Tải bản đầy đủ (.pdf) (21 trang)

Tổng Quan Về Truyện Cổ Tích

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.94 MB, 21 trang )

PHẦN TỔNG QUAN
1. Lí do chọn đề tài
Trong một đất nước ngày càng hiện đại con người không ngừng cố gắng học
hỏi, đua nhau nắm bắt những xu hướng mới để hoàn thiện bản thân nhưng có ai
biết rằng văn hóa dân gian mới chính là thứ mà mỗi con người Việt Nam cần gìn
giữ, phát huy và đừng để mất đi bởi văn hóa dân gian vẫn còn rất nhiều vai trò,
giá trị và ý nghĩa của nó trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa như
ngày nay.
Văn hóa dân gian như một nền tảng cho sự dạy dỗ về lối sống, bồi dưỡng
tính cách, tâm hồn con người Việt Nam cũng như là cơ sở cho sự phát triển đất
nước về mọi mặt của đời sống qua nhiều thế hệ. Sản phẩm của văn hóa dân gian
có phạm vi rất rộng nhằm phục vụ đời sống vật chất và tinh thần của con người
trong đó kho tàng về văn học văn hóa dân gian thật sự làm em ấn tượng và thích
thú đặc biệt phải kể đến đó là truyện cổ tích Việt Nam. Truyện cổ tích Việt Nam
chứa đựng vô vàn những giá trị văn hóa truyền thống đã được truyền miệng qua
nhiều thời đại. Qua truyện cổ tích chúng ta có thể hiểu sâu sắc hơn những đặc
điểm, những nghệ thuật, những giá trị về nội dung đồng thời có thể giải mã và
chạm đến đáy những nét văn hóa tìm ẩn trong hình tượng của nhân vật để tìm ra
những truyền thống của văn hóa dân gian Việt Nam.
Trong những bước phát triển có thăng có trầm của lịch sử nước ta truyện cổ
tích đã trở thành một trong những món ăn tinh thần không thể thiếu cho con
người cho xã hội. Không chỉ đơn giản là những câu chuyện truyền miệng khô
khan, đơn giản mà truyện còn có một sức hút vô cùng mạnh mẽ với nội dung súc
tích phong phú và ý nghĩa giáo dục sâu sắc. Dựa vào những câu chuyện cổ tích
ấy người ta có thể truyền tải và gửi gấm nhiều thông điệp. Có thể xem truyện cổ
tích như một tác phẩm nghệ thuật độc đáo và việc sáng tác ra những câu chuyện
cổ tích ấy lại mang những nét văn hóa riêng biệt tạo nên những đặc trưng không
thể lẫn lộn của văn hóa dân gian đồng thời phản ánh cho phong cách tư tưởng
quan niệm của văn hóa Việt Nam so với văn hóa của các quốc gia các châu lục
trên thế giới.
Vì lẽ đó thông qua đề tài này có thể trực tiếp giúp mọi người có cái nhìn


tổng quan nhất về đặc điểm nội dung truyện cổ tích trong văn hóa dân gian Việt
Nam.
2. Mục đích nghiên cứu đề tài
Khi thực hiện nghiên cứu đề tài này em nhằm vào các mục đích sau:
● Hiểu được văn hóa dân gian là một yếu tố cần thiết và góp phần quan trọng
tạo nên văn hóa của dân tộc ta. Thông qua nghiên cứu đề tài này nhằm tìm ra
những giá trị những đặc trưng của truyện cổ tích Việt Nam đồng thời sâu hơn
1


nữa đó là những đặc trưng của văn hóa dân gian, văn hóa dân tộc.
● Thông qua đề tài này giúp em củng cố kiến thức về phương pháp làm một
bài nghiên cứu khoa học và cách phân tích, tổng hợp vấn đề trong quá trình
nghiên cứu.
● Qua nghiên cứu giúp em củng cố kiến thức cho môn học văn hóa dân gian
đồng thời trang bị cho em tri thức làm hành trang để phục vụ cho công việc sau
này.
3. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài "Đặc điểm nội dung của truyện cổ tích trong văn hóa dân gian Việt
Nam" lấy nội dung của truyện cổ tích Việt Nam làm đối tượng nghiên cứu .
4. Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp và chọn lọc nguồn tài liệu phù hợp
cho đề tài. Ngoài ra cần vận dụng càc phương pháp văn học, phương pháp
nghiên cứu văn hóa, phương pháp liên ngành.
Bên cạnh đó còn sử dụng các phương pháp như phương pháp so sánh giữa
truyện cổ tích Việt Nam với truyện cổ tích nước ngoài và sử dụng nguồn tài liệu
phong phú trên Internet.
5. Dự kiến những kết quả sau nghiên cứu
Những dự kiến về kết quả của em sau nghiên cứu đề tài này như sau:
- Có cái nhìn toàn diện và sâu sắc hơn về nội dung của truyện cổ tích.

