Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

học kí 1 văn 6,9 huyện thanh chương 2018 2019

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (132.35 KB, 12 trang )

PHÒNG GD & ĐT THANH CHƯƠNG

ĐỀ CHÍNH THỨC
(Đề gồm 01 trang)

ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ I
NĂM HỌC: 2018-2019
Môn thi: Ngữ văn 6
Thời gian 90 phút (không kể thời gian phát đề)

Phần I: Đọc – hiểu (2 điểm)
Đọc câu chuyện sau và trả lời câu hỏi:
Một chiếc xe buýt nọ chở học sinh dừng lại bên đường. Dù đường vắng nhưng
những đứa trẻ Nhật Bản vẫn nhẫn nại chờ đèn tín hiệu liên lạc và sang đường đúng
vạch kẻ dành cho người đi bộ. Trước đó, chúng đã bấm nút trên cột đèn tín hiệu để báo
cho người lái ô tô dừng lại.
Sau khi sang đường, những đứa trẻ cúi chào cả hai bên đường. Chúng làm điều này
để cảm ơn những người lái xe đã dừng lại để trẻ con sang đường an toàn. Cuối cùng,
một đứa trẻ lại cột đèn tín hiệu bấm nút để những chiếc ô tô tiếp tục di chuyển.
(Theo />
Câu 1: Nêu phương thức biểu đạt chính của văn bản trên?
Câu 2: Tìm cụm danh từ có trong câu văn: “Một chiếc xe buýt nọ chở học sinh dừng
lại bên đường”. Phân tích cấu tạo của cụm danh từ vừa tìm.
Câu 3: Tại sao sau khi sang đường, những đứa trẻ lại cúi chào cả hai bên đường?
Câu 4: Em học tập được điều gì từ việc tham gia giao thông của các bạn học sinh
trong câu chuyện trên?
Phần II: Làm văn (8 điểm)
Câu 1: ( 3 điểm) Viết đoạn văn nêu ý nghĩa của truyện Sơn Tinh,Thủy Tinh.Từ đó,
cho biết em sẽ làm gì để góp phần bảo vệ môi trường thiên nhiên.
Câu 2: (5 điểm) Trong vai sứ giả kể lại truyền thuyết Thánh Gióng.
................Hết....................


*Giám thị không giải thích gì thêm.
Họ và tên thí sinh:.................................................................SBD:..........................


PHÒNG GD&ĐT THANH CHƯƠNG

HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI THI KSCL HỌC KÌ I, NĂM HỌC 2018 – 2019
Môn thi: Ngữ Văn 6
A. HƯỚNG DẪN CHUNG
- Giám khảo vận dụng Hướng dẫn chấm phải chủ động, linh hoạt, tránh cứng nhắc, máy
móc và phải biết cân nhắc trong từng trường hợp cụ thể, cần khuyến khích những bài làm thể
hiện rõ sự sáng tạo.
- Giám khảo cần đánh giá bài làm của thí sinh một cách tổng thể ở từng câu và cả bài,
không đếm ý cho điểm nhằm đánh giá bài làm của học sinh trên cả hai phương diện: kiến thức
và kỹ năng.
- Hướng dẫn chấm chỉ nêu những ý chính và các thang điểm cơ bản, trên cơ sở đó, giám
khảo có thể thống nhất để định ra các ý chi tiết và các thang điểm cụ thể hơn.
- Nếu thí sinh làm bài theo cách riêng nhưng đáp ứng được yêu cầu cơ bản, hợp lý, có sức
thuyết phục giám khảo căn cứ vào thực tế bài làm để đánh giá, cho điểm một cách chính xác,
khoa học, khách quan.
- Điểm toàn bài là 10,0 chiết đến 0,25.
B. YÊU CẦU CỤ THỂ
Phần 1. Đọc hiểu (2.0 điểm)
Câu 1: Phương thức biểu đạt chính: Tự sự (0,25 điểm)
Câu 2: Xác định đúng cụm danh từ : Một chiếc xe buýt nọ->0,5 điểm
- Phân tích được cấu tạo: Một chiếc xe buýt nọ
PT
PTT
PS -> 0,5 điểm
Câu 3: Sau khi sang đường, những đứa trẻ cúi chào cả hai bên đường là để cảm ơn những

