Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

BÀI BÁO KHOA HỌC VỀ VĂN HÓA ĐỌC THUY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (103.68 KB, 8 trang )

XÂY DỰNG VĂN HÓA ĐỌC CHO HỌC SINH, SINH VIÊN
TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM ĐIỆN BIÊN
CN. Trần Thanh Thủy
Chuyên ngành: Lịch sử Đảng & Tư tưởng Hồ Chí Minh
TÓM TẮT
Văn hóa đọc có vai trò đặc biệt quan trọng đối với người học nói chung và
với HSSV trường CĐSP Điện Biên nói riêng. Trong tham luận tác giả đã nghiên
cứu lý luận về văn hóa đọc, đồng thời tìm hiểu thực trạng văn hóa đọc của HSSV
trường CĐSP Điện Biên, phân tích nguyên nhân và đề xuất một số giải pháp để
nâng cao văn hóa đọc cho HSSV trường CĐSP Điện Biên nhằm góp phần nâng
cao chất lượng học tập và hiệu quả giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức cho
HSSV trong nhà trường.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Cùng với sự phát triển của xã hội khái niệm “Văn hóa đọc” ngày càng được
nghe và nói đến nhiều hơn. Văn hóa đọc hiểu theo nghĩa phổ biển nhất bao gồm
thói quen đọc, sở thích đọc (khả năng lựa chọn sách) và kỹ năng đọc. Điều này
cũng có nghĩa là không phải người đọc cứ biết đọc là đã có văn hóa đọc. Có văn
hóa đọc thì hiệu quả từ việc đọc mới cao.
Đối với xã hội vai trò của văn hóa đọc đã được khẳng định là nền tảng của
một xã hội học tập, là động lực thúc đẩy sự phát triển xã hội. Đối với “người học”
nói chung và HSSV nói riêng thì văn hóa đọc lại càng quan trọng hơn vì nó là một
yếu tố cơ bản quyết định hiệu quả của quá trình tự học; đến lượt mình tự học lại
đóng vai trò quyết định hiệu quả của quá trình học tập trong nhà trường cũng như
suốt cuộc đời.
Là giảng viên giảng dạy các môn lý luận chính trị tại trường CĐSP Điện
Biên qua tìm hiểu tôi thấy có một thực tế rất mâu thuẫn đã và đang tồn tại đó là
HSSV của nhà trường với nhiệm vụ học tập, tích lũy tri thức lẽ ra phải là những
người yêu sách, ham đọc sách và biết cách đọc sách hơn cả thì ngược lại họ lại là
những người rất ít đọc sách, rất lười đọc sách và không biết cách đọc sách hiệu
quả. Sinh viên chủ yếu đọc “khoán” giáo trình để đi thi hoặc là đọc “sổi” những
thông tin để giải trí… hầu hết HSSV có tâm lý ngại đọc sách dày, sách kinh điển,


sách lý luận…. điều này tất yếu sẽ dẫn đến một hệ quả là kết quả học tập của
HSSV chưa cao, HSSV không thể có có kiến thức sâu rộng và giàu các kỹ năng
học tập cũng như kỹ năng sống được. Thêm vào đó thay vì dành thời gian cho việc
đọc sách để học cái hay, cái đẹp trong sách thì nhiều người học lại tiêu tốn thời
gian vào những cám dỗ vô bổ như chơi game, tán gẫu, đánh bài trên mạng…thậm
chí còn bị cuốn vào vòng xoáy xa rời việc học rơi vào tệ nạn xã hội. Vì thực tế
đáng buồn và đáng lo ngại này nên tác giả thiết nghĩ việc nâng cao văn hóa đọc
cho HSSV trường CĐSP Điện Biên là vô cùng cần thiết. Việc nâng cao văn hóa
1


