Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC VÀO GIẢNG DẠY “CHI TIẾT NGHỆ THUẬT ĐẶC SẮC TRONG TRUYỆN NGẮN HAI ĐỨA TRẺ (THẠCH LAM) VÀ CHÍ PHÈO ( NAM CAO)”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (206.55 KB, 17 trang )

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ
VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC VÀO
GIẢNG DẠY “CHI TIẾT NGHỆ THUẬT ĐẶC SẮC TRONG
TRUYỆN NGẮN HAI ĐỨA TRẺ (THẠCH LAM) VÀ CHÍ
PHÈO ( NAM CAO)”
Người thực hiện: ....
Đơn vị: ..
A. PHẦN MỞ ĐẦU:
I. Cơ sở lí luận.
Đổi mới phương pháp dạy học đang thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo
dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học, nghĩa là từ chỗ quan tâm
đến việc HS học được cái gì đến chỗ quan tâm HS vận dụng được cái gì qua việc học.
Để đảm bảo được điều đó, phải thực hiện chuyển từ phương pháp dạy học theo lối
“truyền thụ một chiều” sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ
năng, hình thành năng lực và phẩm chất. Tăng cường việc học tập trong nhóm, đổi
mới quan hệ giáo viên – học sinh theo hướng cộng tác có ý nghĩa quan trọng nhằm
phát triển năng lực xã hội.
Phương pháp dạy học tích cực ( PPDH tích cực ) là một thuật ngữ rút gọn , được
dùng ở nhiều nước để chỉ những phương pháp giáo dục , dạy học theo hướng phát huy
tính tích cực , chủ động , sáng tạo của người học.Việc đổi mới giáo dục Trung học dựa
trên những đường lối, quan điểm chỉ đạo giáo dục của nhà nước, đó là những định
hướng quan trọng về chính sách và quan điểm trong việc phát triển và đổi mới giáo
dục Trung học. Việc đổi mới phương pháp dạy học cần phù hợp với những định
hướng đổi mới chung của chương trình giáo dục trung học.
Đối với bộ môn Ngữ văn ở trường phổ thông, việc đổi mới phương pháp giảng
dạy giúp học sinh chủ động tiếp cận tác phẩm văn học; rèn luyện kĩ năng; hình thành
năng lực và phẩm chất cần thiết. Chuyên đề “ Vận dụng phương pháp thảo luận nhóm
vào giảng dạy chi tiết nghệ thuật đặc sắc trong truyện ngắn Hai đứa trẻ ( Thạch Lam)
và Chí Phèo ( Nam Cao) thực hiện theo định hướng đổi mới phương pháp dạy học
mong muốn giúp học sinh khai thác sâu hơn về các tác phẩm trên cơ sở kiến thức cơ
bản mà các em đã học trên lớp.


II. Cơ sở thực tiễn.
Chi tiết nghệ thuật là một trong những yếu tố quan trọng bậc nhất trong tác phẩm
tự sự, có sức nặng như những “nhãn tự” trong một bài thơ tứ tuyệt. Tuy nhiên, trước
đây, khi đọc hiểu các văn bản truyện ngắn, chúng ta chỉ tìm hiểu về tình huống truyện,
hình tượng nhân vật mà chưa chú ý đúng mức đến chi tiết nghệ thuật. Vì vậy, bài
giảng nhiều khi rơi vào khô khan, thiếu hấp dẫn.
Qua thực tế giảng dạy môn Ngữ văn ở trường THPT, chúng tôi thấy một nhược
điểm phổ biến là nhiều bài viết của học sinh thường khá hời hợt, cảm nhận chung
chung, xa rời văn bản và ít đi sâu phân tích những chi tiết cụ thể, đặc sắc của tác
phẩm.
Như vậy, khi không chú ý khai thác ý nghĩa của chi tiết nghệ thuật trong tác phẩm
tự sự, cả bài giảng của giáo viên và bài luận của học sinh đều không đạt hiệu quả cao.
1


Việc vận dụng phương pháp dạy học tích cực trong thực hiện giảng dạy giúp học
sinh chủ động tìm tịi, khám phá và thể hiện những quan điểm cá nhân của mình, từ đó
tìm hiểu sâu về các chi tiết nghệ thuật của tác phẩm.
III. Tính ứng dụng của chuyên đề.
Là một giáo viên dạy văn cấp THPT nhiều năm qua, tôi thiết nghĩ chuyên đề này
sẽ giúp học sinh tìm được một con đường đi hiệu quả, để chủ động khám phá thế giới
nghệ thuật phong phú trong những truyện ngắn đặc sắc của các nhà văn lớn. Đồng
thời, đây cũng là cơ hội để người thực hiện chuyên đề được trao đổi với đồng nghiệp
về một vấn đề đổi mới phương pháp dạy học cũng như tìm hiểu tác phẩm theo đặc
trưng thể loại.
IV. Đối tượng: Học sinh lớp 11.
V. Phạm vi thực hiện.
Qua 2 truyện ngắn học trong sách giáo khoa Ngữ văn 11: “ Hai đứa trẻ” của
Thạch Lam, “ Chí Phèo” của Nam Cao.
VI. Phương pháp thực hiện.

- Hoạt động nhóm; Thuyết trình; Vấn đáp; đặt và giải quyết vấn đề; kết hợp với kĩ
thuật động não.
VII. Kế hoạch thực hiện.
- Tiết 1: Gặp gỡ và giao nhiệm vụ cụ thể cho HS.
- Tiết 2: Tìm hiểu kiến thức lí luận về chi tiết nghệ thuật và vai trò của chi tiết nghệ
thuật trong truyện ngắn..
- Tiết 3: Thực hành tìm hiểu chi tiết đồn tàu và chi tiết bát cháo hành.
- Tiết 4: Luyện tập một số dạng đề; tổng kết chuyên đề.
B. PHẦN NỘI DUNG:
I. Chi tiết nghệ thuật và chi tiết nghệ thuật trong truyện ngắn.
1. Khái niệm chi tiết nghệ thuật.
Theo định nghĩa của nhóm tác giả Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (Từ
điển thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 1997) , chi tiết nghệ thuật là:
“Các tiểu tiết của tác phẩm mang sức chứa lớn về cảm xúc và tư tưởng”.
Chi tiết nghệ thuật được biểu hiện phong phú, có thể là một nét chân dung nhân
vật, một hành vi lời nói, một biểu hiện cử chỉ, phản ứng nội tâm, một nét phong cảnh,
môi trường, một biểu hiện sinh hoạt, một khâu quan hệ nào đó trong đời sống của
nhân vật...
Tác phẩm văn học là một chỉnh thể nghệ thuật, là sự thống nhất hữu cơ từng yếu tố
bộ phận trong tác phẩm, vì thế ở đây chi tiết đóng vai trò quan trọng. Chi tiết nghệ
thuật được xem như linh hồn của một văn bản nghệ thuật. Mỗi chi tiết đặc sắc góp
phần làm nên nét độc đáo trong nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật của tác
phẩm.
2. Khai thác chi tiết nghệ thuật trong truyện ngắn.
2.1. Khái niệm truyện ngắn.
Truyện ngắn là tác phẩm tự sự cỡ nhỏ. Đặc điểm của truyện ngắn phải ngắn gọn,
cô đúc, kiệm lời, dung lượng nhỏ nhưng sức chứa lớn “lõi phải dầy, vỏ phải mỏng”
(Nguyễn Khải); cái hay của truyện ngắn là sự vừa vặn, nghĩa là biết bắt đầu truyện
vào chỗ nào, kịp thời chấm hết ở chỗ nào (Nguyễn Minh Châu); Pautốpxki nói: “Tơi
nghĩ rằng truyện ngắn là một truyện ngắn gọn, trong đó cái khơng bình thường hiện

