Tải bản đầy đủ (.docx) (36 trang)

Đánh giá kết quả ước tính trọng lượng thai trước khi sinh trên siêu âm bằng 2 công thức tokyo, hadlock 3 và trọng lượng thực tế của trẻ sơ sinh tại khoa sản bệnh viên bắc thăng long trong năm 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (956.31 KB, 36 trang )

SỞ Y TẾ HÀ NỘI
BỆNH VIỆN BẮC THĂNG LONG

********

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ:

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ƯỚC TÍNH TRỌNG
LƯỢNG THAI TRƯỚC KHI SINH TRÊN
SIÊU ÂM BẰNG 2 CÔNG THỨC: TOKYO
VÀ HADLOCK 3 VỚI TRỌNG LƯỢNG
THỰC TẾ CỦA TRẺ SƠ SINH TẠI KHOA
SẢN BỆNH VIỆN BẮC THĂNG LONG NĂM
2018.

Chủ nhiệm đề tài:
1.
2.
3.
4.
5.

Bs CKI Nguyễn Thị Mai Phương
Bs CKII Đoàn Thị Kim Liên
CN HS Bùi Thị Diên
HS Hồ Thị Hạnh
HS Nguyễn Thị Ngần

HÀ NỘI – 2018



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT:
AC:
APTD:

Chu vi bụng thai
Đường kính trước sau bụng

BPD:

Đường kính lưỡng đỉnh

FL:

Chiều dài xương đùi

FTA:

Thiết diện ngang thân thai

HC:

Chu vi đầu thai nhi

N:

Số lượng

P:

Trọng lượng


TTD:

Đường kính ngang bụng

THD:

Đường kính ngực

THPT:

Trung học phổ thông

THCS:

Trung học cơ sở


MỤC LỤC:
ĐẶT VẤN ĐỀ….………………………………………………………….1
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU…………...………………...…..2
Trước khi có siêu âm……………………………………………………2
Khi có siêu âm………………………………………………………......3
Các phương pháp ước tính trọng lượng thai trên siêu âm đã từng được sử
dụng...……………………………………………………………..3
1.1.
Phương pháp đo đường kính lưỡng đỉnh siêu âm để chẩn đoán cân
nặng thai………………………………………………….………………...3
1.2.
Phương pháp đo chu vi đầu thai để chẩn đoán cân nặng thai trong tử

cung…………………………………………………………………..…….5
1.3.
Phương pháp đo thể tích tử cung theo chiều cao, trước sau, ngang tử
cung để chẩn đoán cân năng thai………………………………….……….5
1.4.
Phương pháp đo thể tích tim thai bằng siêu âm để chẩn đoán cân
nặng thai…………………………………………………………….……...5
1.5.
Phương pháp đo đường kính ngang bụng bằng siêu âm để chẩn đoán
cân nặng thai trong tử cung………………………………………………..5
1.6.
Phương pháp đo ngực thai để chẩn đoán cân nặng thai……………6
1.7.
Phương pháp đo thể tích thai bằng siêu âm để chẩn đoán cân nặng
thai…………………………………………………………………………7
1.8.
Phương pháp đo chu vi vòng bụng thai bằng siêu âm để chẩn đoán
cân nặng thai……………………………………………………………….8
1.9.
Phương pháp đo diện tích mặt cắt bụng thai qua tĩnh mạch rốn để
chẩn đoán cân nặng thai trong tử cung……………………………………..9
Phương pháp đo đường kính trung bình bụng thai để chẩn đoán cân nặng
thai trong tử cung……………………………………………………..9
Phương pháp đo kết hợp các phần của thai bằng siêu âm để chẩn đoán cân
nặng thai trong tử cung…………………………………….…...10
Các công thức ước tính trọng lượng thai trên siêu âm hiện nay hay
dùng……………………………………………………………………….11
Công thức tính trọng lượng thai trên lâm sàng ( dựa vào cao tử cung và
vòng bụng)……………………………………………………………..12
I.

II.
1.

1.10.
1.11.
2.
3.

CHƯƠNG II: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...13


CHƯƠNG III:KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU…….……………………….17
CHƯƠNG IV: BÀN LUẬN……………..………………………………25
CHƯƠNG V: KẾT LUẬN………………………………………………28
CHƯƠNG VI: KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT……………………..…….29
Tài liệu tham khảo
Phiếu điều tra
Danh sách bệnh nhân trong nghiên cứu

DANH MỤC BẢNG


Bảng 1:

Tuổi trung bình……………………………………………17

Bảng 2:

Tỷ lệ sai số chung của từng công thức……………………21


Bảng 3:

Sai số của từng công thức liên quan với tuổi của mẹ…….22

Bảng 4:

Sai số của từng công thức liên quan với tuần tuổi thai…...22

Bảng 5:

Sai số của từng công thức liên quan với việc tăng trọng lượng
của mẹ trong thai kỳ………………………………………23

Bảng 6:

Sai số của từng công thức liên quan với chỉ số ối .……….23

Bảng 7:

