Tải bản đầy đủ (.docx) (35 trang)

BÁO cáo THỰC tập tốt NGHIỆP tìm HIỂU và lắp đặt hệ THỐNG tủ điều KHIỂN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.26 MB, 35 trang )

BỘ CÔNG THƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỆN LỰC
KHOA ĐIỀU KHIỂN VÀ TỰ ĐỘNG HÓA
-----***-----

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
TÌM HIỂU VÀ LẮP ĐẶT HỆ THỐNG TỦ ĐIỀU KHIỂN

Giáo viên hướng dẫn : LÊ QUỐC DŨNG
Sinh viên thực hiện

:

Ngành

: CÔNG

NGHỆ KỸ THUẬT ĐIỀU KHIỂN
Khoa

: ĐIỀU KHIỂN VÀ TỰ ĐỘNG HÓA

Lớp

: D9 – CNTĐ3

Khóa

: 2014 – 2019


Hà Nội, tháng 9 năm 2018


LỜI CẢM ƠN.
Lời đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến ban lãnh đạo và
toàn thể công nhân viên tại : CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN
FASTECH VIỆT NAM đã hỗ trợ và hướng dẫn em tận tình trong thời gian em thực

tập tại công ty.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong khoa ĐIỀU KHIỂN VÀ TỰ
ĐỘNG HÓA, đặc biệt là thầy LÊ QUỐC DŨNG và cô TRỊNH THỊ KHÁNH LY đã

tận tình giúp đỡ em trong thời gian em thực tập và hoàn thành báo cáo thực tập
này.
Với sinh viên kỹ thuật như em thì khoảng thời gian thực tập là thời gian cực
kì quan trọng và quý báu, để sau này ra trường đi làm em bớt bỡ ngỡ. Tuy thời gian
thực tập ngắn nhưng được sự giúp đỡ của các anh, các chị trong công ty em đã học
hỏi them được nhiều kinh nghiệm thực tế, được áp dụng những kiến thức đã học
trên lớp vào thực tiễn và biết thêm nhiều điều mới mẻ mà sách vở chưa thể truyền
đạt được.
Tuy đã có sự chuẩn bị chu đáo cho bài báo cáo thực tập tốt nghiệp này song
không thể tránh khỏi những sai sót, rất mong được sự thông cảm từ công ty và thầy
cô.
Em kính chúc các thầy cô đang công tác tại trường ĐẠI HỌC ĐIỆN LỰC,
cùng toàn thể công nhân viên CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN
FASTECH VIỆT NAM lời chúc sức khỏe – thành công – hạnh phúc! Chúc CÔNG
TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN FASTECH VIỆT NAM ngày càng vững mạnh

và phát triển.
Em xin chân thành cảm ơn!



NHẬN XÉT
(Của cơ quan thực tập)
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………


………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………


Contents


CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY.
1.1 Thông tin chung.
- Tên giao dịch tiếng Việt : CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN
FASTECH VIỆT NAM
- Tên giao dịch tiếng Anh : FASTECH VIET NAM DEVELOPMENT AND
INVESTMENT COMPANY LIMITED
- Tên viết tắt : FASTECH VIET NAM CO., LTD
Địa chỉ trụ sở chính

: Số 134 Liên đoàn địa chất 10, Phường Xuân Phương, Quận
Nam Từ Liêm, TP Hà Nội, Việt Nam.

Địa chỉ giao dịch

: Số 522, Đường Phúc Diễn, P. Cầu Diễn, Q. Nam Từ Liêm,
TP.Hà Nội

Tel / Fax

: 04 6687 0909

Website

: fastech.vn

Các vị trí quản lý


: 5 người

Các vị trí kỹ thuật

: 10 người

Các vị trí công nhân : 30 người
Tổng số nhân viên

: 45 người

Giấy đăng ký kinh doanh số : 0105762051 do Sở kế hoạch và đầu tư Hà Nội cấp.
Vốn điều lệ

