Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Phân tích về phong cách lãnh đạo thành công

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (86.21 KB, 15 trang )

Phân tích về phong cách lãnh đạo thành công
Một nhà lãnh đạo thành công, bao nhiêu phần trăm là do tố chất và bao nhiêu phần
trăm là do kỹ năng và kinh nghiệm thực tế tạo ra? Yếu tố nào là yếu tố quyết định
sự thành công của một nhà lãnh đạo: Tố chất hay Kỹ năng? Thực tiễn cho ta thấy
rằng Tố chất và Kỹ năng là điều kiện cần và đủ cho thành công. Tố chất là điều
kiện cần và kỹ năng là điều kiện đủ cho nhà lãnh đạo thành công. Có tố chất mà
không có kỹ năng thì cũng không thể trở thành một nhà lãnh đạo thành công và
ngược lại.
“Người lãnh đạo phải là người thủ lĩnh, đồng thời phải là người thắp lửa và giữ
lửa bởi vì -ngọn lửa đó không thể giao cho ai được, ngọn lửa của mình thổi không
giống ngọn lửa do người khác thổi.”
Trên đây là ý kiến trao đổi của Ông Lê Ngọc Đức, nguyên là Giám đốc Viễn thông
Thanh Hoá, một đơn vị thành viên Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam, giai
đoạn 2001-2010. Ông Lê Ngọc Đức cũng là lãnh đạo trực tiếp của tôi trong giai
đoạn đó. Trực tiếp làm việc, cộng sự với Ông Lê Ngọc Đức trong quãng thời gian
6 năm tôi đánh giá Ông là người lãnh đạo có cá tính và thành công tại Viễn thông
Thanh Hoá. Hiện nay Ông Lê Ngọc Đức đã được điều chuyển sang làm Giám đốc
một công ty khác cũng trực thuộc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam. Tôi
cũng biết Ông đang cố gắng bằng tố chất và kỹ năng của mình để thắp lửa và giữ
ngọn lửa của mình ở đơn vị mới.
“Làm Giám đốc phải làm thủ lĩnh. Đã là thủ lĩnh thì phải hành động. Chính hành
động của mình làm cho người lao động của mình hiểu mình và ở bên cạnh mình”
là phương châm hoạt động của Ông Lê Ngọc Đức. Tôi cũng thấy rằng, tuy chỉ là
1


một lãnh đạo của một doanh nghiệp nhà nước, có mức doanh thu năm 2009
khoảng 800 tỷ đồng; nhưng Ông Đức là người lãnh đạo có “tư tưởng”. Tư tưởng
và phương cách điều hành của Ông luôn được bộc lộ, không che dấu; được viết,
nói...thông qua các hình thức hoạt động của doanh nghiệp. Chính những điều đó
cùng với việc trực tiếp làm việc với nhau, giúp tôi hiểu hơn về những tố chất và kỹ


năng trong con người lãnh đạo của Ông.
Sau đây là một đoạn trích trên Tuần Việt Nam, báo điện tử VietnamNet nói về Ông
Lê Ngọc Đức, xem như là một dẫn chứng cho sự thành công của Ông trong giai
đoạn làm Giám đốc ở Viễn thông Thanh Hoá: “Năm 2000, Viễn thông Thanh Hoá
nhận gần 50 tỷ cấp bù từ Tập đoàn VNPT. Tháng 1/2001, ông Lê Ngọc Đức nhận
nhiệm vụ Giám đốc. Năm 2001 ông nhận 3,45 tỷ cấp bù. Từ năm 2002 tới nay nộp
về Tập đoàn. Năm 2009 nộp về Tập đoàn gần 300 tỷ đồng, kể cả nộp khấu hao tài
sản. Những con số thực sự ấn tượng” ( />Tất nhiên, trong cơ chế hoạt động của các Doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam
hiện nay thì Ông Lê Ngọc Đức lên làm Giám đốc cũng chỉ cần thông qua một tờ
Quyết định của cấp quản lý. Tôi cũng biết hiện nay nhiều người sau khi có tờ
quyết định làm Giám đốc đó cứ nghĩ mình đã là lãnh đạo, nhưng chưa chắc là
đúng. Còn nhiều điều phải bàn về cách thức lựa chọn người trong các Doanh
nghiệp nhà nước nói riêng và trong hoạt động của hệ thống xã hội Việt Nam nói
chung, nhưng không thuộc nội dung này. Nhưng khi được quyết định làm Giám
đốc, Ông Lê Ngọc Đức xứng đáng và vượt trội so với những người khác. Ông có
thế mạnh là làm công tác quản lý rất sớm. Khi 33 tuổi đã làm Giám đốc Công ty
Điện thoại, một đơn vị lớn nhất của Viễn thông Thanh Hoá.
2