- Hiểu rõ những khía cạnh và bản chất cũng như sự liên kết truyện cổ tích và đời
sống tinh thần của người dân làm tiền đề để so sánh và tìm hiểu sâu hơn về
những thể loại khác của truyện dân gian.
- Bộc lộ được một trong những nét văn hóa đặc trưng tiêu biểu của văn hóa dân
gian.

PHẦN NỘI DUNG
Truyện cổ tích Việt Nam hay “Chuyện đời xưa” là những câu chuyện kinh
điển quen thuộc được truyền miệng từ đời này sang đời khác từ người này sang
người khác và đã ăn sâu vào đời sống của mỗi thế hệ người dân lao động Việt Nam
trong suốt chiều dài lịch sử của dân tộc. Không những thế, truyện cổ tích Việt
Nam việt nam còn trở thành một nét văn hóa đặc trưng và đại diện cho những giá
trị tinh thần, những phẩm chất quý giá của nhân dân ta. Điểu đó được thể hiện rất
rõ qua những đặc điểm nổi bậc về nội dung của truyện cổ tích Việt Nam, tạo nên
một loại hình văn học dân gian đặc sắc và không thể lẫn vào bất kì loại hình nào.
Chương I: Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn
1. Cở sở lý luận
2


1.1 Khái niệm văn hóa
Mỗi sinh viên khoa văn hóa học đều nắm cho mình ít nhất một khái niện về văn
hóa. Có rất nhiều khái niệm về văn hóa mỗi khái niệm phản ánh một cách nhìn nhận
và đánh giá khác nhau. Văn hóa là giá trị do con người sáng tạo ra trong quá trình lao
động. Trong quá trình đó con người tương tác với môi trường mà tạo nên. Mỗi người
đều có khả năng sáng tạo ra văn hóa, ra giá trị nhưng không phải lúc nào cũng sáng tạo
ra giá trị. Giá trị là cái có lợi cho con người. Có lợi mới là văn hóa. Trong đó con
người biết cái nào có lợi, cái nào có hại và môi trường xã hội là môi trường của con
người của những mối quan hệ với nhau.
Theo EB Taylor “Văn hóa là một phức hợp bao gồm tri thức tin ngưỡng nghệ

thuật đạo đức, luật pháp phong tục cũng như mọi khả năng và thói quen khác mà con
người như một thành viên của xã hội tiếp thu được”. Theo Unesco “ Văn hóa là tổng
thể những nét riêng biệt tinh thần và vật chất trí tuệ và xúc cảm quyết định tính cách
của một xã hội hay một nhóm người trong xã hội. văn hóa bao gồm nghệ thuật và văn
chương những lối sống, những quyền cơ bản của con người, những hệ thống các giá
trị tập tục và tín ngưỡng.” (Huỳnh Ngọc Thu, Văn hóa là gì?,
/>Trong từ điển tiếng việt thì khái niệm về văn hóa như sau: “Văn hóa là tổng thế
nói chung những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình
lịch sử.” (Văn hóa, />Hay theo PGS.TSKH Trần Ngọc thêm tác giả của cuốn Tìm về bản sắc văn hóa
Việt Nam : “Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con
người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn trong sự tương tác giữa
con người với môi trường tự nhiên và xã hội của mình.” (Văn hóa,
/>Như vây, có thể nói rằng văn hóa là tất cả những sản phẩm có giá trị do con người
sáng tạo trong môi trường tự nhiên và xã hội.

