Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Phân tích những kỹ năng mà nhà lãnh đạo cần có

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (64.89 KB, 11 trang )

PHÂN TÍCH NHỮNG KỸ NĂNG MÀ NHÀ LÃNH ĐẠO CẦN CÓ

Bài làm:
Để lãnh đạo thành công, một người lãnh đạo cần hội tụ những tố chất lãnh đạo
vốn có và những kỹ năng cần thiết. Những phẩm chất và kỹ năng này ảnh hưởng trực
tiếp tới hình ảnh người lãnh đạo và nền tảng thành công của tổ chức. Để nhận định tố
chất và kỹ năng của một người lãnh đạo thành công, đã có rất nhiều quan điểm của
nhiều nhà khoa học nghiên cứu về vấn đề này. Nhưng quả thật thống nhất được một
định nghĩa chung nhất về những tố chất và kỹ năng của người lãnh đạo thành công
dường như là điều không thể.
Ta có thể hình dung một nhà lãnh đạo tài năng như một viên kim cương và để
có một viên kim cương đẹp thì người ta phải làm từ một viên kim cương thô (tố chất),
chứ không thể từ một viên đá bình thường và để nó trở thành một viên kim cương có
giá trị thì cần phải có sự gọt giũa dưới bàn tay của người thợ (kỹ năng). Theo các
nghiên cứu về tố chất và kỹ năng lãnh đạo của Stogdill (1948 & 1974) thì tố chất
được liệt kê ra là: Khả năng thích ứng tốt với tình hình; Tỉnh táo trong môi trường xã
hội; Tham vọng, luôn định hướng thưc hiện mục tiêu; Quyết đoán; Hợp tác; Có thể tin
cậy; Thể hiện quyền lực; Năng động; Kiên trì; Tự tin; Chịu được áp lực căng thẳng;
Sẵn sàng chịu trách nhiệm. Các kỹ năng của một nhà lãnh đạo gồm: Thông minh; Có


kỹ năng dựa trên khái niệm; Sáng tạo; Giỏi ngoại giao và tế nhị; Nói năng lưu loát;
Hiểu biết về công việc; Có đầu óc tổ chức (có khả năng quản lý); Có sức thuyết phục;
Có kỹ năng giao tiếp.
Với quan điểm cá nhân của mình, với những gì tôi tiếp thu được từ môn học
Phát triển khả năng lãnh đạo, những gì tôi nhìn thấy được từ lãnh đạo của tôi, tôi cho
rằng một nhà lãnh đạo thành công là người có những tố chất sau:
- Tầm nhìn và sự quyết đoán:
Một người lãnh đạo có vai trò quan trọng hơn một cá nhân rất nhiều. Người lãnh
đạo dường như luôn biết cách hoạch định tốt mọi công việc và là người cung cấp
những lời khuyên hữu ích nhất cho những cộng sự hay thuộc cấp của mình.


Không chỉ có một tầm nhìn xa, họ còn biết cách truyền đạt những ý tưởng của
mình cho người khác hiểu để cùng với mình thực hiện tốt những ý tưởng đó. Tố chất
này khác với niềm say mê, song ở khía cạnh nào đó, nó lại không tách biệt khỏi niềm
say mê. Nếu một người không quan tâm đến một đối tượng, một vấn đề, một hệ thống
nào đó, thì người đó sẽ không chú tâm dành thời gian tìm hướng giải quyết. Tuy
nhiên, người lãnh đạo, ngoài niềm say mê, còn phải có tầm nhìn, cách nhìn nhận và
những ý tưởng nhất định trước những thay đổi, để từ đó vạch ra những biện pháp phù
hợp. Bởi lẽ sự thành bại của doanh nghiệp phụ thuộc tài năng của nhà lãnh đạo bởi sự
quyết đoán và tầm nhìn xa trông rộng của người lãnh đạo, xã hội thì luôn có nhiều


