Tải bản đầy đủ (.doc) (199 trang)

Giải pháp phát triển nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện mỹ lộc, tỉnh nam định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.51 MB, 199 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT
NAM

TRẦN QUỐC LẬP

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG THỦY
SẢN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN MỸ LỘC, TỈNH NAM
ĐỊNH

Chuyên ngành:

Kinh tế nông nghiệp

Mã số:

60 62 01 15

Người hướng dẫn khoa học:
Ninh

TS. Hồ Ngọc

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng được sử
dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được
cám ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn này đã được chỉ rõ nguồn gốc.



Hà Nội, ngày

tháng

năm 2016

Tác giả luận văn

Trần Quốc Lập

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đã nhận
được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên của
bạn bè, đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng và
biết ơn sâu sắc đến thầy giáo TS. Hồ Ngọc Ninh (người hướng dẫn khoa học) đã tận
tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt
quá trình học tập và thực hiện đề tài. Ngoài ra, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc
đến cô giáo ThS. Nguyễn Thị Minh Thu đã có nhiều đóng góp quý báu cho tôi cải thiện
chất lượng và hoàn thành luận văn.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào
tạo, Bộ môn Kế hoạch và Đầu tư, Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn - Học viện
Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề
tài và hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức cơ quan Ban Tuyên
giáo Huyện ủy; các phòng ban của huyện Mỹ Lộc; UBND xã và các hộ nuôi trồng thủy

sản xã Mỹ Thắng, Mỹ Hà, Mỹ Thịnh đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá
trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoàn thành
luận văn./.

Hà Nội, ngày

tháng

năm 2016

Tác giả luận văn

Trần Quốc Lập

ii


MỤC LỤC

Lời cam đoan .................................................................................................................i
Lời cảm ơn ................................................................................................................... ii
Mục lục ...................................................................................................................... iii
Danh

mục

các


từ

viết

................................................................................................v

Danh

tắt
mục

bảng

............................................................................................................vi Danh mục biểu
đồ .......................................................................................................vii Danh mục hộp
............................................................................................................viii Trích yếu luận
văn

........................................................................................................ix

Thesis

Abstract.............................................................................................................xi Phần
1. Mở đầu ...........................................................................................................1
1.1.
Tính
cấp
...................................................................................1
1.2.
Mục

........................................................................................2

thiết

của

đề

tài

tiêu

nghiên

cứu

1.3.
Câu
hỏi
..........................................................................................3

nghiên

cứu

1.4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................3

1.5.


Những đóng góp mới của luận văn...................................................................5

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về giải pháp phát triển nuôi trồng thủy sản .......5
2.1.

Cơ sở lý luận ...................................................................................................5

2.1.1.
Một
số
khái
..............................................................................5
2.1.2.
Vai
trò

...........................................................9

đặc

điểm

niệm
của

ngành

liên
thuỷ


quan
sản

2.1.3.
16

Nội dung nghiên cứu các giải pháp phát triển nuôi trồng thủy sản ..................

2.1.4.
19

Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển nuôi trồng thuỷ sản ...............................

2.2.

Cơ sở thực tiễn .............................................................................................. 24

2.2.1.
24

Phát triển nuôi trồng thuỷ sản ở một số nước trên thế giới .............................

2.2.2.
27

Phát triển nuôi trồng thuỷ sản ở Việt Nam .....................................................

2.2.3.
28


Kinh nghiệm phát triển nuôi trồng thuỷ sản ở một số địa phương trong nước......
3


2.2.4.

Bài học kinh nghiệm rút ra cho huyện Mỹ Lộc trong phát triển nuôi trồng
thủy sản ......................................................................................................... 31

2.2.5.
32

Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan .........................................

Phần 3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 34
3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ......................................................................... 34

3.1.1.

Đặc điểm tự nhiên.......................................................................................... 34

3.1.2.

Đặc điểm kinh tế - xã hội ............................................................................... 35

3.2.


Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 41

4


3.2.1.

Chọn điểm nghiên cứu ................................................................................... 41

3.2.2.

Phương pháp thu thập số liệu ......................................................................... 41

3.2.3.

Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu .......................................................... 42

3.2.4.

Phương pháp phân tích số liệu ....................................................................... 42

3.2.5.

Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ......................................................................... 43

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ................................................................. 47
4.1.

Công tác tuyên truyền và ban hành các quy định về phát triển nuôi trồng
thủy sản của huyện Mỹ Lộc ........................................................................... 47


4.2.

Thực trạng triển khai các giải pháp phát triển nuôi trồng thủy sản của
huyện Mỹ Lộc ............................................................................................... 49

4.2.1.

Giải pháp quy hoạch vùng nuôi trồng thủy sản............................................... 49

4.2.2.

