Tải bản đầy đủ (.docx) (74 trang)

ĐỒ án THIẾT kế hệ THỐNG TREO XE tải 65 tấn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.68 MB, 74 trang )

MỤC LỤC :

LỜI NÓI ĐẦU...................................................................................................3
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN.............................................................................5
1.1.Giới thiệu chung về ô tô Hino 500 Series Model FC..............................5
1.2.Giới thiệu về hệ thống treo của xe...........................................................7
1.2.1.Nhiệm vụ..............................................................................................7
1.2.2. Phân loại............................................................................................8
CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH, LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN THIẾT KẾ
HỆ THỐNG TREO..........................................................................................18
2.1. Phân tích các phương án bố trí hệ thống treo.......................................18
2.1.1. Các phương án bố trí........................................................................18
2.1.2. Phân tích ưu, nhược điểm chung của các phương án bố trí............18
2.2. Phân tích lựa chọn thiết kế bộ phận đàn hồi.........................................19
2.3. Phân tích lựa chọn thiết kế giảm chấn..................................................20
2.3.1. Công dụng, yêu cầu, phân loại bộ giảm chấn..................................20
CHƯƠNG 3. THIẾT KẾ HỆ THỐNG TREO.............................................24
3.1. Lựa chọn các chỉ tiêu đánh giá độ êm dịu............................................24
3.2. Xác định lực tác dụng lên nhíp.............................................................24
3.2.1. Khi xe đầy tải....................................................................................24
3.2.2. Khi xe không tải................................................................................24
3.3.

Thiết kế hệ thống kĩ thuật hệ thống treo..........................................24

3.3.1. Thiết kế nhíp.....................................................................................24
3.4. Thiết kế, tính toán nhíp trước...............................................................27
3.4.1. Độ cứng của hệ thống treo C............................................................27
3.4.2. Chọn sơ bộ kích thước nhíp..............................................................27
3.4.3. Tính độ cứng, độ võng tĩnh và kiểm tra tần số dao động của nhíp. .30
3.4.4. Tính bền các nhíp.............................................................................31


1


3.4.5. Tính bền tai nhíp:.............................................................................34
3.4.6. Tính kiểm tra chốt nhíp.....................................................................35
3.5.Tính toán các thông số giảm chấn........................................................36
3.5.2. Kiểm tra điều kiện bền......................................................................41
3.5.3. Xác định kích thước một số chi tiết khác của giảm chấn................43
3.6. Tính toán, thiết kế hệ thống treo sau.....................................................46
3.6.1. Xác định tải trọng tác dụng lên nhíp chính và nhíp phụ..................46
3.6.2. Tính toán nhíp chính.........................................................................47
3.6.3.Tính toán nhíp phụ.............................................................................55
3.7. Thiết kế giảm chấn sau.........................................................................61
3.7.1. Tính toán các thông số giảm chấn....................................................61
3.7.2. Kiểm tra điều kiện bền......................................................................66
3.7.3. Xác định kích thước một số chi tiết khác của giảm chấn................68
3.8. Bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống treo......................................................71
3.8.1. Bảo dưỡng hệ thống treo..................................................................71
3.8.2. Sửa chữa hệ thống treo.....................................................................72
KẾT LUẬN.....................................................................................................74
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................75

2


LỜI NÓI ĐẦU
Khi ôtô ngày càng hoàn thiện, xã hội ngày càng phát triển về mặt văn hoá, kinh tế và
xã hội thì các tiêu chí đánh giá ảnh hưởng của dao động cũng cần được xem xét một cách
nghiêm túc. Đối với xe tải, ngoài yêu cầu về độ êm dịu, ngày nay người ta buộc phải chú
ý đến các tiêu chí khác như: an toàn hàng hoá, ảnh hưởng của tải trọng động đến đường

(áp lực đường), và mức độ giảm tải trọng, do vậy làm giảm khả năng truyền lực khi tăng
tốc và khi phanh.Trong vận tải ôtô máy kéo, người lái là người quyết định chủ yếu cho an
toàn chuyển động. Nếu hệ thống treo của xe có dao động nằm ngoài phạm vi cho phép
(60120 lần/phút) thì sẽ làm tăng lỗi điều khiển của người lái, gây ra những nguy hiểm
đến tính mạng của con người và hàng hoá.
Khi ôtô chạy trên đường thường phát sinh ra các lực và mômen tác động lên hệ thống
treo chúng tạo ra những dao động. Các dao động này thường ảnh hưởng xấu tới hàng hoá,
tuổi thọ của xe và đặc biệt ảnh hưởng người lái và hành khách ngồi trên xe. Người ta
cũng tổng kết rằng, những ôtô chạy trên đường xấu, ghồ ghề so với ôtô chạy trên đường
tốt, bằng phẳng thì tốc độ trung bình giảm 4050%, quãng đường chạy giữa hai chu kỳ
đại tu giảm từ 3540%, năng suất vận chuyển giảm từ 3540%.
Điều đặc biệt nguy hiểm là nếu con người chịu lâu trong tình trạng xe bị rung, xóc
nhiều sẽ gây mệt mỏi. Một số nghiên cứu gần đây về dao động và ảnh hưởng của nó tới
sức khoẻ con người đều đi tới kết luận: Nếu con ngời bị ảnh hưởng một cách thường
xuyên của dao động thì sẽ mắc phải bệnh thần kinh và não.
Ở những nước phát triển, hệ thống treo của ôtô được quan tâm đặc biệt. Chúngđược
nghiên cứu đến mức tối ưu làm giảm đến mức thấp nhất những tác hại của nó đến con
người đồng thời làm tăng tuổi thọ của xe cũng như các bộ phận được treo.
Ở nước ta hiện nay, công nghệ sản xuất xe hơi cũng không ngừng được cải tiến với sự
trợ giúp về khoa học kỹ thuật của các nước tiên tiến. Ngành xản suất ôtô đã từng bước trở
thành mũi nhọn của nền kinh tế, đưa đất nước ngày càng vững bước đi lên Chủ Nghĩa Xã

3


Hội.Tuy nhiên nền kinh tế Việt Nam vẫn còn yếu so với các nước trên khu vực và trên thế
giới. Trong ngành giao thông vận tải vẫn còn cho phép lưu hành những xe kém về chất lượng cũng như không còn đảm bảo về độ bền. Khả năng làm việc của xe và đặc biệt là
hệ thống treo của những xe này có dao động quá lớn nằm ngoài phạm vi cho phép có thể
ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ con người. Vì vậy vấn đề dặt ra là làm sao thiết kế được
những xe này đạt tiêu chuẩn cho phép.

