Tải bản đầy đủ (.doc) (100 trang)

Nghiên cứu biến đổi khí hậu vùng trung du và miền núi Bắc Bộ thời kỳ 1970 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.48 MB, 100 trang )

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Khí hậu trái đất thường xuyên biến đổi. Lịch sử tồn tại hàng triệu năm của trái đất là
sự tiếp nối, xen kẽ các thời kỳ nóng lên và lạnh đi của khí hậu. Những thời kỳ băng hà đã
xuất hiện và kéo dài trong khoảng 100,000 năm. Tiếp sau các kỷ băng hà là những giai
đoạn ngắn hơn, ấm hơn và tại thời điểm này chúng ta đang ở một trong những giai đoạn
đó. Tuy nhiên, điều đáng nói là, từ sau thời kỳ tiền công nghiệp, khí hậu trên phạm vi toàn
cầu đã và đang nóng lên một cách không bình thường và ngày càng trở thành một hiểm
hoạ đối với môi trường toàn cầu, tác động đến mọi hoạt động kinh tế - xã hội của nhiều
nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Trong khoảng 100 năm qua, nhiệt độ trung bình toàn cầu đã tăng lên 0.3 – 0.6 0C,
mực nước biển dâng lên 10 – 20cm. Khí hậu đang biến đổi với tốc độ nhanh chóng. Đó là
đặc trưng nổi bật nhất của sự nóng lên toàn cầu bắt nguồn từ sự phát thải ngày càng nhiều
các khí nhà kính trong các hoạt động kinh tế - xã hội của loài người.
Tháng 6 năm 1992 tại hội nghị Liên Hợp Quốc về môi trường và phát triển tại Riôđơ
Gianêro – Braxin, 147 nước đã ký công ước chung về biến đổi khí hậu (BĐKH), nhằm ổn
định hoá lượng phát thải khí nhà kính và kiềm chế tốc độ thay đổi ở một tỷ lệ có thể quản
lý được. Nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam đã cam kết thực hiện chương trình giảm
nhẹ sự BĐKH và hợp tác trong các lĩnh vực giáo dục, nghiên cứu... nhằm tạo khả năng
cho sự phát triển kinh tế lâu bền.
Việt Nam là một bán đảo nằm trong vành đai nhiệt đới, có đường bờ biển dài trên
3000km, có hàng ngàn sông suối lớn nhỏ, với khoảng 9 triệu ha đất canh tác nông nghiệp
và khoảng 9 triệu ha đất rừng. Cũng như nhiều quốc gia đang phát triển khác, nền kinh tế
xã hội Việt Nam phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, trong đó có khí hậu. Vì vậy,
trong bối cảnh BĐKH hiện đại, Việt Nam đã, đang và sẽ chịu tác động mạnh mẽ của
những dị thường về gió mùa, bão biển, mực nước biển dâng...
Ở Việt Nam những lĩnh vực được đánh giá là dễ bị tác động do biến đổi khí hậu bao
gồm: môi trường tự nhiên, nông nghiệp và an ninh lương thực, sức khoẻ. Vùng bị tác
động mạnh nhất là ven biển và miền núi. Đối tượng dễ bị tổn thương nhất là người nghèo,
phụ nữ, trẻ em và đồng bào dân tộc thiểu số (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2008). Phần
1




lớn cộng đồng dân cư ở vùng trung du và miền núi Bắc Bộ là dân tộc thiểu số với nguồn
thu nhập chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, hơn thế nữa vùng trung du và miền núi
Bắc Bộ có thể được xem là nơi nghèo nhất của cả nước. Tỷ lệ nghèo vào năm 2010 ở một
số tỉnh rất cao, ví dụ tỷ lệ nghèo đói ở Lạng Sơn, Bắc Kạn và Yên Bái lần lượt là 27.5%;
32.1% và 26.5%. Do vậy, trung du và miền núi Bắc Bộ (TDMNBB) là nơi chịu tác động
mạnh nhất và dễ tổn thương nhất do biến đổi khí hậu gây ra.
Hiện nay vùng trung du và miền núi Bắc Bộ đang trong quá trình công nghiệp hóa
(CNH) - hiện đại hóa, là vùng đang được nhà nước đầu tư phát triển nhằm khai thác
những thế mạnh của vùng một cách hiệu quả. Tuy nhiên vùng trung du và miền núi Bắc
Bộ đang phải chịu những ảnh hưởng của BĐKH toàn cầu với những biến đổi dị thường về
chế độ nhiệt, ẩm,… do những tác động từ hoạt động KT - XH. Sự biến động đó ảnh
hưởng rất lớn tới tổ chức đời sống sinh hoạt, sản xuất và phát triển bền vững (PTBV) của
vùng. Vì vậy, nghiên cứu sự BĐKH vùng trung du và miền núi Bắc Bộ sẽ là cơ sở quan
trọng cho quy hoạch khai thác tối ưu những thế mạnh của vùng, cũng như làm cơ sở để
nghiên cứu sâu hơn tác động của BĐKH đối với các địa phương trong vùng và tạo căn cứ
để đề ra những biện pháp hiệu quả nhằm ứng phó với BĐKH.
Vì tất cả những lí do trên, tác giả chọn đề tài “Nghiên cứu biến đổi khí hậu vùng
trung du và miền núi Bắc Bộ thời kỳ 1970 - 2010” làm đối tượng nghiên cứu trong khóa
luận tốt nghiệp.
2. Mục đích, nhiệm vụ và giới hạn của đề tài
2.1. Mục đích
Phân tích quá trình biến đổi các yếu tố: nhiệt độ, lượng mưa, XTNĐ, đồng thời làm
rõ nguyên nhân của những biến đổi trên và kiến nghị một số giải pháp giảm thiểu, thích
ứng với BĐKH vùng TDMNBB.
2.2. Nhiệm vụ của đề tài
Để thực hiện mục đích đề ra, đề tài tập trung và giải quyết những nhiệm vụ sau:
- Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của BĐKH TDMNBB.
- Phân tích, đánh giá BĐKH TDMNBB. Xây dựng hệ thống bảng số liệu thống kê,

biểu đồ về những thay đổi các yếu tố khí hậu (nhiệt độ, lượng mưa, XTNĐ)
2


- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến BĐKH TDMNBB.
- Đánh giá, cảnh báo các nguy cơ BĐKH. Đề xuất chiến lược thích ứng với BĐKH
TDMNBB.
2.3. Giới hạn của đề tài
- Nội dung nghiên cứu: Tập trung làm rõ mức độ BĐKH ở TDMNBB qua các đặc
trưng cơ bản: nhiệt độ, lượng mưa, XTNĐ.
- Lãnh thổ nghiên cứu: vùng trung du và miền núi Bắc Bộ, bao gồm 14 đơn vị hành
chính cấp tỉnh: Hà Giang, Cao Bằng, Lào Cai, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Yên
Bái, Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Giang, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình.
- Thời gian: thời kỳ khảo sát từ 1970 - 2010.
3. Lịch sử nghiên cứu
BĐKH là một vấn đề mới mẻ và phức tạp. Tuy nhiên, trên phạm vi toàn cầu, đã có
nhiều công trình nghiên cứu đưa ra những nhận định có ý nghĩa quan trọng về BĐKH,
nguyên nhân, cũng như những tác động của BĐKH đối với các thành phần tự nhiên và
mọi mặt hoạt động của đời sống kinh tế - xã hội.
Trước hết phải kể đến là những kết quả nghiên cứu của IPCC (nhóm liên quốc gia về
BĐKH) trong thời gian gần đây đã khẳng định những biến đổi mạnh mẽ của khí hậu của
trái đất hơn 100 năm qua, mà tiêu biểu là sự tăng lên với tốc độ khá lớn của nhiệt độ trung
bình lớp khí quyển sát mặt đất và kéo theo nó là hàng loạt những biến đổi đã xảy ra trong
chế độ mưa, ẩm...
Liên quan đến vấn đề BĐKH một số tác giả như Arê – ni – uýt; F.Rrech; GS.
Callendar....đã đề cập đến vấn đề biến đổi độ trong suốt và thành phần của khí quyển,
trong đó yếu tố có liên quan trực tiếp là tỷ lệ khí CO 2 có mặt trong khí quyển, từ đó các
tác giả đưa ra những ảnh hưởng của độ trong suốt của khí quyển đối với BĐKH.
Thời gian gần đây, nhiều nhà khí hậu đã nghiên cứu về sự tăng lên của nhiệt độ do
sự phát thải ngày càng dư thừa các khí có hiệu ứng nhà kính: CO, CO 2, N2O, NOx...

