Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Bài tập về phong cách lãnh đạo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (60.61 KB, 5 trang )

BÀI TẬP VỀ PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO

Lịch sử nhân loại đã từng chứng kiến những nhà lãnh đạo vĩ đại, tôi có thể liệt kê ra
một số nhà lãnh đạo mà chắc chắn bất kỳ ai trong Chúng ta đều biết đến; Washington
giành tự do cho nước Mỹ, Đặng Tiểu Bình đổi mới kinh tế ở Trung Quốc, Stalin đánh
đánh bại Phát xít Đức tại Nga và Hồ Chí Minh, anh hùng giải phóng dân tộc, danh
nhân văn hóa thế giới của Việt Nam Chúng ta.
Đất nước ta hiện nay và trong quá trình hội nhập và phát triển kinh tế, chúng ta
không thể không nhắc đến những nhà lãnh đạo trên mặt trận kinh doanh đó là những
“Chiến sỹ thời bình” góp trí tuệ và khả năng của mình lãnh đạo tổ chức của mình phát
triển góp phần vào sự phát triển chung của đất nước
Tại đơn vị tôi đang công tác, Ông Huỳnh Quang Vinh Chủ tịch hội đồng quản trị
Công ty CP Công nghệ Cáp Quang và Thiết bị Bưu điện là nhà lãnh đạo tôi cho là rất
thành công.
Khởi đầu sự nghiệp của mình Ông Vinh là một kỹ sư tại Xí nghiệp In thuộc Bưu
điện Việt Nam, qua quá trình phấn đấu và học hỏi Ông Vinh đã trở thành Chủ tịch
HĐQT Công ty TFP, Chủ Tịch HĐQT kiêm TGĐ Công ty CP DV VT và in Bưu điện.
Để nghiên cứu xâu hơn về quá trình phát triển hành vi lãnh đạo của Ông Vinh tôi xin
đưa ra một số lý thuyết về khả năng lãnh đạo để từ đó ta thấy được vai trò và kỹ năng
lãnh đạo.
Trước tiên chúng ta cần tìm hiểu xem lãnh đạo là ai và những tố chất và kỹ năng của
nhà lãnh đạo
*Tố chất: Tố chất hay phẩm chất nói đến các đặc điểm cá nhân khác nhau:
- Sự nhạy cảm nhạy bén trong công việc tố chất này là cần thiết với bất ký nhà lãnh
đạo nào.
- Sự tự tin là cần thiết do lãnh đạo thường xuyên phải tiếp xúc với nhiều người đặc
biệt tự tin là cần thiết khi đứng trước công chúng.


Tự tin không chỉ là tố chất cần thiết của một nhà lãnh đạo mà còn là sự hỗ trợ hữu
hiệu của nhà lãnh đạo khi phải thuyết trình trước đám đông hay phải giải quyết một


tình huống công việc chưa bao giờ gặp phải. Đã là lãnh đạo thì không thể tránh được
việc diễn thuyết trước đám đông để truyền đạt ý tưởng của mình cho cấp dưới hoặc đối
tác hiểu để thực hiện được mục đích của mình.
Trong những tình huống khó khăn thì hành động tự tin và quyết đoán có ý nghĩa đặc
biệt quan trọng, trong đó sự thành công phụ thuộc vào cách nhìn nhận của cấp dưới đối
với lãnh đạo cho rằng người lãnh đạo có kiến thức và lòng dũng cảm cần thiết để đối
mặt với khủng hoảng một cách thắng lợi.
- Sức khỏe là rất cần thiết đối với nhà lãnh đạo, nhà lãnh đạo cần năng lượng để
khắc phục những khó khăn nội tại cũng như những áp lực từ môi trường bên ngoài.
- Tính thẳng thắn là các giá trị là thái độ của cá nhân đối với công việc cái gì là
đúng, cái gì là sai, cái gì là giá trị đạo đức và cái gì là không có đạo dức, cái gì là đúng
với lương tâm và cái gì là trái với lương tâm.
Kỹ năng: Kỹ năng là nói đến khả năng làm một việc gì đó theo một cách có hiệu
quả. Giống như tố chất, kỹ năng bị quy định bởi yếu tố học hỏi và di truyền. Kỹ năng
nhưng phần lớn là do rèn luyện mà có. Kỹ năng có thể được hiểu ở nhiều cấp độ trừu
tượng khác nhau, từ rất tổng quát, có thể khái quát một số kỹ năng của nhà lãnh đạo
thành công như sau:
- Kỹ năng giao tiếp, khẳ năng này khiến cho nhà lãnh đạo luôn lấy được cảm tình
của người nói chuyện
- Kỹ năng quản lý và lập kế hoạch: đây là khă năng bắt buộc phải có của nhà lãnh
đạo vì nhà lãnh đạo không thể tham gia vào tất cả các công việc cụ thể, cái mà nhà lãnh
đạo cần là khả năng lên kế hoạch và xăp xếp công việc cho nhân viên thừa hành.
Để trở thành một nhà lãnh đạo thành công thì kỹ năng cần thiết cho nhà lãnh đạo đó
là phải có kỹ năng quản lý và lập kế hoạch, điều hành theo kế hoạch và phải có tính
khoa học cao. Bởi khi đã vạch ra tầm nhìn chiến lược thì bước tiếp theo của nhà lãnh
đạo là phải lập kế hoạch theo lộ trình, từ khái quát đến cụ thể để từng bước đạt được
mục tiêu của mình. Trong quá trình thực hiện kế hoạch đã đề ra thì không thể thiếu sự
quản lý đối với các cá nhân, các nhóm và các nguồn lực khác để thực hiện đúng theo