người lái xe( đã dừng lại để trẻ con sang đường an toàn).->0,25 điểm.
Câu 4: HS nêu ý sau:(0,5 điểm)
- Phải tuân thủ tính kỷ luật nơi công cộng ( thực hiện tốt luật lệ giao thông; ý thức trách
nhiệm khi tham gia giao thông......)
(HS có thể diến đạt bằng nhiều cách miễn là hợp lý đều cho điểm tối đa)
* Lưu ý:
HS có thể diễn đạt theo cách khác nhưng đúng vẫn cho điểm tối đa.
Phần 2. Tập làm văn (8.0 điểm)
Câu 1 (3 điểm). Bài làm cần đảm bảo các yêu cầu sau:
1. Về kĩ năng
- Biết cách viết đúng một đoạn văn có cấu trúc hoàn chỉnh.
- Dùng từ, đặt câu chính xác; lời văn trong sáng, giàu cảm xúc.
- Không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp…
2. Về kiến thức
- HS nêu được các ý sau:
- Ý nghĩa câu chuyện:


+ Giải thích hiện tượng lũ lụt xảy ra thường xuyên ở vùng Bắc Bộ nước ta.
+ Thể hiện khát vọng và sức mạnh của con người trong việc chế ngự và chiến thắng thiên
tai ....
- HS có thể nêu được một số việc làm góp phần bảo vệ môi trường thiên nhiên như:
+ Vệ sinh môi trường, khơi thông cống rãnh, gom nhặt, phân loại rác....
+ Trồng cây gây rừng....
Lưu ý: Khuyến khích những bài làm sáng tạo, hấp dẫn.
* Cho điểm:
- Đảm bảo các yêu cầu trên cho 3,0 điểm.
- Đảm bảo các yêu cầu về nội dung nhưng còn mắc một vài lỗi nhẹ về hình thức cho 2.5 điểm.
- Đảm bảo ½ các yêu cầu trên cho 1.5 điểm.
- Nếu bài làm có nội dung sơ sài, chung chung cho dưới 1.0 điểm.

- Nếu HS trình bày thành nhiều đoạn văn thì cho không quá ½ số điểm.
Câu 2 (5,0 điểm).
Cần bảo đảm những yêu cầu sau:
1. Về kỹ năng:
- Xác định đúng yêu cầu của đề.
- Tạo lập được một bài văn kể chuyện đóng vai nhân vật có bố cục hoàn chỉnh: người kể
là Sứ giả , nội dung, diễn biến câu chuyện hợp lí.
- Diễn đạt trôi chảy, hành văn trong sáng, không mắc lỗi về dùng từ, đặt câu, chính tả.
2. Về kiến thức:
HS tưởng tượng và kể lại truyền thuyết Thánh Gióng một cách linh hoạt, sáng tạo nhưng
đảm bảo tính logic và ý nghĩa.
HS lựa chọn ngôi kể thứ nhất xưng “tôi” (Sứ giả), thứ tự kể hợp lí.
Cần đảm bảo các sự việc chính sau:
- .Sự ra đời của Gióng
- Sứ giả tìm người tài đánh giặc cứu nước.
- Dân làng góp gạo nuôi Gióng
- Gióng đánh giặc
- Gióng bay về trời.
3. Biểu điểm:
- Bảo đảm các yêu cầu về kiến thức và kỹ năng => 5,0 điểm.
- Bảo đảm các yêu cầu về kiến thức nhưng kỹ năng làm bài còn có một số hạn chế => 4,0
điểm.
- Nếu đảm bảo các yêu cầu về kiến thức nhưng chỉ viết thành một đoạn văn thì cho không
quá 2.5 điểm.
- Nội dung bài viết còn sơ sài, kể lại nguyên câu chuyện hoặc sai ngôi kể => 1.0 điểm.
Các mức điểm cụ thể khác giám khảo căn cứ vào thực tế bài làm để xác định.
…………………………………… Hết …………………………………..


PHÒNG GD & ĐT THANH CHƯƠNG


ĐỀ CHÍNH THỨC
(Đề gồm 01 trang)

ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ I

NĂM HỌC: 2018-2019
Môn thi: Ngữ văn 9
Thời gian 90 phút (không kể thời gian phát
đề)