: 10.000.000.000 VNĐ

Ngày thành lập

: Đăng ký lần đầu, ngày 11 tháng 01 năm 2012

Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Fastech Việt Nam là đơn vị chuyên cung
cấp những “Giải pháp Công nghệ toàn diện” cho khách hàng về các lĩnh vực tự động hóa,
cơ khí chế tạo, khoa học công nghệ, an ninh quốc phòng, phòng cháy chữa cháy, tin học,


viễn thông, các hệ thống thiết bị điện, điện tử công nghiệp, tư vấn thiết kế, thi công các
công trình điện công nghiệp, điện chiếu sáng, thiết bị bảo vệ... Công ty chúng tôi có đội
ngũ nhân viên giàu kiến thức, được đào tạo bài bản, từng trực tiếp phụ trách triển khai
nhiều dự án trong thực tế, từng tham gia nhiều khóa đào tạo do chuyên gia cấp cao của

các hãng lớn có uy tín giảng dạy.
Với năng lực của chính mình cùng với sự hỗ trợ có hiệu quả của các đơn vị mạnh
trong và ngoài nước phát triển không ngừng một cách vững chắc và có uy tín cao được
bạn hàng tin cậy.
1.2. Lĩnh vực hoạt động của công ty.
- FASTECH VIET NAM là một trong các nhà cung cấp hàng đầu về các hệ thống
điện, đo lường, điều khiển, tự động hóa, SCADA, DCS, BMS và các giải pháp về điện
năng, chiếu sáng, HVAC…
- Cung cấp thiết bị, tư vấn, thiết kế, lắp đặt các hệ thống đo lường, điều khiển, tự động
hóa , SCADA, DCS, điều khiển lập trình PLC động cơ AC, DC servo, các loại cảm biến,
đầu đo…Là nhà cung cấp sản phẩm của các hãng hàng đầu trên thế giới như: SIEMENSOMRON- AUTONIC- SCHNEIDER-MISUBISHI- IDEC…
- Tư vấn thiết kế chế tạo máy móc phụ trợ cho các ngành công ngiệp lắp ráp, thiết kế và
chế tạo các loại đồ gá hàn, đồ gá kiểm công nghiệp, các loại khuôn mẫu và phụ kiện cho
ngành khuôn mẫu…
- Cung cấp lắp đặt các hệ thống IBMS, các hệ thống Camera giám sát, báo động, các
thiết bị an ninh, chống đột nhập công nghệ cao, các thiết bị kiểm soát vào ra, chấm công
điện tử, hệ thống điện chiếu sang nhà chung cư, và điện chiếu sang nhà máy.
- Thiết kế chế tạo và lắp đặt các loại tủ phân phối, tủ điều khiển, tủ rack, thang máng
cáp phụ vụ cho các nhà máy, tòa nhà, sân bay, bệnh viện…


- Tư vấn thiết kế, lắp đặt các công trình điện như: điện chiếu sáng công cộng, tín
hiệu giao thông, trạm biến thế đến 110KV, các công trình điện dân dụng, công nghiệp,
giao thông...
- Sửa chữa, bảo trì, cải tạo, nâng cấp các công trình điện chiếu sáng, trạm biến áp,
điện công nghiệp, máy móc tự động hóa…
- Sản xuất và kinh doanh các thiết bị công nghiệp, thiết bị điều khiển giao thông,
thiết bị phần cứng và phần mềm tin học ứng dụng trong điều khiển tự động.
Công ty FASTECH VIET NAM luôn mang đến cho quý khác hàng công nghệ mới
nhất và phù hợp với nhu cầu đầu tư của khách hàng!

Triết lý của công ty chúng tôi là: Phấn đấu đem đến cho khách hàng chất lượng
cao nhất với giá hợp lý và hệ thống dịch vụ mang tính chuyên nghiệp cao.
1.3. Giới thiệu sơ lược
1.3.1 Ban lãnh đạo
Là những người được đào tạo cơ bản tại nước ngoài, tham gia trực tiếp vào các dự
án nghiên cứu, đào tạo và chuyển giao công nghệ, co kinh nghiệm trong việc quản lý,
điều hành các dự án cung cấp giải pháp và thiết bị công nghệ cao trong lĩnh vực khoa
học công nghệ, an ninh quốc phòng, phòng cháy chữa cháy, tin học, viễn thông, cơ
khí chế tạo...am hiểu và xây dựng mối quan hệ chiến lược với các đối tác nước ngoài
uy tín, nắm vững đính hướng phát triển công nghệ cao và điều kiện thực tế tại Việt
Nam để đưa ra các giải pháp phù hợp, phát triển bền vững.
1.3.2 Đặc điểm nguồn lực
Với chiến lược con người là quyết định sự thành bại của một doanh nghiệp, công
ty đang và sẽ đầu tư ngày càng lớn cho việc đào tạo và tuyển dụng những tài năng có
trình độ và bản lĩnh cho mọi vị trí then chốt trong công ty.
FASTECH CO., LTD hiện có một đội ngũ với trên 10 thành viên có trình độ
chuyên môn cao, trên 70% có trình độ đại học và trên đại học, trên 20% là những
chuyên viên kỹ thuật và công nhân lành nghề, với những ưu điểm sau:
- Trẻ, năng động, sáng tạo.
- Thông minh, nhanh nhẹn, ham học hỏi.


