Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

SKKN :TƯƠNG TÁC GEN ôn thi THPT QG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (338.17 KB, 21 trang )

SỞ GD & ĐT ………………
TRƯỜNG THPT ………………

CHUYÊN ĐỀ ÔN THI THPT QUỐC GIA

TƯƠNG TÁC GEN

Môn : Sinh học
Số tiết dự kiến: 6 tiết
Tổ: Hóa – Sinh
Người thực hiện : …………….

Năm học ……….


PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
Thực tế giảng dạy môn sinh học ở trường THPT, bản thân tôi nhận thấy phần
kiến thức về tương tác gen là một trong các nội dung hay, học sinh vẫn còn lúng túng
trong việc tiếp cận nhận dạng, phân loại và giải quyết các dạng bài toán tương tác gen;
hơn nữa dạng bài tập tương tác gen thường xuyên có trong các đề thi đại học (nay là
THPT Quốc gia), đề thi học sinh giỏi. Việc phân loại, giải nhanh các bài toán tương
tác gen có ý nghĩa trong việc nâng cao thành tích học tập và phát triển tư duy cho học
sinh.
Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của dạy học nói chung và dạy môn sinh
học nói riêng là phát triển tư duy sáng tạo và khả năng phân tích của học sinh. Vì vậy
việc dạy học sinh giải quyết được các bài tập có vai trò rất lớn trong quá trình hình
thành cho học sinh những tố chất đó
Xong việc giải được các bài tập sinh học cũng rất khó khăn cho học sinh vì
lượng kiến thức một tiết nhiều, số tiết ôn tập ít (một học kỳ tối đa có hai tiết). Mặt
khác từ năm học 2006 – 2007 đến nay Bộ Giáo Dục và Đào tạo đã có chủ chương thi
tốt nghiệp và thi đại học môn sinh học theo hình thức thi trắc nghiệm vì vậy yêu cầu


học sinh phải có kỹ năng nhận dạng và giải nhanh, chính xác các dạng bài tập.
Vì vậy, tôi lựa chọn giới thiệu “Chuyên đề tương tác gen”.
PHẦN II: NỘI DUNG
I.
1.
2.
-

MỤC TIÊU
Kiến thức
Hiểu được khái niệm tương tác gen.
Nhận biết được các dạng tương tác gen.
Giải thích được kết quả của một phép lai chịu sự chi phối của quy luật tương tác
gen.
Kỹ năng
Rèn kỹ năng phân tích, so sánh, khái quát, tổng hợp kiến thức.
Rèn kỹ năng làm bài tập thuộc quy luật tương tác gen.
Phát triển kỹ năng làm nhanh bài tập qua bài tập tự luyện.
2


- Ứng dụng kiến thức vào sản xuất trồng trọt, chăn nuôi mang lại hiệu quả kinh tế
cao.
3. Thái độ
- Có thái độ yêu thích môn học, thích khám thiên nhiên.
- Biết cộng tác và chia sẻ kinh nghiệm với người khác thông qua các hoạt động
giáo dục.
II. PHƯƠNG TIỆN - PHƯƠNG PHÁP
1. Phương tiện
- Sách giáo khoa, giáo án

- Máy chiếu
- Hệ thống câu hỏi, bài tập tự luận và trắc nghiệm.
2. Phương pháp
- Thuyết trình
- Vấn đáp gợi mở
- Làm việc nhóm.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
HS lên bảng viết sơ đồ lai từ P → F2 của thí nghiệm phép lai hai tính trạng tuân theo
quy luật phân li độc lập của Men Đen.
3. Bài mới
I. TÓM TẮT LÝ THUYẾT (2 tiết)
- Tương tác gen là sự tác động qua lại giữa các gen thuộc các lôcut khác nhau (gen
không alen) trong quá trình hình thành một kiểu hình.
- Thực tế, các gen trong tế bào không trực tiếp tương tác với nhau mà do sản phẩm của
chúng tác động qua lại với nhau để tạo kiểu hình.
1. Tương tác bổ sung:
- Là kiểu tác động qua lại của 2 hay nhiều gen không alen làm xuất hiện kiểu hình
mới.
* Thí nghiệm: Lai 2 dòng cây thuần chủng đều có hoa trắng
3


Bố mẹ thuần chủng:

hoa trắng

Con lai thế hệ thứ nhất:


x

hoa trắng

100% hoa đỏ

Cho F1 tự thụ phấn
Con lai thế hệ thứ 2:

912 cây hoa đỏ: 708 cây hoa trắng

Tỉ lệ này xấp xỉ:

(9 đỏ: 7 trắng)

* Giải thích kết quả lai:
- F2 phân li tỉ lệ (9: 7) = 16 tổ hợp giao tử, vì vậy mỗi bên F1 phải tạo ra được 4 loại
giao tử.
- Để F1 tạo được 4 loại giao tử thì F1 phải dị hợp tử 2 cặp gen và có kiểu gen là AaBb
---> hoa đỏ
* Sơ đồ lai:
Ptc:

AAbb

Gp:

Ab

x


aaBB
aB

AaBb
100% hoa đỏ
F1 x F1:
GF1

AaBb

x

AB, Ab, aB, ab

AaBb
AB, Ab, aB, ab

F2 : Lập khung pennet ta được kết quả:
Kiểu gen: 1AABB: 2AABb : 2AaBB : 4AaBb : 1AAbb : 2Aabb : 1aaBB : 2aaBb :
1aabb
Kiểu hình: 9A-B- : 9 hoa đỏ
3A-bb: 3aaB-: 1aabb : 7 hoa trắng
Kết luận:
4


- Sự có mặt của 2 gen trội không alen (A và B) trong cùng 1 kiểu gen làm xuất hiện
màu đỏ (kiểu hình mới). Ta nói A và B đã tác động bổ sung cho nhau trong việc qui
định màu đỏ.

