Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Đề tieng viet cuoi KI lớp 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.17 MB, 13 trang )

Điểm

Nhận xét

PHIẾU KIỂM TRA CUỐI KÌ I
Năm học 2018-2019
Môn: Tiếng Việt - Lớp 2 (Bài số 1)
Thời gian làm bài: 40 phút

Họ và tên: ...................................................................................................................Lớp: 2........... Trường ...................................................................
I. ĐỌC THÀNH TIẾNG (4 điểm)
(GV kiểm tra trong các tiết ôn tập)
Điểm

II. ĐỌC HIỂU (6 điểm)
Điểm

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
Câu chuyện bó đũa
1. Ngày xưa, ở một gia đình kia, có hai anh em. Lúc nhỏ, hai anh em rất hòa thuận. Khi lớn
lên, anh có vợ, em có chồng, tuy mỗi người một nhà, nhưng vẫn hay va chạm.
2. Thấy các con không thương yêu nhau, người cha rất buồn phiền. Một hôm, ông đặt một bó
đũa và một túi tiền trên bàn, rồi gọi các con, cả trai, gái, dâu, rể lại và bảo:
- Ai bẻ gãy được bó đũa này thì cha thưởng cho túi tiền.
Bốn người con lần lượt bẻ bó đũa. Ai cũng cố hết sức mà không sao bẻ gãy được. Người cha
bèn cởi bó đũa ra, rồi thong thả bẻ gãy từng chiếc một cách dễ dàng.
3. Thấy vậy, bốn người con cùng nói:
- Thưa cha, lấy từng chiếc đũa mà bẻ thì có khó gì?
Người cha liền bảo:
- Đúng. Như thế là các con đều thấy rằng chia lẻ ra thì yếu, hợp lại thì mạnh. Vậy các con
phải biết thương yêu, đùm bọc lẫn nhau. Có đoàn kết thì mới có sức mạnh.


Theo Ngụ ngôn Việt Nam

Khoanh vào chữ cái trước đáp án đúng nhất
Câu 1. Câu chuyện này có những nhân vật nào? (M1- 0,5đ)


A. Người cha, con, trai, gái, dâu.
B. Người cha, con trai, con gái, con dâu.
C. Người cha, con trai, con gái, con dâu, con rể.
D. Người cha, người con
Câu 2. Người cha đã nói với các con điều gì? (M1- 0,5đ)
A. Ai bẻ được bó đũa này thì cha thưởng cho chiếc áo.
B. Ai bẻ được bó đũa này thì cha thưởng cho túi tiền.
C. Ai bẻ được bó đũa này thì cha thưởng cho bó đũa.
D. Ai bẻ được bó đũa này thì cha thưởng cho ngôi nhà.
Câu 3. Tại sao bốn người con không ai bẻ gãy được bó đũa? (M3- 0,5đ)
A. Bốn người con lần lượt cầm cả bó đũa để bẻ.
B. Bốn người con tranh nhau bẻ bó đũa.
C. Bốn người con cùng bẻ bó đũa.
D. Con trai và con gái cùng bẻ bó đũa.
Câu 4. Người cha bẻ bó đũa bằng cách nào? (M3- 0,5đ)
A. Cởi bó đũa ra, rồi bẻ hai chiếc một.
B. Cởi bó đũa ra, rồi thong thả bẻ từng chiếc một.
C. Cởi bó đũa ra, rồi bẻ nhanh từng chiếc một.
D. Cởi bó đũa ra, rồi bẻ ba chiếc một.
Câu 5. Người cha muốn khuyên các con điều gì? (M3- 0,5đ)
A. Biết thương yêu, đùm bọc nhau.
B. Phải biết thương yêu, đoàn kết.
C. Có đoàn kết thì mới có sức mạnh.
D. Biết thương yêu, đùm bọc nhau, có đoàn kết thì mới có sức mạnh.