Sai số của từng công thức liên quan với yếu tố chuyển dạ.24

DANH MỤC SƠ ĐỒ


Sơ đồ 1:

Tỷ lệ nghề nghiệp………………………………………17

Sơ đồ 2:


Tỷ lệ trình độ văn hóa……….……………………….…18

Sơ đồ 3:

Tỷ lệ theo địa chỉ…….……………………………….…18

Sơ đồ 4:

Tỷ lệ theo số lần sinh…..………………………………..19

Sơ đồ 5:

Tỷ lệ theo tuần tuổi thai………..………………………..19

Sơ đồ 6:

Tỷ lệ theo chỉ số ối…………………..……………….….20

Sơ đồ 7:

Tỷ lệ theo chuyển dạ đẻ………………...………………..20

Sơ đồ 8:

Tỷ lệ theo số kg tăng của trọng lượng mẹ trong thai kỳ…21

DANH MỤC HÌNH MINH HỌA
Hình 1: Đo đường kính lưỡng đỉnh trên siêu âm………………………..14



Hình 2: Đo đường kính trước sauvaf đường kính ngang bụng trên siêu âm
……………………………………………………...……………14
Hình 3: Đo chu vi và diện tích bụng theo hình e-líp……………………..15
Hình 4: Đo chiều dài xương đùi trên siêu âm…………………………….15


ĐẶT VẤN ĐỀ
Tiên lượng cuộc đẻ là sự đánh giá của người thầy thuốc sau khi đã
thăm khám một sản phụ để dự đoán cuộc đẻ sắp tới sẽ diễn ra bình thường
hay khó khăn, có phải can thiệp không và can thiệp bằng cách nào là tối ưu
để đảm bảo an toàn cho mẹ và con, phòng ngừa những tai biến có thể xảy
ra trước, trong và sau cuộc đẻ.
Tiên lượng cuộc đẻ đòi hỏi người thầy thuốc phải có kiến thức, kinh
nghiệm, và quan trọng hơn là thái độ nghiêm túc trong việc thăm khám và
theo dõi sản phụ mới có thể tiên lượng được tốt, không để xảy ra tai biến.
Một trong những yếu tố quan trọng trong tiên lượng cuộc đẻ là ước
tính trọng lượng thai. Ngày nay, nhờ có siêu âm việc chẩn đoán trọng
lượng thai trở nên dễ dàng và chính xác hơn.
Siêu âm là những sóng dao động cơ học có tần số cao trên 16.000Hz,
tai người không nghe thấy được.
Siêu âm lan truyền trong các môi trường đặc, lỏng, môi trường sinh
học với những vận tốc khác nhau phụ thuộc vào bước sóng, tần số của siêu
âm và môi trường (trở kháng âm của môi trường).
Trên thực tế đã có rất nhiều công thức để tính trọng lượng thai, kể cả
trên lâm sàng và siêu âm, nhưng đến nay việc ước tính trọng lượng thai
bằng siêu âm theo 2 công thức là Tokyo, và Hadlock3 là được sử dụng
nhiều nhất do cách thức thực hiện đơn giản, dễ làm. Tuy nhiên, việc so
sánh độ chính xác của 2 công thức trên ở đơn vị vẫn còn chưa được nghiên
cứu vì vậy chúng tôi thực hiện đề tài : “Đánh giá kết quả ước tính trọng
lượng thai trước khi sinh trên siêu âm bằng 2 công thức: Tokyo,

Hadlock 3 và trọng lượng thực tế của trẻ sơ sinh tại khoa Sản- Bệnh
viên Bắc Thăng Long trong năm 2018” với mục tiêu:
1.
2.

Đánh giá độ sai lệch trong việc ước tính trọng lượng thai của 2 công
thức trên.
Liên quan độ sai lệch trong việc ước tính trọng lượng thai của từng công
thức trên với một số yếu tố nguy cơ.
8


CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
I. Trước khi có siêu âm:
Trước năm 1958 trong y văn các phương pháp sử dụng để chẩn đoán
trọng lượng thai rất nghèo nàn, một số tác giả như Wallace P.Begneaud
Jr.Truman P.Hawes Jr.Abe Mikal. Facob và Monroe Samuels (1969) có đề
cập tới sự liên quan giữa lượng creatinin trong nước ối và cân nặng thai,
nhưng không nêu lên hệ số liên quan cụ thể để đánh giá mức độ tin cậy của
phương pháp, mà chỉ nêu kết quả chung như sau:
Nếu độ creatinin < 2mg/100ml, thì cân nặng của thai tương ứng là
2500gr trong 48% trường hợp.
Nếu độ creatinin ≥2mg/100ml, thì cân nặng thai tương ứng là 2500gr
trong 63% trường hợp (độ tin cậy p< 0,001, λ2= 18,8)
Phương pháp này được nhiều tác giả chấp nhận để chẩn đoán độ
trưởng thành của thai hơn là để chẩn đoán cân nặng thai [1].
Năm 1972 Ong H.C, Sen D.K đã áp dụng phương pháp lâm sàng( cân,
đo, sờ, nắn bụng của sản phụ) để chẩn đoán cân nặng thai trong tử cung cho
1000 trường hợp tại trường đại học Kuallalumpur( Malaysia), đã cho kết
quả như sau:

Sai số chẩn đoán trong vòng 450gr chiếm 82,5% trường hợp.
Sai số càng tăng với những thai to.
Sai số chẩn đoán ± 448gr chiếm tỷ lệ 42,9%, ở thai có cân nặng từ
1350gr đến 1770gr.
Sai số chẩn đoán ± 448gr chiếm tỷ lệ 55,4%, ở thai có cân nặng từ
1800gr đến 2220gr.
Sai số này tăng lên đến 71,9%, ở thai có cân nặng từ 2250gr đến
2670gr.
Sai số này tăng lên tối đa là 93,3%, ở thai có cân nặng từ 3150gr đến
3570gr.
Phương pháp chẩn đoán cân nặng dựa vào kinh nghiệm, và dấu hiệu
lâm sàng này hoàn toàn phụ thuộc vào tính chủ quan của từng người, cụ thể
trong công trình nghiên cứu của Ong H.C (1972), thì sinh viên chẩn đoán
sai trong vòng ± 450gr chiếm 91,1% trường hợp, trong khi đó giảng viên và
nữ hộ sinh trưởng, có kinh nghiệm chẩn đoán sai ± 450gr chiếm 76,4 %
trường hợp [1].
9


Nhìn chung tỷ lệ sai lệch của phương pháp này khá lớn, nhưng dù sao
đối với các cơ sở không có siêu âm thì phương pháp này vẫn là một
phương pháp được nhiều thày thuốc áp dụng.
Năm 1967, Loeffler F.E cũng dùng phương pháp lâm sàng này tại nhà
hộ sinh Charlotte cũng cho kết quả tương tự: 79,9% trường hợp sai lệch
450gr, độ sai lệch lớn nhất thường gặp ở trẻ có cân nặng dưới 2250gr hoặc
trên 4000gr.[1]
Tóm lại phương pháp chẩn đoán cân nặng thai dựa vào lâm sàng là
một phương pháp đơn giản, nhưng không đáng tin cậy vì tỷ lệ sai lệch quá
cao.
Vaclav Inster, Dinu Bernstein, Moshe Rikover, The Segal (1967) dùng

phương pháp nắn bụng, cho kết quả sai lệch như sau:
85,2% trường hợp chẩn đoán có sai lệch ≤ 500gr.
15% trường hợp chẩn đoán sai lệch trên 500gr.
5% trường hợp chẩn đoán sai lệch trên 800gr.
Có những trường hợp chẩn đoán sai lệch trên 1000gr.
Năm 1961, Stokland L. và Marks S.A đã dùng phương pháp X-quang
để chẩn đoán cho 179 trường hợp, có độ sai lệch không quá 10% cân nặng
thai trong 72% trường hợp; có nghĩa là độ sai lệch chẩn đoán ±350gr chiếm
72% trường hợp thai có cân nặng 3500gr[1].
Điểm qua một số phương pháp chẩn đoán cân nặng thai trong tử cung
bằng các phương pháp lâm sàng, và Xquang, đều có độ sai lệch trong chẩn
đoán cân nặng thai là 350gr đến 450gr trong khoảng 70% đến 80% trường
hợp.
Khi có siêu âm:

II.

1.
1.1.

Vào thập kỷ 60, các tác giả đã ứng dụng siêu âm để chẩn đoán cân
nặng, và theo dõi sự phát triển của thai trong tử cung đạt kết quả chính xác,
chỉ định can thiệp điều trị lâm sàng được kịp thời góp phần giảm tỷ lệ tử
vong mẹ và con.
Các phương pháp ước tính trọng lượng thai trên siêu âm đã từng được
sử dụng:
Phương pháp đo đường kính lưỡng đỉnh siêu âm để chẩn đoán cân
nặng thai:
Năm 1964, Willocks, Donald I. Duggan I.S, Doy N., nêu lên ý kiến
dùng siêu âm đo đường kính lưỡng đỉnh để chẩn đoán cân nặng thai. Độ sai

10


lệch chẩn đoán ± 454gr gặp trong 67%. Tiếp sau đó (1965) Thompson H.E,
Holmes J.H., Goltesfels K.R., Taylor E.S cũng áp dụng phương pháp đo
đường kính lưỡng đỉnh để chẩn đoán cân nặng thai cho kết quả tương tự:
độ sai lệch chẩn đoán là ±450gr gặp trong 68%. Năm 1967, Kohorn E.I,
nêu lên độ sai lệch chẩn đoán của phương pháp này là ±350gr. Levi nghiên
cứu thấy mối tương quan của đường kính lưỡng đỉnh và cân nặng thai là
0,5[1].
Năm 1967, Loeffler có nêu ý kiến so sánh kết quả trong bản nghiên
cứu của ông về chẩn đoán cân nặng thai bằng phương pháp lâm sàng không
khác gì so với phương pháp chẩn đoán cân nặng thai bằng phương pháp đo
đường kính lưỡng đỉnh của Willocks J, Donall I., Duggan I.S., Day N.
(1964). Mối tương quan giữa trị số đo đường kính lưỡng đỉnh của thai và
cân nặng thai (r) là 0,731; p < 0,01 .
Hàm số tương quan là: y= 22,501x- 5359,1
Trong đó: x là đường kính lưỡng đỉnh trung bình của thai và y là cân
nặng trung bình của thai [1].
Thai có cân nặng 2800gr, tương ứng với đường kính lưỡng đỉnh
85mm. thai đủ tháng 38 tuần có cân nặng từ 2900gr đến 3000gr- tương
ứng với đường kính lưỡng đỉnh trung bình từ 90-92 mm. Phương pháp này
có độ sai lệch trong chẩn đoán như sau:
Tác giả

