Tải bản đầy đủ (.doc) (182 trang)

Nghiên cứu phát triển nông nghiệp ven đô thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.81 MB, 182 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT
NAM

LÊ VĂN TÂN

NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN NÔNG
NGHIỆP VEN ĐÔ THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Chuyên ngành:

Quản lý kinh tế

Mã số:

60 34 04 10

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS Nguyễn Phượng Lê

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để
bảo vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.

Hà Nội, ngày



tháng

năm 2016

Tác giả luận văn

Lê Văn Tân

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đã nhận
được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên của
bạn bè, đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng và
biết ơn sâu sắc PGS.TS Nguyễn Phượng Lê đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công
sức, thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo,
Bộ môn Kinh tế nông nghiệp và chính sách, Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn - Học
viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề
tài và hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức Sở Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn thành phố Hà Nội, UBND huyện Gia Lâm, UBND huyện Thanh
Trì, cán bộ quản lý và chủ các cơ sở sản xuất (cơ quan nơi thực hiện đề tài) đã giúp đỡ
và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoàn thành
luận văn./.


Hà Nội, ngày

tháng

năm 2016

Tác giả luận văn

Lê Văn Tân

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan .................................................................................................................i
Lời cảm ơn ................................................................................................................... ii
Mục lục ...................................................................................................................... iii
Danh mục bảng ............................................................................................................vi
Danh mục biểu đồ .......................................................................................................vii
Danh

mục

hộp

.............................................................................................................vii Danh mục chữ
viết tắt .........................................................................................................v Trích yếu luận
văn........ ....................................................................................................viii Thesis abstract
.......................................................................................................................x Phần 1. Mở

đầu ...........................................................................................................1
1.1.
Tính
cấp
...................................................................................1
1.2.
Mục
........................................................................................2

thiết
tiêu

1.2.1.
Mục
................................................................................................2
1.2.2.
Mục
tiêu
................................................................................................3
1.3.

đề

nghiên
tiêu

tài
cứu
chung


cụ

thể

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................3

1.3.1.
Đối
tượng
......................................................................................3
1.3.2.

của

nghiên

cứu

Phạm vi nghiên cứu .........................................................................................3

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tễn về nghiên cứu phát triển nông nghiệp ven đô .........4
2.1.

Cơ sở lý luận về nghiên cứu phát triển nông nghiệp ven đô..............................4

2.1.1.

Các khái niệm liên quan...................................................................................4

2.1.2.

12

Đặc điểm của phát triển nông nghiệp ven đô ..................................................

2.1.3.
14

Vai trò của phát triển nông nghiệp ven đô ......................................................

2.1.4.
16

Nội dung nghiên cứu phát triển nông nghiệp ven đô.......................................

2.1.5.
21

Các nhân tố ảnh hưởng đến giải pháp phát triển nông nghiệp ven đô..............

3


2.2.
23

Cơ sở thực tễn về phát triển nông nghiệp ven đô ...........................................

2.2.1.
23


Thực tiễn về phát triển nông nghiệp ven đô trên thế giới ................................

2.2.2.
25

Thực tiễn về phát triển nông nghiệp ven đô tại Việt Nam ...............................

2.2.3.

Một số nghiên cứu có liên quan ..................................................................... 27

2.2.4.

Bài học kinh nghiệm ...................................................................................... 29

Phần 3. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................
31
3.1.

Chọn điểm nghiên cứu ................................................................................... 31

3.1.1.

Lý do chọn điểm nghiên cứu .......................................................................... 31

3.1.2.

Khái quát về địa bàn nghiên cứu .................................................................... 32

4



3.2.

Phương pháp thu thập thông tn ..................................................................... 36

3.2.1.

Thu thập thông tin thứ cấp ............................................................................. 36

3.2.2.

Thu thập thông tin sơ cấp............................................................................... 37

3.3.

Phương pháp xử lý thông tin .......................................................................... 38

3.4.

Phương pháp phân tích thông tn.................................................................... 38

3.4.1.

Phương pháp thống kê mô tả.......................................................................... 38

3.4.2.

Phương pháp phân tích so sánh ...................................................................... 39


3.4.3.

Phương pháp phân tích kinh tế ....................................................................... 39

3.4.4.

Phương pháp bản đồ, biểu đồ ......................................................................... 39

3.4.5.