Các công trình nghiên cứu về khí hậu và BĐKH ở nước ta, có một số tài liệu và các
bản dịch của các tác giả trong nước có liên quan đến nội dung đề tài:
- Trước hiện tượng nóng lên toàn cầu và nước biển dâng, tác động ngày càng rõ ràng
đến thành phố Cần Thơ, tác giả Kì Quang Vinh đã khảo sát chuỗi số liệu 30 năm (1978 3


2007) và đi đến kết luận: nhiệt độ không khí trung bình của thành phố Cần Thơ có xu thế
tăng nhanh (0.560C), lượng mưa có nhiều biến đổi nhưng không có xu thế rõ ràng; tình
trạng nước biển dâng, xâm nhập mặn gia tăng và ngày càng nghiêm trọng. Trên cơ sở đó,
tác giả xây dựng kịch bản tổn thương do BĐKH phục vụ công tác quy hoạch thành phố
Cần Thơ.
- Trong công trình “Sự phát triển đô thị và xu thế BĐKH tại TP. Hồ Chí Minh”, tác
giả Lương Văn Việt đã chỉ ra: Nhiệt độ trung bình ở thành phố Hồ Chí Minh đã tăng
0.020C/năm trong thời kỳ 1960 - 2000 và 0.0330C/năm trong thời kỳ 1991 - 2005, độ ẩm
lại giảm 0.081%/năm và 0.21%/năm trong hai thời kỳ tương ứng. Lượng mưa tăng không
rõ nét cả về thời gian và không gian. Đồng thời, tác giả cũng chỉ ra ba nguyên nhân ảnh
hưởng đến khí hậu thành phố Hồ Chí Minh là: tốc độ tăng tỉ lệ sử dụng đất xây dựng, độ
cao của các công trình và phát thải bụi, khí. Tuy nhiên, những biến đổi của các yếu tố khí
hậu cũng như những nguyên nhân khác từ KT - XH chưa được làm rõ, do đó chưa đưa ra
được những giải pháp cụ thể, đồng bộ cho PTBV đô thị.
- Tác giả Nguyễn Quyết Chiến trong công trình “Nghiên cứu BĐKH vùng ĐBSH
thời kỳ 1961 – 2000” cũng có kết luận: vùng ĐBSH cũng như nhiều nơi khác trên lãnh
thổ Việt Nam, nhiệt độ (nhiệt độ trung bình, nhiệt độ cao nhất, thấp nhất trung bình),
lượng mưa và số ngày mưa phùn là những đặc trưng yếu tố có sự biến đổi nổi bật nhất.
Như vậy, những công trình nghiên cứu trên là cơ sở khoa học quan trọng cho đề tài.
Tuy nhiên, chưa có một nghiên cứu cụ thể nào về mức độ BĐKH ở vùng trung du và miền
núi Bắc Bộ, đặc biệt là diễn biến của BĐKH trong những năm gần đây. Vì vậy, đề tài này
mong muốn sẽ góp phần làm cơ sở để có những đề tài nghiên cứu cụ thể, chi tiết hơn về
BĐKH vùng trung du và miền núi Bắc Bộ.
4. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu

4.1. Quan điểm nghiên cứu
Đó là hệ thống các quan điểm địa lý cơ bản, bao trùm toàn bộ quá trình nghiên cứu:
quan điểm hệ thống, quan điểm lãnh thổ.
4.1.1. Quan điểm hệ thống
Mọi sự vật hiện tượng đều có mối quan hệ biện chứng với nhau tạo thành một thể
thống nhất, hoàn chỉnh, được gọi là một hệ thống. Mỗi hệ thống lại có khả năng phân chia
4


thành các hệ thống cấp thấp hơn, chúng luôn vận động và tác động tương hỗ với nhau
trong một thể thống nhất.
Theo đó, các thành phần địa lý tự nhiên, nội dung và khí hậu nói riêng được coi như
một thành phần nhỏ của tổng thể tự nhiên. Quá trình nghiên cứu BĐKH xem xét các yếu
tố khí hậu như những hợp phần nhỏ tạo thành khí hậu trong mối quan hệ biện chứng với
các hợp phần khác của cảnh quan tự nhiên.
4.1.2. Quan điểm lãnh thổ
Bất kỳ một đối tượng địa lý nào cũng đều gắn với một không gian lãnh thổ cụ thể.
Chính vì thế các quá trình nghiên cứu không thể tách biệt khỏi lãnh thổ đó. Trong mỗi
lãnh thổ luôn luôn có sự phân hoá nội tại, đồng thời có mối quan hệ chặt chẽ với các lãnh
thổ xung quanh cả về phương diện tự nhiên và kinh tế xã hội. Quán triệt quan điểm này,
đề tài nghiên cứu một mặt làm rõ sự phân hoá ở những mức độ khác nhau, có tính chất địa
phương trong lãnh thổ nghiên cứu, đồng thời thấy được sự BĐKH vùng TDMNBB là một
bộ phận và chịu ảnh hưởng chung của BĐKH trên phạm vi cả nước cũng như toàn cầu.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
4.2.1. Phương pháp xử lí số liệu thống kê
Trên cơ sở nguồn số liệu khí tượng, KT - XH thu thập được trong thời kỳ 1970 2010 của vùng TDMNBB, tác giả sử dụng phương pháp toán xác suất thống kê để chỉnh
lí, tính toán sự biến động của các chỉ số cơ bản. Phân tích, kiểm nghiệm và ước lượng xu
thế biến đổi của một số yếu tố khí hậu, nhân tố KT - XH, tạo cơ sở cho những kết luận về
BĐKH vùng và mối quan hệ của nó với các hoạt động KT - XH.
4.2.2. Phương pháp bản đồ, biểu đồ và ứng dụng công nghệ thông tin

Sử dụng phương pháp này để thành lập các bản đồ chuyên đề, biểu đồ phục vụ quá
trình nghiên cứu và thể hiện các số liệu KT - XH trong thời kỳ 1970 - 2010. Trong
phương pháp này, hệ thống thông tin địa lí (GIS) với phần mềm ứng dụng MapInfo là
công cụ cơ bản.
Sử dụng phần mềm Microsoft Excel để vẽ các biểu đồ cũng như sử dụng các hàm
xác suất thống kê trong việc nghiên cứu biểu hiện của biến đổi khí hậu. Cụ thể trong khóa
luận có sử dụng excel để thành lập các biểu đồ xu thế diễn biến nhiệt độ và lượng mưa
trong thời kỳ nghiên cứu 1970 – 2010.
5


4.2.3. Phương pháp phân tích, tổng hợp
Từ nguồn tài liệu thu thập và đã qua xử lí, tác giả vận dụng phương pháp này để
phân tích sự phát triển các yếu tố khí hậu và so sánh với giá trị trung bình, các vùng lãnh
thổ xung quanh rút ra những kết luận chung về hiện trạng, mức độ BĐKH vùng. Mặt
khác, xác lập mối quan hệ giữa BĐKH với hoạt động KT - XH của vùng, tạo cơ sở đề
xuất các giải pháp giảm thiểu, ứng phó với BĐKH.
5. Cơ sở nguồn số liệu
Đề tài nghiên cứu sử dụng hai loại số liệu chủ yếu: số liệu khí tượng và số liệu KT XH của vùng TDMNBB.
- Các số liệu khí tượng cơ bản như: Nhiệt độ, lượng mưa, bão và áp thấp nhiệt đới
được thu thập ở 4 trạm ( Thái Nguyên, Lạng Sơn, Điện Biên, Sìn Hồ - Lai Châu), trong
thời kỳ được lựa chọn nghiên cứu là 40 năm (1970- 2010) do Viện khoa học khí tượng
thủy văn và môi trường cung cấp.
- Hệ thống số liệu KT - XH được Cục thống kê Hà Nội, Tổng cục thống kê cung
cấp, thu thập từ các ấn phẩm thống kê và kế thừa các công trình nghiên cứu đáng tin cậy
làm cơ sở cho việc tính toán và đưa ra những luận cứ khoa học quan trọng.
6. Cấu trúc khóa luận
Khóa luận dài 93 trang, gồm phần mở đầu, nội dung, kết luận và tài liệu tham khảo,
phụ lục. Trong đó phần nội dung gồm 3 chương 28 Bảng, 17 hình và 2 bản đồ
- Chương 1: (18 trang): Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc nghiên cứu BĐKH

vùng TDMNBB thời kỳ 1970 - 2010.
- Chương 2 (39 trang): Biến đổi khí hậu ở vùng TDMNBB thời kỳ 1970 - 2010.
- Chương 3 (25 trang): Tác động của BĐKH và biện pháp ứng phó với BĐKH
vùng TDMNBB.

