hộ dân sống ven song Phú Bài nói
chung. Nhà máy hiện đang xử lý nước thải của 21 công ty trong khu công nghiệp
với khối lượng khoảng 2500 (m
3
/ngày đêm). Đồng thời việc thu phí và sử lý nước
thải được đơn vị thực hiện căn cứ vào hóa đơn sử dụng nước sạch của các công ty
nên k xảy ra tình trạng cơ sở sản xuất thải trộm nước thải ra ngoài môi trường.
1. Quy trình xử lý nước thải.
2.1. Thành phần nước thải của khu công nghiệp Phú Bài.
Bảng thông số ô nhiễm:
STT THÔNG SỐ NHIỄM ĐƠN VỊ GIÁ TRỊ
1 pH - 6-9
2 BOD5 Mg/L 500
3 COD Mg/L 1000
4 SS Mg/L 300
5 Tổng Nitơ Mg/L 60
6 Coliform MPN/100ml 12000
(kết quả phân tích nước thải đầu vào khu công nghiệp Phú Bài – Thừa Thiên Huế)
- Nước thải của khu công nghiệp có thành phần, tính chất và mức độ ô nhiễm khác
nhau do đặc thù hoạt động của các nhà máy, ngành nghề hoạt động trong KCN, tuy
nhiên các thông số ô nhiễm đều vượt quá tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải

công nghiệp. Với lưu lượng xả thải lớn, nước thải KCN nếu không xử lý sẽ gây
nguy hại đến môi trường, Vì thế việc xử lý nước thải KCN là một việc làm cần
thiết, cần sự quan tâm đúng mực của các doanh nghiệp cũng như sự quản lý chặt
chẽ của cơ quan chức năng trong việc bảo vệ môi trường.
4
Trường CĐCN Huế – Khoa Hóa-Môi Trường ” Báo cáo thực tế ”
2.2. Sơ đồ quy trình xử lý nước thải.

Hình 1.2: Sơ đồ nhà máy xử lý nước thải
5
Sục khí
Hồ sinh học
Bể chứa bùn
Nước thải
Máy ép bùn
Song chắn rácNước thải Bể lắng cát Bể điều hòa
Khuấy, trộn
Khuấy, trộn
H
2
SO
4
, NaOH
Bể điều chỉnh pH
Bể keo tụ, tạo bông
Môi trường
4 Bể lắng thứ cấp Bể sinh học (aroten)
Bể lắng sơ cấp 2Bể lắng sơ cấp 2
HCl
Hóa chất tạo keo tụ