Phương pháp phân tích SWOT....................................................................... 39

3.5.

Hệ thống chỉ têu nghiên cứu ......................................................................... 40

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ................................................................. 41
4.1.

Thực trạng phát triển nông nghiệp ven đô thành phố Hà Nội.......................... 41

4.1.1.

Khái quát nông nghiệp ven đô ở TP Hà Nội ................................................... 41

4.1.2.

Phát triển nông nghiệp ven đô thành phố Hà Nội ........................................... 50

4.2.


Các yếu tố ảnh hưởng đến giải pháp phát triển nông nghiệp ven đô
thành phố Hà Nội........................................................................................... 78

4.2.1.

Các chương trình phát triển nông nghiệp của Chính phủ và địa phương ......... 78

4.2.2.

Đầu tư công và dịch vụ công.......................................................................... 81

4.2.3.

Yếu tố từ cơ sở sản xuất................................................................................. 83

4.2.4.

Thị trường sản phẩm ...................................................................................... 86

4.2.5.

Nhận thức của chính quyền và người dân vào phát triển nông nghiệp
ven đô............................................................................................................ 87

4.3.

Giải pháp phát triển nông nghiệp ven đô thành phố Hà Nội............................ 91

4.3.1.


Giải pháp phát triển các loại hình tổ chức sản xuất nông nghiệp ven đô ......... 91

4.3.2.

Giải pháp về thị trường .................................................................................. 92

4.3.3.

Giải pháp về đổi mới, hoàn thiện cơ chế chính sách ....................................... 94

4.3.4.

Giải pháp về nâng cao nhận thức của người dân về nông nghiệp ven đô......... 95

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ................................................................................... 97
5.1.

Kết luận ......................................................................................................... 97

5.2.

Kiến nghị ....................................................................................................... 98

Tài liệu tham khảo..................................................................................................... 101
Phụ lục .................................................................................................................... 103

4



DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

BQ

Bình quân

CC

Cơ cấu

CNH, HĐH

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

DT

Diện tch

DNNN

Doanh nghiệp nông nghiệp

ĐBSH

Đồng bằng sông Hồng ĐVT

Đơn vị tnh

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội

GS.TSKH

Giáo sư, tến sĩ khoa học

GTSX

Giá trị sản xuất

HTX

Hợp tác xã

KCN

Khu công nghiệp

KTXH

Kinh tế xã hội



Lao động

NN


Nông nghiệp

NNVĐ

Nông nghiệp ven đô

NTTS

Nuôi trồng thủy sản

SXKD

Sản xuất kinh doanh TB

Trung bình
TMDV

Thương mại dịch vụ

TP

Thành phố TT

Trung tâm VHXH

Văn

hóa xã hội

5



DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Tốc độ tăng trưởng và đóng góp vào tăng trưởng của các ngành ................ 33
Bảng 3.2. Dự báo dân số Thủ đô Hà Nội ................................................................... 34
Bảng 3.3. Phương pháp thu thập thông tn thứ cấp cụ thể được thực hiện ..................
37
Bảng 3.4. Phương pháp thu thập thông tn sơ cấp cụ thể thực hiện ............................
38
Bảng 4.1.
45

Diện tích sản xuất một số sản phẩm nông nghiệp thành phố Hà Nội ..................

Bảng 4.2. Sản lượng một số sản phẩm nông nghiệp thành phố Hà Nội ...................... 47
Bảng 4.3. Giá trị sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi và thủy sản phân theo ngành
kinh tế thành phố Hà Nội........................................................................... 49
Bảng 4.5. Số trang trại phân theo đơn vị hành chính thành phố Hà Nội ..................... 52
Bảng 4.6. Cơ cấu kinh tế trang trại phân theo loại hình trang trại tại Hà Nội ................ 53
Bảng 4.7. Doanh nghiệp nông lâm nghiệp và thủy sản thành phố Hà Nội .................. 54
Bảng 4.8. Phương thức sản xuất kinh doanh của cơ sở điều tra .................................. 56
Bảng 4.9. Diện tch các loại cây trồng của cơ sở điều tra ........................................... 59
Bảng 4.11. Năng suất bình quân một số sản phẩm chính của hộ và trang trại ............... 62
Bảng 4.12. Kết quả sản xuất kinh doanh của hộ........................................................... 64
Bảng 4.13. Đất đai của hộ điều tra............................................................................... 65
Bảng 4.14. Vốn cho sản xuất kinh doanh của hộ ......................................................... 66
Bảng 4.15. Cơ cấu lao động của hộ ............................................................................. 68
Bảng 4.17. Kỹ thuật sản xuất của cơ sở điều tra .......................................................... 70
Bảng 4.18. Thị trường tiêu thụ sản phẩm của cơ sở ..................................................... 73
Bảng 4.19. Tiêu chí lựa chọn đối tượng bán của cơ sở điều tra .................................... 74