Phần I: Đọc – hiểu: (2 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
Cá rô và vịt
Cá rô lóc lách lên bờ, đến khi nước rút, bị mắc cạn trên một vũng khô. Tưởng
mình sắp chết, may mắn thấy bầy vịt đi qua, cá rô bèn năn nỉ:
– Làm ơn cho xin ít nước, không tôi chết mất!
Bầy vịt đáp:
– Cứ nằm đợi đấy đi, để chúng tôi đi kiếm ăn một lát rồi chiều sẽ đem nước về
cho cá bơi.
Nói xong, bầy vịt lũ lượt ra đồng. Cá rô nằm chờ suốt một ngày giữa trời nắng gắt.
Chiều đến, bầy vịt đem về cho đầy tràn một vũng nước nhưng khi đó cá đã chết khô rồi.
(Theo nguồn Internet)
Câu 1. Truyện được kể theo ngôi thứ mấy?
Câu 2. Xét theo cấu tạo, các từ sau đây thuộc loại từ nào:
May mắn, vũng nước, năn nỉ, cá rô.
Câu 3. Trong câu chuyện, cá rô ở vào tình thế như thế nào?
Câu 4. Nêu ý nghĩa của câu chuyện?
Phần II. Làm văn: (8 điểm)
Câu 1: ( 3 điểm) Viết đoạn văn cảm nhận về bốn câu thơ sau:

... “Vân xem trang trọng khác vời
Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang
Hoa cười ngọc thốt đoan trang,
Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da.”
( Trích Truyện Kiều, Nguyễn Du, Ngữ văn 9, Tập 1 trang 81, NXB GD Việt Nam, năm 2011)

Câu 2: (5 điểm) Sau tám năm xa cách, cha con anh Sáu ( Truyện Chiếc lược ngàNguyễn Quang Sáng, Ngữ văn 9, tập 1) gặp lại nhau. Hãy đóng vai bé Thu kể lại cuộc
gặp gỡ đó( Kết hợp yếu tố miêu tả nội tâm và nghị luận).
................Hết....................
Giám thị không giải thích gì thêm.
Họ và tên thí sinh:.................................................................SBD:..........................


PHÒNG GD&ĐT THANH CHƯƠNG
HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI THI KSCL HỌC KÌ I, NĂM HỌC 2018 – 2019
Môn thi: Ngữ Văn 9
A. HƯỚNG DẪN CHUNG
- Giám khảo vận dụng Hướng dẫn chấm phải chủ động, linh hoạt, tránh cứng
nhắc, máy móc và phải biết cân nhắc trong từng trường hợp cụ thể, cần khuyến khích
những bài làm thể hiện rõ sự sáng tạo.
- Giám khảo cần đánh giá bài làm của thí sinh một cách tổng thể ở từng câu và cả
bài, không đếm ý cho điểm nhằm đánh giá bài làm của học sinh trên cả hai phương diện:
kiến thức và kỹ năng.
- Hướng dẫn chấm chỉ nêu những ý chính và các thang điểm cơ bản, trên cơ sở đó,
giám khảo có thể thống nhất để định ra các ý chi tiết và các thang điểm cụ thể hơn.
- Nếu thí sinh làm bài theo cách riêng nhưng đáp ứng được yêu cầu cơ bản, hợp lý,
có sức thuyết phục giám khảo căn cứ vào thực tế bài làm để đánh giá, cho điểm một
cách chính xác, khoa học, khách quan.
- Điểm toàn bài là 10,0 chiết đến 0,25.
B. YÊU CẦU CỤ THỂ

Phần 1. Đọc hiểu (2.0 điểm)
Câu 1: Ngôi kể thứ 3(0,25 điểm)
Câu 2: Xác định đúng mỗi từ cho 0,25 điểm ( tổng 1,0 điểm), cụ thể:
- Từ ghép: vũng nước, cá rô
- Từ láy: may mắn, năn nỉ
Câu 3: Xác định được tình thế của cá rô: bị mắc cạn trên một vũng khô -> 0,25 điểm.
Câu 4: HS trả lời được một trong các ý sau đều cho điểm tối đa:(0,5 điểm)
- Những việc cấp thiết, cần thiết thì nên làm ngay đừng để quá muộn.
- Hãy biết yêu thương, quan tâm người khác một cách đúng lúc, kịp thời.
* Lưu ý: HS có thể diễn đạt theo cách khác nhưng đúng vẫn cho điểm tối đa.
Phần 2. Tập làm văn (8.0 điểm)
Câu 1 (3 điểm). Bài làm cần đảm bảo các yêu cầu sau:
1. Về kĩ năng
- Biết cách viết đúng một đoạn văn cảm nhận về đoạn thơ có cấu trúc hoàn chỉnh.
- Biết bám vào những chi tiết, hình ảnh thơ để có được những cảm nhận chính xác.
- Dùng từ, đặt câu chính xác; lời văn trong sáng, giàu cảm xúc.
- Không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp…
2. Về kiến thức
HS có nhiều cách diễn đạt khác nhau miễn là hợp lí. Sau đây là một số gợi ý:
*Giới thiệu được vị trí, xuất xứ của bốn câu thơ .
* Cảm nhận cụ thể:


