Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Phân tích tố chất và kỹ năng lãnh đạo của đại gia đoàn nguyên đức – chủ tích HAGL

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (106.58 KB, 11 trang )

PHAN TICH TỐ CHẤT VA KỸ NANG LÃNH DẠO CỦA DẠI GIA ĐOAN
NGUYEN ĐỨC – CHỦ TICH HAGL

Bài làm

Trong lịch sử, có những lãnh đạo tiêu biểu như William Wallace chỉ huy các chiến
binh chống lại sự đàn áp của quân đội Anh. Winston Churchill chống lại sự đe dọa của
Đức Quốc Xã khi gần như toàn bộ châu Âu sụp đổ. Mahatma Gandhi dẫn đầu đoàn diễu
hành tới bờ biển để phản đối Đạo luật Thuế muối. Mary Kay Ash tự sáng lập một tập
đoàn tầm cỡ thế giới. Martin Luther King Jr. là một trong những nhà lãnh đạo giúp tổ
chức cuộc diễu hành đến Washington vì việc làm và tự do năm 1963, ông đã đứng trước
Đài tưởng niệm Lincoln đọc bài diễn văn I Have a Dream (Tôi có một giấc mơ), được
xem là một trong những bài diễn văn được yêu thích nhất và được trích dẫn nhiều nhất
trong lịch sử nước Mỹ.
Đó là trên thế giới, còn trong nước Việt Nam có những nhà lãnh đạo kiệt xuất như: Hồ
Chí Minh – Một anh hùng giải phóng dân tộc. Võ Nguyên Giáp – Một tướng tài giỏi chỉ
huy đánh thắng những nước lớn như:Pháp, Mỹ...gìn giữ và giải phóng đất nước.
Những nhân vật này đều là những lãnh đạo vĩ đại có ảnh hưởng đến hàng trăm nghìn,
thậm chí hàng triệu người.
1


Trong nền kinh tế Việt Nam hiện nay có rất nhiều người thành đạt nhưng nổi trội hơn
cả tôi thấy có một nhân vật mà theo tôi nhận định là một nhà lãnh đạo rất thành công đó
là ông: Đoàn Nguyên Đức – Chủ tịch tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai
Đoàn Nguyên Đức sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo, đông anh em. Thi trượt
đại học 4 lần. Đi làm thuê nhiều nơi. Sau một thời gian làm thuê, ông tích góp được một
khoản tiền đủ để ông mở một phân xưởng nhỏ chuyên đóng bàn ghế cho học sinh tại quê
nhà. Đó là vào năm 1990, ông tự tay cưa, bào đục đẽo để làm ra sản phẩm đầu tiên là
chiếc bàn cho học sinh. Sau đó ông mở rộng hoạt động kinh doanh sang sản xuất đồ nội
thất rồi nhiều lĩnh vực khác để hình thành nên tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai ngày hôm


nay. 40 năm qua đi, giờ ông Đức đã có trong tay tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai với giá trị
ròng lên tới vài chục nghìn tỷ đồng, một câu lạc bộ bóng đá lừng danh với những chân sút
nổi tiếng được mua về. Thế nhưng bầu Đức vẫn không cho phép mình được dừng lại. Ông
vẫn làm việc ngày đêm không ngừng nghỉ. Làm việc như thể để trả nợ cuộc đời và một
điều lớn lao hơn - ông muốn thực hiện khát vọng của một doanh nhân Việt. Ông muốn
làm điều mà nhiều doanh nhân thế giới đang làm.
Qua những vấn đề nêu trên tôi thực hiện đề tài nghiên cứu về Tố chất và kỹ năng lãnh
đạo của ông: Đoàn Nguyên Đức, để từ đó có thể đúc rút ra kinh nghiệm phục vụ cho bản
thân trong thời gian sau này.
Với phương pháp nghiên cứu tổng hợp, chắt lọc thông qua các tài liệu đã được công
bố trên phương tiện đại chúng và các bài phát biểu, những cuộc phỏng vấn của báo chí,
các nguồn thông tin khác.