Bảng 4.20. Vấn đề quan tâm khi lựa chọn sản phẩm nông nghiệp................................ 76
Bảng 4.21. Một số văn bản, chính sách phát triển nông nghiệp thành phố Hà Nội ...............
79
Bảng 4.22. Đánh giá của đối tượng điều tra về một số chương trình phát triển
nông nghiệp .............................................................................................. 80
Bảng 4.24. Đánh giá của chủ cơ sở về dịch vụ công cho sản xuất nông nghiệp
...................82
Bảng 4.25. Các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển nông nghiệp của cơ sở điều tra
..................85
6


Bảng 4.26. Đánh giá của cơ sở sản xuất về thay đổi của thị trường ............................. 87
Bảng 4.27. Nhận thức của người dân về vai trò của nông nghiệp ................................. 88
Bảng 4.28. Bảng phân tch SWOT về những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức
đối với phát triển nông nghiệp ven đô thành phố Hà
Nội..................................90

7


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1. Cơ cấu sử dụng đất thành phố Hà Nội 2008 – 2014 (1000ha)...................44
Biểu đồ 4.2. Cơ cấu kinh tế thành phố Hà Nội 2008 – 2014 .........................................48
Biểu đồ 4.3. Cơ cấu doanh nghiệp phân theo quy mô vốn tại Hà Nội ...........................55
Biểu đồ 4.4. Trình độ học vấn của nhóm chủ hộ điều tra..............................................84

DANH MỤC HỘP
Hộp 4.1. Trồng rau dễ bán mà lợi nhuận cao hơn … ....................................................58
Hộp 4.2. Tôi tham gia tập huấn từ cách đây hơn chục năm …......................................71

Hộp 4.3. Làm ruộng chủ yếu để giữ đất thôi… ............................................................75
Hộp 4.4. Sản xuất nông nghiệp để đảm bảo an toàn thực phẩm cho gia
đình.......................77
Hộp 4.5. Giới trẻ hiện nay không thích làm nông nghiệp … ........................................83
Hộp 4.6. Sản xuất nông nghiệp để đảm bảo an toàn thực phẩm cho gia đình…
...................89
Hộp 4.7. Trước đây làm nông nghiệp vui lắm… ..............................................................89

vii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN

Công nghiệp hóa, đô thị hóa diễn ra nhanh chóng kéo theo những tác động to lớn
tới phát triển nông nghiệp.
Thành phố Hà Nội – thủ đô của cả nước nơi có tốc độ công nghiệp hóa, đô
thị hóa nhanh nhất đi cùng với đó diện tch đất đai nông nghiệp bị thu hẹp, lực
lượng lao động bị hạn chế. Dân số gia tăng dẫn đến sự gia tăng về nhu cầu lương
thực, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm ngày càng được quan tâm hơn. Vai trò của
nông nghiệp ngày càng thay đổi, hướng đến nền nông nghiệp đa chức năng. Câu hỏi
đặt ra là để phát triển nông nghiệp ven đô thành phố Hà Nội cần phát triển như thế
nào? Hướng phát triển ra sao? Cần những giải pháp đồng bộ gì? Vì vậy luận văn đi
vào nghiên cứu “Nghiên cứu giải pháp phát triển nông nghiệp ven đô thành phố Hà
Nội”.
Mục đích của luận văn là phân tch thực trạng, các yếu tố ảnh hưởng đến
phát triển nông nghiệp ven đô thành phố Hà Nội. Từ đó đề xuất, đưa ra một số
giải pháp nhằm phát triển nông nghiệp ven đô thành phố Hà Nội.
Với phương pháp tiếp cận có sự tham gia, luận văn đã sử dụng phương pháp thu
thập số liệu từ cơ quan các cấp, các tài liệu sách báo, phỏng vấn bằng bảng câu hỏi
đối với 70 cơ sở điều tra là các hộ, HTX, trang trại, doanh nghiệp nông nghiệp trên 2