Giải pháp phát triển cơ sở hạ tầng vùng nuôi trồng thủy sản........................... 53

4.2.3.

Giải pháp hỗ trợ người nuôi trồng thủy sản tiếp cận các yếu tố đầu vào ......... 58

4.2.4.

Giải pháp về thị trường cho sản phẩm thủy sản .............................................. 70

4.2.5.

Giải pháp về môi trường vùng nuôi trồng thủy sản......................................... 72

4.3.

Kết quả phát triển nuôi trồng thủy sản của huyện Mỹ Lộc .............................. 74


4.3.1.

Kết quả thát triển sản xuất thủy sản của huyện Mỹ Lộc .................................. 75

4.3.2.

Kết quả phát triển tiêu thụ sản phẩm thủy sản của hộ ..................................... 81

4.4.

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển nuôi trồng thủy sản của
huyện Mỹ Lộc, Tỉnh Nam Định ..................................................................... 85

4.4.1.

Các yếu tố thuộc về các hộ nuôi trồng thủy sản .............................................. 85

4.4.2.

Các yếu tố thị trường tiêu thụ sản phẩm ......................................................... 87

4.4.3.

Các yếu tố thuộc về năng lực quản lý của cán bộ địa phương ......................... 88

4.4.4.

Ảnh hưởng của yếu tố chính sách................................................................... 91

4.4.5.


Một số yếu tố khác......................................................................................... 94

4.5.

Định hướng và giải pháp đẩy mạnh phát triển nuôi trồng thủy sản của
huyện Mỹ Lộc ............................................................................................... 95

4.5.1.

Định hướng phát triển nuôi trồng thủy sản ..................................................... 95

4.5.2.

Một số giải pháp phát triển nuôi trồng thủy sản huyện Mỹ Lộc ...................... 95

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ................................................................................. 105
5.1.

Kết luận ....................................................................................................... 105

5.2.

Kiến nghị ..................................................................................................... 106

5.2.1.

Đối với nhà nước ......................................................................................... 106

5.2.2.


Đối với địa phương ...................................................................................... 106

Tài liệu tham khảo..................................................................................................... 108
Phụ lục .................................................................................................................... 110
4


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

CLB

Câu lạc bộ

DN

Doanh nghiệp
Tố chức lương nông của Liên hiệp quốc (Food and

FAO

Agriculture Organization)

Giấy CN KTTT

Giấy chứng nhận kinh kế trang trại


Giấy CN QSDĐ

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

HTX NN

Hợp tác xã nông nghiệp

KHKT

Khoa học kỹ thuật



Lao động m

Mẫu
NTTS

Nuôi trồng thủy sản s
Sào

Tr đồng
UBND
VietGap

Triệu đồng
Ủy ban nhân dân
Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt ở Việt Nam


5


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Tình hình sử dụng đất đai của huyện Mỹ Lộc (2011 - 2015) ...................... 36
Bảng 4.1.

Thực trạng chuyển đổi nuôi trồng thủy sản của huyện Mỹ Lộc
(2011- 2015) ............................................................................................. 50

Bảng 4.2. Vốn đầu tư cho nuôi trồng thủy sản huyện Mỹ Lộc (2011- 2015) .............. 54
Bảng 4.3. Đánh giá của hộ nuôi trồng thủy sản về cơ sở hạ tầng................................ 55
Bảng 4.5. Thực trạng vay vốn của các hộ nuôi trồng thủy sản ................................... 65
Bảng 4.6. Tình hình tập huấn nuôi trồng thủy sản (2011 - 2015)................................ 68
Bảng 4.7. Đánh giá mức độ tiếp cận KHKT của hộ nuôi trồng thủy sản .................... 69
Bảng 4.8. Đánh giá của hộ nuôi trồng thủy sản về tiêu thụ sản phẩm ......................... 71
Bảng 4.9. Đánh giá của hộ nuôi trồng thủy sản về tác động môi trường ..................... 74
Bảng 4.10. Biến động diện tích đất nông nghiệp và đất nuôi trồng thủy sản huyện
Mỹ Lộc (2011 - 2015) ............................................................................... 76
Bảng 4.11. Năng suất, sản lượng NTTS huyện Mỹ Lộc ( 2011 - 2015) ........................ 76
Bảng 4.12. Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả NTTS (2011 - 2015) .............................. 78
Bảng 4.13. So sánh hiệu quả kinh tế các hình thức NTTS năm 2015 ............................ 79
Bảng 4.14. Kết quả và hiệu quả kinh tế của hộ nuôi trồng thủy sản theo quy mô
nuôi (tính bình quân/1 sào/năm) ................................................................ 80
Bảng 4.15. So sánh hiệu quả kinh tế các mô hình NTTS năm 2015 ............................. 81
Bảng 4.16. Thực trạng tiêu thụ sản phẩm của hộ NTTS năm 2015............................... 82
Bảng 4.17. Giá một số loại cá thương phẩm ................................................................ 83
Bảng 4.18. Thông tin chung của các hộ nuôi trồng thủy sản........................................ 85
Bảng 4.19. Thống kê lao động nuôi trồng thủy sản huyện Mỹ Lộc .............................. 86
Bảng 4.20. Thông tin về cán bộ phụ trách nuôi trồng thủy sản..................................... 90

