Tấm gương Bác Hồ về cần kiệm liêm chính chí công vô tư.
Monday, 12. May 2008, 14:31:42
Đạo đức Hồ Chí Minh
Tiến Linh
Rèn luyện và tu dưỡng đạo đức là vấn đề quan tâm hàng đầu của Chủ tịch Hồ
Chí Minh. Theo Người:
“Trời có bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông.
Đất có bốn phương: Đông, Tây, Nam, Bắc.
Người có bốn đức: Cần, Kiệm, Liêm, Chính.
Thiếu một mùa, thì không thành trời,
Thiếu một phương, thì không thành đất.
Thiếu một đức, thì không thành người” 1
Một ngày sau khi nước nhà giành được độc lập (3-9-1945), Chủ tịch Hồ Chí
Minh chủ toạ phiên họp đầu tiên của Hội đồng Chính phủ. Người trình bày sáu
nhiệm vụ cấp bách của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, trong đó có vấn
đề thứ tư cần phải giải quyết lúc bấy giờ là “Chế độ thực dân đã đầu độc dân ta
với rượu và thuốc phiện. Nó đã dùng mọi thủ đoạn hòng hủ hoá dân tộc chúng ta
bằng những thói xấu, lười biếng, gian giảo, tham ô và những thói xấu khác.
Chúng ta có nhiệm vụ cấp bách là phải giáo dục lại nhân dân chúng ta. Chúng ta
phải làm cho dân tộc chúng ta trở nên một dân tộc dũng cảm, yêu nước, yêu lao
động, một dân tộc xứng đáng với nước Việt Nam độc lập”. Để làm được những
điều đó, Người đề nghị “mở một chiến dịch giáo dục lại tinh thần nhân dân bằng
cách thực hiện: CẦN, KIỆM, LIÊM, CHÍNH” 2
Để giáo dục đạo đức cho cán bộ, đảng viên và nhân dân ta, Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã có nhiều tác phẩm viết về vấn đề này, Ngay từ năm 1927, trong tác
phẩm “Đường Kách mệnh”, chương đầu tiên của cuốn sách là Tư cách một
người cách mệnh và tiêu chuẩn đầu tiên trong tư cách một người cách mệnh
chính là: cần kiệm. Sau này là các tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” (10-1947),
“Thực hành tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí, chống bệnh quan liêu” (1952).
“Đạo đức cách mạng” (12-1958) và các bài báo như “Chớ kiêu ngạo, phải khiêm
tốn”, “Cần kiệm liêm chính”, “Cần tẩy sạch bệnh quan liêu mệnh lệnh”, “Nâng
cao đạo đức cách mạng, quét sách chủ nghĩa cá nhân”... Trước lúc đi xa, trong
bản Di chúc để lại cho toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta, Người nhắc “Đảng
ta là một đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo
đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư...” và “Sau khi tôi
qua đời, chớ nên tổ chức điếu phúng linh đình, để khỏi lãng phí thì giờ và tiền
bạc của nhân dân”.
Về cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói một cách
ngắn gọn, giản dị, cụ thể, dễ hiểu và dễ làm theo.
CẦN tức là “Siêng năng, chăm chỉ, cố gắng dẻo dai” và nếu đã cần thì việc gì,
dù khó khăn mấy, cũng làm được.
Người chỉ ra cách thực hiện CẦN sao cho có kết quả. Đó là làm việc phải có kế
hoạch, dù công việc gì, to hay nhỏ, lớn hay bé, đều phải sắp xếp khoa học và tính
toán cẩn thận. Phân công công việc theo năng lực của từng người, như vậy sẽ
không bị mất thời gian và hiệu quả công việc cao.
Cần phải đi đối với chuyên. Nếu không chuyên thì cũng vô ích. Cần không phải
là xổi. Phải biết nuôi dưỡng sức khoẻ, tinh thần và lực lượng để làm việc lâu dài.
Một người lười biếng sẽ làm chậm và ảnh hưởng đến công việc của rất nhiều
người khác. Cần là nâng cao năng suất lao động.