đọc chắc chắn sẽ nâng cao chất lượng học tập và hiệu quả giáo dục chính trị, tư
tưởng, đạo đức cho HSSV của nhà trường.
II. NỘI DUNG
1. Khái niệm và các yếu tố cầu thành của văn hóa đọc
1.1. Khái niệm văn hóa đọc
Có nhiều cách định nghĩa về văn hóa đọc nhưng trong khuôn khổ của bài
tham luận này tác giả chỉ tiếp cận định nghĩa phổ biến nhất về văn hóa đọc đó là:
văn hóa đọc là ứng xử, giá trị và chuẩn mực đọc của mỗi cá nhân bao gồm thói
quen đọc, sở thích đọc và kỹ năng đọc.
1.2. Các yếu tố của văn hóa đọc:
Cấu trúc của văn hóa đọc bao gồm ba thành phần: thói quen đọc, sở thích
đọc và kỹ năng đọc. Ba thành phần này cũng là ba vòng tròn đồng tâm, ba vòng
tròn giao nhau.
Trước hết cần tạo ra và phát triển thói quen đọc suốt cuộc đời cho mỗi
người. Xây dựng thói quen đọc phải được bắt đầu từ tuổi ấu thơ, ở nhiều nước
người ta bắt đầu thực hiện từ tuổi trước khi đến trường, do các bậc cha mẹ thực
hiện. Còn trong suốt cuộc đời đi học và sau khi ra đời là quá trình học tập và rèn
luyện các kỹ năng đọc. Trong suốt quá trình học tập, mỗi cá nhân phát hiện ra sở
thích đọc của chính họ để phát huy sở trường và hạn chế những sở đoản.

Thói quen và kỹ năng đọc mang tính chất đồng loạt, còn sở thích đọc lại phụ
thuộc hoàn toàn vào từng cá nhân cụ thể (trình độ giáo dục và thiên tư cá nhân), ví
dụ: có người thích đọc thơ, có người thích đọc tiểu thuyết, có người thích đọc sách
nghiên cứu, có người thích đọc sách phổ biến khoa học kỹ thuật, văn hoá nghệ
thuật ... Yếu tố này tạo ra sự đa dạng, phong phú, giàu mầu sắc cho nền văn hoá
đọc trong xã hội.
Văn hoá đọc của từng cá nhân phải đảm bảo có đủ cả ba yếu tố trên. Bởi vì
nếu một người có thói quen đọc, nhưng thiếu kỹ năng đọc thì hiệu quả đọc không
cao, thậm chí không có hiệu quả, chỉ mất thời gian vô ích. Nếu nắm vững kỹ năng
đọc, nhưng không tạo được thói quen đọc thì kiến thức thu lượm cũng chẳng được
là bao, thiếu những kiến thức cần thiết cho cuộc sống của chính họ.
Nhưng đôi khi người ta nói văn hoá đọc của mỗi cá nhân đồng nghĩa là kỹ
năng đọc của họ. Điều đó nói lên tầm quan trọng của kỹ năng đọc của mỗi cá nhân.
Và chính khái niệm này cũng là một khái niệm đang phát triển và có nội hàm hết
sức phong phú.
Kỹ năng đọc là sự thể hiện tổ hợp những thao tác tư duy sau:
- Biết vận dụng thành thạo các cách đọc khác nhau đối với từng loại tài liệu
đọc (tài liệu nghiên cứu, tài liệu phổ thông, tài liệu giải trí...).
- Thể hiện được tính hệ thống, tính liên tục trong quá trình lựa chọn tài liệu
đọc (đọc từ trình độ thấp lên trình độ cao, từ các vấn đề đơn giản tới phức tạp).
2


- Biết vận dụng các biện pháp kỹ thuật để củng cố và đào sâu những nội
dung đã đọc như ghi chép, soạn tóm tắt, viết chú giải, trao đổi với bạn bè, đồng
nghiệp...
- Biết vận dụng những nội dung đã đọc vào thực tiễn.
Mục đích cuối cùng của kỹ năng đọc là đọc có hiệu quả cao nhất, nắm chắc
nội dung cốt lõi và biết vận dụng những điều đã đọc được vào cuộc sống của
chính người đọc. Ngày nay người ta đặc biệt lưu tâm tới yếu tố thứ 4: biết vận