Bảng 4.21. Quy mô chuyển đổi của hộ nuôi trồng thủy sản ......................................... 93
Bảng 4.22. Quy hoạch vùng nuôi trồng thủy sản huyện Mỹ Lộc đến 2020................... 97
Bảng 4.23. Dự kiến nhu cầu vốn phát triển nuôi trồng thủy sản đến 2020 .................... 99
Bảng 4.24. Dự kiến một số chỉ tiêu về chuyển giao kỹ thuậtnuôi trồng thủy sản
huyện Mỹ Lộc đến 2020.......................................................................... 101


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Số lượng lao động theo ngành của huyện Mỹ Lộc (2011 - 2015)..............37
Biểu đồ 4.2. Đánh giá của hộ nuôi về quy hoạch vùng nuôi .........................................52
Biểu đồ 4.3. Nguồn thức ăn nuôi trồng thủy sản của hộ điều
tra...................................62

vii


DANH MỤC HỘP
Hộp 4.1.

Phải chuyển đổi linh hoạt đất trũng, kém hiệu quả
.....................................51

Hộp 4.2.

Phải đợi mấy tuần để lấy nước...................................................................52

Hộp 4.3.

Khó khăn của hộ nuôi trồng thủy sản về thủy lợi .......................................57


Hộp 4.4.

Khó khăn của xã về đầu tư thủy lợi ...........................................................58

Hộp 4.5.

Khó khăn về kiểm soát chất lượng giống ...................................................60

Hộp 4.6.

Thức ăn .....................................................................................................61

Hộp 4.7.

Ý kiến của cơ quan quản lý về giám sát thức ăn.........................................63

Hộp 4.8.

Khó khăn trong vay vốn của hộ nuôi trồng thủy sản ..................................67

Hộp 4.9.

Chúng tôi muốn…nhưng…. ......................................................................67
Hộp 4.10. Hiệu quả các lớp tập huấn còn hạn chế
......................................................70

Hộp 4.11. Còn lúng túng trong tháo gỡ khó khăn này cho dân ...................................71
Hộp 4.12. Chúng tôi phải tự sản tự tiêu......................................................................72
Hộp 4.13. Vừa sạch, vừa rẻ lại hiện đại…..................................................................73
Hộp 4.14. Chúng tôi không được ăn cả đâu................................................................84

Hộp 4.15. Nếu có HTX đứng ra thì tốt biết mấy ........................................................84
Hộp 4.16. Chỉ biết nuôi thôi…...................................................................................86
Hộp 4.17. Chủ yếu là được nhận các ưu đãi và học hỏi kinh nghiệm ..........................87
Hộp 4.18. Cần phải có chợ đầu mối ...........................................................................88
Hộp 4.19. Chúng tôi chỉ dựa vào văn bản ..................................................................89
Hộp 4.20. Thực trạng cán bộ thủy sản và thú y xã.......................................................91
Hộp 4.21. Phản ánh của hộ về việc hạ tầng vùng nuôi xuống cấp ...............................92
Hộp 4.22. Con nọ hỗ trợ con kia… ............................................................................93
Hộp 4.23. Phải đi lại nhiều lần, nhiêu khê lắm… .......................................................94
Hộp 4.24. Chả nhẽ ngày nào cũng chở nước ở nhà ra … ............................................94
Hộp 4.25. Tôi xem truyền hình là được rồi …............................................................95
Hộp 4.26. Ý kiến của lãnh đạo huyện Mỹ Lộc về chuyển đổi HTX NN .....................95

8


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Trần Quốc Lập.
Tên đề tài: Giải pháp phát triển nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện Mỹ Lộc,
tỉnh Nam Định.
Người hướng dẫn khoa học: TS. Hồ Ngọc Ninh
Ngành đào tạo: Kinh tế nông nghiệp.

Mã số: 60 62 01 15

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Mục têu nghiên cứu: Trên cơ sở phân tch và đánh giá thực trạng triển khai các
giải pháp phát triển nuôi trồng thủy sản của huyện Mỹ Lộc, từ đó đề xuất hoàn thiện
các giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện đến năm
2020.

Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp và sơ
cấp; phương pháp xử lý và tổng hợp số liệu; phương pháp thống kê mô tả, và phương
pháp so sánh.
Kết quả chính và kết luận: Qua thực hiện đề tài nghiên cứu “Giải pháp phát
triển nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định”, một số kết
quả và kết luận chính của luận văn được rút ra như sau:
Những năm qua, nghề nuôi trồng thuỷ sản của huyện Mỹ Lộc triển khai trong điều
kiện có nhiều khó khăn, nhất là ảnh hưởng tiêu cực của biến đổi khí hậu. Song được
sự quan tâm chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền, các ngành các cấp trong huyện cùng với
sự nỗ lực cố gắng của người dân, nuôi trồng thủy sản của huyện tiếp tục phát triển
sôi động. Tổng sản lượng thuỷ sản năm 2015 đạt 2.384 tấn, tăng 48% so với năm 2011.
Tốc độ giá trị sản xuất thủy sản (theo giá hiện hành) tăng bình quân 12,3%/năm, giá
trị sản phẩm thủy sản tăng gấp 2,1 lần. Mức thu nhập trên lao động và trên 1ha nuôi
trồng thủy sản tính theo giá trị cũng tăng nhanh từ 85,32 triệu đồng/lao động và
71,28 triệu đồng/ha năm
2011 lên mức 128,48 triệu đồng/lao động và 146,84 triệu đồng/ha vào năm 2015.
Một số giải pháp thúc đẩy phát triển nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện
Mỹ Lộc đã và đang triển khai gồm: quy hoạch được các vùng nuôi; đầu tư cơ sở hạ
tầng; giải pháp hỗ trợ các yếu tố đầu vào sản xuất (vốn,..); giải pháp khuyến nông
khuyến ngư. Sau 4 năm thực hiện chương trình nông thôn mới, đã cơ bản hoàn
thành công tác dồn điền đổi thửa, hạ tầng kỹ thuật phục vụ sản xuất nông nghiệp và
nông thôn được nâng cấp. Đây là cơ sở và điều kiện cho việc phát triển nghề nuôi trồng
thủy sản của huyện. Tuy nhiên, sự phát triển nuôi trồng thuỷ sản của huyện chưa
9


tương xứng với tiềm năng và lợi thế của huyện, phát triển nhanh nhưng chưa bền
vững và còn nhiều khó

10



khăn. Một số giải pháp quan trọng chưa được địa phương quan tâm thực hiện như
các chính sách thúc đẩy phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm, xúc tiến thương mại.
Việc thực hiện các giải pháp thúc đẩy phát triển nuôi trồng thủy sản trên địa bàn
huyện Mỹ Lộc thời gian qua còn gặp một số khó khăn về cơ chế chính sách như: Quy
hoạch nuôi trồng thủy sản chưa đồng bộ giữa các địa phương, cơ sở hạ tầng vùng
nuôi còn chưa được đầu tư, cải tạo, nâng cấp, đặc biệt là ô nhiễm môi trường. Chưa có
chính sách hỗ trợ về giống, thức ăn, liên kết tiêu thụ các sản phẩm thủy sản cho
nông dân. Ngoài ra, một số yếu tố khác ảnh hưởng đến việc thực hiện các giải pháp thúc
đẩy phát triển nuôi trồng thủy sản của huyện như năng lực hạn chế của đội ngũ cán
bộ quản lý địa phương, nhận thức của người dân và điều kiện kinh tế của hộ nuôi trồng
thủy sản.
Để khai thác tốt tiềm năng, lợi thế, nắm bắt những cơ hội nhằm phát triển nuôi
trồng thủy sản huyện Mỹ Lộc những năm tới, cần tập trung hoàn thiện và đẩy
mạnh thực hiện một số giải pháp cơ bản sau: (i) Hoàn thiện và quản lý quy hoạch
phát triển nuôi trồng thủy sản gắn với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
của huyện, nhất là quy hoạch nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020; (ii) Huy động mọi
nguồn lực cộng đồng, đặc biệt là vốn cho đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng vùng nuôi
để phát triển nuôi trồng thủy sản một cách bền vững với phương châm nhà nước và
nhân dân cùng làm; (iii) Tiếp tục hoàn thiện và ban hành một số chính sách hỗ trợ trong
lĩnh vực nuôi trồng thủy sản như: Tăng cường công tác khuyến ngư, chuyển giao
công nghệ, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, kiểm soát và giảm thiểu ô nhiễm
môi trường; (iv) Tăng cường công tác đào tạo nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ,
công chức, viên chức quản lý nhà nước ở các cấp. Thường xuyên củng cố, nâng
cao chất lượng đội ngũ khuyến nông, khuyến ngư và bảo vệ thực vật từ huyện
đến cơ sở nhằm phục vụ tốt nhất về hỗ trợ, chuyển giao, ứng dụng công nghệ cho
người nông dân trong sản xuất nông nghiệp và thuỷ sản.