địa bàn huyện Gia Lâm và huyện Thanh Trì. Dùng phần mềm Excel để tổng hợp số
liệu, sau đó dùng thống kê mô tả và so sánh để phân tch thực trạng cũng như các yếu tố
ảnh hưởng tới phát triển nông nghiệp ven đô thành phố Hà Nội.
Kết quả phân tch cho thấy, đang có sự chuyển dịch mạnh mẽ trong cơ cấu sản
phẩm của sản xuất nông nghiệp ven đô. Cơ cấu sản phẩm cây lương thực, cây có
hạt giảm thay vào đó là sự gia tăng của sản phẩm cây rau màu, hoa, cây ăn quả. Diện
tích sản xuất giảm nhưng giá trị sản xuất tăng.
Các hình thức tổ chức, quy mô sản xuất nông nghiệp cũng có nhiều thay
đổi. Tồn tại song song các hình thức tổ chức truyền thống kết hợp với hiện đại. Đã xuất
hiện những cơ sở sản xuất có quy mô lớn, tập trung đẩy mạnh ứng dụng khoa học công
nghệ vào trong sản xuất tuy nhiên số lượng các cơ sở sản xuất có quy mô nhỏ lẻ,
manh mún vẫn còn cao.
Nguồn lực cho sản xuất nông nghiệp đối mặt với bài toàn phân bổ thế nào để đạt
được hiệu quả cao và bền vững. Đất đai bị thu hẹp, vấn đề vốn cho đầu tư sản xuất,
8


đầu tư cơ sở hạ tầng gặp nhiều khó khăn. Giá trị sản xuất nông nghiệp trên cùng một
diện tích ngày càng thấp so với giá trị các hoạt động sản xuất kinh doanh. Lực
lượng lao

9


động tham gia vào sản xuất nông nghiệp ngày càng ít và chủ yếu là tầng lớp trung niên.
Việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất là thiết yếu trong phát triển nông
nghiệp. Thị trường tiêu thụ sản phẩm đa dạng hơn nhưng ngày càng khắt khe hơn. Hình
thành những chuỗi liên kết têu thụ, song song với những kênh tiêu thụ truyền thống.
Nhu cầu về các sản phẩm nông nghiệp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm ngày càng
tăng.

Nhận thức của người dân và chính quyền về lợi ích, vai trò của nông nghiệp ven
đô cũng có nhiều thay đổi. Sản xuất nông nghiệp không chỉ mục đích là gia tăng thu nhập
mà còn có nhiều mục đích khác như đảm bảo an ninh lương thực, an ninh tài sản đất.
Nông nghiệp ven đô có vai trò quan trọng trong sự phát triển của thủ đô Hà Nội.
Trong những năm qua, chính quyền trung ương và địa phương cũng đã ban hành nhiều
chính sách phát triển cả về quy hoạch, chiến lược, tổ chức sản xuất cũng như các chính
sách về hỗ trợ phát triển nông nghiệp ven đô. Đầu tư công và dịch vụ công được
tập trung đẩy mạnh tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế. Vấn đề nghiên cứu thị trường,
thông tin thị trường và phát triển thị trường chưa được quan tâm đúng mức.
Từ việc phân tích trên luận văn đề ra một số giải pháp

nhằm phát triển

nông nghiệp ven đô thành phố Hà Nội. Đó là việc phát triển các loại hình tổ chức sản xuất
nông nghiệp ven đô, phát triển thị trường, tập trung xây dựng, hỗ trợ những chuỗi
liên kết tiêu thụ, hướng cơ cấu sản phẩm tới phục vụ thị trường đô thị. Tổ chức đổi
mới, hoàn thiện cơ chế chính sách phát triển nông nghiệp ven đô. Đẩy mạnh công tác
tuyên truyền, công tác đào tạo nghề nhằm nâng cao nhận thức của người dân về nông
nghiệp ven đô.