Mức độ sai lệch
ước đoán (gr)
± 454

Tỷ lệ sai lệch (%)


Willocks .J
67
Donald I.
Thompson HE
± 450
68
Holmes JH
Kohorn EI.
± 490
68
Phan Trường Duyệt
±300
31,2
Sai số chẩn đoán cân nặng của phương pháp đo đường kính lưỡng
đỉnh bằng siêu âm khá cao, vì trên thực tế nhiều thai nhi có đầu phát triển
bình thường nhưng thân phát triển bé hơn bình thường; hoặc trên một thai
bình thường sự phát triển giữa đầu và bụng không phải khi nào cũng tương
xứng với nhau; thai dưới 36 tuần tỷ lệ đầu , đường kính bụng lớn hơn 1,
nhưng thai nhi trên 36 tuần tỷ lệ này đảo ngược lại nhỏ hơn 1 vì trong giai
đoạn này tốc độ phát triển phần mềm của thai nhi tăng lên. Tốc độ phát
11


1.2.

1.3.

1.4.


1.5.

triển của đầu và bụng thai khác biệt nhau trong quá trình thai nghén, là
nguyên nhân ảnh hưởng đến độ chính xác của phương pháp này [1].
Phương pháp đo chu vi đầu thai để chẩn đoán cân nặng thai trong tử
cung:
Qua nghiên cứu thấy rằng có mối tương quan tuyến tính giữa chu vi
đầu thai và cân nặng thai, nên có thể áp dụng phương pháp này để chẩn
đoán cân nặng thai với hệ số tương quan r = 0,503; p< 0,01 theo hàm số
tương quan:
y = 150,53x -1609,30
Trong đó: y = cân nặng, x = chu vi đầu thai.
Phương pháp này ít được áp dụng [1].
Phương pháp đo thể tích tử cung theo chiều cao, trước sau, ngang tử
cung để chẩn đoán cân nặng thai:
Poulos PP, Langstads Jr. đã áp dụng phương pháp này để chẩn đoán
cân nặng thai trong tử cung có độ sai lệch chẩn đoán ± 250gr trong 68%
trường hợp. Phương pháp này khá phức tạp trong khi đo nên khó áp dụng
trong thực tế lâm sàng [1].
Phương pháp đo thể tích tim thai bằng siêu âm để chẩn đoán cân nặng
thai:
Levi S nhận thấy chu vi tim thai ngang mức van tim, diện tích mặt cắt
tim thai và đường kính trước sau tim có mối tương quan hồi quy tuyến tính
với cân nặng thai theo hệ số tương quan lần lướt như sau: r =0,438; 0,458;
0,341
Phương pháp này ít được áp dụng vì sai lệch chẩn đoán cao, (hệ số r thấp)
và đòi hỏi kỹ thuật đo tim thai khó khăn [1].
Phương pháp đo đường kính ngang bụng bằng siêu âm để chẩn đoán
cân nặng thai trong tử cung:
Năm 1977, Camprogrande. M, Tullia Todros và Maria Brizzolar áp

dụng phương pháp này cho kết quả sai lệch chẩn đoán như sau:
Dưới 200gr gặp trong 48 % trường hợp.
Dưới 300gr gặp trong 66% trường hợp.
Dưới 400gr gặp trong 74% trường hợp.
Cũng theo phương pháp đo đường kính ngang bụng Campbell nêu kết
quả sai lệch chẩn đoán dưới 280gr gặp trong 58% trường hợp, và theo
Horace E Thompson thì độ sai lệch của phương pháp này là ± 364 gr [1].

12


Chúng tôi thấy rằng phương pháp đo đường kính ngang bụng tuy đơn
giản, trị số đo được ghi nhận ngay sau khi đo nhưng vì cử động hô hấp của
thai (breathing movement) đã làm cho đường kính ngang bụng thay đổi.
Khi thai có động tác thở vào, đường kính ngang to ra và đường kính trước
sau nhỏ lại vì thế kết quả của phương pháp chẩn đoán này kém chính xác,
mối tương quan giữa đường kính ngang bụng và tuổi thai thấp: r = 0,471.
Hàm số tương quan là:
y =23,10x + 620,28
Trong đó:
y:cân nặng,
x: đường kính ngang bụng.
Phương pháp đo đường kính ngang bụng có độ sai lệch chẩn đoán cao
nên ít được áp dụng trong chẩn đoán lâm sàng [1].
1.6.

