Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Đề tài NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA TỪ SAU NGÀY 291945 ĐẾN TRƯỚC NGÀY 19121946

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (133.37 KB, 24 trang )

[Type DỤC
a quoteVÀ
from
the document
or
SỞ GIÁO
ĐÀO
TẠO …………
the
summary
of
an
interesting
point.
TRƯỜNG THPT ……………….
You can position the text box
anywhere in the document. Use the
Text Box Tools tab to change the
formatting of the pull quote text
box.]

CHUYÊN ĐỀ ÔN THI THPT QUỐC GIA:
NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA TỪ SAU NGÀY 2-9-1945 ĐẾN
TRƯỚC NGÀY 19-12-1946
Giáo viên thực hiện: ………………
Chức vụ: Tổ phó chuyên môn.
Đơn vị công tác: Trường THPT ……………


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do lựa chọn chuyên đề:


Sau Cách mạng Tháng Tám, chính quyền dân chủ nhân dân vừa mới được
thành lập đã phải đương đầu với những khó khăn, thử thách rất nghiêm trọng. Đất
nước bị các thế lực đế quốc, phản động bao vây và chống phá quyết liệt. Vận mệnh
dân tộc đứng trước tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”. Trước tình hình đó, Đảng ta do
Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu đã sáng suốt phân tích tình hình, vạch ra chủ trương
và giải pháp đấu tranh giữ vững chính quyền, bảo vệ nền độc lập tự do.
Đây là một trong những nội dung cơ bản của lịch Việt Nam từ năm 1919 đến
năm 2000, bên cạnh đó trong nhiều năm gần đây nội dung trên được đề cập tới trong
nhiều đề thi tuyển sinh Đại học, Cao đẳng. Xuất phát từ lí do trên, Tôi lựa chọn
chuyên đề này để bồi dưỡng cho học sinh lớp 12 ôn thi tốt nghiệp THPT Quốc gia .
Dự kiến số tiết bồi dưỡng cho học sinh trong chuyên đề này là : 04 tiết.
2. Bố cục của chuyên đề: ngoài phần mở đầu, phần kết luận, phần nội dung
của chuyên đề có bố cục gồm bốn phần
A. Mục đích, yêu cầu của chuyên đề.
B. Hệ thống kiến thức trọng tâm cung cấp cho học sinh.
C. Bảng mô tả các mức độ kiến thức cần đạt
D. Câu hỏi và bài tập vận dụng.

2


PHẦN NỘI DUNG
A. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU CỦA CHUYÊN ĐỀ
1. Về kiến thức
- Biết được những thuận lợi và khó khăn của nước Việt Nam Dân chủ Cộng
hòa sau Cách mạng tháng Tám 1945.
- Nêu và phân tích được những biện pháp trước mắt và lâu dài của chính quyền
cách mạng trong việc giải quyết những khó khăn (về xây dựng chính quyền , giải
quyết khó khăn về kinh tế, giải quyết khó khăn về tài chính và văn hóa xã hội). Hiểu
rõ kết quả đạt được và rút ra ý nghĩa.

- Hiểu rõ những chủ trương, sách lược của Đảng và Chính phủ cách mạng
trong việc đối phó với quân Trung Hoa Dân quốc, bọn phản cách mạng và thực dân
Pháp từ sau ngày Cách mạng tháng Tám 1945 đến trước ngày 19/12/1946. Rút ra
được bài học kinh nghiệm trong đấu tranh ngoại giao hiện nay.
2. Về kĩ năng
- Rèn luyện khả năng khái quát, tổng hợp các vấn đề trên cơ sở những sự kiện
đơn lẻ.
- Rèn luyện tư duy phân tích, so sánh các sự kiện tiêu biểu. Biết sử dụng lược
đồ để trình bày các sự kiện lịch sử.
- Rèn luyện khả năng đánh giá, rút ra những nhận xét, kết luận cần thiết.
3. Thái độ, tư tưởng
- Bồi dưỡng lòng yêu nước, tinh thần cách mạng, tự hào dân tộc, trung thành
và tin tưởng vào sự lãnh đạo tài tình của Đảng.
- Lên án những hành động phá hoại, xâm lược của kẻ thù, sự phản bội Tổ quốc
của bọn phản cách mạng.
- Bồi dưỡng và nâng cao ý thức tự học, tự sáng tạo.
4. Định hướng năng lực hình thành
* Năng lực chung:
- Năng lực giải quyết vấn đề.
- Năng lực sáng tạo.
- Năng lực giao tiếp.
* Năng lực chuyên biệt:
- Tái hiện.

3


- Xác định và giải quyết mối liên hệ ảnh hưởng giữa các sự kiện lịch sử, liên
hệ thực tiễn.
- So sánh, phân tích.

B. NỘI DUNG KIẾN THỨC TRỌNG TÂM:
I. Tình hình và nhiệm vụ cách mạng nước ta sau cách mạng tháng Tám
năm 1945
1. Tình hình nước ta sau cách mạng tháng Tám năm 1945:
Những thuận lợi
* Trong nước:
- Cách mạng tháng Tám thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra đời.
Nhân dân ta đã giành được quyền làm chủ và bước đầu được hưởng tự do nên rất
phấn khởi, gắn bó và tin Trung Hoa Dân quốc vào chế độ mới.
- Nhân dân Việt Nam có truyền thống yêu nước và truyền thống cách mạng,
được hưởng những thành quả của cách mạng nên quyết tâm bảo vệ chính quyền, bảo
vệ nền độc lập vừa giành được.
- Cách mạng nước ta có Đảng dày dạn kinh nghiệm, có lãnh tụ sáng suốt là chủ
tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo, đã trở thành trung tâm đoàn kết toàn dân trong công
cuộc đấu tranh để xây dựng và bảo vệ thành quả cách mạng.
* Trên thế giới:
- Sau chiến tranh thế giới thứ hai, hầu hết các nước tư bản chủ nghĩa bị tàn phá,
đây là điều kiện khách quan thuận lợi cho sự phát triển của phong trào cách mạng thế
giới.
- Hệ thống xã hội chủ nghĩa hình thành, phong trào giải phóng dân tộc dâng cao
ở các nước thuộc địa và phụ thuộc, phong trào đấu tranh vì hoà bình, dân chủ phát
triển ở nhiều nước tư bản chủ nghĩa. Sự phát triển của phong trào cách mạng thế giới
góp phần làm suy yếu sức mạnh của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động,
đồng thời cổ vũ to lớn công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc của nhân dân ta.
Những khó khăn
* Về chính trị:
- Quân đội các nước Đồng minh, dưới danh nghĩa quân Đồng minh giải giáp
quân đội Nhật Bản, lũ lượt kéo vào nước ta.
+ Từ vĩ tuyến 16 trở ra Bắc có gần 20 vạn quân Trung Hoa dân quốc đóng ở Hà
Nội và hầu khắp các tỉnh. Theo sau chúng là bọn tay chân từ các tổ chức phản động