- Sự tác động riêng lẻ của các gen trội và gen lặn khác qui định kiểu hình hoa trắng
- Tương tác kiểu bổ sung có 2 tỉ lệ F2 là: 9: 6: 1 và 9: 7.
2. Tương tác cộng gộp:
- Là kiểu tác động của nhiều gen, trong đó mỗi gen đóng góp 1 phần như nhau vào sự
phát triển của cùng 1 tính trạng.
VD: Tính trạng da trắng ở người do các alen:
- a1 a1 a2 a2 a3 a3 quy định. (vì các alen này không có khả năng tạo sắc tố melanin), gen
trội A1 A2 A3 làm cho da màu đậm.
P:

A1A1 A2A2 A3A3

x

(da đen)
F1:

a1 a1 a2 a2 a3 a3
(da trắng)

A1a1 A2a2 A3a3 (da nâu đen)

Nhận xét:
- Sự xuất hiện của mỗi alen trội trong kiểu gen trên làm gia tăng khả năng tổng hợp
melanine nên làm da có màu sậm hơn.
- Mỗi gen trội đều đóng góp 1 phần như nhau trong việc tổng hợp sắc tố da (tác động
cộng gộp)
II. PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP (1 tiết)
1. Kết quả của các phép lai
a. Xét phép lai a: P: AaBb x AaBb

-> F1: KG: 9A-B- : 3A-bb :3aaBb :1aabb
-> Tuỳ vào kiểu tương tác, kêt quả phân li kiểu hình F 1 của phép lai sẽ là 9:3:3:1
hay là biến đổi của tỉ lệ này như: 9:6:1 - 9:3:4 - 9:7 - 12:3:1 - 13:3 - 15:1 - 1:4:6:4:1.
b. Xét phép lai b: P: AaBb x aabb.
-> F1: KG: 1A-B- : 1A-bb :1aaBb :1aabb
-> Tuỳ vào kiểu tương tác, kêt quả phân li kiểu hình F 1 của phép lai sẽ là:
1:1:1:1 hay là biến đổi của tỉ lệ này như: 1:2:1 - 3:1.
c. Xét phép lai c: P: AaBb x Aabb.
5


-> F1: KG: 3A-B- : 3A-bb :1aaBb :1aabb
d. Xét phép lai d: P: AaBb x aaBb.
-> F1: KG: 3A-B- : 1A-bb :3aaB- :1aabb
-> Tuỳ vào kiểu tương tác, kết quả phân li kiểu hình F 1 của phép lai 3, 4 sẽ là:
3:3:1:1 hoặc biến đổi của tỉ lệ này như: 4:3:1 - 6:1:1 - 3:3:2 - 7:1.
2. Cách qui ước kiểu gen trong từng trường hợp
a. Tương tác bổ sung (tương tác bổ trợ)
• Kiểu 9:3:3:1 (có 2 cách qui ước gen): Nếu A-B- ≠ A-bb ≠ aaB- ≠
1aabb
-> Tỉ lệ phân li kiểu hình đời F1 của phép lai 1 là:
9A-B- : 9 kiểu hình 1
9A-B- : 9 kiểu hình 1
3A-bb : 3 kiểu hình 2
hoặc
3aaB- : 3 kiểu hình 2
3aaB- : 3 kiểu hình 3
3A-bb : 3 kiểu hình 3
1aabb : 1 kiểu hình 4
1aabb : 1 kiểu hình 4

• Kiểu 9:6:1 (có 1 cách qui ước gen): Nếu A-B- ≠ A-bb = aaB- ≠
1aabb
-> Tỉ lệ phân li kiểu hình đời F1 của phép lai 1 là:
9A- B- : 9 kiểu hình 1
: 6 kiểu hình 2
1aabb: 1 kiểu hình 3
• Kiểu 9:3:4 (có 2 cách qui ước gen):
Nếu A-B- ≠ A-bb ≠ aaB- = aabb hoặc
Nếu A-B- ≠ aaB- ≠
A-bb = aabb
-> Tỉ lệ phân li kiểu hình đời F1 của phép lai 1 là:
9A- B- : 9 kiểu hình 1
9A- B- : 9 kiểu hình 1
3A-bb : 3 kiểu hình 2
hoặc
3aaB- : 3 kiểu hình 2
: 4 kiểu hình 3
:4 kiểu hình 3
• Kiểu 9:7 (có 1 cách qui ước gen): Nếu A-B- ≠ A-bb = aaB- = aabb
-> Tỉ lệ phân li kiểu hình đời F1 của phép lai 1 là:
9A- B- : 9 kiểu hình 1
6