Bể lắng sơ cấp 1
Bể khử trùng
Bùn khô
Trường CĐCN Huế – Khoa Hóa-Môi Trường ” Báo cáo thực tế ”
2.3. Cấu tạo và quy trình hệ thống xử lý nước thải KCN.
- Nước thải từ các nhà máy sẽ chảy tập trung về nhà máy xử lý nước thải, rồi
chảy qua mương rộng 0.6m dài 6m sâu 1m có song chắn rác, song chắn rắc sẽ giữ
lại rác có kích thước lớn để tránh các hiện tượng tắc nghẽn bơm, van và các trường
hợp gây hỏng bơm.
- Sau đó nước thải sẽ đi qua bể lắng cát rồi đến bể điều hòa; bể lắng cát rộng
0.6m dài 6m sâu 1.2m có tác dụng loại bỏ cát, sỏi, đá dăm, các loại xỉ còn bể điều
hòa gồm 4 máy sục khí và 2 máy bơm có kích thước dài 25m rộng 8m sâu 3.5m tại
đây hệ thống phân phối khí sẽ hòa trôn đồng đều nước thải trên toàn diện tích bể,
ngăn ngừa hiện tượng lắng cạn ở bể sinh ra mùi khó chịu đồng thời có chức năng
điều hòa lưu lượng và nồng độ nước thải đầu vào.
- Nước thải từ bể điều hòa được bơm sang bể phản ứng, bể phản ứng gồm 4 bể.
Đầu tiên là bể điều chỉnh pH để xử lý axít và bazơ , nếu pH lớn hơn 7 thì máy sẽ tự
động bơm axít HCl vào và nếu bé hơn 7 thì bơm bazơ NaOH vào sau đó hóa chất
keo tụ được châm vào bể với liều lượng nhất định và được kiểm soát chặt chẽ bằng
bơm định lượng hóa chất. Dưới tác dụng của hệ thống cánh khuấy với tốc độ lớn
được lắp đặt trong bể, hóa chất keo tụ được hòa trộn nhanh và đều vào trong nước
thải. Hỗn hợp nước thải này tự chảy qua bể tạo bông, dưới tác dụng của chất trợ
keo tụ và hệ thống motor cánh khuấy với tốc đọ chậm các bông cạn li ti sẽ chuyển
động va chạm dính kết và hình thành nên những bông cặn có kích thước và khối
lượng lớn gấp nhiều lần các bông cặn ban đầu, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình
lắng ở bể lắng.
- Hỗn hợp nước ở bể phản ứng tự chảy sang bể lắng. Bùn trong hỗn hợp nước
thải được giữ lại ở bể lắng. Phần bùn này được bơm qua bể chứa bùn, phần nước
sau khi tách bùn được đưa vào bể sinh học. Ở bể sinh học vi sinh vật được cung
cấp oxi sẽ sử dụng chất hữu cơ cho quá trình tăng trưởng. Sau đó được bơm qua 4

bể lắng thứ cấp để lắng tiếp những cặn nhỏ.
6
Trường CĐCN Huế – Khoa Hóa-Môi Trường ” Báo cáo thực tế ”
Hình 1.3: Bể sinh học
- Bùn ở bể chứa bùn được bơm qua máy ép bùn băng tải để loại bỏ nước giảm
khối tích bùn, còn nước được bơm lại vào bể điều hòa xử lý lại. Bùn khô được đem
đi xử lý. Tại bể chứa bùn không khí được cung cấp vào bể để tránh mùi hôi sinh ra
do sự phân hủy sinh học của các chất hữu cơ.
7
Hình 1.4: Máy ép bùn
Trường CĐCN Huế – Khoa Hóa-Môi Trường ” Báo cáo thực tế ”
 Ưu điểm là: Công nghệ đầu tư vào nhà máy này cũng k tốn kém lắm so với các
nhà máy khác, tận dụng được một số được tạo ra trong hệ thống xử lí nước thải
để phục vụ cho sản xuất như:phần bùn từ bể nén bùn được dùng làm phân bón
hoặc san lấp.
 Nhược điểm là: Do lượng chất hữu cơ thừa, chất lượng lọc ròng kém, hệ thống
xử lý sơ cấp kém, hệ thống khí kém hay thiết bị lọc quá tải. Hay những vấn đế
trong van hoạt tính như hiện tượng trương bùn, lên bùn.
II. CÔNG TY BIA HUẾ
Hình 2.1: Công ty Bia Huế
8
Trường CĐCN Huế – Khoa Hóa-Môi Trường ” Báo cáo thực tế ”
1. Lịch sử phát triển.
Hình 2.2
Ngày 20/10/1990, Nhà máy Bia Huế được thành lập theo Quyết định số 402
QĐ/UB của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế với hình thức xí nghiệp liên doanh có
vốn góp từ các đơn vị quốc doanh và ngoài quốc doanh trong tỉnh và vay vốn ngân
hàng. Số vốn đầu tư ban đầu của Nhà máy là 2,4 triệu USD.