4


như: Việt Nam Quốc dân Đảng (Việt Quốc), Việt Nam Cách mạng đồng minh hội
(Việt Cách) với âm mưu xúc tiến thành lập một chính phủ bù nhìn. Dã tâm của chúng
là tiêu diệt Đảng Cộng sản, phá tan mặt trận Việt Minh, lật đổ chính quyền cách mạng
còn non trẻ của nhân dân Việt Nam.
+ Từ vĩ tuyến 16 trở vào Nam, hơn 1 vạn quân Anh kéo vào, tạo điều kiện cho
Pháp trở lại xâm lược nước ta. Lợi dụng tình hình đó, bọn phản động trong nước ngóc
đầu dậy làm tay sai cho Pháp, chống phá cách mạng.
+ Ngày 23-9-1945, quân Pháp đánh úp trụ sở Ủy ban nhân dân nam Bộ và cơ
quan tự vệ thành phố Sài Gòn, chính thức quay trở lại xâm lược nước ta lần thứ hai.
+ Ngoài ra, trên cả nước ta còn 6 vạn quân Nhật chờ giải giáp. Một bộ phận
quân Nhật Bản theo lệnh Anh đánh lại lực lượng vũ trang của ta, tạo điều kiện cho
quân Pháp mở rộng phạm vi chiếm đóng ở Nam Bộ.
- Trong khi đó, chính quyền cách mạng vừa mới thành lập chưa được củng cố,
lực lượng vũ trang còn non yếu.
- Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà vừa ra đời chưa nước nào công nhận và đặt
quan hệ ngoại giao. Cách mạng Việt Nam ở trong tình thế bị bao vây, cô lập.
*Về kinh tế:
- Nông nghiệp:
+ Nền kinh tế nông nghiệp nước ta vốn đã lạc hậu, lại bị chiến tranh tàn phá
nặng nề.
+ Hậu quản của nạn đói cuối năm 1944 đầu năm 1945 chưa được khắc phục.
Nạn lụt lớn, làm vỡ đê ở 9 tỉnh Bắc Bộ, tiếp theo đó là hạn hán kéo dài làm cho hơn
một nửa diện tích ruộng đất không thể canh tác được.
- Công, thương nghiệp:
+ Các cơ sở công nghiệp của ta chưa phục hồi được sản xuất.
+ Nhiều xí nghiệp còn nằm trong tay tư bản Pháp.
+ Hàng hóa khan hiếm, giá cả tăng vọt, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn.

* Về tài chính:
+ Ngân sách Nhà nước hầu như trống rỗng, kho bạc Nhà nước chỉ có hơn 1,2
triệu đồng trong đó có một nửa là rách nát không thể lưu hành trên thị trường.
+ Chính quyền cách mạng chưa quản lí được Ngân hàng Đông Dương.
+ Trong khi đó quân Trung Hoa Dân quốc tung ra thị trường các loại tiền của
Trung Quốc đã mất giá, càng làm cho nền tài chính nước ta thêm rối loạn.
*Về văn hoá, xã hội:
5


- Tàn dư văn hoá lạc hậu do chế độ thực dân phong kiến để lại hết sức nặng nề,
hơn 90% dân số không biết chữ.
- Các tệ nạn xã hội cũ như mê tín dị đoan, rượu chè, cờ bạc, nghiện hút ngày
đêm hoành hành.
Hơn một năm đầu sau cách mạng tháng Tám, Nước Việt Nam Dân chủ
Cộng hoà đứng trước tình thế hiểm nghèo. Vận mệnh dân tộc như “ngàn cân
treo sợi tóc”.
2. Nhiệm vụ cách mạng:
- Xây dựng và củng cố chính quyền cách mạng, giải quyết khó khăn về kinh tế,
tài chính, văn hóa, xã hội.
- Đấu tranh chống giặc ngoại xâm và nội phản, bảo vệ chính quyền cách mạng.
II. Bước đầu xây dựng và củng cố chính quyền cách mạng
Cách mạng tháng Tám thành công, nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa ra đời
trong tình hình thế giới có nhiều chuyển biến, đất nước ở vào tình thế “ngàn cân treo
sợi tóc”. Trong hoàn cảnh đó, việc giành chính quyền đã khó, nhưng giữ chính quyền
còn khó hơn”. Đảng và chủ tịch Hồ Chí Minh đã xác định xây dựng, củng cố chế độ
dân chủ nhân dân là nhiệm vụ cấp bách, đồng thời lãnh đạo nhân dân giải quyết
những khó khăn trước mắt của đất nước.
1. Về chính trị, quân sự:
* Biện pháp củng cố chính quyền cách mạng:

- Chỉ một tuần sau khi nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa ra đời, ngày 8-9-1945
chính phủ lâm thời công bố lệnh tổng tuyển cử trong cả nước.
- Ngày 6/1/1946, vượt qua mọi hành động chống phá của kẻ thù, hơn 90% cử tri
trong cả nước đi bỏ phiếu, bầu được 333 đại biểu Bắc - Trung- Nam vào Quốc hội,
tượng trưng cho khối đoàn kết toàn dân tộc. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử dân tộc,
nhân dân ta được thực hiện quyền công dân, bầu ra những đại biểu chân chính của
mình vào cơ quan quyền lực cao nhất của nhà nước.
- Thắng lợi của Tổng tuyển cử bầu Quốc hội có ý nghĩa to lớn, thể hiện ý chí và
quyết tâm của nhân dân Việt Nam là xây dựng một nước Việt Nam thống nhất, độc
lập; giáng một đòn mạnh mẽ vào âm mưu chia rẽ, lật đổ và xâm lược của đế quốc và
tay sai, tạo cơ sở pháp lí vững chắc cho nhà nước cách mạng để thực hiện nhiệm vụ
đối nội, đối ngoại trong thời kì mới.

6


- Sau cuộc bầu cử Quốc hội, tại các địa phương Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ đã tiến
hành bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp (tỉnh, xã), theo nguyên tắc phổ thông đầu
phiếu. Uỷ ban hành chính các cấp được thành lập.
- Ngày 2/3/1946, Quốc hội Khoá I Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà họp phiên
đầu tiên tại Hà Nội. Quốc hội đã xác nhận những thành tích của chính phủ lâm thời
trong những ngày đầu xây dựng chế độ mới, thông qua danh sách Chính phủ liên hiệp
kháng chiến do chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu và lập ra Ban dự thảo Hiến pháp.
- Ngày 9/11/1946, Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà
được Quốc hội thông qua.
*Ý nghĩa: bộ máy chính quyền nhà nước được kiện toàn, trở thành công cụ sắc
bén phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước.
* Xây dựng và củng cố lực lượng vũ trang:
+ Việt Nam giải phóng quân được (thành lập 5-1945) được chấn chỉnh và đổi
thành Vệ Quốc Đoàn (9-1945). Ngày 22-5-1946: Vệ quốc đoàn được đổi thành Quân

đội quốc gia Việt Nam .
+ Cuối năm 1945, lực lượng dân quân tự vệ tăng lên hàng chục vạn người, có
mặt ở hầu hết các thôn xã, đường phố, xí nghiệp trên khắp cả nước.
2. Về kinh tế - tài chính
a. Về kinh tế:
- Nhiệm vụ: một trong những nhiệm vụ cấp bách sau Cách mạng tháng Tám là
giải quyết nạn đói và khó khăn về tài chính.
- Biện pháp trước mắt: Để giải quyết nạn đói, chính phủ đề ra nhiều biện pháp
cấp thời như tổ chức quyên góp, điều hoà thóc gạo giữa các địa phương trong cả
nước, nghiêm trị những kẻ đầu cơ tích trưc gạo. Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi nhân
dân “nhường cơm sẻ áo” đồng bào cả nước hưởng ứng lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ
Chí Minh và noi gương Người: Tổ chức hũ gạo cứu đói, tổ chức “ngày đồng tâm” để
lấy gạo cứu đói, không dùng lương thực để nấu rượu.
- Biện pháp lâu dài:
+ Để giải quyết căn bản nạn đói, tăng gia sản xuất là biện pháp hàng đầu và có
tính chất lâu dài. Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi: “ Tăng gia sản xuất! Tăng gia sản
xuất ngay! Tăng gia sản xuất nữa!”.
+ Hưởng ứng lời kêu gọi của chủ tịch Hồ Chí Minh, một phong trào thi đua tăng
gia sản xuất dấy lên khắp cả nước, dưới các khẩu hiệu “Tấc đất tấc vàng”, “Không
một tấc đất bỏ hoang”.
7


+ Chính quyền cách mạng đã ra lệnh bãi bỏ thuế thân và các thứ thuế vô lí khác,
giảm tô 25%, giảm thuế ruộng đất 20 %, tịch thu ruộng đất của đế quốc và việt gian
chia cho dân cày nghèo, chia lại ruộng đất công một cách công bằng, dân chủ.
- Kết quả, ý nghĩa:
+ Nhờ có những biện pháp tích cực trên đây, chỉ sau một thời gian ngắn nạn đói
bị đẩy lùi một bước, đời sống nhân dân nhất là nông dân được cải thiện, sản xuất
nông nghiệp nhanh chóng được phục hồi.