: 7 kiểu hình 2
b. Tương tác át chế (tương tác át khuất)
• Kiểu 12 : 3 : 1 (có 2 cách qui ước gen):
Nếu A-B- = A-bb ≠ aaB- ≠ aabb
A-bb ≠ aabb
-> Tỉ lệ phân li kiểu hình đời F1 của phép lai 1 là:


hoặc

Nếu A-B- = aaB- ≠

: 12 kiểu hình 1
hoặc
: 12 kiểu hình 1
3aaB- : 3 kiểu hình 2
3A- bb : 3 kiểu hình 2
1aabb : 1 kiểu hình 3
1aabb : 1 kiểu hình 3
(gen A là gen át chế)
(gen B là gen át chế)
• Kiểu 9:3:4 (có 2 cách qui ước gen):
Nếu A-B- ≠ A-bb ≠ aaB- = aabb hoặc
Nếu A-B- ≠ aaB- ≠
A-bb = aabb
-> Tỉ lệ phân li kiểu hình đời F1 của phép lai 1 là:
9A- B- : 9 kiểu hình 1
9A- B- : 9 kiểu hình 1
3A- bb : 3 kiểu hình 2
hoặc
3aaB- : 3 kiểu hình 2
: 4 kiểu hình 3
:4 kiểu hình 3
(aa át chế B)
(bb át chế A)
c. Tương tác cộng gộp (tương tác tích luỹ)
• Kiểu 15:1 (có 1 cách qui ước gen): Nếu A-B- = A-bb = aaB- ≠ aabb

-> Tỉ lệ phân li kiểu hình đời F1 của phép lai 1 là:

: 15 kiểu hình 1
1aabb :
1 kiểu hình 2
• Kiểu 1:4:6:4:1 (có 1 cách qui ước gen):
Nếu AABB ≠ AABb =AaBB ≠ AAbb = aaBB = AaBb ≠ Aabb =
aaBb ≠ aabb
7


-> Tỉ lệ phân li kiểu hình đời F1 của phép lai 1 là:
1AABB: 1 kiểu hình 1
: 4 kiểu hình 2

: 6 kiểu hình 3
: 4 kiểu hình 4
1aabb : 1 kiểu hình 5
• Kiểu (a + b)n
Gọi a: số alen trội tổ hợp trong kiểu gen đời F1
b: số alen lặn tổ hợp trong kiểu gen đời F1
n/2: số cặp alen dị hợp của thế hệ P
Trong tương tác cộng gộp, tỉ lệ phân li kiểu hình F 1 tuân theo công thức khai triển của
nhị thức Newton:
(a + b)n =
3. Phương pháp nhận dạng các bài tập thuộc quy luật tương tác gen trong phép
lai 1 tính trạng do 2 cặp gen không alen quy định
a. Phương pháp 1
*) Khi xét sự di truyền về một tính trạng nào đó. Nếu tính trạng ta xét phân li
kiểu hình theo tỉ lệ: 9:3:3:1 hay là biến đổi của tỉ lệ này như: 9:6:1 hoặc 9:3:4 - 9:7 12:3:1 - 13:3 - 15:1 - 1:4:6:4:1. Ta kết luận tính trạng đó được di truyền theo qui luật

tương tác của 2 cặp gen không alen.
*) Tuỳ vào tỉ lệ cụ thể của đề, ta xác định được kiểu tương tác tương ứng.
VD: 9 : 7 -> tương tác bổ sung
13 : 3 -> tương tác át chế
b. Phương pháp 2
*) Khi lai phân tích về một tính trạng nào đó. Nếu FA phân li kiểu hình theo tỉ lệ:
1:1:1:1 hay là biến đổi của tỉ lệ này như: 1:2:1 - 3:1. Ta kết luận tính trạng đó được di
truyền theo qui luật tương tác của 2 cặp gen không alen.
8


*) Tuỳ vào tỉ lệ cụ thể của đề, ta xác định được kiểu tương tác nếu biết kiểu hình
của đời trước và đời FA . Nếu đề không cho đủ các kiểu hình thì ta chọn tất cả các
trường hợp hợp lí.
c. Phương pháp 3
*) Khi xét sự di truyền về một tính trạng nào đó, nếu tính trạng phân li kiểu hình
theo tỉ lệ 3:3:1:1 hoặc là biến đổi của tỉ lệ này như: 4:3:1 - 3:3:2 - 6:1:1 - 5:3 - 7:1. Ta
kết luận tính trạng đó phải được di truyền theo qui luật tương tác của 2 cặp gen không
alen.
*) Tuỳ vào tỉ lệ cụ thể ta xác định được kiểu tương tác tương ứng.
VD: 6:1:1 -> tương tác át chế kiểu 12:3:1.
Kết quả của các phép lai và các kiểu tương tác được thống kê theo bảng sau:
THỐNG KÊ KIỂU TƯƠNG TÁC VÀ KẾT QUẢ CÁC PHÉP LAI
Kiểu
tương
tác