Trước hết về đam mê, khát vọng và tố chất:
Theo các nghiên cứu về tố chất và kỹ năng lãnh đạo của Stogdill (1948 & 1974)
thì tố chất đượt liệt kê ra là: Khả năng thích ứng tốt với tình hình; Tỉnh táo trong
môi trường xã hội; Tham vọng, luôn định hướng thưc hiện mục tiêu; Quyết đoán;
Hợp tác; Có thể tin cậy; Thể hiện quyền lực; Năng động; Kiên trì; Tự tin; Chịu
được áp lực căng thẳng; Sẵn sàng chịu trách nhiệm. Nhận định về tố chất của nhà
quản lý hiệu quả người ta cho rằng đó là: Định hướng hiệu quả rõ ràng; Định
hướng quyền lực hòa nhập xã hội mạnh mẽ; Tự tin cao; Niềm tin mãnh liệt vào giá
trị bản thân; Trung tâm điều khiển nội. Một số các tố chất khác cũng được nêu đến
gồm: Trí thông minh cảm xúc; Hiểu biết xã hội; Tư duy hệ thống; Khả năng học

hỏi.
Tuy nhiên khía cạnh phân tích ở đây cụ thể hơn, tất nhiên có nhiều điểm chung với
lý thuyết chung về tố chất lãnh đạo.
Làm lãnh đạo đã khó, làm lãnh đạo giỏi còn khó hơn gấp nhiều lần. Lãnh đạo
không chỉ đơn thuần là một chức danh, một vị trí, một sự bổ nhiệm mà hơn thế,
lãnh đạo chính là khả năng tạo ra ảnh hưởng với tất cả mọi người. Do đó, muốn
làm lãnh đạo giỏi, phải có những "bí kíp" riêng.
Khát vọng và tố chất là hai yếu tố không thể thiếu của một lãnh đạo thành công.
Chúng ta đều đồng ý rằng, sống trên cõi trần này, bất luận đó là nghề gì, thì đều
phải có khát vọng. Nhưng khát vọng thôi không đủ, bạn phải có tố chất.
Giám đốc là nghề quản lý/quản trị vừa là khoa học, vừa là nghệ thuật. Nói đến
nghệ thuật tức là nói đến năng khiếu trời cho. Edison (nhà khoa học vĩ đại của thế
kỷ 20 đã để lại hàng ngàn phát minh giá trị cho nhân loại) từng nói: “Để thành
3


công một cái gì đó thì 99% nhờ vào nỗ lực của bản thân, chỉ có 1% nhờ vào tài
năng”. Rõ ràng, 1% tài năng (tố chất) tuy nhỏ, nhưng nếu không có 1% này thì
99% kia cũng… bỏ.
Trong môi trường cạnh tranh toàn cầu nhiều thách thức, việc thành hay bại của
doanh nghiệp phần lớn phụ thuộc vào lãnh đạo. Các doanh nghiệp có thể bắt chước
nhau mọi thứ từ công nghệ, nguyên vật liệu, sản phẩm, giá cả... nhưng có một thứ
khó mà sao chép được, đó chính là "lãnh đạo". Nhưng thông thường điều khác biệt
chính tạo nên lãnh đạo khác nhau là tố chất.
Đam mê là một nhân tố rất quan trọng đối với một người lãnh đạo. Nếu thiếu đam
mê thì anh sẽ biến thành nhà lãnh đạo “robot”, thiếu cá tính, thiếu bản sắc. Ngoài
ra, tất cả các những nhà lãnh đạo doanh nghiệp lớn đều thể hiện sự nhiệt tình vì
công việc, vì công ty và sự nghiệp bản thân. Họ có niềm tin và cảm nhận mạnh mẽ
về một ý tưởng, một sản phẩm hay một quy trình mới và có khả năng sử dụng hiệu
quả cương vị của mình để truyền bá niềm tin này với nhân viên họ một cách hiệu