- Cần cù, chịu khó, tận tuỵ với công việc.
- Kỷ luật lao động cao.
- Tư duy toán học, logic tốt, giỏi về khoa học kỹ thuật công nghệ cao (công nghệ
thông tin, viễn thông).
- Được đào tạo cơ bản tại các trường Đại học uy tín trong và ngoài nước như:
Trường đại học Bách Khoa, các Viện nghiên cứu lớn trong nước, các trường đại
học nổi tiếng của Liên bang Nga, các nước Đông Âu.
- Được các hãng cung cấp giải pháp và thiết bị thường xuyên đào tạo về công

nghệ trong và ngoài nước.
- Được tích luỹ nhiều kinh nghiệm thực tế qua quá trình triển khai các dự án của
Công ty, qua việc hợp tác nghiên cứu với các Trường đại học, các Viện nghiên cứu
lớn trong và ngoài nước.
1.3.3 Giá trị cốt lõi
Tiên phong, đột phá trong lĩnh vực công nghệ cao, sáng tạo đưa ra các giải pháp
ứng dụng công nghệ cao với chất lượng tốt nhất và phù hợp với điều kiện thực tế.
Luôn quan tâm, lắng nghe, thấu kiểu và đáp ứng nhanh nhất các nhu cầu của
khách hàng.
Sẵn sàng hợp tác, chia sẻ với các đối tác kinh doanh để cùng phát triển.
Chân thành với đồng nghiệp, cùng nhau xây dựng một ngôi nhà chung nơi mỗi cá
nhân có thể phát huy tối đa khả năng của mình và nhận được sự sẻ chia, động viên, hỗ
trợ của cả tập thể.
1.3.4 Tầm nhìn
Kết hợp phát triểm kinh tế với việc làm chủ các công nghệ cao, phục vụ quá trình
công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đảm bảo an ninh quốc phòng.
Đầu tư vào lĩnh vực hợp tác nghiên cứu, đào tạo với các Trường đại học, Viện
nghiên cứu lớn để phát triển đội ngũ kỹ sư nắm vững kiến thức, kỹ năng cơ bản có
khả năng làm chủ các công nghệ cao.


Phát triển kinh doanh theo định hướng của thị trường, theo chiến lược phát triển
công nghệ cao của Nhà nước, luôn hướng tới lợi ích chính đáng của khách hàng, lợi
ích của quốc gia.
Phát triển nhanh và bền vững.
Lấy yếu tố con người làm chủ đạo, có chính sách đào tạo, phát triển và thu hút
nhân tài.
1.3.5 Chính sách nhân sự
FASTECH CO., LTD là ngôi nhà chung của một tập thể vững mạnh, trong đó
mọi thành viên đều đoàn kết, chân thành, cùng gánh vác và chia sẻ với nhau.

FASTECH CO., LTD luôn quan tâm đến chính sách đào tạo và trọng dụng nhân
tài, đặc biệt đề cao vai trò từng cá nhân, con người trong sự phát triển của Công ty.
1.3.6 Giới thiệu khách hàng
Trong quá trình hoạt động chúng tôi đã hợp tác với các nhà thầu xây dựng có uy
tín trong cả nước như: Vinaconex, Tổng công ty xây dựng Hà nội, Contecxim, Tổng
Công ty Xây dựng Sông Đà, Công ty ô tô Toyota Việt Nam, Công ty ô tô Daewoo
Việt Nam, Công ty quản lý đường bộ 234, Công ty TNHH Goshu Koshan Việt Nam,
Viện Nghiên cứu và phát triển Viettel, Công ty Canon Việt Nam …và đã được các nhà
thầu tín nhiệm về khả năng chuyên môn, ý thức trách nhiệm, khả năng cung cấp
nhanh chóng các trang thiết bị và việc tổ chức thực hiện bảo trì, bảo hành. Chúng tôi
đã tham gia đấu thầu và thi công nhiều hạng mục công trình của ngành Bưu chính
viễn thôn, ngành Điện lực, ngân hàng, hải Quân, ngành Xi măng, ngành lâm nghiệp,
các nhà máy liên doanh với nước ngoài.