Kết quả
Phép lai phép lai Tỷ lệ %
a

a

Kết quả
Kết quả phép
phép lai b Phép lai c lai c và d
AaBb
× và d
aabb

9:3:3:1
Bổ trợ

Át chế

Cộng
gộp

AaBb
×AaBb

AaBb
×AaBb

AaBb
×AaBb

9:6:1

56,25 : 1875 : 1:1:1:1
1875 : 6,25

56,25:37,5:
6,25

1:2:1

9:3:4

56,25:18,75:25

1:1:2

9:7

56,25:43.75

3:1

12:3:1

75:18,75:6,25

2:1:1

13:3

81,25:18,75

3:1

9:3:4


56,25:18,75:25

1:1:2

15:1

93,75:6,25

3:1

1:4:6:4:

6,25: 25: 37,5: 1:2:1
9

3:3:1:1 hoặc 3:1:3:1
AaBb
×Aabb
AaBb
×aaBb

4:3:1
3:3:2 hoặc 4:3:1
5:3

AaBb
×Aabb
AaBb
×aaBb

AaBb
×Aabb

6:1:1 hoặc 4:3:1
5:3 hoặc 7:1
3:3:2 hoặc 4:3:1
7:1
3:3:1:1


1

25: 6,25

AaBb
×aaBb

(a+ b)n =

III. BÀI TẬP VẬN DỤNG (3 tiết)
1. Các bài tập có hướng dẫn (2 tiết)
Bài 1: Đem lai giữa bố mẹ đều thuần chủng, đời lai thứ nhất đồng loạt xuất hiện một
kiểu hình.
Phép lai 1: Cho F1 x F1, thu được F2:1225 cây quả ngọt: 949 cây quả chua.
Phép lai 2: Cho F1 x cá thể thứ 2 thu được 184 cây quả ngọt: 554 cây quả chua.
Phép lai 3: Cho F1 x cá thể thứ 3 thu được 587 cây quả ngọt: 974 cây quả chua.
1. Qui luật di truyền nào chi phối phối phép lai trên?
2. Xác định kiểu gen của F1 và các cá thể đem lai trên.
Trả lời
1. Xét phép lai 1: F2 9 quả ngọt : 7 quả chua -> Qui luật tương tác bổ trợ của 2 cặp

gen không alen.
Qui ước: A-B-: quả ngọt

quả chua
2.*) Xét phép lai 1: F2 9 quả ngọt : 7 quả chua = 16 tổ hợp = 4 loại giao tử x 4 loại
giao tử -> Kiểu gen của F1: AaBb x AaBb.
*) Xét phép lai 2: 184 cây quả ngọt: 554 cây quả chua 1quả ngọt :3quả chua
Ta có:

A- B- = A- x
B-> Aa x aa
Bb x bb
Kiểu gen của F1: AaBb -> kiểu gen của cá thể thứ 2 là: aabb
*) Xét phép lai 3: 587 cây quả ngọt: 974 cây quả chua 3 quả ngọt : 5 quả chua.
Ta có:

A- B- =

A-

x

B10


-> Aa x Aa
Bb x bb
Kiểu gen của F1: AaBb -> kiểu gen của cá thể thứ 3 là: Aabb
Hoặc ta có:


A- B- = A- x
B-> Aa x aa
Bb x Bb
Kiểu gen của F1: AaBb -> kiểu gen của cá thể thứ 3 là: aaBb
Vậy cá thể thứ 3 có kiểu gen aaBb hoặc AaBb.
Bài 2:
Đem lai giữa bố mẹ đều thuần chủng, bí vỏ quả trắng với bí vỏ quả vàng, đời F 1 đồng
loạt xuất hiện bí vỏ quả trắng.
Cho F1 giao phối, thu được F2:358 cây vỏ quả trắng: 91 cây vỏ quả vàng: 30 cây vỏ
quả xanh.
1. Hãy xác định qui luật di truyền chi phối phép lai trên và kiểu gen của P.
2. Đem lai giữa F1 với cây khác thu được tỉ lệ: 6 cây vỏ quả trắng: 1 cây vỏ quả vàng:
1 cây vỏ quả xanh. Hãy xác định kiểu gen và kiểu hình của cây đem lai với F1.
3. Đem lai F1 với cây khác thu được tỉ lệ: 4 cây vỏ quả trắng: 3 cây vỏ quả vàng: 1 cây
vỏ quả xanh. Hãy xác định kiểu gen và kiểu hình của cây đem lai với F1.
Trả lời
1. F1 x F1 -> F2 : 358 cây vỏ quả trắng : 91 cây vỏ quả vàng : 30 cây vỏ quả xanh
12:3:1 -> Tương tác át chế giữa 2 cặp gen không alen.
Qui ước: Trường hợp 1: gen A là gen át chế
: vỏ quả trắng
aaB- : vỏ quả vàng
aabb : vỏ quả xanh
Trường hợp 2: gen B là gen át chế
vỏ quả trắng
A- bb : vỏ quả vàng
aabb : vỏ quả xanh
F2: 12:3:1 = 16 tổ hợp = 4 loại giao tử x 4 loại giao tử
-> F1: AaBb
11