KIỆM là “tiết kiệm, không xa xỉ, không hoang phí, không bừa bãi”. Cần với
kiệm đi đối với nhau như hai chân của một người. Cần mà không kiệm “thì làm
chừng nào xào chừng ấy”, cũng như một cái thùng không đáy, nước đổ vào
chừng nào, chảy ra hết chừng ấy, không lại hoàn không. Kiệm mà không cần, thì
không tăng thêm, không phát triển được.
Bác cho rằng cần phải tiết kiệm cả của cải, thời gian và sức lực, bởi của cải nếu
hết còn có thể làm ra được, còn thời gian đã qua đi, không bao giờ quay trở lại.
Muốn tiết kiệm thời gian, bất kỳ việc gì, nghề cũng phải chăm chỉ, làm nhanh,
không nên lần nữa. Không nên ngồi lê, nói chuyện phiếm, làm mất thời giờ của
người khác. Theo Bác “Tiết kiệm không phải là bủn xỉn”.
Khi không nên tiêu xài thì một đồng xu cũng không nên tiêu. Khi có việc đáng
làm, việc ích lợi cho đồng bào, cho Tổ quốc, thì dù bao nhiêu công, tốn bao
nhiêu của, cũng vui lòng. Như thế mới đúng là kiệm.
Việc đáng tiêu mà không tiêu, là bủn xỉn, chứ không phải là kiệm” 3
Để thực hành tiết kiệm phải kiên quyết với những việc làm xa xỉ, như kéo dài
thời gian lao động không cần thiết, làm hao phí vật liệu trong sản xuất, luôn tìm
cách ăn ngon, mặc đẹp trong lúc đồng bào còn khó khăn, thiếu thốn, v.v... Phải
biết cách tổ chức thì tiết kiệm mới có hiệu quả.
LIÊM là “trong sạch, không tham lam”; “không tham địa vị. Không tham tiền
tài. Không tham sung sướng. Không ham người tâng bốc mình. Vì vậy mà quang
minh chính đại, không bao giờ hủ hoá.
Chỉ có một thứ ham là ham học, ham làm, ham tiến bộ” 4
Liêm phải đi đối với kiệm, bởi có kiệm mới liêm được. Tham lam là một điều rất
xấu hổ. Những hành động bất liêm đều phải dùng pháp luật để trừng trị, dù đó là
người nào, giữ cương vị gì, làm nghề gì. “Một dân tộc biết cần, kiệm, biết liêm,
là dân tộc giàu về vật chất, mạnh về tinh thần, là một dân tộc văn minh tiến bộ”5.
Và như cụ Mạnh Tử đã nói “Ai cũng tham lợi, thì nước sẽ nguy”6
Cần, kiệm, liêm là gốc rễ của chính. CHÍNH “nghĩa là không tà, nghĩa là thẳng
thắn, đứng đắn”.
Một người phải cần, kiệm, liêm, nhưng còn phải chính mới là người hoàn toàn.
Chính đối với mình là không tự cao, tự đại, luôn luôn chịu khó học tập, cầu tiến
bộ, phát triển điều hay và sửa chữa khuyết điểm của mình. Đối với người, phải
yêu quý, kính trọng, giúp đỡ, không nịnh hót người trên, xem khinh người dưới.
Phải để việc nước, việc công lên trên việc tư, việc nhà. Công việc dù to hay nhỏ
đều phải cố gắng hoàn thành. Phải luôn luôn nhớ “việc thiện thì dù nhỏ mấy
cũng làm. Việc ác thì dù nhỏ mấy cũng tránh”7
Về CHÍ CÔNG VÔ TƯ, Bác nói: “Đem lòng chí công vô tư mà đối với người,
với việc”, “Khi làm bất cứ việc gì cũng đừng nghĩ đến mình trước, khi hưởng thụ
thì mình nên đi sau”, “Phải lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ”. Người giải thích
“...Cán bộ các cơ quan, các đoàn thể, cấp cao thì quyền to, cấp thấp thì quyền
nhỏ. Dù to hay nhỏ, có quyền mà thiếu lương tâm là có dịp đục khoét, có dịp là
ăn của đút, có dịp “dĩ công vi tư”8 .