10



THESIS ABSTRACT

Author: Tran Quoc Lap.
Thesis title: Measures to develop aquaculture sector in My Loc district, Nam
Dinh province.
Advisor: Dr. Ho Ngoc Ninh
Major Field: Agricultural Economics

Code: 60 62 01 15

University: Vietnam National University of Agriculture
General research objective: it aims to provide policy measures to promote the
development of aquaculture sector in My Loc district in the near future based on the
analysis and assessment of implementing solutions for aquaculture development of the
district.
Data collection methods (secondary and primary data); processing and
aggregating data; descriptive statistics, and statistic comparison methods were used
in this study to complete the proposed objectives.
The main results and conclusions of the study are drawn as follows:
In recent year, aquaculture in My Loc district has been deployed in hard
conditions, especially negative effect of climate change. However, because of
concern and guidance of district authorities with eforts of district people, aqua
culture has developed remarkably. Total amount of aquaculture products in 2015
reached to 2.384 tons, increased 48 percent compared to these in 2011. The pace
of aquaculture production value (current price) grew 12,3 percent per year, value
of aquaculture products rose 2,1 times. Value of aquaculture products per labor
and per hectare increased from 85,32 million VND and 71,28 million VND in 2011 to
128,48 million VND and 146,84 million VND in 2015, respectively.

Some existing measures to promote aquaculture development in My Loc
district has been implemented included: planning farming areas; infrastructure
investment; subsidies of input production; agricultural and aquacultural extension.
After four-year new rural program development, land consolidation activity were
basically completed, technical agricultural infrastructures were upgraded. There was
establishment and condition for developing aquaculture of the district. However,
development of aquaculture was not parallel to potential and advantage of the

11


district, pace of development was fast but unstable. Some important measures
were not concerned by

12


functional organizations such as implementing policies to encourage development
of consumption market, trade promotion.
Recently, implementing measures to promote aquaculture development in My Loc
district still had difficulties in policies mechanism such as: Planning of aquaculture did
not sync between communes, infrastructure of farming area were not invested,
upgraded, reconstructed, especially environmental pollution, supporting policies of
breeds, foods, consumption linkage were unavailable for farmers. Additionally, other
factors influencing to aquaculture development such as limited ability of local officers,
poor awareness of local people and economic condition of aquaculture farmers.
To exploit potentials, advantages and seize opportunities for developing
aquaculture next years, My Loc district needs to focus on refining and promoting
following fundamental measures: (i) Refne and manage planning of aquaculture
development in association with general planning of socio-economic development

in the district, especially rural planning in period of 2016-2020; (ii) Encourage all social
resources, especially investment capital for infrastructure construction of farming
area to develop aquaculture stably implemented hand to hand by government and
citizen; (iii) refine and promulgate some support policies in field of aquaculture such as
enhance aquaculture extension, transfer technologies, apply advanced science
technologies, control and reduce environmental pollution; (iv) Strengthen training
activities to qualifications of local officers. Improve regularly quality of extension and
district plant protection officers to support, transfer and apply technologies better to
farmers in agricultural production and aquaculture.

xii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU

1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Sau 30 năm thực hiện đường đối đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nông
nghiệp, nông dân, nông thôn nước ta đã đạt được thành tựu khá toàn diện và
to lớn. Nông nghiệp tiếp tục phát triển với tốc độ khá cao theo hướng sản xuất
hàng hoá, nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả; đảm bảo vững chắc
an ninh lương thực quốc gia; một số mặt hàng xuất khẩu chiếm vị thế cao trên
thị trường thế giới.
Bên cạnh việc nâng cao năng suất, đa dạng hóa cơ cấu cây trồng vật
nuôi trên các diện tích canh tác nông nghiệp hướng đến nền sản xuất hàng hóa
tạo ra giá trị cao, nền nông nghiệp chúng ta đã có những chính sách quan
trọng nhằm đa dạng hóa các sản phẩm nông nghiệp. Đảng và Nhà nước chủ
trương khuyến khích phát triển nghề nuôi trồng thủy sản nên phòng trào
ngày càng được mở rộng. Nhiều địa phương đã mạnh dạn chuyển dịch cơ cấu
sản xuất nông nghiệp, chuyển đổi từ ruộng trũng trồng lúa, năng suất thấp
sang nuôi trồng thủy sản. Nuôi thủy sản theo hộ gia đình, nuôi thủy sản theo