*) Trường hợp 1 (gen A là gen át chế): PT/C: cây vỏ quả trắng x vỏ quả vàng
-> F1: 100% vỏ quả trắng
-> Kiểu gen của P: AAbb x aaBB
*) Trường hợp 2 (gen b là gen át chế): PT/C: cây vỏ quả trắng x vỏ quả vàng
-> F1: 100% vỏ quả trắng
-> Kiểu gen của P: aaBB x AAbb
2. F1 với cây khác thu được tỉ lệ: 6 cây vỏ quả trắng: 1 cây vỏ quả vàng: 1 cây vỏ quả
xanh.
*) Trường hợp 1 (gen A là ge át chế):
Ta có:

cây vỏ quả vàng (aaB-) = aa x
B- > Aa x Aa
Bb x bb
Kiểu gen của F1: AaBb -> kiểu gen của cây đem lai là: Aabb (vỏ quả trắng).
*) Trường hợp 2 (gen B là gen át chế):
Ta có:

cây vỏ quả vàng (A-bb) =
A- x
bb
-> Aa x aa
Bb x Bb
Kiểu gen của F1: AaBb -> kiểu gen của cây đem lai là: aaBb (vỏ quả trắng).
3. *)Trường hợp 1 (gen A là gen át chế):
Ta có:

vỏ quả vàng (aaB-) = aa x
B-> Aa x aa

Bb x Bb
Kiểu gen của F1: AaBb -> Kiểu gen của cây đem lai là: aaBb (vỏ quả vàng).
*)Trường hợp 2 (gen B là gen át chế):
Ta có:

vỏ quả vàng (A-bb) =
A- x
bb
-> Aa x Aa
Bb x bb
Kiểu gen của F1: AaBb -> Kiểu gen của cây đem lai là: Aabb (vỏ quả vàng).
Bài 3:
Ở đậu thơm, sự có mặt của 2 gen trội A, B trong cùng kiểu gen qui định màu hoa đỏ,
các tổ hợp gen khác chỉ có 1 trong 2 loại gen trội trên, cũng như kiểu gen đồng hợp lặn
sẽ cho kiểu hình hoa màu trắng. Cho biết các gen phân li độc lập trong quá trình di
12


truyền. Lai 2 giống đậu hoa trắng thuần chủng, F 1 thu được toàn hoa màu đỏ. Cho F 1
giao phấn với hoa trắng thu được F2 phân tính theo tỉ lệ 37.5% đỏ: 62,5% trắng. Xác
định kiểu gen cây hoa trắng đem lai với F1.
Hướng dẫn
F2 phân tính theo tỉ lệ: 37.5% đỏ: 62,5% trắng = 3 đỏ : 5 trắng => F 2 có 8 tổ hợp
giao tử = 4 x 2 => Một bên cho 4 giao tử, 1 bên cho 2 giao tử.
Cây cho 4 giao tử dị hợp 2 cặp gen: AaBb
Cây cho 2 giao tử dị hợp 1 cặp gen => Kiểu gen Aabb hoặc aaBb.
Bài 4:
Lai 2 dòng bí thuần chủng quả tròn, thu được F 1 toàn quả dẹt; cho F1 tự thụ phấn F2
thu được 271 quả dẹt : 179 quả tròn : 28 quả dài. Xác định kiểu gen của bố mẹ.
Hướng dẫn

- F2 có 271 quả dẹt : 179 quả tròn : 28 quả dài = 9 quả dẹt : 6 quả tròn : 1 quả dài
=>F2 có 9+6+1 = 16 tổ hợp = 4 x 4 =>
F1 dị hợp 2 cặp gen (AaBb).
Quy ước: A-B- (9) : quả dẹt;

A-bb (3) và aaB- (3): quả tròn;

aabb (1) : quả dài
Vậy kiểu gen bố mẹ thuần chủng là: Aabb x aaBB.
Bài 5:
Khi lai cây hoa đỏ thuần chủng với cây hoa trắng thuần chủng, F1 thu được 100% hoa
đỏ. Cho lai F1 với cây hoa trắng thuần chủng ở trên, F2 thu được 3 hoa trắng : 1 hoa đỏ.
Sự di truyền tính trạng trên tuân theo quy luật nào?
Hướng dẫn

13


F1 x cây hoa trắng thuần chủng được F2 3 đỏ : 1 trắng => F2 có 4 tổ hợp giao tử
= 4 x 1 (Vì cây hoa trắng t/c chỉ cho 1 giao tử) => F 1 cho 4 giao tử => F1 dị hợp 2 cặp
gen (AaBb) => KG của hoa trắng thuần chủng là aabb, kiểu gen của cây hoa đỏ thuần
chủng là AABB =>
Sơ đồ lai: Pt/c: AABB x aabb => F 1: AaBb x aabb => F2: 1AaBb: 1Aabb: 1aaBb
1aabb
=> Aabb và aaBb quy định tính trạng hoa trắng => Tính trạng trên tuân theo quy luật
tương tác gen, kiểu tương tác bổ trợ gen trội.
Bài 6:
Ở ngô, tính trạng về màu sắc hạt do hai gen không alen quy định. Cho ngô hạt trắng
giao phấn với ngô hạt trắng thu được F 1 có 962 hạt trắng, 241 hạt vàng và 80 hạt đỏ.
Tính theo lí thuyết, tỉ lệ hạt trắng ở F1 đồng hợp về cả hai cặp gen trong tổng số hạt