biến chuyển, xu thế phát triển luôn mới đòi hỏi nhà lãnh đạo phải có tầm nhìn chiến
lược thực tế, vạch địch rõ ràng mục tiêu và những khó khăn, thuận lợi trước mắt để
đưa ra kế hoạch tiến triển công việc. Nếu không có khả năng phán đoán tương lai thì
sẽ rất khó để đưa ra tầm nhìn, chiến lược phát triển lâu dài của doanh nghiệp. Bên
cạnh đó, tính quyết đoán trong mọi công việc sẽ giúp cho họ có những quyết định kịp
thời và sáng suốt.
- Lòng đam mê và khả năng truyền nhiệt huyết:
Đam mê là một nhân tố rất quan trọng đối với một người lãnh đạo, một nhà
lãnh đạo tài giỏi là người có trong tim “ngọn lửa” nhiệt huyết có khả năng lan tỏa và
“sưởi ấm” những người xung quanh. Họ đều có thể đưa ra định hướng chiến lược,
nhưng quan trọng hơn, họ có tài thuyết phục khiến mọi người làm việc hết mình vì
mục tiêu chung của toàn công ty.
Biết cách truyền cảm hứng cho người khác và bạn sẽ nhận được những điều mà
bạn mong đợi khi bạn quan tâm nhiều đến họ. Muốn trở thành nhà lãnh đạo giỏi, bạn
cần phải hiểu nhân viên của mình, biết lắng nghe và chia sẻ với cấp dưới chứ không
phải chỉ biết ra lệnh và quát tháo. Khi có vấn đề rắc rối, phải đặt mình vào hoàn cảnh
cụ thể để từ đó có hướng giải quyết hợp tình hợp lý.
- Tăng cường giao tiếp nội bộ:



Thường xuyên ra khỏi văn phòng để đi tới các phòng ban, xưởng, cửa hàng, đại lý
để có thể tiếp xúc nhiều hơn với những cấp dưới là cách để bạn nhìn thấy và hiểu
được mọi người thực hiện nhiệm vụ thường ngày ra sao. Tranh thủ trò chuyện và thu
lượm các thông tin thực tế từ các nhân viên về các thách thức trong công việc và đời
sống của họ. Tạo nên bầu không khí làm việc khuyến khích mọi người năng động,
sáng tạo. Hãy đánh giá đầy đủ vai trò của những kỹ thuật để cải tiến quy trình làm
việc của doanh nghiệp, tạo ra bầu không khí hợp tác, đảm bảo sự thỏa mãn của từng
cá nhân đối với công việc. Bên cạnh đó cách giao tiếp lịch thiệp, đó là sự nâng cao
lòng kính trọng đối với bản thân và người khác. Những mệnh lệnh được đưa ra trong
cơ quan dưới dạng lịch thiệp thường mang lại hiệu quả cao hơn là mệnh lệnh không
tôn trọng người khác. Con người, bao giờ cũng có xu hướng chống lại sự thô bạo một tính chất trái ngược với lịch thiệp và niềm nở. Lãnh đạo doanh nghiệp phải tạo ra
cho mình thói quen chủ động giao tiếp thân ái, niềm nở và nhìn mọi người bằng con
mắt thân thiện.
- Sự tự tin và biết chấp nhận mạo hiểm:
Một người lãnh đạo thật sự phải luôn có lòng tin vào chính mình. Thông thường,
sự tự tin này hình thành từ sự thật là bất cứ một người lãnh đạo nào cũng đã từng trải
qua thời gian dài rèn luyện những kỹ năng trong công việc, tích lũy vốn kiến thức
rộng cùng với sự thông minh sẵn có.