2


Muốn nghiên cứu vấn đề này ta cần phải trả lời câu hỏi “Lãnh đạo” là gì? một lãnh
đạo thành công cần phải có những tố chất và kỹ năng như thế nào?
Lãnh đạo là một chủ đề mà từ lâu rất được nhiều người đã quan tâm, bàn luận và
nghiên cứu. Thuật ngữ lãnh đạo thường gợi ra hình ảnh về những cá nhân nắm quyền lực,
chỉ đạo, điều hành một nhóm người, một tổ chức nhằm thực hiện những mục tiêu chung.
Khi nghiên cứu môn phát triển khả năng lãnh đạo giúp cho chúng ta hiểu hiểu rõ cách
thức các Nhà Lãnh đạo gây ảnh hưởng đối với những người cấp dưới của họ, bổ sung
nhiều kiến thức bổ ích và giúp ta định hướng cho các hành vi cư xử trong những hoản
cảnh cụ thể để đạt được những thành công. Trọng tâm của hầu hết các nghiên cứu về lãnh
đạo là xác định các yếu tố quyết định tính hiệu quả của lãnh đạo, tìm hiểu những tố chất,
hành vi, nguồn lực và những đặc điểm hoàn cảnh quyết định đến việc một người lãnh đạo
có thể gây ảnh hưởng đối với cấp dưới như thế nào và làm thế nào để đạt được mục tiêu
chung của tổ chức.
Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Lãnh đạo là một trong những khái niệm quan trọng nhất trong khoa học về tổ
chức - nhân sự. Đó là một quá trình ảnh hưởng mang tính xã hội trong đó lãnh đạo tìm
kiếm sự tham gia tự nguyện của cấp dưới nhằm đạt mục tiêu của tổ chức. Lãnh đạo là
quá trình gây ảnh hưởng và dẫn đắt hành vi của cá nhân hay nhóm người nhằm hướng
tới mục tiêu của tổ chức. Môn nhân sự hiện đại đề cao vai trò của lãnh đạo nên đối tượng
này càng được nghiên cứu kỹ lưỡng hơn.

3


1/ Các Tố chất một nhà lãnh đạo thành công cần phải có:
* Nhạy cảm: Rất cần, và là cần nhất. Thể hiện trong việc chỉ số EQ phải cao. Lãnh
đạo luôn cần có cảm nhân về thái dộ, tình cảm, mong muốn, buồn, vui... của người xung
quanh mình, thậm chí của tất cả quần chúng, dù khả năng tiếp xúc của họ cũng bị hạn chế
như mọi người.
* Chính trực: Là điều công chúng mong đợi. Sự chính trực này làm cho công chúng
cảm thấy tin tưởng; một nhân tố quan trọng để họ quyết định có đi theo lãnh đạo hay
không. Nếu không, ít nhất lãnh đạo phải làm cho công chúng thấy là mình có chính trực.
* Nghị lực: Để vượt qua các khó khăn nội tại và từ ngoại cảnh. Phần này phải hơn
người và nhiều khi sự khâm phụ của quần chúng chỉ là từ đây.
* Tự tin: Rất cần thiết để làm việc nói chung và sử dụng trong các trường hợp đặc
biệt như nói trước công chúng.
* Có động lực làm lãnh đạo: Đây có khi chính là tham vọng theo mọi nghĩa. Người
lãnh đạo có thể tỏ ra họ có tham vọng hay không, song trên thực tế họ luôn cần có động
lực làm lãnh đạo mới có thể là lãnh đạo thực thụ.
* Trí thông minh: Chỉ cần ở mức trung bình trở lên. Đây là lý do vì sao người Việt
hay nhìn nhận sai về lãnh đạo, hay đòi hỏi lãnh đạo phải là người thông minh nhất, IQ cao
nhất, chuyên môn phải giỏi nhất... song thực tế lãnh đạo giỏi không cần những điều này.
Nhưng cần thiết phải có khả năng phân tích các vấn đề và cơ hội.


4


* Kiến thức chuyên môn: Cần có ở mức vừa phải trở lên, chủ yếu để trợ giúp quá
trình ra quyết định. Năng lực mỗi người có hạn. Nếu lãnh đạo quá thiên về chuyên môn
họ khó có đủ quỹ thời gian cho chính việc lãnh đạo.