Phương pháp đo ngực thai để chẩn đoán cân nặng thai:
Năm 1975 Levi.S nghiên cứu phương pháp đo ngực thai để chẩn đoán
cân nặng và đưa ra kết quả sau:
Diện tích ngực và chu vi ngực, đường kính trước sau ngực có mối

tương quan hồi quy tuyến tính với cân nặng thai theo hệ số tương quan theo
hệ sau r= 0,648; 0,650; 0,643
Ở viện bảo vệ bà mẹ và trẻ sơ sinh, đã áp dụng phương pháp này và có
mức độ tin cậy gần như phương pháp đo đường kính lưỡng đỉnh để chẩn
đoán tuổi thai. Hệ số tương quan giữa chu vi ngực và cân nặng thai là
0,701, p< 0,001. Nhưng trên thực tế gặp nhiều nhược điểm và sai lầm vì:
hình ảnh bờ ngoài của ngực thai không rõ nét của các các đường cong của
tín hiệu siêu âm tương ứng với cấu trúc vùng ngực thai như các màng phổi,
các vành xương sườn nên dễ bị sai lệch lúc đo [1].
Hàm số tương quan tuyến tính giữa cân nặng thai và chu vi ngực thai:
y=110,581x – 523,33
13


Trong đó: y là cân nặng thai, x là chu vi ngực đo qua van tim [1].
1.7.

Phương pháp đo thể tích thai bằng siêu âm để chẩn đoán cân nặng
thai:
Năm 1970, Garrett.W.J. , Robinson D.E. áp dụng phương pháp này để
chẩn đoán cân nặng thai. Các tác giả nghiên cứu trên 20 sản phụ, các phần
của thai nhi được đo bằng nguồn siêu âm đã được điều chỉnh tốc độ truyền
âm qua từng lớp tổ chức thai hệ số U và hệ số trở kháng âm “i”.Tác giả đã
nêu lên mối tương quan giữa thể tích thai và cân nặng thai là 0,9794 và độ
chênh lệch chẩn đoán chênh lệch thai là 106 gr [1].
Phương pháp này có giá trị chẩn đoán chính xác nhưng việc thực hành
khá phức tạp đòi hỏi nhiều thời gian xác định và đo từng phần của thai và
điều chỉnh tốc độ truyền siêu âm qua các phần thai khác nhau [1].
Năm 1979 chúng tôi áp dụng phương pháp đo thể tích thai dựa vào
công thức: V = D3 + 2B3. Trong đó:

V: thể tích thai (cm3).
D: Đường kính lưỡng đỉnh thai.
B: Diện tích mặt cắt bụng thai qua tĩnh mạch rốn.
Mỗi tương quan giữa thể tích thai và cân nặng thai theo hàm số tương
quan tuyến tính [1].
y = 1.2009 x – 107,94
Trong đó:
y: cân nặng thai (gr),
x: thể tích thai (cm3)
Hệ số tương quan r = 0,867; p< 0,001.
Sai số chẩn đoán ít:
Chẩn đoán sai lệch 200 gr gặp trong 35,4% trường hợp.
Chẩn đoán sai lệch 300 gr gặp trong 17,5% trường hợp.
14


Thể tích thai V = D3 + 2B3
Trong đó:
V: thể tích thai (cm3),
D: đường kính lưỡng đỉnh thai (mm),
B: diện tích mặt cắt bụng thai qua tính mạch rốn (cm2).
1.8.

Phương pháp đo chu vi bụng thai bằng siêu âm để chẩn đoán cân nặng
thai:
Năm 1975 Campbell S, và Wilkin D. đưa ra phương pháp đo chu vi
bụng thai qua mức tĩnh mạch rốn để chẩn đoán cân nặng thai trong tử
cung.Tác giả nêu lên mối tương quan có ý nghĩa giữa chu vi bụng thai và
cân nặng theo hàm số:
logc y = 4,564 + 0,282x – 0,00331 x2

Trong đó:
y: cân nặng của thai,
x: chu vi bụng thai đo bằng siêu âm
Kết quả chẩn đoán sai lệch như sau:
Sai lệch trung bình là 290 gr gặp trên thai có cân nặng 2000 gr.
Sai lệch 450 gr trên thai có cân nặng 4000 gr [1].
Năm 1977, Campogrande cũng áp dụng phương pháp đo chu vi bụng
thai kết quả trong chẩn đoán cân nặng thai như sau:
Sai lệch dưới 200 gr gặp trong 46% trường hợp.
Sai lệch dưới 300 gr gặp trong 56% trường hợp.
Sai lệch dưới 400 gr gặp trong 82% trường hợp.
Chúng tôi cũng nghiên cứu thấy mối tương quan tuyến tính giữa chu
vi bụng thai và cân nặng thai theo hàm số:
y = 89,40x – 1,30
15


Trong đó:
y: cân nặng trung bình thai,
x: chu vi bụng thai.
Nhưng hệ số tương quan không cao r = 0,508 và độ sai lệch chẩn đoán
300gr gặp trong 32,4 %, 200gr gặp trong 54% [1].
1.9.