Mạo hiểm cũng là một tố chất cần của người lãnh đạo. Nhiều người không dám
mạo hiểm bởi vì họ sợ phải nhận lấy thất bại. Tuy nhiên, nếu là một người lãnh đạo có
tham vọng, bạn cần phải tự hỏi chính mình rằng liệu sự mạo hiểm đó có đáng giá hay
không? Nếu cảm thấy sự liều lĩnh của mình là đáng bõ công, bạn cần biết vượt qua
rào cản tâm lý lo sợ, e ngại và dũng cảm đương đầu với thử thách. Nếu thử thách là
quá khó, hãy dành thời gian cho việc lên kế hoạch “tác chiến”, càng có nhiều sự
chuẩn bị, mức độ mạo hiểm trong tình huống càng được giảm bớt.
- Biết thưởng, phạt hợp lý:
Người lãnh đạo không nên tiết kiệm lời khen. Hãy khen thưởng nhân viên khi họ

xứng đáng được khen. Ngược lại, khi phạt, cũng phải mang tính xây dựng. Cảnh cáo
nên bắt đầu từ khen ngợi, sau đó chỉ cho nhân viên biết khuyết điểm của họ. Việc
cảnh cáo nên chỉ được thực hiện giữa lãnh đạo và nhân viên vi phạm, sao cho các
nhân viên khác không biết được. Như vậy những nhân viên dưới quyền sẽ sợ nhưng
lại kính trọng lãnh đạo doanh nghiệp. Nếu cảnh cáo thiếu công bằng, chưa xác đáng
thì sẽ gây ra sự phản cảm của nhân viên. Cảnh cáo công khai trước tập thể nhân viên
được coi là mức phạt cao nhất và chỉ áp dụng trong những trường hợp đặc biệt khi các
biện pháp khác không mang lại hiệu quả.
- Kỹ năng giao quyền hiệu quả:


Nhà lãnh đạo phải biết phát hiện nhân tài – người có khả năng bổ sung những
khiếm khuyết của bạn thay vì biết cách khen ngợi mà hãy phân quyền và phân bổ
công việc một cách hợp lý. Bên cạnh đó, người lãnh đạo cần phải có chính sách đãi
ngộ đặc biệt cho những con người giỏi, những người dám đặt những mục tiêu vô cùng
thách thức và tìm cách để thực hiện nó
- Dũng cảm và kiên trì:
Một nhà lãnh đạo tốt không bao giờ đầu hàng khó khăn, thất bại mà quan trọng
là họ biết đối mặt và dũng cảm vượt qua sự khó khăn, thất bại đó đồng thời để trải
nghiệm thêm cho mình vốn tích lũy thiết thực về quản lý hay chiến lược kinh doanh.
Mọi thứ không phải lúc nào cũng dễ dàng và nhất là người đứng đầu nên biết chấp
nhận thử thách và kiên trì, giữ vững ý chí cho đến khi nào thành công thì thôi. Niềm
hy vọng và lòng kiên trì, không ngại khó khăn là động lực lớn để phát triển doanh
nghiệp.
- Sự hiểu biết và ham học hỏi: Người lãnh đạo không thể điều hành tốt nếu họ không
hiểu biết gì về lĩnh vực hoạt động của họ. Ngoài những kiến thức cơ bản trong lĩnh
vực hoạt động của mình, người lãnh đạo còn phải đọc nhiều và luôn có tinh thần học
hỏi để không ngừng nâng cao kiến thức, nhận biết và cập nhật những thông tin và tri
thức mới. Điều này giúp cho nhà lãnh đạo có một vốn kiến thức sâu rộng vừa hoàn
thiện bản thân lại vừa có cái nhìn tổng thể để phát triển doanh nghiệp.