+ Nhân dân phấn khởi, tin Trung Hoa Dân quốc vào chính quyền cách mạng.
b. Về tài chính:
- Biện pháp trước mắt:
+ Để khắc phục tình trạng trống rỗng về ngân sách, Chính phủ kêu gọi tinh thần
tự nguyện đóng góp của nhân dân cả nước.
+ Hưởng ứng cuộc vận động xây dựng “Quỹ độc lập”, phong trào “Tuần lễ
vàng” do Chính phủ phát động, nhân dân ta hăng hái đóng góp tiền của, vàng bạc ủng
hộ nền độc lập của đất nước.
+ Kết quả chỉ sau một thời gian ngắn nhân dân cả nước đã đóng góp được 370
kg vàng và 20 triệu đồng vào “Quỹ độc lập’, 40 triệu cho “Quỹ đảm phụ quốc
phòng”.
- Biện pháp lâu dài: Ngày 23/11/1946, Quốc hội quyết định cho lưu hành tiền
Việt Nam trong cả nước thay cho tiền Đông Dương của Pháp trước đây. Những khó
khăn về tài chính từng bước được đẩy lùi.
c. Về văn hoá – xã hội
* Nhiệm vụ: Xóa nạn mù chữ nâng cao trình độ văn hóa cho nhân dân cũng là
một trong những nhiệm vụ cấp bách cần giải quyết.
* Biện pháp:
- Ngày 8/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh kí sắc lệnh thành lập Nha bình dân học
vụ- cơ quan chuyên trách việc chống “giặc dốt”- kêu gọi nhân dân cả nước tham gia
phong trào xóa nạn mù chữ.
- Trong vòng 1 năm từ 8-9-1945 đến 8-9-1946, trên toàn quốc đã tổ chức được
gần 76.000 lớp học, xóa mù chữ cho hơn 2,5 triệu người.
- Trường học các cấp từ phổ thông đến đại học sớm được khai giảng nhằm đào
tạo những công dân, cán bộ trung thành, có năng lực phụng sự Tổ quốc.
- Nội dung và phương pháp giáo dục bước đầu được xác định theo tinh thần dân
tộc, dân chủ.
8



- Việc bài trừ các tệ nạn xã hội như mê tín dị đoan được quần chúng nhân dân
hưởng ứng sôi nổi; kết hợp với xây dựng nếp sống văn hoá mới.
*Ý nghĩa: Góp phần nâng cao trình độ hiểu biết của nhân dân, xây dựng đời
sống mới.
III. Đấu tranh chống ngoại xâm và nội phản, bảo vệ chính quyền cách mạng
1. Kháng chiến chống Pháp trở lại xâm lược ở Nam Bộ
a.Âm mưu và hành động của thực dân Pháp ở Nam Bộ:
- Với dã tâm xâm lược nước ta một lần nữa, ngay sau khi Nhật Bản đầu hàng
Đồng minh, Chính phủ Đờ Gôn đã quyết định thành lập một đạo quân viễn chinh
dưới sự chỉ huy của tướng Lơcléc, đồng thời cử Đô đốc Đácgiăngliơ làm Cao ủy
Pháp ở Đông Dương.
- Ngày 2-9-1945, trong khi nhân dân Sài Gòn – Chợ Lớn tổ chức mít tinh chào
mừng “Ngày Độc lập”, thực dân Pháp đã xả súng vào những người dự mít tinh làm
47 người chết và nhiều người bị thương.
- Ngày 6-9-1945, quân Anh với danh nghĩa quân Đồng minh giải giáp quân
Nhật, kéo theo sau là một đại đội quân Pháp. Vừa đến Sài Gòn, quân Anh đã yêu cầu
ta giải tán lực lượng vũ trang, thả hết số tù binh Pháp do Nhật giam giữ sau ngày 9-31945; trang bị vũ khí cho số tù binh này và cho quân Pháp chiếm đóng những nơi
quan trọng trong thành phố.
- Đêm 22 rạng ngày 23/9/1945, được sự giúp đỡ của quân Anh, thực dân Pháp
cho quân đánh úp trụ sở Uỷ ban Nhân dân Nam Bộ và cơ quan tự vệ Sài Gòn, mở đầu
cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam lần hai.
- Ngày 5-10-1945, Tướng Lơcléc đến Sài Gòn cùng nhiều đơn vị bộ binh và xe
bọc thép mới từ Pháp sang tăng viện. Với lực lượng được tăng cường, lại có sự hỗ trợ
của quân Anh và quân Nhật, quân Pháp phá vòng vây Sài Gòn – Chợ Lớn, rồi mở
rộng đánh chiếm Nam Bộ và Nam Trung Bộ.
b. Cuộc kháng chiến chống Pháp quay trở lại xâm lược Nam Bộ:
- Ngay khi thực dân Pháp trở lại xâm lược, quân dân Sài Gòn – Chợ Lớn cùng
quân dân Nam Bộ đã nhất tề đứng lên chiến đấu chống quân xâm lược.
- Các chiến sĩ lực lượng vũ trang của ta đã đột nhập sân bay Tân Sơn Nhất, đốt
cháy tàu Pháp vừa cập cảng Sài Gòn, đánh phá kho tàng, phá nhà giam.

- Phối hợp với các lực lượng vũ trang đánh địch, nhân dân Sài Gòn – Chợ Lớn
đấu tranh triệt phá nguồn tiếp tế của địch, từ chối hợp tác với chúng, dựng chướng
ngại vật và chiến lũy trên đường phố, bao vây và tấn công quân Pháp trong thành
9


phố. Các công sở, trường học, nhà máy, hãng buôn đóng cửa, tàu xe ngừng chạy, điện
nước bị cắt.
- Trung ương Đảng , Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh huy động lực lượng cả
nước chi viện cho Nam Bộ và Nam Trung Bộ kháng chiến.
+ Hàng vạn thanh niên hăng hái gia nhập quân đội, sung vào các đoàn quân
“Nam tiến”, sát cánh cùng với nhân dan Nam Bộ và Nam Trung Bộ chiến đấu.
+ Những cán bộ và chiến sĩ hăng hái, ít nhiều có kinh nghiệm chiến đấu, những
vũ khí, trang bị tốt nhất của ta lúc đó đều giành cho đoàn quân “Nam tiến”.
+ Nhân dân Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ còn thường xuyên tổ chức quyên góp tiền,
gạo, áo quần, thuốc men...gửi cho nhân dân Nam Bộ và Nam Trung Bộ kháng chiến.
c. Kết quả và ý nghĩa:
- Cuộc chiến đấu của quân dân Nam Bộ đã ngăn chặn được bước tiến công đầu
tiên của địch, giữ vững và phát triển lực lượng, tích lũy được nhiều kinh nghiệm
chiến đấu.
- Cuộc chiến đấu của quân dân Nam Bộ và Nam Trung Bộ góp phần bảo vệ và
củng cố chính quyền cách mạng, tạo điều kiện để cả nước chuẩn bị mọi mặt cho cuộc
kháng chiến toàn quốc về sau.
2. Đấu tranh với quân Trung Hoa Dân quốc
a. Chủ trương của Đảng:
- Trong hoàn cảnh phải đối phó với dã tâm xâm lược trở lại của thực dân Pháp ở
Nam Bộ, sự uy hiếp của quân Trung Hoa Dân quốc ở ngoài Bắc hòng lật đổ chính
quyền cách mạng, Đảng, Chính Phủ và chủ tịch Hồ Chí Minh
- Đảng và Chính phủ chủ trương hoà hoãn với quân Trung Hoa Dân quốc, tránh
cùng một lúc phải đối phó với nhiều kẻ thù.

b. Biện pháp:
- Chấp nhận một số yêu sách về kinh tế, tài chính của quân đội Trung Hoa Dân
quốc như: cung cấp một phần lương thực, thực phẩm, phương tiện giao thông, chấp
nhận lưu hành tiền Trung Quốc trên thị trường Việt Nam.
- Đồng ý nhường cho Việt Quốc, Việt cách 70 ghế trong Quốc hội và 4 ghế trong
Chính phủ liên hiệp mà không qua bầu cử.
- Mặt khác, chính quyền cách mạng dựa vào quần chúng đã kiên quyết vạch
trần âm mưu và hành động chia rẽ, phá hoại của các thế lực phản động. Những kẻ phá
hoại có đủ bằng chứng thì bị trừng trị theo pháp luật.