quả nhất.
Ở Ông Đức, khát vọng được cống hiến và đam mê được phục vụ luôn được thể
hiện. " Chúng tôi cũng vậy, yêu Viễn thông Thanh Hóa là yêu từ những công việc
bình thường nhất, yêu những điều giản dị gắn bó với cuộc sống của mình, yêu cả
lời phê bình tựa như những cơn mưa, nên đủ nhẹ để cây cối phát triển mà không
làm hại đến phần gốc rễ" – Ông Đức đã nói như vậy trên trên VietnamNet. Điều
này thể hiện rõ khát vọng và tình yêu công việc, yếu tố quan trọng làm nên những
thành công. Bên cạnh đó biệt danh “Ông công việc” cũng được nhân viên gắn cho
Ông một cách trìu mến. Từng bước, từng bước Ông truyền lòng nhiệt huyết đến

4


toàn đội ngũ. Ông không bao giờ nhìn cái gì chỉ để mà nhìn, thấy cái gì chỉ để thấy
mà tất cả đều tư duy logic và áp dụng vào thực tế. Ông nhắn tin về ý tưởng, trao
đổi về nội dung trăn trở cho nhân viên dưới quyền bất cứ lúc nào thông qua SMS.
Đưa ý tưởng lên diễn đàn của doanh nghiệp bất cứ khi nào có thể. Dần dần từng
bước mọi người bị lòng đam mê, nhiệt huyến của Ông cuốn vào. Theo tôi đánh
giá, về điểm này Ông Đức được xem là một nhà lãnh đạo giỏi vì Ông đã làm cho
mọi người thấy ông có trong tim “ngọn lửa” nhiệt huyết có khả năng lan tỏa và
“sưởi ấm” những người xung quanh. Ông đưa ra định hướng chiến lược, nhưng
quan trọng hơn, có tài thuyết phục khiến mọi người làm việc hết mình vì mục tiêu
chung của toàn doanh nghiệp. Ông đưa ra khái niệm “Viễn thông Thanh Hoá –
Một gia đình, một sức mạnh” và quả thật dưới sự điều hành của Ông, doanh
nghiệp đã trở thành như một gia đình truyền thống của Việt nam. Dẫn chứng về
điều này có thể trích một đoạn cuộc trao đổi của Ông Đức trên VietnamNet: "Nếu
không huy động được hệ thống, được tập thể CBCNV và tập thể không thông hiểu
lẫn nhau để cùng sáng tạo thì không thể có một gia đình như thế được. Làm sao để
cấp dưới coi giám đốc như người cha, người anh, thậm chí như một người chồng
khi cần quyết định một điều hệ trọng nào đó, thì công việc tự khắc sẽ nhẹ nhàng.

( />Sự hiểu biết, chỉ số thông minh và ham học hỏi: Người lãnh đạo không thể điều
hành tốt nếu họ không hiểu biết gì về lĩnh vực hoạt động của họ. Ngoài những kiến
thức cơ bản trong lĩnh vực hoạt động của mình, người lãnh đạo còn phải đọc nhiều
và luôn có tinh thần học hỏi để không ngừng nâng cao kiến thức, nhận biết và cập
nhật những thông tin và tri thức mới. Điều này giúp cho nhà lãnh đạo có một vốn
5