Phương pháp đo diện tích mặt cắt bụng thai qua tĩnh mạch rốn để
chẩn đoán cân nặng thai trong tử cung:
Phương pháp này có độ chẩn đoán khá chính xác, hệ số tương quan
tuyến tính giữa diện tích mặt cắt bụng thai và cân nặng thai cao r = 0,820,
độ tin cậy p<0,001. Hàm số tương quan tuyến tính như sau:
y = 28,39x + 518,8

Trong đó:
y = cân nặng (gr ),
x = diện tích mặt cắt bụng (cm2)
Sai lệch chẩn đoán 200gr gặp trong 35,1% trường hợp.
Sai lệch chẩn đoán 300gr gặp trong 21,62% trường hợp[1].

1.10.

Phương pháp đo đường kính trung bình bụng thai để chẩn đoán cân
nặng thai trong tử cung:
Phương pháp đo đường kính trung bình bụng thai cũng là một phương
pháp đơn giản có độ chính xác cao, vì đường kính trước sau và ngang bụng
thai sẽ thay đổi bù trừ cho nhau khi có động tác thở của thai.
Mỗi tương quan tuyến tính giữa đường kính trung bình bụng thai và
cân nặng thai khá chặt chẽ r = 0,790, độ tin cậy p < 0,001 theo hàm số
tuyến tính:
y = 64, 305x – 3499,31
Trong đó:
16


y: cân nặng thai(gr ),
x= đường kính trung bình bụng thai cắt qua tĩnh mạch rốn(mm ).
Đường kính trung bình bụng thai =
Qua kiểm định lâm sàng so sánh giữa cân nặng chẩn đoán bằng
phương pháp này và cân nặng thực tế có độ sai lệch từ 200gr đến 300gr
chiếm tỷ lệ 23,3% trường hợp. Mối tương quan giữa cân nặng thai chẩn
đoán và cân nặng thai thực tế rất cao r = 0,983 [1].
Phương pháp này còn có những ưu điểm:


1.11.

Đo nhanh chóng ít sai lệch, số liệu đo được hiện rõ trên màn ảnh, tính
toán dễ dàng.
Áp dụng được trên các máy siêu âm đơn giản, rẻ tiền hiện đang được
trang bị tại các tuyến điều trị.
Chẩn đoán có độ tin cậy cao.
Vì vậy phương pháp đo đường kính trung bình bụng thai cũng được áp
dụng phổ biến [1].
Phương pháp đo kết hợp các phần của thai bằng siêu âm để chẩn đoán
cân nặng thai trong tử cung
Năm 1973 Schlender, Pecker nghiên cứu phương pháp kết hợp đo
đường kính lưỡng đỉnh và chu vi ngực để chẩn đoán cân nặng thai có kết
quả chẩn đoán sai lệch ± 250gr gặp trong 59%. Boong G, Van Leeder M,
Schumater JJ KirsteterL, Ganda R nghiên cứu phương pháp đo lường kính
lưỡng đỉnh và đường kính ngang ngực để chẩn đoán cân nặng thai có kết
quả sai lệch chẩn đoán là 286 gr. Suzuki, Minei L.J và Shnizer áp dụng
phương pháp đo đường kính lưỡng đỉnh kết hợp với thể tích tim thai và nêu
lên độ sai lệch trong chẩn đoán cân nặng thai là 495 gr. Năm 1976 , Lunt và
Chart nghiên cứu phức tạp hơn là đo diện tích mặt cắt ngang ngực và diện
tích mặt cắt đầu thai qua bướu đỉnh để chẩn đoán là ± 215 gr. Năm 1977
Campogrande M, Tulli Todros đã nêu lên mối tương quan chặt chẽ giữa các
trị số đo kết hợp các phần của thân thai trong tử cung để chẩn đoán cân
nặng thai. Tác giả nêu lên hàm số tương quan như sau :
y =19,11772 x + 19,39136t +0,46060w+ 0,298392 – 1497,19
Trong đó:
y: cân nặng,
17



x: đường kính lưỡng đỉnh
t: đường kính ngang ngực,
w: diện tích mặt cắt.
Phương pháp này có độ sai lệch chẩn đoán:
Chẩn đoán sai lệch dưới 200 gr gặp trong 56% trường hợp.
Chẩn đoán sai lệch dưới 200 gr gặp trong 66% trường hợp.
Chẩn đoán sai lệch dưới 200 gr gặp trong 84% trường hợp.
Shepard MJ, Richards VA, Berkowitz RL (1982) và Birnholz đã sử
dụng phương pháp đo kết hợp bụng đầu và nêu mối tương quan theo hàm
số sau
Log10 (P) = -1,7492 + 0,166 9 (BPD) + 0,46 (AC) – 2,646 (AC x
BPD)/1000
Độ sai lệch ± 106 gr.
2.