6


Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU BĐKH
VÙNG TDMNBB THỜI KỲ 1970 - 2010
1.1. Cơ sở lí thuyết
1.1.1. Các khái niệm, thuật ngữ biến đổi khí hậu
1.1.1.1. Khái niệm khí hậu và hệ thống khí hậu
Có nhiều quan điểm khác nhau về khí hậu:
- Khí hậu là trạng thái trung bình nhiều năm của thời tiết (thường là 30 năm) tại một
khu vực nhất định. [13]
- Theo Tổ chức khí tượng thế giới (WMO): “ Khí hậu là tổng hợp các điều kiện thời
tiết ở một khu vực nhất định đặc trưng bởi các thống kê dài hạn các biến số của trạng thái
khí quyển ở khu vực đó”.[13]
- Theo quan niệm của Alixop: Khí hậu của một nơi nào đó là chế độ thời tiết đặc
trưng nhiều năm, được tạo nên bởi bức xạ Mặt trời, đặc tính của mặt đệm và hoàn lưu khí
quyển.[11]
Như vậy, khí hậu là trạng thái của khí quyển ở một nơi nào đó, được đặc trưng bởi
các trị số trung bình nhiều năm về nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, lượng bốc hơi, lượng mây,
gió ... khí hậu có tính chất ổn định, ít thay đổi.
Hệ thống khí hậu là toàn thể khí quyển, đại dương, đất liền, băng quyển, sinh quyển
và những tương tác giữa chúng.[13]
1.1.1.2. Thời tiết
Thời tiết là trạng thái khí quyển tại một địa điểm nhất định được xác định bằng tổ
hợp các yếu tố: nhiệt độ, áp suất, độ ẩm, tốc độ gió, mưa,… [5]

1.1.1.3. Biến đổi khí hậu
Có nhiều quan điểm khác nhau về BĐKH:
- Theo Công ước khí hậu, sự thay đổi của khí hậu được quy trực tiếp hay gián tiếp là
do hoạt động của con người làm thay đổi thành phần của khí quyển toàn cầu và đóng góp
thêm vào biến động khí hậu tự nhiên trong các thời gian có thể so sánh.[7]
7


- BĐKH là sự biến đổi trạng thái của khí hậu so với trung bình theo một xu thế nhất
định, hoặc dao động của khí hậu duy trì trong một khoảng thời gian dài, thường là vài
thập kỷ hoặc dài hơn.[11]
- BĐKH là “những ảnh hưởng có hại của BĐKH”, là những biến đổi trong môi
trường vật lí hoặc sinh học gây ra những ảnh hưởng có hại đáng kể đến thành phần, khả
năng phục hồi hoặc sinh sản của các hệ sinh thái tự nhiên và được quản lí hoặc đến hoạt
động của các hệ thống KT - XH hoặc đến sức khỏe và phúc lợi của con người. (theo Công
ước chung của Liên hợp quốc về BĐKH).[12]
Như vậy Biến đổi khí hậu là sự biến đổi trạng thái của khí hậu so với trung bình
và/hoặc dao động của khí hậu duy trì trong một khoảng thời gian dài, thường là vài thập
kỷ hoặc dài hơn. Biến đổi khí hậu có thể là do các quá trình tự nhiên bên trong hoặc các
tác động bên ngoài, hoặc do hoạt động của con người làm thay đổi thành phần của khí
quyển hay trong khai thác sử dụng đất.
1.1.1.4. Kịch bản biến đổi khí hậu
Kịch bản biến đổi khí hậu là giả định có cơ sở khoa học và tính tin cậy về sự tiến
triển trong tương lai của các mối quan hệ giữa KT-XH, GDP, phát thải khí nhà kính, biến
đổi khí hậu và mực nước biển dâng. Lưu ý rằng, kịch bản biến đổi khí hậu khác với dự
báo thời tiết và dự báo khí hậu là nó đưa ra quan điểm về mối ràng buộc giữa phát triển và
hành động. [13]
1.1.1.5. Khí nhà kính – hiệu ứng nhà kính
Tại những vùng lạnh lẽo của Trái Đất, người ta sử dụng những ngôi nhà bằng kính
(hoặc vật liệu trong suốt) để trồng cây và rau. Kính có tác dụng cho ánh sáng đi vào

nhưng không cho nhiệt thoát ra bên ngoài.
Trái Đất có một lớp hỗn hợp các loại khí trong bầu khí quyển của mình có khả năng
giữ nhiệt từ ánh sáng mặt trời (như nhà kính) và vì thế làm cho Trái Đất không bị lạnh đi,
các khí đó được gọi là các khí nhà kính. Có nhiều khí nhà kính, gồm CO 2, CH4, CFC,
SO2, hơi nước ... Khi ánh sáng mặt trời chiếu vào Trái Đất, một phần được Trái Đất hấp
thu và một phần được phản xạ vào không gian. Các khí nhà kính có tác dụng giữ lại nhiệt
8


của mặt trời, không cho nó phản xạ đi, nếu các khí nhà kính tồn tại vừa phải thì chúng
giúp cho nhiệt độ Trái Đất không quá lạnh nhưng nếu chúng có quá nhiều trong khí
quyển thì kết quả là Trái Đất nóng lên. Vai trò gây nên hiệu ứng nhà kính của các chất khí
được xếp theo thứ tự sau: CO2 => CFC => CH4 => O3 =>NO2.
Hiệu ứng giữ nhiệt ở tầng thấp của khí quyển bởi các khí nhà kính hấp thụ bức xạ từ
mặt đất phát ra và phát xạ trở lại mặt đất làm cho lớp khí quyển tầng thấp và bề mặt Trái
đất ấm lên tựa như vai trò của một nhà kính và được gọi là hiệu ứng nhà kính.[8]

Hình 1.1. Hiệu ứng nhà kính [8]
1.1.2. Biểu hiện BĐKH ở Việt Nam
Ở Việt Nam, kết quả phân tích các số liệu khí hậu cho thấy biến đổi của các yếu tố
khí hậu và mực nước biển có những điểm đáng lưu ý sau:
- Nhiệt độ: Trong 50 năm qua (1958 – 2007), nhiệt độ trung bình năm ở Việt Nam
tăng lên khoảng 0,50C đến 0,70C. Nhiệt độ mùa đông tăng lên nhanh hơn nhiệt độ mùa hè
và nhiệt độ ở các vùng khí hậu phía Bắc tăng nhanh hơn các vùng khí hậu phía Nam
(Hình 5a). Nhiệt độ trung bình năm của 4 thập kỷ gần đây (1961 – 2000) cao hơn trung
bình năm của 3 thập kỷ trước đó (1931 – 1960). Nhiệt độ trung bình năm của thập kỷ
1991 – 2000 ở Hà Nội, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh đều cao hơn trung bình của
thập kỷ 1931 – 1940 lần lượt là 0,8; 0,4 và 0,6 0C. Năm 2007, nhiệt độ trung bình năm ở
cả 3 nơi trên đều cao hơn trung bình của thập kỷ 1931 – 1940 là 0,8 – 1,3 0C và cao hơn
thập kỷ 1991 – 2000 là 0,4 – 0,50C (Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi

khí hậu, Bộ TNMT, 2008).
9


- Lượng mưa: Trên từng điểm, xu thế biến đổi của lượng mưa trung bình năm trong
9 thập kỷ vừa qua (1911 – 2000) không rõ rệt theo các thời kỳ và trên các vùng khác
nhau: có giai đoạn tăng lên và có giai đoạn giảm xuống. Lượng mưa năm giảm ở các vùng
khí hậu phía Bắc và tăng ở các vùng khí hậu phía Nam (Hình 5b). Tính trung bình trong
cả nước, lượng mưa năm trong 50 năm qua (1958 – 2007) đã giảm 2% (Chương trình
mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu, Bộ TNMT, 2008).
- Không khí lạnh: Số đợt không khí ảnh hưởng tới Việt Nam giảm đi rõ rệt trong hai
thập kỷ qua. Tuy nhiên, các biểu hiện dị thường lại thường xuất hiện mà gần đây nhất là
đợt không khí lạnh gây rét đậm, rét hại kéo dài 38 ngày trong tháng 1 và tháng 2 năm
2008 ở Bắc Bộ (Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu, Bộ TNMT,
2008).
- Bão: những năm gần đây, bão có cường độ mạnh xuất hiện nhiều hơn. Quỹ đạo bão
có dấu hiệu dịch chuyển dần về phía nam và mùa bão kết thúc muộn hơn, nhiều cơn bão
có đường đi (Hình 6) dị thường hơn (Thông báo đầu tiên của Việt Nam cho công ước
khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu, Bộ TNMT, 2003).
- Mực nước biển: Số liệu quan chắc tại các trạm hải văn dọc ven biển Việt Nam cho
thấy tốc độ dâng lên của mực nước biển trung bình ở Việt Nam hiện nay khoảng
3mm/năm (giai đoạn 1993 – 2008), tương đương với tốc độ tăng trung bình trên thế giới.
Trong khoảng 50 năm qua, mực nước biển (Hình 7) tại trạm hải văn Hòn Dấu dâng lên
khoảng 20cm (Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu, Bộ TNMT,
2008).

10


Hình 1.2. Diến biến của nhiệt độ (a) và lượng mưa (b) ở Việt Nam trong 50 năm qua [6].


a)

b)
11


1.1.3. Phương pháp tính toán các đặc trưng BĐKH TDMNBB
Đối với TDMNBB, trong khoảng thời gian từ 1970 – 2010, khi nghiên cứu về
mức độ BĐKH tác giả không thể đề cập đến tất cả các yếu tố mà chỉ dừng lại ở một số
yếu tố khí hậu cơ bản như: nhiệt độ không khí (T); tổng lượng mưa (R), tần số xoáy
thuận nhiệt đới.
1.1.3.1. Các trạm khí tượng, thời kỳ quan trắc và thập kỷ
BĐKH TDMNBB được tính toán và nghiên cứu qua số liệu 4 trạm khí tượng của vùng
TDMNBB: 1 – Thái Nguyên; 2 – Lạng Sơn; 3 – Điện Biên; 4 – Sìn Hồ (bảng 1)
Bảng 1.1. Các trạm khí tượng nghiên cứu
Vĩ độ Bắc
(độ, phút)

Kinh độ Đông
(độ, phút)

Độ cao
(mét)

Thời kỳ
quan trắc

Thái Nguyên Thái Nguyên
Lạng Sơn

Lạng Sơn
Điện Biên
Điện Biên

21035’
21050’
21021’

105050’
106046’
103000’

36
258
479

1970 – 2010
1970 – 2010
1970 – 2010

Sìn Hồ

22021’

103015’

1529

1970 – 2010


Trạm

Tỉnh

Lai Châu

Các đặc trưng mô tả chế độ khí hậu cũng như các đặc trưng phản ánh mức độ
BĐKH đều được tính toán cho các chuỗi số liệu thời kỳ 1970 – 2010. Vì vậy BĐKH
TDMNBB thực chất là biến đổi trong 40 năm.
Những đặc trưng thống kê khí hậu không chỉ được tính toán cho toàn bộ thời kỳ quan
trắc mà còn được tính riêng cho từng thập kỷ. Theo đó, từ 1970 – 2010 được chia
thành 4 thập kỷ: 1970 – 1979; 1980 – 1989; 1990 – 1999; 2000 – 2009.

1.1.3.2. Phương pháp tính toán các đặc trưng khí hậu
- Tính chất cơ bản của chuỗi khí hậu
12


Biến đổi của các đặc trưng yếu tố khí hậu bao gồm nhiều loại trong đó có hai loại
cơ bản nhất:
1. Biến đổi (của trị số ngày) từ ngày này qua ngày khác trong quá trình năm.
2. Biến đổi (của trị số năm) từ năm này qua năm khác trong quá trình lịch sử.
Nội dung chủ yếu của vấn đề BĐKH hiện tại ở TDMNBB thuộc loại biến đổi thứ
hai, đó là biến đổi của các đặc trưng chủ yếu từ năm này qua năm khác, trong nhiều
thập kỷ gần đây.
Để thuận lợi cho việc tính toán, phân tích và nghiên cứu BĐKH người ta thường
lập chuỗi thời gian. Đó là tập hợp các trị số quan trắc khí hậu của từng năm xếp theo
thứ tự trước sau. Đối với yếu tố X có nhiều năm, chuỗi khí hậu được kí hiệu {X t}.
{Xt}: x1, x2,..., xn-1, xn


(1.1)

Việc tính toán các đặc trưng cơ bản đều dựa trên chuỗi thời gian. Ngoài ra, chuỗi
khí hậu cũng là công cụ nghiên cứu mối liên hệ có thể có giữa các thành viên trong
chuỗi. Một chuỗi số liệu khí hậu chịu ảnh hưởng của ba tính chất biến đổi cơ bản sau:
Tính ngẫu nhiên: với biến đổi có tính ngẫu nhiên các trị số trong chuỗi tăng lên hay
giảm đi một lượng nào đó, sự tăng lên hay giảm đi thường xen kẽ nhau, góp phần làm
cho trị số khí hậu dao động xung quanh một mức nhất định, mức này có thể là trị số
trung bình của chuỗi nếu như chuỗi đó không có tính xu thế.
Tính xu thế: với biến đổi mang tính xu thế, trị số của năm sau cao hơn năm trước
(xu thế tăng) hoặc thấp hơn năm trước (xu thế giảm). Trong chuỗi có xu thế tăng (hoặc
giảm) rõ rệt trị số đầu tiên đồng thời là cực tiểu (hoặc cực đại) và trị số cuối cùng đồng
thời là cực đại (hoặc cực tiểu).
Tính chu kì: với BĐKH mang tính chu kì, các trị số cùng chung nhau đặc tính
(cao, thấp...) được lặp lại sau một số năm nhất định. Trong chuỗi mang biến đổi chu kì
có nhiều cực đại, cực tiểu và khoảng cách giữa các cực đại hay cực tiểu gần như là
hằng số.
Trong một trường hợp cần thiết có thể thay chuỗi {Xt} bằng chuỗi trình tự {x*t}
{x*t}: x*1, x*2, .... , x*n-1, x*n

(1.2)

Trong đó:
x*1 < x*2 < .... < x*n-1 < x*n
Như vậy, chuỗi trình tự bao gồm n thành viên của chuỗi thời gian được sắp xếp
theo thứ tự từ bé đến lớn.

13



- Để xem xét khả năng xuất hiện sự kiện người ta thường dùng ba đại lượng: tần suất
sự kiện, thời gian lặp lại sự kiện và các đặc trưng phản ánh trạng thái trung gian - trung
bình số học.
Trong đó tần suất sự kiện được hiểu là xác suất sự kiện xuất hiện và được tính
theo công thức:
m
P ( s ) = ´ 100%
n

(1.3)

Trong đó:
m: là số năm xuất hiện sự kiện S.
N: là số năm quan trắc.
Nếu P(s) là tần suất xuất hiện sự kiện khí hậu S nào đó thì:
T (s) =

1
P( s)

(1.4)

Là thời gian cần thiết để lặp lại hiện tượng S
Trung bình số học được kí hiệu là
1 n
x = å xt
n t-1

và được xác định bởi:
t – 1 -> n ?


