Tải bản đầy đủ (.doc) (43 trang)

Đề tài: Phân dạng và giải toán peptit

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (259.42 KB, 43 trang )

OTQG môn Hóa

Phân dạng và giải toán peptit

A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Theo mục tiêu đổi mới dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển
năng lực học sinh, việc hình thành năng lực tư duy, năng lực sáng tạo, năng lực giải
quyết vấn đề….cho học sinh là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của dạy học
nói chung và dạy môn Hóa học nói riêng. Để hình thành các năng lực đó cho học
sinh, giáo viên cần trang bị cho học sinh các kĩ năng cần thiết: kĩ năng giải bài tập,
kĩ năng hệ thống hóa kiến thức, kĩ năng liên hệ các kiến thức...
Với hình thức thi trắc nghiệm như hiện nay thì việc giải nhanh các bài toán Hóa
học là yêu cầu hàng đầu của người học; yêu cầu tìm ra được phương pháp giải toán
một cách nhanh nhất, đi bằng con đường ngắn nhất không những giúp người học tiết
kiệm được thời gian làm bài mà còn rèn luyện được tư duy và năng lực phát hiện
vấn đề của người học.
Trong quá trình giảng dạy môn Hóa học ở trường trung học phổ thông, đặc biệt
là trong quá trình ôn luyện cho học sinh thi đại học, chuyên đề về peptit là một
chuyên đề hay và khá quan trọng nên các bài tập về peptit thường có mặt trong các
kì thi đại học. Dạng toán về peptit là loại toán lạ và khó, thế nhưng trong 1 vài năm
gần đây dạng toán này thường xuất hiện trong các kì thi cao đẳng và đại học gây rất
nhiều khó khăn và trở ngại cho các em học sinh. Trong thực tế, tài liệu hướng dẫn
giải bài tập về peptit còn ít nên nguồn tư liệu để giáo viên nghiên cứu còn hạn chế
do đó nội dung kiến thức và kĩ năng giải các bài tập về peptit cung cấp cho học sinh
chưa được nhiều. Vì vậy, khi gặp các bài toán về peptit các em thường lúng túng
trong việc tìm ra phương pháp giải phù hợp. Qua quá trình tìm tòi, nghiên cứu tôi đã
hệ thống hóa các dạng bài tập về peptit và phương pháp giải các dạng bài tập đó cho
học sinh một cách dễ hiểu, dễ vận dụng, tránh được những lúng túng, sai lầm nhằm
nâng cao kết quả trong các kỳ thi. Trên cơ sở đó, để giúp học sinh biết cách vận
dụng kiến thức linh hoạt trong việc nhận dạng, giải nhanh các bài tập liên quan đến


peptit, tôi đã nghiên cứu và xây dựng chuyên đề “Phân dạng và giải toán peptit ”.
Với hy vọng chuyên đề này sẽ là một tài liệu tham khảo phục vụ cho việc học tập
của các em học sinh 12 ôn thi THPT Quốc gia và cho công tác giảng dạy của các
bạn đồng nghiệp.
II. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI
II.1. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu

1


OTQG môn Hóa

Phân dạng và giải toán peptit

Trong quá trình giảng dạy về peptit tôi thấy học sinh thường hay mắc phải một số
khó khăn sau:
- Khi nhắc tới peptit là học sinh rất sợ khi gặp phải loại toán này
- Học sinh chưa xác định rõ được các dạng bài tập về peptit, chưa có phương
pháp giải bài tập về peptit phù hợp
- Học sinh viết không chính xác phương trình phản ứng nên thường hiểu sai bản
chất trong quá trình giải bài tập. Đặc biệt là phản ứng thủy phân peptit.
- Học sinh thường lúng túng trong việc chọn phương pháp giải cho bài toán thủy
phân peptit, đặc biệt là đối với bài toán thủy phân không hoàn toàn.
- Học sinh không biết gọi công thức hoặc gọi công thức của peptit cồng kềnh,
phức tạp, dẫn đến việc mất thời gian trong quá trình làm bài tập.
- Xác định tỷ lệ mol giữa peptit và H2O hoặc NaOH hay với sản phẩm sinh ra
trong phản ứng thủy phân còn chưa chính xác.
- Chưa thành thạo một số công thức tính nhanh như tính khối lượng phân tử, số
mol… của peptit.
II.2. Mục đích của đề tài

Từ thực trạng khi giảng dạy về peptit, mà tôi có ý tưởng viết chuyên đề "Phân
dạng và giải toán peptit" với mục đích: Hệ thống hóa những kiến thức lý thuyết về
peptit, phân loại và giới thiệu các cách giải các dạng bài tập peptit một cách logic,
khoa học giúp học sinh dễ tiếp thu, biết cách giải và giải nhanh được các bài tập
peptit.

2


OTQG môn Hóa

Phân dạng và giải toán peptit

B. PHẦN NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ
I.1. Khái niệm, phân loại peptit
I.1.1. Khái niệm
- Liên kết của nhóm - CO- với nhóm - NH- giữa 2 phân tử α - amino axit được
gọi là liên kết peptit.
H2N-CH2-CO - NH-CH(CH3)-COOH
Liên kết peptit
- Nhóm  CO  NH  giữa 2 đơn vị  -amino axit gọi là nhóm peptit
- Peptit là loại hợp chất hữu cơ chứa từ 2 đến 50 gốc α - amino axit liên kết với
nhau bởi các liên kết peptit.
- Một peptit (mạch hở) chứa n gốc α - amino axit thì chứa (n-1) liên kết peptit,
một liên kết peptit được hình thành thì tách ra 1 phân tử H2O
I.1.2. Phân loại: Các peptit được chia làm 2 loại:
- Oligopeptit: có từ 2 đến 10 gốc α - amino axit và được gọi tương ứng là
đipeptit, tripeptit, ...decapeptit
- Polipeptit: gồm các peptit có từ 11 đến 50 gốc α - amino axit. Polipeptit là cơ sở

tạo nên protein.
I.2. Cấu tạo, đồng phân, danh pháp
- Phân tử peptit hợp thành từ các gốc α-amino axit bằng liên kết peptit theo trật
tự nhất định.
+ Amino axit đầu N còn nhóm -NH2
+ Amino axit đầu C còn nhóm - COOH
Liên kết peptit: nhóm -CO-NHH2N-CH-CO-(NH-CH-CO-)n-2NH-CH-COOH
R

R'

R''

Amino axit đầu N
Amino axit đầu C
- Công thức cấu tạo của các peptit có thể biểu diễn bằng cách ghép từ tên viết
tắt của các gốc α-amino axit theo trật tự của chúng.

3


OTQG môn Hóa

Phân dạng và giải toán peptit

- Mỗi phân tử peptit gồm một số xác định các gốc α-amino axit liên kết với nhau
theo một trật tự nghiêm ngặt. Việc thay đổi trật tự đó sẽ dẫn tới các peptit đồng phân
Ví dụ: Hai đipeptit từ alanin và glyxin là:
Ala-Gly


và Gly-Ala.