Mục tiêu của ngành Công nghiệp ôtô nước ta trong những năm tới là nội địa từng phần và
tiến tới nội địa toàn phần sản phẩm ôtô. Không chỉ dừng lại ở đó, chúng ta đã bắt đầu
quan tâm đến tính êm dịu chuyển động, tính an toàn chuyển độnghay nói cách khác là
tính năng động lực học ôtô, từ đó có những cải tiến hợp lý với điều kiện sử dụng của n ước ta. Để hoàn thành được mục tiêu này, chúng ta phải thiết kế các cụm, các chi tiết sao
cho phù hợp với điều kiện sử dụng mặt khác còn phải đảm bảo tính công nghệ tại Việt
Nam.
Trước những yêu cầu thực tế đó trong đồ án tốt nghiệp chuyên ngành ôtô em được
giao nhiệm vụ: Thiết kế hệ thống treo cho xe tải 6.5 tấn.
Với sự giúp đỡ tận tình của thầy Vương Văn Sơn em đã hoàn thành xong đồ án của
mình nhưng do năng lực bản thân còn hạn chế và kinh nghiệm thiết kế còn chưa có nên
không tránh khỏi những thiếu sót. Em mong các thầy thông cảm và đóng góp ý kiến để
em có thể làm tốt hơn trong tương lai.
Em xin chân thành cảm ơn
Lục Văn Hiền

4


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. Giới thiệu chung về ô tô Hino 500 Series Model FC
Hino 500 Series Model FC dòng xe tải nặng xuất xứ Nhật Bản đang được ưa chuộng
mạnh mẽ tại thị trường Việt Nam và thế giới. Ngoại thất thiết kế tinh tế chú trọng khả
năng quan sát cho người lái, màu sắc hài hòa. nội thất được trang bị đầy đủ các tiện nghi
cao cấp. Với động cơ đạt tiêu chuẩn khí thải EURO 2, giúp xe hoạt động bền bỉ trong
những mội trường khắc nghiệt nhất. Model FC có tải trọng 6,2 thường được sử dụng để
thiết kế các loại xe chuyên dụng: Xe ép rác, Xe ben, Xe bồn, Xe cẩu & các loại thùng xe
tải: Tải lửng, Tải mui bạt, Tải thùng kín, thùng bảo ôn & thùng đông lạnh. HINO 500 FC
được trang bị Động cơ Diesel HINO J05E - TE (Euro 2) tuabin tăng nạp và làm mát khí
nạp cho khả năng hoạt động bền bỉ, mạnh mẽ, HINO 500 FC phù hợp cho tất cả các nhu
cầu vận chuyển của khách hàng.

Các thông số kĩ thuật:

Bảng 1.1. Các thông số kỹ thuật của xe Hino seri 500 FC
Tổng tải trọng
Kg
Tự trọng
Kg
Chiều dài cơ sở
mm
Kích thước bao ngoài
Kích
mm
(DxRxC)
thước xe
Khoảng cách từ sau
mm
Cabin đến điểm cuối
Model

10.400
2.980
4.350
7.490 x 2.275 x 3100
5.635
J05E – TE
Động cơ Diesel HINO J05E - TE (Euro 2)
tuabin tăng nạp và làm mát khí nạp

Loại
Công suất cực đại

PS
(Jis Gross)
Moomen xoắn cực
đại
N.m
Động cơ
(Jis Gross)
Đường kính xylanh x
mm
hành trình piston
Dung tích xylanh
cc
Tỷ số nén
Hệ thống cung cấp
nhiên liệu
Ly hợp

Loại

165 - (2.500 vòng/phút)
520 - (1.500 vòng/phút)
112 x 130
5.123
18:1
Bơm Piston
Loại đĩa đơn ma sát khô lò xo, dẫn động thủy lực, trợ
lực khí nén

5



Hộp số

Model
Loại
Hệ thống lái

Hệ thốnh phanh
Cỡ lốp
Tốc độ cực đại
Khả năng vượt dốc
Cabin

LX06S
6 số tiến, 1 số lùi; đồng tốc từ số 2 đến số 6
Loại trục vít đai ốc bi tuần hoàn, trợ lực thủy lực toàn
phần, với cột tay lái có thể thay đổi độ nghiêng và
chiều cao
Hệ thống phanh thủy lực dẫn động khí nén mạch kép
8.25 - 16 (8.25R16)
Km/h
102
Tan(%)
44,4
Cabin kiểu lật với cơ cấu thanh xoắn và các thiết bị
khóa an toàn
L
100

Thùng nhiên liệu

Tính năng khác
Hệ thống phanh phụ trợ
Cửa sổ điện
Khoá cửa trung tâm
CD&AM/FM Radio
Điều hoà không khí DENSO
chất lượng cao
Số chỗ ngồi
Người

Không có

Phanh khí xả



Lựa chọn
3

Một số hình ảnh về xe

Hình 1.1. Hino thùng kín

6


Hình 1.2. Hino gắn bồn

Hình 1.3. Hino thùng mui bạt
1.2.Giới thiệu về hệ thống treo của xe

1.2.1.Nhiệm vụ
Hệ thống treo dùng để nối đàn hồi khung hoặc vỏ ôtô với các cầu.Nhiệm vụ chủ yếu
của hệ thống treo là giúp ôtô chuyển động êm dịu khi đi qua các mặt đường không bằng
phẳng.Ngoài ra hệ thống treo còn dùng để truyền các lực và mômen từ bánh xe lên khung
hoặc vỏ xe, đảm bảo đúng động học bánh xe.
Để đảm bảo chức năng đó hệ thống treo thờng có 3 bộ phận chủ yếu:
+ Bộ phận đàn hồi.
+ Bộ phận dẫn hướng.
+ Bộphận giảm chấn .