Câu 6. Đặt câu theo mẫu Ai thế nào? (M4- 1đ)
……………………………………………………………………………………………………………………............................................................................................

Câu 7. Đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm.

(M2- 1đ)

- Bàn tay của em bé mũm mĩm.
……………………………………………………………………………………………………………………............................................................................................

Câu 8. Điền vào chỗ chấm r, d hoặc gi (M2- 1.5đ)
tranh ………ành; để ………ành; ……….ành mạch; con ……..án, bánh ……..án
Điểm

Nhận xét

PHIẾU KIỂM TRA CUỐI KÌ I
Năm học 2018-2019


Môn: Tiếng Việt - Lớp 2 (Bài số 1)
Thời gian làm bài: 40 phút
Họ và tên: .....................................................................................................................Lớp: 2........... Trường ...................................................................
1. Chính tả (4 điểm)
Nghe - viết: Bài Bé Hoa ( từ đầu đến đưa võng ru em ngủ) sách Tiếng Việt tập 1- trang 121.
Điểm



2. Tập làm văn (6 điểm)

Điểm

`

Đề bài: Em hãy viết một đoạn văn ngắn kể về con vật nuôi trong nhà mà em biết.
Gợi ý
- Đó là con vật gì?
- Con vật đó ở đâu?
- Con vật đó có đặc điểm gì nổi bật khiến bạn thích nhất?
- Tình cảm của em với con vật đó như thế nào?


ĐÁP ÁN (Bài 2)
Câu chuyện bó đũa
1. Kiểm tra đọc thành tiếng (4 điểm)
(GV kiểm tra trong các tiết ôn tập)
2. Kiểm tra đọc hiểu (6 điểm)
ĐÁP ÁN
A. Kiểm tra đọc.(10 điểm)
1. Kiểm tra đọc thành tiếng.(4 điểm)
- Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đọc đạt yêu cầu : 1 điểm


- Đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng) : 1 điểm
- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa : 1 điểm
- Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc : 1 điểm
2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp từ và câu(6 điểm)
Câu 1: ( 0,5 điểm) C. Người cha, con trai, con gái, con dâu, con rể.
Câu 2: ( 0,5 điểm) B. Ai bẻ được bó đũa này thì cha thưởng cho túi tiền.
Câu 3:( 0,5điểm) A. Bốn người con lần lượt cầm cả bó đũa để bẻ.

Câu 4: ( 0,5 điểm) B. Cởi bó đũa ra, rồi thong thả bẻ từng chiếc một.
Câu 5: ( 0,5 điểm) D. Biết thương yêu, đùm bọc nhau, có đoàn kết thì mới có sức mạnh.
Câu 6: ( 1 điểm)
Em bé rất xinh.
Câu 7: ( 1 điểm)
Bàn tay của em bé như thế nào?
Câu 8`: ( 1,5 điểm: điền đúng mỗi phần được 0,3 điểm)
Tranh giành, để dành, rành mạch, con gián, bánh rán
ĐÁP ÁN BÀI 2
Kiểm tra viết. (10 điểm)
1. Chính tả nghe viết (4 điểm)
- Tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm
- Chữ viết rõ ràng, viết đúng chữ, cỡ chữ: 1 điểm
- Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi) : 1điểm
- Trình bày đúng quy định,viết sạch, đẹp : 1 điểm
2. Kiểm tra viết đoạn, bài (bài kiểm tra viết cho tất cả học sinh) (6 điểm)
+ Nội dung (ý) : 3 điểm
HS viết được đoạn văn gồm các ý theo đúng yêu cầu nêu trong đề bài.
+ Kĩ năng : 3 điểm
Điểm tối đa cho kĩ năng viết chữ, viết đúng chính tả : 1 điểm
Điểm tối đa cho kĩ năng dùng từ, đặt câu : 1 điểm
Điểm tối đa cho phần sáng tạo : 1 điểm