2


ra như một cái gì bình thường và một cái gì bình thường hiện ra như cái khơng bình
thường”.
Giá trị của truyện ngắn phụ thuộc vào các chi tiết nghệ thuật “Yếu tố có ý nghĩa
quan trọng nhất bậc nhất của truyện ngắn là chi tiết có dung lượng lớn...tạo cho tác
phẩm những chiều sâu chưa nói hết|” (Lí luận văn học- NXB Giáo dục 1997, tr 398).
“toàn truyện phải là cái vịng khép kín, khơng dài q, khơng ngắn q, khơng xơ
đẩy xộc xệch, thậm chí khơng thừa một chi tiết nào. Khi đã đi vào truyện(...) chi tiết
này phải soi dọi cho chi tiết khác” (Ma Văn Kháng) .
Tuy nhiên, trong một truyện ngắn, không phải chi tiết nào cũng “mang nhiều ẩn
ý”. Vì vậy địi hỏi chúng ta phải lựa chọn được những chi tiết đắt giá, phân tích làm
sáng tỏ ý nghĩa của nó trong việc thể hiện hình tượng, chủ đề tác phẩm và tư tưởng
của tác giả.
2.2. Tầm quan trọng của chi tiết nghệ thuật trong truyện ngắn.
Bàn về tương quan giữa chi tiết và tổng thể, có ý kiến cho rằng: “Đơi khi chỉ vì
một đơi mắt mà người ta phải cưới ngun một người đàn bà”. Câu nói đó khẳng định
một thực tế: Đơi khi, chi tiết có thể đánh gục được cả tổng thể, thậm chí nó thay thế,
lấn át tổng thể.
Trong truyện,chi tiết giữ vai trò rất quan trọng:
+ Giúp cốt truyện được triển khai và phát triển đầy đặn.
+ Góp phần khắc hoạ tính cách, tâm trạng, hình dáng, số phận của nhân vật .
+ Là yếu tố quan trọng tạo nên tình huống truyện.
+ Tạo sự lơi cuốn, hấp dẫn.
+ Thể hiện chủ đề của tác phẩm, tư tưởng nghệ thuật của tác giả.
Như vậy, thiếu chi tiết là thiếu sự đặc tả, thiếu tính cụ thể, truyện sẽ trở nên nhạt
nhẽo, hời hợt, thiếu sức hấp dẫn. Tuy nhiên, nếu ơm đồm nhiều chi tiết thì rối rắm,
rườm rà, giảm giá trị thẩm mỹ của tác phẩm. Chi tiết nghệ thuật trong tác phẩm tự sự
quan trọng đến mức tác giả của Rừng xà nu đã không ngần ngại khi nhấn

mạnh: “Truyện ngắn có thể có cốt truyện, thậm chí cốt truyện ly kỳ, gay cấn, kể được.
Truyện ngắn cũng có thể chẳng có cốt truyện gì cả, không kể được nhưng truyện ngắn
không thể nghèo chi tiết. Nó sẽ như nước lã.”
Tóm lại, truyện ngắn cần phải xây cất từ chi tiết. Theo quy luật điển hình hóa của
văn học, qua một giọt sương để thấy cả bầu trời. Nghệ sĩ lớn là người có khả năng
chưng cất cả đại dương vào trong một giọt nước, cả vũ trụ vào trong một giọt sương.
Tầm cỡ nhà văn là viết về những cái không đâu, vặt vãnh nhưng khơi gợi được những
vấn đề lớn, liên quan đến số phận con người, nhân loại.
II. Một số chi tiết nghệ thuật đặc sắc qua các truyện ngắn hiện đại trong chương
trình THPT: Hai đứa trẻ ( Thạch Lam ); Chí Phèo ( Nam Cao ).
1. Chi tiết đồn tàu trong tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam.
 Giới thiệu Thạch Lam và truyện ngắn Hai đứa trẻ; chi tiết đoàn tàu.
Thạch Lam ( 1910 – 1942 ) là người đơn hậu và rất đỗi tinh tế. Ơng có quan niệm
văn chương lành mạnh, tiến bộ và có biệt tài về truyện ngắn. Ơng thường viết những
truyện khơng có chuyện, chủ yếu khai thác thế giới nội tâm của nhân vật với những
xúc cảm mong manh, mơ hồ trong cuộc sống hàng ngày. Mỗi truyện của Thạch Lam
như một bài thơ trữ tình.Một trong những tác phẩm thể hiện sức hấp dẫn trong lối viết
văn ấy của Thạch Lam là truyện ngắn Hai đứa trẻ. Sự xuất hiện của hình ảnh đồn tàu
3


ở cuối tác phẩm được coi là một chi tiết giàu ý nghĩa, góp phần làm nên thành cơng
của truyện ngắn này.
 Triển khai vấn đề:
Đoàn tàu được Thạch Lam miêu tả từ khi chưa đến; tàu rầm rộ đi tới; tàu đi.
 Khi tàu chưa đến:
- Phố huyện chìm trong đêm tối, tĩnh mịch “
- Với hai chị em Liên thì sự mong mỏi ấy rõ ràng, cụ thể hơn.
“ - An đã nằm xuống gối đầu lên đùi chị, mi mắt sắp sửa rơi xuống, còn dặn với:
- Tàu đến chị đánh thức em dậy nhé”

-> tha thiết, khắc khoải mong chờ.
 Khi tàu đến:
- Âm thanh: dồn dập, ồn ào, rầm rộ.
- Ánh sáng: Khói bừng sáng, đèn sáng trưng chiếu sáng xuống mặt đường.
-> Phố huyện huyên náo; rực rỡ .
- Chị em Liên chăm chú quan sát và lắng nghe từng âm thanh, ánh sáng của đoàn tàu.
-> háo hức, say mê.
 Đoàn tàu đi:
- Phố huyện trở lại tĩnh mịch, đầy bóng tối “ Đêm tối bao bọc chung quanh…ngoài
kia đồng ruộng mênh mang và yên lặng. Tiếng vang động nhỏ dần rồi tắt hẳn.”
- Hai chị em nhìn theo “chỉ cịn cái chấm nhỏ của chiếc đèn xanh treo trên toa sau
cùng, xa xa mãi rồi khuất sau rặng tre”.
-> Nuối tiếc, bâng khng.
 Ý nghĩa chi tiết:
+ Đồn tàu là hình ảnh biểu trưng cho quá khứ. Gợi miền kí ức đẹp đẽ của tuổi thơ
gắn với Hà Nội – nhiều đèn, rực rỡ, huyên náo. Đánh thức ước mơ được quay trở về
quá khứ, được sống những ngày tháng hạnh phúc của chị em Liên.
+ Đoàn tàu là một thế giới khác hẳn - rực rỡ ánh sáng, ngập tràn âm thanh, chứa đựng
bao điều mới mẻ, thú vị. giúp những người dân nơi phố huyện nhận ra cịn có một
cuộc sống đáng sống hơn nơi phố huyện nghèo – cái ao đời phẳng lặng kia.
+ Khơi dậy khát vọng và ước mơ của chị em Liên, của những người dân phố huyện về
một sự đổi thay, tương lai tươi sáng.
+ Đoàn tàu vụt đến, vụt đi càng khắc sâu nỗi khổ, sự tối tăm của con người và cuộc
sống nơi phố huyện.
=> Tư tưởng của nhà văn: Niềm xót thương vô hạn đối với những kiếp người tàn
lụi, vô vọng và bế tắc; lay tỉnh trong họ một khát vọng sống, khát vọng đổi thay; niềm
tin và sự trân trọng vào ước mơ, khát vọng sống của người lao động nghèo => Giá trị
nhân đạo sâu sắc.
2. Chi tiết bát cháo hành trong tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao
 Giới thiệu Nam Cao và truyện ngắn Chí Phèo; chi tiết bát cháo hành.