kiến thức sâu rộng vừa hoàn thiện bản thân lại vừa có cái nhìn tổng thể để phát
triển doanh nghiệp.
Ông Đức có phổ kiến thức rộng, ngoài trình độ chuyên môn được đào tạo. Sự
thông minh được xem như là một khả năng trời phú cho Ông. Sự ham học hỏi đã
giúp cho ông có kiến thức tốt để nhìn nhận các vấn đề và có quan điểm riêng của
mình từ vấn đề. Làm kinh doanh nhưng sự hiểu biết trong các vấn đề chính trị, xã
hội hoặc văn chương cũng giúp Ông rất nhiều trong công việc. Ông cũng được
nhân viên đặt thêm biệt danh “Ông biết tuốt”. Tính ham học hỏi, đi nhiều, đọc
nhiều của Ông cũng đã truyền sang cấp dưới, từ đó tạo được môi trường học tập
trong doanh nghiệp.
Tầm nhìn và sự quyết đoán: Sự thành bại của doanh nghiệp phụ thuộc tài năng của
nhà lãnh đạo bởi sự quyết đoán và tầm nhìn xa trông rộng của người lãnh đạo.Bởi
xã hội có nhiều biến chuyển, xu thế phát triển có nhiểu mới mẻ đòi hòi nhà lãnh
đạo phải có tầm nhìn chiến lược thực tế, vạch địch rõ ràng mục tiêu và những khó
khăn, thuận lợi trước mắt để đưa ra kế hoạch tiến triển công việc. Nếu không có
khả năng phán đoán tương lai thì sẽ rất khó để đưa ra tầm nhìn, chiến lược phát
triển lâu dài của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, tính quyết đoán trong mọi công việc
sẽ giúp cho họ có những quyết định kịp thời và sáng suốt.
Ông Đức đưa ra khẩu hiệu “Sát cánh bên khách hàng cùng phát triển”, kể ra thì hơi
dài so với yêu cầu của một Slogan; nhưng lại rất phù hợp và rất được khách hàng
tán thành. Thông điệp đó cũng thể hiện quan điểm rõ ràng của doanh nghiệp với
khách hàng. Hay như quan điểm “Doanh nghiệp chỉ phát triển cùng sự phát triển

của xã hội”, từ đó Viễn thông Thanh Hoá đã có rất nhiều hoạt động cộng đồng, và

6


cộng đồng cũng dành cho doanh nghiệp nhiều tình cảm. Còn về quyết đoán có thể
đưa ra một ví dụ nhỏ: Năm 2004, khi việc triển khai mạng cáp quang cho Viễn
thông ở Việt Nam còn rất mới mẻ. Khu vực đồng bằng chưa triển khai được nhiều
cáp quang, Ông Đức đã quyết định triển khai cáp quang trước tại tuyến miền núi,
sử dụng giải pháp treo cáp. Có vẻ như là làm ngược từ ngọn xuống gốc. Vì thông
thường khi tổ chức truyền dẫn cho mạng Viễn thông, họ thường tổ chức từ gốc lên
ngọn, mà gốc chủ yếu nằm ở khu vực thành phố, đồng bằng. Tuy nhiên chính nhờ
tuyến cáp quang ngược đó, giai đoạn 2006-2008 đã tạo nên sự phát triển chưa từng
có của mạng viễn thông cho khu vực miền núi Thanh Hoá, trong đó có mục tiêu
100% số xã có điện thoại sớm nhất cả nước. Điều này đã tạo nên danh tiếng cho
Viễn thông Thanh Hoá.
Dũng cảm và kiên trì: Một nhà lãnh đạo tốt không bao giờ đầu hàng khó khăn, thất
bại mà quan trọng là họ biết đối mặt và dũng cảm vượt qua sự khó khăn, thất bại
đó đồng thời để trải nghiệm thêm cho mình vốn tích lũy thiết thực về quản lý hay
chiến lược kinh doanh. Mọi thứ không phải lúc nào cũng dễ dàng và nhất là người
đứng đầu nên biết chấp nhận thử thách và kiên trì, giữ vững ý chí cho đến khi nào
thành công thì thôi. Niềm hy vọng và lòng kiên trì, không ngại khó khăn là động
lực lớn để phát triển doanh nghiệp.
Khi các doanh nghiệp Viễn thông đang còn mơ hồ với khái niệm Dịch vụ Viễn
thông, Ông Đức đã dũng cảm xin đầu tư hẳn hệ thống công nghệ để cung cấp dịch
vụ Hộp thư thông tin tự động. Đây có thể là một trong những đơn vị đầu tiên triển
khai dịch vụ này. Và quả thật trong giai đoạn 2006-2009 dịch vụ hộp thư thông tin
tự động đã đem lại một nguồn doanh thu tương đối lớn trong cơ cấu nguồn doanh
thu của đơn vị. Những ngày đầu tiên đương đầu với cạnh tranh, khi mà khái niệm
7