Điểm

Nhận xét

PHIẾU KIỂM TRA CUỐI KÌ I
Năm học 2018-2019
Môn: Tiếng Việt - Lớp 2 (Bài số 1)

Thời gian làm bài: 40 phút

Họ và tên: .....................................................................................................................Lớp: 2........... Trường ...................................................................
I. ĐỌC THÀNH TIẾNG (4 điểm)
(GV kiểm tra trong các tiết ôn tập)


Điểm

II. ĐỌC HIỂU (6 điểm)
Điểm

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
Bà cháu
1. Ngày xưa, ở làng kia có hai em bé ở với bà. Ba bà cháu rau cháo nuôi nhau, tuy vất vả
nhưng cảnh nhà lúc nào cũng đầm ấm.
Một hôm, có cô tiên đi qua cho một hạt đào và dặn: “Khi bà mất, gieo hạt đào này bên mộ,
các cháu sẽ giàu sang, sung sướng.”
2. Bà mất. Hai anh em đem hạt đào gieo bên mộ bà. Hạt đào vừa gieo xuống đã nảy mầm, ra
lá, đơm hoa, kết bao nhiêu là trái vàng, trái bạc.
3. Nhưng vàng bạc, châu báu không thay được tình thương ấm áp của bà. Nhớ bà, hai anh
em ngày càng buồn bã.
4. Cô tiên lại hiện lên. Hai anh em òa khóc xin cô hóa phép cho bà sống lại. Cô tiên nói:
“Nếu bà sống lại thì ba bà cháu sẽ cực khổ như xưa, các cháu có chịu không?” Hai anh em cùng
nói: “Chúng cháu chỉ cần bà sống lại.”
Cô tiên phất chiếc quạt màu nhiệm. Lâu đài, ruộng vườn phút chốc biến mất. Bà hiện ra,
móm mém, hiền từ, dang tay ôm hai đứa cháu hiếu thảo vào lòng.
Theo Trần Hoài Dương

Khoanh vào chữ cái trước đáp án đúng nhất:

Câu 1.(M1- 0,5đ) Trước khi gặp cô tiên, ba bà cháu sống như thế nào?
A. Cuộc sống rất giàu có.
B. Cuộc sống rất vất vả.
C. Cuộc sống rất nghèo khó.
D. Rau cháo nuôi nhau, tuy vất vả nhưng nhà lúc nào cũng đầm ấm.
Câu 2.(M1- 0,5đ) Cô tiên cho hạt đào và nói gì?
A. Gieo hạt đào sẽ có cuộc sống giàu sang, sung sướng.
B. Khi bà mất, gieo hạt đào bên mộ các cháu sẽ giàu sang, sung sướng.
C. Khi bà mất, gieo hạt đào bên mộ các cháu sẽ được gặp bà.
D. Gieo hạt đào thì sẽ không bị đói nữa.


Câu 3. (M3- 0,5đ) Vì sao cô tiên cho hai anh em hạt đào?
A. Cô tiên thương hại hai anh em.
B. Cô tiên muốn hai anh em khổ cực.
C. Cô tiên muốn hai anh em được gặp bà.
D. Cô tiên muốn hai anh em có cuộc sống giàu sang, sung sướng.
Câu 4.(M3- 0,5đ) Vì sao hai anh em đã trở nên giàu có mà không thấy vui sướng? ?
A. Hai anh em rất nhớ bà.
B. Hai anh em không muốn gặp bà.
C. Hai anh em muốn gặp bà và giàu có.
D. Hai anh em muốn có nhiều vàng bạc, châu báu.
Câu 5.(M3- 1đ) Câu chuyện kết thúc như thế nào?
A. Bà sống lại, các cháu rất vui vẻ.
B. Bà sống lại, cuộc sống giàu có.
C. Bà sống lại, cuộc sống bình thường.
D. Bà sống lại, ba bà cháu sẽ khổ cực như xưa.
Câu 6. (M4- 1đ) Sắp xếp các từ sau thành câu: khuyên bảo, anh em, nhau
…………………………………………………………………………………………………………………….............................................................................................