dụng những nội dung đã đọc vào cuộc sống của mỗi người đọc để có thể cải thiện
được chính cuộc sống của họ. Vì vậy, hàng năm UNESCO trao giải thưởng xoá mù
chữ cho những cá nhân, tập thể không chỉ biết đọc biết viết đơn thuần, mà phải biết
vận dụng những điều đọc được vào cuộc sống của mình, cải thiện được cuộc sống
nghèo khổ của chính họ.
2. Thực trạng văn hóa đọc của HSSV Trường CĐSP Điện Biên
2.1. Phần lớn HSSV của Trường CĐSP Điện Biên còn hạn chế về văn hóa đọc
Để tìm hiểu thực trạng về văn hóa đọc của HSSV Trường CĐSP Điện
Biên tác giả đã tiến hành một cuộc phỏng vấn nhanh 100 HSSV của nhà trường với
câu hỏi “Bạn đã từng nghe nói về văn hóa đọc chưa?” Có 95 % số HSSV được hỏi
trả lời là đã nghe nói về văn hóa đọc trên các phương tiện truyền thông. Tuy nhiên
khi được hỏi “Bạn hiểu thế nào là văn hóa đọc” thì đa số HSSV trả lời là không
hiểu cụ thể chỉ hiểu đại ý văn hóa đọc là nói về việc đọc. Nếu chỉ dựa vào kết quả
điều tra nhanh trên đây thì không thể kết luận về thực trạng văn hóa đọc của HSSV
trong nhà trường nên tác giả đã tiến hành điều tra bằng phiều điều tra để tìm hiểu
thực trạng từng yếu tố cấu thành nên văn hóa đọc của HSSV Trường CĐSP Điện
Biên đó là: thói quen đọc, sở thích đọc và kỹ năng đọc đối với 400 HSSV của nhà
trường và kết quả thu được như sau:
Bảng 1: Kết quả điều tra thói quen đọc của HSSV
Thường
Không bao
Rất ít
xuyên
giờ
STT Thói quen đọc
SL
%
SL
%
SL

%
1
Đọc sách in mượn ở Thư 80
20
300
75
20
5
viện nhà trường
2
Đọc sách in mượn ở Thư 30
7,5
80
20
290
72,5
viện ngoài trường
3
Đọc sách in mua ở Hiệu 40
10
280
70
80
20
sách
4
Đọc sách điện tử qua mạng 50
12,5
150
37,5

200
50
Internet
Trước hết là việc đọc các loại tài liệu in gọi chung là sách tại thư viên của
nhà trường. Thư viên Trường CĐSP Điện Biên hiện đang có trên 4000 đầu sách, đa
dạng và phong phú về thể loại như: sách giáo trình; sách tham khảo; tác phẩm kinh
3


điển; văn xuôi; thơ…nhưng phòng đọc của thư viện thường xuyên vắng bóng
người đọc. Ngày thường số lượng HSSV đến phòng đọc của thư viện rất ít, trong
số đó có những HSSV đến phòng đọc chỉ để mượn tài liệu làm bài tập, viết tiểu
luận hoặc soạn giáo án tại chỗ và xong những nhiệm vụ giáo viên yêu cầu thì họ ra
về ngay và thường không đọc thêm bất cứ một loại sách báo gì…Mùa thi phòng
đọc của thư viện có HSSV đến nhiều hơn nhưng số người tăng thêm này lại chủ
yếu đến đây không phải để đọc sách mà là đến để tìm nơi yên tĩnh ôn thi. Nhiều
HSSV cho rằng, chỉ cần đủ điểm qua môn học là được không nhất thiết phải đọc
nhiều sách.
Qua điều tra cho thấy việc đọc sách từ những nguồn khác ngoài thư viện nhà
trường của HSSV còn rất hạn chế, phần lớn HSSV cho biết họ rất hiếm khi mua
sách ở hiệu sách hoặc mượn sách ở các thư viện khác.
Ngày nay với sự phát triển của công nghệ hiện đại khái niệm “sách” không
chỉ giới hạn ở những trang giấy in hoặc viết mà nó còn mở rộng ra những trang
sách điện tử. Vì vậy, việc đọc sách không chỉ dừng lại ở việc đọc những gì hiện
hữu mà còn bao gồm cả đọc “ảo” trên màn hình máy vi tính, điện thoại… Khi
được hỏi nhiều HSSV cho biết họ cũng thường xuyên vào mạng internet để đọc
nhưng chủ yếu chỉ là đọc các thông tin giải trí, nghe nhạc, chơi game…Tất cả
những thực trạng phản ánh trên đây đủ để khẳng định một kết luận là phần lớn
HSSV của nhà trường hiện nay không có thói quen đọc sách, không ham đọc sách!
Thực tế thì tình trạng lười đọc sách, ít đọc sách không phải là một hiện