10


- Đảng rút vào hoạt động bí mật với danh nghĩa “tự giải tán” (11/11/1945), để
tránh mũi nhọn tiến công của kẻ thù.
c. Ý nghĩa: Những biện pháp trên đã hạn chế các hoạt động chống phá của quân
Trung Hoa Dân quốc và tay sai, làm thất bại âm mưu lật đổ chính quyền cách mạng
của chúng; tạo điều kiện củng cố chính quyền, tập trung kháng chiến chống Pháp ở
miền Nam.
3 . Hoà hoãn với Pháp nhằm đẩy quân Trung Hoa Dân quốc ra khỏi nước
ta:
a. Bối cảnh lịch sử:
- Sau khi chiếm đóng các đô thị ở Nam Bộ và Nam Trung Bộ, thực dân Pháp đề
ra kế hoạch tiến quân ra Bắc nhằm thôn tính cả nước ta.
- Trong khi đó ở Trung Quốc, lực lượng cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng
Cộng Sản phát triển mạnh, nên Trung Hoa Dân quốc cần rút quân ở Đông Dương về
để đối phó.
- Để thực hiện ý đồ trên, thực dân Pháp điều đình với Chính phủ Trung Hoa Dân
quốc kí Hiệp ước Hoa – Pháp (28-2-1946). Theo đó, Trung Hoa Dân quốc được Pháp
trả lại các tô giới, nhượng địa trên đất Trung Quốc và được vận chuyển hàng hóa qua

cảng Hải Phòng vào Vân Nam không phải đóng thuế. Đổi lại, Pháp được đưa quân ra
Bắc thay thế quân Trung Hoa Dân quốc làm nhiệm vụ giải giáp quân đội Nhật.
- Hiệp ước Hoa - Pháp đặt nhân dân Việt Nam trước sự lựa chọn một trong hai
con đường: hoặc là cầm súng chiến đấu không cho chúng đổ bộ lên miền Bắc; hoặc
là hoà hoãn, nhân nhượng với Pháp để tránh tình trạng phái đối phó cùng một lúc với
nhiều kẻ thù.
b. Chủ trương của Đảng:
Để tránh tình trạng phải đối phó một lúc với nhiều kẻ thù, ngày 3-3-1946, Ban
Thường vụ Trung ương Đảng họp, do Hồ Chí Minh chủ trì chọn giải Pháp “Hoà để
tiến”.
c. Biện Pháp
- Ngày 6/3/1946, tại Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ Việt
Nam Dân chủ Cộng hoà kí với G. Xanhtơni, đại diện Chính phủ Pháp bản Hiệp định
sơ bộ. Nội dung cơ bản của Hiệp định:
+ Chính phủ Pháp công nhận nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà là một quốc gia
tự do, có chính phủ, nghị viện, quân đội và tài chính riêng, là thành viên của Liên
bang Đông Dương, nằm trong khối Liên hiệp Pháp.
11


+ Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hòa đồng ý cho 15.000 quân Pháp ra miền
Bắc thay quân Trung Hoa Dân quốc làm nhiệm vụ giải giáp quân đội Nhật Bản, số
quân này sẽ đóng ở những địa điểm quy định và rút dần trong thời hạn 5 năm.
+ Hai bên ngừng mọi cuộc xung đột ở phía Nam và giữ nguyên quân đội của
mình tại vị trí cũ, tạo không khí thuận lợi đi đến cuộc đàm phán chính thức bàn các
vấn đề về ngoại giao của Việt Nam, chế độ tương lai của Đông Dương, quyền lợi về
kinh tế và văn hóa của người Pháp ở Việt Nam.
- Kí Hiệp định Sơ bộ, hòa hoãn với Pháp, ta đã tránh được cuộc chiến đấu bất lợi
vì phải chống lại nhiều kẻ thù củng một lúc, đẩy được 20 vạn quân Trung Hoa Dân
quốc về nước cùng bọn tay sai ra khỏi nước ta, có thêm thời gian hòa bình để củng cố

chính quyền cách mạng, chuẩn bị lực lượng mọi mặt cho cuộc kháng chiến lâu dài
chống Pháp.
- Sau khi kí Hiệp định, thực dân Pháp vẫn tiếp tục gây xung đột vũ trang ở Nam
Bộ, lập chính phủ Nam Kì tự trị, âm mưu tách Nam Bộ ra khỏi Việt Nam.
- Do ta đấu tranh kiên quyết, cuộc đàm phán chính thức giữa hai chính phủ Việt
Việt Nam và Pháp đã được tổ chức tại Phôngtennơblô (Pháp) (từ ngày 6- 7 – 1946).
Cuộc đàm phán thất bại vì phía Pháp ngoan cố không chịu công nhận độc lập và
thống nhất của nước ta. Trong lúc đó tại Đông Dương, quân Pháp tăng cường hành
động khiêu khích. Quan hệ Việt - Pháp ngày càng căng thẳng, có nguy cơ nổ ra chiến
tranh.
- Trước tình hình đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kí với Mu tê- đại diện của Chính
phủ Pháp bản Tạm ước ngày 14/9/1946, nhân nhượng Pháp một số quyền lợi về kinh
tế và văn hoá ở Việt Nam. Bản Tạm ước đã tạo điều kiện cho ta kéo dài thời gian hòa
hoãn để xây dựng, củng cố lực lượng, chuẩn bị bước vào cuộc kháng chiến toàn quốc
khó tránh khỏi chống thực dân Pháp.
- Ý nghĩa:
+ Loại bỏ bớt kẻ thù, tránh được tình thế bất lợi phải chiến đấu với nhiều kẻ thù
một lúc.
+ Tạo thêm thời gian hoà bình để củng cố chính quyền cách mạng, chuẩn bị lực
lượng cho cuộc kháng chiến lâu dài.
+ Tỏ rõ thiện chí hoà bình của Chính phủ và nhân dân Việt Nam.
C. BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ KIẾN THỨC CẦN ĐẠT
Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng cao
thấp
Nước
Việt Trình

bày Giải thích được
Đánh giá được Ý
12


Nam
Dân
chủ
cộng
hòa từ sau 29-1945 đến
trước 19-121946

được tình hình
nước
Việt
Nam Dân chủ
cộng hòa từ
sau 2-9-1945.
Trình
bày
được các biện
pháp

Trung ương
Đảng, Chính
phủ đưa ra để
xây dựng và
củng cố chính
quyền
cách

mạng,
giải
quyết
khó
khăn về kinh
tế, tài chính,
văn hóa- xã
hội. Kết quả
đạt được.
Biết
được
Hiệp định Sơ
bộ Việt – Pháp
ngày 6-3-1946
được kí kết
trong
hoàn
cảnh nào. Nêu
được nội dung
và ý nghĩa của
Hiệp định.
Nêu
được
những
giải
pháp Đảng và
Chính phủ đã
sử dụng để
đấu tranh với
quân

Trung
Hoa Dân quốc
và tay sai sau
ngày
Cách
mạng
sau
Cách
mạng
tháng
Tám
năm
1945
thành
công.

tại sao nói sau
cách
mạng
tháng
Tám,
nước ta đứng
trước tình thế
“ngàn cân treo
sợi tóc”.