- Tên của các peptit được hình thành bằng cách ghép tên gốc axit của các αamino axit bắt đầu từ đầu N, rồi kết thúc bằng tên của amino axit đầu C.
I.3. Tính chất hóa học: 2 tính chất điển hình
- Phản ứng thủy phân: Peptit bị thủy phân thành hỗn hợp các α-amino axit khi
đun nóng dung dịch peptit với axit hoặc kiềm
...H2N CH CO NH CH CO NH CH CO ...NH CHCOOH + (n - 1)H
2O
R1
R2
R3
Rn
H+ hoaëc OH

H2NCHCOOH+H2NCHCOOH+H2NCHCOOH + ... +
H2NCHCOOH
R1
R2
R3
Rn

+ Trong môi trường axit → tạo các α - amino axit ban đầu
+ Trong môi trường kiềm → tạo muối của các α - amino axit ban đầu
Ví dụ: Gly-Gly-Gly-Gly + 3H2O → 4 Gly
Gly-Gly-Gly-Gly + H2O → Gly + Gly-Gly-Gly
Phương trình tổng quát để làm bài tập:
peptit + (n-1) H2O → n. α - amino axit
- Phản ứng màu biure



Peptit + Cu(OH)2  OH
  hợp chất màu tím
Đipeptit chỉ có 1 liên kết peptit nên không có phản ứng này
I.4. Những kiến thức bổ sung khi giải toán peptit
I.4.1. Một số α-amino axit thường gặp
Công thức

Phân tử
khối

Tên thông
thường

Kí hiệu

H2N-CH2-COOH

75

Glyxin

Gly

H2N-CH(CH3)-COOH

89

Alanin

Ala


CH3-CH(CH3)-CH(NH2)-COOH

117

Valin

Val

HOOC-CH2-CH2-CH(NH2)-COOH

147

Axit glutamic

Glu
4


OTQG môn Hóa

Phân dạng và giải toán peptit

H2N-(CH2)4-CH(NH2)-COOH

146

Lysin

Lys


I.4.2. Phương pháp tính phân tử khối của chuỗi peptit mạch hở
- Nếu chuỗi peptit mạch hở (X): A1-A2-A3...An thì sẽ có (n-1) liên kết peptit nên
sẽ giải phóng (n-1) phân tử H2O khi hình thành liên kết peptit

M X  �(M A1  A2  A3 ... An )  (n  1)M H 2O
Ví dụ: Tính phân tử khối của các peptit mạch hở sau:
Peptit

Phân tử khối

1. Gly-Gly-Gly-Gly

M(Gly-Gly-Gly-Gly) = 4.75- 3.18 = 246 g/mol

2. Ala-Ala-Ala-Ala-Ala

M(Ala-Ala-Ala-Ala-Ala)= 5.89 - 4.18= 373 g/mol

3. Gly-Ala-Ala

M(Gly-Ala-Ala) = (75 + 89.2) - 2.18 = 217 g/mol

4. H[NHCH2CO]nOH .

M= [n.MGly – (n-1).18] g/mol

- Đối với 2 peptit khi thủy phân có tỉ lệ số mol bằng nhau, thì ta có thể xem 2
peptit đó là một peptit và ghi phản ứng ta nên ghi gộp. Khối lượng mol của peptit
chính là tổng khối lượng mol của 2 peptit đó.

Ví dụ: Tripeptit H[NHCH2CO]3OH và Tetrapeptit H[NHCH2CO]4OH (có số mol
bằng nhau) thì ta xem 2 peptit đó là Heptapeptit: H[NHCH 2CO]7OH và M=
435g/mol (không phải là 417g/mol vì lúc này coi là tổng khối lượng của 2 peptit ban
đầu)
I.4.3. Cách thành lập công thức tổng quát của chuỗi peptit mạch hở
Xét trường hợp chuỗi peptit mạch hở hình thành từ 1 amino axit hoặc từ các
phân tử amino axit thuộc cùng 1 dãy đồng đẳng:
- Công thức tổng quát của amino axit no, mạch hở, phân tử chứa 1 nhóm -NH 2,
1 nhóm -COOH là: CnH2n + 1NO2 (n≥ 2) hoặc HOOC-CnH2n -NH2 (n≥ 1)
- Chuỗi peptit (A) mạch hở hình thành từ x phân tử amino axit no, mạch hở,
trong phân tử chứa 1 nhóm -NH2, 1 nhóm -COOH là: (CnH2n + 1NO2)x -(x-1)H2O
Ví dụ: Chuỗi pentapeptit X hình thành từ các phân tử amino axit no, mạch hở,
trong phân tử chứa 1 nhóm -NH2, 1 nhóm -COOH là:
(CnH2n + 1NO2)5 - 4H2O = C5nH10n-3N5O6
I.4.4. Trắc nghiệm lý thuyết
5


OTQG môn Hóa

Phân dạng và giải toán peptit

Mức độ biết
Câu 1: Nhận xét nào sau đây sai?
A. Polipeptit kém bền trong môi trường axit và bazơ.
B. Liên kết peptit là liên kết của nhóm -CO- với nhóm -NH- giữa 2 đơn vị αaminoaxit.
C. Cho Cu(OH)2 trong môi trường kiềm vào dung dịch protein sẽ xuất hiện màu tím
đặc trưng.
D. Các dung dịch glyxin, alanin, lysin đều không làm đổi màu quỳ
Câu 2: Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Các amino axit ở điều kiện thường đều là chất rắn dạng tinh thể.
B. Liên kết giữa nhóm -CO- và nhóm -NH- giữa các đơn vị amino axit gọi là liên
kết peptit.
C. Các peptit đều có phản ứng màu biure.
D. Trong phân tử hexapeptit có 6 liên kết peptit
Câu 3 (CĐ-2012): Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Tripeptit Gly-Ala-Gly có phản ứng màu biure với Cu(OH)2.
B. Trong phân tử đipeptit mạch hở có hai liên kết peptit.
C. Protein đơn giản được tạo thành từ các gốc α -amino axit.
D. Tất cả các peptit đều có khả năng tham gia phản ứng thủy phân.
Câu 4 (CĐ-2011): Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Amino axit là hợp chất có tính lưỡng tính.
B. Trong môi trường kiềm, đipeptit mạch hở tác dụng được với Cu(OH) 2 cho hợp
chất màu tím.
C. Trong một phân tử tetrapeptit mạch hở có 4 liên kết peptit.
D. Các hợp chất peptit kém bền trong môi trường bazơ nhưng bền trong môi trường
axit
Câu 5 (A-2010): Phát biểu đúng là:
A. Khi thủy phân đến cùng các protein đơn giản sẽ cho hỗn hợp các  -amino axit.
B. Khi cho dung dịch lòng trắng trứng vào Cu(OH)2 thấy xuất hiện phức màu xanh
đậm.
6


OTQG môn Hóa

Phân dạng và giải toán peptit

C. Enzim amilaza xúc tác cho phản ứng thủy phân xenlulozơ thành mantozơ.
D. Axit nucleic là polieste của axit photphoric và glucozơ