9


THESIS ABSTRACT
Industrializaton, urbanization take place rapidly leading to tremendous
impacts to the agricultural development.
Hanoi - the capital of Viet Nam, which has the fastest rate of
industrialization and urbanization followed by the shrunken agricultural land area and
the limited labor force. Populaton growth leads to an increase in demand for food,
the issue about the safety of food are more concerned. The role of agriculture is

increasingly changing towards the multifunctional agriculture. The queston is: how to
develop the agriculture in the suburban area of Hanoi? What is the development trend?
Which synchronization solutions should we find? On that ground, this thesis is about:
"Study of agricultural development solutions in the suburban area of Hanoi City".
The purpose of this thesis is about current situation analysis, factors afecting
to the development of suburban agriculture in Hanoi. Finally, its aim is to come up
with some proposals and solutions to develop the agriculture in the suburban area of
Hanoi.
By approaching methods, the thesis collects data from agencies at all levels,
documents, books, and from interviews with questonnaires from the survey 70 subjects
which are the households, communes, farms and agricultural enterprises in the two
areas Gia Lam and Thanh Tri districts. The thesis uses Excel to sum up the data and uses
descriptive statistcs to analyze and compare the current situation as well as the factors
afectng to the development of suburban area of agriculture of Hanoi.
The analytical results show that there is a strong shift in the product structure of
suburban area agriculture. The product structure of food and cereal crops
decrease, which is replaced by an increase in the products of vegetables, flowers and
fruit trees. While the area of production decreases, the production value increases.
The forms of organization and scale of agricultural production undergo many
changes. Traditional forms of organization is parallel with the modern ones. There is
emergence of the manufacture factories with large scale production focusing on
promotng the applicaton of science and technology. However, the number of
manufacture factories with small and fragmented scale is stll high.
There is a problem of how to allocate resources for agricultural production
efficiently and sustainably. Land area is shrunken, the problem of investment capital for
10


producton and infrastructure is in trouble. The value of agricultural production on
the same area is low in comparison with the value of production in business

actvites.

11


Labor force involving in agricultural producton decreases and they are mainly middle
class people. Moreover, the application of science and technology is essential to the
producton of agricultural development and the consumer market is more diverse but
it is becoming more fierce. There are more in links in the consumption chain and
traditional distribution channel. The demand for safe agricultural food is increasing.
The awareness of the people and the government about the benefts and the role
of suburban area agriculture has many changes. Agricultural production purposes are
not only to increase its incomes, but also to ensure food security and land assets security.
Suburban area agriculture has an important role in the development of
Hanoi. Over the years, the central and local governments have issued many
development policies in the planning, strategies, organizaton of production as well
as policies to support the development of suburban area agriculture. Public investment
and public services are focused but there still have some limitatons. The issues of
market research, market information and market development do not draw sufficient
attenton.
By dint of analyzing, the thesis comes up with some solutons to develop the
agriculture in suburban area of Hanoi. There should be developments in organizing
forms of agricultural producton in these areas, market development, focusing on
building and supporting the consumption chains, orientating the product structure to
serve the urban markets; innovating organization, completing mechanisms and policies
to develop suburban area

agriculture.

Furthermore,


there

should

be

more

acceleration in propagaton and vocational training to raise awareness of people about
suburban area agriculture.

12


PHẦN 1. MỞ ĐẦU

1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Dân số đô thị ở châu Á đang ngày càng tăng lên với 44 triệu người mỗi
năm. Đô thị hóa nhanh chóng gây ra những thách thức lớn đối với nguồn
cung cấp đô thị và các tiện ích đô thị. Diện tích đất đai thu hẹp, việc chuyển
đổi lao động nông nghiệp sang các nghành nghề khác cũng đặt ra rất nhiều
khó khăn. Cùng với đó, việc duy trì và phát triển sản xuất nông nghiệp ven đô là
cần thiết nhằm các mục đích bảo đảm anh ninh lương thực thực phẩm, tạo
cảnh quan, giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực của quá trình đô thị hoá.
Đô thị hóa kéo theo quá trình gia tăng dân số, có sự dịch chuyển cư dân từ
các vùng nông thôn ra thành thị dẫn đến sự gia tăng của cầu lương thực
thực phẩm. Đời sống của người dân được cải thiện, thu nhập của người dân được
nâng cao từ đó cũng nâng cao yêu cầu về chất lượng, chủng loại sản phẩm.
Các sản phẩm xanh, sạch,tươi sống, có rõ xuất xứ hàng hóa, nguồn gốc