Nam Cao là nhà văn hiện thực lớn, một nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn. Sáng tác của
ông đã vượt qua những thử thách khắc nghiệt của thời gian, càng thử thách lại càng
ngời sáng. Một trong những sáng tác của ông đã để lại dấu ấn sâu sắc trong lịng
người đọc là truyện ngắn Chí Phèo. Và một điều khơng thể khơng kể đến đó là bởi
Nam Cao đã xây dựng thành công những chi tiết nghệ thuật độc đáo trong đó chi tiết
“bát cháo hành của Thị Nở”là một chi tiết nghệ thuật đặc sắc.
4


 Triển khai vấn đề:
. Sự xuất hiện
+ Bát cháo hành xuất hiện ở gần cuối thiên truyện.
+ Sau cuộc gặp gỡ giữa Chí Phèo với Thị Nở. Sau khi chứng kiến Chí ói mửa một
trận, Thị động lịng thương và nấu cháo hành mang sang cho Chí.
Bát cháo hành trong suy nghĩ của Thị Nở:
+ Thị nghĩ "thổ trận ấy thật là phải biết. Cứ gọi là hôm nay nhọc nhừ". Và thị thấy
phải cho hắn ăn một tí gì mới được, "Đang ốm thế thì chỉ ăn cháo hành. …". Thế là
vừa sáng thị đã chạy đi tìm gạo để nấu cháo cho Chí.
+ Thị lo cho Chí, lo của người làm ơn và cũng là của người chịu ơn. Thị nghĩ: "mình
bỏ hắn lúc này cũng bạc. Dẫu sao cũng đã ăn nằm với nhau như "vợ chồng".
+ Thị cịn thấy thương Chí: "cái thằng liều lĩnh ấy kể ra thì đáng thương, cịn gì đáng
thương bằng đau ốm mà nằm cịng queo một mình".
+ Thị thấy có tình u với Chí: "Thị thấy như u hắn: đó là cái lịng u của một
người làm ơn. Nhưng cũng có cả lịng u của một người chịu ơn".
-> những rung cảm, những tình cảm tha thiết của một người đàn bà, nhất là một người
đàn bà đang yêu và muốn chăm sóc cho người u của mình. Thị khao khát hạnh
phúc, tình yêu như mọi người, dù chỉ là làm vợ của thằng... Chí Phèo.
=> Khơng chỉ là trách nhiệm mà cịn là cả một tấm lịng, tình u, tình người ấm nóng
duy nhất cịn sót lại nơi làng Vũ Đại.
Những thay đổi của Chí Phèo:

- Tình cảm: "Thằng này rất ngạc nhiên. Hết ngạc nhiên thì hắn thấy mắt hình như
ươn ướt. Bởi vì lần này là lần thứ nhất hắn được một người đàn bà cho. Xưa nay, nào
hắn có thấy ai tự nhiên cho cái gì...". "Hắn thấy vừa vui, vừa buồn. Và một cái gì nữa
giống như là ăn năn".
-> Chí đi từ ngạc nhiên đến xúc động nghẹn ngào. Hắn nghe rõ lòng mình, vui buỗn
lẫn lộn, cảm giác ăn năn -> Chí Phèo tỉnh - tỉnh rượu, tỉnh ngộ.
- Nhận thức:
+ Chí cảm nhận được tất cả vị thơm ngon của nồi cháo hành: "Trời ơi cháo mới thơm
sao! Chỉ khói xơng lên mũi cũng đủ làm người nhẹ nhõm. Hắn húp một húp và nhận
ra rằng: Những người suốt đời không ăn cháo hành không biết rằng cháo hành rất
ngon...".
+ Ý thức về hiện tại bi đát, xót xa."tại sao mãi đến tận bây giờ hắn mới nếm vị mùi
cháo?", "có ai nấu cho mà ăn đâu? Mà còn ai nấu cho mà ăn nữa! Đời hắn chưa bao
giờ được săn sóc bởi một bàn tay "đàn bà".
+ Nhớ về quá khứ tủi nhục – "con quỷ cái" cứ hay gọi hắn đấm lưng, bóp chân "mà
lại cứ bắt bóp lên trên, trên nữa". Hắn thấy nhục chứ sung sướng gì. "Hai mươi tuổi
người ta không là đá, nhưng cũng không hồn tồn là xác thịt. Người ta khơng thích
những cái người ta khinh ...".
+ Ước mơ về tương lai mơ hồ:
=> chân dung con người đầy đủ, vẹn tồn có cả quá khứ, hiện tại, có những suy nghĩ
sâu xa, những tâm trạng phong phú, ý thức sâu sắc về bản thân.
- Khát vọng:
+ Thèm lương thiện, thèm trở về cuộc sống ngày trước, hi vọng hồn lương “Thị Nở
có thể làm hịa với hắn thì mọi người cũng có thể làm hòa với hắn.”
5


+ Khát khao lương thiện bùng dậy mãnh liệt đã khiến Chí dồn hết hi vọng vào Thị Nở
- về cây cầu đưa hắn về với cuộc đời lương thiện.
+ Khao khát mái ấm, hạnh phúc gia đình “ Hay là mình sang đây ở với tớ một nhà cho

vui.”
 Bát cháo hành đã hoàn thành thiên chức gọi chất người, khơi hòn than đỏ vùi trong
lớp tro tàn đang âm ỉ, thổi bùng khát vọng lương thiện của Chí.
- Bi kịch:
+ Thị đã từ chối Chí – dập tắt hi vọng hồn lương.
+ Chí tuyệt vọng, hắn uống rượu nhưng càng uống càng tỉnh và thoang thoảng cứ thấy
“hơi cháo hành”.
+ Hiểu ra, thấm thía bi kịch nhân sinh cuộc đời. -> cầm dao đến nhà Bá Kiến, đâm Bá
Kiến và tự sát.
 Bát cháo hành đã định hướng hành động của Chí. Chí chết để được làm người.
Ý nghĩa chi tiết bát cháo hành
+ Thể hiện tình yêu, tình người của Thị Nở.
+ Là hương vị của hạnh phúc, tình u muộn màng mà Chí Phèo được hưởng.
+ Đánh thức khát vọng hoàn lương, khao khát hạnh phúc trong “con quỷ dữ làng
Vũ Đại”.
+ Tư tưởng của Nam Cao: Xót xa trước tình trạng bị tha hố, bi kịch khơng được
làm người của Chí; niềm tin vào sức mạnh cảm hóa con người bằng tình người.
 Giá trị nhân đạo mới mẻ, sâu sắc.
2. Giá trị nghệ thuật và nội dung của hai chi tiết “đoàn tàu” và “bát cháo
hành”.
- Nghệ thuật:
+ Thúc đẩy cốt truyện phát triển
+ Góp phần khắc họa nhân vật
+ Tạo tình huống truyện
+ Tạo sự lôi cuốn, hấp dẫn
- Nội dung:
+ Thể hiện chủ đề tác phẩm.
+ Gửi gắm tư tưởng của nhà văn
III.
MỘT SỐ DẠNG ĐỀ VỀ CHI TIẾT TRONG TRUYỆN NGẮN.