2/ Các kỹ năng của một nhà lãnh đạo thành công cần phải có:

* Khả năng lập kế hoạch và tổ chức (định hướng trước công việc)
Biết suy tính trước công việc và sắp xếp theo thứ tự ưu tiên chính là điểm tạo nên sự
khác biệt lớn giữa nhà lãnh đạo và những người đi theo họ bởi vì những người thực dụng
biết cách thế nào để đạt được những gì họ muốn; những nhà triết học biết làm những gì
họ nên muốn; những nhà lãnh đạo biết làm thế nào để đạt được những gì họ nên muốn.
* Lòng đam mê và khả năng truyền nhiệt huyết:
Đam mê là một nhân tố rất quan trọng đối với một người lãnh đạo. Nếu thiếu đam mê
thì anh sẽ biến thành nhà lãnh đạo “robot”, thiếu cá tính, thiếu bản sắc. Ngoài ra tất cả
những nhà lãnh đạo doanh nghiệp lớn đều thể hiện sự nhiệt tình vì công việc, vì công ty
và sự nghiệp bản thân. Họ có niềm tin và cảm nhận mạnh mẽ về một ý tưởng, một sản
phẩm hoặc một quy trình mới và có khả năng sử dụng hiệu quả cương vị của mình để
truyền bá niềm tin này với nhân viên của họ một cách hiệu quả nhất.

* Tăng cường giao tiếp nội bộ và khách hàng (kênh thông tin)
5


Thường xuyên ra khỏi văn phòng để đi tới các phòng ban, xưởng, cửa hàng, đại lý để
có thể tiếp xúc nhiều hơn với những người cấp dưới là cách để bạn nhìn thấy và hiểu
được mọi người thực hiện nhiệm vụ thường ngày ra sao. Tranh thủ trò chuyện và thu
lượm các thông tin thực tế từ các nhân viên về các thách thức trong công việc và đời sống

của họ.

* Tạo ảnh hưởng
Theo các nhà xã hội học, ngay cả một người sống nội tâm nhất cũng có ảnh hưởng đến
mười nghìn người khác trong suốt cuộc đời họ. Tất cả chúng ta lãnh đạo người khác trong
một vài lĩnh vực ; ngược lại ở một số lĩnh vực khác, chúng ta được người khác dẫn dắt.
Không ai nằm ngoài quy luật: hoặc là người lãnh đạo hoặc là người bị lãnh đạo. Mỗi
người là một nhà lãnh đạo vì đều có ảnh hưởng đến một ai đó. Không phải ai cũng khả
năng trở thành nhà lãnh đạo vĩ đại nhưng có thể trở thành nhà lãnh đạo hiệu quả hơn.
Trong bất kỳ tình huống nào, trong một nhóm luôn luôn có một người có ảnh hưởng
nổi bật.
* Thái độ
Thái độ có thể không phải là tác nhân giúp chúng ta trở thành nhà lãnh đạo tầm cỡ
nhưng nếu không có thái độ tích cực chúng ta sẽ không bao giờ phát triển hết kỹ năng của
mình. Thái độ là một tài sản lớn giúp chúng ta có được lợi thế lớn hơn những người có
suy nghĩ tiêu cực. Thái độ của nhà lãnh đạo quyết định thái độ của những người đi theo
họ. Lãnh đạo là sự ảnh hưởng. Mọi người có thể bị ‘nhiễm’ thái độ của lãnh đạo khi tiếp
6


xúc với họ. Điều quan trọng là lãnh đạo luôn có thái độ tích cực, không chỉ vì thành công
của chính mình mà còn vì lợi ích của mọi người. Trách nhiệm của người lãnh đạo phải
được xem xét trên quan điểm của nhiều người chứ không chỉ là suy nghĩ chủ quan.
* Khả năng tạo ra sự thay đổi tích cực
Khả năng tạo ra sự thay đổi tích cực ở đây được hiểu là thay đổi với với từng cá nhân,
tổ chức và thay đổi với ngay bản thân của người lãnh đạo đồng thời thay đổi phải mang
tính tích cực (hiệu quả, phù hợp, phát triển...). Thay đổi lãnh đạo là thay đổi tổ chức. Mọi
sự thành bại đều bắt nguồn từ lãnh đạo. Tuy nhiên, để thay đổi nhà lãnh đạo thật không hề
dễ. Trên thực tế, bản thân những nhà lãnh đạo cũng kháng cự sự thay đổi giống như nhân
viên của họ. Kết quả là những nhà lãnh đạo không thay đổi, đồng nghĩa với tổ chức không