Câu 6 (A-2011): Khi nói về peptit và protein, phát biểu nào sau đây là sai?
A. Protein có phản ứng màu biure với Cu(OH)2.
B. Liên kết của nhóm -CO- với nhóm -NH- giữa hai đơn vị α-amino axit được gọi là
liên kết peptit.
C. Thủy phân hoàn toàn protein đơn giản thu được các α –amino axit.
D. Tất cả các protein đều tan trong nước tạo thành dung dịch keo.
Câu 7 (A-2014): Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Cho Cu(OH)2 vào dung dịch lòng trắng trứng thấy xuất hiện màu vàng.
B. Dung dịch lysin làm xanh quỳ tím.
C. Anilin tác dụng với nước Brom tạo thành kết tủa trắng.
D. Dung dịch glyxin không làm đổi màu quỳ tím.
Câu 8 (A-2012): Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Muối phenylamoni clorua không tan trong nước.
B. Tất cả các peptit đều có phản ứng màu biure.
C. H2N-CH2-CH2-CO-NH-CH2-COOH là một đipeptit.
D. Ở điều kiện thường, metylamin và đimetylamin là những chất khí có mùi khai
Mức độ hiểu
Câu 9: Khi thủy phân tripeptit H2N–CH(CH3)CO-NH-CH2-CO-NH-CH2-COOH sẽ
tạo ra các aminoaxit là
A. H2NCH2COOH và CH3CH(NH2)COOH
B. H2NCH2CH(CH3)COOH và H2NCH2COOH
C. H2NCH(CH3)COOH và H2NCH(NH2)COOH
D. CH3CH(NH2)CH2COOH và H2NCH2COOH
Câu 10: Để phân biệt chất A (Gly-Ala -Gly) với chất B (Gly-Ala) người ta sử dụng
hóa chất nào sau đây
A. AgNO3/NH3.

B. Cu(OH)2/OH-

C. NaOH.


D. Dung dịch Brom.

Câu 11 (B-2012): Cho dãy các chất sau: toluen, phenyl fomat, fructozơ, glyxinvalin
(Gly-Val), etylen glicol, triolein. Số chất bị thủy phân trong môi trường axit là:
7


OTQG môn Hóa

A. 6

Phân dạng và giải toán peptit

B. 3

C. 4

D. 5

II. PHÂN DẠNG BÀI TẬP PEPTIT
II.1. Dạng 1: Xác định số đồng phân peptit
II.1.1. Phương pháp
- Với 1 số chuỗi peptit mạch hở có số mắt xích ít ta có thể viết các đồng phân đó
ra (Chú ý: Đầu C với đầu N khác nhau thì chuỗi peptit đó cũng khác nhau)
- Sử dụng 1 số công thức giải nhanh:
+ Số chuỗi peptit mạch hở có n mắt xích hình thành từ x phân tử aminoaxit khác
nhau là xn
+ Nếu phân tử peptit chứa n gốc α-amino axit khác nhau thì số đồng phân loại
peptit sẽ là n!. Nếu trong n phân tử có i cặp gốc amino axit giống nhau thì số đồng

phân chỉ còn n!/ 2i.
II.1.2. Ví dụ
Ví dụ 1:
Tính số tripeptit mạch hở hình thành từ 2 amino axit A, B?
Giải:
Áp dụng công thức xn = 23 = 8
Cụ thể: A-A-A; B-B-B; B-A-A; A-B-A; A-A-B; B-B-A; B-A-B; A-B-B
Ví dụ 2:
Tính số tripeptit mạch hở hình thành từ 3 amino axit A, B, C mà khi thủy phân
một tripeptit mạch hở bất kì đều thu được 3 amino axit trên?
Giải:
Áp dụng công thức n! = 3! = 6
Cụ thể: A-B-C; A-C-B; B-A-C; B-C-A; C-B-A; C-A-B
Ví dụ 3:
Tính số tripeptit mạch hở hình thành từ 2 amino axit A, B mà khi thủy phân một
tripeptit mạch hở bất kì đều thu được 3 amino axit trong đó chứa amino axit A và 2
amino axit B?
Giải:

8


OTQG môn Hóa

Áp dụng công thức

Phân dạng và giải toán peptit

n!
= 3!/21 = 3

i
2

Ví dụ 4:
Số đipeptit tối đa có thể tạo ra từ hỗn hợp gồm Gly và Ala là:
A. 2

B. 3

C. 4

D. 1

Giải:
xn = 22 = 4 => chọn C
Ví dụ 5:
Thủy phân hoàn toàn 1 tetrapeptit X mạch hở thu được 2 mol Gly, 1mol Ala, 1
mol Val. Số đồng phân cấu tạo của peptit X là:
A. 10

B. 36

C. 18

D. 12

Giải:
- Giả sử 2 Gly khác nhau thì số đồng phân là 4! = 24
Vì 2 Gly giống nhau nên số đồng phân là 4!/ 21 = 12 => chọn D
Ví dụ 6:

Thủy phân hoàn toàn 1 tetrapeptit X mạch hở thu được Gly, Ala, Val. Số đồng
phân cấu tạo của peptit X là:
A. 10

B. 36

C. 18

D. 12

Giải:
4!

- Trường hợp 1: X chứa (2 Gly, 1 Ala, 1 Val): Số đồng phân là 21 = 12
4!
- Trường hợp 2: X chứa (1 Gly, 2 Ala, 1 Val): Số đồng phân là 21 = 12
4!

- Trường hợp 3: X chứa (1 Gly, 1 Ala, 2 Val): Số đồng phân là 21 = 12
Như vậy, tổng số đồng phân là 36 => chọn B
II.1.3. Bài tập tự luyện
Dạng 1: Xác định số đồng phân peptit
Mức độ hiểu
Bài 1: Từ 3 α-amino axit X, Y, Z có thể tạo thành số tripeptit trong đó có đủ cả X, Y,
Z là:

A. 2

B. 3


C. 4

D. 6

Bài 2: Cho một đipeptit Y có công thức phân tử C 6H12N2O3. Số đồng phân peptit của
Y (chỉ chứa gốc α-amino axit) mạch hở là: A. 5.

B. 4.

C. 7.

D. 6
9


OTQG môn Hóa

Phân dạng và giải toán peptit

Bài 3: Khi thủy phân tripeptit có công thức phân tử C 11H21N3O4 thu được 3
aminoaxit: glyxin, alanin, leuxin. Số đồng phân của tripeptit trên là:
A. 6

B. 4

C. 5

D. 3

II.2. Dạng 2: Bài tập lý thuyết về chuỗi peptit thủy phân hoàn toàn và không

hoàn toàn
II.2.1. Phương pháp
- Dựa vào sản phẩm của phản ứng thủy phân ta xác định được số lượng và trật tự
sắp xếp các mắt xích
- Dựa vào phản ứng thủy phân hoàn toàn ta biết được số lượng các mắt xích
amino axit hình thành nên chuỗi peptit
- Dựa vào phản ứng thủy phân không hoàn toàn ta biết được thứ tự sắp xếp một
vài mắt xích.
- Ráp các mắt xích có 1 mắt xích giống nhau thu được từ phản ứng thủy phân
không hoàn toàn theo nguyên tắc ráp đường chéo
Cụ thể: Thuỷ phân hoàn toàn 1 pentapeptit mạch hở A, thu được các amino axit
X, Y, Z, E, F. Khi thuỷ phân không hoàn toàn A thu được các đipeptit và tripeptit XE, Z-Y, E-Z, Y-F, E-Z-Y
Ta có: Chuỗi Z-Y và E-Z
Z Y �
� E  Z  Y . Chuỗi E-Z-Y kết hợp với chuỗi Y-F
E Z�

E  Z Y �
� E  Z  Y  F . Sau đó kết hợp với chuỗi X-E
Y F �
E  Z Y  F �
� X  E  Z  Y  F
X E