Làm sáng tỏ
được biện pháp
hòa bình của
Việt Nam trong

quan hệ với
Pháp từ ngày 63-1946
đến
trước ngày 1912-1946 và nêu
tác dụng của
biện pháp ấy

13

nghĩa của những
thắng lợi của
cuộc đấu tranh
bảo vệ chính
quyền thời kì từ
tháng 9-1945 đến
tháng 12-1946.

Phân
tích
được vai trò
của Chủ tịch
Hồ Chí Minh
trong việc giải
quyết
mối
quan hệ Việt
Nam bằng con
đường
hòa
bình từ ngày 63-1946

đến
trước ngày 1912-1946.
Chứng minh
được
chủ
trương “cứng
rắn về nguyên
tắc, mềm dẻo
về sách lược”
được
Đảng,
Chính Phủ và
Chủ tịch Hồ
Chí Minh vận
dụng như thế
nào trong thời

Rút ra được bài
học kinh nghiệm
trong chính sách
đối ngoại của
Đảng ta hiện nay.


Nêu được hiệu
quả của việc
thực
hiện
những
giải

pháp đó.

gian từ tháng
9-1945
đến
trước 19-121946. Rút ra
được ý nghĩa
của chủ trương
đó.

D. CÁC CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP VẬN DỤNG:
Giáo viên nêu ra các câu hỏi và bài tập vận dụng theo các mức độ từ nhận biết,
thông hiểu, vận dụng để giúp học sinh củng cố và nắm chắc các kiến thức đã học. Sau
mỗi câu hỏi và bài tập giáo viên nêu ra học sinh suy nghĩ lập dàn ý các ý cơ bản cần
trình bày và đại diện trình bày. Giáo viên nhận xét và gợi ý học sinh trả lời các câu
hỏi bài tập.
I. MỘT SỐ CÂU HỎI NHẬN BIẾT
Câu 1. Tình hình nước ta sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 có những
thuận lợi và khó khăn gì?
Gợi ý: học sinh trình bày những kiến thức cơ bản đã có trong nội dung ôn tập
phần I.1
Câu 2. Hãy nêu những kết quả chủ yếu đạt được trong năm đầu xây dựng
chính quyền cách mạng, giải quyết khó khăn của đất nước sau Cách mạng tháng
Tám năm 1945.
Gợi ý trả lời câu hỏi: học sinh nêu khái quát kết quả đạt được trong năm đầu xây
dựng chính quyền cách mạng, giải quyết khó khăn về kinh tế, tài chính, văn hóa xã
hội.
Câu 3. Đảng và Chính phủ đã sử dụng những giải pháp gì để đấu tranh với
quân Trung Hoa Dân quốc và tay sai sau ngày Cách mạng sau Cách mạng tháng
Tám năm 1945 thành công. Nêu hiệu quả của việc thực hiện những giải pháp

đó?
Gợi ý trả lời câu hỏi: học sinh trình bày những biện pháp và kết quả đạt được
trong sách lược đối phó với quân Trung Hoa Dân quốc phần III.3.
Câu 4. Trình bày những thuận lợi cơ bản của Việt Nam sau Cách mạng
tháng Tám. Nhiệm vụ củng cố chính quyền dân chủ nhân dân được thực hiện
như thế nào trong năm 1946? (Đề thi Đại học năm 2006)
Hướng dẫn trả lời:

14


+ Những thuận lợi cơ bản của nước Việt Nam dân chủcộng hòa sau Cách mạng
tháng Tám:
• Có chính quyền cách mạng của nhân dân.
• Nhân dân làm chủ vận mệnh của mình, phấn khởi, tin tưởng, quyết tâm bảo vệ
chế độ mới.
• Có sự lãnh đạo sáng suốt, dày dạn kinh nghiệm của Đảng Cộng sản Đông
Dương và Lãnh tụ Hồ Chí Minh.
• Phong trào cách mạng trên thế giới phát triển mạnh.
+ Nhiệm vụ củng cố chính quyền dân chủ nhân dân là nhiệm vụ cấp bách trước
mắt
• Ngày 6-1-1946, Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung cả nước, hơn 90% cử tri
đi bầu, 333 đại biểu trúng cử...
• Ngày 2-3-1946, kỳ họp thứ nhất của Quốc hội, thành lập Chính phủ chính
thức do Hồ Chí Minh đứng đầu, lập Ban dự thảo Hiến pháp.
• Các địa phương bầu cử Hội đồng nhân dân, thành lập Ủy ban hành chính các
cấp; bộ máy chính quyền dân chủ nhân dân bước đầu được củng cố, kiện toàn.
• Tháng 11-1946, kỳ họp thứ hai của Quốc hội thông qua Hiến pháp đầu tiên
nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.
• Xây dựng Tòa án cách mạng và lực lượng vũ trang cách mạng (dân quân tự

vệ, bộ đội địa phương, chuyển Vệ quốc quân thành Quân đội quốc gia Việt Nam 51946...), Chính phủ ra một số sắc lệnh nhằm trấn áp bọn phản cách mạng.
Kết luận: Thực hiện nhiệm vụ củng cố chính quyền đã nâng cao uy tín nước
Việt Nam dân chủcộng hòa trên trường quốc tế, khơi dậy và phát huy tinh thần làm
chủ, ý chí sắt đá của khối đoàn kết toàn dân, tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho nước
Việt Nam dân chủ cộng hòa.
Câu 5: Hiệp định Sơ bộ Việt – Pháp ngày 6-3-1946 được kí kết trong hoàn
cảnh như thế nào? Nêu nội dung và ý nghĩa của Hiệp định.
Học sinh dựa vào phần III.3 để trả lời
II. MỘT SỐ CÂU HỎI THÔNG HIỂU
Câu 1.Tại sao nói sau cách mạng tháng Tám, nước ta đứng trước tình thế
“ngàn cân treo sợi tóc”?
Hướng dẫn: Học sinh cần làm sáng tỏ những thuận lợi và khó khăn của nước ta
sau cách mạng tháng Tám năm 1945 từ đó đi đến khẳng định sau cách mạng tháng
Tám đất nước đứng trước tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”.
15


Câu 2. Hãy làm sáng tỏ biện pháp hòa bình của Việt Nam trong quan hệ với
Pháp từ ngày 6-3-1946 đến trước ngày 19-12-1946 và nêu tác dụng của biện
pháp ấy. (Đề thi đại học năm 2014)
Hướng dẫn làm bài:
1. Thực hiện chủ trương “Hòa để tiến”, Chính phủ Việt Nam nỗ lực dùng biện
pháp hòa bình để giải quyết xung đột. Biểu hiện cụ thể:
- Kí hiệp định Sơ bộ (6-3-1946):
Ngày 6/3/1946, tại Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ Việt Nam
Dân chủ Cộng hoà kí với G. Xanhtơni, đại diện Chính phủ Pháp bản Hiệp định sơ bộ.
Với những nội dung cơ bản sau:
+ Chính phủ Pháp công nhận nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà là một quốc gia
tự do, có chính phủ, nghị viện, quân đội và tài chính riêng, là thành viên của Liên
bang Đông Dương, nằm trong khối Liên hiệp Pháp.

+ Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hòa đồng ý cho 15.000 quân Pháp ra miền
Bắc thay quân Trung Hoa Dân quốc làm nhiệm vụ giải giáp quân đội Nhật Bản, số
quân này sẽ đóng ở những địa điểm quy định và rút dần trong thời hạn 5 năm.
+ Hai bên ngừng mọi cuộc xung đột ở phía Nam và giữ nguyên quân đội của
mình tại vị trí cũ, tạo không khí thuận lợi đi đến cuộc đàm phán chính thức bàn các
vấn đề về ngoại giao của Việt Nam, chế độ tương lai của Đông Dương, quyền lợi về
kinh tế và văn hóa của người Pháp ở Việt Nam.
- Đàm phán chính thức giữa hai chính phủ Việt Việt Nam và Pháp: tại
Phôngtennơblô (Pháp) (từ ngày 6- 7 – 1946). Cuộc đàm phán thất bại vì phía Pháp
ngoan cố không chịu công nhận độc lập và thống nhất của nước ta. Trong lúc đó tại
Đông Dương, quân Pháp tăng cường hành động khiêu khích.
- Kí bản Tạm Ước ngày 14-9-1946: Do quan hệ Việt - Pháp ngày càng căng
thẳng, có nguy cơ nổ ra chiến tranh. Trước tình hình đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kí
với Mu tê- đại diện của Chính phủ Pháp bản Tạm ước ngày 14/9/1946, nhân nhượng
Pháp một số quyền lợi về kinh tế và văn hoá ở Việt Nam. Bản Tạm ước đã tạo điều
kiện cho ta kéo dài thời gian hòa hoãn để xây dựng, củng cố lực lượng, chuẩn bị bước
vào cuộc kháng chiến toàn quốc khó tránh khỏi chống thực dân Pháp.
Những nỗ lực trên thể hiện rõ thiện chí hòa bình và chính nghĩa của Việt Nam;
nhân nhượng nhưng vẫn kiên quyết giữ vững chủ quyền dân tộc.
2. Tác dụng
- Tránh được tình thế phải chiến đấu với nhiều kẻ thù cùng một lúc..
16


- Tạo thời gian hòa bình để xây dựng, củng cố lực lượng, chuẩn bị bước vào
cuộc kháng chiến chống Pháp lâu dài không thể tránh khỏi.
Câu 3 Tại sao Trung Hoa Dân quốc và Pháp ký với nhau Hiệp ước HoaPháp ngày 28-2-1946 ? Đảng và Chính phủ ta thực hiện sách lược gì trước tình
thế do Hiệp ước đó đặt ra? (Đề thi tuyển sinh Đại học năm 2003).
Tại sao Trung Hoa Dân quốc và Pháp ký với nhau “Hiệp ước Hoa-Pháp”
ngày 28-2-1946:

- Sau khi chiếm đóng các đô thị ở Nam Bộ và Nam Trung Bộ, thực dân Pháp
chuẩn bị tiến quân ra Bắc để thôn tính cả nước ta. Để thực hiện mục đích đó, chắc
chắn Pháp sẽ vấp phải lực lượng kháng chiến của quân dân Việt Nam và cả sự có mặt
của quân Trung Hoa Dân quốc ở miền Bắc. Vì thế, Pháp dùng thủ đoạn điều đình với
chính phủ Trung Hoa Dân quốc để ra Bắc thay thế quân Trung Hoa Dân quốc giải
giáp quân Nhật. Trong khi đó, Trung Hoa Dân quốc thấy cần phải rút về nước, tập
trung đối phó với phong trào cách mạng do Đảng Cộng sản Trung Quốc lãnh đạo.
- Trung Hoa Dân quốc và Pháp đã thỏa hiệp với nhau, ký kết bản Hiệp ước Hoa
Pháp ngày 28-2-1946. Theo đó, Pháp được đưa quân ra Bắc thay thế quân Trung Hoa
Dân quốc làm nhiệm vụ giải giáp quân Nhật. Đổi lại Trung Hoa Dân quốc được Pháp
trả lại một số quyền lợi trên đất Trung Quốc, được vận chuyển hàng hóa qua cảng Hải
Phòng vào Vân Nam không phải đóng thuế.
Tình thế do Hiệp ước Hoa Pháp đặt ra:
- Hiệp ước Hoa- Pháp buộc nhân dân ta phải chọn một trong hai con đường:
hoặc là cầm vũ khí chống lại thực dân Pháp khi chúng ra miền Bắc; hoặc là tạm thời
hòa hoãn với Pháp để nhanh chóng gạt 20 vạn quân Trung Hoa Dân quốc ra khỏi
miền Bắc, tranh thủ thời gian hòa hoãn, xây dựng đất nước, chuẩn bị lực lượng để đối
phó với cuộc chiến tranh của Pháp về sau.
Sách lược của Đảng và Chính Phủ Việt Nam trước tình thế do Hiệp ước Hoa
Pháp đặt ra:
- Trước tình thế mà Hiệp ước đó đặt ra, Đảng và Chính phủ ta đã thực hiện sách
lược hoà với Pháp. Hồ Chủ Tịch đã ký với Xanhtơni (Sainteny), đại diện chính phủ
Pháp bản Hiệp định sơ bộ 6-3-1946.
+ Theo đó, chính phủ Pháp công nhận nước Việt Nam dân chủ cộng hòa là một
quốc gia tự do, có chính phủ, nghị viện, quân đội và tài chính riêng nằm trong khối
Liên hiệp Pháp; Chính phủ Việt Nam thỏa thuận cho 15.000 quân Phápra miền Bắc
thay quân Trung Hoa Dân quốc làm nhiệm vụ giải giáp quân Nhật, số quân này sẽ rút
17



dần trong thời hạn 5 năm; hai bên thực hiện ngừng bắn, tạo không khí thuận lợi cho
việc mở cuộc đàm phán chính thức.
+ Hiệp định sơ bộ 6-3-1946 có ý nghĩa rất lớn. Nó đã đập tan âm mưu câu kết
giữa Pháp và Trung Hoa Dân quốc, loại bỏ được một kẻ thù nguy hiểm là Trung Hoa
Dân quốc và tay sai; tránh được một cuộc chiến tranh chống nhiều kẻ thù khi lực
lượng của ta còn yếu; tranh thủ thời gian hòa hoãn để chuẩn bị lực lượng cho cuộc
chiến đấu sau này.
- Sau Hiệp định sơ bộ, ta tiếp tục đấu tranh ngoại giao, đàm phán chính thức với
Pháp tại Phôngtennơblô, nhưng do Pháp ngoan cố cuối cùng hội nghị thất bại. Để tiếp
tục kéo dài thời gian hòa hoãn, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký với đại diện chính phủ
Pháp bản Tạm ước 14-9-1946, nhân nhượng thêm cho Pháp một số quyền lợi kinh tế
– văn hóa ở Việt Nam.
- Tranh thủ thời gian hòa hoãn, chúng ta đã củng cố và xây dựng lực lượng về
mọi mặt (về chính trị, kinh tế, quân sự,...). Pháp cố ý gây chiến tranh (khiêu khích,
tăng quân, đánh chiếm Lạng Sơn, Hải Phòng, gây xung đột ở Hà Nội), gửi tối hậu thư
ngày 18-12-1946 đòi chính phủ ta giải tán lực lượng tự vệ chiến đấu và giao quyền
kiểm soát thủ đô Hà Nội cho chúng, thực chất là Pháp bắt ta đầu hàng.Ta không thể
nhân nhượng được nữa, cuộc kháng chiến toàn quốc bắt đầu (19-12-1946).
III. MỘT SỐ CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP VẬN DỤNG
Câu 1. Chủ tịch Hồ Chí Minh với việc giải quyết mối quan hệ Việt Nam
bằng con đường hòa bình từ ngày 6-3-1946 đến trước ngày 19-12-1946. (Đề thi
tuyển sinh đại học năm 2006)
+ Nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa ra đời mong muốn được công nhận quyền
tự do độc lập. Pháp âm mưu chia cắt và thôn tính Việt Nam một lần nữa.
+ Pháp ký hiệp ước với Trung Hoa Dân quốc (28-2-1946) đặt Việt Nam trước
một cuộc chiến tranh với Pháp trên quy mô cả nước. Chủ tịch Hồ Chí Minh khai thác
mọi khả năng, chủ động đàm phán để đẩy lùi nguy cơ chiến tranh, tiếp tục phát triển
thực lực cách mạng mọi mặt làm cơ sở cho đấu tranh ngoại giao.
+ Ngày 6-3-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký với Pháp Hiệp định Sơ bộ. Theo
đó, Chính phủ Pháp công nhận Việt Nam là một quốc gia tự do có chính phủ, nghịv

iện, quân đội và tài chính riêng nằm trong khối Liên hiệp Pháp; Chính phủViệt Nam
thỏa thuận cho 15.000 quân Pháp vào miền Bắc thay quân Trung Hoa Dân quốc; hai
bên ngừng bắn, tạo không khí thuận lợi cho việc mở cuộc đàm phán chính thức ở Pari.
18


