Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Đánh gía kỹ năng của nhà lãnh đạo bẩm sinh pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (105.26 KB, 5 trang )

Đánh gía kỹ năng của
nhà lãnh đạo bẩm sinh

Nhiều người nghĩ rằng những nhân vật như Collin Powell, Warren
Buffet, Henry Ford và Andy Grove sinh ra đã có sẵn khả năng lôi cuốn
người khác đi theo sự lãnh đạo của họ. Nhưng trên thực tế, không ai sinh
ra đã là lãnh đạo. Bất kỳ ai cũng đều có thể trở thành một nhà lãnh đạo.
Tất cả những gì chúng ta cần là nắm bắt những kỹ năng cụ thể thường có
của nhà lãnh đạo bẩm sinh. Dưới đây sẽ minh họa những phẩm chất lãnh
đạo theo 3 nhóm cơ bản:

 Kỹ năng cơ sở, khả năng nhận thức về bản thân.
 Kỹ năng định hướng, khả năng thiết lập đường lối hành động và phát
triển thành nhà lãnh đạo.
 Kỹ năng thu hút sự ủng hộ tự nguyện, khả năng ảnh hưởng đến người
khác và tạo một môi trường mang tính khích lệ

Kỹ năng cơ sở: Tự nhận thức bản thân có nghĩa là chúng ta hiểu rất rõ
những gì chúng ta đang làm. Tự nhận thức chính là kỹ năng tinh tế nhất
của một nhà lãnh đạo bẩm sinh.Theo Dee Hock, Giám đốc điều hành
danh dự của Tập đoàn Visa International, giải thích rằng những người
tìm kiếm vai trò lãnh đạo thường bỏ ra khoảng 50% thời gian để lãnh
đạo chính bản thân họ.

Nói cách khác họ phải biết điểm mạnh cũng như điểm yếu và các giả
định của mình. Họ phải hiểu được động cơ làm việc của bản thân. Các
nhà lãnh đạo kiệt xuất thường xem xét bản thân trước, để từ đó tìm cách
mở mang kiến thức, phát triển bản thân. Theo Dag Hammarskjold, cựu
Tổng thư ký Liên Hiệp quốc từng nói: “ Càng lắng nghe tiếng nói bên
trong một cách trung thực, anh càng có khả năng nghe âm thanh của nó
ở bên ngoài. Và chỉ những người chịu lắng nghe mới có thể nói hiệu


qủa”. Tự nhận thức phụ thuộc vào việc lắng nghe tiếng nói ở bên trong
chúng ta.

Kỹ năng định hướng: Nhà lãnh đạo tài giỏi cần định ra một đường lối
để vượt qua những cản trở hay khai thác một cơ hợi. Họ đi những bước
cần thiết mà người khác hoặc không thể, hoặc không muốn đi.Thêm vào
đó người lãnh đạo luôn xuất hiện ở mọi cấp trong tổ chức. Không một ai
có khả năng chỉ đạo mọi hành động trên bước đường đi tới thành công.
Những nhà lãnh đạo phải giúp người khác phát triển những kỹ năng về
lãnh đạo.

Người lãnh đạo giỏi cần xem xét kỹ lưỡng môi trường kinh doanh để có
cái nhìn ban đầu về những trở ngại tiềm ẩn và những cơ hội chưa ai nhận
ra. Những nhà lãnh đạo xác định sự cần thiết của những định hướng lãnh
đạo bằng cách liên tục thu thập thông tin, họ thường xuyên đặt ra những
câu hỏi về những ý tưởng, suy nghĩ và các gỉa định mà người khác đã
xem như một thực tế không thể phủ nhận.

Kỹ năng thu hút sự ủng hộ tự nguyện: Những nhà lãnh đạo xuất
chúng xây dựng cơ sở cam kết bằng việc thường ngày của mình. Những
người cấp dưới thường quan sát mô hình nhà lãnh đạo và sử dụng nó để
xác định mức độ họ cam kết ủng hộ nhà lãnh đạo. Giám đốc một bệnh
viện lớn thường dành vài giờ mỗi tuần để đi bộ dọc hành lang, nói
chuyện với nhân viên và gặp gỡ bệnh nhân, qua đó vị Giám đốc này đã
không phải tốn nhiều công sức cho việc kêu gọi các nhân viên của mình
cải thiện mối quan hệ với khách hàng.

Qua đó ta thấy được những người biết khéo léo xây dựng một cơ sở cam
kết vững chắc thường gọi là các nhà lãnh đạo bẩm sinh. Các nhà lãnh
đạo xuất sắc nhất còn tác động đến người khác bằng cách truyền tải hiệu

qủa các thông điệp của mình. Những nhà lãnh đạo xuất sắc nhận ra rằng
không có phương pháp ảnh hưởng nào có thể chắc chắn lôi kéo được đội
ngũ những người ủng hộ mình. Các nhà lãnh đạo có kỹ năng thường gây
ảnh hưởng đến người khác bằng ngôn ngữ giao tiếp, bằng văn bản và cả
hành động. Các nhà lãnh đạo giỏi luôn tạo ra một môi trường chung, có
thể hỗ trợ cho nỗi lực lôi cuốn người ủng hộ mình. Họ đặt ra những câu
hỏi: “ Hệ thống và cơ cấu nào sẽ tác động đến những người ủng hộ mà
mình mong muốn để họ đi theo định hướng của mình.
(T.T.Sưu tầm)

×