tượng riêng có ở trường ta mà đó cũng là xu hướng chung đáng lo ngại của HSSV
nhiều trường. Ngày nay có lẽ đi tìm những người học là “con mọt sách”, “nghiện
sách” khó hơn nhiều so với tìm những người học “nghiện game”. Thay vì chong
đèn “dùi mài kinh sử” đọc hết tập sách này đến tập sách khác như thế hệ cha ông
ngày xưa thì nay người ta lại chong đèn “cày game” và xem những trận bóng đá
thâu đêm suốt sáng hay tiêu tốn thời gian vào những cuộc tán gẫu trên mạng và hệ
quả tất nhiên đó là sự thiếu hụt về tri thức, sự nghèo nàn trống rỗng trong tâm hồn
dửng dưng thờ ơ với cái hay, cái đẹp, sống không lý tưởng, không hoài bão, thậm
chí nhiều HSSV còn bị suy thoái về đạo đức, lối sống, sa vào các tệ nạn xã hội…
Bảng 2: Kết quả điều tra HSSV lựa chọn sách để đọc
STT
Lựa chọn sách để đọc
SL
%
1
Sách kinh điển, sách lý luận
0
0
2
Sách giáo trình, tài liệu học tập
300
75
3
Sách phổ biến tri thức khoa học
50
12,5
4
Sách văn, thơ
40
10

5
Báo in
200
50
6
Truyện tranh
120
30
Qua điều tra cho thấy HSSV chủ yếu đọc giáo trình và các tài liệu học tập
phục vụ kiểm tra và thi kết thúc học phần. Hầu hết HSSV không đọc sách kinh
4


điển, sách lý luận với tâm lý phổ biến là ngại đọc sách dày, sách nhiều tập. Rất ít
HSSV lựa chọn sách khoa học, sách thơ văn để đọc. Có nhiều HSSV thích đọc báo,
đọc tạp chí nhưng cũng chỉ quan tâm nhiều đến những nội dung mang tính thông
tin và giải trí. Vẫn có một số lượng không nhỏ HSSV có thói quen đọc truyện
tranh vì cho rằng nó mang tính giải trí tức thời, ít tốn thời gian và không phải suy
nghĩ nhiều.
Thực trạng việc lựa chọn sách để đọc của HSSV trong nhà trường phản ánh
xu hướng thu hẹp phạm vi đọc gắn liền với chuyên môn của người đọc. Thiết nghĩ
việc thu hẹp phạm vi đọc gắn với chuyên môn của người đọc là xu hướng tích cực
vì nó giúp cho HSSV có tri thức và kỹ năng nghề nghiệp sâu sắc hơn. Nhưng hiệu
quả của việc đọc sẽ lớn hơn nhiều nếu HSSV biết phân bố thời gian hợp lý để
ngoài việc đọc sách chuyên ngành, đọc tài liệu giải trí còn mở rộng phạm vi đọc tới
những loại sách phổ biến tri thức khoa học, thơ văn …để đọc không chỉ dừng lại ở
việc tiếp thu kiến thức chuyên môn, thư giãn mà đọc còn là một biện pháp để nâng
cao hiểu biết tổng hợp, hoàn thiện nhân cách của người đọc. Do đó, sẽ rất thiếu sót
nếu bạn nói rằng: “Tôi là sinh viên Thể dục thì cần gì đọc sách Văn học” hay “Tôi
là sinh viên Toán cần gì đọc sách Lịch sử” mà mỗi HSSV cần phải hiểu rằng đọc

đa dạng phong phú các thể loại sách để nâng cao vốn văn hóa nền, bồi dưỡng tâm
hồn phát triển trí tuệ.
Bảng 3: Kết quả điều tra kỹ năng đọc của HSSV
STT
Kỹ năng đọc
SL
%
1
Biết sử dụng các cách đọc khác nhau đối với từng loại
80
20
tài liệu đọc
2
Đảm bảo tính hệ thống, tính liên tục trong lựa chọn tài
100
25
liệu đọc
3
Biết sử dụng các biện pháp để củng cố và đào sâu nội
150
37,5
dung đọc
4
Biết vận dụng những nội dung đã đọc vào thực tiễn
150
37,5
Kết quả điều tra trên cho thấy chưa có nhiều HSSV biết vận dụng các cách
đọc khác nhau đối với các tài liệu khác nhau, đặc biệt là HSSV còn chưa biết cách
đọc có hiệu quả các tài liệu nghiên cứu, tài liệu học tập. Không ít HSSV đã đọc tài
liệu nghiên cứu giống tài liệu phổ thông, tài liệu giải trí có nghĩa là đọc nhanh, đọc