(1.5)

- Mức độ biến đổi của một chuỗi số liệu được phản ánh thông qua các giá trị
+ Chuẩn sai được kí hiệu là ∆x t và nó chính là hiệu giữa các thành phần của chuỗi và
giá trị trung bình.
Dxt =xt - x

(1.6)

+ Phương sai S2(x) là đại lương đặc trưng cho mức độ tản mạn của các giá trị trung
bình của chuỗi xung quanh giá trị trung bình và được tính theo công thức:
1 n
S 2 ( x) =
( xt - x) 2
å
n - 1 t =1

(1.7)

+ Từ công thức 1.7, ta lấy phương sai có thứ nguyên bằng bình phương thứ nguyên
của đại lượng được đo. Vì vậy, thay vì sử dụng phương sai, chúng tôi dùng độ lệch tiêu
chuẩn S(x) và được xác định bởi:
S ( x) =

Và Sr ( x ) =

1 n
( xt - x ) 2
å

n - 1 t =1

(1.8)

S ( x)
100% được gọi là biến suất hay hệ số biến động.
x

- Kiểm nghiện tính xu thế và sử dụng phương trình xu thế
14


+ Để xác định xu thế biến đổi của một số đặc trưng yếu tố khí hậu X, cần phải
thực hiện hai khâu:
1. Kiểm nghiệm xem X có tính xu thế không.
2. Lập phương trình xu thế sau khi chấp nhận X có tính xu thế. Việc kiểm nghiệm tính
xu thế được thực hiện theo nguyên kì sau: Từ chuỗi ban đầu {X t} lập chuỗi trình tự
{Yi}: Y1, Y2, ..., Yn-1, Yn với Y1 < Y2 <..... < Yn-1 < Yn.
Khi đó một x bất kì có thứ tự thời gian t trong chuỗi {X t} sẽ được xếp thứ i trong
chuỗi trình tự bé - lớn {Yi}. Bản thân {Yi} là chuỗi có xu thế (tăng dần) cho nên khi số
thứ tự thời gian t trong {Xt} bằng hoặc gần bằng thứ tự bé - lớn i trong {Yi}.
Chuỗi thời gian {Xt} được coi là có xu thế. Vấn đề là phải xác nhận sự bằng nhau hay
khác nhau giữa t và i theo quan điểm thống kê toán học.
Để giải quyết vấn đề này, chúng tôi sử dụng kiểm nghiệm Spearman đối với độ
lớn của đại lượng rs
rs =1 -

6

n


n( n 2 - 1)

å [ t ( xt ) - i( yi )]

2

(1.9)

t =i

Khi chấp nhận X có tính xu thế, phải lập phương trình xu thế dưới dạng phổ biến.
yt =a +bt
n

å (y

Trong đó: b =

t

t =1

n

(1.10)

- y )(t - t )

å (t - t )


1 n
1 n
y
b
t
å t nå
n t =1
t =1

; a=

2

t =1

Để khử ảnh hưởng của các biến đổi ngẫu nhiên và loại bỏ được ảnh hưởng của
các biến đổi có chu kì ngắn ra khỏi chuỗi ban đầu tạo cơ sở để phân tích xu thế và dao
động có chu kì dài người ta dùng phương pháp trung bình trượt.
Từ chuỗi ban đầu {Xt},{Xt}= x1, x2,..., xn-1, xn, biến đổi mỗi trị số thành các trị số của
m thành phần liên tiếp.
Trị số trung bình trượt {xmt} của một năm t bất kì với m lẻ là:
m- 1
t+

1 2
xtm = å xt
m t - m- 1

(1.11)


2

Như vậy trong chuỗi trung bình trượt không có trị số của

m- 1
m- 1
năm đầu,
2
2

năm cuối và do đó thời kỳ quan trắc của chuỗi trung bình trượt ít đi m - 1 thành viên
so với chuỗi ban đầu.

15


1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Đặc điểm chung về tự nhiên của vùng trung du và miền núi Bắc Bộ
Vùng trung du và miền núi Bắc Bộ gồm 14 tỉnh: Hà Giang, Cao Bằng, Lào Cai,
Bắc Kạn, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Yên Bái, Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Giang, Lai
Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình. Vùng trung du và miền núi Bắc Bộ có diện tích
hơn 95338.8 km² lớn nhất cả nước, chiếm 28.8 % diện tích cả nước. Dân số hơn 11.17
triệu người (năm 2010) chiếm khoảng 12.9% dân số cả nước.
Trung du và miền núi Bắc Bộ là khu vực có vị trí khá đặc biệt. Phía bắc giáp với
3 tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây và Vân Nam của Trung Quốc, phía tây giáp Lào, phía
đông và nam giáp Đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ
Trung du và miền núi Bắc Bộ được chia thành 2 tiểu vùng là Tây Bắc (gồm 4
tỉnh phía tây) và Đông Bắc (gồm 10 tỉnh còn lại).
1.2.1.1. Địa chất - địa hình

Tiểu vùng Đông Bắc có lịch sử phát triển rất lâu dài (cách đây khoảng hơn 2 tỉ
năm), có cấu trúc địa chất của một miền địa máng Đông Dương với những khu vực
uốn nếp điển hình có hướng cấu trúc sơn văn chính theo hướng tây bắc – đông nam.
Phần lớn địa hình ở tiểu vùng Đông Bắc có độ cao trung bình. Dọc theo biên giới Việt
– Trung của tiểu vùng Đông Bắc có sơn nguyên đá Đồng Văn – Lũng Cú. Nhiều dãy
núi cao trên 1500m như: Tây Côn Lĩnh (2419m), Kiều Liêu Ty (2402m), Mẫu Sơn
(1541m), Nam Châu Lãnh (1506m), Tam Đảo (1591m); các dãy núi hình cánh cung:
Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều. Một số cánh đồng giữa núi có diện tích
rộng, tương đối bằng phẳng, dân cư đông đúc, nông nghiệp trù phú như Văn Chấn,
Nghĩa Lộ (Yên Bái), Hoài An ( Cao Bằng), Đại Từ (Thái Nguyên).
Tây Bắc là khu kiến tạo Inđôxini được nâng mạnh trong đại Tân sinh, có cấu tạo
địa chất được hoạt hóa nhiều lần và hoạt động tân kiến tạo nâng lên mạnh nhất ở Đông
Dương. Khu vực này gồm một hệ thống các phức nếp lồi và phức nếp lõm dạng dải,
hẹp ngang sắp xếp xen kẽ nhau theo hướng tây bắc – đông nam. Đại bộ phận diện tích
lãnh thổ Tây Bắc là địa hình núi cao và chia cắt sâu. Đó là các cao nguyên Tả Phình,
Sín Chải, Sơn La, Mộc Châu và những dãy núi dọc theo biên giới Việt – Trung, Việt –
Lào với đỉnh cao từ 1500m trở lên: Pu Si Lung (3076m), Khoan La San (1853m), Pu
Sam Sao (1897m), Pu Luông (1880m); Phanxipăng là đỉnh núi cao nhất Việt Nam
16


(3143m). Lưu vực sông Đà chiếm đại bộ phận Tây Bắc với nhiều thác gềnh có nguồn
thủy năng dồi dào. Tuy nhiên Tây Bắc cũng có những cánh đồng giữa núi chiếm diện
tích lớn như cánh đồng Mường Thanh, Tuần Giáo, Bình Lư.
1.2.1.2. Khí hậu
Trung du và miền núi Bắc Bộ có
khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm với nhiệt
độ trung bình năm 20 – 220C, lượng
mưa 1800 – 2000mm. Do ảnh hưởng
của vị trí địa lí (nằm sát chí tuyến Bắc),

lại chịu sự chi phối của độ cao và
hướng địa hình, đồng thời ảnh hưởng
của gió mùa đồng bắc mà thời tiết địa
phương thường lạnh và ít mưa về mùa
đông, khí hậu có tính pha trộn cận
nhiệt và ôn đới núi cao.
Vùng trung du và miền núi Bắc Bộ có
sự phân hóa khí hậu theo đai cao rất
điển hình:
- Từ 0 – 600m là đai nội chí tuyến chân
núi với đặc điểm là mùa hè nóng, nhiệt
độ trung bình tháng 250C, tổng nhiệt
trên 75000C, thích hợp với các loại sinh
vật nhiệt đới. Có thể phân đai này
thành ba á đai: Á đai thấp đến 100m:
chỉ có mùa đông lạnh (nhiệt độ trung
bình tháng <180C). Á đai 100 đến
300m: có nơi đã có mùa đông rét (nhiệt
độ trung bình tháng <150C). Á đai 300
đến 600m: nhiều nơi đã có mùa đông
rét
- Từ 600 – 2600m: là đai á nhiệt
đới từ ẩm đến ẩm ướt trên núi, với tổng nhiệt độ trên 4500 0C và mùa hè mát với nhiệt
17


độ trung bình tháng dưới 250C. Trong đai này có ba á đai:
+ Á đai 600m – 1000m: đây là á đai có tính chất chuyển tiếp từ nội chí tuyến
chân núi lên á đai nhiệt đới trên núi.
+ Á đai 1000m – 1600m: Á đai này mang tính chất á nhiệt đới rõ rệt.