1.2 Khái niệm văn hóa dân gian
Đến nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về văn hóa dân gian từ đó các
nhà nghiên cứu cũng đã để lại nhiều nhận định khác nhau về khái niệm văn hóa
dân gian. Folklore là thuật ngữ của phương Tây dùng để chỉ văn hóa dân gian.
Theo Ngô Đức Thịnh, folklore được dùng để chỉ "những cách thức, tục lệ, lễ tạt,
sự mê tín, càc khúc hát ballat, tục ngữ,... của thời xưa" (Ngô Đức Thịnh 2005:
378 ) nhưng về sau "Chúng ta quan niệm folklore chỉ là những sáng tạo tinh
thần, hơn nữa chỉ là những sáng tạo nghệ thuật ngôn từ” (Ngô Đức Thịnh 2005:
46, 84-85). Đó là hiểu theo nghĩa hẹp, còn theo hướng rộng hơn thì Archer
Taylor quan niệm rằng:
"Folklore là tư liệu được truyền lại bằng lời nói hoặc phong tục tập quán. Đó có
3


thể là bài hát dân gian (folksong), truyện kể dân gian ( folktale), câu đố (riddle),

tục ngữ (proverb), hay những tư liệu khác nhau được lưu giữ bằng lời nói. Đó
có thể là những công cụ và vật thể cổ truyền như tấm hàng rào hay cái nút buộc,
cái búi tóc trên đầu, hoặc những quả trứng trong lễ phục sinh; vật trang trí cổ
truyền như bức thành Tơ-roa; hay những biểu tượng truyền thống như hình chữ
thập ngoặc (swastika). Đó có thể là những phong tục truyền thống như ném
muối qua vai hay đập mạnh tay lên gỗ. Đó có thể là những niềm tin cổ truyền
như cây cơm cháy chữa được các chứng bệnh đau mắt. Tất cả nhữnh cái đó đều
là folklore". (Ngô Đức Thịnh 2005: 66-67). Còn các nhà nghiên cứu ở Việt Nam
thì lại quan niệm như sau: "Folk culture tiếp cận dưới giác độ thẩm mỹ" (Đinh
Gia Khánh 1993: 29,31). Hay "Theo đúng nghĩa, văn hóa dân gian là nền văn
hóa của dân chúng. Văn hóa này gồm cả văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần.
Thuật ngữ quốc tế chính xác nhất mang nghĩa văn hóa dân gian là từ tiếng Anh:
Folkculture (...) Khái niệm này rất rộng, bao gồm toàn bộ văn hóa vật chất và
văn hóa tinh thần của dân chúng. Nội hàm của nó có vấn đề phương thức sản
xuất ra của cải, có phong tục tập quán, sinh hoạt tinh thần, tri thức tự nhiên và
xã hội, quan niệm đạo đức, nhận thức, tình cảm về thế giới và nhân sinh". (Vũ
Ngọc Khánh, Phạm Minh Thảo, Nguyễn Vũ 2002: 620-621) .
1.3 khái niệm truyện cổ tích
Truyện cổ tích có thể được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau. Theo Lê
Chí Quế ông đã trình bày khái niệm truyện cổ tích như sau "Truyện cổ tích là
sáng tác dân gian trong loại hình tự sự mà thuộc tính của nó là xây dựng trên
những cốt truyện; truyện cổ tích là tác phẩm nghệ thuật được xây dựng thông
qua sự hư cấu nghệ thuật thần kỳ; truyện cổ tích là một thể loại hoàn chỉnh của
văn học dân gian, được hình thành một cách lịch sử..." (Lê Chí Quế 1999: 107).
Không những vậy PGS Chu Xuân Diên đã có phần phân tích khái niệm truyện
cổ tích thật sâu sắc "Cổ tích là một từ Hán Việt. “Cổ” có nghĩa là xưa, cũ. Ta có
khái niệm “truyện cổ” (hoặc “truyện cổ dân gian”), “truyện đời xưa” dùng để
chỉ nhiều loại truyện dân gian khác nhau, trong đó có truyện cổ tích. Tương
đương với khái niệm này trong tiếng Hán là “cố sự” (sự tích đời xưa) hoặc
“dân gian cố sự”. Còn “tích” có nghĩa là gì? Hán Việt từ điển của Nguyễn Văn