Vậy chuỗi pentapeptit A là X-E-Z-Y-F
II.2.2. Ví dụ
Ví dụ 1: (CĐ-2010)
Thủy phân không hoàn toàn pentapeptit mạch hở: Gly-Ala-Gly-Ala- Gly có thể
thu được tối đa bao nhiêu đipeptit?
A. 2


B. 3

C. 4

D. 1
10


OTQG môn Hóa

Phân dạng và giải toán peptit

(1)↓
Giải:

↓(2)

Gly-Ala-Gly-Ala- Gly

Khi lần lượt phân cắt các liên kết peptit ở vị trí (1) và (2) thì thu được 2 đipeptit
khác nhau (Gly-Ala; Ala-Gly) => Chọn A
Ví dụ 2:
Thủy phân không hoàn toàn pentapeptit mạch hở: Gly-Val-Gly-Val-Ala có thể
thu được tối đa bao nhiêu tripeptit?
A. 2

B. 3

C. 4


D. 1

Giải:
-Thực hiện phân cắt các liên kết peptit ở vị trí (1) và (2) thì thu được 2 tripeptit
(Gly-Val-Gly; Gly-Val-Ala)
(1)↓

↓(2)

Gly-Val-Gly-Val- Ala
- Thực hiện phân cắt đồng thời 2 liên kết theo hướng (3) thu thêm được một
tripeptit là: Val-Gly-Val


(3)



Gly-Val-Gly-Val- Ala
Vậy tối đa có thể thu được 3 tripeptit => Chọn B
* Chú ý: Với dạng câu hỏi này, chú ý xem xét các peptit thu được có trùng nhau
không
Ví dụ 3: (B-2011)
Thuỷ phân hoàn toàn 1 mol pentapeptit X, thu được 2 mol glyxin (Gly), 1 mol
alanin (Ala), 1 mol valin (Val) và 1 mol Phenylalanin (Phe). Thuỷ phân không hoàn
toàn X thu được đipeptit Val-Phe và tripeptit Gly-Ala-Val nhưng không thu được
đipeptit Gly-Gly. Chất X có công thức là:
A. Gly-Phe-Gly-Ala-Val


B. Gly-Ala-Val-Val-Phe

C. Gly-Ala-Val-Phe-Gly

D. Val-Phe-Gly-Ala-Gly

Giải:
- Thủy phân hoàn toàn
pentapeptit (X )   2 Gly + 1 Ala

+ 1 Val + 1 Phe
11


OTQG môn Hóa

Phân dạng và giải toán peptit

- Thủy phân không hoàn toàn
(X)   Val-Phe + Gly-Ala-Val
(X)   không thu được Gly-Gly
Val  Phe

� Gly  Ala  Val  Phe
Gly  Ala  Val �

Chuỗi trên còn thiếu 1 mắt xích Gly. Do vậy ta xếp mắt xích này ở cuối để tránh
xuất hiện Gly-Gly
Vậy X là Gly-Ala-Val-Phe-Gly => Chọn C
Ví dụ 4:

Thuỷ phân không hoàn toàn pentapeptit X, thu được tripeptit là Ala-Glu-Gly và
các đipeptit là Val-Ala, Glu-Gly và Gly-Ala. Vậy công thức cấu tạo của X là:
A. Ala-Val-Glu-Gly-Ala

B. Gly-Ala-Val-Ala-Glu

C. Val-Ala-Glu-Gly-Ala

D. Ala-Glu-Gly-Ala-Val

Giải:
Thuỷ phân không hoàn toàn:
(X)   Ala-Glu-Gly + Val-Ala + Glu-Gly + Gly-Ala
Ala  Glu  Gly �
� Val  Ala  Glu  Gly


Ta có: Val  Ala

Val  Ala  Glu  Gly �
� Val  Ala  Glu  Gly  Ala => Chọn C
Gly  Ala


Ví dụ 5:
Thuỷ phân hoàn toàn 1 mol pentapeptit X mạch hở thu được 1 mol glyxin (Gly),
2 mol alanin (Ala), 2 mol valin (Val). Mặt khác nếu thuỷ phân không hoàn toàn X
thấy thu được sản phẩm có chứa Ala-Gly và Gly-Val. Số công thức cấu tạo phù hợp
của X là:
A. 2

B. 4
C. 6
D. 8
Giải:
-Thuỷ phân hoàn toàn:
(X)   1 Gly + 2 Ala + 2 Val
-Thuỷ phân không hoàn toàn:
(X)   Ala- Gly + Gly- Ala
12


OTQG môn Hóa

Ta được:

Phân dạng và giải toán peptit

Ala  Gly �
� Ala  Gly  Val , còn thiếu 1 Ala và 1 Val
Gly  Val �

Như vậy ta có các cách sắp xếp như sau:
Ala-Val-Ala-Gly-Val; Val-Ala-Ala-Gly-Val; Ala-Ala-Gly-Val-Val, Ala-Gly-ValAla-Val, Ala-Gly-Val-Val-Ala, Val-Ala-Gly-Val-Ala => Chọn C
II.2.3. Bài tập tự luyện
Dạng 2: Bài tập lý thuyết về chuỗi peptit thủy phân
Mức độ hiểu
Bài 1: Nếu thuỷ phân không hoàn toàn pentapeptit Ala-Val-Ala-Val-Ala thì thu
được tối đa bao nhiêu đipeptit khác nhau?
A. 3.


B. 1.

C. 2

D. 4

Bài 2 (A-2010): Có bao nhiêu tripeptit (mạch hở) khác loại mà khi thủy phân
hoàn toàn đều thu được 3 aminoaxit: glyxin, alanin và phenylalanin?
A. 3.

B. 9.

C. 4.

D. 6.

Bài 3: Thủy phân hoàn toàn 1 mol Pentapeptit (X) thu được 3 mol Gly; 1 mol Ala; 1
mol Phe. Khi thủy phân không hoàn toàn (X) thu được hỗn hợp gồm Ala-Gly; GlyAla và không thấy tạo ra Phe-Gly. Xác định công thức cấu tạo của Pentapeptit?
A. Gly-Ala-Gly-Phe-Gly

B. Gly-Gly-Ala-Phe-Gly

C. Gly-Gly-Ala-Gly-Phe

D. Gly-Ala-Gly-Gly-Phe

Bài 4: Thủy phân hoàn toàn 1 mol A thì thu được các α- amino axit là: 3 mol glyxin,
1 mol alanin, 1 mol valin. Thủy phân không hoàn toàn A, ngoài thu được các
aminoaxit thì còn thu được 2 đipeptit: Ala-Gly; Gly-Ala và 1 tripeptit Gly-Gly-Val.
Công thức nào sau đây là của pentapeptit A?

A. Ala-Gly-Gly-Gly-Val.
B. Gly- Gly-Ala-Gly-Val.
C. Gly-Ala-Gly-Gly-Val.

D. Gly-Ala-Gly-Val-Gly.

Bài 5: Thuỷ phân hoàn toàn 1 mol pentapeptit A thì thu được 3 mol glyxin; 1 mol
alanin và 1mol valin. Khi thuỷ phân không hoàn toàn A thì trong hỗn hợp sản phẩm
thấy có các đipeptit Ala-Gly; Gly-Ala và tripeptit Gly-Gly-Val. Amino axit đầu N,
amino axit đầu C ở pentapeptit A lần lượt là :
A. Gly, Val.