+ Á đai 1600m – 2600m: đây là á đai mang tính chất chuyển tiếp lên đai ôn đới
do tháng nóng nhất không quá 200C, nghĩa là có mùa nóng tương đương với mùa hè ôn
đới. Ở đây mùa đông chưa lạnh bằng mùa đông ôn đới, chưa có băng tuyết thường
xuyên.
- Từ 2600m trở lên: là đai ôn đới từ ẩm đến ẩm ướt trên núi với tổng nhiệt xuống
dưới 45000C, quanh năm rét dưới 150C, mùa đông cần phân ra các á đai vì đai ôn đới
chiếm diện tích rất nhỏ và hạn chế trên một số đỉnh núi cao phía bắc.
Sự phân hóa khí hậu cũng thể hiện ở sự khác biệt giữa hai tiểu vùng Đông Bắc và
Tây Bắc lấy dãy Hoàng Liên Sơn làm ranh giới tự nhiên. Khí hậu vùng Đông Bắc
mang tính chất nhiệt đới ẩm có mùa đông lạnh, còn Tây Bắc khí hậu nhiệt đới có mùa
đông lạnh vừa do bức chắn địa hình.
1.2.1.3. Thủy văn
Vùng trung du và miền núi Bắc Bộ là khu vực có hệ thống sông ngòi khá dày đặc
với nhiều con sông lớn và lượng nước phong phú. Vùng có 5 hệ thống sông chính là hệ
thống sông Hồng, sông Thái Bình, sông Kì Cùng – Bằng Giang, sông Mã và hệ thống
sông ven biển Quảng Ninh. Trong đó trừ hệ thống sông ven biển Quảng Ninh thì bốn
hệ thống sông trên nằm trong 9 hệ thống sông lớn nước ta.
Tiểu vùng Đông Bắc có lưu lượng khá lớn, môđun dòng chảy trung bình hàng
năm đạt 20 – 30 l/s/km2. Cao nhất là môđun dòng chảy tại khu vực thượng nguồn sông
chảy, sông Lô ở Hà Giang và khu vực ven biển Quảng Ninh, thường lên tới 40 – 50
l/s/km2. Chế độ dòng chảy trên các con sông trong năm chia thành hai mùa rõ rệt. Mùa
lũ thường kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, trong đó 3 tháng lũ cao nhất là 6, 7, 8. Mùa
cạn trên các lưu vực sông ở tiểu vùng này thường diễn ra từ tháng 11 đến tháng 4,
trong đó tháng 2, tháng 3 thường đạt trị số thấp nhất. Sự chênh lệch giữa lưu lượng
nước thấp nhất và cao nhất đã làm cho tiểu vùng này thường xảy ra tình trạng thiếu
nước tưới vào mùa cạn.
Đối với tiểu vùng Tây Bắc thì phần lớn các sông chảy theo hướng sơn văn, các
18



sông suối nhỏ thường đổ thẳng góc vào sông chính. Lưu vực hẹp, tốc độ đào lòng
mạnh, ít bãi bồi, lắm thác ghềnh. Mùa lũ thường từ tháng 6 đến tháng 10, chiếm phần
lớn lượng nước trong năm. Mùa cạn bắt đầu từ tháng 11 và kết thúc vào tháng 5.
Môđun dòng chảy trung bình dao động từ 30 – 60 l/s/km 2. Môđun xuất hiện lớn nhất ở
vùng núi cao phía bắc, khoảng 40 – 60 l/s/km 2. Sông Đà là con sông lớn nhất trong
tiểu vùng này đóng góp 47% lượng nước cho sông Hồng.
1.2.1.4. Thổ nhưỡng
Trong cơ cấu thổ nhưỡng của vùng trung du và miền núi Bắc Bộ, đất feralit đỏ
vàng chiếm tỉ lệ lớn về diện tích thích hợp trồng rừng và cây công nghiệp. Đất feralit
phát triển trên đá vôi phong hóa chiếm diện tích đáng kể ở các tỉnh Đông Bắc. Do đặc
điểm khí hậu và địa hình đặc biệt nên lớp phủ thổ nhưỡng ở đây mang sắc thái riêng
biệt và phân bố phức tạp, rõ rệt nhất là sự phân hóa thổ nhưỡng theo đai cao. Tại đây
tồn tại các loại đất từ mùn thô (trên đỉnh Hoàng Liên Sơn), đất mùn alit trên núi đến
đất feralit có mùn và đất feralit đỏ vàng, tích tụ oxit sắt – nhôm ở các bậc thềm và
vùng đồi. Trên các cao nguyên đá vôi có các loại đất nâu đỏ và đất dốc tụ phì nhiêu.
Tại các thung lũng, lòng chảo như Điện Biên, Nghĩa Lộ, Than Uyên…có các loại đất
dốc tụ, được cải tạo thành các cánh đồng trồng lúa.
1.2.1.5. Sinh vật
Do có những điều kiện thuận lợi về khí hậu và địa hình, vùng trung du và miền
núi Bắc Bộ có hệ thống sinh vật rất phong phú và đa dạng. Tiểu vùng Đông Bắc ngoài
đai rừng chí tuyến chân núi nóng và ẩm phát triển mạnh các cây họ Dầu, mà tiêu biểu
là Chò nâu, Táu còn rất phát triển đai rừng nhiệt đới trên núi với các loài như: Tán,
Sồi, Dẻ và các loài lá kim như Vân sam, Kim giao, Pơmu. Ngoài ra khu vực ven biển
Đông còn có các hệ sinh thái biển rất đặc sắc. Còn tiểu vùng Tây Bắc, bên cạnh các
loài nhiệt đới ẩm còn thấy nhiều loài chịu khô hạn, rụng lá như các loài thuộc họ Bàng,
Gạo, Dầu rụng lá vào mùa đông. Đặc biệt ở Hoàng Liên Sơn có các loài Trúc lùn, Đỗ
quyên, Vân sam, Thiết sam. Phân bố theo địa hình và điều kiện khí hậu, tiểu vùng tồn
tại các kiểu hệ sinh thái rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới, rừng nửa rụng lá hơi
ẩm đến hơi khô miền núi.
Vùng trung du và miền núi Bắc Bộ có rất nhiều vườn quốc gia và các khu bảo

tồn thiên nhiên với các loài động thực vật phong phú, đa dang như: Vườn quốc gia Ba
19


Bể (Bắc Cạn), Tam Đảo nằm trên địa phận của 3 tỉnh Vĩnh Phúc, Tuyên Quang, Thái
Nguyên. Ngoài ra còn có vườn quốc gia Hoàng Liên (Lào Cai) và khu bảo tồn thiên
nhiên Mường Nhé (Lai Châu), Sốp Cộp, Xuân Nha, Nậm Dôn (Sơn La) cũng có rất
nhiều các loài động thực vật quý hiếm.
1.2.1.6. Khoáng sản
Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng giàu tài nguyên khoáng sản bậc nhất nước ta.
- Khoáng sản nhiên liệu các mỏ than khác như than nâu Na Dương (Lạng Sơn),
than mỡ (Thái Nguyên).
- Khoáng sản kim loại thì có thiếc ở Tĩnh Túc (Cao Bằng), chì – kẽm ở Chợ Điền
(Bắc Kạn), đồng – vàng ở Sinh Quyền (Lào Cai), đồng – niken ở Tạ Khoa (Sơn La),
sắt ở Trại Cau (Thái Nguyên), Quý Sa (Yên Bái), Tùng Bá (Hà Giang), bôxit ở Cao
Bằng và Lạng Sơn.
- Phi kim loại và vật liệu xây dựng thì có Apatit (Cam Đường – Lào Cai) trữ
lượng trên 2 tỷ tấn, Pirit Phú Thọ, Photphorit ở Lạng Sơn. Đá vôi, cao lanh, đá quý ở
Yên Bái.
1.2.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội vùng trung du và miền núi Bắc Bộ
1.2.2.1. Dân cư – xã hội
Năm 2010 dân số toàn vùng đạt 11.17 triệu người, tăng gần 9.5% so với năm
2000. Mật độ dân số: 117 người/km2, tuy nhiên có sự chênh lệch lớn về mật độ dân số
giữa Tây Bắc và Đông Bắc, tương ứng là 74 và 149 người/km 2. Tây Bắc là vùng có
mật độ thấp nhất so với các vùng khác trong cả nước, trong đó Lai Châu có mật độ
thấp nhất toàn quốc (42 người/km2). Trung du và miền núi Bắc Bộ có tỷ lệ nữ giới
chiếm 50.0%, mức sinh khá cao: 2.20 con/phụ nữ. Cơ cấu độ tuổi của vùng trung du
và miền núi Bắc Bộ có tỷ trọng trong độ tuổi lao động 15 – 59 cao: 61.2%, vừa là một
lợi thế, đồng thời cũng tạo ra áp lực lớn trong vấn đề giải quyết việc làm [24].
Đại bộ phận dân số của vùng sống ở nông thôn. Tỷ lệ dân sống ở khu vực thành