Khôn giới thiệu 29 nghĩa của từ “tích”, trong đó có hai nghĩa có liên quan đến
khái niệm truyện cổ tích: 1) tích: dấu chân, dấu vết; 2) dấu vết cũ, dấu chân.
Những nghĩa này còn giữ được gần như nguyên vẹn những nghĩa gốc tương
đương của từ “tích” trong tiếng Hán: vết chân, dấu vết; những gì người xưa để
lại (theo Khang Hi từ điển). Những sắc thái nghĩa trên của từ “tích” thấy có
trong các nghĩa của từ “sự tích” (Hán Việt): 1) Đầu đuôi gốc tích của một việc;
2) Sự việc có thật; 3) Dấu tích của việc (theo Hán Việt từ điển của Nguyễn Văn
Khôn). Nghĩa của từ “tích” trong các thành ngữ “truyện xưa tích cũ”, “có tích
4


mới dịch nên tuồng”, rõ ràng có liên quan với khái niệm “sự tích”. Như vậy,
trong các nghĩa của từ “tích” (Hán Việt) có bao hàm hai yếu tố: 1) sự việc, câu
chuyện (→ sự tích); 2) dấu vết (→ di tích). Hai yếu tố này có lẽ đã khiến cho từ
“cổ tích” (Hán Việt) mang hai nghĩa nói về hai hiện tượng khác nhau: 1) di tích
xưa; 2) truyện đời xưa (theo Hán Việt từ điển). Nghĩa thứ nhất tương đương với
từ “cổ tích” trong tiếng Hán: “Cổ tích = cổ nhân chi trần tích = dấu vết người
xưa” (theo Từ điển từ nguyên). Còn nghĩa thứ hai thì chỉ có trong từ “cổ tích”
Hán Việt. Khái niệm “truyện cổ tích” của ta được tiếng Hán biểu thị bằng từ
“cố sự” (truyện cổ) hoặc “dân gian cố sự” (truyện cổ dân gian). Từ “cố sự”
trong tiếng Hán còn được dùng để chỉ các loại truyện cổ khác nữa (cả thành
văn lẫn dân gian)". (Chu Xuân Diên 1999: 229).
Như vậy từ những khái niệm trên có thể hiểu nôm na truyện cổ tích là những
sáng tác của những người bình dân có tính tự sự trong dân gian, có cốt truyện
hoàn chỉnh thường kể về số phận các kiểu nhân vật: người mồ côi, người dũng
sĩ, người thông minh nhưng chứa yếu tố hoang đường, kì ảo qua đó thể hiện
quan niệm đạo đức, lý tưởng và ước mơ của nhân dân về hạnh phúc và công lý
xã hội
2. Cơ sở thực tiễn
Truyện cổ tích đã gắn liền với tuổi thơ và hầu hết con người Việt Nam đặc

biệt là với những con người bình dân trong xã hội. Dựa vào nội dung, nhân vật
chính và qua những sự việc được kể lại có thể chia truyện cổ tích thành ba loại
như sau:
Thứ nhất truyện cổ tích về loài vật. Thể loại này thường miêu tả đặc điểm
các con vật hay nói về sự thông minh, dùng mẹo lừa để chiến thắng các con vật
mạnh hơn nó (Cóc kiện trời, Sự tích con dã tràng, Công và Quạ...)

Cóc kiện trời
/>
Công và quạ
/>
Thứ hai truyện cổ tích thần kỳ. Đây là loại truyện kể lại những sự việc xảy
ra xảy ra trong đời sống gia đình và xã hội, các vấn đề về tình yêu hôn nhân,
những mâu thuẫn giữa anh chị em trong gia đình như Tấm Cám, Ăn khế trả
vàng, Sự tích con khỉ hay nói về các anh hùng, những nhân vật tài giỏi có công
5


lớn diệt cái ác, bảo vệ cái thiện như Thạch Sanh, người thợ săn và mụ chằng hay
nói về các nhân vật bất hạnh xấu xí, bị ngược đãi thiệt thòi nhưng có đạo đức có
tài như Lấy vợ cóc, Sọ dừa, Cây tre trăm đốt,...

Ăn khế trẻ vàng
/>
Sọ dừa
/>
Cuối cùng là truyện cổ tích về thế tục. Thể loại truyện này cũng có yếu tố ly
kỳ nhưng những sự kiện thường rút ra từ giới trần tục thường nói về nhân hạnh
bất hạnh, phê phán những thói hư tật xấu, nói về những người thông minh hay
ngốc nghếch trong cuộc sống (Trương Chi, Sự tích chim quốc, Đứa con trời

đánh, Em bé thông minh, Chàng ngốc đi kiện, Nàng bò tót,...)