mô hình trang trại ngày càng phát triển, góp phần quan trọng vào việc khai
thác tiềm năng đất đai, ao hồ, ruộng trũng, đồng thời phát huy sức lao động
sẵn có ở vùng nông thôn, góp phần làm giàu cho gia đình và cho đất nước.
Phát triển nuôi trồng thủy hải sản mang lại giá trị kinh tế cao cũng là một
chủ trương được xác định trong Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp của
tỉnh Nam Định là "Chuyển dịch cơ cấu ngành thủy sản theo hướng ưu tiên phát
triển nuôi trồng thủy sản hàng hóa. Tăng diện tích nuôi từ 15.500 ha lên
khoảng
17.000 ha do chuyển 1.500 ha từ đất trồng lúa chân trũng, nhiễm mặn, phèn"
(Uỷ ban nhân dân tỉnh Nam Định, 2015).
Mỹ Lộc là một huyện nông nghiệp nằm ở phía Bắc của tỉnh Nam Định, có
2

diện tích 73,69 km , được bao bọc bởi tuyến sông Hồng dài 7,1 km và đê Ất Hợi
của sông Châu Giang nên đã chia cắt huyện thành 2 loại địa hình trong đê
và ngoài đê: địa hình ngoài đê đất đai màu mỡ thích hợp với nhiều loại cây
1


trồng nhiệt đới; địa hình trong đê thấp và nhiều vùng trũng thích hợp cho
việc nuôi trồng thủy sản và trồng lúa.

2


Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, chủ
trương của Đảng và Nhà nước về chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi trong
nông nghiệp, các xã, thị trấn trong huyện đã chuyển đổi một số ruộng trũng
cấy lúa năng suất thấp sang nuôi trồng thủy sản và các mô hình kết hợp cho thu
nhập cao. Huyện Mỹ Lộc cũng đã chỉ đạo tiến hành việc dồn điền đổi thửa trong

nông nghiệp và bước đầu đã hình thành các trang trại, gia trại, các khu nuôi trồng
thủy sản trên đất trũng với các mô hình kết hợp như VAC, tôm, cá kết hợp chăn
nuôi lợn... Sản phẩm chính là cá các loại như trắm, trôi, chép, chuối, cá
cảnh....góp phần ổn định và phát triển kinh tế địa phương.
Tuy nhiên, vẫn còn một số tồn tại như việc chỉ đạo, triển khai thực hiện một
số chính sách hỗ trợ phát triển nuôi trồng thủy sản chưa được quan tâm; đặc
biệt là việc xây dựng quy hoạch, cơ sở hạ tầng vùng nuôi chưa được đầu tư.
Nhiều địa phương đã có quy hoạch, song việc giám sát, thực hiện quy hoạch
còn hạn chế, tình trạng cơ sở nuôi trồng đào đắp ao, đầm chưa theo quy hoạch,
không có thiết kế kỹ thuật vẫn diễn ra phổ biến. Quy mô các trang trại, mô hình
còn nhỏ, phân tán, diện tch nuôi thâm canh, bán thâm canh còn thấp so với tổng
diện tích nuôi dẫn tới năng suất, sản lượng chưa cao; đầu ra của các sản phẩm
chưa được bao tiêu; trình độ kỹ thuật của người nuôi trồng còn hạn chế (Uỷ ban
nhân dân huyện Mỹ Lộc, 2015).
Xuất phát từ những vấn đề thực tiễn nêu trên, tôi đã lựa chọn nghiên cứu
và thực hiện đề tài "Giải pháp phát triển nuôi trồng thủy sản trên địa bàn
huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định".
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở phân tích và đánh giá thực trạng triển khai các giải pháp phát
triển nuôi trồng thủy sản của huyện Mỹ Lộc, từ đó đề xuất hoàn thiện các giải
pháp nhằm thúc đẩy phát triển nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện đến năm
2020.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển nuôi trồng thủy
sản và các giải pháp phát triển nuôi trồng thủy sản.

3



- Đánh giá thực trạng phát triển nuôi trồng thủy sản và các giải pháp
phát triển nuôi trồng thủy sản của huyện trong giai đoạn 2011- 2015.