Ngay sau khi được thành lập, sản phẩm đầu tiên của Nhà máy là Bia Huda được

sản xuất theo công nghệ tiên tiến nhất của hãng DANBREW CONSULT, Đan
Mạch đã nhanh chóng có mặt trên thị trường, đáp ứng được nhu cầu của người tiêu
dùng trong cả nước.
Năm 1994, Nhà máy tiến hành liên doanh với hãng bia Tuborg International
(TIAS) và quỹ công nghiệp Đan Mạch dành cho các nước phát triển (IFUvới tỷ lệ
góp vốn Việt Nam 50%, Đan Mạch 50%. Đây thực sự là một bước ngoặt trọng đại
trong quá trình phát triển của đơn vị.
Từ công suất ban đầu là 3 triệu lít/năm, đến năm 2003 công suất đưa lên 50
triệu lít/năm, năm 2007 công suất đã lên đến gần 110 triệu lít/năm. Công ty đã tiến
9
Trường CĐCN Huế – Khoa Hóa-Môi Trường ” Báo cáo thực tế ”
hành xây dựng thêm một nhà máy bia tại Khu công nghiệp Phú Bài với công suất
80 triệu lít/năm. Hiện nay, công suất hằng năm của 2 nhà máy là 240 triệu lít/năm.
2. Quy trình sản xuất.
Hình 2.3: Quy trình sản xuất
2.1. Nguyên liệu:
Gồm có: Gao , Malt, Nước, Men, Hoa Hupblon .Trong đó Malt và Hupblon là 2
nguyên liệu chính dùng để sản xuất bia.
+Gạo: Là nguyên liệu phụ chiếm (30 %)nguyên liệu dùng để thay thế nhằm
giảm giá thành .
+Malt: Là một hạt ngũ cốc gọi là lúa mạch chiếm (70%) được nhập từ các nước
Anh ,Đan Mạch .Có nguồn gốc từ vùng ôn đới
+Men: Lá chất xúc tác có nguồn gốc là những phân tử có cấu tạo axit amin và
có cấu trúc không gian xác định của mạch polypeptit .Tác dụng xúc tác là nhờ quá
trình lên men.
+Hoa Hupblon: Có dạng anpha và beta axit đắng dùng để tạo vị đắng và
hương thơm cho bia có ở Châu Âu
+Nước: Nguồn nước sử dụng cho bia Huế được lấy từ nhà máy nước Vạn Niên
(thượng nguồn sông hương) rất đảm bao cho các chỉ số kỹ thuật phù hợp cho việc
sản xuất

2.2. Cấu tạo, nguyên tắc thiết bị.
2.2.1. Máy nghiền.
- Nghiền nguyên liệu thành những mảnh nhỏ, tăng tiếp xúc với nước tạo điều
kiện thuận lợi cho quá trình nấu.
10
ChiếtC
2
H
5
OH + CO
2
+Q
Lên men
Tinh bột Tinh bột C
6
H
12
O
6
Nấu Lên men
Trường CĐCN Huế – Khoa Hóa-Môi Trường ” Báo cáo thực tế ”
2.2.2. Nồi nấu gạo.
Chú thích:
1. Ống vệ sinh
2. Đường bột gạo vào
3. Hơi thứ
4. Đèn chiếu
5. Cửa quan sát
6. Thang
7. Thân thiết bị