cạnh tranh trong Viễn thông vẫn còn mơ hồ, bản thân Ông Đức là người dám
đương đầu với thách thức. Và cũng chính Ông lại dũng cảm đưa ra khái niệm trong
cạnh tranh là: Trong điều kiện kinh tế xã hội hiện nay ở Thanh Hoá thì hợp tác
trong cạnh tranh lợi hơn là đấu đầu trong cạnh tranh. Nhưng đôi khi chúng tôi
đành chấp nhận đối đầu trực tiếp mà nguyên nhân bên ngoài chúng tôi. Đó là
quyết

liệt

để

tự

bảo

vệ



tự

vệ.

Ấy



việc


chính

đáng.

( />Bên cạnh đó có thể phân tích thêm một số khía cạnh nữa của tố chất lãnh đạo đã
hội tụ trong nhà lãnh đạo thành công nói chung, và Ông Lê Ngọc Đức nói riêng đó
là:
- Về chỉ số, đòi hỏi cần có: chỉ số thông minh cao, chỉ số nhạy cảm cao...
- Về tư duy chiến lược, đòi hỏi cần có: tư duy tổng hợp, tư duy phân tích, tư duy hệ
thống, tư duy sáng tạo, tư duy logic, tư duy quy luật...
- Về tính cách, đòi hỏi cần có: cẩn trọng, chu toàn, chặt chẽ, nhanh nhạy, tinh tế;
mạnh mẽ, quyết đoán, kiên nhẫn, chịu đựng...
Ngoài ra, tôi cảm nhận được cái thần thái, có cái uy trong hành động, tác phong
của Ông Đức. Tôi không tin và không biết xem tướng số, nhưng ở con người Ông
toát lên được phong thái của người lãnh đạo; có khả năng tập hợp, hiệu triệu người
khác một cách tự nhiên, có khả năng thuyết phục cao, đáng tin cậy.
Về kỹ năng:
Kỹ năng lãnh đạo là một phẩm chất bạn cần phải học hỏi và rèn luyện. Cách học
tốt nhất chính là từ những kinh nghiệm của bản thân. Năng lực lãnh đạo được phát
8


triển qua kinh nghiệm thực tế, qua những cọ sát, thử thách với công việc hằng
ngày.
Theo các nghiên cứu về tố chất và kỹ năng lãnh đạo của Stogdill (1948 & 1974)
thì các kỹ năng của một nhà lãnh đạo gồm: Có kỹ năng dựa trên khái niệm; Sáng
tạo; Giỏi ngoại giao và tế nhị; Nói năng lưu loát; Hiểu biết về công việc; Có đầu óc
tổ chức (có khả năng quản lý); Có sức thuyết phục; Có kỹ năng giao tiếp. Có 3
nhóm kỹ năng lãnh đạo đã được phân loại: Kỹ năng nghiệp vụ - Kỹ năng giao tiếp