toàn bộ không biết đọc nghiền ngẫm có đối chiếu với kiến thức, kinh nghiệm của
bản thân và những cuốn sách khác về nội dung đang đọc, đọc có đánh giá, phản
biện. Còn rất nhiều HSSV chưa biết lựa chọn vấn đề để đọc, còn đọc một cách thụ
động gặp gì đọc nấy, đọc theo ngẫu hứng không biết chủ động tìm nội dung cần
đọc và đọc có hệ thống từ trình độ thấp lên trình độ cao, từ các vấn đề đơn giản tới
phức tạp. Trong khi đọc có rất ít HSSV sử dụng các biện pháp củng cố và đào sâu
những nội dung đã đọc như ghi chép, soạn tóm tắt, viết chú giải, trao đổi với bạn
bè về vấn đề đã đọc. Những hạn chế về kỹ năng đọc của HSSV đã làm cho hiệu
quả của việc đọc chưa cao, khó nắm chắc được nội dung cốt lõi, điều này tất yếu
dẫn tới sự hạn chế trong việc vận dụng những điều đã đọc vào thực tiễn cuộc sống,
học tập của người đọc.
5


Từ những phân tích trên đây có thể khẳng định rằng phần lớn HSSV của
Trường CĐSP Điện Biên chưa hiểu biết đầy đủ về văn hóa đọc và chưa hình thành
được văn hóa đọc cho mình, cụ thể là HSSV chưa có thói quen đọc sách, còn hạn
chế về khả năng lựa chọn sách và kỹ năng đọc nên hiệu quả từ việc đọc chưa cao
dẫn đến kết quả của việc tự học nói riêng và quá trình học tập ở nhà trường nói
chung còn hạn chế.
2.2. Nguyên nhân những hạn chế về văn hóa đọc của SHSV trường CĐSP Điện
Biên
Tình trạng hầu hết HSSV của Trường CĐSP Điện Biên lười đọc sách, hạn
chế về văn hóa đọc như đã phản ánh ở trên là do nhiều nguyên nhân chủ quan và
khách quan khác nhau như:
Một là, do những khó khăn, hạn chế đặc thù của vùng miền. Những hạn
chế về văn hóa đọc của phần lớn HSSV Trường CĐSP Điện Biên trước hết là do
những hạn chế về hoàn cảnh sống, điều kiện sinh hoạt vật chất của địa phương nơi
HSSV sống và học tập trước bậc học chuyên nghiệp. Hầu hết HSSV của nhà
trường là dân tộc thiểu số sống ở vùng cao, vùng sâu vùng xa của tỉnh Điện Biên