trắng ở F1 là bao nhiêu?
Hướng dẫn
F1: Trắng : vàng : đỏ = 12 : 3 : 1 => Tương tác át chế => 9 A-B-; 3 aaB-: hạt trắng; 3
A-bb: hạt vàng : 1 aabb : hạt đỏ.
Cây hạt trắng đồng hợp (AABB, aaBB) chiếm tỉ lệ 12/16
Cây hạt trắng AABB chiếm tỉ lệ 1/16, cây hạt trắng aaBB chiếm tỉ lệ 1/16 = 2/16
trong tổng số 12/16.
=> Số cây hạt trắng đồng hợp cả 2 cặp gen trong tổng số cây hạt trắng là: 1/6.
Bài 7:
Cho lai hai cây bí quả tròn với nhau, đời con thu được 272 cây bí quả tròn, 183 cây bí
quả bầu dục và 31 cây bí quả dài.
1. Sự di truyền tính trạng hình dạng quả bí tuân theo quy luật di truyền nào?
2. Cho cây bí tròn AaBb lai với cây bí dài. Xác định kết quả lai?
14


Hướng dẫn
1. P quả tròn x quả tròn => F1: Tròn : bầu dục : dài = 272 : 183 : 31 = 9 : 6 : 1 => F 1 có
16 tổ hợp giao tử => Dị hợp 2 cặp gen => Tương tác gen kiểu bổ trợ.
2. Tỉ lệ 1:2:1
2. Một số câu hỏi và bài tập tự luyện (1 tiết)
a. Câu hỏi tự luận
Câu 1. Một số đặc điểm của quy luật tương tác gen:
Câu 2. Lai phân tích trong quy luật tương tác.
Câu 3. Hãy giải thích các mối quan hệ giữa gen và tính trạng sau đây và cho biết kiểu
quan hệ nào là chính xác hơn:
+ Một gen qui định một tính trạng
+ Một gen qui định một enzim/prôtêin
+ Một gen qui định một chuỗi pôlipeptit
Câu 4. Thế nào là tính đa hiệu của gen? Nêu cơ sở di truyền của biến dị tương quan.

Câu 5. Khi lai bố mẹ thuần chủng về một cặp tính trạng tương phản được F1 chỉ mang
một tính trạng của bố hoặc mẹ thì tính trạng đó là trội. Đúng hay sai, tại sao?
b. Bài tập trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn
Bài 1: Đem lai P thuần chủng khác nhau về kiểu gen thu được F 1. cho F1 tự thụ nhận
được F2 27 cây quả tròn- ngọt, 9 cây quả tròn -chua, 18 cây quả bầu - ngọt, 6 cây quả
bầu -chua, 3 cây quả bầu ngọt, 1 cây quả dài – ngọt. Biết vị quả do 1 cặp alen Dd
quy định. Dùng dữ liệu trên trả lời các câu hỏi từ 1 đến 10.
Câu 1. Tính trạng hình dạng quả được chi phối bởi quy luật di truyền nào?
A. định luật phân li
B.tương tác bổ sung
C.tương tác át chế
D.tương tác cộng gộp
Câu 2. Tính trạng vị quả được chi phối bởi quy luật di truyền nào?
A. định luật phân li
B.tương tác át chế
C.tương tác bổ sung
D.tương tác cộng gộp
Câu 3. cả 2 cặp tính trạng được chi phối bởi quy luật di truyền nào?
15


A. 2 cặp gen quy định 2 tính trạng xảy ra hoán vị gen
B. 2 cặp gen quy định 2 tính trạng phân li độc lập
C. 3 cặp gen quy định 2 tính trạng, 3 cặp gen phân li độc lập nhau
D. 3cặp gen quy định 2 tính trạng nằm trên 2 cặp NST tương đồng và liên kết gen
Câu 4. Kiểu gen của P là một trong bao nhiêu trường hợp?
A. 1
B.4
C.2
D.3

Câu 5. kiểu gen của F1 là :
A.
B.
C. AaBbDd
D.
Câu 6. Cho F1 giao phối với cá thể thứ nhất, thu được F 2 có tỉ lệ 3 cây tròn- quả ngọt:
6 cây bầu- quả ngọt: 3 cây dài- quả ngọt:1 cây tròn- quả chua: 2 cây bầu- quả chua: 1
cây dài- quả chua. KG của cây thứ nhất là:
A.
B. aabbDd
C. AaBbdd
D. aaBbDd
Câu 7. Đem F1 giao phối với cá thể thứ 2 kết quả xuất hiện tỉ lệ kiểu hình: 1: 2: 1: 1:
2: 1. KG của cá thể thứ 2 là một trong số bao nhiêu trường hợp:
A. 4.
B. 2.
C. 3.
D. 1.
Câu 8. Nếu kết quả lai giữa F1 với cá thể thứ 3 có tỉ lệ kiểu hình: 12: 9: 4: 3: 3: 1. Có
bao nhiêu sơ đồ lai phù hợp với kết quả trên:
A. 1.
B. 4.
C. 2.
D. 3.
Câu 9. Đem F1 giao phối với cá thể thứ 4, kết quả xuất hiện tỉ lệ kiểu hình: 4: 4: 3: 3:
1: 1. số phép lai phù hợp với kết quả trên:
A. 4.
B. 1.
C. 6.
D. 2.