- Nghệ thuật: Dùng hình ảnh ước lệ, tượng trưng; phép tu từ nhân hóa, liệt kê, ẩn
dụ....;
- Nội dung: + Vẻ đẹp đoan trang phúc hậu của Thúy Vân
+ Dự cảm về tương lai số phân của nhân vật
+ Thái độ trân trọng, ngưỡng mộ, ngợi ca vẻ đẹp nhân vật của tác giả
+ Khẳng định tài năng trong nghệ thuật tả người của Nguyễn Du.
Lưu ý: Khuyến khích những bài làm sáng tạo, giàu cảm xúc.

* Cho điểm:
- Đảm bảo các yêu cầu trên cho 3,0 điểm.
- Đảm bảo các yêu cầu về nội dung nhưng còn mắc một vài lỗi nhẹ về hình thức cho 2.5
điểm.
- Đảm bảo ½ các yêu cầu trên cho 1.5 điểm.
- Nếu bài làm có nội dung sơ sài, chung chung cho 1.0 điểm.
- Nếu HS trình bày thành nhiều đoạn văn thì cho không quá ½ số điểm.
Câu 2 (5,0 điểm).
Cần bảo đảm những yêu cầu sau:
1. Về kỹ năng:
- Xác định đúng yêu cầu của đề.
- Tạo lập được một bài văn kể chuyện tưởng tượng có bố cục hoàn chỉnh, người kể
là bé Thu, nội dung, diễn biến câu chuyện hợp lí.
- Kết hợp với yêu tố miêu tả nội tâm và nghị luận hiệu quả.
- Diễn đạt trôi chảy, hành văn trong sáng, không mắc lỗi về dùng từ, đặt câu, chính
tả.
2. Về kiến thức:
HS tưởng tượng và kể lại đoạn trích “Chiếc lược ngà” một cách linh hoạt, sáng tạo
nhưng đảm bảo tính logic và ý nghĩa.
HS lựa chọn ngôi kể thứ nhất xưng “tôi” (Bé Thu), thứ tự kể hợp lí.
Cần đảm bảo các sự việc chính sau:
- Sau tám năm xa cách, ba con ông Sáu gặp lại nhau.
- Tình cảm, thái độ và tâm trạng của ba con ông Sáu trong những ngày ông Sáu về
thăm nhà và trong giây phút chia tay.
3. Biểu điểm:
- Bảo đảm các yêu cầu về kiến thức và kỹ năng => 5,0 điểm.
- Bảo đảm các yêu cầu về kiến thức nhưng kỹ năng làm bài còn có một số hạn chế
=> 4,0 điểm.
- Nếu đảm bảo các yêu cầu về kiến thức nhưng chỉ viết thành một đoạn văn thì cho
không quá 2.5 điểm.

- Nội dung bài viết còn sơ sài, kể lại nguyên câu chuyện hoặc sai ngôi kể => 1.0
điểm.
Các mức điểm cụ thể khác giám khảo căn cứ vào thực tế bài làm để xác định.
…………………………………… Hết …………………………………..


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
NAM ĐỊNH
ĐỀ CHÍNH THỨC

ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ I
NĂM HỌC 2018 – 2019
Môn: Ngữ văn – lớp 8
(Thời gian làm bài: 90 phút,)
Đề khảo sát gồm 02 trang

Phần I: Trắc nghiệm (2 điểm)
Hãy viết chữ cái đứng trước phương án đúng mà em lựa chọn vào bài làm.
Câu 1: Trong những từ sau từ nào là từ tượng thanh?
A. Mơn man.
B. Còm cõi.
C. Lảnh lót.
D. Dò dẫm.
Câu 2: Dòng nào sau đây chứa các từ ngữ cùng trường với từ vựng?
A. Tế bào, hổng cầu, máu, ô xít các bon.
B. Chất độc, ooxxit các bon, hắc in, hồng cầu, máu.
C. Vòm họng, phế quản, bụi, vi khuẩn, vi trùng, chất độc.
D. Vòm họng, phế quản, lông mao, lông rung, nang phổi, phổi.
Câu 3: Trong câu”Ngay cả tôi cũng không hình dung ra sự việc.” từ “ngay” thuộc từ loại nào?
A. Trợ từ.