CHƯƠNG 2. TÌM HIỂU VÀ LẮP ĐẶT TỦ ĐIỀU KHIỂN
2.1 Giới thiệu chung về tủ điều khiển và nội dung tìm hiểu.
* Giới thiệu chung về hệ tủ điều khiển nhà máy bia:
Thông số nguồn của hệ tủ điều khiển:
- Nguồn cấp: 380 VAC
- Tần số: 50 Hz
- Nguồn điều khiển AC: 220 VAC2.1 Giới thiệu chung về tủ điều khiển và nội dung

tìm hiểu.
- Nguồn điều khiển DC: 24 VDC
Hình 1: cho ta cái nhìn tổng quan về hệ tủ điều khiển của nhà máy bia.
Hệ thống sản xuất của nhà máy bia bao gồm Hệ nấu và Hệ xay nghiền. Mỗi hệ gồm nhiều
loại tủ điều khiển thực hiện các nhóm chức năng riêng. Tất cả các tủ điều khiển phải giao
diện phù hợp với DCS, kết nối thông qua mạng truyền thông Profibus-DP, sử dụng
module ET200M. Điều khiển động cơ tuỳ theo cấp công suất và yêu cầu công nghệ mà

lựa chọn cách khởi động trực tiếp, khởi động sao-tam giác, khởi động mềm, hay dùng
biến tần.

Hình 1. Sơ đồ tổng quan hệ thống điều khiển


* Các thiết bị điện có trong tủ điều khiển:
- Bộ điều khiển logic (PLC): S7-400
- Aptomat (CB)
- Cầu chì (F)
- Contactor (MC, MC/MS/MD khi khởi động sao tam giác)
- Rơ-le nhiệt (ORC)
- Rơ-le trung gian điều khiển (MK)
- Rơ-le thời gian (TM)
- Aptomat 1 pha (DK)
- Rơ-le bảo vệ mất pha (DFDK)
- Biến tần (FC)
- Bộ khởi động mềm (MCD)
- Chống sét van (CS)
- Chuyển mạch Volt (CMV)
- Bộ biến dòng
- Đồng hồ Ampe (A)
- Đồng hồ Volts (V)
- Nút bấm (START, STOP)
- Bộ đèn báo (xanh, đỏ, vàng)
- Các cầu đấu
* Giới hạn nội dung tìm hiểu:
Hệ thống điều khiển cho toàn nhà máy là một hệ ghép nối phức tạp giữa các tủ điều
khiển, ở đây công việc thực tập của chúng em mới chỉ dừng ở các thao tác với từng tủ
điều khiển riêng biệt với những chức năng cụ thể. Do điều kiện thời gian thực tập có hạn

và công việc chủ yếu là về các kĩ năng thực hành nên chúng em chưa tìm hiểu và nắm rõ
chi tiết được nguyên lí hoạt động của tất cả các loại tủ điều khiển. Chủ yếu chúng em
được chỉ dẫn sơ bộ về nguyên lí làm việc của các tủ MCC - là loại tủ trực tiếp điều khiển


động cơ, qua đó nắm được các phương pháp khởi động động cơ mà các tủ này sử dụng,
cũng như đối tượng áp dụng của các phương pháp đó. Vì vậy, trong bản báo cáo này,
chúng em xin trình bày về các thiết bị điện chính trong tủ MCC (aptomat, contactor, rơle
nhiệt, rơle trung gian, rơle thời gian), từ đó dựa trên các bản vẽ thiết kế để giải thích,
trình bày các phương pháp khởi động cho các động cơ trong nhà máy bia.