Vụ án Trần Dụ Châu những năm 50 là một bài học đắt giá cho những cán bộ,
đảng viên không thường xuyên tu dưỡng đạo đức cách mạng, không thực hành
cần kiệm liêm chính, dẫn đến hành động tham ô, hủ hoá, suy thoái về đạo đức.
Lời nói phải đi đôi với việc làm, nói được, làm được sẽ mang lại thành công,
được nhiều người hưởng ứng và làm theo. Nếu chính mình tham ô mà bảo người
khác liêm khiết thì không được. Nếu nói rắng phải cần kiệm liêm chính, mà bản
thân mình lại cười lao động, lười học tập, không hoàn thành những công việc
được giao, không tiết kiệm, sống hoang phí, xa hoa, luôn tìm cách tham ô, bòn
rút tiền của Nhà nước và nhân dân, tâm không trong sáng... thì sẽ không hiệu quả
và không có tính thuyết phục. Thực hành tốt cần kiệm liêm chính, chí công vô tư
sẽ rèn luyện, làm cho con người có những phẩm chất tốt, như “Giàu sang không
thể quyến rũ, nghèo khó không thể chuyển lay, uy vũ không thể khuất phục”.
Chính nhờ thực hành cần kiệm liêm chính mà trong những năm đầu mới giành
được độc lập nhân dân ta đã thu được nhiều thắng lợi, chiến thắng giặc lụt, giặc
đói và giặc ngoại xâm. Trong những năm hoà bình xây dựng đất nước, từng bước
đời sống nhân dân đã được nâng cao cả về vật chất và tinh thần.
Trong đạo đức thì việc nêu gương là vô cùng cần thiết, vì “...Một tấm gương
sống còn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền”9.
Bác rất quan tâm đến việc rèn luyện tư cách đạo đức, tác phong cho cán bộ, đảng
viên và nhân dân ta, từ lời nói đến việc làm. Bản thân Bác là một tấm gương
sáng ngời về lòng yêu nước, thương dân, về cần kiệm liêm chính, chí công vô tư
để chúng ta học tập và noi theo.
Sinh thời, Bác sống rất giản dị, từ lời nói đến việc làm, phong cách làm việc, từ
cách ăn mặc cho đến những sinh hoạt hàng ngày, ngay cả khi Người đã là Chủ
tịch nước. Tác phong giản dị ấy mang lại một sự gần gũi, một ấn tượng khó quên
với những ai đã được gặp Bác dù chỉ một lần. Bác ăn mặc rất giản dị và tiết
kiệm. Quần áo Bác mặc chỉ có vài bộ, may cùng kiểu. Có cái áo của Bác rách, vá
đi vá lại, thay cổ mà Bác vẫn không cho đổi. Có lần Bác nói với một đồng chí
lãnh đạo cấp cao của Đảng một cách chân tình: “Này chú! Chủ tịch Đảng, Chủ
tịch nước mặc áo vá vai thế này là cái phúc của dân đấy. Đừng bỏ cái phúc ấy
đi”10. Đôi dép cao su của Bác, bộ quần áo ka-ki sờn Bác vẫn dùng hàng ngày,
khi biết các đồng chí phục vụ định thay, Bác không đồng ý. Chiếc bút chì mòn
vẹt Bác dùng để theo dõi tin tức trên báo. Những trang bản thảo được Bác viết ở
mặt sau của những tờ tin tham khảo của Việt Nam Thông tấn xã. Chiếc ô tô Bác
đi công tác hay đi thăm đồng bào và chiến sĩ trong cả nước cũng chỉ là loại xe
bình thường. Bác không dùng chiếc điều hoà nhiệt độ do các đồng chí cán bộ
ngoại giao đang công tác ở nước ngoài biếu, mà đề nghị chuyển chiếc điều hoà
ấy cho các đồng chí thương bệnh binh đang điều trị tại trại điều dưỡng hoặc quân
y viện, mặc dù lúc đó Bác đang ở trong ngôi nhà của người thợ điện (nhà 54) rất
nóng. Những bữa ăn thanh đạm của Người “thường là dưa cà, đôi khi có thịt”.