- Tính hài hước:
Người lãnh đạo cần có tính hài hước. Hài hước không làm tổn hại danh dự của
người lãnh đạo. Hài hước là phẩm chất nói lên nhân sinh quan đúng đắn và tinh thần
phấn khởi. Trong môi trường kinh doanh đầy sức ép và căng thẳng như ngày nay, tinh
thần phấn khởi bao giờ cũng là nhân tố thúc đẩy sự năng động, sáng tạo và hiệu quả.
Bên cạnh những tố chất đó, những kỹ năng mà người lãnh đạo cần có, đó là:
- Kỹ năng lãnh đạo: Đây là một kỹ năng không thể thiếu của một nhà quản lý. Lãnh
đạo giỏi được thử thách qua sự thành công trong việc thay đổi hệ thống và con người.
Thuật ngữ “lãnh đạo” đang được sử dụng ngày càng nhiều hơn khi nhắc đến vai trò
của người quản lý vì chức năng của lãnh đạo là xử lý thay đổi. Người quản lý cần
phải lãnh đạo giỏi để thay đổi sản phẩm, hệ thống và con người một cách năng động.
Nhà lãnh đạo giỏi phải là người thúc đẩy quá trình quyết định một vấn đề và trao cho
nhân viên của họ quyết định vấn đề đó. Nếu bạn là một nhà lãnh đạo giỏi, quyền lực
sẽ tự đến với bạn, nhưng bạn cũng phải biết khai thác quyền lực của những người
khác. Bạn phải thúc đẩy quá trình quyết định và làm cho quá trình đó hoạt động. Đó là
một bài toán khó.
- Kỹ năng lập kế hoạch: Nhà quản lý là người ra quyết định và toàn bộ bộ máy của
công ty sẽ hành động theo quyết định đó. Nghĩa là quyết định của nhà quản lý ảnh
hưởng rất lớn tới vận mệnh của doanh nghiệp. Một kế hoạch sai lầm rất có thể sẽ đưa


đến những hậu quả khó lường.Vì vậy kỹ năng lập kế hoạch rất quan trọng để đảm bảo
cho nhà quản lý có thể đưa ra những kế hoạch hợp lý và hướng toàn bộ nhân viên làm
việc theo mục tiêu của kế hoạch đã định. Khi kế hoạch được hoàn thành, nhà quản lý
phải chuyển tải thông tin kế hoạch cho cấp trên và cấp dưới để tham khảo ý kiến.
Trong suốt quá trình thực hiện kế hoạch, người quản lý sẽ cần đến những công cụ giải
quyết vấn đề và khi cần thiết, phải ra và thực thi các quyết định trong quyền hạn của
mình.

- Kỹ năng giải quyết vấn đề: Quá trình giải quyết vần đề có thể được tiến hành qua
các bước sau: nhận diện vấn đề, tìm nguyên cớ của vấn đề, phân loại vấn đề, tìm giải
pháp và lựa chọn giải pháp tối ưu. Một nhà quản lý giỏi sẽ tiến hành quá trình này
một cách khoé léo và hiệu quả.
- Kỹ năng giao tiếp tốt: Càng ngày người ta càng nhận ra sức mạnh của các mối
quan hệ, cái mà có được từ một kỹ năng giao tiếp tốt. Bạn phải thành thạo giao tiếp
bằng văn nói và cả văn viết. Bạn phải biết cách gây ấn tượng bằng giọng nói, ngôn
ngữ cơ thể, đôi mắt và cách diễn đạt dễ hiểu, thuyết phục. Các bản hợp đồng ngày nay
có được phụ thuộc rất nhiều vào khả năng thương thuyết. Khả năng giao tiếp tốt cũng
phát huy tác dụng trong quản lý nhân sự. Một chuyên gia về nhân sự đã từng kết luận
rằng tiền có thể mua được thời gian chứ không mua được sự sáng tạo hay lòng say mê
công việc. Mà mức độ sáng tạo hay lòng say mê công việc lại phụ thuộc vào khả năng
tạo động lực cho nhân viên để khẳng định lòng trung thành và sự cam kết của người