8. Lớp bảo ôn
9. Đường hơi vào
10. Đường hơi ngưng tụ
11. Ống truyền nhiệt
12. Nước ngưng tụ
13. Dịch cháo ra vào
14. Động cơ
15. Đường hơi vào
16. Cánh khuấy
17. Vòi phun
Hình 2.4: Nồi nấu gạo
- Nguyên tắc hoạt động:
Thiết bị có dạng thân trụ đáy cầu, nắp có dạng hình nón có lắp ống thoát
hơi. Hệ thống cấp hơi gián tiếp để gia nhiệt đồng thời thân nồi, đáy nồi được
bao bọc bởi một lớp bảo ôn. Trục nồi nấu có lớp cánh khuấy để đảo trộn
dịch, tránh hiện tượng bị vón cục và để cho quá trình đường hoá xảy ra triệt
để hơn . Khi tiến hành nấuhơi đi qua các ống hơi truyền nhiệt cho thành nồi
và đáy nồi để đun nóng dịch cháo.
Gạo sau khi nghiền được vít tải đưa vào cửa số (2). Tiến hành bật cánh
khuấy (16). Sau khi cho hết nguyên liệu vào mới tiến hành gia nhiệt lên
90oC trong 20 phút. Hệ thống gia nhiệt bao trùm hết đáy và 1/3 thân thiết bị.
Nguyên liệu được gia nhiệt bằng tác nhân hơi nước. Sau đó tiếp tục nâng
nhiệt độ lên đến nhiệt độ sôi và giữ trong 20 phút để quá trình đường hoá
xảy ra hoàn toàn. Sau khi đường hoá đạt yêu cầu thì tháo dịch cháo ra theo
cửa số (13). Ngoài ra thiết bị có lắp hệ thống đường ống nước vệ sinh ở phía
trên nhằm vệ sinh thiết bị.
11
Trường CĐCN Huế – Khoa Hóa-Môi Trường ” Báo cáo thực tế ”
2.2.3. Nồi Malt.
Chú thích:

1: Hơi thứ 17: Malt
nghiền
2: Đèn chiếu 18: Vòi phun
3: Cửa quan sát 19: Đường
ống vệ sinh
4: Thang
5: Thân thiết bị
6: Lớp bảo ôn
8: Nước ngưng tụ
9: Dịch đường hoá vào ra
10: Động cơ
11: Hơi vào.
12: Cánh khuấy
13: Ống truyền nhiệt
14: Nước nóng
15: Ống phun
Hình 2.5: Nồi Malt
- Nguyên tắc hoạt động:
Malt sau khi nghiền cùng với nước được đưa vào nồi nhờ bộ phối trộn.
Nồi malt cũng được làm bằng thép không gỉ, nồi có dạng hình trụ đáy côn
kích thước lớn hơn nồi gạo, nắp hình nón có lắp ống thoát hơi. Hệ thống cấp
hơi gián tiếp để gia nhiệt đáy nồi được bao bọc bởi một lớp bảo ôn. Trục nồi
nấu có lắp cánh khuấy để đảo trộn dịch tránh hiện tượng vón cục. Khi tiến
hành nấu hơi đi qua các ống hơi truyền nhiệt cho đáy nồi để đun nóng dịch
cháo.
Nhưng ở nồi malt còn có thêm một bộ phận nữa là bộ hoà malt. Quá trình
hoà malt được thực hiện như sau: malt được phân phối xuống buồng hoà
malt ở thiết bị hoà malt, ở dưới thiết bị hoà malt có một đường ống dẫn nước
nóng, nước được phun lên ở dạng tia để tránh hiện tượng vón cục, nước
được dùng có nhiệt độ 420C. Nguyên liệu được cho vào ở cửa số (17) và

nước cho vào ở đường ống số (14). Nước và Malt được hoà đều với nhau
nhờ bộ hoà malt (16). Nước và malt sau khi hoà đều thì theo đường ống qua
bộ phận phân phối đi vào nồi nấu malt.
Hệ thống gia nhiệt ở nồi nấu malt chỉ bao trùm ở phần đáy của thiết bị bởi
vì nhiệt độ nấu malt thấp hơn nhiệt độ nấu gạo. Ở nồi malt người ta bơm
12
Trường CĐCN Huế – Khoa Hóa-Môi Trường ” Báo cáo thực tế ”
nước vào có nhiệt độ khoảng 42oC cùng lúc với malt. Sau khi quá trình
đường hoá kết thúc thì tiến hành chuyển qua thùng lọc.
2.2.4. Thùng lọc.