được ưu tiên nhiều hơn. Vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm được đặt lên hàng
đầu, thay vì lựa chọn mua hàng ở các chợ truyền thống thì việc mua hàng
trong các siêu thị, chuỗi cửa hàng tiện ích, siêu thị mini trở nên phổ biến hơn.
Sản xuất nông nghiệp bị thu hẹp về quy mô, tồn tại những hình thức sản
xuất tự phát truyền thống xen kẽ những mô hình sản xuất kiểu mới có hiệu quả
kinh tế cao. Tuy nhiên, các mô hình này còn phân tán, thiếu tập trung, kỹ
thuật và công nghệ còn hạn chế, vì thế mà sản xuất chưa đáp ứng được yêu cầu
của thị trường kể cả về khối lượng và chất lượng của các nông sản phẩm. Sinh kế
của người dân có nhiều thay đổi để thích ứng với quá trình công nghiệp hóa,
đô thị hóa. Họ đứng trước lựa chọn giữa tiếp tục sản xuất nông nghiệp, chuyển
đổi mô hình hay nhường đất sản xuất nông nghiệp cho các hoạt động công
nghiệp, dịch vụ khác.
Nông nghiệp không chỉ đơn thuần là sản xuất ra các sản phẩm nông ngiệp
phục vụ đời sống mà còn góp phần bảo vệ cảnh quan, bảo vệ các giá trị văn hóa
truyền thống. Vấn để sử dụng quá mức hóa chất trong sản xuất gây ô nhiễm môi
trường vùng sản xuất và mất an toàn thực phẩm là các thách thức đặt ra đối với
1


nông nghiệp ven đô hiện nay. Sản xuất nông nghiệp ven đô không những cần
phát triển bền vững về kinh tế mà còn đồng thời cần phát triển về xã hội, môi
trường.

2


Hà Nội là Thủ đô của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, là trung
tâm chính trị-hành chính Quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục,
kinh tế và giao dịch quốc tế. Với lợi thế về vị trí địa lí- chính trị, có lịch sử phát
triển lâu đời, Hà Nội luôn giữ vai trò quan trọng nhất của đất nước, có sức hút và

tác động rộng lớn đối với Quốc gia và khu vực Bắc Bộ. Hà Nội đồng thời còn là
hạt nhân phát triển của Vùng Kinh tế trọng điểm phía Bắc và Vùng Hà Nội.
Trong xu hướng hội nhập và phát triển, việc nâng cao vai trò vị thế của Thủ đô
Hà Nội trên trường quốc tế là một nhu cầu tất yếu. Ngày 29/05/2008 Quốc
hội nước CHXHCN Việt Nam đã ra Nghị quyết 15/2008 QH12 về việc điều
chỉnh địa giới hành chính thủ đô Hà Nội trên cơ sở sáp nhập Thành phố Hà Nội cũ
với tỉnh Hà Tây cũ, huyện Mê Linh tỉnh Vĩnh Phúc và 4 xã thuộc huyện Lương Sơn
tỉnh Hòa Bình.
Theo kết quả tổng điều tra dân số ngày 1/4/2009, dân số thành phố Hà Nội
mở rộng có 6.448.837 người và diện tích tự nhiên rộng 3.344,6 km2, gồm 12
quận,
1 thị xã và 17 huyện ngoại thành, đứng thứ hai về dân số và đứng đầu cả nước về
diện tch, nằm trong danh sách 17 thủ đô có diện tích lớn nhất thế giới. Chính
vì vậy, nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm nông sản như rau quả, thịt cá, sữa,
trứng...rất lớn, do vậy Hà Nội có nhiều tềm năng để phát triển nông nghiệp ven
đô.
Hiện nay, chúng ta vẫn thiếu những giải pháp cụ thể của cả Chính phủ
cũng như thành phố Hà Nội về phát triển nông nghiệp ven đô.
Đã có một số nghiên cứu ở Việt Nam về phát triển nông nghiệp ven đô
nhưng mới chỉ dừng lại ở mức nhận thức ban đầu, chưa đi sâu tìm hiểu và đưa ra
giải pháp để phát triển nông nghiệp ven đô thành phố Hà Nội cần phải phát triển
như thế nào? Hướng phát triển ra sao? Cần những giải pháp đồng bộ gì?
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, tôi đã tến hành nghiên cứu đề
tài
“Nghiên cứu phát triển nông nghiệp ven đô thành phố Hà Nội”.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
3



Trên cơ sở phân tch thực trạng phát triển nông nghiệp ven đô thành
phố Hà Nội đề tài đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển nông nghiệp ven đô
thành phố Hà Nội.