2.2. Một số thiết bị điện chính trong tủ điều khiển động cơ MCC
2.2.1. Aptomat (CB).
Aptomat (Máy cắt hạ áp) là khí cụ điện tự động cắt mạch điện khi có sự cố: quá tải,
ngắn mạch, sụt áp.
* Nguyên lý hoạt động của CB:

Hình 2. Sơ đồ nguyên lí của CB
Ở trạng thái bình thường sau khi đóng điện, CB được giữ ở trạng thái đóng tiếp điểm
nhờ móc 2 khớp với móc 3 cùng một cụm với tiếp điểm động. Bật CB ở trạng thái ON,
với dòng điện định mức nam châm điện 5 và phần ứng 4 không hút. Khi mạch điện quá
tải hay ngắn mạch, lực hút điện từ ở nam châm điện 5 lớn hơn lực lò xo 6 làm cho nam
châm điện 5 sẽ hút phần ứng 4 xuống làm bật nhả móc 3, móc 2 được thả tự do, lò xo 1
được thả lỏng, kết quả các tiếp điểm của CB được mở ra, mạch điện bị ngắt.
* Trong xưởng sử dụng các loại aptomat do hãng Schneider sản xuất:
(a) GV2 LE: aptomat 3 cực từ nhiệt chuyên biệt cho bảo vệ động cơ.
(b) iK60N & iC60N : aptomat kiểu tép MCB 1P, 1P, 2P, 3P & 4P
(c) Compact NSX: aptomat kiểu khối MCCB



Hình 3. Các loại aptomat được sử dụng
2.2.2 Contactor (MC)
Contactor trong tủ điện điều khiển là một khí cụ điện dùng để đóng ngắt các tiếp
điểm nhờ lực hút của cuộn dây, tạo liên lạc trong mạch điện bằng nút nhấn.
Contactor được sử dụng trong các tủ điều khiển ở xưởng là loại contactor LC1-Dx
do hãng Schneider chế tạo, chỉ số sau chữ D trong tên contactor cho biết giá trị dòng điện
xoay chiều 3 pha làm việc định mức của contactor đó.

Hình 4. Contactor LC1 Dx


Hình 5. Các đặc tính của mạch điều khiển contactor LC1-Dx
* Cấu tạo của contactor:
Contactor được cấu tạo gồm các thành phần: Cơ cấu điện từ (nam châm điện), hệ thống
dập hồ quang, hệ thống tiếp điểm (tiếp điểm chính và phụ).
a) Nam châm điện:
Namchâm điện gồm có 4 thành phần:
- Cuộn dây dùng tạo ra lực hút nam châm.
- Lõi sắt (hay mạch từ) của nam châm gồm hai phần: Phần cố định và phần nắp di động.
Lõi thép nam châm có thể có dạng EE, EI hay dạng CI.
- Lò xo phản lực có tác dụng đẩy phần nắp di động trở về vị trí ban đầu.


b) Hệ thống dập hồ quang điện:
Khi Contactor chuyển mạch, hồ quang điện sẽ xuất hiện làm các tiếp điểm bị cháy,
mòn dần. Vì vậy cần có hệ thống dập hồ quang gồm nhiều vách ngăn làm bằng kim loại
đặt cạnh bên hai tiếp điểm tiếp xúc nhau, nhất là ở các tiếp điểm chính của Contactor
trong tủ điện.
c) Hệ thống tiếp điểm của Contactor
Hệ thống tiếp điểm của Contactor liên hệ với phần lõi từ di động qua bộ phận liên động

về cơ. Contactor LC1 Dx có 3 tiếp điểm chính và 2 tiếp điểm phụ.
- Tiếp điểm chính: có khả năng cho dòng điện lớn đi qua, hệ thống tiếp điểm chính
thường được dùng để đóng cắt mạch động lực. Các tiếp điểm chính là tiếp điểm thường
hở đóng lại khi cấp điện qua cuộn hút.
- Tiếp điểm phụ: dùng để đóng cắt mạch điều khiển, hoặc làm tín hiệu cho các thiết bị
điều khiển tự động, cảnh báo. Có 2 tiếp điểm phụ: Thường đóng (NO) và thường hở
(NC).
2.2.3 Rơle nhiệt (ORC)
Rơle nhiệt là loại khí cụ điện tự động đóng cắt tiếp điểm nhờ sự co dãn vì nhiệt của
các thanh kim loại. Rơle nhiệt thường dùng để bảo vệ quá tải cho các thiết bị điện. Trong
công nghiệp rơle nhiệt được lắp kèm với contactor.
Cấu tạo của rơ le nhiệt:

Hình 6. Sơ đồ cấu tạo của rơ le nhiệt


1. Đòn bẩy

5. Thanh lưỡng kim

2. Tiếp điểm thường đóng

6. Dây đốt nóng

3. Tiếp điểm thường mở

7. Cần gạt

4. Vít chỉnh dòng điện tác động


8. Nút phục hồi (reset)

Nguyên lý làm việc của rơle nhiệt
Phần tử cơ bản rơle nhiệt là phiến kim loại kép (bimetal) cấu tạo từ hai tấm kim loại,
một tấm hệ số giãn nở bé (thường dùng invar có 36% Ni, 64% Fe), một tấm hệ số giãn nở
lớn (thường là đồng thau hay thép crôm - niken, như đồng thau giãn nở gấp 20 lần invar).
Hai phiến ghép lại với nhau thành một tấm bằng phương pháp cán nóng hoặc hàn. Khi có
dòng điện quá tải đi qua, phiến kim loại kép được đốt nóng, uốn cong về phía kim loại có
hệ số giãn nở bé, đẩy cần gạt làm lò xo co lại và chuyển đổi hệ thống tiếp điểm phụ. Để
Rơle nhiệt làm việc trở lại, phải đợi phiến kim loại nguội và kéo cần.
Lựa chọn rơle
Lựa chọn đúng Rơle sao cho đường đặc tính A – s của Rơle gần sát đường đặc tính A –s
của đối tượng cần bảo vệ. Nếu chọn thấp quá sẽ không tận dụng được công suất của động
cơ điện, chọn cao quá sẽ làm giảm tuổi thọ của thiết bị cần bảo vệ. Trong thực tế, cách
lựa chọn phù hợp là chọn dòng điện định mức của Rơle nhiệt bằng dòng điện định mức
của động cơ điện cần bảo vệ, Rơle sẽ tác động ở giá trị (1,2 ÷ 1,3)Iđm. Bên cạnh, chế độ
làm việc của phụ tải và nhiệt độ môi trường xung quanh phải được xem xét.


2.2.4 Rơle trung gian (MK)
Rơle trung gian là một khí cụ điện thường dùng trong lĩnh vực điều khiển tự động, dung
để khuếch đại gián tiếp các tín hiệu tác động trong các mạch điều khiển hay bảo vệ.
Nguyên lý hoạt động của Rơle trung gian tương tự như nguyên lý hoạt động của
Contactor. Khi cấp điện áp bằng giá trị điện áp định mức (ghi trên nhãn) vào hai đầu
cuộn hút của Rơle trung gian, lực điện từ đóng kín mạch từ, hệ thống tiếp điểm chuyển
đổi trạng thái và duy trì trạng thái này (tiếp điểm thường đóng hở ra, tiếp điểm thường hở
đóng lại). Khi ngưng cấp nguồn, hệ thống tiếp điểm trở về trạng thái ban đầu.
Điểm khác biệt giữa Contactor và Rơle trung gian có thể tóm lược như sau:
- Rơle trung gian chỉ có tiếp điểm phụ có khả năng tải dòng điện nhỏ, sử dụng cho mạch
điều khiển, mà không có tiếp điểm chính

- Rơle trung gian cũng có các loại tiếp điểm thường đóng và tiếp điểm thường hở, tuy
nhiên các tiếp điểm không có buồng dập hồ quang.
- Rơle trung gian có ưu điểm là gồm nhiều cặp tiếp điểm, chiếm không gian nhỏ, giá
thành rẻ nên được sử dụng phổ biến trong mạch điều khiển có dòng tải rất nhỏ. Còn mạch
động lực dòng tải rất lớn, ta phải sử dụng Contactor.
Loại Rơ-le trung gian được sử dụng trong các tủ điều khiển của xưởng là loại MY4N có 4
cặp tiếp điểm với LED chỉ thị, do hãng Omron sản xuất.

Hình 7. Hình ảnh thực tế của MY4N 24VDC


Hình 8. Sơ đồ kết nối các chân của MY4N:
loại AC (bên trái) và loại DC (bên phải, có cực tính)
2.2.5 Rơle thời gian – timer (TM)
Rơle thời gian là một khí cụ điện tạo thời gian mở chậm hoặc đóng chậm của hệ
thống tiếp điểm so với thời điểm đưa tín hiệu tác động vào rơ le.
Rơle thời gian được sử dụng trong các tủ MCC ở xưởng là loại timer điện tử E234
CTERD của hãng ABB.