1: Dịch vào
2: Lưới lọc
3: Ống dẫn nước vệ sinh
4: Vòi phun
5: Răng cào
6: Ống gom dịch lọc
7: Dịch ra
8: Động cơ
9: Bộ phận chuyển bã
10: Thùng chứa bã
Hình 2.6: Thùng lọc

- Nguyên tắc hoạt động:
Dịch cháo sau khi đường hoá xong được chuyển qua thùng lọc theo 2 cửa số
(1). Trước khi lọc cho nước nóng vào ngập bề mặt lưới lọc (khoảng 5 hl), để tránh
khối cháo dễ bít bề mặt khối lọc làm tắc nghẽn ống và hạn chế sự tiếp xúc với oxy.
Lưới lọc là một sàng lưới được làm bằng thép không gỉ. Khi khối cháo chuyển vào
thùng lọc thì cánh khuấy hoạt động để giàn đều bã ra bề mặt sàn lưới. Nguyên tắc
lọc là dựa vào sự chênh lệch áp suất phía trên và phía dưới màng lọc, dịch đường

tự chảy qua lưới lọc vào các ống gom (6). Dịch được tuần hoàn trở lại cho đến khi
nào trong mới tiến hành bơm qua thùng houblon hoá. Cánh khuấy được gắn vào
trục trung tâm.
Cả hệ thống có thể nâng lên hạ xuống nhờ động cơ (8) đặt ở dưới đáy thiết bị.
Việc cào bã được thực hiện nhờ hệ thống lưỡi dao đẩy bã đặt nghiêng một góc xác
định so với cánh khuấy nhằm đưa bã từ tâm ra ngoài.
Sau khi lọc dịch đầu tiên tiến hành phun nước ấm 76oC để rửa đường hoà tan
còn sót lại. Yêu cầu sau khi rửa bã nồng độ chất khô < 1% là đạt.
13
Trường CĐCN Huế – Khoa Hóa-Môi Trường ” Báo cáo thực tế ”
2.2.5. Nồi Hublon.
- Chú thích:
1-Ống thoát hơi
2-Nước vệ sinh các ống chùm
3-Bộ phận truyền nhiệt
4-Ống tháo nước ngưng
5-Ống cấp hơi
6-Dịch vào
7-Nón phân phối
8-Nước vệ sinh
Hình 2.8: Nồi Hublon
- Nguyên tắc hoạt động
Dịch đường từ thiết bị lọc được chuyển vào thùng qua cửa 6 đặt dưới đáy.
Nếu thùng đang hoạt động thì dịch được chuyển qua thùng trung gian.
Trong thùng houblon có bộ phận truyền nhiệt 3 dạng ống chùm, dịch đi
trong ống hơi đi vào khoảng cách giữa các ống nhằm truyền nhiệt cho dịch
đường. Khi đó dịch được phun qua các ống chùm lên nón phân phối 7 có tác
dụng như cánh khuấy để dịch trong nồi luôn chuyển động để quá trình
truyền nhiệt được tốt.
14

Trường CĐCN Huế – Khoa Hóa-Môi Trường ” Báo cáo thực tế ”
Nhiệt độ houblon hóa là 1000C và được thực hiện trong 1h. Sau đó dịch
được bơm qua thùng lắng xoáy tâm cũng qua cửa 6.Hơi gia nhiệt cho dịch
vào theo cửa 5, nước ngưng được tháo ra qua cửa 4.
2.4. Quy trình sản xuất.
* Sơ đồ nấu:
Gạo
Máy sàng
Nam châm
Thùng cân
Máy nghiền
Nồi gạo
Malt
Máy sàng
Nam châm
Thùng cân
Máy nghiền ướt
Nồi Mash
Thùng lọc
Nồi Hublon
Thùng lắng xóay tâm
Máy làm
lạnh nhanh
15
Trường CĐCN Huế – Khoa Hóa-Môi Trường ” Báo cáo thực tế ”
Thùng lên men
Hình 2.5: Sơ đồ nấu
16
Trường CĐCN Huế – Khoa Hóa-Môi Trường ” Báo cáo thực tế ”
- Thuyết minh sơ đồ:

Từ nguyên liệu ban đầu chủ yếu là malt và gạo người ta làm sạch nguyên liệu sau
đó cho vào máy sàn để tách các hạt lép , sạn , đá vụn ra, tiếp tục đưa qua nam châm
để hút kim loại. Mục đích để không phá vỡ căp trục lô nghiền ở máy nghiền. Sau
khi làm sạch sẽ được chuyển sang thùng cân, ở đây sản xuất theo từng mẻ vì vậy
phải cân để không làm quá tải máy nghiền. Khi cân xong nghuyên liệu được
chuyển tiếp đến máy nghiền ướt giai đoạn này người ta cho nước vào nguyên liệu
đi theo môt dòng.
Tiếp theo malt sẽ được chuyển đến nồi malt giai đoạn này gọi là đường hóa do
tác dụng của enzim amilaza chuyển hóa từ tinh bột sang đường còn gạo được
chuyển đến nồi gạo, ở đây sẽ có chế độ nâng nhiệt mục đích tạo ra đường poli(gọi
là hồ hóa) sau giai đoạn ở nồi gạo thì sẽ chuyển sang nồi malt. Kết thúc giai đoạn
chuyển hóa dùng phản ứng iot để phản ứng hết với tinh bột còn lại trong nồi gạo. ở
giai đoạn này do dịch đường có các vỏ trấu vỏ malt còn sót lại nên phải đưa qua
thùng lọc vì thùng lọc có lớp đệm sẽ làm sạch đường.
Tiếp đến chuyển đến nồi hublon cho hoa hublon vao để tạo vị đắng và đun sôi
đường để tiệt trùng sau đó để tách hoa và dịch đường riêng thì cho sang thùng lắng
xoáy tâm, mục đích làm lắng bã hoa và làm trong nước đường. Cuối cùng để hạ
nhiệt độ người ta sẽ làm lạnh bằng máy làm lạnh nhanh và chuyển đến quá trình
lên men.
17
Trường CĐCN Huế – Khoa Hóa-Môi Trường ” Báo cáo thực tế ”
* Sơ đồ lên men và chiết:
Dịch đường
men bia
Thùng lên men
Lên men chính
Thu hồi men
Lên men phụ
Lọc và ổn định bia
Thùng bia trong

Chiết
Vỏ - két
Máy bốc
Két bẩn
Vỏ bẩn
Máy rữa chai
Bàn kiểm tra chai
Máy kiểm tra EBI
Máy chiết
Đóng nắp
Máy thanh trùng
Bàn kiểm tra chai
Máy dán nhãn
Máy bốc
Nhập kho
18
Trường CĐCN Huế – Khoa Hóa-Môi Trường ” Báo cáo thực tế ”
Máy rữa két
Hình 2.6: Sơ đồ lên men và chiết
19
Trường CĐCN Huế – Khoa Hóa-Môi Trường ” Báo cáo thực tế ”
Hình 2.7: thùng lên men
- Thuyết minh sơ đồ:
Dịch đường từ quá trình nấu sẽ được đưa vào thùng lên men, ở đây người ta sẽ
cho men bia và oxy đã được khử trùng vào để lên men(lên men kị khí). Trong giai
đoạn lên men xảy ra 2 quá trình đó là lên men chính và lên men phụ. Lên men
chính để giảm nồng độ sau đó thu hồi men bia ở giai đoạn cuối của lên men chính,
còn lên men phụ thì sẽ không lên mem được nữa. Lúc này bia sẽ được chuyển sang
lọc và ổn định bia,lọc để tách hết chất bẩn trong bia còn ổn định bia sẽ làm tăng
thêm tuổi thọ của bia. Kết thúc quá trình lên men thì bia sẽ được chuyển sang