Câu 10. Đem F1 giao phối với cá thể thứ năm kết quả xuất hiện tỉ lệ kiểu hình: 9: 9: 6:
6: 1: 1. KG của cá thể thứ 5 là
A. AaBbdd.
B. AaBbDd.
C. Aabbdd.
D. aaBbdd.
Bài 2: Cho F1 tự thụ, thu được F2 có tỉ lệ kiểu hình 36 bí vỏ quả trắng- tròn: 12 bí vỏ
quả trắng- bầu: 9 bí vỏ quả vàng - tròn: 3 bí vỏ quả vàng - bầu: 3 bí vỏ quả xanhtròn: 1 bí vỏ quả xanh - bầu . Biết hình dạng quả do cặp alen Dd quy định. Sử dụng
dữ liệu này trả lời các câu hỏi từ 11 đến 17.
Câu 11. Tính trạng màu sắc vỏ quả được chi phối bởi quy luật di truyền nào?
A. Quy luật phân li.
B. Tương tác bổ sung.
C. Tương tác át chế.
D. Tương tác cộng gộp.
16


Câu 12. Tính trạng hình dạng quả được chi phối bởi quy luật di truyền nào?
A. Quy luật phân li.
B. Tương tác át chế.
C. Tương tác bổ sung.
D. Tương tác cộng gộp.
Câu 13. Kiểu gen của F1 là :
A.
B.
C. AaBbDd
D.
Câu 14. Nếu kết quả lai giữa F 1 với cá thể thứ nhất, F 2 có tỉ lệ kiểu hình: 1: 1: 1: 1: 2:
2. KG của cá thể thứ nhất là:
A. AABbdd.

B. aaBbDd.
C. AabbDd.
D. aabbDd.
Câu 15. Nếu kết quả lai giữa F 1 với cá thể thứ hai, F 2 có tỉ lệ kiểu hình: 3: 6: 3: 1: 2:
1. KG của cá thể thứ 2 là một trong số bao nhiêu trường hợp:
A. 2
B.3
C.1
D. 4
Câu 16. Đem F1 giao phối với cá thể thứ ba kết quả xuất hiện tỉ lệ kiểu hình: 6: 6: 1:
1: 1: 1. Nếu B quy định quả vàng thì KG của cá thể thứ 3 là:
A. aaBbdd
B. Aabbdd
C. AaBbdd
D. AabbDd
Câu 17. Nếu đem F1 giao phối với cá thể thứ tư kết quả xuất hiện tỉ lệ kiểu hình: 12:
9: 4: 3: 3: 1. B quy định quả vàng thì KG của cá thể thứ 4 là :
A. AabbDd
B. AaBbDd
C. aaBbDd
D. aaBbdd
Bài 3: Ở thỏ, đem F1 giao phối được F2: 27 con đen- xoăn, 12 con trắng- xoăn, 9 con
đen- thẳng, 9 con nâu- xoăn, 4 con trắng- thẳng, 3 con nâu- thẳng. Gen nằm trên
NST thường, hình dạng lông do 1 cặp alen Dd quy định. Dùng dữ liệu trên trả lời các
câu hỏi từ 18 đến 22.
Câu 18. Tính trạng màu sắc lông được chi phối bởi quy luật di truyền
A. bổ sung hoặc át chế.
B. tương tác bổ sung.
C. tương tác át chế.
D. tương tác cộng gộp.

Câu 19. Tính trạng hình dạng lông được chi phối bởi quy luật di truyền nào?
A. Quy luật phân li.
B. Tương tác bổ sung.
C. Tương tác át chế.
D. Tương tác cộng gộp.
Câu 20. cả 2 tính trạng được di truyền theo quy luật nào?
A. 2 cặp gen quy định 2 tính trạng xảy ra hoán vị gen.
B. 2 cặp gen quy định 2 tính trạng phân li độc lập.
C. 3 cặp gen quy định 2 tính trạng, 3 cặp gen phân li độc lập nhau.
D. 3 cặp gen quy định 2 tính trạng nằm trên 1 cặp NST tương đồng và liên kết gen.
17


Câu 21. kiểu gen của F1 là :
A.

.

B.

.

C. AaBbDd.

18

D. A hoặc B.


Câu 22. Nếu đem F1 giao phối với cá thể có kiểu gen chưa biết, kết quả F 2 xuất hiện tỉ