4


1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về về phát triển nông nghiệp ven
đô.
-Phân tch thực trạng phát triển nông nghiệp ven đô thành phố Hà Nội.
- Phân tch các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp ven đô thành
phố Hà Nội
- Đề xuất hoàn thiện một số giải pháp phát triển nông nghiệp ven đô
thành phố Hà Nội.
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng phát triển nông nghiệp ven
đô thành phố Hà Nội.
Chủ thể nghiên cứu các cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp trên
địa bàn thành phố: hộ, hơp tác xã (HTX), trang trại, doanh nghiệp nông
nghiệp,....
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: Do tnh đa dạng và phức tạp trong phân bố địa hình
nông thôn của thành phố Hà Nội, nên phạm vi nghiên cứu chủ yếu tập trung
vào hai huyện điển hình ở vùng ven đô Hà Nội có mức độ phát triển khác
nhau là: Gia Lâm, Thanh Trì .
Phạm vi thời gian: Từ tháng 05/2015 đến tháng 04/2016.

5



PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NGHIÊN CỨU PHÁT
TRIỂN NÔNG NGHIỆP VEN ĐÔ
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP VEN ĐÔ
2.1.1. Các khái niệm liên quan
2.1.1.1. Khái niệm phát triển
Phát triển là một quá trình tiến hóa của mọi xã hội, mọi cộng đồng dân tộc
trong đó các chủ thể lãnh đạo và quản lý, bằng các chiến lược và chính sách thích
hợp với những đặc điểm về lịch sử, chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của xã hội
và cộng đồng dân tộc mình, tạo ra, huy động và quản lý các nguồn lực tự
nhiên và con người nhằm đạt được những thành quả bền vững và được phân
phối công bằng cho các thành viên trong xã hội vì mục đích không ngừng
nâng cao chất lượng cuộc sống của họ.
* Phát triển bền vững
Phát triển bền vững là một trong những tính chất quan trọng trong
mọi hoạt động của hệ thống với chính sách hoạch định cố kết trong nội bộ,
không được phát sinh những xung đột cơ cấu do mang vào đó những tiêu chí
mâu thuẫn về thực hiện. Sự tác động qua lại giữa hệ kinh tế xã hội và hệ sinh
thái thường diễn ra trong tổng thể của những vấn đề toàn cục. Sự phát triển
thường mang tnh gắn kết hữu cơ giữa tăng trưởng vật chất với giới hạn của hệ
sinh thái (chất lượng môi trường và tài nguyên thiên nhiên) trên các lãnh thổ.
Hội nghị Thượng đỉnh thế giới về Môi trường và Phát triển được tổ chức
tại Rio de Janeiro (Brazil) năm 1992 đã định nghĩa: "Phát triển bền vững là sự
phát triển nhằm thoả mãn các nhu cầu hiện tại của con người nhưng không
tổn hại tới sự thoả mãn các nhu cầu của thế hệ tương lai".
Năm 2002 Hội nghi Thượng đỉnh thế giới về Phát triển

bền vững tại


Johannesburg (Cộng hoà Nam Phi) cũng đã thống nhất nội dung do Viện Quốc
tế về Môi trường và Phát triển (I.I.E&D) tổng hợp và đề xuất dựa theo tnh chất
cân bằng động của hệ thống lớn gồm ba hệ thống các mục tiêu: Phát triển kinh
tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường.
6


Có thể nói phát t ir ển bền vững vùng ven đô của tcác hành lphố tà tphá
i l r ển
bền vững i à sự
t ịh ển h tcủa
t i phá r ển bền
l vững
t . ãnht t hổ
i Phá r ểnt bền vững heo
sơ đồ của Munas i ngl e đưa ra 3 ỉđ nh của t1 ami g lác: à i “K tnhl ế ãnh
t , hổ” “Xã
hội hài hòa”, “Mô
i t rường bền vững”
.