7


Bộ phận đàn hồi : Nối đàn hồi khung vỏ với bánh xe, tiếp nhận lực thẳng đứng tác dụng
từ khung vỏ tới bánh xe và ngược lại. Bộ phận đần hồi có cấu tạo chủ yếu là một chi tiết
(hoặc 1 cụm chi tiết) đàn hồi bằng kim loại (nhíp, lò xo, thanh xoắn) hoặc bằng khí (trong
trường hợp hệ thống treo bằng khí hoặc thủy khí ).
Bộ phận dẫn hướng : Có tác dụng đảm bảo đúng động học bánh xe, tức là đảm cho xe
chỉ dao động trong mặt phẳng thẳng đứng, bộ phận hướng còn làm nhiệm vụ truyền lực
dọc, lực ngang, mô men giữa khung vỏ và bánh xe.
Bộphận giảm chấn : Có tác dụng dập tắt nhanh chóng các dao động bằng cách biến
năng lượng dao động thành nhiệt năng tỏa ra ngoài. Việc biến năng lượng dao động thành
nhiệt năng nhờ ma sát. Giảm chấn trên ôtô là giảm chấn thủy lực, khi xe dao động, chất
lỏng trong giảm chấn được giữa chất lỏng với thành lỗ tiết lưu và giữa các lớp chất lỏng
với nhau biến thành nhiệt nung nóng vỏ giảm chấn tỏa ra ngoài.
1.2.2. Phân loại
Có nhiều cách phân loại hệ thống treo tùy theo tiêu chí mà mỗi người đưa ra để phân
loại.
Theo sơ đồ bộ phận dẫn hướng :
+ Hệ thống treo phụ thuộc .

+ Hệ thống treo độc lập.
Theo bộ phận đần hồi :
+ Loại bằng kim loại.
- Hệ thống treo loại mhíp lá.
- Hệ thống treo loại lò xo xoắn ốc.
- Hệ thống treo loại thanh xoắn.
+ Loại khí .
+ Loại thủy lực :
- Hệ thống treo loại thủy khí kết hợp.
1.2.2.1. Hệ thống treo phụ thuộc
-

Nguyên lý hoạt động

Hai bánh xe trái và phải được nối nhau bằng một dầm cứng nên khi dịch chuyển
một bánh xe trong mặt phẳng ngang thì bánh xe còn lại cũng dịch chuyển. Do đó hệ

8


thống treo phụ thuộc không thể đảm bảo đúng hoàn toàn động học của bánh xe dẫn
hướng.
Hệ thống treo phụ thuộc thường được sử dụng trong hệ thống treo cầu sau của ôtô du lịch
và ở tất cả các cầu của ô tô tải, ôtô khách loại lớn.
-

Ưu điểm

+ Trong quá trình chuyển động, vết bánh xe được cố định do vậy không xảy ra mòn
lốp nhanh như ở hệ thống treo độc lập

+ Khi ôtô quay vòng chỉ có thùng xe nghiêng còn cầu xe vẫn thăng bằng, do đó lốp ít
mòn.
+ Khi chịu lực bên (lực ly tâm, đường nghiêng, gió bên) hai bánh xe liên kết cứng, vì
vậy hạn chế hiện tượng trượt bên bánh xe.
+ Kết cấu đơn giản,rẻ tiền, nhíp vừa làm nhiệm vụ đàn hồi vừa làm nhiệm vụ dẫn
hướng.
+ Số khớp quay ít và không càn phải bôi trơn khớp quay.
+ Dễ chế tạo, dễ tháo lắp và sửa chữa, giá thành rẻ.
-

Nhược điểm

+ Khi nâng một bên bánh xe lên, vết bánh xe sẽ thay đổi, phát sinh lực ngang làm
tính chất bám đường của otô kém đi và ôtô dễ bị trượt ngang
+ Hệ thống treo ở các bánh xe, nhất là các bánh xe chủ động có trọng lượng phần
không được treo lớn.
+ Sự nối cứng bánh xe hai bên nhờ dầm liền làm phát sinh những dao động nguy
hiểm ở bánh xe trong giới hạn vận tốc chuyển động.
+ Nếu hệ thống treo phụ thuộc đặt ở bánh xe dẫn hướng, độ nghiêng của hai bánh xe
sẽ thay đổi khi một bánh xe dịch chuyển thẳng đứng, làm phát sinh mômen do hiệu ứng
con quay, ảnh hưởng đến các dịch chuyển góc của các cầu và các bánh xe dẫn hướng
quanh trục quay.
+ Khó bố trí các cụm của ôtô nếu đặt hệ thống treo phụ thuộc ở đằng trước.
-

Một số hệ thống treo phụ thuộc đang dùng phổ biến cho ôtô :
+ Hệ thống treo có bộ phận đàn hồi là nhíp lá.