4


- Phân tch các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển nuôi trồng thủy sản và triển
khai các giải pháp phát triển nuôi trồng thủy sản của huyện Mỹ Lộc.
- Đề xuất hoàn thiện các giải pháp phát triển nuôi trồng thủy sản ở huyện
Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định đến năm 2020.
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
- Tình hình nuôi trồng thủy sản những năm qua trên địa bàn huyện Mỹ Lộc
diễn ra như thế nào? Kết quả và hiệu quả đạt được trong phát triển nuôi
trồng thủy sản trên địa bàn huyện như thế nào?
- Các giải pháp và chính sách nhằm thúc đẩy phát triển nuôi trồng thủy sản
của huyện Mỹ Lộc là gì? Thực trạng triển khai các giải pháp này ở địa phương
như thế nào?
- Những yếu tố nào ảnh hưởng đến phát triển nuôi trồng thủy sản và triển
khai các giải pháp phát triển nuôi trồng thủy sản của huyện trong thời gian qua?
- Cần phải làm gì để đẩy mạnh phát triển nuôi trồng thủy sản của huyện giai
đoạn 2015 - 2020 nhằm thực hiện đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp?
1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các vấn đề lý luận và thực tiễn về phát
triển nuôi trồng thủy sản và các giải pháp phát triển nuôi trồng thủy sản
của huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định.
Đối tượng khảo sát phục vụ nghiên cứu là các hộ nông dân nuôi trồng thủy
sản, các trang trại, cán bộ khuyến nông/khuyến ngư, cơ quan chính quyền địa
phương liên quan.
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu

1.4.2.1. Phạm vi nội dung nghiên cứu
Nghiên cứu tập trung đánh giá thực trạng phát triển nuôi trồng thủy sản và
triển khai các giải pháp pháp triển nuôi trồng thủy sản của huyện Mỹ Lộc, từ đó
đề xuất hoàn thiện các giải pháp nhằm phát triển nuôi trồng thủy sản của
huyện Mỹ Lộc phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp.
5


1.4.2.2. Phạm vi về thời gian
- Số liệu thứ cấp phục vụ nghiên cứu được thu thập trong 5 năm, từ 20112015. Số liệu điều sơ cấp về thực trạng phát triển nuôi trồng thủy sản của các
hộ dân trong huyện được thu thập năm 2015.
- Thời gian thực hiện đề tài: Từ tháng 5/2015 đến tháng 5/2016.
1.4.2.3. Phạm vi không gian
Nghiên cứu được tiến hành trên địa bàn huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định,
trong đó 3 xã tiêu biểu về nuôi trồng thủy sản được lựa chọn làm điểm
nghiên cứu gồm: xã Mỹ Thắng, xã Mỹ Hà, xã Mỹ Thịnh.
1.5. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN
- Nghiên cứu đã góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về phát
triển nuôi trồng thủy sản và các giải pháp phát triển nuôi trồng thủy sản. Về
cơ sở lý luận: đã làm rõ một số khái niệm liên quan đến giải pháp phát triển
và nuôi trồng thủy sản; về vai trò và đặc điểm của nuôi trồng thủy sản; xác định
những nội dung nghiên cứu và những yếu tố ảnh hưởng đến việc triển khai
các giải pháp phát triển nuôi trồng thủy sản. Về cơ sở thực tiễn: đã phân
tch, so sánh việc phát triển nuôi trồng thủy sản của một số nước trên thế
giới; của một số tỉnh trong nước; đặc biệt là của huyện Hải Hậu trong cùng tỉnh
Nam Định; từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm trong phát triển nuôi trồng
thủy sản của huyện Mỹ Lộc.
- Luận văn đã đánh giá thực trạng việc triển khai các giải pháp nuôi trồng
thủy sản huyện Mỹ Lộc trong giai đoạn 2011 - 2015, chỉ ra những thiếu sót, bất
cập trong thực hiện các giải pháp hiện tại đồng thời bổ sung các giải pháp

phát triển nuôi trồng thủy sản trong điều kiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp ở
huyện Mỹ Lộc giai đoạn 2015 - 2020. Đây là những thông tin đầu vào quan
trọng cho các nhà quản lý và lãnh đạo địa phương trong việc ra quyết định
thúc đẩy phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới cũng như phát
triển ngành nuôi trồng thủy sản của huyện Mỹ Lộc trong những năm tới.

6


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ GIẢI PHÁP PHÁT
TRIỂN NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Một số khái niệm liên quan
2.1.1.1. Khái niệm tăng trưởng và phát triển
a- Tăng trưởng
Tăng trưởng được hiểu là sự gia tăng về mặt số lượng của một sự vật nhất
định. Trong kinh tế, tăng trưởng thể hiện sự gia tăng hơn trước về sản phẩm hay
lượng đầu ra của một quá trình sản xuất hay hoạt động. Tăng trưởng kinh tế là
phạm trù cơ bản nhất của lý luận kinh tế, là tiền đề vật chất và cơ sở kinh tế
của sự tồn tại và phát triển của mọi hình thái xã hội.
Ðể phản ánh mức độ tăng trưởng kinh tế của một thời kỳ, người ta thường
dùng giá trị tuyệt đối của các đại lượng để so sánh chúng với nhau. Chênh
lệch giữa các thời điểm chính là mức tăng trưởng kinh tế của một thời kỳ
cụ thể. Ngoài ra, tăng trưởng kinh tế còn được phản ánh bằng tốc độ gia tăng
của các đại lượng trong các giai đoạn với nhau, và được đo bằng phần trăm thay
đổi, giá trị phần trăm cao hay thấp thể hiện tốc độ tăng trưởng nhanh hay chậm
(Mai Thanh Cúc và cs., 2005).
b- Phát triển
Trong thời đại ngày nay có nhiều quan niệm khác nhau về phát triển. Phép
biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác- Lê nin cho rằng: Phát triển là một phạm