lao động không thể có được bằng việc trả lương cao. Thực tế là mức lương cao và một
văn phòng đầy đủ tiện nghi chỉ là điều kiện cần chứ không phải là điều kiện đủ để nhà
quản lý có thể giữ một nhân viên tốt.
Vậy với những tố chất và kỹ năng như trình bày ở trên quan điểm cá nhân tôi
cho rằng đó là một nhà lãnh đạo thành công. Bởi lẽ những điều đó đã được kiểm
chứng qua thực tiễn mà tôi nhìn thấy được từ lãnh đạo trực tiếp của tôi – Phó Tổng
giám đốc phụ trách Tài chính, mà sau đây tạm gọi là Mr. X hoặc “sếp”.
Trước hết đó là một người vui vẻ và hài hước và khá cởi mở, mỗi khi gặp đồng
nghiệp, Mr. X luôn hỏi: Chào các cô, cậu, ngày hôm nay của các bạn thế nào? Có gì
mới không? Ông bắt đầu khơi gợi sự trao đổi của chúng tôi bắt đầu từ câu hỏi đó.
Dường như mỗi khi nghe sếp nói như vậy chúng tôi đều cảm thấy thật sự thoải mái,
tâm trạng phấn khích cho một ngày mới làm việc.
Tôi nhận thấy ở Mr. X một niềm đam mê với công việc của mình, đặc biệt ông biết
cách truyền cảm hứng cũng cho cấp dưới đối với công việc. Sếp tôi thường nói: bản
thân mình phải cảm thấy gắn bó với công ty trước đã, sau đó mới có thể biến sự gắn

bó đó thành niềm đam mê đối với công việc. Để giải quyết công việc, đôi khi lãnh đạo
của tôi đã tự mình thăm dò thực tế, hoặc công việc mà chúng tôi giải quyết, cùng làm
việc, cùng chia sẻ khó khăn, vướng mắc, sau những lần như vậy Mr. X đều có những
giải pháp giúp công việc trôi chảy hơn, đó gọi là “tăng cường giao tiếp nội bộ”.


Một điều nữa mà tôi nhận thấy ở lãnh đạo của tôi đó là phân quyền hợp lý, nghĩa là: ở
mảng công việc nào đó đều lựa chọn những người thật sự phù hợp với công việc được
giao, có thể lần đầu tiên chưa thật sự hợp lý, sau đó sẽ điều chỉnh để nó hợp lý hơn. Ở
một nhóm việc đều chọn người vượt trội để đứng đầu nhóm đó, với sự lựa chọn như
vậy sẽ làm cho người được chọn có trách nhiệm và luôn “bắt” bản thân mình phải
hoàn thành nhiệm vụ một cách tốt nhất.
Tôi còn thấy rằng Mr. X có kỹ năng giao tiếp tốt, thái độ với nhân viên tương đối
đúng mực, khen, chê rõ ràng và luôn góp ý từng cá nhân một thay vì góp ý trước tập
thể. Trong công việc sếp luôn yêu cầu chúng tôi phải có kế hoạch cụ thể, chi tiết theo
từng tuần, từng tháng để triển khai hiệu quả các công việc được giao. Từ cơ sở đó sếp
lập kế hoạch chung cho đơn vị của mình.
Tôi nghĩ Mr. X là người lãnh đạo thành công, bởi lẽ đó là người mà các nhân viên
đều tìn tưởng, kính phục và mỗi cá nhân, nhóm và rộng ra là toàn tổ chức đều hoàn
thành các kế hoạch, mục tiêu công việc của mình. Tuy nhiên, không ai là hoàn hảo, và
sự đánh giá thành công của người lãnh đạo là quan niệm riêng của mỗi người, chắc
chắn sếp của tôi còn những khuyết điểm khác bản thân tôi còn nhận thấy, các đồng
nghiệp khác của tôi còn nhận thấy. Nhưng ở những điểm mà sếp tôi có với những tố
chất và khả năng của một người lãnh đạo mà tôi cho rằng đó là thành công như đã
trình bày ở trên, thì có lẽ sếp của tôi cũng đã có gần như tất cả.


Tài liệu tham khảo:
- Giáo trình MBA Phát triển khả năng lãnh đạo
- Thông tin từ Internet.




×