1.
Phân tích (cảm nhận) ý nghĩa của một chi tiết.
Thơng thường, với kiểu bài này người ra đề sẽ chọn những chi tiết đặc sắc, có ý nghĩa
quan trọng làm sáng tỏ chân dung nhân vật và tư tưởng chủ đề của tác phẩm. Yêu cầu
học sinh phải nắm vững tác phẩm, tái hiện lại được chính xác chi tiết và thể hiện được
khả năng phân tích, cảm nhận tinh tế, sắc sảo của mình.
1.1. Một số đề bài
Đề 1: Cảm nhận chi tiết ngọn đèn con của chị Tí trong truyện ngắn “Hai đứa trẻ”
( Thạch Lam ).
Đề 2. Phân tích chi tiết bóng tối và ánh sáng trong truyện ngắn “Hai đứa trẻ” ( Thạch
Lam)
Đề 3. Phân tích chi tiết đoàn tàu trong truyện ngắn “Hai đứa trẻ”( Thạch Lam)
6


Đề 4. Cảm nhận chi tiết tiếng chửi của Chí Phèo trong truyện ngắn Chí Phèo ( Nam
Cao)
Đề 5. Phân tích chi tiết giọt nước mắt của Chí Phèo trong truyện ngắn Chí Phèo ( Nam
Cao).
Đề 6. Phân tích chi tiết bát cháo hành trong truyện ngắn Chí Phèo ( nam Cao).
1.2. Cách thức thực hiện.
Mở bài:
– Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm và chi tiết cần phân tích.
Thân bài:
– Bước 1: Khái niệm: chi tiết nghệ thuật.
– Bước 2: Tái hiện lại chi tiết đó xuất hiện như thế nào trong tác phẩm (Yêu cầu phải
dẫn được chính xác nguyên văn của tác giả).
– Bước 3: Phân tích ý nghĩa của chi tiết trong mối quan hệ với:
+ Các phương diện nghệ thuật khác của tác phẩm (cốt truyện, tình huống, nhân vật,
kết cấu…).

+ Tư tưởng chủ đề của tác phẩm.
Kết bài:
– Đánh giá về tài và tâm của tác giả.
2.Kiểu bài so sánh hai chi tiết trong hai tác phẩm.
Kiểu bài so sánh chi tiết trong hai tác phẩm tự sự, khơng chỉ địi hỏi ở học sinh kĩ
năng phân tích, cảm nhận, mà cịn khơi dậy ở các em khả năng tinh nhạy trong phát
hiện vấn đề, kỹ năng tư duy so sánh, đối chiếu để chỉ ra sự tương đồng và khác biệt
giữa hai chi tiết. Từ đó, người viết làm sáng tỏ được vẻ đẹp riêng của từng chi tiết, sự
sáng tạo độc đáo của mỗi nhà văn. Hơn nữa, học sinh còn phải thể hiện được khả năng
cắt nghĩa, lý giải tại sao lại có sự tương đồng và khác biệt này thông qua việc vận
dụng các kiến thức về bối cảnh xã hội, văn hóa mà từng đối tượng tồn tại; phong cách
nhà văn; đặc trưng thi pháp của thời kì văn học…
2.1. Một số đề bài
Đề 1: Cảm nhận của anh/chị về chi tiết “bát cháo hành ” mà thị Nở mang cho Chí
Phèo (Chí Phèo – Nam Cao) và chi tiết “ấm nước đầy và nước hãy còn ấm” mà nhân
vật Từ dành sẵn cho Hộ (Đời Thừa – Nam Cao) (Đề khối D 2010)
Đề 2. So sánh chi tiết ánh sáng và bóng tối trong hai tác phẩm “Hai đứa trẻ” ( Thạch
Lam) và “Chữ người tử tù” ( Nguyễn Tuân)
Đề 3. So sánh chi tiết giọt nước mắt của Chí Phèo (Chí Phèo – Nam Cao) và của Hộ
(Đời Thừa – Nam Cao).
2.2. Cách thức thực hiện
Cách làm thứ nhất
Hướng dẫn học sinh tiến hành so sánh theo lối cuốn chiếu, lần lượt trình bày xong chi
tiết thứ nhất, chuyển sang trình bày chi tiết thứ hai, sau đó rút ra sự giống và khác
nhau, lý giải nguyên nhân của sự tương đồng và khác biệt đó. Cách làm này dễ thực
hiện nhưng khó hay, dễ bị trùng lặp ý.
Mở bài
– Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm và hai chi tiết cần so sánh.
Thân bài
– Bước 1: Phân tích chi tiết thứ nhất (sự xuất hiện, ý nghĩa)

– Bước 2: Phân tích chi tiết thứ hai (sự xuất hiện, ý nghĩa)
7


– Bước 3: So sánh: nét tương đồng và khác biệt giữa hai chi tiết trên cả hai bình diện
nội dung và hình thức nghệ thuật.
– Bước 4: Lý giải sự khác biệt trên cơ sở hiểu biết về bối cảnh văn hóa xã hội, phong
cách nhà văn; đặc trưng của quá trình sáng tạo, đặc trưng thi pháp của thời kì văn
học…
Kết bài
– Đánh giá khái quát về đặc sắc riêng của hai chi tiết và sự sáng tạo của nhà văn.
Cách làm thứ hai.
Học sinh tiến hành so sánh hai chi tiết trên hai phương diện cơ bản: giống và
khác nhau. Trên mỗi phương diện này, người viết tìm ra các tiêu chí để so sánh. Cách
làm này khó hơn nhưng hay hơn, địi hỏi học sinh khơng chỉ nắm chắc được chi tiết,
cảm thụ được sâu sắc ý nghĩa của chúng, mà cịn phải có sự tinh tế, sắc sảo để xác
định được các tiêu chí so sánh phù hợp với từng đối tượng so sánh.
Mở bài:
– Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm và hai chi tiết cần so sánh.
Thân bài:
– Bước 1: Phân tích sự giống nhau của hai chi tiết
– Bước 2: Chỉ ra sự khác nhau của hai chi tiết
– Bước 3: Lý giải sự khác biệt trên cơ sở hiểu biết về bối cảnh văn hóa xã hội, phong
cách nhà văn; đặc trưng của quá trình sáng tạo, đặc trưng thi pháp của thời kì văn
học…
Kết bài:
– Đánh giá khái quát về đặc sắc riêng của hai chi tiết và sự sáng tạo của nhà văn.
3.
Dạng đề lý luận
Để làm tốt kiểu bài này, yêu cầu học sinh phải nắm vững kiến thức về tác phẩm, có kĩ