được thay đổi.
* Khả năng Hùng biện
Một nhà lãnh đạo tài năng cần có khả năng hùng biện, thông qua việc truyền cảm
hứng, thuyết phục người nghe. Khả năng hùng biện không phải là bẩm sinh mà chủ yếu
do sự trau dồi liên tục thông qua một số kỹ năng và kỹ thuật
* Khả năng Phát triển vốn quý nhất - Con người
Có 3 khía cạnh mà những người thành công khác với những nguời không thành công
trong việc phát triển con người, đó là đặt ra giả định đúng về con người, Đặt những câu
hỏi thích hợp về mọi người, Biết cách giúp đỡ mọi người.
* Tầm nhìn

7


Tầm nhìn trở thành sức mạnh của sự cố gắng và thúc đẩy người lãnh đạo vượt qua khó
khăn. Với tầm nhìn, nhà lãnh đạo đang thực hiện một sứ mệnh đặc biệt, tinh thần ấy sẽ
lan truyền và được mọi người cảm nhận cho đến khi họ cùng thực hiện sứ mệnh với nhà
lãnh đạo của mình.
* Kỹ năng giao quyền hiệu quả (khả năng sử dụng người tài)
Trong lý thuyết về lãnh đạo có nêu vần đề này nhưng ở mức độ rộng hơn. Ở đây tôi
chỉ muốn nhấn mạnh sâu về kỹ năng này bởi vì tính chất quan trọng của nó trong doanh
nghiệp. Nhà lãnh đạo phải biết phát hiện nhân tài – người có khả năng bổ sung những
khiếm khuyết của bạn thay vì biết cách khen ngợi mà hãy phân quyền và phân bổ công
việc một cách hợp lý. Bên cạnh đó, người lãnh đạo cần phả có chính sách đãi ngộ đặc biệt
cho những con người giỏi, những người dám đặt những mục tiêu vô cùng thách thức và
tìm cách thực hiện nó.
3 - Phân tích dánh giá các Tố chất và kỹ năng lãnh đạo của ông Đoàn Nguyên
Đức – chủ tịch tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai
3.1 Các tố chất dễ nhận thấy:
-


Ông là một người lạc quan vì 4 lần thi trượt đại học ông vẫn không nản lòng và

ông đã từng nói: (Con đường học vấn không mỉm cười với mình thì nên chọn con đường
khác. Mọi con sông đều dẫn ra biển lớn, mọi con đường đều chia ra những lối rẽ riêng”
(Wikipedia). Vì vậy ông đã tìm được cho mình một lối đi riêng

-

Ông là một người có nghị lực và tự tin: sống trong một gia đình nghèo khó 9 anh

chị em nhưng ông không cam chịu cuộc sống hiện có và ông đã tự tạo cho mình một niềm
8


tin sắt đá là mình sẽ có thể làm giàu bằng con đường riêng mà không nhất thiết phải theo
con đường học vấn. Ông là một con người có nghị lực phi thường vượt qua mọi khó khăn,
đã làm đủ mọi nghề để nuôi sống bản thân, để tích góp kinh nghiệm và cố sáng tạo để tìm
lối đi riêng tự tin vào bản thân mình sẽ vượt qua được tất cả.
-

Tuy ông không có trình độ chuyên môn đại học và chỉ số thông minh cũng chỉ trên

trung bình một chút nhưng ông có niềm đam mê làm giàu và có động lực rất lớn đó là
khát khao thể hiện mình, khát khao làm ông chủ (làm lãnh đạo).
3.2 Các kỹ năng lãnh đạo của Đoàn Nguyên Đức:
- Từ thời trẻ ông đã hoạch định cho cuộc sống của mình một kế hoạch riêng là
không đia theo con đường học vấn trong trường học mà tự học trên trường đời, ông bôn
ba lăn lộn trong cuộc sống để đúc rút kinh nghiệm của những người đi trước. Bắt đầu sự
nghiệp bằng hai bàn tay trắng gom góp tiênd làm thuê kiếm được để mở xưởng nhỏ ban