9



+ Hệ thống treo có bộ phận đàn hồi là lò xo trụ.
 Hệ thống treo phụ thuộc loại nhíp lá
-

Ưu điểm

+ Nhíp vừa là cơ cấu đàn hồi, vừa là cơ cấu dẫn hướng và một phần làm nhiệm vụ
giảm chấn nghĩa là thự hiện toàn bộ chức năng của hệ thống treo.
Do đó kết cấu hệ thống treo sẽ đơn giản.
+ Với chức năng là bộ phận dẫn hướng, nhíp có thể truyền được lực dọc (lực kéo hoặc
lực phanh) và lực ngang từ bánh xe qua cầu xe lên khung.
+ Chức năng đàn hồi theo phương thẳng đứng.
+ Ngoài ra nhíp cũng có khả năng truyền các mômen từ bánh xe lên khung.Đó là
mômen kéo hoặc mômen phanh.
-

Nhược điểm

+ Trọng lượng nhíp nặng hơn tất cả các bộ phận đàn hồi khác, nhíp kể cả giảm chấn
chiếm từ 5,5%-8% trọng lượng bản thân ôtô.
+ Thời hạn phục vụ ngắn do các ứng suất ban đầu, do trạng thái ứng suất phức tạp, do
lực động và lặp lại nhiều lần .
+ Đường đặc tính đàn hồi đòi hỏi phải là đường cong nhưng trong thực tế độ cứng của
bản thân nhíp lại là hằng số.

Hình 1.4. Hệ thống treo loại nhíp lá ở cầu không chủ động.

10



 Hệ thống treo phụ thuộc phần tử đàn hồi là lò xo trụ
Hệ thống treo phụ thuộc có phần tử đàn hồi là lò xo trụ có thể được bố trí ở cầu bị động
hoặc ở cầu chủ động.

Hình 1.5.Hệ thống treo phụ thuộc kiểu lò xo trụ.
a) ở cầu trước.
-

B) ở cầu sau.

Ưu điểm

+ Nếu có cùng độ cứng và độ bền thì lò xo trụ có trọng lượng nhẹ hơn nhíp.
+ Lò xo trụ có tuổi thọ lớn hơn nhíp, khi làm việc giữa các vành lò xo không có ma sát
như giữa các lá nhíp, không phải bảo dưỡng và chăm sóc như chăm sóc nhíp.
-

Nhược điểm

+ Lò xo trụ chỉ làm nhiệm vụ đàn hồi còn nhiệm vụ dẫn hướng và giảm chấn phải do
các bộ phận khác đảm nhiệm, do đó kết cấu phức tạp.
1.2.2.2. Hệ thống treo độc lập
-

Nguyên lý hoạt động
Hệ thống treo độc lập khi hai bánh xe trái và phải không có quan hệ trực tiếp với
nhau. Khi dịch chuyển bánh xe này trong mặt phẳng nằm ngang, bánh xe kia
không chịu ảnh hưởng đó.


Hệ thống treo độc lập thường được sử dụng ở cầu trước ôtô du lịch, hiện nay có một số
loại ô tô sử dụng hệ thống treo độc lập cho tất cả các cầu.

11


-

Ưu điểm

+ Khi dịch chuyển bánh xe này trong mặt phẳng ngang bánh xe kia vẫn đứng nguyên,
do đó động học bánh xe dẫn hướng được giữ đúng.
+ khả năng quay vòng của xe tốt hơn, vì khi quay vòng đảm bảo được vận tốc quay của
hai bánh xe trái và phải không bị ràng buộc nhiều như ở hệ thống treo phụ thuộc.
+ Khối lượng không được treo của hệ thống nhỏ hơn so với hệ thống treo phụ thuộc.
Do đó tăng trọng lượng bám, tăng độ êm dịu của ôtô.
+ Đảm bảo khi dịch chuyển, các bánh xe không làm thay đổi các góc đặt bánh xe và
chiều rộng cơ sở, do đó làm triệt tiêu hoàn toàn sự lắc của bánh xe đối với trụ đứng, dẫn
đến không phát sinh mômen hiệu ứng con quay khi các bánh xe dịch chuyển thẳng đứng.
-

Nhược điểm

+ Kết cấu phức tạp gồm nhiều chi tiết.
+ Trong quá trình chuyển động, vết bánh xe không cố định do vậy xảy ra tình trạng
mòn lốp nhanh.
+ Khi chịu lực bên (ly tâm, đường nghiêng, gió bên) hai bánh xe không liên kết cứng,
vì vậy xảy ra hiện tượng trượt bên bánh xe.
Một số hệ thống treo độc lập dùng cho ôtô
+ Hệ treo đòn dọc.

+ Hệ treo trên 2 đòn ngang.
+ Hệ treo Macpherson.
+ Hệ treo đòn chéo.
+ Hệ treo độc lập, phần tử đàn hồi thanh xoắn.

12


-

Hệ thống treo độc lập, phần tử đàn hồi lò xo, đòn treo dọc

Hình 1.6.Hệ thống treo độc lập với phần tử đàn hồi là lò xo với đòn treo dọc.
1- Khung xe; 2- Phần tử đàn hồi lò xo; 3- Giảm chấn ống thuỷ lực; 4- Bánh xe; 5- Đòn
treo dọc; 6- Khớp bản lề.
-

Ưu điểm

+ Dễ dàng tháo lắp tòan bộ cầu xe, kết cấu đơn giản.
+ Có trọng lượng phần không được treo bé và chiều rộng cơ sở không thay đổi.
+ Giảm nhẹ được lực tác dụng lên đòn ngang và các khớp quay, đồng thời không cần
dùng đến thanh ổn định (dùng đòn liên kết có độ cứng nhỏ).
+ Không có moment hiệu ứng con quay ở bánh xe dẫn hướng, không gây nên sự thay
đổi góc nghiêng ngang bánh xe, động học dẫn động lái đúng.
-

Nhược điểm

+ Đòi hỏi công nghệ hàn cao, tải trọng đặt lên cầu xe hạn chế và có thể làm quay trục

cầu xe khi đi trên đường vòng ở trạng thái quay vòng thừa.
- Hệ thống treo độc lập, phần tử đàn hồi lò xo, hai đòn ngang
Sơ đồ của hệ thống treo độc lập hai đòn ngang có chiều dài bằng nhau gọi là hệ thống
treo có cơ cấu hướng hình bình hành.
Sơ đồ của hệ thống treo độc lập hai đòn ngang có chiều dài không bằng nhau gọi là hệ
thống treo có cơ cấu hướng hình thang.