năng phân tích, bình giá tốt. Ngồi ra, các em phải được trang bị đầy đủ kiến thức lý
luận về đặc trưng của thể loại truyện ngắn, đặc biệt là chi tiết nghệ thuật. Kiểu đề này
sẽ rèn luyện cho các em khả năng phân tích định hướng, phân tích chi tiết nghệ thuật
để làm sáng tỏ một vấn đề lý luận. Mặt khác, dạng bài này còn kiểm tra sự tinh nhạy
của học sinh trong khâu chọn dẫn chứng. Các em phải chọn được những dẫn chứng
đặc sắc, đích đáng để soi tỏ được nhận định của đề bài.
3.1. Một số đề bài
Đề 1. Macxim Gorki: “Chi tiết nhỏ làm nên nhà văn lớn”. Suy nghĩ của anh (chị) về ý
kiến trên.
Đề 2. Bàn về truyện ngắn, có người cho rằng: “Yếu tố quan trọng bậc nhất của truyện
ngắn là những chi tiết cô đúc và lối hành văn mang nhiều ẩn ý, tạo cho tác phẩm
những chiều sâu chưa nói hết” (Từ điển thuật ngữ văn học của nhóm tác giả Lê Bá
Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, 1997, tr 315)
Anh (chị) hiểu thế nào về ý kiến trên và hãy chứng minh qua truyện ngắn Hai
đứa trẻ
( Thạch Lam ) và Chí Phèo ( Nam Cao ).
Đề 3. Anh ( chị ) hãy làm sáng tỏ nhận định “ Chi tiết làm nên hạt bụi vàng của tác
phẩm”.
3.2. Cách thức thực hiện
Mở bài
8


– Giới thiệu vấn đề cần nghị luận, dẫn dắt vào nhận định (trích nguyên văn).
Thân bài
– Bước 1: Giải thích nhận định: Vận dụng kiến thức lý luận về đặc trưng truyện ngắn,
chi tiết nghệ thuật…. để giải thích; nêu lên vấn đề cần nghị luận.
– Bước 2: Chứng minh: Chọn những dẫn chứng tiêu biểu, đặc sắc trong các tác phẩm
xuất sắc của các tác giả lớn để làm sáng tỏ vấn đề.
– Bước 3: Bình luận:

+ Khẳng định lại vấn đề cần nghị luận.
+ Đưa ra phản đề (nếu có).
+ Mở rộng, nâng cao vấn đề.
Kết bài:
– Đánh giá khái quát vấn đề nghị luận..
C.
PHẦN KẾT LUẬN:
“ Chi tiết nghệ thuật như một giọt nước mà qua đó ta thấy cả đại dương”. Những cây
bút truyện ngắn bậc thầy như Lỗ Tấn, T. Sêkhốp, Môpatxăng, Heemingway, Nam
Cao…đã dồn nén tư tưởng của mình vào “ những chi tiết có dung lượng lớn…tạo cho
tác phẩm chiều sâu chưa nói hết”. Đó chính là sức hút diệu kì, dẫn người đọc nhập vào
những cuộc hành trình say mê kiếm tìm cái đẹp của nghệ thuật ngơn từ.
Hướng dẫn học sinh khai thác chi tiết trong tác phẩm tự sự nói chung, truyện ngắn
nói riêng sẽ tạo cho học sinh hứng thú, giúp các em có khả năng cảm thụ tinh tế, sâu
sắc, những bài viết cũng trở nên giàu cảm xúc, có chiều sâu.
Đây cũng chính là cách tiếp cận tác phẩm theo đặc trưng thể loại mà việc đổi mới
phương pháp giáo dục đối với bộ môn Ngữ Văn đang đặt ra.
Tìm hiểu chi tiết nghệ thuật trong truyện ngắn khơng phải là một vấn đề mới.
Những gì chúng tơi trình bày ở chun đề này chỉ là ý kiến nhỏ của bản thân, chắc
chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Chúng tơi rất mong nhận được những ý kiến
đóng góp q giá của q thầy cơ và bạn bè đồng nghiệp.

CHUYÊN ĐỀ VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
TÍCH CỰC VÀO GIẢNG DẠY “CHI TIẾT NGHỆ THUẬT
ĐẶC SẮC TRONG TRUYỆN NGẮN HAI ĐỨA TRẺ
(THẠCH LAM) VÀ CHÍ PHÈO ( NAM CAO)”

A. MỤC TIÊU DẠY HỌC:
1. Kiến thức:
Giúp học sinh:

- Nhận biết khái niệm chi tiết nghệ thuật và vai trò của chi tiết trong truyện ngắn. Biểu
hiện của các chi tiết nghệ thuật trong truyện ngắn Hai đứa trẻ (Thạch Lam) và Chí Phèo
(Nam Cao).
- Hiểu và vận dụng được một số chi tiết nghệ thuật đặc sắc cụ thể và vai trị của nó trong
truyện ngắn Hai đứa trẻ (Thạch Lam) và Chí Phèo (Nam Cao).
- Thấy được tài năng của các cây bút truyện ngắn 1930 – 1945: Thạch Lam và Nam Cao.
9


2. Kỹ năng:
- Kỹ năng thu thập thông tin SGK, quan sát và trình bày một vấn đề.
- Kỹ năng ra quyết định khi vận dụng kiến thức vào thực tế.
- Kỹ năng lắng nghe và hoạt động nhóm.
- Rèn kỹ năng khai thác tranh, khai thác thông tin.
- Kỹ năng khái quát nội dung bài học bằng sơ đồ tư duy.
- Kĩ năng hợp tác và sáng tạo khi tìm hiểu kiến thức cũng như vận dụng làm bài viết.
3. Thái độ:
* Qua tiết học:
- Thơng qua việc tìm hiểu các chi tiết trong truyện Hai đứa trẻ và Chí Phèo giúp các
em sống biết u thương, giàu lịng trắc ẩn, có ước mơ, khát vọng để cuộc sống có ý
nghĩa hơn.
- Rèn ý thức, tinh thần tham gia môn học.
- Rèn luyện khả năng thưởng thức và cảm thụ văn học.
B. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
- Hoạt động nhóm; Thuyết trình; Vấn đáp; đặt và giải quyết vấn đề; kết hợp với kĩ
thuật động não.
C. CHUẨN BỊ
+ Thầy: Giáo án, bài giảng, thiết bị dạy học, tư liệu dạy học ( hình ảnh, tài liệu....)
+ Trị: Đọc tác phẩm, soạn bài, tìm hiểu các kiến thức lí luận về chi tiết, truyện
ngắn giai đoạn 1930-1945, 2 tác phẩm Hai đứa trẻ và Chí Phèo.