B. Ala, Val.

C. Gly, Gly.

D. Ala, Gly.

Bài 6: Thuỷ phân không hoàn toàn tetrapeptit (X), ngoài các α-amino axit còn thu
được các đipetit: Gly-Ala; Phe-Val; Ala-Phe. Cấu tạo nào sau đây là đúng của X ?
13


OTQG môn Hóa

Phân dạng và giải toán peptit

A. Val-Phe-Gly-Ala.

B. Ala-Val-Phe-Gly.


C. Gly-Ala-Val-Phe.

D. Gly-Ala-Phe-Val.

Bài 7 (B-2014): Có bao nhiêu tripeptit (mạch hở) khi thủy phân hoàn toàn đều thu
được sản phẩm gồm alanin và glyxin? A. 8.

B. 5.

C. 7.

D. 6.

Mức độ vận dụng
Bài 8: Cho peptit X chỉ do n gốc glyxin tạo nên có khối lượng phân tử là 303 đvC.
Peptit X thuộc loại ?
A. tripeptit. B. đipetit.

C. tetrapeptit.

D. pentapeptit.

Hướng dẫn: n.Gly → (X) + (n-1) H2O
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng phân tử ta có:
75.n = 303 + (n-1)18 => n = 5. Vậy (X) là pentapeptit
Bài 9: Cho một (X) peptit được tạo nên bởi n gốc glyxin và m gốc alanin có khối
lượng phân tử là 274 đvC. Peptit (X) thuộc loại ?
A. tripeptit. B. đipeptit. C. tetrapeptit.


D. pentapeptit

Hướng dẫn: n.Gly + m.Ala → (X) + (n + m - 1) H2O
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng phân tử ta có:
75.n + 89.m = 274 + (n + m -1)18 => 57.n + 71.m = 256. Chỉ có cặp n=2, m=2 thõa
mãn. Vậy X là tetrapeptit.
Bài 10: Cho một (X) peptit được tạo nên bởi n gốc Glyxin và m gốc Alanin có khối
lượng phân tử là 203 đvC. Trong (X) có ?
A. 2 gốc Gly và 1 gốc Ala.

B. 1 gốc Gly và 2 gốc Ala.

C. 2 gốc Gly và 2 gốc Ala.

D. 2 gốc Gly và 3 gốc Ala.

Hướng dẫn: n.Gly + m.Ala → (X) + (n + m -1) H2O
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng phân tử ta có:
75.n + 89.m = 203 + (n + m-1)18 <=> 57.n + 71.m =185.
Chỉ có cặp n = 2, m = 1 thỏa mãn. Vậy trong (X) có 2 gốc Gly và 1 gốc Ala. (X)
thuộc loại tripeptit.
II.3. Dạng 3: Bài tập về thủy phân không hoàn toàn peptit
II.3.1. Phương pháp
- Áp dụng phương pháp tính nhanh phân tử khối của chuỗi peptit mạch hở
14


OTQG môn Hóa

Phân dạng và giải toán peptit


- Có thể giải toán theo 1 hoặc nhiều cách:
+ Cách 1: Áp dụng bảo toàn số mol mắt xích mỗi peptit
+ Cách 2: Viết và tách các phương trình phân li
+ Cách 3: Có thể giả sử phản ứng thủy phân không hoàn toàn peptit
(X)m + H2O → (X)m-1 + (X)m-2 + …. + X (1)
thành phản ứng hoàn toàn: (X)m + (m-1)H2O → mX (2)
Trong đó số mol của X ở (2) bằng:
(m-1) mol (X)m-1 + (m-2) mol (X)m-2 +…+ mol X(1)
Từ đó tính số mol của (X)m hoặc tính số mol H2O và bảo toàn khối lượng.
+ Cách 4: Dựa vào tỉ lệ số mol các peptit và amino axit được tạo ra, viết và cân
bằng phương trình, từ đó giải toán
a(X)m + H2O → b(X)m-1 + c(X)m-2 + …. + dX
Với tỷ lệ số mol (X) m-1 : (X)m-2 :...: X = b : c : …: d (b,c,d là các số nguyên tối
giản) thì a = [b.(m-1) + c(m-2) + d]/m
II.3.2. Ví dụ
Ví dụ 1:
Thủy phân 101,17 gam một tetrapeptit mạch hở: Ala-Ala-Ala-Ala thu được hỗn
hợp gồm 42,72 gam Ala; m gam Ala-Ala; 27,72 gam Ala-Ala-Ala. Giá trị của m là:
A. 40,0 gam

B. 59,2 gam

C. 24,0 gam

D. 48,0gam

Giải:
Áp dụng bảo toàn số mol mắt xích mỗi peptit
nAla= 42,72: 89 = 0,48 mol;


nAla-Ala-Ala = 27,72 : 231 = 0,12 mol

n Ala-Ala-Ala-Ala = 101,17 : 302 = 0,335 mol
Đặt nAla-Ala = a (mol)
Ta có: số mol gốc Ala trước và sau phản ứng bằng nhau nên:
4. 0,335 = 1. 0,48 + 2. a + 3. 0,12 => a = 0,25 mol => m = 160. 0,25 = 40 (gam)
=> Chọn A
Ví dụ 2:

15


OTQG môn Hóa

Phân dạng và giải toán peptit

Thủy phân một lượng tetrapeptit X mạch hở chỉ thu được 14,6 gam Ala- Gly; 7,3
gam Gly-Ala; 6,125 gam Gly-Ala-Val; 1,875 gam Gly; 8,775 gam Val; m gam hỗn
hợp gồm Ala-Val và Ala. Giá trị của m là:
A. 29,006 gam

B. 38,675 gam

C. 34,357 gam

D. 29,925 gam

Giải:
Áp dụng bảo toàn số mol mắt xích mỗi peptit

Số mol các sản phẩm:
n Ala- Gly = 0,1 mol; nGly-Ala= 0,05 mol; n Gly-Ala-Val = 0,025 mol;
nGly = 0,025 mol; nVal = 0,075 mol
Đặt nAla-Val = a mol; nAla= b mol
Từ hỗn hợp sản phẩm, áp dụng dạng 2 ta dễ dàng ghép mạch peptit ban đầu là:
Ala-Gly-Ala-Val (x mol)
- Bảo toàn gốc Gly, ta có:
x.1 = 0,025. 1 + 0,025 . 1 + 0,05 . 1 + 0,1 . 1 => x = 0,2 mol
- Bảo toàn gốc Val, ta có:
0,2 .1 = 0,025.1 + 0,075.1 + a.1 => a = 0,1 mol
- Bảo toàn gốc Ala, ta có:
0,2.2 = 0,1.1 +0,05.1 + 0,025.1 + a.1 + b.1 => b= 0,125 mol
Vậy m= 0,125.89 + 0,1.188 = 29,925 (gam) => Chọn D
Ví dụ 3:
Tripeptit M và Tetrapeptit Q được tạo ra từ một aminoaxit X mạch hở (phân tử
chỉ chứa 1 nhóm -NH2). Phần trăm khối lượng Nitơ trong X bằng 18,667%. Thủy
phân không hoàn toàn m(g) hỗn hợp M, Q (có tỉ lệ số mol 1:1) thu được 0,945(g)
M; 4,62(g) đipeptit và 3,75 (g) X. Giá trị của m?
A. 4,1945(g).