13


Hình 1.7 a) Hệ thống treo độc lập hai đòn ngang hình bình hành
b) Hệ thống treo độc lập hai đòn ngang hình thang
-

Ưu điểm

+ Khắc phục được sự phát sinh moment hiệu ứng con quay.
+ Triệt tiêu được sự rung của bánh xe đối với trục đứng.
+ Khắc phục được sự thay đổi độ nghiêng mặt phẳng quay của bánh xe.
+ Trọng tâm xe thấp, độ nghiêng thùng xe khi chịu lực ly tâm nhỏ.
+ Góc lệch và chuyển vị nhỏ nên có khả năng ổn định khi chuyển động ở tốc độ cao.
+ Khối lượng của phần không treo nhỏ đảm bảo độ êm dịu khi chuyển động trên đường
gồ ghề.
-

Nhược điểm

+ Kết cấu phức tạp, chiếm khoảng không gian lớn trên xe.
+ Độ ổn định ngang của bánh xe kém.
+ Động học của bánh xe phụ thuộc vào độ dài của đòn dưới.

+ Chiều rộng cơ sở cũng như độ nghiêng bên thay đổi.

14


-

Hệ thống treo độc lập, phần tử đàn hồi lò xo loại Macpherson

Hình 1.8. Hệ thống treo kiểu Macpherson
-

Ưu điểm

+ Có khả năng điều chỉnh chiều cao thân xe khi xe chạy ở tốc độ cao
+ Tăng độ ổn định của phần thân vỏ xe nhờ bố trí thêm một thanh ổn định
-

Nhược điểm

+ Kết cấu phức tạp, khó bảo dưỡng
+ Giá thành cao
-

Hệ thống treo độc lập, phần tử đàn hồi lò xo, đòn chéo

Hình 1.9. Hệ thống treo độc lập, phần tử đàn hồi lò xo, đòn chéo
-

Ưu điểm


+ Tăng độ cứng vững nên tăng khả năng chịu lực ngang
+ Giảm thiểu sự thay đổi của góc đặt bánh xe (độ chụm, vết bánh xe và góc nghiêng
ngang của trụ đứng) xảy ra do bánh xe dao động trong phương thẳng đứng.

15


+ Kết cấu đơn giản và chiếm ít không gian.
-

Nhược điểm

+ Giá thành cao.
Hệ thống treo độc lập, phần tử đàn hồi thanh xoắn

Hình 1.10. Hệ thống treo độc lập, phần tử đàn hồi thanh xoắn

-

Ưu điểm

+ Kết cấu, kích thước và trọng lượng của phần tử đàn hồi nhỏ.
+ Không gian chiếm chỗ ít, bố trí thuận tiện
+ Đảm bảo tính chịu lực cao cho xe trong mọi điều kiện .
-

Nhược điểm

+ Giá thành cao.

- Hệ thống treo loại khí
Phần tử đàn hồi khí được sử dụng hiều trong các ôtô có trọng lượng phần được treo lớn
và thay đổi nhiều
-

Ưu điểm

+ Phần tử đàn hồi có thể tự thay đổi độ cứng của hệ thống treo bằng cách thay đổi áp
suất bên trong phần tử đàn hồi.
+ Giảm được độ cứng của hệ thống treo làm tăng độ êm dịu.
+ Đẩy được sự cộng hưởng xuống vùng có tần số thấp hơn, giảm được gia tốc thẳng
đứng của buồng lái, giảm được sự dịch chuyển của vỏ và bánh xe.

16


+ Đường đặc tính của hệ thống treo khí là phi tuyến và tăng đột ngột trong cả hành trình
nén và hành trình trả. Do đó khối lượng phần được treo và không được treo dù bị giới hạn
do các dịch chuyển tương đối thì độ êm dịu của hệ thống vẫn lớn.
+ Không có ma sát trong phần tử đàn hồi, trọng lượng phần tử đàn hồi bé, giảm được
chấn động cũng như giảm được tiếng ồn từ bánh xe lên buồng lái.
+ Có thể thay đổi được ví trí của vỏ xe với mặt đường tức là thay đổi được chiều cao
chất tải.
-

Nhược điểm

+ Phải bố trí thêm hệ thống cung cấp khí như bình chứa, máy nén.
+ Hệ thống treo khí yêu cầu phải sử dụng thêm phần điều chỉnh hệ thống treo (điều
chỉnh vị trí của thùng xe và điều chỉnh độ cứng của hệ thống treo).

+ Kết cấu phức tạp.

17


CHNG 2. PHN TCH, LA CHN PHNG N LA CHN THIT
K H THNG TREO
2.1. Phõn tớch cỏc phng ỏn b trớ h thng treo
2.1.1. Cỏc phng ỏn b trớ

PHƯ Ơ NG á N i: hệ thống treo
phụ thuộc dù ng nhíp lá

PHƯ Ơ NG á N ii: hệ thống treo phụ
thuộc dù ng nhíp phụ

PHƯ Ơ NG á N iii: hệthống treo
phụ thuộc dù ng lo xo

PHƯ Ơ NG á N IV: hệ thống treo phụ thuộc
dù ng phần tử đàn hồi khínén

2.1.2. Phõn tớch u, nhc im chung ca cỏc phng ỏn b trớ
2.1.2.1. u im ca h theo ph thuc
Khi bỏnh xe dch chuyn theo phng thng ng, khong cỏch hai bỏnh xe (c
ni cng) khụng thay i. iu nylm cho mũn lp gim i vi trng hp treo c
lp. Do hai bỏnh xe c ni cng nờn khi cú lc bờn tỏc dng thỡ lc ny c chia u
cho hai bỏnh xe lm tng kh nng truyn lc bờn ca xe, nõng cao kh nng chng trt
bờn.
H treo ph thuc c dựng cho cu b ng cú cu to n gin.