lệ kiểu hình: 1: 2: 1: 1: 2: 1. KG của cá thể đem lai với F1 là
A.
B. AaBbDd
C. aabbdd
D.Aabbdd
Bài 4: Cho F1 tự thụ, thu được F2 có tỉ lệ kiểu hình 39 quả đỏ- tròn: 13 quả đỏ- dài: 9
quả vàng- tròn: 3 quả vàng – dài. Biết hình dạng quả do 1 cặp alen quy định. Sử dụng
dữ liệu này trả lời các câu hỏi từ 23 đến 27.
Câu 23.Tính trạng màu sắc được chi phối bởi quy luật di truyền nào?
A. Quy luật phân li.
B. Tương tác bổ sung.
C. Tương tác át chế.
D. Tương tác cộng gộp.
Câu 24.Tính trạng hình dạng quả được chi phối bởi quy luật di truyền nào?
A. Quy luật phân li.
B. Tương tác bổ sung.
C. Tương tác át chế.
D. Tương tác cộng gộp.
Câu 25. cả 2 tính trạng được di truyền theo quy luật nào?
A. 2 cặp gen quy định 2 tính trạng xảy ra hoán vị gen.
B. 2 cặp gen quy định 2 tính trạng phân li độc lập.
C. 3 cặp gen quy định 2 tính trạng, 3 cặp gen phân li độc lập nhau.
D. 3cặp gen quy định 2 tính trạng nằm trên 1 cặp NST tương đồng và liên kết gen.
Câu 26. kiểu gen của F1 là :
A.

.

B.


C. AaBbDd.

.

D.

.

Câu 27. Nếu đem F1 giao phối với cá thể có kiểu gen chưa biết, kết quả F 2 xuất hiện tỉ
lệ kiểu hình: 3 quả đỏ- tròn: 3 quả đỏ- dài: 1 quả vàng- tròn: 1 quả vàng – dài. KG của
cá thể đem lai với F1 là
A.
B. AaBbDd
C. aabbdd
D.aaBbDd
Bài 5: Cho P thuần chủng khác nhau về 3 cặp gen giao phối, thu được F 1. Cho F1 tự
thụ kết quả F2 xuất hiện tỉ lệ:
27 cây cao, hoa kép: 21 cây thấp, hoa kép: 9 cây cao, hoa đơn: 7 cây thấp, hoa đơn.
Sử dụng dữ liệu này trả lời các câu hỏi từ 28 đến 30.
Câu 28. Tính trạng kích thước thân được chi phối bởi quy luật di truyền nào?
A. Quy luật phân li.
B. Tương tác bổ sung.
19


C. Tương tác át chế.
D. Tương tác cộng gộp.
Câu 29. Tính trạng hình dạng hoa được chi phối bởi quy luật di truyền nào?
A. Quy luật phân li.
B. Tương tác bổ sung.

C. Tương tác át chế.
D. Tương tác cộng gộp.
Câu 30. quy luật di truyền chi phối cả 2 tính trạng là?
A. 2 cặp gen quy định 2 tính trạng xảy ra hoán vị gen.
B. 2 cặp gen quy định 2 tính trạng phân li độc lập.
C. 3 cặp gen quy định 2 tính trạng, 3 cặp gen phân li độc lập nhau.
D. 3 cặp gen quy định 2 tính trạng nằm trên 1 cặp NST tương đồng.
3. Bài tập tự luận về nhà
Câu 1. Khi lai thuận và nghịch hai thứ bí ngô thuần chủng quả dẹt và quả dài với
nhau được F1 đều quả dẹt, cho cây F1 giao phấn với nhau được F2 có 91 quả dẹt: 59
quả tròn: 10 quả dài. Xác định kiểu tác động của gen đối với sự hình thành hình dạng
quả bí ngô.
Câu 2. Bộ lông của gà được xác định bởi 2 cặp gen không alen di truyền độc lập. Ở
một cặp, gen trội C xác định bộ lông màu, gen lặn c xác định bộ lông trắng. Ở cặp kia,
gen trội I át chế màu, gen lặn i không át chế màu.
Cho 2 nòi gà thuần chủng lông màu CCii và lông trắng ccII giao phối với nhau được
gà F1. Cho gà F1 tiếp tục giao phối với nhau thì tỉ lệ kiểu hình ở F2 sẽ như thế nào?
Câu 3. Khi lai thuận và lai nghịch hai nòi gà thuần chủng mào hình hạt đào với gà
mào hình lá được gà F1 toàn gà mào hình hạt đào. Cho gà F1 giao phối với nhau được
F2 có tỉ lệ 93 mào hình hạt đào: 31 mào hình hoa hồng: 26 mào hình hạt đậu: 9 mào
hình lá.
a. Hình dạng mào gà bị chi phối bởi kiểu tác động nào của gen?
b. Phải chọn cặp lai như thế nào để thế hệ sau sinh ra có tỉ lệ 1 mào hình hạt đào: 1
mào hình hoa hồng: 1 mào hình hạt đậu: 1 mào hình lá?
PHẦN III: KẾT THÚC VẤN ĐỀ
Đây là một trong những chuyên đề giúp tôi ứng dụng để giảng dạy chuyên đề
môn sinh 12 ở trường phổ thông được biên soạn dựa trên kiến thức, kinh nghiệm giảng
20



dạy của bản thân và sự tham khảo các tài liệu của các đsồng nghiệp…Nó giúp các em
học sinh có cái nhìn bao quát, nhận dạng và có được phương pháp giải các dạng bài
tập thuộc quy luật tương tác gen.
Dù cố gắng nhưng chuyên đề khó tranh khỏi những thiếu sót, kiến thức là biển
rộng sẽ còn nhiều những phương pháp hay mà tôi chưa thể cập nhật kính mong các
đồng chí tham gia đóng góp ý kiến để chuyên đề được hoàn chỉnh hơn.

21



×