Trương Chi
/>
Chàng ngốc đi kiện
/>
Chương II: Tính gần gũi và đại chúng của truyện cổ tích
Có thể nói truyện cổ tích Việt Nam là một trong những loại hình văn học
dân gian nói chung và truyện gian dân gian nói riêng vô cùng gần gũi đối với
đời sống của người dân. Truyện cổ tích Việt Nam trở thành thành một món ăn
tinh thần không thể thiếu cho mọi gia đình và trở nên phổ biến cũng như có giá
trị dân tộc sâu sắc. Điều này được thể hiện qua nhiều khía cạnh điển hình như:
1. Nội dung gắn liền với cuộc sống người dân
Trong đa số các câu chuyện cổ tích Việt Nam chúng ta sẽ dễ dàng bắt gặp
hình ảnh của anh chàng tiêu phu (Sự tích Chú Cuội Cây Đa, Ba cây riều, Chàng
tiêu phu và con tinh),

6


Sự tích Chú Cuội cây đa
/>
Ba cây riều
/>
anh người ở (Cây tre trăm đốt, Mũi dài,Sự tích con khỉ),

Cây tre trăm đốt
/>
Sự tích con khỉ
/>

hay những người lao động bình thường (Em bé thông minh, Sự tích trầu cau,
Sự tích Dã Tràng xe cát)…

Sự tích trầu cau
/>
Sự tích Dã Tràng xe cát
/>
Điều đó thể hiện sự tương tác và gần gũi đồng điều tương đồng giữa những
nhân vật cổ tích và người dân lao động, bởi lẻ truyện cổ tích Việt Nam do người
dân sáng tạo ra nhằm phản ánh ước mơ, tâm tư tình cảm của mình ,vì vậy những
nhân vật trong truyện cổ tích Việt Nam cũng chính là hình ảnh của những người
7


dân lao động ngoài đời. Các tình tiết trong truyện cổ tích Việt Nam không hề
hoa lệ cầu kỳ như những thể loại văn học khác mà nó toát lên nét mộc mạc
thanh khiết của đồng quê, truyện cổ tích Việt Nam ra đời bởi nhân dân vì vậy nó
không bao giờ xa rời, viễn vông một cách mơ hồ mà nó mơ mộng và bay bổng
một cách nhẹ nhàng dễ đón nhận.
Những tình huống cốt truyện của truyện cổ tích Việt Nam thường xảy ra với
những mô típ quen thuộc như ở truyện “Thạch Sanh Lý Thông”, “Tấm Cám”
hay “Của Thiên trả Địa”

Thạch Sanh Lý Thông
/>
Của Thiên trả Địa
/>
chúng ta dễ dàng nhìn thấy đại ý mà câu chuyện gửi gắm đó là “Những ai hiền
lành chăm chỉ sống lương thiện dẫu cho bị ức hiếp đọa đày thì cuối cùng cũng
đạt được hãnh phúc viên mãn, còn những kẻ gian ác tham lam cuối cùng đều sẽ

bị trừng phạt”. Chàng Thạch Sanh thật thà tốt bụng, cô Tấm hiền lành nết na hay
chàng Địa siêng năng chăm chỉ cuối cùng đều được thần tiên giúp đỡ và có cuộc
sống giàu sang hạnh phúc, còn mẹ con Lý Thông, mẹ con Cám và tên Thiên
tham lam độc ác cuối cùng đều bị trừng phạt và phải trả giá mãi về sau. Đây
chính là chân lý “Ở hiền gặp lành, ở ác gặp dữ” một trong những chân lý kinh
điển nhất của truyện cổ tích Việt Nam mà nhân dân ta luôn tin tưởng và truyền
dạy cho con cháu. Những mô típ thường gặp khác như địa chủ thường thường là
những kẻ tham lam độc ác, điều này không hề khó bắt gặp trong truyện cổ tích
Việt Nam tuy có môt số ngoại lệ tuy nhiên đa phần những nhân vật được mang
danh địa chủ đa số đều đươc miêu tả là những người tham lam đôi khi lại rất độc
ác. Chúng ta dễ dàng nhìn thấy những nhân vật địa chủ như vậy trong truyện
Mũi dài với gia đình địa chủ tham lam muốn cướp viên ngọc của anh Đê, hay
trong “Sự tích con Khỉ” vợ chồng địa chủ tham lam cuối cùng bị biến thành khỉ.