B. 8,389(g).

C. 12,58(g).

D. 25,167(g).

Giải:
14

18, 667


-Ta có %N = M  100 � M X  75 => X là Glyxin
X
Cách 1: Áp dụng bảo toàn số mol mắt xích mỗi peptit
Số mol các sản phẩm:
16


OTQG môn Hóa

Phân dạng và giải toán peptit

n Gly = 0,05 mol; nGly-Gly = 0,035 mol; nGly-Gly-Gly = 0,005 mol;
Đặt nHep = x mol
- Bảo toàn gốc Gly, ta có:
x.7 = 0,05. 1 + 0,035 . 2 + 0,005 . 3 => x =
=> m (M,Q) =

0,135
. 435 = 8,389 (g)
7

0,135
mol
7

Cách 2: Viết và tách các phương trình phân li
(Gly)7 → 2(Gly)3 +

Gly ;


0,0025mol 0,005mol

0,0025

(Gly)7 → 3 (Gly)2
0,035/3

+ Gly

0,035mol

0,035/3

(Gly)7 → 7(Gly)
0,0358/7

0,0358

Từ các phản ứng tính được số mol của (Gly)7 là: 0,019285(mol)
=> m (M,Q) =

0,135
. 435 = 8,389 (g)
7

Cách 3: Dựa vào tỉ lệ số mol các peptit và amino axit được tạo ra, viết và cân
bằng phương trình, từ đó giải toán
Do hai peptit có tỉ lệ số mol phản ứng 1:1 nên xem hỗn hợp M, Q là một
Heptapeptit: H[NHCH2CO]7OH, và có M = 435g/mol.

27

- Phản ứng : 7 (Gly)7
27
0,005mol
7
 m(M,Q) =

(Gly)3

+

0,005mol

7 (Gly)2 + 10 (Gly)
0,035mol

0,05mol

27
.0,005.435 = 8,389(g)
7

Ví dụ 4:
X là 1 tetrapeptit mạch hở cấu tạo từ amino axit A, trong phân tử A có 1 nhóm
-NH2 và 1 nhóm -COOH, no, mạch hở. Trong A, oxi chiếm 42,67% khối lượng.
Thủy phân không hoàn toàn m gam X thì thu được 28,35 gam tripeptit; 79,2 gam
đipeptit và 101,25 gam A. Giá trị của m là:
A. 184,5 gam


B. 258,3 gam

C. 405,9 gam

D. 202,95 gam

Giải:
-Từ % khối lượng oxi trong A ta có:
17


OTQG môn Hóa

Phân dạng và giải toán peptit

MO
42,67 = M .100 => MA = 75 => A: Glyxin
A

=> Tetrapeptit là H[NHCH2CO]4OH với M= 75.4 – 3.18 = 246g/mol
Tính số mol: Tripeptit là : 28,35: 189 = 0,15(mol)
Đipeptit là : 79,2 : 132 = 0,6 (mol)
Glyxin: 101,25 : 75 = 1,35(mol).
Cách 1: Áp dụng bảo toàn số mol mắt xích mỗi peptit. (bảo toàn gốc Gly)
Đặt nX = a (mol)
a.4 =0,15. 3 + 0,6.2 + 1,35.1=> a= 0,75 (mol) => m= 0,75. 246 = 184,5 (gam)
Cách 2: Viết và tách các phương trình phân li
(Gly)4 →

(Gly)3 +


0,15 mol

Gly

0,15 mol

(Gly)4 →

0,15 mol

(Gly)2 +

0,6 mol

0,6 mol

2Gly

1,2 mol

→ m = (0,15 + 0,6). 246 = 184,5 gam
Cách 3: Viết và cân bằng phản ứng.
5 (Gly)4 → (Gly)3
0,75 mol

+

0,15 mol


4 (Gly)2 +

9 Gly

0,6 mol

1,35 mol

→ m = 0,75. 246 = 184,5 gam
Cách 4: Giả sử phản ứng thủy phân hoàn toàn
(Gly)4
0,75 mol

+

3H2O →

4 Gly

2,25 mol

3 mol

Tổng số mol Gly sinh ra là: 0,15.3 + 0,6.2 + 1,35 = 3 mol
→ m = 0,75. 246 = 184,5 gam hoặc m = 3.75 -18.2,25 = 184,5 gam.
Nhận xét: Ta thấy làm theo cách bảo toàn số mol mỗi mắt xích nhanh, gọn và
dễ vận dụng. Ngoài ra, để giải bài tập thủy phân không hoàn toàn peptit chúng ta
còn có nhiều hơn 4 cách giải (Ví dụ 5)
Ví dụ 5:


18


OTQG môn Hóa

Phân dạng và giải toán peptit

Thủy phân m gam một tetrapeptit mạch hở Ala-Ala-Ala-Ala thu được hỗn hợp
gồm 28,48 gam Ala; 32 gam Ala-Ala; 27,72 gam Ala-Ala-Ala. Tính m ?
Giải:
Mtetrapeptit = 302 g/mol; MAla-Ala = 160 g/mol; MAla-Ala-Ala = 231g/mol
nAla = 0,32 mol; nAla-Ala = 0,2 mol; nAla-Ala-Ala = 0,12 mol;
Cách 1: Áp dụng bảo toàn số mol gốc Ala:
nAla-Ala-Ala-Ala = (nAla + 2. nAla-Ala + 3. nAla-Ala-Ala ) : 4 = 0,27 (mol)
=> mtetrapeptit = 0,27. 302 = 81,54 (g)
Cách 2: Qui đổi sản phẩm về một chất đơn giản:(Ala)
Ta có: 1 Ala-Ala

↔ 2 Ala;

0,2 mol
=>

�n

Ala

1 Ala-Ala-Ala

0,4 mol


0,12mol



3 Ala
0,36 mol

= 0,4 + 0,36 + 0,32 = 1,08 mol

=> ntetrapeptit =

�n

Ala

:4 = 0,27 (mol)

=> mtetrapeptit = 0,27. 302 = 81,54 (g)
Cách 3: Viết và tách phương trình phân li:
(Ala)4 → (Ala)3 + Ala

(Ala)4 → 2 (Ala)2

0,12 mol � 0,12mol→0,12 mol

0,1 mol � 0,2 mol

(Ala)4


→ 4 Ala

0,05mol � 0,2 mol

=> nAla-Ala-Ala-Ala = 0,12 + 0,1+ 0,05 = 0,27 mol
=> mAla-Ala-Ala-Ala = 0,27.302 = 81,54 (g)
Cách 4: Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng:
(Ala)4 + H2O

→ (Ala)3

0,12mol

0,12 mol

(Ala)4 + H2O

→ 2 (Ala)2

0,1mol

+

Ala
0,12 mol

0,2mol

(Ala)4 + 3H2O




0,15 mol

4Ala
(0,32-0,12)mol

Bảo toàn khối lượng ta có:
mAla-Ala-Ala-Ala + mH O  mAla + mAla-Ala + mAla-Ala-Ala
2