D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP( 45’)
1. Ổn định tổ chức lớp:
- Kiểm tra sĩ số của lớp
2. Tổ chức dạy và học bài mới:
 1. KHỞI ĐỘNG ( 5 phút)
Hoạt động của Thầy và trò
Chàng Samet sau lần gặp Xuyzan đã không đổ bụi ở
những hiệu kim hoàn đi nữa. Anh giấu giếm để chúng vào
một cái túi và mang về lều mình. Hiếm người biết rằng
trong bụi đó có chứa bột vàng. Samet quyết định sẽ sàng
bụi lấy vàng, đúc thành một thỏi nhỏ và dùng nó để đánh
một bơng hồng vàng mang lại hạnh phúc cho Xuyzan. Từ
vô số hạt bụi vàng của Samet người thợ kim hồn đã đánh
thành bơng hồng vàng. Có thể ví tác phẩm tự sự tựa
như bơng hồng vàng còn các chi tiết nghệ thuật là
những hạt bụi vàng. Một lượng bụi vàng nhất định sẽ làm
nên một bông hồng vàng. Các chi tiết kết vào nhau làm nên
một tác phẩm tự sự có giá trị.
Để hiểu sâu sắc hơn về chi tiết nghệ thuật trong truyện
ngắn, chúng ta cùng tìm hiểu một số chi tiết nghệ thuật đặc
10

Chuẩn kiến thức kĩ năng
cần đạt, năng lực cần phát
triển
- Nhận thức được nhiệm vụ
cần giải quyết của bài học.
- Tập trung cao và hợp tác tốt
để giải quyết nhiệm vụ.
- Có thái độ tích cực, hứng

thú.


sắc trong hai truyện ngắn Hai đứa trẻ
( Thạch Lam) và Chí Phèo ( Nam Cao)
GV giao nhiệm vụ:
+ Trị chơi “ Ai nhanh hơn” (CNTT)
+ Luật chơi như sau: Mỗi đội thực hiện trả lời các câu hỏi
mà giáo viên đưa ra. Nếu đội nào đúng số lượng câu hỏi
nhiều nhất sẽ nhận một phần quà.
* HS:
+ Quan sát câu hỏi và đưa ra câu trả lời.
- HS thực hiện nhiệm vụ:
- HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ:
- GV nhận xét và dẫn vào bài mới:
 2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC ( 30 phút)
Hoạt động của GV - HS

Kiến thức cần đạt

Họat động 2: ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
Gv giao nhiệm vụ
Nhóm 1,2: Tìm những chi tiết miêu tả ánh
sáng và âm thanh khi đoàn tàu đến phố
huyện. So sánh không gian phố huyện khi
tàu đến với khơng gian phố huyện trước và
sau đó. Tâm trạng hai đứa trẻ có sự thay đổi
như thế nào? Nhận xét ý nghĩa chi tiết .
Nhóm 3,4: Thị Nở có những suy nghĩ gì khi
mang cháo hành cho Chí? Những thay đổi

của Chí từ khi đón bát cháo hành của Thị
Nở? Nhận xét ý nghĩa chi tiết.

II. Một số chi tiết nghệ thuật -Năng lực
đặc sắc qua các truyện ngắn tư duy
hiện đại trong chương trình
THPT: Hai đứa trẻ ( Thạch
Lam ); Chí Phèo( Nam Cao). -Năng lực
làm chủ và
phát triển
bản thân:
-Năng lực
giải quyết
những tình
huống đặt
ra.

Hs thực hiện nhiệm vụ
- Hồn thành sản phẩm và thuyết trình.
- Gv nhận xét và chốt ý.
Nhóm 1; 2:

Khi tàu chưa đến:
- Phố huyện chìm trong đêm tối, tĩnh mịch
và những kiếp người tàn tạ, mòn mỏi.
“ - An đã nằm xuống gối đầu lên đùi
chị, mi mắt sắp sửa rơi xuống, còn dặn với:
11

Năng lực cần

hình thành

1.
Chi tiết đồn tàu
trong tác phẩm Hai đứa trẻ
của Thạch Lam.
Chi tiết miêu tả:

-Năng lực
sáng tạo
-Năng lực
cảm
thụ,
thưởng
thức
cái
đẹp
-Năng lực
hợp
tác,
trao
đổi,
thảo luận.


Tàu đến chị đánh thức em dậy nhé”

Khi tàu đến:
- Từ xa “ngọn lửa xanh biếc như trơi”,
“tiếng còi vọng lại theo ngọn gió xa xơi”.

- Đồn tàu đến gần trong âm thanh dồn dập,
ồn ào, rầm rộ, tiếng ghi rít mạnh lên. Khói
bừng sáng, đèn sáng trưng chiếu sáng xuống
mặt đường. Ánh sáng lấp lánh, rực rỡ ngập
tràn phố huyện.
- Chị em Liên chăm chú quan sát và lắng 
nghe từng âm thanh, ánh sáng của đoàn tàu.

Đoàn tàu đi:
- Đoàn tàu đi qua trong khoảnh khắc rồi dần
dần mất hút vào khoảng sâu của đêm tối.
“Đêm tối bao bọc chung quanh…ngoài kia
đồng ruộng mênh mang và yên lặng. Tiếng
vang động nhỏ dần rồi tắt hẳn.”
- Hai chị em nhìn theo “ chỉ cịn cái chấm
nhỏ của chiếc đèn xanh treo trên toa sau
cùng, xa xa mãi rồi khuất sau rặng tre”.
Chi tiết đồn tàu xuất hiện đã góp phần
soi rõ tâm trạng các nhân vật, đặc biệt là chị
em Liên. Hai chị em đã chờ tàu trong niềm
thiết tha, khắc khoải rồi đón tàu trong niềm
háo hức, say mê, tiễn tàu trong niềm nuối
tiếc, bâng khuâng.
Ý nghĩa chi tiết:
Đồn tàu là hình ảnh biểu trưng cho q
khứ. Nó chạy về từ Hà Nội, từ miền kí ức
tuổi thơ thể hiện ước mơ của chị em Liên.
được quay trở về quá khứ, được sống những
ngày tháng hạnh phúc. Đoàn tàu là một thế
giới khác hẳn với cuộc sống tràn đầy bóng

tối, tẻ nhạt, đơn điệu nơi phố huyện nghèo.
Thế giới rực rỡ ánh sáng, ngập tràn âm
thanh, chứa đựng bao điều mới mẻ, thú vị.
Và thế giới ấy còn giúp những người dân
nơi phố huyện nhận ra cịn có một cuộc
sống đáng sống hơn nơi phố huyện nghèo –
cái ao đời phẳng lặng kia. Chi tiết đoàn tàu
xuất hiện còn khơi dậy khát vọng và ước
mơ của chị em Liên, của những người dân
phố huyện về một tương lai sáng lạn. Nó
đánh thức khát vọng mơ hồ trong cõi vơ
12


Khi tàu chưa đến:
-Phố huyện n lặng, tĩnh
mịch, đầy bóng tối.

Khi tàu đến:
-Âm thanh: dồn dập, ồn ào,
rầm rộ.
- Ánh sáng: Khói bừng sáng,
đèn sáng trưng, đồng và kền
lấp lánh.
Đồn tàu đi:
- Phố huyện trở lại tĩnh mịch,
đầy bóng tối.
- Hai chị em nhìn theo nuối
tiếc, bâng khuâng.


Ý nghĩa biểu tượng:
+ Là hoạt động cuối cùng, là
niềm vui duy nhất trong ngày.
+ Mang đến một thế giới đầy
ánh sáng và âm thanh
Cụ thể hoá ước mơ của họ.
+ Niềm tin và sự trân trọng
của nhà văn vào khát vọng
sống của con người.
-Riêng với chị em Liên:
+ Đoàn tàu khơi dậy kí ức về
Hà Nội, kí ức tuổi thơ đẹp đẽ,
đáng sống.
+ Đánh thức khát vọng đổi
thay.