B. Thán từ.
C. Tình thái từ.
D. Quan hệ từ.
Câu 4: Câu văn “ Cô tôi chưa dứt câu, cổ họng tôi đã nghẹn ứ khóc không ra tiếng.” thuộc kiểu
câu nào?
A. Câu đơn.
B. Câu ghép.
C. Câu đặc biệt.
D. Câu rút gọn.
Câu 5: Trong câu “ Hai người giằng co nhau, du đẩy nhau, rồi ai nấy đều buông gậy ra, áp vào
vật nhau” hai vế câu có quan hệ ý nghĩa nào ?
A. Lựa chọn.
B. Nguyên nhân.
C. Tương phản.
D. Tiếp nối.
Câu 6: Trong câu Người xưa có câu : Trúc dẫu cháy, đốt ngay vẫn thẳng” dấu ngoặc kép có
công dụng gì?
A. Đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp.
B. Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt
C. Đánh dấu từ ngữ có hàm ý mỉa mai.
D. Đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo, tập san…được dẫn.
Câu 7: Các từ : ba, má, tía, trái… thuộc nhóm từ nào?
A. Biệt ngữ xã hội.
B. Từ địa phương .
C. Từ toàn dân.
D. Từ Hán Việt.
Câu 8: Trong câu thơ “ Bác đã đi rồi sao, Bác ơi!” sử dụng biện pháp tu từ nào?
A. Nhân hóa
B. Nói quá
C. Nói giảm, nói tránh

D. Ẩn dụ
Phần II: Đọc hiểu (2,5 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thưc hiện các yêu cầu bên dưới.
“Và buổi chiều hôm đó, Xiu tới bên giường Giôn-xi nằm, thấy Giôn-xi đang vui vẻ đan một
chiếc khăn choàng len màu xanh thẫm rất vô dụng, chị ôm lấy cả người Giôn-xi lẫn chiếc gối.


“ Chị có chuyện này muốn nói với em, con chuột bạch của chị”, cô nói, “ Cụ Bơ- men đã chết
vì sưng phổi hôm nay ở bệnh viện rồi. Cụ ốm chỉ có hai ngày. Buổi sáng n gày thứ nhất, bác
gác cổng thấy cụ ốm nặng trong căn phòng của cụ ở tầng dưới. Giày và áo quần của cụ ướt
sũng và lạnh buốt. Chẳng ai hình dung nổi cụ đã ở đâu trong một đêm khủng khiếp như thế.
Nhưng rồi người ta tìm thấy một chiếc đèn bão vẫn còn thắp sáng và một chiếc thang đã bị lôi
ra khỏi chỗ để của nó, vài chiếc bút lông rơi vung vãi và một bảng pha màu có màu xanh và
màu vàng trộn lẫn với nhau, và – em thân yêu ơi, em hãy nhìn ra ngoài cửa sổ, nhìn chiếc lá
thường xuân cuối cùng ở trên tường. Em có lấy làm lạ tái sao chẳng bao giờ nó rung rinh hoặc
lay động khi gió thổi không? Ồ, em thân yêu, đó chính là kiệt tác của cụ Bơ-men, cụ vẽ nó ở
đấy vào cái đêm mà chiếc lá cuối cùng đã rụng”
( Trích “ Chiếc lá cuối cùng” – O Hen- ri, SGK Ngữ văn 8, NXBGD 2009, trang 89)
Câu 1 ( 0,5 điểm). Xác định phương thức biểu đạt chính và nội dung của đoạn trích trên?
Câu 2 ( 0,5 điểm). Cho biết ý nghĩa của việc tác giả kết thúc truyện “ Chiếc lá cuối cùng” bằng
lời của Xiu mà không để Giôn-xi phản ứng gì thêm?
Câu 3 ( 0,75 điểm). Vì sao có thể nói chiếc lá mà cụ Bơ-men vẽ là một kiệt tác?
Câu 4 ( 0,75 điểm). Đọc truyện “ Chiếc lá cuối cùng” em rút ra được bài học sống nào? Hãy
chia sẻ về một bài học mà em tâm đắc bằng 3 – 5 câu văn?
Phần III: Làm văn (5,5 điểm)
Câu 1 ( 1,5 điểm). Viết một đoạn văn trình bày cảm nhận của em về vẻ đẹp của hình tượng
người chiến sĩ cách mạng qua bài thơ sau:
Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn
Lững lẫy làm cho lở núi non
Xách búa đánh tan năm bảy đống