Giỏ thnh ch to thp, kt cu n gin, d thỏo lp, sa cha, bo dng.
2.1.2.2. Nhc im ca h treo ph thuc
Do c im kt cu ca h thng treo ph thuc nờn chỳng cú khi lng khụng
c treo rt ln. Trờn cu b ng khi lngny bao gm khi lng rm thộp, khi
lng cm bỏnh xe, mt phn nhớp hoc lũ xo v gim chn. Nu l cu ch ng thỡ nú

18


gồm vỏ cầu và toàn bộ phần truyền lực bên trong cầu cộng với một nửa khối lượng đoạn
các đăng nối với cầu. Trong truờng hợp là cầu dẫn hướng thì khối lượng của nó còn thêm
phần các đòn kéo ngang, đòn kéo dọc của hệ thống lái. Khối lượng không được treo lớn
sẽ làm cho độ êm dịu chuyển động không được cao và khi di chuyển trên các đoạn đường
gồ ghề sẽ sinh ra các va đập lớn làm khả năng bám của bánh xe kém đi.
Kết cấu của hệ treo phụ thuộc khá cồng kềnh, lớn và chiếm chỗ dưới gầm xe. Co
hai bánh xe được lắp trên dầm cầu cứng nên khi dao động thì cả hệ dầm cầu cũng dao
động theo cho nên dưới gầm xe phải có khoảng không gian đủ lớn. Do đó thùng xe cần
phải nâng cao lên, làm cho trọng tâm xe nâng lên, điều này không có lợi cho sự ổn định
chuyển động của ôtô.
Về mặt động học, hệ treo phụ thuộc còn gây ra một bất lợi khác là khi một bên
bánh xe dao động thì bánh bên kia cũng dao động theo, chuyển dịch của bánh bên này
phụ thuộc bánh bên kia và ngược lại. Điều đó gây mất ổn định khi xe quay vòng.
2.2. Phân tích lựa chọn thiết kế bộ phận đàn hồi
- Bộ phận đần hồi kim loại: Bộ phận đần hồi kim loại thường có 3 dạng chính để
lựa chọn: nhíp lá, lò xo xoắn và thanh xoắn.
- Nhíp lá thường được dùng trên hệ thống treo phụ thuộc, hệ thống treo thăng bằng.
Khi chọn bộ phận đàn hồi là nhíp lá, nếu kết cấu và lắp ghép hợp lý thì bản thân bộ phận
đàn hồi có thể làm luôn nhiệm vụ của bộ phận hướng. Điều này làm cho kết cấu của hệ
thống treo trở nên đơn giản, lắp ghép dễ dàng. Vì thế nhíp lá được sử dụng rộng rãi trên
nhiều loại xe kể cả xe du lịch. Nhíp lá ngoài nhược điểm chung của bộ phận đần hồi kim

loại còn có nhược điểm là khối lượng lớn.
Lò xo xoắn thường được sử dụng trên nhiều hệ thống treo độc lập. Lò xo xoắn chỉ
chịu được lực thẳng đứng do đó hệ thống treo có bộ phận đàn hồi là lò xo xoắn phải có
bộ phận hướng riêng biệt. So với nhíp lá, lò xo xoắn có trọng lượng nhỏ hơn.
Bộ phận đàn hồi là thanh xoắn cũng được sủ dụng trên một số hệ thống treo độc
lập của ôtô. So với nhíp lá, lò xo xoắn có thế năng đàn hồi lớn hơn, trọng lượng nhỏ và
lắp đặt dễ dàng.
Bộ phận đàn hồi kim loại có ưu điểm là kết cấu đơn giản, giá thành hạ. Nhược
điểm của loại này là độ cứng không đổi (C=const). Độ êm dịu của xe chỉ được đảm bảo
một vùng tải trọng nhất định, không thích hợp với những xe có tải trọng thường xuyên
thay đổi. Mặc dù vậy bộ phận đàn hồi kim loại được sử dụng phổ biến chủ yếu trên các
loại xe hiện nay.
- Bộ phận đàn hồi bằng khí: Loại này có ưu điểm là độ cứng của phần tử đàn hồi
(lò xo khí) không phải là hằng số do vậy có đường đặc tính đàn hồi phi tuyến rất thích
hợp khi sủ dụng trên ôtô. Mặt khác tuy theo tải trọng có thể điều chỉnh độ cứng của phần
tử đàn hồi (bằng cách thay đổi áp suất của lò xo khí) cho phù hợp. Vì thế hệ thống treo

19


loại này có độ êm dịu cao. Tuy nhiên bộ phận đần hồi này có kết cấu phức tạp, giá thành
cao, trọng lượng lớn (vì có thêm nguồn cung cấp khí, các van và phải có bộ phận hướng
riêng). Trên xe du lịch thường chỉ trang bị cho các dòng xe đắt tiền, sang trọng. Còn đối
với xe tải, cũng được sử dụng đối với các xe có tải trọng lớn. Các loại xe đua bộ phận đàn
hồi dạng này được sử dụng nhiều dưới dạng hệ thống treo thủy khí điều khiển được.
- Lựa chọn: Trong xu thế phát triển kinh tế chung hiện nay, nhu cầu nội địa hóa
ngành ôtô ngày càng được chú trọng. Yêu cầu đặt ra cho người thiết kế trước hết phải
nhắm vào mục tiêu này. Một vấn đề không kém phần quan trọng đó là giá thành của một
chiếc xe bán ra, một mức giá phù hợp nhưng phải đảm bảo tối ưu các yêu cầu kỹ thuật.
Đây chính là 2 tiêu chí cơ bản cho việc tính chọn và thiết kế hệ thống treo cho xe ôtô.