cuộc sống mưu sinh còn vất vả khó khăn nên không có nhiều thời gian để đọc sách
và cũng không có điều kiện lựa chọn sách hay để đọc điều đó tất yếu dẫn tới những
hạn chế về văn hóa đọc của các HSSV trong nhà trường.
Hai là, HSSV chưa được giáo dục một cách bài bản, hệ thống về văn hóa
đọc. Văn hóa đọc trước hết cần được xây dựng và mài dũa trong môi trường gia
đình từ tuổi ấu thơ thì nhiều gia đình cả thế hệ ông bà, bố mẹ đều chưa chú ý giáo
dục về văn hóa đọc con cháu. Và khi đến tuổi đi học thì ở trường học các em cũng
chưa được chú ý giáo dục về văn hóa đọc. Có thể khẳng định ở Việt Nam ta hầu
hết người học chưa được dạy về các lựa chọn sách, cách đọc sách và thói quen đọc
sách một cách có hệ thống. Chính vì thế nên nhiều HSSV học đến bậc học chuyên
nghiệp mà vẫn chưa hình thành được văn hóa đọc cho mình.
Ba là, ngày nay văn hóa nghe nhìn đã lấn át văn hóa đọc. Các thiết bị
nghe nhìn hiện đại như: điện thoại di động, đài, ti vi, internet… rất phổ biến và tiếp
cận sâu rộng trong giới trẻ. Sự tiện ích, hấp dẫn của các phương tiện trên đã làm
cho HSSV dần dần lười đọc sách. Nhiều người học cho rằng: thời đại công nghệ
thông tin thế giới nằm ở mười đầu ngón tay chỉ cần cần vào mạng ở internet là sẽ
có tất cả, không cần phải tra cứu sách. Họ không nhận thức được tầm quan trọng
của kho tàng tri thức khổng từ sách mang lại. Ngày nay đã có nhiều cảnh báo về sự
lạm dụng các phương tiện nghe nhìn đã làm cho người học trở nên ít động não và
lười suy nghĩ hơn.
Bốn là, HSSV không có thời gian để dành cho việc đọc. Khi được hỏi về lý
do tại sao ít đọc sách, nhiều HSSV cho rằng họ đó là do sự bận rộn, không có thời
gian cho việc đọc. Có quá nhiều việc để làm nên ngày nay, người ta không thể ngồi
cầm quyển sách mà “nhâm nhi” như các cụ ngày xưa được. Việc học, làm thêm,
giải trí …đã chiếm hết quỹ thời gian của họ. Thực tế ta thấy đó chỉ là ngụy biện bởi
6


với quỹ thời gian hữu hạn là 24 giờ trong một ngày thì người học sẽ không có thời
gian để làm tất cả các việc nhưng họ sẽ có đủ thời gian để làm những việc họ cho

là quan trọng. Vì thế nếu mỗi ngày HSSV dành một khoảng thời gian nhất định để
đọc sách thay vì thời gian vui chơi giải trí hoặc làm những việc khác thì đó không
phải là việc không thể làm được
3. Một số giải pháp để nâng cao văn hóa đọc cho HSSV Trường CĐSP Điện
Biên.
Một là, Cần có sự tuyên truyền, giáo dục về vai trò của sách và văn hóa
đọc đối với HSSV sư phạm: Sách có vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống
của con người “Trong số nhiều thế giới mà con người được ban tặng, không phải
từ thiên nhiên mà từ trí tuệ của chính mình thì thế giới sách là vĩ đại nhất”. Sách
lưu trữ những kiến thức từ ngàn xưa cho đến thời nay. Toàn bộ cuộc sống của loài
người đều được phản ánh trong sách. Không chỉ là kho lưu trữ kiến thức vô tận của
nhân loại, sách còn là người thầy mở tư duy, dạy cách cư xử đúng. Cho nên biết
lựa chọn sách hay để đọc, thường xuyên đọc sách và đọc đúng kỹ thuật là mỗi
người đã có được những người bạn, người thầy từ sách để nuôi dưỡng tâm hồn và
phát triển trí tuệ.
Xã hội càng phát triển thì văn hóa đọc càng phải được chú trọng vì đọc sách
mới là cách tiếp cận thông tin, cách học tập, lĩnh hội tri thức bền vững nhất. Quá
trình đọc là quá trình hấp thụ tri thức qua cảm nhận của người đọc. Trong quá trình
đọc, con người phải suy nghĩ, phân tích tổng hợp, tư duy biến tri thức của nhân
loại thành tri thức của riêng mình. Tri thức sẽ hằn sâu trong trí não của mỗi người
và đọng lại trở thành vốn kiến thức để con người vận dụng vào công việc và cuộc
sống của chính mình, có tác dụng hơn hẳn những tiếng nói thoáng qua, những hình
ảnh lướt qua.
Là HSSV sư phạm cần nhận thức rõ niệm vụ đặc thù của mình là tích lũy tri
thức, kỹ năng nghề nghiệp chuẩn bị hành trang làm thầy cô giáo. Nếu không có
văn hóa đọc chắc kết quả học tập sẽ không cao, không thực chất dẫn đến thiếu tri
thức, kỹ năng để khẳng định bản thân. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc HSSV tự
đánh mất cơ hội nghề nghiêp của mình, cơ hội thành công trong nghề nghiệp của
mình. Hơn nữa đam mê đọc sách là một đam mê lành mạnh giúp ta sống tốt hơn,
sống đẹp hơn xa rời những cám dỗ vô bổ, xấu xa.