Những lần đi thăm các địa phương, Bác thường không báo trước và mang theo
cơm nắm để tránh sự đón rước linh đình, gây phiền hà và tốn kém tiền của nhân
dân.
Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, trên chiến khu Việt Bắc, Bác ở
trong ngôi nhà sàn đơn sơ, giản dị thì đến khi cách mạng thành công, trở về Thủ
đô, Bác cũng chỉ ở trong ngôi nhà nhỏ của người thợ điện, sau đó chuyển sang
nhà sàn, chứ không ở ngôi nhà to, sang trọng của Toàn quyền Đông Dương. Bác
dành ngôi nhà sang trọng đó làm nơi đón tiếp khách của Đảng và Nhà nước ta.
Sự tiết kiệm của Bác còn thể hiện trong việc sử dụng đội ngũ cán bộ. Là Chủ tịch
Chủ tịch nước, nhưng những năm tháng sống trên chiến khu Việt Bắc, đi theo
Bác chỉ là tổ công tác ít người kiêm nhiều việc. Cách mạng Tháng Tám thành
công, trở về Thủ đô, các đồng chí phục vụ Bác ở Phủ Chủ tịch cũng rất ít. Những
lần đi công tác xa, không cần nhiều cán bộ cùng đi, Bác cho những anh em còn
lại về thăm gia đình. Bác dặn “Các chú tranh thủ về thăm nhà, nhưng nhớ đúng
hẹn lên đón Bác”. Điều đó thể hiện sự quan tâm của Bác đối với con người và
cũng là một hình thức tiết kiệm thời gian.
Những lời nói của Bác về cần kiệm liêm chính, chí công vô tư cho đến nay vẫn
còn nguyên giá trị. Đặc biệt là tấm gương của Bác về thực hành cần kiệm liêm
chính vẫn mãi mãi để cán bộ, đảng viên và nhân dân ta noi theo. Trong kháng
chiến cũng như trong xây dựng đất nước đã có nhiều tấm gương tiêu biểu về cần
kiệm liêm chính, chí công vô tư. Họ là những người luôn luôn gương mẫu, đi
đầu trong lao động sản xuất, chiến đấu và học tập. Tuy nhiên còn có một số
không ít cán bộ, đảng viên, đặc biệt là những cán bộ có chức, có quyền vẫn chưa
làm đúng những lời dạy của Bác. Nạn tham ô, tham nhũng, hối lộ, lãng phí, xa
xỉ, quan liêu, công thần, cửa quyền... ngày càng nhiều. Các vụ án PM18 ở Bộ
Giao thông vận tải, vụ chạy cô-ta ở Bộ thương mại hay vụ án Mạc Kim Tôn ở
Thái Bình, v.v... cho thấy đó là những cán bộ, đảng viên bị sa sút về tư tưởng,
chính trị, đạo đức và tha hoá về lối sống. Họ đã làm giản sút lòng tin, uy tín của
Đảng trong cán bộ, đảng viên và nhân dân.
Thực hành tốt những lời dạy của Bác về cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư là
chúng ta đã góp phần làm giàu cho đất nước, làm tăng lòng tin của nhân dân vào
Đảng và chính quyền. Như vậy là chúng ta cũng đã góp phần thực hiện tốt cuộc
vận động: Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
Nguyên tắc đạo đức "Nói thì phải làm" của Bác Hồ
Monday, 12. May 2008, 14:33:52
Đạo đức Hồ Chí Minh
Tiến Linh
Chủ tịch Hồ Chí Minh đi vào cõi vĩnh hằng gần 40 năm, nhưng Người đã để lại
cho muôn đời con cháu mai sau một di sản tinh thần vô giá, đó là hệ thống tư
tưởng Hồ Chí Minh về các vấn đề: độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội;
về Đảng cộng sản Việt Nam; về đại đoàn kết; về quân sự; Nhà nước của dân,do
dân,vì dân; về văn hoá và đạo đức...
Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh các nhà khoa học đã thống nhất và rút ra
những nội dung cơ bản của văn hoá đạo đức Hồ Chí Minh, đó là: trung với nước,
hiếu với dân, phẩm chất đạo đức quan trọng nhất, bao trùm nhất, là tình yêu
thương đối với con người; là cần kiệm liêm chính, chí công vô tư và tinh thần
quốc tế trong sáng, đồng thời cũng khẳng định ba nguyên tắc đạo đức của
Người: nói thì phải làm; xây đi cùng với chống và tu dưỡng đạo đức suốt thời.
Trong bài viết này chúng tôi xin đi sâu vào nguyên tắc đầu tiên của đạo đức
trong tư tuởng Hồ Chí Minh là "Nói thì phải làm".
Ngay từ những năm 20, khi còn bôn ba hoạt động cách mạng ở nước ngoài, tại
lớp huấn luyện chính trị ở thành phố Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông, Trung
Quốc, nơi đào tạo cán bộ cho cách mạng Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh (lúc
ấy lấy bí danh là Lý Thuỵ) đã có bài giảng về "Tư cách một người cách mệnh".
Trong bài giảng của mình Hồ Chí Minh đã nêu lên những đức tính cần phải có
của một người cách mạng, đó là: đối với mình, đối với người và đối với công
việc, trong đó đối với mình được Người đặt lên hàng đầu, bởi cái khó nhất của
con người là phải đấu tranh với chính bản thân mình. Từ cuối cùng của cả ba vấn
đề mà Bác nêu lên trong bài giảng này đều là từ "phải", một từ có ý nghĩa bắt
buộc trong việc rèn luyện tư cách đạo đức, phong cách, lối sống và công việc của
mỗi người. Bác viết
"Tự mình phải:
Cần kiệm.
Hoà mà không tư.
Cả quyết sửa lỗi mình.
Cẩn thận mà không nhút nhát.
Hay hỏi.
Nhẫn nại (chịu khó).
Hay nghiên cứu, xem xét.
Vị công vong tư.
Không hiếu danh, không kiêu ngạo.
Nói thì phải làm.
Giữ chủ nghĩa cho vững.
Hy sinh.
Ít lòng tham muốn về vật chất.
Bí mật"1…
Có thể nói đạo đức là một trong những vấn đề quan tâm hàng đầu của Chủ tịch
Hồ Chí Minh. Trong sự nghiệp cách mạng của mình, Bác có nhiều tác phẩm
cũng như bài nói, bài viết về vấn đề này, như "Sửa đổi lối làm việc", “Đạo đức
cách mạng", "Chớ kiêu ngạo, phải khiêm tốn", "Cần kiệm liêm chính", "cần tẩy
sạch bệnh quan liêu mệnh lệnh" v.v...
Từ những ngày đầu cách mạng chuẩn bị cho công cuộc giải phóng dân tộc, giải
phóng đất nước thì "Tư cách một người cách mệnh" tuy ngắn gọn nhưng đầy đủ
về những chuẩn mực của tư cách đạo đức, tác phong lối sống, đối nhân xử thế và
cách làm việc.
Bài báo cuối cùng Bác viết về đạo đức là "Nâng cao đạo đức cách mạng, quét
sạch chủ nghĩa cá nhân", nhân dịp kỷ niệm ngày thành lập Đảng (3-2-1969) khi
sức khỏe của Người đã giảm sút.
"Nói thì phải làm", chỉ với bốn từ đơn giản tưởng chừng như rất dễ thực hiện ấy,
nhưng suốt cả cuộc đời mình Chủ tịch Hồ Chí Minh đã không ngừng phấn đấu
làm gương cho sự thống nhất giữa tư tưởng, lời nói với hành động và hiệu quả.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam quanh vinh và Bác Hồ vĩ đạI,
nhân dân ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác trong cuộc kháng chiến trường
kỳ chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, giành độc lập tự do cho dân
tộc, xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu
mạnh. Một trong những yếu tố quan trọng làm nên thắng lợi đó có vai trò to lớn
của đạo đức cách mạng. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “Đại đa số chiến sĩ cách
mạng là người có đạo đức: Cả đời hết lòng hết sức phục vụ nhân dân, sinh hoạt