+ Tiếp tục hòa hoãn, Chính phủ do Chủtịch HồChí Minh đứng đầu cử đoàn đại
biểu tham gia đàm phán Việt-Pháp tại Phông-ten-nơ-blô; do Pháp ngoan cốnên đàm
phán thất bại.Quan hệ Việt - Pháp trở nên căng thẳng, chiến tranh có thể xảy ra.
+ Trước tình hình đó, Chủ tịch HồChí Minh đang ở thăm nước Pháp, đàm phán
và ký với đại diện chính phủ Pháp Tạm ước 14-9-1946, tiếp tục nhân nhượng Pháp
một số quyền lợi kinh tế - văn hóa, nhằm kéo dài thời gian hòa hoãn.
+ Sau khi ký kết các Hiệp định và Tạm ước nhân nhượng cho Pháp một số
quyền lợi, thậm chí chấp nhận tham gia khối Liên hiệp Pháp, Chủ tịch Hồ Chí Minh
cùng Chính phủtiếp tục lãnh đạo nhân dân kiên trì đấu tranh, tích cực chuẩn bị lực
lượng, đề phòng tình thế bất trắc do Pháp gây ra.
+ Kiên trì giải quyết quan hệ Việt-Pháp bằng biện pháp đàm phán, thương
lượng của Chủ tịch HồChí Minh thể hiện thiện chí hòa bình của Chính phủvà nhân
dân Việt Nam; đẩy nhanh quân Trung Hoa Dân quốc về nước và phá tan âm mưu
Pháp cấu kết với Trung Hoa Dân quốc chống lại nhân dân ta; kéo dài thời gian hòa
bình để củng cố xây dựng lực lượng chuẩn bị cho cuộc kháng chiến mà ta biết trước
là không thể nào tránh khỏi.
Câu 2. Nhận diện các thế lực đế quốc có mặt trên đất nước ta sau ngày
cách mạng tháng Tám thành công? Đế quốc nào là kẻ thù chính? Vì sao?
Hướng dẫn trả lời:
- Ngay sau cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám thành công, quân đội các nước
Đồng minh dưới danh nghĩa giải giáp vũ khí quân đội Nhật lũ lượt kéo vào nước ta:
Quân Anh, Pháp, Trung Hoa Dân quốc. Núp dưới danh nghĩa quân Đồng minh vào
giải giáp vũ khí quân đội Nhật, âm mưu chung của các thế lực đế quốc là chống phá
cách mạng Việt Nam. Chưa bao giờ nước ta lại có nhiều kẻ thù cùng một lúc đến như

vậy. Đây là khó khăn lớn nhất, nghiêm trọng nhất của nước ta sau cách mạng tháng
Tám năm 1945.
- Quân Trung Hoa Dân quốc:
+ Ngay sau khi nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa thành lập, Từ vĩ tuyến 16 trở
ra Bắc có gần 20 vạn quân Trung Hoa dân quốc đóng ở Hà Nội và hầu khắp các tỉnh.
Theo sau chúng là bọn tay chân từ các tổ chức phản động như: Việt Nam Quốc dân
Đảng (Việt Quốc), Việt Nam Cách mạng đồng minh hội (Việt Cách) với âm mưu xúc
tiến thành lập một chính phủ bù nhìn.
+ Dã tâm của chúng là tiêu diệt Đảng Cộng sản, phá tan mặt trận Việt Minh, lật
đổ chính quyền cách mạng còn non trẻ của nhân dân Việt Nam.
19


+ Tuy nhiên, sau khi chiến tranh chống Nhật kết thúc, lực lượng mạng Trung
Quốc đang phát triển mạnh, trực tiếp đe dọa đến lợi ích chiến lược của Trung Hoa
Dân quốc. Vì thế sớm hay muộn họ cũng phải về nước để đối phó với lực lượng cách
mạng. Mặt khác, nội bộ Trung Hoa Dân quốc đang có mẫu thuẫn và tranh giành
quyền lực. Đây là những khó khăn của quân Trung Hoa Dân quốc mà Việt Nam có
thể lợi dụng để hòa hoãn, hạn chế những hoạt động chống phá của chúng. Như vậy
quân Trung Hoa Dân quốc không phải là kẻ thù nguy hiểm nhất của cách mạng Việt
Nam sau cách mạng tháng Tám.
- Thực dân Anh:
+ Sau cách mạng tháng Tám, từ vĩ tuyến 16 trở vào Nam, hơn 1 vạn quân Anh
kéo vào dưới danh nghĩa Đồng minh giải giáp vũ khí quân đội Nhật nhưng thực chất
là dọn đường tạo điều kiện cho Pháp trở lại xâm lược nước ta.
+ Sau chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào giải phóng dan tộc bùng nổ mạnh
mẽ. Cuộc đấu tranh đòi độc lập đang phát triển mạnh ở các thuộc địa của Anh. Chính
vì vậy, thực dân Anh cần tập trung lực lượng để đối phó. Trong hoàn cảnh đó, thực
dân Anh không có khả năng ở lại Đông Dương lâu dài.
+ Do bản chất đế quốc, thực dân Anh lo ngại trước ảnh hưởng của Trung Hoa

Dân quốc ở khu vực này nên đã hậu thuẫn cho quân Pháp trở lại xâm lược nước ta.
Như vậy, thực dân Anh không phải là kẻ thù nguy hiểm nhất của cách mạng
nước ta sau cách mạng tháng Tám.
- Quân Nhật:
+ Trên cả nước ta còn 6 vạn quân Nhật chờ giải giáp. Một bộ phận quân Nhật
Bản theo lệnh Anh đánh lại lực lượng vũ trang của ta, tạo điều kiện cho quân Pháp
mở rộng phạm vi chiếm đóng ở Nam Bộ.
+ Nhật là nước bại trận trong chiến tranh thế giới thứ hai. Quân Nhật ở Đông
Dương chỉ chờ giải giáp để về nước. Vì thế, Nhật Bản không phải là kẻ thù chính của
cách mạng Việt Nam lúc đó.
- Thực dân Pháp:
+ Thực dân Pháp có âm mưu quay trở lại xâm lược Việt Nam:
• Với dã tâm xâm lược nước ta một lần nữa, ngay sau khi Nhật Bản đầu
hàng Đồng minh, chính phủ Đờ Gôn đã quyết định thành lập một đạo
quan viễn chinh, dưới quyền chỉ huy của tướng Lơcléc, đồng thời của đô
đốc Đácgiăngliơ làm Cao ủy Pháp ở Đông Dương nhằm chiếm lại Đông
Dương.
20




Ngày 6-9-1945, quân Anh với danh nghĩa quân Đồng minh giải giáp quân
Nhật, kéo theo sau là một đại đội quân Pháp. Vừa đến Sài Gòn, quân Anh
đã yêu cầu ta giải tán lực lượng vũ trang, thả hết số tù binh Pháp do Nhật
giam giữ sau ngày 9-3-1945; trang bị vũ khí cho số tù binh này và cho
quân Pháp chiếm đóng những nơi quan trọng trong thành phố.