trù triết học dùng để chỉ sự vận động tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản
đến phức tạp, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện của sự vật (Nguyễn Ngọc Long
và Nguyễn Hữu Vui, 2006).
Theo quan điểm này, phát triển không bao quát toàn bộ sự vận động nói
chung. Nó chỉ khái quát xu hướng chung của sự vận động - xu hướng vận động
đi lên của sự vật, sự vật mới ra đời thay thế cho sự vật cũ. Sự phát triển chỉ
là một trường hợp đặc biệt của sự vận động. Trong quá trình phát triển của
mình trong sự vật sẽ hình thành dần dần những quy định mới cao hơn về chất, sẽ
làm thay đổi mối liên hệ, cơ cấu, phương thức tồn tại và vận động, chức năng vốn
có theo chiều hướng ngày càng hoàn thiện hơn.
7


Theo quan điểm kinh tế học: Phát triển kinh tế là quá trình chuyển biến về
mọi mặt của nền kinh tế trong một thời kì nhất định bao gồm sự tăng lên về sản
lượng hoặc thu nhập của nền kinh tế, sự hoàn thiện của cơ cấu kinh tế và
việc nâng cao chất lượng cuộc sống của dân cư.
Theo MalcomGills: “Phát triển bao gồm sự tăng trưởng và thay đổi cơ bản
trong cơ cấu nền kinh tế, sự tăng lên của sản phẩm quốc dân do ngành
công nghiệp tạo ra, sự đô thị hóa, sự tham gia của các dân tộc của một quốc gia
trong quá trình tạo ra các thay đổi trên”.
Tuy rằng có nhiều quan niệm khác nhau về phát triển. Nhưng các ý kiến
đều cho rằng đó là phạm trù vật chất, phạm trù tinh thần, phạm trù về hệ
thống giá trị trong cuộc sống của con người. Mục tiêu chung của phát triển là
nâng cao các quyền lợi của con người, quyền bình đẳng, tự do ngôn luận,
quyền lợi về kinh tế chính trị văn hóa xã hội và quyền tự do công dân.
Như vậy, trong nghiên cứu này tôi cho rằng nội hàm của phát triển là
làm thay đổi hay hoàn thiện về căn bản cái đã có để có cái tốt hơn, tiến bộ
hơn. Cái mới, cái được hoàn thiện (tức phát triển) có thể có hai khía cạnh chính:
Phát triển về số lượng và phát triển về chất lượng. Trong thực tiễn, phát triển

kinh tế phải kết hợp hài hoà với phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế phải hài
hoà với công bằng và tiến bộ xã hội, đời sống vật chất và đời sống tinh thần
của nhân dân. Tăng trưởng kinh tế là tiền đề vật chất hỗ trợ cho việc thực
hiện công bằng xã hội, ngược lại công bằng xã hội tạo ra động lực vững
chắc để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Trong nông nghiệp nông thôn, phát triển
là sự gia tăng nhiều hơn về số lượng và chất lượng nông sản, sự đa dạng về
chủng loại nông sản đồng thời nâng cao đời sống người nông dân cả về kinh tế,
văn hoá, giáo dục, xã hội và sự tự do bình đẳng, tiến bộ xã hội.
c- Phát triển bền vững
Vào những năm cuối thế kỷ XX, do sự tăng lên về mật độ dân số, sự phát
triển vượt bậc của con người về lĩnh vực kinh tế, đã sử dụng và khai thác tối đa
nguồn tài nguyên thiên nhiên, làm cạn kiệt nguồn lực, hủy hoại môi trường đến
mức báo động. Trái đất đang phải đối mặt với tình trạng nóng lên toàn
cầu. Trước bối cảnh đó, cụm từ “Phát triển bền vững” ra đời. Thuật ngữ “Phát
triển bền vững” lần đầu tiên xuất hiện vào năm 1980 trong ấn phẩm “Chiến
8


lược bảo tồn thế giới” (công bố bởi Hiệp hội Bảo tồn thiên nhiên và Tài
nguyên thiên

9


×