19


OTQG môn Hóa

Phân dạng và giải toán peptit

=> m = 28,48+ 27,72 + 32- 6,66 = 81,54 (g)
Cách 5: Bảo toàn nguyên tố N:
n N trong (Ala-Ala-Ala-Ala) = n N trong (Ala) + 2. n N trong (Ala-Al) + 3. n N trong (Ala-Ala-Ala)
<=> 4.m/302 = 0,32 + 2. 0,2 + 3. 0,12
=> m= 81,54 (g)
Cách 6: Bảo toàn số liên kết peptit (CO-NH):
- Theo định luật bảo toàn khối lượng, ta có:
mH 2O phản ứng= m- (28,48 + 32 + 27,72) => nH 2O = (m-88,2)/18 (mol)

- Số mol liên kết peptit ban đầu bằng số mol liên kết peptit sản phẩm:
3m/302 = 0,2 + 2.0,12 => m = 81,54 (g)
Cách 7: Phương pháp trung bình

Đặt sản phẩm là ( Ala) n ta có:




n=

 2.n
 3.n
Ala
Ala  Ala
Ala  Ala  Ala  1.0,32  2.0, 2  3.0,12  1, 6875
n
n
n
0,32  0, 2  0,12
Ala
Ala Ala
Ala  Ala  Ala

1.n



n Ala-Ala-Ala-Ala ↔ 4

( Ala ) 

n


=> nAla-Ala-Ala-Ala = n .(0,32 +0,2+0,12) = 0,27 (mol)
4

=> mAla-Ala-Ala-Ala = 0,27.302 = 81,54 (g)
II.3.3. Bài tập tự luyện
Dạng 3: Bài tập về thủy phân không hoàn toàn peptit
Mức độ vận dụng
Bài 1: Khi thuỷ phân m gam tetrapeptit Ala-Gly-Val-Gly (H + xúc tác) thu được 0,5
mol Ala-Gly, 0,3 mol Gly-Val, 0,4 mol Ala, còn lại là Gly và Val với tổng khối
lượng là a gam. Giá trị của a là:
A. 177,3 gam

B. 142,5 gam

C. 145,2 gam

D. 137,7gam

Hướng dẫn: Nhận thấy nAla = 0,9 mol = nX.
Trong đó đặt X là: Ala-Gly-Val-Gly
Ta có: nGly = 1,8 mol và nVal = 0,9 mol
Trong a gam thu được có nGly = 1,8 - 0,5- 0,3 = 1 mol; nVal = 0,9 - 0,3 = 0,6 mol.
Vậy giá trị của a: 145,2 gam
20


OTQG môn Hóa

Phân dạng và giải toán peptit


Bài 2(A-2013): Cho X là hexapeptit, Ala-Gly-Ala-Val-Gly-Val và Y là tetrapeptit
Gly-Ala-Gly-Glu. Thủy phân hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm X và Y thu được 4
amino axit, trong đó có 30 gam glyxin và 28,48 gam alanin. Giá trị của m là
A. 77,6

B. 83,2

C. 87,4

D. 73,4

Hướng dẫn: nGly = 0,4 và nAla = 0,32 → nX = x và nY = y → 2x + 2y = 0,4 và 2x + y = 0,32 →
x = 0,12 và y = 0,08
mVal = 0,12.2.117 = 28,08 và mGlu = 0,08.147 = 11,76 → m + 18.5.0,12 + 18.3.0,08 = 30 +
28,48 + 28,08 + 11,76 → m = 83,2
hoặc m = 472.0,12 + 332.0,08 = 83,2 gam
Bài 3: Thủy phân m gam tetrapeptit Ala-Gly-Ala-Gly thu được hỗn hợp gồm 21,7
gam Ala-Gly-Ala, 14,6 gam Ala–Gly và 7,5 gam Gly. Giá trị của m là
A. 42,16 gam.

B. 43,8 gam.

C. 41,1 gam.

D. 34,8 gam

Bài 4: Thủy phân một lượng pentapeptit mạch hở X chỉ thu được 3,045 gam AlaGly-Gly; 3,48 gam Gly-Val; 7,5 gam Gly; 2,34 gam Val; x mol Val-Ala và y mol
Ala. Tỉ lệ x : y là
A. 11 : 16 hoặc 6 : 1.
B. 2 : 5 hoặc 7 : 20.

C. 2 : 5 hoặc 11 : 16.
D. 6 : 1 hoặc 7 : 20.
Bài 5: X là một tetrapeptit cấu tạo từ aminoaxit A no, mạch hở, trong phân tử A
có 1 nhóm -NH2 và 1 nhóm -COOH. Trong A, Oxi chiếm 42,67% khối lượng.
Thủy phân m gam X trong môi trường axit thì thu được 28,35(g) tripeptit; 79,2(g)
đipeptit và 101,25(g) A. Giá trị của m là
A. 184,5.

B. 258,3.

C. 405,9.

D. 202,95.

Bài 6: X là một Hexapeptit cấu tạo từ một amino axit H 2N-CnH2n-COOH (Y). Y có
tổng % khối lượng Oxi và Nitơ là 61,33%. Thủy phân m(g) X trong môi trường axit
thu được 30,3(g) pentapeptit; 19,8(g) đipeptit và 37,5(g) Y. Giá trị của m là?
A. 69 gam.

B. 84 gam.

C. 100 gam.

D.78 gam.

Bài 7: X là một tetrapeptit cấu tạo từ một amino axit (A) no, mạch hở có 1 nhóm –
COOH; 1 nhóm –NH2. Trong A, %N = 15,73% (về khối lượng). Thủy phân m gam
X trong môi trường axit thu được 41,58 gam tripeptit; 25,6 gam đipeptit và 92,56
gam A. Giá trị của m là :
A. 149 gam.


B. 161 gam.

C. 143,45 gam.

D. 159 gam

Bài 8: Tripeptit A và tetrapeptit B đều được tạo ra từ một amino axit X mạch hở
phân tử có một nhóm -NH2. Phần trăm khối lượng của N trong X là 18,667%. Thủy
21


OTQG môn Hóa

Phân dạng và giải toán peptit

phân không hoàn toàn m (g) hỗn hợp A, B (tỉ lệ mol 1: 1) trong môi trường axit thu
được 0,945 gam A; 4,62 gam đipeptit và 4,125 gam X. Giá trị của m là:
A. 9,69

B. 8,7

C. 8,389

D. 18,725

II.4.Dạng 4: Bài tập về thủy phân hoàn toàn peptit trong môi trường axit
II.4.1.Phương pháp
- Bản chất của quá trình thủy phân hoàn toàn chuỗi peptit là hình thành các
amino axit sau đó các nhóm -NH 2 trong amino axit tác dụng với H + (axit) tạo thành

muối
- Xét phản ứng giữa 1 peptit mạch hở X chứa n gốc amino axit (n-peptit) với
dung dịch HCl (đun nóng). Ta có phương trình phản ứng tổng quát như sau:
+ Trường hợp 1: Nếu X chỉ tạo thành từ các amino axit có 1 nhóm -NH2 thì:
X + nHCl + (n-1)H2O → muối
+ Trường hợp 2: Nếu X chứa x gốc amino axit có 2 nhóm -NH 2, còn lại là các
amino axit có 1 nhóm -NH2 thì:
X + (n+x) HCl + (n-1)H2O → muối
- Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng:
mpeptit + maxit phản ứng + mnước = m muối
II.4.2. Ví dụ
Ví dụ 1:
Viết và cân bằng phản ứng khi cho chuỗi tripeptit Gly-Ala-Val tác dụng hoàn
toàn với dung dịch HCl?
Giải:
Bản chất của quá trình:


H
Gly-Ala-Val + 2H2O ��
� Gly + Ala + Val

Mỗi amino axit Gly, Ala, Val chứa 1 nhóm -NH 2 vì vậy mỗi amino axit tác dụng
với 1 HCl
Gly + Ala + Val + 3HCl → muối
Vậy ta có phương trình phản ứng tổng quát:
Gly-Ala-Val + 2H2O + 3HCl → muối
22



OTQG môn Hóa

Phân dạng và giải toán peptit

Ví dụ 2:
Viết và cân bằng phản ứng khi cho chuỗi tripeptit Gly-Val-Lys tác dụng hoàn
toàn với dung dịch HCl?
Giải:
Bản chất của quá trình:


H
Gly-Val-Lys + 2H2O ��
� Gly + Val + Lys

Lys chứa 2 nhóm -NH2, nên tripeptit Gly-Val-Lys chứa tổng cộng 4 nhóm -NH 2
nên tác dụng với 4 HCl
Gly + Val + Lys+ 4HCl → muối
Vậy ta có phương trình phản ứng tổng quát:
Gly-Val - Lys + 2H2O + 4HCl → muối
Ví dụ 3:
Viết và cân bằng phản ứng khi cho chuỗi tripeptit Gly-Ala-Val tác dụng hoàn
toàn với dung dịch H2SO4? (giả sử H2SO4 phân li hoàn toàn)
Giải:
Bản chất của quá trình:


H
Gly-Ala-Val + 2H2O ��
� Gly + Ala + Val


Mỗi amino axit Gly, Ala, Val chứa 1 nhóm -NH 2 vì vậy mỗi amino axit tác dụng
1
với 1 H+ hay 2 H2SO4
3

Gly + Ala + Val + 2 H2SO4 → muối
Vậy ta có phương trình phản ứng tổng quát
3

Gly-Ala-Val + 2H2O + 2 H2SO4 → muối
Ví dụ 4:
Viết và cân bằng phản ứng khi cho chuỗi tripeptit Gly-Val-Lys tác dụng hoàn
toàn với dung dịch H2SO4?
Giải:
Bản chất của quá trình:


H
Gly-Val - Lys + 2H2O ��
� Gly + Val + Lys

Lys chứa 2 nhóm -NH2, nên tripeptit Gly-Val-Lys chứa tổng cộng 4 nhóm -NH 2
nên tác dụng với 4 H+ hay 2 H2SO4
23


OTQG môn Hóa

Phân dạng và giải toán peptit


Gly + Val + Lys+ 2 H2SO4→ muối
Vậy ta có phương trình phản ứng tổng quát:
Gly-Val - Lys + 2H2O + 2 H2SO4→ muối
Ví dụ 5:
Thủy phân hoàn toàn 143,45 gam hỗn hợp A gồm hai tetrapeptit thu được 159,74
gam hỗn hợp X gồm các amino axit (các amino axit chỉ chứa 1 nhóm -COOH và 1
nhóm -NH2). Cho toàn bộ X tác dụng với dung dịch HCl dư, sau đó cô cạn dung
dịch thì nhận được m (gam) muối khan. Tính khối lượng nước phản ứng và giá trị
của m lần lượt bằng?
A. 8,145(g) và 203,78(g).

B. 32,58(g) và 10,15(g).

C. 16,2(g) và 203,78(g)

D. 16,29(g) và 203,78(g).

Giải:
Đặt công thức chung cho hỗn hợp A là H[NHRCO]4OH hoặc (X)4
-Ta có phản ứng: H[NHRCO]4OH + 3H2O
Hay:

(X)4 + 3H2O

4 H2NRCOOH
4X

(trong đó X = -HNRCO-)


Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng:
m  mA
 nH O = X
 0,905(mol )  mH O = 16,29 gam.
18
4
4
Từ phản ứng  nX = 3 n H2O = 3 .0,905(mol )
2

2

- Phản ứng của X tác dụng với HCl:

X + HCl

X.HCl

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng:
4

m muối = mX + mHCl = 159,74 + 3 .0,905 .36,5 = 203,78(g) => Chọn D
Ví dụ 6:
Lấy 21,7 gam một đipeptit X mạch hở chứa đồng thời Lysin và Alanin cho tác
dụng vừa đủ với dung dịch HCl 0,5M, đun nóng. Thể tích dung dịch HCl tham gia
phản ứng là:
A. 0,2 lit

B. 0,6 lit


C. 0,1 lit

D. 0,8 lit

Giải:
X + 3HCl + 1H2O → muối
MLys-Ala = 146 + 89 - 18 = 217 g /mol => nX = 0,1 mol => nHCl = 0,3 mol
V dung dịch = 0,3: 0,5 = 0,6 (lit)
24


OTQG môn Hóa

Phân dạng và giải toán peptit

Ví dụ 7:
Cho 24,36 gam tripeptit mạch hở Gly-Ala-Gly tác dụng với lượng dung dịch HCl
vừa đủ, sau phản ứng thu được dung dịch Y chứa m gam muối. Giá trị m là:
A. 37,50 gam

B. 41,82 gam

C. 38,45 gam

D. 40,42 gam

Giải:
nGly-Ala-Gly = 24,36: (75.2 + 89 - 18.2) = 0,12 mol
Vì Gly và Ala đều chứa 1 nhóm -NH2 trong phân tử nên ta có:
Gly-Ala-Gly + 3HCl + 2H2O → muối

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng:
mmuối = 24,36 + 3.0,12.36,5 + 2.0,12 .18 = 41,82 (g) => Chọn B
Ví dụ 8: (A-2011)
Thủy phân hoàn toàn 60 gam hỗn hợp 2 đipeptit thu được thu được 63,6 gam hỗn
hợp X gồm các amino axit (các amino axit chỉ có một nhóm amino và một nhóm
cacboxyl trong phân tử). Nếu cho 1/10 hỗn hợp X tác dụng với dung dịch HCl (dư),
cô cạn cẩn thận dung dịch, thì lượng muối khan thu được là:
A. 7,82 gam.

B. 8,15 gam.

C. 16,30 gam.

D. 7,09 gam

Giải:
Gọi chuỗi đipeptit có công thức chung (X)2
(X)2 + 1H2O → 2X
m
X + H O = mX
2
2
m
m
n
=> H O = mX - X = 63,6 - 60 = 3,6 (g) => H O = 0,2 mol => nX = 0,4 mol
2
2
2
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng:


m

1/10 hỗn hợp X: nX = 0,04 mol; m X = 6,36 gam
2X + 2HCl → muối
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng: mmuối = 6,36 + 0,04. 36,5 = 7,82 (g)
Ví dụ 9:
Thủy phân hoàn toàn 0,1 mol một peptit X (mạch hở, được tạo bởi các α- amino
axit có 1 nhóm-NH2 và 1 nhóm-COOH) bằng dung dịch HCl vừa đủ, thu được dung
dịch Y. Cô cạn dung dịch Y, thu được chất rắn có khối lượng lớn hơn khối lượng của
X là 52,7 gam. Số liên kết peptit trong X là:
25


×