thị rất thấp 16.2% so với trung bình cả nước là 30.2% (2010). Trong những năm gần
đây tỷ lệ dân cư thành thì có tăng lên cùng với quá trình phát triển công nghiệp và dịch
vụ.
Một số tỉnh có tỷ lệ dân thành thị cao hơn trung bình toàn vùng như Thái Nguyên
(26%), Lào Cai (21.3%), Yên Bái (19.5%) nhưng một số tỉnh có tỷ lệ thị dân rất thấp
20


như Bắc Giang có tỷ lệ dân thành thị dưới 10%, Lai Châu và Sơn La trong khoảng
14%.
Về quần cư, vùng trung du và miền núi Bắc Bộ có hai dạng chủ yếu: quần cư đô
thị và quần cư nông thôn. Tính đến 31/12/2010 toàn vùng có 10 thành phố trực thuộc
tỉnh, 8 thị xã, 142 thị trấn. Thành phố Thái Nguyên là trung tâm công nghiệp gang
thép, cơ khí; thành phố Việt Trì là trung tâm công nghiệp hóa chất, dệt; thành phố Hạ
Long là trung tâm công nghiệp than, du lịch và dịch vụ biển. Trong xu thế kinh tế mở
cửa, các đô thị cửa khẩu như thành phố Lạng Sơn, Hà Giang, Cao Bằng, Sơn La, Điện
Biên cũng như các thị trấn huyện lị biên giới được quy hoạch khang trang, dân cư
đông đúc, hoạt động kinh tế cửa khẩu nhộn nhịp.
Quần cư nông thôn miền núi Bắc Bộ tuy đa dạng nhưng có thể quy về hai loại
hình chủ yếu: quần cư nông thôn truyền thống và quần cư nông thôn thời kỳ đổi mới.
Quần cư nông thôn truyền thống phản ánh đặc điểm văn hóa cư trú của cộng đồng các
dân tộc thường cư trú thành các bản dựa theo địa hình sườn núi có nguồn nước và
đồng bằng thung lũng.
Vùng trung du và miền núi Bắc Bộ được cả nước biết đến như một vùng địa lí
dân tộc học độc đáo. Trong số 4 ngữ hệ chủ yếu ở nước ta thì cộng đồng các dân tộc
trong vùng có các đại diện của 3 ngữ hệ:
- Hán Tạng: các nhóm Hán – Hoa, Tạng – Miến, Mông, Dao
- Nam Á: các nhóm Việt - Mường, Môn Khơ Me
- Tày Thái: các nhóm Tày – Thái, Ka Đai.
Trong số hơn 30 dân tộc thiểu số cư trú xen kẽ từ lâu đời nơi đây, một số dân tộc

có số dân đông ở tiểu vùng Đông Bắc là Tày, Nùng…; ở Tây Bắc là Thái, Mường…
Các dân tộc Mông, Dao cư trú trên rẻo cao của cả Đông Bắc và Tây Bắc, nhưng tập
trung khá đông ở các vùng cao biên giới Việt – Trung, nhất là ở các tỉnh Hà Giang,
Cao Bằng, Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên.
Nhờ thành tựu của công cuộc đổi mới, đời sống của các dân tộc ngày càng được
nâng cao. Nhiều dự án phát triển điện, đường, trường, trạm, nước sạch nông thôn được
triển khai rộng rãi theo khuôn khổ Chương trình 135. Cơ sở hạ tầng xã hội nông thôn
được cải thiện đáng kể. Nhiều làng bản đã có điện, đường sá đến trung tâm xã; nông
thôn bắt đầu được quy hoạch lại. Mô hình kinh tế nông – lâm kết hợp làm cơ sở kinh
21


tế sinh thái cho các trang trại và cac hộ gia đình, mô hình RVAC ngày càng phổ biến
rộng rãi. Nhà cửa khang trang, lợp ngói mới hoặc dùng tấm lợp, có điện thắp sáng,
dùng nước sạch hoặc nước giếng khoan. Hầu hết trung tâm xã đã có trường tiểu học,
trung học cơ sở xây dựng mới, màu sắc sống động, đẹp mắt. Hầu hết các xã biên giới
đều có trung tâm phát thanh truyền hình.
Các bản dân tộc định canh, định cư, nhất là vùng tái định cư của các dự án xây
dựng thủy điện Tuyên Quang, thủy điện Sơn La được quy hoạch gọn gàng đẹp mắt,
vừa giữ gìn được nét đẹp văn hóa của các dân tộc vừa đảm bảo được đời sống và sản
xuất của dân bản.
1.2.2.2. Kinh tế
Trong thời kỳ đổi mới, cơ cấu kinh tế của trung du và miền núi Bắc Bộ có sự chuyển
biến tích cực theo hướng giảm dần tỷ trọng nông, lâm, ngư nghiệp và tăng dần tỷ trọng
khu vực công nghiệp – dịch vụ, mặc dù so với tình hình chung cả nước tốc độ chuyển
dịch còn khiêm tốn, quá trình phân công lao động theo ngành và theo lãnh thổ diễn ra
chậm chạp, nền kinh tế vẫn trong tình trạng chậm phát triển.
Bảng 1.2. Cơ cấu kinh tế ở trung du và miền núi Bắc Bộ qua các năm (%)
Năm
2000

2005
2010

Nông – lâm – ngư nghiệp

Công nghiệp – xây dựng

Dịch vụ

40.6
26.9
32.5
31.8
32.7
35.5
22.7
39.0
38.3
Nguồn: Viện chiến lược phát triển - />id=435

Hơn nữa sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế giữa hai tiểu vùng Đông Bắc và Tây Bắc,
giữa các địa bàn trung du và miền núi, giữa các tỉnh diễn ra tương đối khác nhau.
Sản xuất nông nghiệp trong vùng đã có nhiều chuyển biến tích cực trong những
năm gần đây. Trong ngành trồng trọt cây lương thực vẫn chiếm vị trí hàng đầu nhằm
phục vụ nhu cầu trong vùng.
Bảng 1.3. Lương thực có hạt bình quân đầu người qua các năm (kg/người)
2000

2005


2010

Đông Bắc

278.6

341.2

371.5

Tây Bắc

277.2

369.3

465.1
22


Cả nước

444.9
475.8
513.0
Nguồn: Niên giám thống kê các năm 2005, 2010, NXB Thống kê[21],[22]

