Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Giáo án Sinh học 12 bài 27: Quá trình hình thành quần thể thích nghi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (131.76 KB, 5 trang )

Giáo án sinh 12

Bài 27: Quá trình hình thành quần thể
thích nghi

Mục tiêu:
Sau hi học xong bài này, học sinh cần:
- Trình bày được sự hình thành quần thể thích nghi
- Giải thích vì sao quá trình hình thành quần thể thích nghi chịu sự chi phối của quá trình hình thành và
tích luỹ các đột biến, quá trình sinh sản và quá trình CLTN?
Phương tiện dạy học:
-

Giáo viên lựa chọn một số hình ảnh tiêu biểu để sử dụng trong tiết học
Chuẩn bị tư liệu về hình ảnh các loại đặc điểm thích nghi
Hình minh họa sưu tập từ sách báo, dụng cụ mô tả hình ảnh.

Quá trình đứng lớp dạy:
1. Kiểm tra bài cũ:

I – KHÁI NIỆM ĐẶC ĐIỂM THÍCH NGHI
- Đặc điểm thích nghi là các đặc điểm giúp sinh vật sống sót và sinh sản tốt hơn
- Đặc điểm của quá trình hình thành quần thể thích nghi
+ Hoàn thiện khả năng thích nghi của các sinh vật trong quần thể từ thế hệ này
sang thế hệ khác.
+ Làm tăng số lượng cá thể có kiểu gen quy định kiểu hình thích nghi trong quần
thể từ thế hệ này sang thế hệ khác
II – QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH QUẦN THỂ THÍCH NGHI
1. Cơ sở di truyền của quá trình hình thành đặc điểm thích nghi



Giáo án sinh 12

- Sự hình thành đặc điểm thích nghi là kết quả của 1 quá trình tiến hoá lâu dài, chịu sự chi
phối của 3 nhân tố chủ yếu: quá trình đột biến quá trình giao phối, quá trình CLTN.
- VD1: Hình dạng và màu sắc tự vệ của sâu bọ:
+ Các gen quy định những đặc điểm về hình dạng, màu sắc tự vệ… của sâu bọ
xuất hiện ngẫu nhiên ở một vài cá thể do kết quả của đột biến và biến dị tổ hợp.
+ Nếu các tính trạng do các alen này quy định có lợi cho loài sâu bọ trước môi
trường thì số lượng cá thể trong quần thể sẽ tăng nhanh qua các thế hệ nhờ quá trình sinh
sản.
- VD2: Sự tăng cường sức đề kháng của VK:
+ Khi pênixilin được sử dụng lần đầu tiên trên thế giới, nó có hiệu lực rất mạnh
trong việc tiêu diệt các VK tụ cầu vàng gây bệnh cho người nhưng chỉ ít năm sau hiệu lực
này giảm đi rất nhanh.
+ Giải thích: Khả năng kháng pênixilin của VK liên quan với những đột biến và
những tổ hợp đột biến đã phát sinh ngẫu nhiên từ trước trong quần thể.
Gen đột biến kháng thuốc nhanh chóng lan truyền trong quần thể vi khuẩn theo cơ
chế biến nạp hay tải nạp bằng đường truyền theo hàng dọc (truyền từ tế bào mẹ sang tế
bào con qua sinh sản) hoặc truyền theo hàng ngang (truyền từ tế bào này sang tế bào
khác)
=> Vi khuẩn có khả năng kháng thuốc nhanh vì:
+ hệ gen của mỗi tế bào chỉ có 1 phân tử ADN nên alen đột biến biểu hiện ngay ra
kiểu hình;
+ tốc độ sinh sản nhanh làm tang nhanh số lượng vi khuẩn có gen kháng thuốc;
+ một số vi khuẩn nhận thêm gan kháng thuốc từ môi trường qua virut hoặc qua
quá trình biến nạp.
- Quá trình hình thành một đặc điểm thích nghi là do kết quả của đột biến và biến dị tổ
hợp.
- Quá trình hình thành quần thể thích nghi là



Giáo án sinh 12

+ quá trình tăng tần số alen đột biến mới xuất hiện quy định một đặc điểm thích
nghi nào đó;
+ quá trình tích lũy các alen cùng tham gia quy định kiểu hình thích nghi.
- Quá trình hình thành đặc điểm thích nghi xảy ra nhanh hay chậm tuỳ thuộc vào:
+ quá trình phát sinh, tích luỹ các gen đột biến ở mỗi loài;
+ tốc độ sinh sản của loài;
+ áp lực của CLTN.
2. Thí nghiệm chứng minh vai trò của CLTN trong quá trình hình thành đặc điểm
thích nghi.
- Đối tượng thí nghiệm: Loài bướm sâu đo (Biston betularia) sống trên thân cây bạch
dương.


Giáo án sinh 12

* TN 1: Thả 500 bướm đen vào rừng cây bạch dương trồng trong vùng không bị ô nhiễm
(thân cây màu trắng). Sau một thời gian, người ta tiến hành bắt lại các con bướm ở vùng
rừng này và nhận thấy hầu hết bướm bắt được đều là bướm trắng. Đồng thời khi nghiên
cứu thành phần thức ăn trong dạ dày của các con chim bắt được ở vùng này, người ta thấy
chim bắt được số bướm đen nhiều hơn so với bướm trắng.
* TN 2: Ngược lại
- Nhận xét: CLTN đóng vai trò sàng lọc và giữ lại những cá thể có kiểu gen quy định kiểu
hình thích nghi mà không tạo ra các kiểu gen thích nghi.
III – SỰ HỢP LÍ TƯƠNG ĐỐI CỦA CÁC ĐẶC ĐIỂM THÍCH NGHI
- Khả năng thích nghi của sinh vật với môi trường không phải là hoàn hảo: trong môi
trường này thì nó có thể là thích nghi nhưng trong môi trường khác lại có thể kém thích
nghi. Vì vậy không thể có một sinh vật nào có nhiều đặc điểm thích nghi với nhiều môi

trường khác nhau


Giáo án sinh 12

- Trong điều kiện ổn định, đột biến và biến dị tổ hợp không ngừng phát sinh, CLTN
không ngừng tác động. Khi điều kiện môi trường đổi, đặc điểm thích nghi cũ có thể trở
nên bất lợi và được thay thế bởi đặc điểm thích nghi mới hợp lí hơn
- VD: loài rắn Thamnophis sirtalis có 2 loại: loại không có khả năng kháng độc (chất
độc trong con mồi là 1 loại kì giông nhỏ) sẽ chết ngay sau khi ăn kì giông độc; loại có
khả năng kháng độc lại có nhược điểm là rất chậm chạp sau khi ăn kì giông độc nên
lại là mồi cho các loài ăn rắn.
Chuẩn bị tiết sau:
-

Học sinh về nhà trả lời các câu hỏi trong sgk

-

Chuẩn bị bài tiếp theo



×