– Kỹ năng nhận thức. Tùy thuộc vào từng vị trí (cấp bậc) của quản lý mà tầm quan
trọng các các kỹ năng này được xếp ở mức cao, thấp hay trung.
Tuy nhiên trong phạm vi nội dung này, tôi đi sâu phân tích một số kỹ năng điển
hình, được thể hiện rõ ở cá nhân Ông Lê Ngọc Đức, xem như phần bổ sung thực
tiễn cho những vấn đề mang tính lý thuyết.
Một số kỹ năng không thể thiếu của nhà lãnh đạo có thể kể như: Kỹ năng quản lý
và lập kế hoạch, kỹ năng giao quyền hiệu quả, kỹ năng truyền cảm hứng và kỹ
năng giao tiếp.
Kỹ năng quản lý và lập kế hoạch: Đây là một kỹ năng không thể thiếu của nhà
lãnh đạo. Họ xây dựng tầm nhìn chiến lược cho công ty, đồng thời cũng phải quản
lý và lập kế hoạch cho các mục tiêu mà công ty cần đạt tới. Có khả năng quản lý
và lập kế hoạch, thì nhà lãnh đạo mới có thể duy trì, phát triển và thay đổi được
tầm nhìn chiến lược khi cần thiết.
Quản lý và lập kế hoạch được Ông Đức chỉ đạo thực hiện tốt thông qua bộ máy
của mình. Những kinh nghiệm tích luỹ trong quá trình hoạt động trong lĩnh vực
viễn thông đã giúp Ông lập kế hoạch và quản lý kế hoạch rất sát đúng với tình hình
9


thực tế. Do đó trong giai đoạn nắm quyền quản lý, Viễn thông Thanh Hoá luôn đạt
các chỉ số kinh doanh tốt và luôn là đơn vị dẫn đầu trong Tập đoàn Bưu chính Viễn
thông Việt nam.
Kỹ năng giao quyền hiệu quả: Nhà lãnh đạo phải biết phát hiện nhân tài – người có
khả năng bổ sung những khiếm khuyết của bạn thay vì biết cách khen ngợi mà hãy
phân quyền và phân bổ công việc một cách hợp lý. Bên cạnh đó, người lãnh đạo
cần phải có chính sách đãi ngộ đặc biệt cho những con người giỏi, những người
dám đặt những mục tiêu vô cùng thách thức và tìm cách để thực hiện nó.
Ông Đức thường tin vào khả năng của mình hơn, nhưng một khi đã tin vào khả
năng của một nhân viên dưới quyền thì Ông giao cho họ đủ quyền để họ chủ động
phát huy. Từ đó đã tạo ra động lực rất tốt cho bộ máy của ông. Những vấn đề uỷ

quyền cho cấp phó đều được nêu thành các văn bản rất cụ thể và chi tiết. Việc can
thiệp vào vấn đề đã uỷ quyền được Ông Đức thực hiện rất hạn chế, chỉ điều chỉnh
khi việc đi lệch hướng mục tiêu. Do đó người dưới quyền phát huy được quyền với
cấp dưới. Như vậy đã tạo được một mắt xích “lãnh đạo” có uy tín trong doanh
nghiệp.
Kỹ năng truyền cảm hứng: Biết cách truyền cảm hứng cho người khác và bạn sẽ
nhận được những điều mà bạn mong đợi khi bạn quan tâm nhiều đến họ. Muốn trở
thành nhà lãnh đạo giỏi, bạn cần phải hiểu nhân viên của mình, biết lắng nghe và
chia sẻ với cấp dưới chứ không phải chỉ biết ra lệnh và quát tháo. Khi có vấn đề
rắc rối, phải đặt mình vào hoàn cảnh cụ thể để từ đó có hướng giải quyết hợp tình
hợp lý.