Câu 7. (M2- 0,5đ) Đặt câu theo mẫu Ai làm gì?
…………………………………………………………………………………………………………………….............................................................................................

Câu 8. (M2- 1.5đ) Điền dấu chấm hoặc dấu phẩy thích hợp vào ô trống.
Hoa tàn
quả xuất hiện
lớn nhanh
da căng mịn
xanh óng ánh rồi chín


Điểm

Nhận xét

PHIẾU KIỂM TRA CUỐI KÌ I
Năm học 2018-2019
Môn: Tiếng Việt - Lớp 2 (Bài số 2)
Thời gian làm bài: 40 phút

Họ và tên: ............................................................................................................Lớp: 2........... Trường ...................................................................
1. Chính tả (4 điểm)
Nghe - viết: Bài Cây xoài của ông em ( từ đầu đến bày lên bàn thờ ông) sách Tiếng Việt tập
1- trang 89.
Điểm


Điểm

2. Tập làm văn (6 điểm)

Đề bài: Em hãy viết một đoạn văn ngắn kể về gia đình em.
Gợi ý
- Gia đình em gồm mấy người? Đó là những ai?
- Nói về từng người trong gia đình em?
- Em yêu quý những người trong gia đình như thế nào?


ĐÁP ÁN (Bài 1)
Bà cháu
1. Kiểm tra đọc thành tiếng (4 điểm)
(GV kiểm tra trong các tiết ôn tập)


2. Kiểm tra đọc hiểu (6 điểm)
ĐÁP ÁN
A. Kiểm tra đọc.(10 điểm)
1. Kiểm tra đọc thành tiếng.(4 điểm)
- Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đọc đạt yêu cầu : 1 điểm
- Đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng) : 1 điểm
- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa : 1 điểm
- Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc : 1 điểm
2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp từ và câu (6 điểm)
Câu 1: ( 0,5 điểm) D. Rau cháo nuôi nhau, tuy vất vả nhưng nhà lúc nào cũng đầm ấm.
Câu 2: ( 0,5 điểm) B. Khi bà mất, gieo hạt đào bên mộ các cháu sẽ giàu sang, sung sướng.
Câu 3: ( 0,5 điểm) D. Cô tiên muốn hai anh em có cuộc sống giàu sang, sung sướng.
Câu 4: ( 0,5 điểm) A. Hai anh em rất nhớ bà.
Câu 5: ( 0,5 điểm) D. Bà sống lại, ba bà cháu sẽ khổ cực như xưa.
Câu 6: ( 1 điểm)
Anh em khuyên bảo nhau.
Câu 7: ( 0,5 điểm)

Mẹ em nấu cơm.
Câu 8`: ( 1,5 điểm: điền đúng mỗi dấu chấm hoặc dấu phẩy được 0,3 điểm)
Hoa tàn, quả xuất hiện, lớn nhanh, da căng mịn, xanh óng ánh.
ĐÁP ÁN BÀI 2
Kiểm tra viết. (10 điểm)
1. Chính tả nghe viết (4 điểm)
- Tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm
- Chữ viết rõ ràng, viết đúng chữ, cỡ chữ: 1 điểm
- Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi) : 1điểm
- Trình bày đúng quy định,viết sạch, đẹp : 1 điểm
2. Kiểm tra viết đoạn, bài (bài kiểm tra viết cho tất cả học sinh) (6 điểm)
+ Nội dung (ý) : 3 điểm
HS viết được đoạn văn gồm các ý theo đúng yêu cầu nêu trong đề bài.
+ Kĩ năng : 3 điểm
Điểm tối đa cho kĩ năng viết chữ, viết đúng chính tả : 1 điểm
Điểm tối đa cho kĩ năng dùng từ, đặt câu : 1 điểm
Điểm tối đa cho phần sáng tạo : 1 điểm



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×