mục tiêu đã đề ra, trường hợp các cá nhân, các nhóm có đi chệch so với mục tiêu ban
đầu thì nhờ có sự quản lý sát sao của mình các nhà lãnh đạo sẽ chỉ dẫn hướng cho họ đi
đúng con đường đã lựa chọn.
- Kỹ năng gây ảnh hưởng: Nhà lãnh đạo phải gây ảnh hưởng trước tiên là lên nhân
viên của mình về quan điểm và cách thức làm việc cũng như văn hóa ứng xử của một
tổ chức
- Kỹ năng tạo ra thay đổi tích cực: Luôn luôn tìm ra những cách thức để thay đổi
hiện tại chưa hoàn thiện để hướng tới tương lai phát triển hơn.
- Kỹ năng xử lý nghiệp vụ là tất yếu tuy nhiên nhà lãnh đạo không thề giỏi ở tất cả
các lĩnh vực mà cần phải biết và vận dụng vào trong công việc
Như vậy, một nhà lãnh đạo thành công phải là người có những tố chất và kỹ năng
sau:
Tố chất

Kỹ năng

1.

Sự nhạy bén

1.

Kỹ năng giao tiếp

2.

Tự tin

2.


Kỹ năng quản lý và lập kế hoạch

3.

Sức khỏe

3.

Kỹ năng gây ảnh hưởng

4.

Tính thẳng thắn

4.

Kỹ năng tạo ra thay đổi tích cực

5.

Kỹ năng xử nghiệp vụ

Qua một số lý thuyết về nhà lãnh đạo thành công và qua quá trình làm việc với Ông
Vinh tôi cho răng Ông Vinh là một nhà lãnh đạo thành công vì những nguyên nhân sau:
*Tố chất nhà lãnh đạo:
- Sự nhạy bén tôi thấy Ông là người nhạy bén thể hiện ở cách thay đổi tư duy công
việc, trước khi làm ở vị trí như ngày hôm nay Ông đã từng là một giám đốc xí nghiệp
in dưới thời kinh tế kế hoạch hóa tập trung bao cấp, khi đất nước chuyển sang nền kinh
tế thị trường Ông đã thích nghi rất nhanh và lãnh đạo xí nghiệp in trở thành công ty cổ
phần làm ăn phát đạt như ngày hôm này.

- Sự tự tin: Khi đứng trước Ông bản thân tôi thấy ông toát ra một vẻ tự tin trong
công việc cũng như cách hành xử.


- Sức khỏe: Tôi có thể nói Ông có một sức khỏe phi thường, qua quá trình làm Tổng
Giám đốc từ năm 1980 đến nay năm nay Ông 59 tuổi mà Khi chơi Tenis với tôi ông
vẫn chơi rất tổi nhiều lúc tôi chạy không theo kịp Ông.
- Tính thẳng thắn: Ông là người có quan điểm và thái độ rất rõ ràng về các vấn đề
cho nên cách hành xử của ông là rõ ràng và thẳng thắn, luôn đi trực tiếp vào vấn đề
không lòng vòng gây sự hiểu lầm cho cấp dưới.
*Kỹ năng
- Giao tiếp: Bất kỳ người nào đã tiếp xúc với Ông đềm cảm thấy rất thoải mái cả
trong và sau cuộc nói chuyện, chính khả năng này khiến cho nhân viên cũng như khách
hàng cảm thấy thân thiện và cởi mở hơn khi tiếp xúc với Ông.
- Quản lý và lập kế hoạch: Tôi cho răng đây là kỹ năng nổi trội nhất của Ông Vinh.
Khởi nghiệp là một kỹ sư nghành in, qua qúa trình làm việc để quản lý một doanh
nghiệp chuyển đổi từ mô hình cũ sang mới với những con người cũ phải rất cần một
khả năng lập kế hoạch và định hướng sự phát triển của đơn vị mình theo lộ trình đặt ra,
bên cạnh dố là quản lý 500 lao động với rất nhiều lĩnh vực kinh doanh.
- Gây ảnh hưởng: Kỹ năng này thể hiện rất rõ nét khi Ông Phát biểu trước đám đông
không ai là không bị lôi cuốn vào bài phát biểu của ông để khi đến kết thúc thì có
những người ban đầu không đồng ý với quan điểm của Ông nhưng sau buổi thuyết
trinh hầu như không ai là không đồng ý với ông.
- Xử lý nghiệp vụ: Tất cả những tình huống và công việc ông xử lý đều gọn gàng, có
thể còn chưa chính xác nhưng kỹ năng xử lý nghiệp vụ của Ông luôn đáp ứng được
tính kịp thời trong công việc.
Cha Ông ta đã từng nói “Nhân vô thập toàn” và cho đến hôm nay câu thành ngữ này
vẫn còn nguyên giá trị. Có thể Ông Huỳnh Quang Vinh còn nhiềm mặt hạn chế nhưng
theo quan điểm của tôi Ông là nhà lãnh đạo rất thành công, là một tấm gương để thế hệ
doanh nhân trẻ như chúng tôi học hỏi.


Tài liệu tham khảo:


2. Slide bài giảng môn Phát triển khả năng lãnh đạo – Chương trình GaMBA.
3. Giáo trình Kỹ năng lãnh đạo – Peter Northhouse.
4. doanhnhan.com.
5. lanhdao.net.



×