Hai là, cần tăng cường giáo dục về văn hóa đọc cho HSSV bằng những
biện pháp cụ thể sau:
+ Giáo dục về văn hóa đọc thông qua hoạt động dạy học của giáo viên:
Khi giảng dạy trên lớp người giáo viên cần chú ý giáo dục cả ba yếu tố của văn hóa
đọc là thói quen đọc, khả năng lựa chọn sách và kỹ năng đọc cho HSSV để việc
“đọc” thực sự trở thành một nhiệm vụ có ý thức, thành một nhu cầu của người học
song song với việc học bài ở trên lớp và ở nhà. Đọc trước hết là đọc những tài liệu
học tập, coi đó là yếu tố căn bản của quá trình tự học, quyết định hiệu quả của cả
7


quá trình dạy và học. Điều này hoàn toàn phù hợp với phương châm đổi mới
phương pháp dạy học, lấy người học làm trung tâm, phát huy tính tích cực sáng tạo
của người học. Đối với mỗi môn học giáo viên cần giới thiệu giáo trình, tài liệu
tham khảo của môn học đó. Trước mỗi chương, mỗi bài giáo viên yêu cầu HSSV
phải đọc nghiên cứu trước và thường xuyên có những biện pháp phù hợp để kiểm
tra việc đọc ở nhà của HSSV như giáo viên có thể yêu cầu HSSV trình bày tóm tắt
nội dung đã đọc kèm theo nhận xét của cá nhân và có thể cho điểm thường xuyên
kết quả việc đọc của các em trong mỗi tiết học để hình thành thói quen đọc sách bổ
ích cho HSSV.
+ Giáo dục về văn hóa đọc thông qua hoạt động của các tổ chức đoàn hội
của trương CĐSP Điện Biên như: Đoàn Thanh niên Cộng sản HCM, tổ chức Công
đoàn, Hội Văn học nghệ thuật…. Các tổ chức đoàn hội có thể mở các cuộc thi, các
sân chơi trí tuệ cho HSSV như: các cuộc thi kể chuyện theo sách, tìm hiểu kiến
thức, tìm hiểu lịch sử, hiểu biết tổng hợp…hoặc các cuộc thi viết mà người tham
gia phải đọc, phải nghiên cứu mới viết được… để đánh thức niềm đam mê đọc
sách của HSSV.
Ba là, Thư viện, Trung tâm hỗ trợ học tập của nhà trường cần thực hiện
tổng hợp nhiều biện pháp để thu hút người đọc như tăng thêm nhiều loại sách
hay, tăng cường giới thiệu, quảng bá những cuốn sách hay; Lấy ngày đọc sách của

thế giới là ngày 23/4 hàng năm làm ngày hội đọc sách của nhà Trường. Nên chăng
Tạp san của Trường ta có chuyên mục giới thiệu những cuốn sách hay có trong thư
viện của nhà trường để HSSV tìm đọc nhằm khuấy động phong trào đọc sách trong
HSSV.
III. KẾT LUẬN:
Văn hóa đọc bao giờ cũng đóng vai trò chủ đạo trong việc truyền bá và lĩnh
hội tri thức một cách hệ thống và sâu sắc mà văn hóa nghe nhìn không có được.
Hiện này văn hóa đọc của HSSV trường CĐSP Điện Biên đang còn nhiều hạn chế.
Để khắc phục tình trạng này đòi hỏi sự “vào cuộc” quyết liệt và sự phối kết hợp
giữa các phòng ban, khoa tổ, các tổ chức đoàn thể; sự phối kết hợp giữa người dạy
và người học để thực hiện đồng bộ, hiệu quả nhiều biện giải pháp. Có như vậy mới
có thể nâng cao văn hóa đọc cho HSSV trong nhà trường, góp phần nâng cao nhận
thức, bồi dưỡng tư tưởng và tình cảm cao đẹp cho các thầy cô giáo tương lai.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Nguyễn Hữu Viêm, Văn hóa đọc và phát triển văn hóa đọc ở Việt Nam, Website
Thư viện Quốc gia Việt Nam.
2. Tạp chí Thư viện số 3/2006, Đọc và Văn hóa đọc trước ngưỡng cửa thông tin.

8



×