Giá trị nhân đạo sâu
sắc của tác phẩm.


thức của hai tâm hồn thơ dại: khát vọng đổi
thay.
Nhưng đồn tàu chỉ ngang qua phố
huyện. Hình ảnh đồn tàu như niềm vui, tia
hi vọng chợt lóe lên rồi vụt tắt. Tất cả trở
nên mơ hồ hơn và càng khắc sâu vào nỗi
khổ của chừng ấy con người nơi phố huyện
nghèo.

Nhóm 3, 4: Chi tiết bát cháo hành trong

tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao
Sự xuất hiện
+ Bát cháo hành xuất hiện ở gần cuối
thiên truyện.
+ Sau cuộc gặp gỡ giữa Chí Phèo với Thị
Nở. Sau khi chứng kiến Chí ói mửa một
trận, Thị động lòng thương và nấu cháo
hành mang sang cho Chí.
Bát cháo hành trong suy nghĩ của
Thị Nở:
+ Thị nghĩ "thổ trận ấy thật là phải biết.
Cứ gọi là hôm nay nhọc nhừ".
+ Và thị thấy phải cho hắn ăn một tí gì mới
được, "Đang ốm thế thì chỉ ăn cháo hành.
Ra được mồ hơi thì là nhẹ nhõm người ngay
đó mà". Thế là vừa sáng thị đã chạy đi tìm
gạo để nấu cháo cho Chí.
+ Thị lo cho Chí, lo với tình cảm của nhân
tình, nhân ngãi, của người làm ơn và cũng là
của người chịu ơn. Thị nghĩ: "mình bỏ hắn
lúc này cũng bạc. Dẫu sao cũng đã ăn nằm
với nhau như "vợ chồng". Tiếng "vợ chồng"
thấy ngường ngượng mà thinh thích...".
+ Thị cịn thấy thương Chí: "cái thằng liều
lĩnh ấy kể ra thì đáng thương, cịn gì đáng
thương bằng đau ốm mà nằm cịng queo
một mình".
+ Thị thấy có tình u với Chí: "Thị thấy
như u hắn: đó là cái lịng u của một
người làm ơn. Nhưng cũng có cả lịng u

của một người chịu ơn".
=> Thị có những rung cảm, những tình cảm
tha thiết của một người đàn bà, nhất là một
người đàn bà đang yêu và muốn chăm sóc
13

2.
Chi tiết bát cháo hành
trong tác phẩm Chí Phèo
của Nam Cao.
Sự xuất hiện:
- Gần cuối tác phẩm, sau khi
Chí Phèo gặp Thị Nở.
Bát cháo hành trong
suy nghĩ của Thị Nở.
- Những rung cảm, những
tình cảm tha thiết của một
người đàn bà đang yêu.Thị
khao khát hạnh phúc, tình u
- là cả một tấm lịng, tình u,
tình người ấm nóng duy nhất
cịn sót lại nơi làng Vũ Đại.


cho người yêu của mình. Thị khao khát
hạnh phúc, tình yêu như mọi người, dù chỉ
là làm vợ của thằng... Chí Phèo. Cho nên
bát cháo hành của thị Nở đem cho Chí
khơng chỉ là trách nhiệm mà cịn là cả một
tấm lịng. Đồng thời, bát cháo ấy cịn có

lịng u, Bát cháo hành bởi thế chính là
biểu tượng của tình người ấm nóng duy nhất
cịn sót lại nơi làng Vũ Đại. Bát cháo hành
được nấu bởi bàn tay Thị Nở chan chứa tình
người. Một tình người rất thật, rất hồn
nhiên, vơ tư, khơng vụ lợi mà Thị Nở dành
cho Chí.

Bát cháo hành trong sự cảm nhận
của Chí Phèo:
+ Đầu tiên "Thằng này rất ngạc nhiên. Hết
ngạc nhiên thì hắn thấy mắt hình như ươn
ướt. Bởi vì lần này là lần thứ nhất hắn được
một người đàn bà cho. Xưa nay, nào hắn có
thấy ai tự nhiên cho cái gì...".
-> Chí đi từ ngạc nhiên đến xúc động nghẹn
ngào. Đây là lần thứ nhất trong đời hắn
khóc ,cũng là lần thứ nhất trong đời hắn
nhận được một thứ người ta cho, cho vơ tư,
khơng tính tốn. Hắn khơng phải dọa nạt
hay cướp giật mà vẫn có được. Quan trọng,
đây là lần đầu tiên trong đời Chí được một
người đàn bà quan tâm, săn sóc, dành tình
cảm cho; cũng là lần đầu tiên sau khi ra tù
Chí được một con người nhìn nhận mình
như một con người, đối xử với mình theo
cách con người dành cho nhau.
+ Tiếp đó, hắn nghe rõ lịng mình "Hắn thấy
vừa vui, vừa buồn. Và một cái gì nữa giống
như là ăn năn".

-> Chí Phèo tỉnh. Chí thực sự đã tỉnh rượu,
đã tỉnh ngộ và ý thức được về cuộc sống sau
những tháng năm say triền miên, vơ tận .
Hơi cháo hành, bàn tay chăm sóc và tình
cảm của thị Nở đã làm cho Chí tỉnh, tỉnh để
mà nhận ra mình, nhận thức về những việc
mình đã làm. Hơn lúc nào, Chí cảm thấu
tình cảnh thê thảm, bi đát của mình cho nên
14

Những thay đổi của
Chí Phèo:
- Tình cảm:
- Chí đi từ ngạc nhiên đến xúc
động nghẹn ngào. Hắn nghe rõ
lịng mình, vui buồn lẫn lộn,
cảm giác ăn năn
-> Chí Phèo tỉnh - tỉnh rượu,
tỉnh ngộ.
- Nhận thức:
+ Vị thơm ngon của nồi cháo
hành: "Trời ơi cháo mới thơm
sao!”.
+ Ý thức về hiện tại bi đát, xót
xa.
+ Nhớ về quá khứ tủi nhục
+ Hi vọng mơ hồ
=> chân dung con người đầy
đủ (quá khứ, hiện tại, suy nghĩ
sâu xa) ý thức sâu sắc về bản

thân.
- Khát vọng:
+ thèm lương thiện, thèm trở
về cuộc sống ngày trước
+ dồn hết hi vọng vào Thị Nở
+ khao khát hạnh phúc
=> Đánh thức tính người, tình
người trong Chí”.
- Bi kịch:


hắn vừa vui lại vừa buồn. Vui vì tình yêu,
hạnh phúc muộn mằn, dù muộn nhưng đã
đến; buồn vì thân phận, vì cuộc sống q
lồi vật của bản thân.
+ Chí cảm nhận được tất cả vị thơm ngon
của nồi cháo hành: "Trời ơi cháo mới thơm
sao! …nhận ra rằng: Những người suốt đời
không ăn cháo hành không biết rằng cháo
hành rất ngon...". Hơi cháo làm Chí nhẹ
người, chí khỏi ốm để ăn năn, sám hối.
Cháo hành rất ngon nhưng "tại sao mãi đến
tận bây giờ hắn mới nếm vị mùi cháo?".
Hắn hỏi rồi hắn tự trả lời: "có ai nấu cho
mà ăn đâu? Mà còn ai nấu cho mà ăn nữa!
Đời hắn chưa bao giờ được săn sóc bởi một
bàn tay "đàn bà".
+ Chí nghĩ đến những tháng ngày nhục nhã
bị bà ba nhà Bá Kiến – "con quỷ cái" cứ
hay gọi hắn đấm lưng, bóp chân "mà lại cứ