Các công thức ước tính trọng lượng thai trên siêu âm hiện nay hay
dùng:
Trong các công thức dưới đây nếu không chú thích thêm thì trọng
lượng thai (P) tính bằng gr, giá trị độ dài đo bằng cm, giá trị diện tích đo
bằng .
Công thức Tokyo:
P = (1,07x(BPD^3))+(3,42xAPTDxTTDxFL)
Công thức Osaka:
P = (1,25674x(BPD^3))+3,50655xFTAxFL+6.3
Công thức Hadlock1:
P =10^(1,304+(0.05281xAC)+(0,1938xFL)-(0.004xFLxAC))
Công thức Hadlock 2:
P = 10^(10335- (0.0034xACxFL) + (0.0316xBPD) + (0.0457xAC) +
(0.1623xFL)
Công thức Hadlock 3:

P = 10^(1.326-(0.00362xACxFL)+(0.0107xHC)+(0.0438xAC)
+(0.158xFL))
Công thức Hadlock4:
P = 10^(1.3596-(0.00386xACxFL) + (0.0064xHC) + (0.00061 x BPD
x AC) + (0.0424 x AC) + (0.174 x FL))
Công thức Shepard:

18


3.

P(kg)= 10^(-1.7492+(0.166xBPD)+(0.046xAC)(2.646xACxBPD/1000))
Công thức Merz 1
P = (-3200.40479+(157.07186xAC)+(15.90391x(BPD^2))
Công thức Merz 2:
P = 0.1 x (AC^3)
Công thức Hansman:
P(kg) = (-1.05775 x BPD) + 0.0930707x (BPD^2) + (0.649145 x
THD) -0.020562 x (THD^2) + 0.515263
Công thức Campbell:
P(kg) = 10^(-4.564 + (0.282 x AC)-(0.00331 x (AC^2)))
Công thức tính trọng lượng thai trên lâm sàng (dựa vào chiều cao tử
cung và vòng bụng):
Công thức tính cổ điển:
P (gr) ± 300gr = ( cao tử cung+ vòng bụng):4 x 100
Công thức Mac- Donald:
Nếu ối chưa vỡ: P(gr) ± 200gr = ( cao tử cung-12)x155
Nếu ối đã vỡ: P(gr) ± 200gr = ( cao tử cung- 11)x 155


CHƯƠNG II: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
1.

Đối tượng:
Gồm các sản phụ đã có chuyển dạ và những sản phụ xin mổ chủ động
tại khoa Sản, bệnh viện Bắc Thăng Long.
Tiêu chuẩn lựa chọn:
Tất cả các sản phụ nhập viện với tuổi thai ≥ 37 tuần và ≤ 42 tuần.
19


Tất cả các sản phụ nhập viện với chẩn đoán là thai đủ tháng chuyển dạ
đẻ hoặc thai đủ tháng xin mổ lấy thai chủ động.
Tất cả các sản phụ nhập viện để chờ sinh kể cả trong trường hợp có
bệnh lý phối hợp kèm theo.
Tất cả các sản phụ trên phải tự nguyện đồng ý tham gia nghiên cứu.
Tiêu chuẩn loại trừ:
Chỉ lấy số liệu siêu âm của những sản phụ mà lần siêu âm lúc vào viện
trước sinh đến khi sinh không quá 24h.
Không lấy số liệu của những sản phụ có tuổi thai < 37 tuần và > 42
tuần.
Để giảm thiểu tối đa các yếu tố nhiễu, việc thực hành siêu âm phải
được thực hiện bởi một kíp và được thực hành duy nhất trên 1 máy siêu
âm. Đồng thời chỉ lấy số liệu siêu âm đạt tiêu chuẩn ở trên chỉ 1 lần cho cả
2 công thức.
Tiêu chuẩn kỹ thuật đo:
Mặt cắt ngang đầu trung bình (đo đường kính lưỡng đỉnh): thước đo
đặt từ bờ ngoài xương gần và bờ trong xương xa, đường nối phải vuông
góc với đường giữa, đi qua đáy của tam giác đồi thị, qua hai lưỡng đỉnh nơi

rộng nhất.

Vách liên bán cầu
ĐKLĐ

ĐKCT

Thể vuông
Đồi thị

Hình 1.Ðo đường kính lưỡng đỉnh trên siêu âm

20


Đo chu vi bụng: (mặt cắt ngang bụng) đo đường kính trước sau.
Đường kính ngang bụng và chu vi vòng bụng. Đường kính trước sau: đo từ
da thành bụng trước đi qua hợp lưu, qua động mạch chủ bụng, qua cột sống
tới da lưng ngay trước gai sau cột sống. Đường kính ngang bụng: đo ngoài
da, vuông góc với đường kính trước sau bụng, di qua dạ dày, và là nơi rộng
nhất. Chu vi vòng bụng: trên cùng một lát cắt, bao phủ toàn bộ da.

Cột sống

ĐKNB

ĐKTSB

TM rốn


Dạ dày

Hình 2.Đo đường kính trước sau và đường kính ngang bụng trên
siêu âm

21


Chỗ thiếu

Chỗ thừa

Hinh 3. Đo chu vi và diện tích bụng theo hình e-líp
Chiều dài xương đùi: Đo dọc theo chiều dài của xương( từ cổ xương
đùi tới lồi củ ngoài của xương), không bao gồm phần móc nhọn.

