Giáo án sinh học 12 - CB
DÒNG NĂNG LƯỢNG TRONG HỆ SINH THÁI
Ngày soạn: …………………….
Lớp
Ngày giảng
Tiết giảng
Sĩ số lớp
12C1: ………………………………………………………………….
12C2: ………………………………………………………………….
12C3: ………………………………………………………………….
12C4: ………………………………………………………………….
12C5: ………………………………………………………………….
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau khi học xong bài học sinh cần:
1. Kiến thức:
- Mô tả được một cách khái quát về dòng năng lượng trong hệ sinh thái.
- Khái niệm về hiệu suất sinh thái, giải thích được sự tiêu hao năng lượng giữa các
bậc dinh dưỡng.
2. Kĩ năng: Có thể giải thích được sự tiêu hao năng lượng ở các bậc dinh dưỡng.
3. Thái độ: Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường thiên nhiên.
II. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ
1. Giáo viên:
- Tranh vẽ hình 45.1; 45.2; 45.3 SGK
- Nghiên cứu SGK, SGV, tài liệu tham khảo.
2. Học sinh: Học bài cũ và trả lời các câu hỏi trong SGK. Xem trước bài 45.
III. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG
1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu khái niệm về chu trình sinh địa hoá cacbon, nitơ và nước trong tự nhiên.
- Những nguyên nhân làm cho nồng độ khí CO2 trong bầu khí quyển tăng? Hậu quả và
cách hạn chế?
3. Giảng bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung bài học
Phổ ánh sáng chiếu xuống hành tinh gồm I. DÒNG NĂNG LƯỢNG TRONG HỆ SINH
THÁI
những dải chủ yếu nào?
Cây xanh có thể được đồng hoá loại ánh 1. Phân bố năng lượng trên trái đất:
- Mặt trời là nguồn cung cấp năng lượng chủ
sáng nào và chiếm bao nhiêu %?
yếu cho sự sống trên trái đất.
Tia hồng ngoại, dãy sáng nhìn thấy.
Cây xanh chỉ sử dụng được tia sáng nhìn - Sinh vật sản xuất chỉ sử dụng được những
tia sáng nhìn thấy (50% bức xạ) cho quan
thấy và chỉ sử dụng khoảng 0,2 - 0,5%.
Vì sao càng lên bậc dinh dưỡng cao hơn hợp
năng lượng càng giảm dần? Yêu cầu Hs - Quang hợp chỉ sử dụng khoảng 0,2 - 0,5%
tổng lượng bức xạ để tổng hợp chc
quan sát hình 45-2 SGK.
Giáo án sinh học 12 - CB
Hướng dẩn h/s thực hiện lệnh trong SGK.
Thế nào là hiệu suất sinh thái?
Phần lớn năng lượng bị tiêu hao do đâu?
2. Dòng năng lượng trong hệ sinh thái:
- Càng lên bậc dinh dưỡng cao hơn thì năng
lượng càng giảm
-Trong hệ sinh thái năng lượng được truyền
một chiều từ SVSX qua các bậc dinh dưỡng,
tới môi trường, còn vật chất được trao đổi
qua chu trình dinh dưỡng.
Ở mỗi bậc dinh dưỡng, phần lớn năng
lượng bị tiêu hao qua hô hấp, tạo nhiệt của
cơ thể sinh vật (khoảng 70%); năng lượng
bị mất qua chất thải (phân động vật, chất
bài tiết) và các bộ phận rơi rụng (lá cây
rụng, rụng lông, lột xác ở động vật) khoảng
10%; năng lượng truyền lên bậc dinh
dưỡng cao hơn khoảng 10%.
Ví dụ: ĐV đẳng nhiệt (chim, thú) có hiệu
suất sinh thái thấp hơn so với ĐV biến nhiệt
vì chúng cần một nguồn năng lượng lớn để
duy trì nhiệt độ cơ thể, do đó xự tăng khối
lượng của các sinh vật đẳng nhiệt cũng kém
hơn.
Ứng dụng trong chăn nuôi: cụng một lượng
rau cỏ như nhau nhưng thu được protein
thịt cá cao gấp 1,5 lần nuôi chim; 2 - 2,5 lần
nuôi trâu, bò.
GV hướng dẫn hs làm bài tập:
II. HIỆU SUẤT SINH THÁI
- Hiệu suất sinh thái là tỉ lệ % chuyển hoá
năng lượng qua các bậc dinh dưỡng trong hệ
sinh thái.
- Phần lớn năng lượng truyền trong hệ sinh
thái bị tiêu hao qua hô hấp, tạo nhiệt, chất thải
... chỉ có khoảng 10% năng lượng truyền lên
bậc dinh dưỡng cao hơn.
III. BÀI TẬP
Cho biết hệ sinh thái một hồ, có sản lượng toàn
phần ở SVSX là 1113 kcal/m2/năm. Hiệu suất
sinh thái ở SVTT cấp 1 là 11,8%, ở SVTT cấp
2 là 12,3%.
1. Xác định sản lượng sinh vật toàn phần ở
SVTT cấp 1 và SVTT cấp 2.
2. Vẽ hình tháp sinh thái năng lượng.
3. Giải thích tại sao trong tự nhiên các chuỗi
thức ăn thường có ít bậc dinh dưỡng.
Trả lời:
1. Sản lượng sinh vật toàn phần:
- Ở SVTT cấp 1: 1113 x 11,8% = 131
kcal/m2/năm.
cấp 2: 131 x 12,3% = 16
Hướng dẫn hs vẽ hình tháp dựa vào các dữ - Ở SVTT
2
kcal/m /năm.
kiện từ ý thứ nhất.
2. Hình tháp sinh thái năng lượng:
3. Giải thích:
- Qua ví dụ trên ta thấy:
+ Sự tiêu phí năng lượng qua mỗi bậc dinh
dưỡng là rất lớn.
+ Số năng lượng được sử dụng ở m[ĩ bậc
dinh dưỡng là rất nhỏ.
- Năng lượng giảm dần khi vận chuyển qua
mỗi bậc dinh dưỡng do mất mát chủ yếu qua
Giáo án sinh học 12 - CB
hô hấp và bài tiết. Do vậy, trong tự nhiên các
chuỗi thức ăn thường có ít bậc dinh dưỡng.
4. Củng cố bài học
- Trong một hệ sinh thái sinh khối của mỗi bậc dinh dưỡng được kí hiệu bằng các
chữ cái. Trong đó A = 500Kg; B = 5Kg; C = 50Kg; D = 5000Kg
Hệ sinh thái nào có chuổi thức ăn sau là có thể xảy ra?
A. A → B → C → D
B. C → A → B → D
C. B → C → A → D
D. D → A → B → C
5. Bài tập về nhà
- Học bài cũ và trả lời các câu hỏi trong SGK.
- Đọc trước bài 46: Thực hành: “Quản lý và sử dụng bền vững tài nguyên thiên
nhiên”.
Nhận xét sau giờ dạy
................................................................................
................................................................................
................................................................................
................................................................................
................................................................................
CHUYÊN MÔN DUYỆT
Ngày ......../ ......../..........