10


Theo David Glass – nguyên Chủ tịch, Tổng giám đốc của Tập đoàn bán lẻ WalMart , xét trên khía cạnh chiến lược, các nhà lãnh đạo có thể đưa ra những quyết
định lớn lao nhưng điều đó chưa hẳn giúp được nhiều cho họ trừ khi họ là người
lãnh đạo có khả năng truyền cảm. Khi công ty gặp biến cố, mà sớm hay muộn thì
điều này cũng sẽ xảy ra với hầu hết các công ty, khả năng lãnh đạo đầy nhiệt huyết
và có sức lan tỏa sẽ có ý nghĩa quan trọng đối với sự thành bại của tổ chức.
Về góc độ này, Ông Đức là người giỏi. Trong năm đầu tiên làm Giám đốc, những
cách làm của Ông có vẻ làm nhiều người khó chịu. Nhưng chính cách thức truyền
cảm hứng, cách mà ông gọi là “giữ lửa” đã thu phục được nhiều người. Ông truyền
cảm hứng cho mọi người thông qua tác phong và thái độ với công việc. Tất cả đều
vì cái chung, sự công bằng và hiệu quả của đơn vị. Cảm hứng đó cũng được Ông
Đức truyền tải thông qua các bài viết trên diễn đàn, thậm chí cả những bài thơ với
những trăn trở, suy tư về sự phát triển của doanh nghiệp. Cấp dưới cứ dần dần hiểu
và thấm dần quan điểm, tư duy. Từ đó mục đích truyền lửa của lãnh đạo được thực
hiện.
Dù không tâm sự trực tiếp về triết lý sống của mình nhưng trước khi khép lại cuộc

trò chuyện, ông Đức đã nhắc tới câu nói nổi tiếng của Paven Corsaghin trong Thép
đã tôi thế đấy như một sự đồng cảm và tâm huyết "Cái quý nhất của con người ta
là cuộc sống. Đời người chỉ sống có một lần. Phải sống sao cho khỏi xót xa ân
hận



những

năm

tháng

đã

sống

hoài

sống

phí".

( />
11


Kỹ năng giao tiếp: Nhà lãnh đạo phải có một kỹ năng giao tiếp tốt bằng cả văn nói
và văn viết, vì điều đó sẽ bộc lộ được khả năng nhiều mặt của bạn và có ảnh hưởng
không nhỏ tới sự thành công của công ty. Muốn thuyết phục được nhân viên tin

mình, theo mình, nhà lãnh đạo phải biết cách truyền đạt thông tin. Muốn thúc đẩy
tinh thần làm việc của nhân viên, nhà lãnh đạo phải biết cách khuyến khích, động
viên, hay muốn có các bản hợp đồng, nhà lãnh đạo cũng phải biết cách thương
thuyết.
Ông Đức có khả năng diễn thuyết rất tốt, phù hợp hoàn cảnh. Khả năng hùng biện
và triển khai từ những chi tiết nhỏ. Sức lôi cuốn của các lần diễn thuyết, phát biểu
chỉ đạo tại các hội nghị, các cuộc họp cũng là một thứ “vũ khí” tốt. Ông Đức cũng
rèn luyện khả năng viết rất tốt. Viết nhanh, rõ ràng, logic trong diễn đạt và viết rất
khoẻ. Trong vòng 2 năm, trên Cổng thông tin điều hành của doanh nghiệp Viễn
thông Thanh Hoá có đến 700 trang viết của Ông. Bên cạnh đó, có giai đoạn Ông
Đức là Đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh, do đó tầm giao tiếp và khả năng giao tiếp
là rất tốt và là lợi thế.
Ông Đức cũng là tiếp người thường xuyên ra khỏi văn phòng để đi tới các phòng
ban, các đơn vị để có thể tiếp xúc nhiều hơn với cấp dưới, để nhìn thấy và hiểu
được mọi người thực hiện nhiệm vụ thường ngày ra sao. Tranh thủ trò chuyện và
thu lượm các thông tin thực tế từ các nhân viên về công việc và đời sống của họ.
Tạo nên bầu không khí làm việc khuyến khích mọi người năng động, sáng tạo.
Hãy đánh giá đầy đủ vai trò của những kỹ thuật để cải tiến quy trình làm việc của
doanh nghiệp, tạo ra bầu không khí hợp tác, đảm bảo sự thỏa mãn của từng cá