(a) Hình ảnh thực tế

(b) Sơ đồ kết nối chân

Hình 9. Timer điện tử ABB E234 CT-ERD
* Chế độ làm việc:


Timer điện tử CT-ERD có 1 tiếp điểm đóng/mở và 7 mức thời gian trễ, từ 0.05s đến 100h.
Mức thời gian được chỉnh bởi công tắc xoay phía trên và độ chính xác của thời gian được
đọc từ thang đo.

* Nguyên lý hoạt động:
Timer này có 1 chức năng duy nhất là mở chậm, và nguồn điều khiển thì phải liên tục khi
đếm trễ. Việc đếm trễ bắt đầu khi cuộn dây được cấp nguồn (24-48 VDC hoặc 24-240
VAC), có đèn báo LED xanh sáng khi đang đếm. Ban đầu, đầu ra của Timer ở trạng thái
đóng (vị trí 16). Khi hết thời gian trễ, đầu ra của Timer ở trạng thái mở (vị trí 18) và đèn
LED tắt. Nếu ngắt nguồn điều khiển (mất dòng qua cuộn hút), đầu ra Timer ở trạng thái
đóng (vị trí 16) và thời gian trễ được reset

Hình 10. Lược đồ minh họa nguyên lý hoạt động của Timer
2.3 Các phương pháp khởi động động cơ trong bản vẽ thiết kế của các tủ MCC
2.3.1 khởi động trực tiếp
- Dùng cho các động cơ công suất dưới 10kW.
- Xem bản vẽ minh họa Hình 11, trang 23.
Tín hiệu điều khiển việc khởi động hoặc dừng động cơ được cung cấp từ PLC, được
khuếch đại thông qua Rơ-le trung gian điều khiển MK. Khi có tín hiệu khởi động, cuộn
hút của MK có điện, mạch điều khiển đóng lại, cuộn hút của Contactor MC có điện, các
tiếp điểm chính của MC đóng lại, động cơ được cấp điện, đồng thời tiếp điểm phụ thường


hở của MC đóng lại để gửi tín hiệu báo về cho PLC. Khi có tín hiệu dừng, cuộn hút của
MK mất điện, mạch điều khiển hở, động cơ dừng.
Khi có sự cố quá tải động cơ, Rơle nhiệt ORC sẽ thao tác làm ngắt mạch điện cuộn
dây, do đó cũng ngắt khởi động từ và dừng động cơ điện.
2.3.2 Khởi động bằng cách đấu nối Y-∆
- Dùng cho các động cơ công suất trong dải 10kW - 70kW.
Ta sử dụng 3 tiếp điểm chính của các contactor như các cầu dao đóng/ngắt điện, và các
tiếp điểm phụ của chúng để điều khiển việc đóng/ngắt của các “cầu dao” đó.
Ý tưởng:
Lúc mở máy, ta đổi nối thành Y bằng cách đóng MS và MC, như vậy điện áp đưa vào 2
đầu mỗi pha chỉ còn , và dòng mở máy thì giảm đi 3 lần so với cách đấu trực tiếp. Sau

một thời gian (cài đặt ở Timer) máy đã chạy rồi, ta đổi nối lại thành ∆ bằng cách ngắt MS
và đóng MD.
- Nguyên lý hoạt động của sơ đồ trong bản vẽ Hình 12, trang 24:
Khi có tín hiệu khởi động, cuộn hút của MK có điện, mạch điều khiển được đóng lại,
Timer TM ở vị trí 16, có dòng đi qua cuộn hút MS, tiếp điểm phụ thường hở của nó đóng
lại và tiếp điểm thường đóng của nó hở ra, có dòng đi qua cuộn hút MC, tiếp điểm
thường hở của MC đóng lại. Như vậy, lúc đầu, các cuộn hút MC và MS có điện, động cơ
được khởi động với đấu nối Y qua 2 contactor MC và MS.
Sau 3-4 giây, Timer chuyển mạch sang vị trí 18, cuộn hút MS mất điện, làm cho tiếp
điểm thường đóng của MS đang mở được đóng lại, có dòng chạy qua cuộn hút của MD,
dẫn đến tiếp điểm thường hở của MD đóng lại để duy trì dòng qua cuộn hút của chính
MD, đồng thời tiếp điểm thường đóng của nó hở ra, ngắt dòng qua cả cuộn hút Timer và
cuộn hút MS, lúc này, chỉ có dòng qua cuộn hút MC và MD, động cơ làm việc với đấu
nối ∆ qua 2 contactor MC và MD.
Khi có sự cố quá tải động cơ, Rơle nhiệt ORC sẽ thao tác làm ngắt mạch điện cuộn
dây,
do đó cũng ngắt khởi động từ và dừng động cơ điện.