Ra tay đập bể mấy trăm hòn
Tháng này bao quản thân sành sỏi,
Mưa nắng càng bền dạ sắt son.
Những kẻ vấ trời khi lớ bước,
Gian nan chi kể việc con con!
(“ Đập đá ở Côn Lôn”, Phan Châu Trinh, SGD Ngữ văn 8, NXBGD 2009, trang 148, 149)
Câu 2 ( 4,0 điểm) . Giới thiệu về một đồ dùng quen thuộc với con người trong cuộc sống?
------------------------- HẾT------------------------Họ và tên học sinh:………………………
Số báo danh:……...…………
Chữ ký của giám thị:………………………………..……………………………


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
NAM ĐỊNH

HƯỚNG DẪN CHẤM KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG
HỌC KỲ I
NĂM HỌC 2018 – 2019
Môn: Ngữ văn - lớp 8

I. Phần trắc nghiệm ( 2,0 điểm)
Học sinh trả lời đúng mỗi câu hỏi cho 0,25 điểm
Câu
Đáp án

1
C

2
D


3
A

4
B

5
D

6
A

7
B

8
C

II. Phần đọc hiểu (2,5 điểm)
Câu
Câu 1

Câu 2

Câu

Câu 4

Nội dung

Xác định phương thức biểu đạt chính và nội dung của đoạn trích trên?
* Học sinh trả lời được các ý sau:
- Phương thức biểu đạt chính: Tự sự
- Nội dung : Xiu kể cho Giôn-xi về cái chết của cụ Bơ- men cùng hoàn cảnh cụ
vẽ chiếc lá cuối cùng và suy ngẫm của cô về chiếc lá ấy.
Cho biết ý nghĩa của việc tác giả kết thúc truyện bằng lời của Xiu mà không để
Giôn xi phản ứng gì thêm?
* Yêu cầu trả lời:
Đó là dụng ý nghệ thuật của tác giả:
+ Truyện kết thúc nhưng để lại dư âm, để lại trong lòng người đọc những suy
ngẫm và dự đoán.
+ Khiến chuyện thêm hay và hấp dẫn, cuốn hút người đọc( tạo cuốn hút cho câu
chuyện)
Vì sao có thể nói chiếc lá mà cụ Bơ -men vẽ là một kiệt tác?
Yêu cầu HS chỉ được các lí do để khẳng định chiếc lá cụ Bơ- men vẽ là kiệt tác:
+ Chiếc lá vẽ giống như thật đến họa sĩ trẻ như Xiu, Giôn xi cũng không nhận ra
tưởng đó là chiếc lá thật.
+ Đem lại sự hồi sinh trong tâm hồn và sự sống cho Giôn - xi, giúp cô thoát khỏi
chán nản tuyệt vọng, đánh đổi bằng mạng sống của người họa sĩ tạo ra nó.
+ Chiếc lá ấy không chỉ được vẽ bằng bột màu, bút lông mà bằng tình yêu
thương bao la, tấm lòng nhân hậu, đức hi sinh cao thượng của cụ Bơ -men.
Đọc truyện " Chiếc lá cuối cùng" em rút ra được bài học sống nào? Hãy chia sẻ
về một bài học mà em tâm đắc bằng 3-5 câu văn ?
* Yêu cầu trả lời:
- HS nêu được những bài học mà mình rút ra từ câu chuyện như:
+ Bài học về tình yêu thương, quan tâm, sẻ chia
+ Bài học về đức hi sinh, vị tha
+ Bài học về sáng tạo nghệ thuật, phẩm chất của người nghệ sĩ chân chính.
+ Bài học về nghị lực sống, ý chí, niềm tin
..........................................................................


Điểm
0,5
0,25
0,25
0,5

0,25
0,25
0,75
0,25
0,25
0,25
0,75
0,25


Cách cho điểm: Học sinh nêu được tên của hai bài học sống mà mình rút ra
được trở lên cho tối đa mức điểm. Học sinh có thể hướng tới bài học sống khác
ngoài định hướng mà hợp lí vẫn chấp nhận cho điểm
* Học sinh viết về một bài học mà mình tâm đắc và chia sẻ về bài học ( Nêu tên
bài học, biểu hiện, vai trò ý nghĩa .....). Có thể tham khảo định hướng sau:
- Bài học về tình yêu thương, sẻ chia
+ Biết yêu thương sẻ chia
+ Tình yêu thương cứu giúp mọi người, đem lại niềm vui, hạnh phúc tạo nên giá
trị cuộc sống
+ Cho con người ta sức mạnh, sự sáng tạo
- Bài học về đức hi sinh, vị tha:
+ Biết hi sinh, sống vì người khác tạo nên niềm vui, hạnh phúc..
+ Đức hi sinh, vị tha làm người ta sống tốt hơn, có những hành động cao đẹp.....