Hình 2.1. Sơ đồ của Munasingle đưa ra 3 đỉnh của 1 tam giác
Phát triển bền vững là yêu cầu của quy luật khách quan trong nghiên
cứu phát triển kinh tế xã hội quốc gia nói chung, mà nội dung quyết định lại là tổ
chức lãnh thổ sao cho bền vững bởi vì “Vùng” là những tế bào sinh tồn của lãnh
thổ.
2.1.1.2. Khái niệm nông nghiệp ven đô
Khái niệm vùng ven cũng chỉ mới được các nhà nghiên cứu về đô thị và
đô thị hóa quan tâm từ đầu thế kỷ 21. “Vùng ven - periurban” được sử dụng
trong các công trình nghiên cứu khoa học để chỉ sự thay đổi đô thị ngày nay

tại các nước đang phát triển. Theo Micheal Leaf (2001) thì từ vùng ven periurban là do sự kết hợp giữa hai từ peripheral (ngoại biên) và urban (đô thị).
Trong bảng ghi chú thuật ngữ trong State of the Environment của Bộ Môi
trường Úc có ghi chú: “Khu dân cư có mật độ dân số thấp và có đường sá nằm ở
ngoại biên của các vùng đô thị, trong đó vẫn còn sót lại một số khu đất nông thôn
nhỏ nằm lọt giữa mạng lưới nhà cửa của vùng ngoại ô” hoặc “khu vực chuyển
tiếp, hoặc tương tác trong đó có các hoạt động đô thị và nông thôn xen kẽ
7


nhau, và các đặc điểm cảnh quan có thể thay đổi rất nhanh do hoạt động
của con người” (Bộ Môi trường Úc, 2001).

8


Theo Terry McGee (2008) vùng ven là một khái niệm, là vùng có sự
tương tác giữa nông thôn và thành thị. Tuy nhiên, để có được một định
nghĩa chính xác hơn về vùng ven, phải dựa vào tính đặc thù của từng vùng đại đô
thị. Theo định nghĩa này, vùng ven không cố định về mặt địa lý. Trong các vùng
đại đô thị, khu trung tâm đô thị cứ lấn sang và mở rộng thông qua tái phân định
ranh giới hành chính, như trường hợp của Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh . Còn
vùng ngoại vi (ngoại thành) thì cứ tiếp tục mở rộng ra ngoài cùng với các hoạt
động xâm chiếm vùng nông thôn. Như vậy, mặc dù vùng ven của các vùng đô
thị đều bị tác động giống nhau bởi những lực kinh tế - xã hội, nhưng thường
giữa các vùng đô thị vẫn có những khác biệt sâu sắc do mức phát triển kinh tế,
kinh tế - chính trị và văn hóa của từng quốc gia, từng khu vực trở nên khác nhau.
Theo đó, “vùng ven là một vùng nóng đang có chuyển động đô thị hóa.
Vùng này là điểm quá độ và vùng chuyển tiếp, là khu đệm giữa nông thôn
và thành thị, giữa cái yên tnh và cái sôi động, giữa cái bảo thủ của nông dân và
cái thoáng mở của thành thị, là nơi chuyển đổi nhu cầu của nông dân vào đô thị

và ngược lại mang lối sống của đô thị vào nông dân” (Tôn Nữ Quỳnh Trân, 2005).
Đây là chuyển động cơ bản của mối quan hệ kinh tế, văn hóa, xã hội và là nơi
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp thành phi nông nghiệp, là nơi
chuyển hóa của các ngôi nhà chữ đinh thành những building cao tầng, là nơi
chúng kiến sự hóa thân của người nông dân thành người thị dân.
Về mặt hành chính địa giới thì vùng ven không chỉ được định nghĩa bao
gồm các khu vực quận/huyện bao quanh nội thành thành phố. Vùng ven được
xem là các quận mới nằm ở vị trí chuyển tiếp giữa khu vực trung tâm và ngoại
thành.
Vùng ven là vùng vành đai chuyển tếp giữa một đô thị lớn và nông thôn
xung quanh, chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của văn hóa đô thị đó, nhưng vẫn
còn mang trong mình nhiều yếu tố của văn hóa nông thôn, nên không hẳn là
nông thôn mà cũng chưa phải là đô thị thực sự (Nguyễn Thế Cường, 2008).
Nhìn chung, có thể tóm tắt vùng ven đô như sau:
Về mặt địa lý vùng ven đô được hiểu là khu vực cận kề với thành phố.
Vùng ven đô là nơi vừa có các hoạt động đặc trưng cho nông thôn vừa có các
hoạt động mang tnh chất đô thị. Vùng ven đô không tồn tại độc lập mà
nằm trong một miền liên thông nông thôn - ven đô - đô thị. Các mối quan hệ
9


×