Đêm 22 rạng ngày 23/9/1945, được sự giúp đỡ của quân Anh, thực dân
Pháp cho quân đánh úp trụ sở Uỷ ban Nhân dân Nam Bộ và cơ quan tự vệ
Sài Gòn, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam lần hai.



Ngày 5-10-1945, Tướng Lơcléc đến Sài Gòn cùng nhiều đơn vị bộ binh
và xe bọc thép mới từ Pháp sang tăng viện. Với lực lượng được tăng
cường, lại có sự hỗ trợ của quân Anh và quân Nhật, quân Pháp phá vòng
vây Sài Gòn – Chợ Lớn, rồi mở rộng đánh chiếm Nam Bộ và Nam Trung
Bộ.

+ Như vậy, với ý chí thực dân cả trong tư duy và hành động, thực dân Pháp đã
bộc lộ rõ dã tâm xâm lược Việt Nam.
Phân tích âm mưu của các đế quốc đối với Đông Dương, Trung ương Đảng đã
nêu rõ “kẻ thù chính của ta lúc này là thực dân Pháp xâm lược”, Phải tập trung ngọn
lửa đấu tranh vào chúng.
Câu 3. Chủ trương “cứng rắn về nguyên tắc, mềm dẻo về sách lược” được
Đảng, Chính Phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh vận dụng như thế nào trong thời
gian từ tháng 9-1945 đến trước 19-12-1946. Ý nghĩa của chủ trương đó?
Hướng dẫn trả lời:
Chủ trương “cứng rắn về nguyên tắc, mềm dẻo về sách lược”:
- Trung ương Đảng, Chính Phủ và chủ tịch Hồ Chí Minh thực hiện sách lược
nhân nhượng, hòa hoãn với quân Trung Hoa Dân quốc và tay sai nhưng kiên quyết
trừng trị bọn tay sai phản cách mạng; giữ vững chính quyền cách mạng, sự lãnh đạo
của Đảng....
- Trong việc giải quyết mối quan hệ với Pháp:
+ Kiên quyết kháng chiến chống Pháp quay trở lại xâm lược Nam Bộ....
+ Chủ động đàm phán, hòa hoãn với Pháp, kí Hiệp định Sơ bộ và Tạm ước....
+Khi khả năng hòa hoãn không còn, chủ động phát động toàn dân kháng chiến

chống Pháp xâm lược
Ý nghĩa:
- Tránh được tình thế phải chiến đấu với nhiều kẻ thù cùng một lúc..
21


- Tạo thời gian hòa bình để xây dựng, củng cố lực lượng, chuẩn bị bước vào
cuộc kháng chiến chống Pháp lâu dài không thể tránh khỏi.
- Giữ vững thành quả của cách mạng tháng Tám; làm thất bại âm mưu lật đổ
chính quyền cách mạng của các thế lực đế quốc và tay sai.
- Thể hiện thiện chí hòa bình của Việt Nam.
IV. MỘT SỐ CÂU HỎI VẬN DỤNG CAO
Câu 1. Ý nghĩa của những thắng lợi và bài học kinh nghiệm của cuộc đấu
tranh bảo vệ chính quyền thời kì từ tháng 9-1945 đến tháng 12-1946?
Hướng dẫn trả lời:
- Thắng lợi của cuộc đấu tranh bảo vệ chính quyền cách mạng thời kì từ tháng
9-1945 đến tháng 12-1946 có ý nghĩa quan trọng:
+ Những kết quả bước đầu của công cuộc xây dựng và củng cố chính quyền
cách mạng, giải quyết khó khăn về kinh tế, tài chính, văn hóa - xã hội đã mang lại
quyền lợi cho nhân dân lao động, thể hiện tính ưu việt của chế độ mới.
+ Góp phần xây dựng và củng cố khối liên minh công – nông vững chắc, làm
cho nhân dân tin tưởng, gắn bó với chính quyền mới.
+ Những thắng lợi đạt được cũng thể hiện tinh thần đoàn kết, yêu nước của
nhân dân ta.
+ Tạo ra sức mạnh tổng hợp để đối phó với ngoại xâm và nội phản, bảo vệ nền
độc lập của dân tộc, bảo vệ thành quả của cách mạng tháng Tám.
- Những bài học kinh nghiệm:
+ Bài học về việc biết dựa vào sức mạnh của quần chúng nhân dân, biết phát
huy cao độ sức mạnh sáng tạo của quần chúng nhân dân.
+ Bài học về biết lợi dụng và khai thác triệt để mâu thuẫn trong hàng ngũ kẻ

thù, xác định đúng kẻ thù chủ yếu, trước mắt, cô lập và tập trung lực lượng đánh
đúng kẻ thù.
+ Bài học về biết tranh thủ khả năng hòa bình và phương pháp đàm phán
thương lượng để giữ vững và phát triển lực lượng cách mạng, đồng thời luôn sẵn
sàng ứng phó với khả năng chiến tranh lan rộng quyết liệt và kéo dài. Bài học về việc
kết hợp giữa nhiệm vụ kháng chiến và kiến quốc, xây dựng đi đôi với việc bảo vệ tổ
quốc.
Câu 2 . Làm sáng tỏ chủ trương, sách lược của Đảng ta trong cuộc đấu
tranh chống thù trong, giặc ngoài để bảo vệ chính quyền trong một năm đầu sau

22


Cách mạng tháng Tám năm 1945 (từ sau 2-9-1945 đến trước 19-12-1946)? Bài
học rút ra trong chính sách đối ngoại của Đảng ta hiện nay.
Hướng dẫn trả lời:
1. Chủ trương, sách lược của Đảng ta trong cuộc đấu tranh chống thù
trong, giặc ngoài để bảo vệ chính quyền trong một năm đầu sau Cách mạng tháng
Tám năm 1945:
*Từ ngày 2-9 -1945 đến trước ngày 6-3-1946: Trước tình hình đất nước có
nhiều kẻ thù, Đảng ta chủ trương: tránh một mình đối phó với nhiều kẻ thù cùng một
lúc. Từ đó đưa ra sách lược: Tạm thời hòa hoãn, tránh xung đột với Trung Hoa Dân
quốc ở ngoài miền Bắc, tập trung lực lượng đánh Pháp ở miền Nam.
* Từ ngày 6-3-1946 đến ngày 19-12-1946: Đảng ta đưa ra sách lược: Hòa với
Pháp để đẩy Trung Hoa Dân quốc về nước.
* Bài học rút ra trong chính sách đối ngoại của Đảng ta hiện nay:
Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần logic, thuyết
phục, có thể theo hướng sau:
- Kiên trì phương pháp đấu tranh hòa bình, tránh xung đột.
- Thi hành đường lối ngoại giao đa phương hóa, đa dạng hóa, làm bạn với tất

cả các nước trên cơ sở cùng có lợi, tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của
nhau.
- Trong trường hợp đấu tranh hòa bình vẫn không giải quyết được, độc lập dân
tộc bị đe dọa thì phải phân hóa kẻ thù, tập trung lực lượng kiên quyết đấu tranh bằng
mọi hình thức để bảo vệ nền độc lập của Tổ quốc.

23


KẾT LUẬN
Trên đây là phần trình bày nội dung chuyên đề của tôi. Qua chuyên đề này tôi
thấy các em học sinh đưa ra được phương pháp giải tổng hợp, từ đó học sinh có lời
giải rõ ràng, lập luận chặt chẽ, đạt điểm khá, giỏi.
Tuy nhiên do thời gian còn hạn chế nên chuyên đề của tôi vẫn không tránh khỏi
những sai sót nhỏ, tôi rất mong được sự đóng góp rút kinh nghiệm của đồng nghiệp
và hội đồng nghiệm thu để chuyên đề thực sự trở thành tài liệu có ích cho các em học
sinh trong quá trình ôn thi môn Lịch sử.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Tam Dương, ngày 10 tháng 11 năm 2015
Người viết chuyên đề

Phạm Thị Thanh Hảo

24



×