- Bài học về sáng tạo nghệ thuật, phẩm chất của người nghệ sĩ chân chính.
+ Phải có đam mê, khát khao, cháy hết mình cho nghệ thuật tạo nên tác phẩm
nghệ thuật chính.
+ Nghệ thuật chân chính là nghệ thuật của tình yêu thương vì con người và cuộc
sống con người.
+ Nghệ sĩ chân chính là người có tình yêu thương, quý trọng con người, sẵn
sàng hy sinh quên mình cho sáng tạo nghệ thuật vì con người và cuộc sống...
- Bài học về nghị lực sống, ý chí, niềm tin
+ Sống cần có ý chí, nghị lực niềm tin
+ Giúp con người không bi quan, buông xuôi, sống có ước mơ...
Lưu ý
* Mức điểm tối đa:
- Điểm 0,5: Như yêu cầu nêu bài học sâu sắc, đảm bảo số câu
* Mức điểm chưa tối đa:
- Điểm 0,25: Trường hợp chỉ nêu tên bài học mà mình tâm đắc mà không chia
sẻ - không đảm bảo yêu cầu số câu, hoặc nêu tên bài học mình tâm đắc nhưng
viết quá dài dòng
+ Nêu bài học tâm đắc nhưng chưa sâu sắc vẫn đảm bảo số câu.
* Điểm 0 : thiếu hoặc sai hoàn toàn...
III. Làm văn (5,5 điểm)
Câu
Câu 1

Nội dung
Điểm
Viết đoạn văn trình bày cảm nhận về vẻ đẹp của hình tượng người chí sĩ 1,5
cách mạng qua bài " Đập đá ở Côn Lôn" của Phan Châu Trinh?
1. Yêu cầu chung
- HS biết tạo lập đoạn văn đúng yêu cầu về hình thức
- Trình bày sạch sẽ; diễn đạt lưu loát, không sai hoặc chỉ sai dưới 3 lỗi chính tả,

dùng từ, đặt câu
2. Yêu cầu cụ thể:
HS có thể cảm nhận theo cách riêng nhưng cần làm nổi bật được nét đẹp
của hình tượng người chí sĩ yêu nước có khí phách hiên ngang lẫm liệt, có
niềm tin vào lí tưởng cùng ý chí chiến đấu sắt son. Biết lấy dẫn chứng trong
tác phẩm làm rõ cho vẻ đẹp của người chí sĩ một cách thuyết phục. Bài làm
của học sinh có thể hướng tới các ý triển khai sau:


Câu 2

- Khí phách hiên ngang, lẫm liệt
+ Tư thế đường hoàng ( Trong hoàn cảnh lao động khổ sai cực nhọc nhưng
vẫn hiên ngang giữa đất trời Côn Lôn- giữa sóng to, biển cả với chế độ ngục
tù khắc nghiệt).
+ Hành động phi thường, tầm vóc lớn lao (" hành động quả quyết, mạnh mẽ,
phi thường " Xách búa", " ra tay với sức mạnh thần kì ghê gớm " làm cho lở
núi non", " đánh tan năm bảy đống"," đập bể mấy trăm hòn").
-> Người tù ấy với tư thế ngạo nghễ, vươn cao ngang tầm vũ trụ đã biến
công việc lao động cưỡng bức khổ sai thành công cuộc chinh phục thiên
nhiên dũng mãnh của con người có sức mạnh thần kì. Đó là biểu hiện của
người anh hùng ngang tàng, ngạo nghễ, coi thường mọi thử thách, gian nan
như đang cố gắng đánh tan gông cùm, xiềng xích của nhà tù thực dân để lập
lại trật tự, kỉ cương xã hội...
- Hình ảnh người tù luôn tràn đầy niềm lạc quan tin tưởng với ý chí chiến
đấu son sắt ( HS cảm nhận sự đối lập giữa thử thách gian nan mà người tù
gánh chịu qua các từ" tháng ngày, " mưa nắng" với sức chịu đựng dẻo dai"
thân sành sỏi" và ý chí chiến đấu sắt son " càng bền dạ sắt son", sự đối lập
giữa chí lớn của người mưu đồ nghiệp lớn với thử thách gian nan mà mình
đang gánh chịu được xem là " việc cỏn con" ..)