Xương đùi

Hình 4. Đo chiều dài xương đùi trên siêu âm

22


2.
3.

4.

Chỉ số ối: chia tử cung thành 4 góc bởi 2 đường thẳng (đường dọc là
đường thẳng chạy dọc qua rốn thai phụ, đường ngang là đường thẳng

vuông góc với đường dọc và chạy qua rốn thai phụ; chỉ số ối là tổng độ sâu
tối đa của 4 góc tử cung. Ối ít: chỉ số ối < 80 mm. Ối bình thường: chỉ số ối
từ 80 đến 180mm. Ối dư: chỉ số ối từ trên 180mm.
Thời gian nghiên cứu: từ tháng 4/2018 đến hết tháng 8/2018.
Phương pháp nghiên cứu:
Nghiên cứu theo phương pháp mô tả cắt ngang.
Phân tích số liệu bằng phần mềm SPSS16.0.
Số liệu nghiên cứu:
Cỡ mẫu thuận tiện: N= 100 thời gian từ tháng 4/ 2018 đến 8/2018, dựa
vào bệnh nhân thực tế tại khoa Sản bệnh viện Bắc Thăng Long.

CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.
Chúng tôi chọn được 100 sản phụ đáp ứng đủ các tiêu chuẩn lựa chọn
trên vào nghiên cứu và cho được kết quả như sau:
1.

Tuổi trung bình:
23


Bảng 1: Tuổi trung bình.
Tuổi
N
< 18 tuổi
2
18≤ tuổi < 35
89
≥ 35 tuổi
9
Tổng

100
Tuổi trung bình
26.98
Độ lệch chuẩn
4.985
Tuổi lớn nhất
38
Tuổi nhỏ nhất
15

2.

%
2
89
9
100

Nhận xét:
Sản phụ thuộc nhóm tuổi từ 18 đến dưới 35 chiếm hầu hết 89%, còn
lại 2% thuộc nhóm dưới 18 tuổi và 9% thuộc nhóm từ 35 tuổi trở lên. Tuổi
trung bình của nhóm đối tượng được nghiên cứu là 26.98 ± 4,985, trong đó
ít tuổi nhất là 15 tuổi và nhiều tuổi nhất là 38 tuổi.
Phân bố nghề nghiệp:

Sơ đồ 1: Tỷ lệ nghề nghiệp.

3.

Nhận xét:

Sản phụ có nghề nghiệp là công nhân chiếm 65%, sau đó là nông dân
chiếm 23%, buôn bán chiếm 10%, còn các ngành nghề khác chiếm 2%.
Trình độ văn hóa:
Sơ đồ 2: Tỷ lệ trình độ văn hóa.

4.

Nhận xét:
Sản phụ có trình độ văn hóa tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT)
chiếm 36%, tốt nghiệp trung học cơ sở (THCS) chiếm 27%, còn lại 37% là
tốt nghiệp cao đẳng- đại học.
Phân bố địa chỉ:
Sơ đồ 3: Tỷ lệ theo địa chỉ.
Nhận xét:
Sản phụ sinh sống tại vùng nông thôn (chiếm 75%), còn sinh sống tại
thành thị chiếm 25%.
24


5.

Tỷ lệ số lần sinh:
Sơ đồ 4: Tỷ lệ theo số lần sinh.

6.

Nhận xét:
Sản phụ sinh con lần 1 chiếm 40%, sinh con lần 2 chiếm 43%, sinh
con lần 3 chiếm 17%.
Tỷ lệ theo tuần tuổi thai:

Sơ đồ 5: Tỷ lệ theo tuần tuổi thai.

7.

Nhận xét:
Tuần tuổi thai của 100 sản phụ trong nghiên cứu là:
Tuổi thai 37 tuần chiếm 5%.
Tuổi thai 38 tuần chiếm 9%.
Tuổi thai 39 tuần chiếm 37%.
Tuổi thai 40 tuần chiếm 35%.
Tuổi thai 41 tuần chiếm 14%.
Tỷ lệ theo chỉ số ối:
Sơ đồ 6: Tỷ lệ theo chỉ số ối.

8.

Nhận xét:
Sản phụ có chỉ số ối bình thường chiếm đến 88%, ối ít chiếm 7% và ối
dư chiếm 5%.
Tỷ lệ theo chuyển dạ đẻ:
Sơ đồ 7: Tỷ lệ theo chuyển dạ đẻ.
Nhận xét:
Sản phụ được khảo sát đã có chuyển dạ đẻ chiếm 86%, còn lại các sản
phụ vào mổ lấy thai chủ động chiếm 14%.

9.

Tỷ lệ theo số kg tăng của trọng lượng mẹ trong cả thai kỳ:
Sơ đồ 8: Tỷ lệ theo số kg tăng của trọng lượng mẹ trong cả thai kỳ.
Nhận xét:


25


×