Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (238.01 KB, 5 trang )

Vùng trung du và miền núi phía Bắc
Vùng trung du miền núi phía Bắc, trước năm 1954 còn gọi là Trung du và thượng du là khu vực sơn
địa và bán sơn địa ở miền Bắc Việt Nam.
Xét về mặt hành chính, vùng này bao gồm 15 tỉnh Hà Giang, Cao Bằng, Lào Cai, Bắc Kạn, Lạng Sơn,
Tuyên Quang, Yên Bái, Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Giang, Quảng Ninh, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La,
Hòa Bình. Trung tâm vùng, theo quy hoạch của Chính phủ Việt Nam là thành phố Thái Nguyên.
Theo quy hoạch vùng công nghiệp của Chính phủ Việt Nam đến năm 2020, hầu hết vùng trung du và miền
núi phía Bắc (trừ Quảng Ninh
[1]
) nằm trong vùng 1.
I. Tiểu vùng Đông Bắc:
Vị trí vùng Đông Bắc trong bản đồ Việt Nam(Màu hồng)
Vùng Đông Bắc là vùng lãnh thổ ở hướng Bắc vùng đồng bằng sông Hồng, Việt Nam. Gọi là Đông Bắc
để phân biệt với vùng Tây Bắc, còn thực chất nó ở vào phía bắc và đông bắc của Hà Nội, rộng hơn vùng
Việt Bắc. Vùng Đông Bắc là một trong 3 tiểu vùng của Bắc Bộ Việt Nam (2 tiểu vùng kia là Vùng Tây
Bắc và Đồng bằng sông Hồng). Đôi khi vùng Đông Bắc bao gồm cả Đồng bằng sông Hồng.
Đặc điểm địa lý
Ranh giới địa lý phía tây của vùng Đông Bắc còn chưa rõ ràng. Chủ yếu do chưa có sự nhất trí giữa các
nhà địa lý học Việt Nam về ranh giới giữa vùng Tây Bắc và vùng Đông Bắc nên là sông Hồng, hay nên là
dãy núi Hoàng Liên Sơn. Vùng Đông Bắc được giới hạn về phía bắc và đông bởi đường biên giới Việt-
Trung. Phía đông nam trông ra vịnh Bắc Bộ. Phía nam tiếp giáp với vùng đồng bằng sông Hồng.
Đây là vùng núi và trung du với nhiều khối núi và dãy núi đá vôi hoặc núi đất. Phía đông thấp hơn có
nhiều dãy núi hình vòng cung quay lưng về hướng Đông lần lượt từ Đông sang Tây là vòng cung Sông
Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều. Núi mọc cả trên biển, tạo thành cảnh quan Hạ Long nổi tiếng.
Phía Tây Bắc cao hơn, với các khối núi đá và dãy núi đá cao như Tây Côn Lĩnh, Kiêu Liêu Ti, cao nguyên
đá Đồng Văn. Phía Tây Nam thấp có dãy núi Tam Đảo sát vùng đồng bằng.
Vùng Đông Bắc có nhiều sông chảy qua, trong đó các sông lớn là sông Hồng, sông Chảy, sông Lô, sông
Gâm (thuộc hệ thống sông Hồng), sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam (thuộc hệ thống sông Thái
Bình), sông Bằng, sông Bắc Giang, sông Kỳ Cùng, v.v...
Vùng biển Đông Bắc có nhiều đảo lớn nhỏ, chiếm gần 2/3 số lượng đảo biển của Việt Nam (kể cả quần
đảo Hoàng Sa và Trường Sa).


Khí hậu
Do địa hình cao, ở phía Bắc, lại có nhiều dãy núi hình cánh cung mở ra ở phía bắc, chụm đầu về Tam
Đảo, nên vào mùa Đông, vùng này có gió Bắc thổi mạnh, nên rất lạnh. Vùng núi ở Lào Cai, Hà Giang,
Cao Bằng, Lạng Sơn có thẻ có lúc nhiệt độ xuống 0°C và có mưa tuyết thậm chí tuyết. Các vùng ở đuôi
các dãy núi cánh cung cũng rất lạnh do gió. Nhà thơ Tố Hữu trong bài "Phá đường" từng nhắc đến cái rét
ở đây: "Rét Thái Nguyên rét về Yên Thế".
Phạm vi hành chính
Các tiểu vùng miền Bắc
Về phạm vi hành chính, vùng Đông Bắc bao trùm các tỉnh Phú Thọ, Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng,
Bắc Kạn, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Bắc Giang và Quảng Ninh. Đôi khi Lào Cai, Yên Bái vốn thuộc Vùng
Tây Bắc cũng được xếp vào vùng này.
Sắc tộc và văn hóa
Nơi đây nổi tiếng với những điệu múa khèn đặc trưng của dân tộc Mèo.Nhiều nhạc sĩ đã lấy cảm xúc từ
vùng đất này để sáng tác nên nhiều bà hát rất hay như "Hà Giang quê hương tôi" và còn rất nhièu bài hát
khác.
An ninh quốc phòng
Vùng Đông Bắc có vai trò xung yếu trong an ninh quốc phòng. Trong lịch sử Việt Nam, nhiều lần các thế
lực phương Bắc xâm lược đã thâm nhập vào vùng này trước tiên. Nơi đây có các con đường được các nhà
sử học Việt Nam gọi là con đường xâm lược, đó là đường bộ qua Lạng Sơn, đường bộ ven biển ở Quảng
Ninh, và đường biển trên vịnh Bắc Bộ rồi cũng đổ bộ vào Quảng Ninh. Đã có nhiều trận đánh ác liệt giữa
quân và dân Việt Nam với giặc ngoại xâm ngay khi chúng thâm nhập vào vùng này trong đó nổi tiếng là
các trận tại ải Chi Lăng, trận Như Nguyệt, các trận Bạch Đằng, v.v... Thời kỳ kháng chiến chống Pháp
cũng có các trận đánh lớn như chiến dịch Việt Bắc (1947), chiến dịch biên giới thu đông (1949), v.v...
Cuối thập niên 1970 và trong thập niên 1980, quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc đã tấn công dữ dội
Việt Nam chủ yếu là trên dọc tuyến biên giới ở vùng Đông Bắc.
Chùm ảnh vùng Đông Bắc
Vịnh Hạ Long ở Quảng
Ninh
Núi non Lạng Sơn (cảnh bên
đường Quốc lộ 1A)