đầu.
- Ông có niềm đam mê làm giàu và chính ông thừa nhận là ông chịu ảnh hưởng
của một nhân vật: đó chính là Bill Gates - tỷ phú người Mỹ khởi nghiệp bằng một chiếc
máy tính nhỏ với con đường học vấn dở dang. từ niềm đam mê đó ông đã truyền nhiệt
huyết cho tất cả mọi người, tạo khối đoàn kết trong nội bộ, mọi người cungf nhìn và đi
chung một hướng đó là làm giàu và phát triển.
- Hiện nay ông là một người có ảnh hưởng rất lớn đến hàng chục nghìn người
trong và ngoài nước, một quyết định của ông có thể tạo thu nhập cho hàng nghìn hộ gia
đình, và có thể ảnh hưởng tâm lý đến hàng trăm nghìn Fan hâm mộ bóng đá Việt Nam.
9


- Ông là một người cởi mở, năng động có thái độ ôn hoà. Ông thường xuyên xuất
hiện trao đổi, liên lạc với công chúng, các đối tác đôi khi thông qua các phương tiện đại
chúng ông giửi các thông điệp đến tất cả mọi người.
- Ông là một người có tầm nhìn rất xa: đó là kinh doanh sản xuất hiện nay phải hoà
nhập với kinh tế thế giới, nước ta đang là một thành viên WTO, Thực tế hiện nay ông
đang mở rộng quy mô kinh doanh, sản xuất ra nhiều nước trên thế giới : Lào,
Campuchia...
- Xung quang ông luôn có những nhà cố vấn, các nhà tư vấn giỏi do vậy có thể nói
ông là một người rất giỏi về nhìn nhận và sử dụng người tài.
4. Những vấn đề ông Đoàn Nguyên Đức gặp phải và các giải pháp
4.1 Những vấn đề ông Đoàn Nguyên Đức gặp phải:
Là một nhà lãnh đạo dù thành công đến mấy cũng chỉ là một con người, do vậy họ
cũng mắc phải nhiều sai sót trong cuộc sống cũng như trong công việc, có điều quan
trong hơn cả là họ dám nhìn nhận đúng sự việc hay không, và họ có né tránh nó hay
không, Qua nghiên cứu một số bài báo và một số cuộc phỏng vấn tôi nhận xét
- Học vấn: ông là người có trình độ học vấn nói chung là chưa cao nên hạn chế đến
những hoạt động chỉ đạo của ông
- Khả năng hùng biện: ông không phải là người có tài hùng biện

4.2. Các giải pháp

10


- Về học vấn: Nếu ông muốn học tập nghiên cứu thì dù không có nhiều thời gian
ông cũng có thể đăng ký học qua mạng hoặc học tại các khoá hoạc mở không nhất
thiết phải tham gia vào các trường học đào tạo dài ký.
- Về khả năng hùng biện:
III- Kết Luận:

Trong tư tưởng trước đây, người ta đòi hỏi các nhà lãnh đạo phải "vừa có tài năng, vừa
có đức độ". Tuy nhiên, chính Đoàn Nguyên Đức đã khẳng định bằng các tri thức mà ông
có được và kinh nghiệm bản thân từ thực tế vô cùng sinh động rằng đó chỉ là mong muốn
có tính lý tưởng mà thôi. Trên thực tế gần như không có loại lãnh đạo này.
Tài liệu tham khảo:
1/ Giáo trình Phát triển khả năng lãnh đạo của Chương trình đào tạo Thạc sĩ Quản trị kinh
doanh Quốc tế (GaMBA) do Trung tâm Công nghệ Đào tạo và Hệ thống Việc làm- Đại
học Quốc gia Hà Nội ( ETC- VNU) phối hợp với trường Đại học Griggs Hoa Kỳ tổ chức.
2/ htpt//doanhnhân 360.com.

11



×