thùng bia trong.
Vỏ và két được thu hồi về sẽ được máy bốc két tách riêng ra sau đó vỏ sẽ được
máy rửa chai rửa sạch còn két sẽ được đưa sang máy rửa két. Máy rửa chai dung
sút từ 82-85
0
C để tiệt trùng sạch sau đó rửa bằng nước nóng để lam sạch sát. Khi
rửa xong vỏ sẽ được chuyể sang bàn kiểm tra , ở đây dùng sức người để khiểm tra
sau đó chuyển sang máy kiểm tra EBI nếu chai bẩn thì quay về máy rửa để làm
sạch lại còn chai hỏng mà bàn kiểm tra không phát hiện thì sẽ hủy tại chỗ. Tiếp tục
sẽ đưa sang máy chiết chai để đóng nắp và máy thanh trùng để tiệt trùng nấm men.
Sau đó đưa đến bàn soi chai và cuối cùng là đến máy dán nhãn. Máy bốc sẽ bốc
chai vào vỏ két và đưa ra thị trường.
20
Trường CĐCN Huế – Khoa Hóa-Môi Trường ” Báo cáo thực tế ”
Hình 2.8:
* Sơ đồ xử lý
nước thải nhà máy bia.
Hình 2.8: Sơ đồ xử lý nước thải nhà máy bia
21
Điều chỉnh
pH
Nước thải đầu ra Bể lắng 2 Bể hiếu khí Bể UASB
Bể điều hòa
Bể lắngBể lọcMáy lọc rác tự độngSong chắn rác
Khí nén
Bùn hồi lưu
Nước thải
Khí biogas
Bùn thải
Bùn dư

Trường CĐCN Huế – Khoa Hóa-Môi Trường ” Báo cáo thực tế ”
- Thuyết minh sơ đồ:
-Toàn bộ nước thải của nhà máy được phân theo 2 đường ống:
+đường ống nước thải chính qua bể lắng sơ bộ rồi vào bể tập trung nước .
+đường ông vi sinh nhà máy chiết có sử dụng xúc để điều chỉnh độ pH cho môi
trường nước thải .
-song chắn rác giúp ngăn chặn các vật cứng, vật nổi đi vào máy bơm,vào các bể sử
lí công đoạn sau.
-Nước sau qúa trình vận hành lẫn các chất thải rắn sẽ chảy qua bể bọc cơ học, bể
lọc cơ học có lưới lọc để lọc toàn bộ cặn bã trước khi qua bể lắng trong đó có sử
dụng hai bơm để đưa nước thải vào bể lắng. Máy lọc rác tự động khi nước được
bơm lên thì cần lọc tự quay sẽ tự lọc cặn bã.
-Bể điều hòa có 2 máy khuấy để trộn đều lại hóa chất khi châm nước vào.
-Buồng thu khí metan tự động từ bể UASB ,những khí này được thu hồi lại trong
các ống, khi đủ áp suất role tự động mở và bật lửa để đôt cháy. Việc đốt khí metan
tao CO
2
giảm được ô nhiễm môi trường.
-Bể UASB xảy ra quá trình phân hủy cac chất hữu cơ hòa tan và dạng keo trong
nước thải với sự tham gia của các vi sinh vật yếm khí. VSV yếm khí sẽ hấp thụ các
chất hữu cơ hòa tan có trong nước thải, phân hủy và chuyển hóa chúng thành
khí(CH
4
và CO
2
) bọt khí sinh ra bám vào hạt bùn cặn, nổi lên trên làm xáo trộn và
gây ra dòng tuần hoàn trong lớp cặn lơ lửng.
-Trong bể hiếu khí có các ống bơm oxy sục từ trên xuống lượng bùn một phần
được hồi lưu phần bùn dư được chuyển qua máy ép bùn.
-Xử lí chất thải rắn:

+ Bã bia sử dụng làm thức ăn gia súc.
+ Két bia không sử dụng được thu mua và tái chế.
+ Chai bia không đảm bảo chất lượng được tái chế lại.
+ rác được thu gom lại.
III. NHÀ MÁY XI MĂNG LUKS
22
Trường CĐCN Huế – Khoa Hóa-Môi Trường ” Báo cáo thực tế ”
Hình 3.1: Nhà máy xi măng Lusk
1. Gi ới thiệu về nhà máy
Tổng diện tích của công ty là 300.000m2 và được xây dựng năm 1995 và đi vào
hoạt động năm 1997 với công suất 700.000 tấn/năm qua 2 dây chuyền A và B.đến
năm 2005 thì xây dựng dây chuyền C,đến năm 2008 xây dựng dây chuyền D với
công suất 1 triệu tấn/năm. Dây chuyền D có công suất lớn nhất,hiện đại nhất,tiết
kiệm năng lượng,năng suất sản phẩm cao.
Công ty chuyên sản xuất sản phẩm xi măng mác cao (PCB30, PCB40, PC40)
mang nhãn hiệu “Kim Đỉnh” và các loại xi măng có yêu cầu đặc biệt như xi măng
bền sun phát PCSR40, xi măng ít tỏa nhiệt PCLH40, xi măng giếng dầu và xi măng
Poocland Type II, Type V dùng cho các công trình nhiệt điện.
Những năm đầu đi vào hoạt động, Công ty cũng gặp phải không ít khó khăn
trong việc đầu tư dây chuyền sản xuất và tìm chỗ đứng cho sản phẩm trên thị
trường. Song nhờ biết tận dụng những lợi thế sẵn có và được sự hỗ trợ về vốn
của Chi nhánh Thừa Thiên Huế, Công ty đã có đủ điều kiện để đầu tư dây chuyền
sản xuất xi măng, mua nguyên vật liệu và thiết bị phục vụ cho sản xuất.
23
Trường CĐCN Huế – Khoa Hóa-Môi Trường ” Báo cáo thực tế ”
2. Nội dung
2.1. sơ đồ dây chuyền.
Hình 3.2: Sơ đồ quá trình sản xuất xi măng
2.2. Quy trình sản xuất xi măng.
24

Trường CĐCN Huế – Khoa Hóa-Môi Trường ” Báo cáo thực tế ”
Hình 3.3: Lò nung
Nguyên liệu ban đầu bao gồm đá vôi,đất sét và quặng sắt được khai thác từ mỏ về
và được vận chuyển về nhà máy. Sau đó đập nhỏ và dự trữ trong các silô chứa.
Thời gian dự trữ phụ thuộc vào thời tiết, nếu trời nắng thì thời gian dự trữ sẽ nhanh
hơn vì các nguyên liệu đã khô sẳn trước khi đưa về nhà máy,còn nếu trời mưa thì
cần thời gian gần 1 tuần để nguyên liệu có thời gian khô.khi nguyên liệu đã đạt
được yêu cầu thì sẽ cho vào máy nghiền. Nghiền 3 hỗn hợp đạt đến độ mịn 14% và
cho các nhiên liệu đồng nhất với nhau,sau khi nghiền xong sẽ được tồn trữ trong
các silô chứa. Sau đó sẽ cho nguyên liệu vào lò nung để đồng nhất nguyên liệu
thêm một lần nữa(lò nung dài 60m;rộng 4,2m) .Khi nung tạo thành các slanken có
kích thước mỗi viên 10-30mm sẽ đưa vào quạt làm mát( ở công đoạn này nhiệt độ
càng thấp thì càng tốt khoảng 200-300
0
C vì slaken mới ra lò nung sẽ rất nóng mà
các băng tải lại làm bằng cao su nên nếu nhiệt độ nóng quá sẽ lam nóng chảy cao
su) sau đó nguyên liệu sẽ được đưa vào các silô chứa slaken và được trộn thêm các
phụ gia như đá vôi, sialic, thạch cao. Tiếp đến là công đoạn nghiền xi măng sau đó
đưa vào các silô chứa các xi măng để tạo thành các loại xi măng khác như PC40 và
PCB40.
Một số hình ảnh khác:
25

×