bắt bóp lên trên, trên nữa". Hắn thấy nhục
chứ sung sướng gì.
+ Hi vọng mơ hồ “Hắn có thể tìm bạn được,
sao lại chỉ gây kẻ thù”.
Chí hiện lên là một chân dung con người
đầy đủ, vẹn tồn có cả q khứ, hiện tại, có
những suy nghĩ sâu xa, những tâm trạng
phong phú, ý thức đầy đủ về bản thân.
Nhưng có ai nhận thấy đâu, họa chăng chỉ
có thị Nở vì thị thấy chí rất hiền, "ai dám
bảo đó là cái thằng Chí Phèo vẫn đập đầu,
rạch mặt mà đâm chém người?"
+ Bát cháo hành trên tay hơi nghi ngút làm
cho Chí “vã mồ hơi ra như tắm”. Bát cháo
tưởng vặt vãnh đã trở thành liều thuốc giải
cảm hữu hiệu cho Chí. Khơng chỉ giải cảm,
bát cháo hành - tình người duy nhất đã gợi
thức phần lương tri ngủ quên trong lốt “con
quỷ dữ Chí Phèo”. Từ ăn năn, hối hận, Chí
bỗng thấy thèm lương thiện, thèm trở về
cuộc sống ngày trước. Bát cháo hành đã dẫn
đường cho hi vọng hoàn lương. Thị Nở có
thể làm hịa với hắn thì mọi người cũng có
thể làm hịa với hắn. Khát khao lương thiện
bùng dậy mãnh liệt đã khiến Chí dồn hết hi
vọng vào Thị Nở - về cây cầu đưa hắn về
với cuộc đời lương thiện. Bát cháo hành đã
15

+ Thị từ chối Chí – dập tắt hi

vọng hồn lương. Hắn hiểu ra
“…hít thấy hơi cháo hành”.
+ Chí tuyệt vọng, uống rượu,
càng uống càng tỉnh và thoang
thoảng cứ thấy “hơi cháo
hành”.
+ thấm thía bi kịch nhân sinh
cuộc đời. -> cầm dao đến nhà
Bá Kiến, đâm Bá Kiến và tự
sát.

Bát cháo hành đã định
hướng hành động của Chí. Chí
chết để được làm người.


hồn thành thiên chức gọi chất người, khơi
hịn than đỏ vùi trong lớp tro tàn đang âm ỉ,
nó đưa Chí qua một cuộc lột xác để về với
sự lương thiện.
+ Nhưng bát cháo hành cũng chính là chi
tiết đẩy bi kịch của Chí lên tới đỉnh điểm,
dẫn tới một kết thúc thảm thương đầy đau
đớn. Thị đã từ chối Chí. Chí “ngẩn người
ra” và chạy vội ra níu tay Thị nhưng bị Thị
dúi cho một cái rồi bỏ về. Chí rơi xuống hố
sâu của tuyệt vọng. Tuyệt vọng, hắn uống
rượu nhưng càng uống càng tỉnh và thoang
thoảng cứ thấy “hơi cháo hành”. Hơi cháo
hành ấy là dư ảnh của bát cháo kia xuất hiện

lần cuối để giữ Chí lại bên bờ tỉnh, để hắn
tự ngấm, tự thấm bi kịch nhân sinh cuộc
đời. Hắn khơng say, vị ngọt tình người cứ
thoang thoảng để hắn đau khổ “khóc rưng
rức”. Cuối cùng Chí lựa chọn cầm dao đến
nhà Bá Kiến, đâm Bá Kiến và tự sát. Hơi
cháo hành đã không cho phép hắn trở lại
cuộc sống con quỷ một lần nữa. Chí tự sát.
Bát cháo hành đã gọi dậy con người trong
Chí để nó thức dậy mặc dù chỉ để khổ đau,
để phải bi kịch. Và bát cháo hành chính là
cánh cửa đưa Chí thốt khỏi kiếp đọa đày.
Ý nghĩa chi tiết bát cháo hành
+ Thể hiện tình yêu thương của Thị Nở
Ý nghĩa chi tiết bát
dành cho Chí phèo.
cháo hành
+ Là hương vị của hạnh phúc, tình yêu
+ tình yêu, tình người Thị Nở
muộn màng mà Chí Phèo được hưởng.
dành cho Chí.
+ Khơi dậy niềm khao khát được làm hoà
+ Đánh thức trong hắn hi
với mọi người, hi vọng vào một cơ hội được vọng, khát vọng hoàn lương.
trở về với cuộc sống lương thiện.
+ Khắc sâu bi kịch bị cự tuyệt
+ gửi gắm niềm tin của nhà văn vào sức quyền làm người của Chí.
mạnh cảm hóa con người bằng tình người.
+ Niềm tin của nhà văn vào


Bát cháo hành - chi tiết đặc sắc đã bản tính Người và khả năng
góp phần làm nên “nhà văn lớn” Nam Cao. cảm hố bằng tình người.
Tác phẩm khép lại nhưng dư âm của tình  Giá trị nhân đạo sâu sắc.
người trong chi tiết nghệ thuật ấy vẫn còn
mãi.
 3.LUYỆN TẬP ( 3

phút)

16


Hoạt động của GV - HS
GV giao nhiệm vụ:
Chọn và nêu ý nghĩa một chi tiết nghệ thuật
mà anh ( chị) ấn tượng nhất trong những truyện
ngắn đã học.

Kiến thức cần đạt Năng lực cần hình
thành
Năng lực giải quyế
vấn đề:

- HS thực hiện nhiệm vụ:
- HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ:
 4.VẬN DỤNG ( 3 phút):
Hoạt động của GV - HS

Kiến thức cần đạt


GV giao nhiệm vụ:
Macxim Gorki: “Chi tiết nhỏ
làm nên nhà văn lớn”. Suy nghĩ
của anh (chị) về ý kiến trên.

Năng lực cần hình
thành
Năng lực giải quyế
vấn đề.
Năng lực tự học.
Năng lực sử dụng
công nghệ thông tin

- HS thực hiện nhiệm vụ:
- HS báo cáo kết quả thực hiện
nhiệm vụ:

 5. MỞ RỘNG ( 3 phút):
Hoạt động của GV - HS

Kiến thức cần đạt

Năng lực cần hình
thành
GV giao nhiệm vụ:
- Vẽ đúng sơ đồ tư duy
Năng lực tự học.
+ Vẽ sơ đồ tư duy bài học
- Tra cứu tài liệu trên mạng, Năng lực sử dụng
+ Tìm đọc thêm các truyện trong sách tham khảo.

cơng nghệ thơng tin
ngắn của Thạch Lam, Nam
Cao.
+ Tìm hiểu them về chi tiết nghệ
thuật trong sang tác văn học.
-HS thực hiện nhiệm vụ:
- HS báo cáo kết quả thực hiện
nhiệm vụ:
4. Giao bài và hướng dẫn học bài, chuẩn bị bài ở nhà.( 1 phút)
17


Tự học:
- Nắm vững kiến thức lí luận và mơt số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong truyện ngắn.
- Chuẩn bị bài: Luyện giải một số dạng đề về chi tiết.

18



×