2.3.3. Khởi động và đảo chiều quay động cơ bằng khởi động từ kép
Khởi động từ kép có 2 contactor, dùng để khởi động và đảo chiều quay động cơ, 2
contactor này được đấu với nhau bằng cách đảo thứ tự 2 trong 3 pha và có khoá liên động
với nhau.
Khởi động từ kép được sử dụng cho các động cơ cần đảo chiều quay, ví dụ như các cơ
cấu cửa, nâng hạ,… Ta cùng xét ví dụ về điều khiển cửa xã bả trong Hệ nấu (xem Hình
13, trang 24 và Hình 14, trang 25).
Trong sơ đồ điều khiển công tắc hành trình cửa xả bã, có 2 nút nhấn để quyết định
chiều đóng/mở cửa.
Khi nhấn nút đóng cửa, có điện qua cuộn hút của AX06, các tiếp điểm thường mở của
nó đóng lại, đồng thời bộ điều khiển đóng MK06/2, có dòng qua cuộn hút MC06/1, động

cơ quay theo chiều thuận. Ngược lại, khi nhấn nút mở cửa, có dòng qua cuộn hút
MC06/2,
động cơ quay theo chiều nghịch.
Để đảm bảo chắc chắn 2 contactor không đồng thời cùng đóng gây ngắn mạch, chúng
phải có khoá liên động với nhau (khoá chéo). Khoá liên động điện là ta nối tiếp tiếp điểm
thường đóng của contactor này với mạch điều khiển của contactor kia (như bên phải Hình
14), để khi đã có điện qua cuộn hút của một contactor thì tiếp điểm thường đóng của nó
sẽ hở để cắt mạch điều khiển của contactor kia. Khoá liên động cơ là chốt cơ khí làm cho


nếu một nút đã nhấn thì nút kia không thể nhấn được.

Hình 11. Sơ đồ khởiđộng trực tiếp bơm CIP hồi nồi gạo, mait


Hình 12. Sơ đồ khởi động bơm nước đến thiết bị trao đổi nhiệt 2 bằng phương pháp
sao – tam giác


Hình 13. Sơ đồ khởi động vàđảo chiều quay Động cơ xả bã nồi lọc


Hình 14. Sơ đồ điều khiển công tắc hành trình cửa xả bã
2.3.4. Khởi động mềm
Việc khởi động trực tiếp sẽ sinh ra dòng điện khởi động lớn gây ra những tác hại xấu như
làm giảm điện áp ảnh hưởng tới các thiết bị khác, làm tăng tổn thất điện năng do quá
trình khởi động thường xuyên gây ra. Để giảm bớt những ảnh hưởng trên, xu thế các hệ
truyền động hiện nay là dùng các bộ khởi động mềm (Soft Starter). Phương pháp khởi
động được áp dụng ở đây là tăng dần điện áp theo một chương trình thích hợp, quá trình
khởi động được điều khiển đóng mở van thyristor bằng vi xử lý, tần số giữ không đổi

theo tần số điện áp lưới. Hoạt động của bộ khởi động mềm hoàn toàn dựa trên việc điều
khiển điện áp khi khởi động và dừng, tức là trị số hiệu dụng của điện áp là thay đổi.
-Ngoài ra, các bộ khởi động mềm còn cung cấp cho chúng ta những giải pháp tối ưu nhờ
nhiều chức năng như khởi động mềm và dừng mềm, dừng đột ngột, phanh dòng trực tiếp,
tiết kiệm năng lượng khi non tải, có chức năng bảo vệ động cơ như bảo vệ quá tải, mất
pha…
* Những ứng dụng điển hình của bộ khởi động mềm:
- Động cơ điện cho chuyên chở vật liệu.


×