12


nhân đối với công việc. Sau đây là một số cách tạo ra bầu không khí làm việc năng
động:
Quan hệ nghề nghiệp: Tại sao cần phải có quan hệ nghề nghiệp? Vì không ai có
thể giỏi nghề mà thiếu sự chia sẻ với đồng nghiệp trong xã hội. Mỗi nghề đều có
"sân chơi" riêng của mình, thế nên, mỗi một lãnh đạo cần phải có quan hệ sâu rộng
trong giới doanh nhân và cộng đồng.
Điều này cũng hội tụ đủ trong Ông Đức. Tất nhiên mối quan hệ nghề nghiệp có

xuất phát rất nhiều từ bạn bè học trong trường Đại học. Bên cạnh đó các mối quan
hệ với các doanh nghiệp, cơ quan quản lý tại địa phương cũng được duy trì tốt trên
cơ sở công việc. Từ đó rất nhiều việc quan trọng, rất nhiều đơn hàng... đã được
hoàn thành và thiết lập nhanh chóng.
Quản trị chức năng: Là những kỹ năng bắt buộc, như: Biết cách chỉ đạo việc quản
trị nguồn nhân lực; Biết cách chỉ đạo việc quản lý tài chính và đầu tư; Biết cách
chỉ đạo việc quản lý công tác kế toán; Biết cách chỉ đạo việc quản lý marketing và
thương hiệu; Biết cách sử dụng dịch vụ tư vấn doanh nghiệp khi có nhu cầu; Hiểu
biết về quan hệ công chúng và quan hệ truyền thông, Nắm bắt về hội nhập và toàn
cầu hóa…
Những nội dung liên quan đến quản trị chức năng thường do các bộ phận chức
năng làm theo sự phân công phân cấp. Tuy nhiên Ông Đức cũng là người nắm bắt
chắc về nguyên lý. Bên cạnh các lĩnh vực nắm trực tiếp như Tổ chức nhân lực,
Đầu tư thì các lĩnh vực quản trị chức năng khác đều được uỷ quyền và giám sát
hiệu quả.

13


Tôi cho rằng, một người lãnh đạo thực sự không chỉ hội tụ những tố chất lãnh đạo
vốn có mà còn phải trau dồi những kỹ năng cần thiết để lãnh đạo hiệu quả. Thế
nhưng, nhiều người trong chúng ta xem nhẹ điều đó và cứ giữ mãi quan niệm chủ
quan khi cho rằng họ sinh ra là để làm người đứng đầu. Hãy tự hỏi mình vì sao
những người khác cần phải lắng nghe, tôn trọng và thực hiện theo sự điều động,
hướng dẫn của bạn. Vì vậy nhà lãnh đạo phải biết được đâu là tố chất và kỹ năng
cần có cho mình để xây dựng và phát huy chúng một cách hiệu quả. Những phẩm
chất và kỹ năng này ảnh hưởng trực tiếp tới hình ảnh người lãnh đạo và nền tảng
thành công của doanh nghiệp.
Kỹ năng lãnh đạo là một phẩm chất bạn cần phải học hỏi và rèn luyện. Cách học
tốt nhất chính là từ những kinh nghiệm của bản thân. Năng lực lãnh đạo được phát

triển qua kinh nghiệm thực tế, qua những cọ sát, thử thách với công việc hằng
ngày. Cũng như đối với mọi vấn đề khác trong cuộc sống, càng có nhiều thời gian
khám phá khả năng lãnh đạo thực tế thì càng gặt hái nhiều điều từ nó. Từ nền tảng
lý thuyết, ý tưởng, kinh nghiệm và những con người thực tiễn (Như trường hợp
Ông Lê Ngọc Đức đã dẫn ra ở trên), kết hợp với thực nghiệm của chính bản thân,
chúng ta sẽ dần dần khám phá được khả năng lãnh đạo của bản thân cũng như học
hỏi thêm được những kỹ năng, phẩm chất cần có của một nhà lãnh đạo thành công.

Tài liệu tham khảo:
-Phát triển kỹ năng lãnh đạo – Tài liệu chương trình đào tạo thạc sỹ kinh doanh
quốc tế
- />14


-
-Doanhnhan360.com
- />- />
15



×