Vùng núi Mẫu Sơn ở
Lạng Sơn
Núi rừng đồng ruộng
Cao Bằng
Hồ Ba Bể ở Bắc Kạn
Nhà thờ đá Sa Pa
Ruộng bậc thang ở Lào
Cai
Hoàng Liên Sơn vào
mùa đông
II. Tiểu vùng Tây Bắc:
Vị trí vùng Tây Bắc trong bản đồ Việt Nam(Màu xanh da trời)
Vùng Tây Bắc là vùng miền núi phía Tây của miền Bắc Việt Nam, có chung đường biên giới với Lào và
Trung Quốc. Vùng này có khi được gọi là Tây Bắc Bắc Bộ và là một trong 3 tiểu vùng của Bắc Bộ Việt
Nam (2 tiểu vùng kia là Vùng Đông Bắc và Đồng bằng sông Hồng).
Địa lý
Các tiểu vùng miền Bắc
• Không gian địa lý: Không gian địa lý của vùng Tây Bắc hiện còn chưa được nhất
trí. Một số ý kiến cho rằng đây là vùng phía Nam (hữu ngạn) sông Hồng. Một số ý
kiến lại cho rằng đây là vùng phía Nam của dãy núi Hoàng Liên Sơn.
• Đặc điểm địa hình: Địa hình Tây Bắc hiểm trở, có nhiều khối núi và dãy núi cao
chạy theo hướng Tây Bắc-Đông Nam. Dãy Hoàng Liên Sơn cao đến 1500 m, dài
tới 180 km, rộng 30 km, với một số đỉnh núi cao trên 3000 m.
Vùng Tây Bắc có hai con sông lớn, đó là sông Đà và sông Thao (tức sông Hồng). Thượng nguồn của sông
Mã cũng ở trên vùng đất Tây Bắc.
Điện Biên, Nghĩa Lộ, Mường Thanh là các bồn địa ở Tây Bắc. Còn Tà Phình, Mộc Châu, Nà Sản là các
cao nguyên ở đây.
• Nguy cơ động đất: Tây Bắc là vùng có nguy cơ động đất cao nhất Việt Nam.[1]
Hành chính
Sông Đà, đoạn tại đập thủy điện Hòa Bình, Hòa Bình

Về mặt hành chính, vùng Tây Bắc gồm 6 tỉnh với diện tích trên 5,64 triệu ha với 3,5 triệu dân
[1]
:
• Hòa Bình
• Sơn La
• Điện Biên
• Lai Châu
• Lào Cai
• Yên Bái
Mặc dù một số phần của Phú Thọ và 2 tỉnh Lào Cai, Yên Bái nằm ở hữu ngạn sông Hồng, do dòng sông
chạy qua giữa địa phận các tỉnh này, song phạm vi hành chính của vùng Tây Bắc không bao gồm Phú
Thọ, đôi khi 2 tỉnh Lào Cai, Yên Bái cũng được xếp vào Đông Bắc Bộ.
Các sắc tộc và Văn hóa
Dãy núi Hoàng Liên Sơn nhìn từ Sa Pa
Về cơ bản, vùng Tây Bắc là không gian văn hóa của dân tộc Thái, nổi tiếng với điệu [[múa xòe]tiêu biểu
là điệu mua xoè hoa rất nổi tiếng được rấ nhiều người biết đến. Thái là dân tộc có dân số lớn nhất vùng.
Ngoài ra, còn khoảng 20 dân tộc khác như mèo,nùng... Ai đã từng qua Tây Bắc không thể quên được hình
ảnh những cô gái thái với những bộ váy áo thật rực rỡ đặc trưng cho Tây Bắc.
Lịch sử
Tại vùng Tây Bắc thời Pháp thuộc đã lập ra xứ Thái tự trị. Năm 1955 Khu tự trị Thái-Mèo được thành lập,
gồm 3 tỉnh Lai Châu, Sơn La và Nghĩa Lộ, và đến năm 1962 gọi là Khu tự trị Tây Bắc. Khu tự trị này giải
thể năm 1975.
Quân sự
Vùng Tây Bắc có vị trí chiến lược trong an ninh-quốc phòng. Hiện nay, vùng Tây Bắc do Quân khu 2 bảo
vệ.
Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, nơi đây đã diễn ra nhiều trận đánh và chiến dịch quân sự ác liệt
mà đỉnh cao là chiến dịch Điện Biên Phủ. Ngoài ra còn có trận Nà Sản cũng trong thời kì Chiến tranh
Đông Dương.

×