Qua những phân tich ưu nhựơc điểm của các loại bộ phận đàn hồi, thêm vào đó
việc chọn thiết kế hệ thống treo cho xe tải 7 tấn dựa trên xe cơ sở là xe hino 7 tấn. Xe có
khả năng di chuyển trên các loại địa hình phức tạp, do đó chọn thiết kế bộ phận đàn hồi là
nhíp. Trước hết với tình hình kinh tế hiện nay, các ngành chế tạo trong nước có thể đảm
nhận đựơc sản xuất nhíp. Nhíp được sản xuất không cần những vật liệu quá phức tạp, cầu
kỳ do đó sẽ đảm bảo được tiêu chí đầu tiên là tăng nội địa hóa ngành ôtô. Nhíp còn có
thêm ưu điểm là trong quá trình vận hành xe ít bị hư hỏng và phải sửa chữa, tuổi thọ lâu
do đó rất phù hợp việc sử dụng ôtô trên địa hình giao thông phức tạp của nước ta hiện
nay.
Các bộ nhíp trước được lắp với khung xe qua các giá đỡ và được nối với dầm cầu
qua các quang treo nhíp. Bộ nhíp trước gồm có hai lá nhíp chính dài bằng nhau mục đích
để cường hóa .Để tăng tuổi thọ của nhíp và các lá nhíp chính không bị xoắn đầu ta đặt
vào trong các gối ụ cao su. Và ta chọn phương án thiết kế (I) và phương án thiết kế (II)
cho cầu trước và cầu sau.
2.3. Phân tích lựa chọn thiết kế giảm chấn
2.3.1. Công dụng, yêu cầu, phân loại bộ giảm chấn
- Công dụng
+ Giảm chấn để dập tắt các dao động của vỏ xe và lốp xe bằng cách chuyển cơ năng
của các dao động thành nhiệt năng.
+ Giảm chấn trên ôtô hiện nay chủ yếu là giảm chấn thủy lực nên ma sát
giữa chất lỏng và các lỗ tiết lưu là ma sát chủ yếu để dập tắt dao động.
-

Yêu cầu

+ Đảm bảo giảm trị số và sự thay đổi đường đặc tính của các dao động, đặc
biệt là:

20



+ Dập tắt càng nhanh các dao động nếu tần số dao động càng lớn. Mục đích để tránh
cho thùng xe khỏi bị lắc khi đi qua đường mấp mô lớn.
+ Dập tắt chậm các dao động nếu ôtô chạy trên đường ít mấp mô (độ lòi lõm của đường
càng bé và dày).
+ Hạn chế các lực truyền qua giảm chấn đến thùng xe.
+ Làm việc ổn định khi ôtô chuyển động trong các điều kiện đường xá khác nhau và
nhiệt độ không khí khác nhau.
+ Có tuổi thọ cao.
+ Trọng lượng và kích thước bé
-

Phân loại

Người ta phân loại giảm chấn theo hai đặc điểm sau:
+ Theo tỉ số của hệ số cản Kn trong hành trình nén (lúc lốp tiến gần đến khung) và hệ
số cản Kt trong hành trình trả (lúc ôtô đi xa khung) ta có:
- Loại tác dụng một chiều Kn=0. Chấn động chỉ được dập tắt ở hành trình trả tức
là ứng với lúc bánh xe đi xa khung.
- Loại giảm chấn hai chiều có đường đặc tính đối xứng. Chấn động bị dập tắt ở cả
hai hành trình nén và trả.
- Loại giảm chấn hai chiều có đường đặc tính không đối xứng. Chấn động bị dập
tắt ở cả hai hành trình nén và trả.
2.3.2. Chọn phương án thiết kế bộ phận giảm chấn
-

Nguyên lý làm việc

Chất lỏng bị dồn từ buồng chứa này sang buồng chứa khác qua những van tiết lưu rất
bé nên chất lỏng chịu sức cản chuyển động rất lớn. Sức cản làm dập tắt nhanh các chấn

động và năng lượng của dao động bị mất biến thành nhiệt năng nung nóng chất lỏng chứa
trong giảm chấn.
2.3.2.1. Giảm chấn đòn
Giảm chấn đònhai chiều có pittông kép 2.Trong đó có đặt các van ngược làm cho dầu ở
bầu giảm chấn luôn chảy vào làm đầy buồng chứa 1 và 3. Pittông ngăn xi lanh ra làm hai
buồng chứa 1 và 3.Thể tích của buồng 1 và 3 thay đổi khi pittông dịch chyển qua lại
tương ứng với hành trình nén và trả nhờ cam quay 4 đặt vào giữa pittông kép.

21


Hình 2.1 Giảm chấn đòn
1,3. Buồng chứa ; 2. Piston kép ; 4. Cam quay ; 5, 6. Van
Trong hành trình nén nhẹ, pittông đi về bên phải, chất lỏng bị dồn từ buồng 3 qua
buồng 1 qua một lỗ rất bé ở thanh van 5 và khe hở ở van 6, van 5 vẫn đóng.
Khi bị nén mạnh áp suất dầu tăng lên thắng được lực cản của lò xo làm van 6 mở
rộng. Chất lỏng chạy được qua buồng 1 dễ dàng.
Trong hành trình trả pittông dịch chuyển sang bên trái. Chất lỏng chảy từ buồng 1 qua
buồng 3 qua lỗ rất bé ở thanh van 5, van 6 vẫn đóng. Khi trả mạnh áp suất chất lỏng tăng
lên thắng được lực của lò xo làm van 5 mở chất lỏng đi qua buồng 3 dễ dàng.
-

Ưu điểm

+ Thể tích chất lỏng đi qua van bé giảm chấn ống nên tuổi thọ của van đảm bảo hơn.
-

Nhược điểm

+ Giảm chấn làm việc với áp suất dầu rất lớn(25-40 MN/m2) làm ảnh hưởng đến trọng

lượng của giảm chấn. Để đảm bảo giảm chất làm việc trong điều kiện đó giảm chấn phải
có kết cấu đủ bền do đó trọng lượng lớn hơn loại giảm chấn ống.