Ngoài ra vùng đã hình thành được một số vùng chuyên canh cây công nghiệp sản
xuất hàng hóa có giá trị kinh tế như:
- Vùng chuyên canh chè: có vị trí đặc biệt trong cơ cấu cây công nghiệp và được

coi là thế mạnh của vùng. Tập trung ở Thái Nguyên, Yên Bái, Lào Cai, Hà Giang,
Tuyên Quang, Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình.
- Vùng chuyên canh thuốc lá: Lạng Sơn, Cao Bằng
- Vùng chuyên canh mía huyện Cao Lộc, Lộc Bình (Lạng Sơn), Văn Yên và Trấn
Yên (Yên Bái)...
- Vùng chuyên canh cà phê chè Lạng Sơn, khu phụ cận Thái Nguyên (Phú
Lương, Đại Từ, Đồng Hỷ), Tuyên Quang, Yên Bái, Cao Bằng...
- Vùng chuyên canh cây ăn quả Bắc Hà (Lào Cai), Ngân Sơn (Cao Bằng), vùng
na Chi Lăng – Lạng Sơn, vùng hồng Lạng Sơn, vùng cam quýt bưởi, hồng Lục Yên,
Yên Bình, vùng vải thiều Lục Ngạn (Bắc Giang).
Chăn nuôi của vùng có thế mạnh chăn nuôi bò sữa (Mộc Châu) do điều kiện sinh
thái rất thích hợp. Tây Bắc là vùng chăn nuôi bò sữa lớn nhất nước ta. Vùng chăn nuôi
lợn tập trung là Phú Thọ.
Nhìn chung ngành nông nghiệp của vùng vẫn chưa khai thác hiệu quả tiềm năng
về đất đai và khí hậu vừa mang tính nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới để phát triển các cây
trồng có giá trị kinh tế cao thỏa mãn nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
Nghề trồng rừng từng bước trở thành ngành kinh tế sinh thái, đem lại lợi ích kinh
tế và góp phần tạo nguồn sinh thủy cho các nhà máy thủy điện Hòa Bình, Thác Bà,
Tuyên Quang, Sơn La và nhiều công trình thủy lợi, thủy điện địa phương khác.
Bảng 1.4. Tình hình sản xuất lâm nghiệp ở trung du và miền núi Bắc Bộ
2000
Giá trị sản xuất lâm nghiệp (tỉ đồng)
Sản lượng gỗ khai thác (nghìn m3)
Diện tích rừng trồng tập trung (nghìn ha)

2005

2010

2480.9


2559.0

3012.4

734.6

1050.9

1432.7

82.3

65.6

132.6

Nguồn: Niên giám Thống kê năm 2005, 2010[21],[22]
23


Nhờ có mạng lưới sông suối, hồ chứa nước vùng trung du và miền núi Bắc Bộ có
thế mạnh phát triển nghề nuôi trồng và đánh bắt thủy sản. Sản lượng khai thác và sản
lượng nuôi trồng đều tăng trong thời gian qua.
Về giá trị sản lượng một số tỉnh đạt trên 30 tỉ đồng giá trị thủy sản là: Phú Thọ
(152.9), Bắc Giang (168.5), Thái Nguyên (44.9), Sơn La (49.9), Yên Bái (45.2), Hòa
Bình (33.4). Mô hình VAC và các trang trại nuôi cá lồng, cá bè trên sông, suối, hồ
nước thủy lợi, thủy điện ở nhiều địa phương góp phần quan trọng cho việc cung cấp
thực phẩm cho thị trường tiêu dùng.
Cơ cấu công nghiệp trong vùng đã có nhiều biến chuyển. Số xí nghiệp công

nghiệp nặng có quy mô lớn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cả nước như khai thác năng
lượng, luyện kim, cơ khí, hóa chất…Ngành khai thác năng lượng (than) cung cấp tới
98% than đá cho nhu cầu trong nước và chiếm tỷ trọng 26.7% trong giá trị gia tăng
công nghiệp của cả nước; công nghiệp hóa chất chiếm 78.5%; công nghiệp vật liệu
xây dựng chiếm 13.8%....
Trong vùng đã hình thành các vùng lãnh thổ tập trung công nghiệp chuyên môn
hóa như: khu công nghiệp luyện kim đen Thái Nguyên, khu công nghiệp hóa chất Lâm
Thao – Việt Trì, khu công nghiệp sản xuất phân bón Bắc Giang. Nhiều khu công
nghiệp trở thành hạt nhân hình thành các đô thị và giữa vai trò trung tâm tác động đến
sự phát triển chung của toàn vùng. Ngoài ra, một số ngành công nghiệp nhẹ cũng phát
triển trên cơ sở khai thác nguồn nông lâm sản của vùng như công nghiệp giấy (Bãi
Bằng), công nghiệp mía đường, ép dầu…
Nhờ những nỗ lực nói trên, trong thời kỳ đổi mới, sản xuất công nghiệp ở trung
du và miền núi Bắc Bộ đã tăng trưởng khá.
Bảng 1.5. Giá trị sản xuất công nghiệp ở trung du và miền núi Bắc Bộ
qua các năm (tỉ đồng, giá so sánh năm 1994)
Địa bàn
Đông Bắc
Tây Bắc
Toàn vùng

2000
2005
2010
10657.7
21249.7
40055.7
541.1
1300.9
2589.2

11198.8
22550.6
42654.9
Nguồn: Niên giám thống kê năm 2005, 2010[21,22]

Dẫn đầu về giá trị sản xuất công nghiệp của vùng là các tỉnh: Phú Thọ, Thái
Nguyên. Tuy nhiên sản xuất công nghiệp tăng trưởng không đều, tập trung chủ yếu ở
24


tiểu vùng Đông Bắc do có các cơ sở công nghiệp nặng; sản xuất công nghiệp ở tiểu
vùng Tây Bắc và các tỉnh miền núi, nhất là các tỉnh biên giới vẫn còn nhiều khó khăn.
Nhìn chung cơ cấu công nghiệp thay đổi chậm, không đều. Tỷ trọng công nghiệp trong
GDP còn thấp.
Vùng trung du và miền núi Bắc Bộ có hệ thống giao thông bộ, đường sắt khá
phát triển, nối các tỉnh với thủ đô Hà Nội, cảng Hải Phòng và các cửa khẩu biên giới.
Các tuyến đường sắt Hà Nội – Lạng Sơn, Hà nội – Lào Cai, Hà Nội – Thái Nguyên
cùng với các tuyến quốc lộ 1A, 2, 3, 6 từ Hà Nội tỏa về các tỉnh tạo thành mạng lưới
giao thông đường bộ hình quạt, chụm về thủ đô và hướng về các cửa khẩu biên giới
Việt – Trung, Việt – Lào. Hướng đông tây được bổ sung bằng các quốc lộ số 4, 279.
Vùng trung du và miền núi Bắc Bộ còn có nhiều tiềm năng phát triển du lịch.
Tiêu biểu cho tiềm năng du lịch sinh thái là: vịnh Hạ Long, Sa Pa, hồ Ba Bể; cho du
lịch lịch sử văn hóa là Pác Bó, Tân Trào, Điện Biên Phủ. Du lịch là mặt mạnh tại các
tỉnh có các cửa khẩu biên giới Việt – Trung do lượng khách du lịch từ các tỉnh Quảng
Tây, Vân Nam (Trung Quốc) vào Việt Nam ngày càng đông.
Như vậy, vùng trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng khu vực khá rộng lớn với sự
phân hóa về tự nhiên rõ rệt thành hai tiểu vùng Đông Bắc và Tây Bắc. Tự nhiên của
vùng ngày càng chịu sự tác động mạnh mẽ của con người. Trước sự gia tăng không
ngừng của dân số và quá trình đô thị hóa. Các hoạt động kinh tế của vùng cũng đang
ngày càng được trú trọng và từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.

Tuy nhiên song song với quá trình phát triển không ngừng về kinh tế - xã hội đó là
nguy cơ BĐKH toàn cầu tại vùng trung du và miền núi Bắc Bộ ngày càng gia tăng và
phát triển theo chiều hướng không mấy tích cực.
Chương 2: BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở VÙNG TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ
THỜI KỲ 1970 - 2010
2.1. Biểu hiện của BĐKH ở TDMNBB qua các yếu tố khí hậu cơ bản
2.1.1. Biến đổi của nhiệt độ
2.1.1.1. Nhiệt độ tháng I
Trong tháng I, tháng tiêu biểu cho mùa đông, đối với cả tiểu vùng Đông Bắc và
Tây Bắc nhiệt độ thấp nhất trong thập kỷ 1970 – 1979, tăng dần và đạt đỉnh trong thập
kỷ 1990 – 1999, sau đó lại chững lại hoặc giảm nhẹ trong thập kỷ tiếp theo 2000 –
2009.
25


×