- Qua lối nói khoa trương lãng mạn, thủ pháp đối lập, giọng điêu hào hùng
tác giả đã làm nổi bật hình ảnh người chí sĩ với tầm vóc khổng lồ của người
anh hùng cách mạng. Hình ảnh người chí sĩ trong bài thơ là vẻ đẹp chung
của các nhà nho cách mạng yêu nước những năm đầu thế kỉ 20 - những
người đã góp phần thổi bùng ngọn lửa yêu nước đấu tranh lúc bấy giờ. Cho
thấy nhà tù đế quốc thực dân không thể khuất phục ý chí, nghị lực và niềm
tin lí tưởng của người chí sĩ cách mạng( HS có thể liên hệ các tấm gương
yêu nước khác như Phan Bội Châu...)
Lưu ý: Nếu đáp được yêu cầu nội dung ở các mức điểm mà không đảm bảo
hình thức đoạn văn hoặc đúng hình thức đoạn văn nhưng mắc nhiều lỗi
chính tả,dùng từ, đặt câu, diễn đạt ...trừ tối đa 0,25 điểm
Giới thiệu về một đồ dùng gẫn gũi với con người trong cuộc sống?

0,25
0,25

0,25

0,25

0,5

4,0

1. Yêu cầu về hình thức, kĩ năng:
- Hình thức bài văn đảm bảo các yêu cầu chung: có bố cục 3 phần, mở bài,
thân bài, kết luận đạt yêu cầu riêng của kiểu văn bản thuyết minh về thứ đồ
dùng trong việc triển khai đoạn văn, kết hợp các phương pháp thuyết minh
Trình bày sáng sủa, sạch sẽ, diễn đạt lưu loát, không có lỗi chính tả, dùng từ,
đặt câu.

- Sáng tạo trong nội dung, hình thức thuyết minh sinh động, có nhiều
phương thức kết hợp nhuần nhuyễn
0,25
2. Yêu cầu về nội dung:
Mở bài: Dẫn dắt , giới thiệu đối tượng thuyết minh hợp lí ( chiếc bút, áo dài,
chiếc nón, chiếc phích...)


Thân bài: Học sinh giới thiệu hợp lí những tri thức khách quan, hữu ích về
đối tượng trên cơ sở các ý sau:
- Giới thiệu được nguồn gốc, xuất xứ của đồ dùng
- Giới thiệu được lịch sử hình thành, phát triển đồ dùng đó
- Giới thiệu đặc điểm của đồ dùng( về chủng loại, cấu tạo, màu sắc, chất liệu
kiểu dáng, mẫu mã, cách làm...)
- Giới thiệu công dụng, ý nghĩa của đồ vật trong đời sống vật chất, tinh thần.
- Cách chọn, sử dụng và bảo quản .
Kết bài: Khẳng định về đối tượng và nêu suy nghĩ bản thân.

3,5
0,25
0,5
1,25
1,0
0,5
0,25

* Cách cho điểm câu 2:
- Điểm 3,0 - 4,0: Thuyết minh đầy đủ tri thức về đối tượng như yêu cầu, tri
thức chính xác khách quan, hữu ích, sử dụng hợp lí phương pháp thuyết
minh, trình bày diễn đạt tốt.

- Điểm 2,0 - 3,0: Thuyết minh đầy đủ tri thức về đối tượng như yêu cầu, tri
thức chính xác khách quan, hữu ích, diễn đạt đôi chỗ tri thức chưa sâu sắc,
diễn đạt vụng về, sử dụng phương pháp thuyết minh không hợp lí...
- Điểm 1,0 - 2,0: Thuyết minh đảm bảo các yêu cầu nội dung những chưa sâu
sắc hoặc chỉ đảm bảo được một nửa yêu cầu trên, còn mắc một số lỗi chính tả.
- Điểm 0,5- 1,0 : Bài thuyết minh sơ sài, văn còn lủng củng, nhiều lỗi chính
tả, dùng từ đặt câu....
- Điểm 0,25- 0,5: Chạm được một vài ý nhưng sơ sài, văn viết sai nhiều lỗi,
trình bày cẩu thả.
- Điểm 0: để giấy trắng hoặc sai lạc hoàn toàn
Lưu ý chung:
- Trên đây là những định hướng chấm. Đề nghị giáo viên linh hoạt vận dụng biểu điểm để đánh
giá chính xác kết quả bài làm của học sinh.
- Sau khi chấm điểm từng câu, giám khảo cân nhắc để cho điểm toàn bài một cách hợp lí, đảm
bảo đánh giá đúng trình độ thí sinh, khuyến khích những bài làm sáng tạo .
- Điểm toàn bài lẻ đến 0,25 điểm, không làm tròn.
Hết



×