22


2.3.2.2. Giảm chấn ống

Hình 2.2 Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của giảm chấn ống
1 - Tai giảm chấn; 2 - Nắp có ren; 3, 4 - Gioăng làm kín; 5 - Van lá; 6 - Lỗ tiết lưu van
nén; 7 - Van lá; 8 - Lò xo van trả mạnh; 9 - Van lá; 10 - Van nén mạnh; 11 - Lò xo van
nén mạnh; 12- Ecu điều chỉnh; 13 - Lỗ tiết lưu khi trả; 14 - Pittông giảm chấn; 15- Lỗ
tiết lưu khi trả; 16 - Phớt làm kín; 17 - ống xi lanh ngoài; 18 - ống xi lanh trong; 19 Cần pittông; 20 - Bạc dẫn hướng; 21 - Phớt làm kín; 22 - Lò xo; 23 - Nắp chặn; 24 Phớt làm kín.
-

Ưu điểm

+ Giảm chấn ống làm việc với áp suất cực đại nhỏ hơn 6 -8 MN/m2.
+ Giảm chấn ống nhẹ hơn giảm chấn đòn hai lần.Chế tạo đơn giản hơn và tuổi thọ tương
đối cao.
2.3.2.3. Chọn phương án thiết kế giảm chấn
Sau khi phân tích các loại giảm chấn, dựa trên các điều kiện làm việc của xe thiết kế, ta
chọn giảm chấn loại tác dụng hai chiều dạng ống có đường đặc tính không đối xứng và
có van giảm tải là phù hợp nhất.

23


CHƯƠNG 3. TÍNH TOÁN, THIẾT KẾ HỆ THỐNG TREO
3.1. Lựa chọn các chỉ tiêu đánh giá độ êm dịu

-Hệ thống treo thiết kế ra phải đảm bảo cho xe đạt độ êm dịu theo các chỉ tiêu đã đề ra.
Hiện nay có nhiều chỉ tiêu đánh giá độ êm dịu chuyển động như tần số dao động, gia tốc
dao động, vận tốc dao động...
- Trong đồ án tốt nghiệp, ta chỉ lựa chọn theo một chỉ tiêu, đó là chỉ tiêu tần số dao
động.
-Tuy nhiên khi tính toán hệ thống treo ô tô người ta thường dùng thông số:
Số lần dao động trong 1 phút n: n = 60 120 lần/phút.
- Chọn sơ bộ: n = 80 lần/ phút.
3.2. Xác định lực tác dụng lên nhíp
3.2.1. Khi xe đầy tải
Trọng lượng của xe lúc đầy tải là :104000N ; phân lên cầu :36000/68000;
Khối lượng phần được treo tác dụng lên hệ thống treo :
+) Cầu trước : M= 17375 N
+) Cầu sau : M = 30150 N
Tải trọng tác dụng lên một bên nhíp cầu trước và một bên nhíp cầu sau là:
1737.10
Z = = 2 = 8685

(N).

M 2 .10
3015.10
2
Z= 2 =
= 15075 (N).

3.2.2. Khi xe không tải
Trọng lượng bản thân :29400N, phân lên cầu : 1440/1500;
3.3.


Thiết kế hệ thống kĩ thuật hệ thống treo

3.3.1. Thiết kế nhíp
3.3.1. 1. Kết cấu
Nhíp được làm từ các lá thép cong, sắp xếp lại với nhau theo thứ tự từ ngắn đến dài.
Cụm nhíp được kẹp chặt lại với nhau ở vị trí giữa bằng một bulông định tâm.
Hai đầu của lá nhíp dài nhất (lá nhíp chính) được uốn cong tạo thành tai nhíp, mắt nhíp
để gắn nhíp vào khung hay vào một dầm nào đó thông qua mõ nhíp và chốt nhíp.

24


Hình 3.1. Kết cấu của nhíp
Lá nhíp chính làm việc căng thẳng nhất nên người ta chế tạo lá nhíp chính dày hơn
Độ cong của mỗi lá nhíp được gọi là độ võng. Do lá nhíp ngắn có độ võng lớn hơn, nên
độ cong của nó lớn hơn các lá nhíp dài. Khi bulông định tâm được xiết chặt các lá nhíp bị
giảm độ võng một chút làm cho hai đầu lá phía dưới ép chặt vào lá phía trên.
Sơ đồ đơn giản nhất của hệ thống treo phụ thuộc là hai nhíp có dạng nửa elip.
Tính chất dịch chuyển của cầu đối với vỏ phụ thuộc vào thông số của nhíp.Tổng số khớp
cả nhíp là sáu khớp (mỗi một nhíp có ba khớp).Lực dọc X và moment phản lực MY
truyền lên khung qua nhíp.
Trong quá trình biến dạng, chiều dài của nhíp thay đổi nên hai tai nhíp bắt lên khung
hoặc dầm có một đầu cố định còn một đầu di động.
Đối với nhíp sau đầu cố định ở phía trước đầu di động nằm ở phía sau, cách bố trí các đầu
cố địnhvà di động này phụ thuộc vào mối quan hệ giữa hệ thống treo và các hệ thống
khác.
Các lá nhíp chịu tải thì thớ trên chịu kéo, thớ dưới chịu nén nên tiết diện các lá nhíp có
dạng như sau:

Hình 3.2 Tiết diện của các lá nhíp


25


×