8


Trích phim cổ tích “Mũi dài”
Trích phim cổ tích “Sự tích con khỉ”
- Kênh Thiếu Nhi - BHMEDIA

Điều này phần nào đã phản ánh cách nhìn và thái độ của người dân dành cho
giai cấp địa chủ đương thời, do thời cuộc và cuộc sống đa phần bị áp bức người
dân đã gửi sự tức giận và bất mãn của mình vào những nhân vật địa chủ trong
truyện cổ tích khiến người đọc mỗi khi nghe đến địa chủ họ sẽ có cảm giác đây
là một kẻ xấu tham lam và sẽ có kết cục không tốt nếu không biết hối cải. Bên
cạnh giai cấp địa chủ, những cuộc đấu đá giữa các thành viên trong gia đình
cũng hay được lột tả qua truyện cổ tích một cách khá thú vị. Ở truyện “Ba cây
riều”, “Tấc đất tất vàng”, “Ăn khế trả vàng”


Trích phim “Ba cây rìu”- THVL

Trích phim “Ăn khế trả vàng”- Kênh Thiếu Nhi - BHMEDIA
/>


và nhiều truyện cổ tích Việt Nam khác nhân vật phản diện luôn là nhân vật người
anh giành hết gia tài, người em hiền lành chăm chỉ cuối cùng cũng quý nhân giúp
đỡ và được giàu sang phú quý trọn đời. Gay gắt hơn người dân còn đưa sự tham
lam của những người anh lên môt bậc khi họ vẫn ghen tị với người em và muốn có
được sự giàu sang đó nên cuối cùng lãnh hâu quả bi thương. Qua đó chúng ta có
thể thấy được tuy là những câu chuyện kì ảo mang nhiều tình tiết thần tiên hư cấu
tuy nhiên cốt lõi của truyện cổ tích chưa bao giờ gia rời thực tế về một ước mộng
viễn vong hay một tham vọng hão huyền, truyện cổ tích đã lột tả rất chân thật cuộc
sống người dân đồng thời diễn tả gay gắt cuộc đấu tranh mãnh liệt trường kì giữa
thiện và ác giữa chính và tà giữa thật thà và gian dối giữa trung hậu và tham lam.
Gần gũi hơn nó là cuộc đấu tranh giữa người dân lao động và giai cấp địa chủ, giữa
nhân dân và quan lại cũng như giữa những thành viên trong gia đình, giữa hàng
xóm với nhau. Như vậy có thể thấy truyện cổ tích quá gần gũi và luôn gắn liền với
người dân. Tuy mơ mộng nhưng cũng rất thực tế, truyện cổ tích chính là phương
tiện tuyên truyền và phản ánh hiệu quả thời cuộc và bối cảnh lịch sử hữu hiệu có
thể lưu truyền rộng rãi trong gian hiện tại và mãi về sau. Có những câu chuyện cổ
tích Việt Nam gần gũi đến mức trở thành thành ngữ tục ngữ và gắn liền với đời
9


sống của người dân như “Tất đất tất vàng”, “Ăn khế trả vàng”, “Chưa đổ ông nghè
đã đe hàng tổng”, “Nợ như Chúa Chổm”, “Nối dối như Cuội”, “Mấy đời bánh đúc
có xương mấy đời mẹ ghẻ mà thương con chồng”. Đây chính là sự kiên kết chặt
chẽ của truyện cổ tích Việt Nam và văn hóa dân gian Việt Nam.

Tiếp theo không thể không nói đến giá trị tinh thần tích cực mà truyện cổ
tích mang đến cho người dân. Trong hầu hết những câu chuyện cổ tích được lưu
truyền chúng ta luôn nhận được một cái kết vô cùng có hậu cho những nhân vật
chính tốt bụng, tuy gặp nhiều khó khăn gia nan nhưng cuối cùng người tốt vẫn
luôn được đền đáp. Đây chính là ước mơ khao khát cháy của người dân là những
triết lí tuy đơn giản nhưng rất kinh điển, ở hiền gặp lành ở ác gặp dữ, khi con
người gặp bế tắt bị hãm hại sẽ luôn có những sức mạnh tâm linh to lớn cứu giúp,
đó là ông Tiên, ông Bụt và các vị thần. Có thể thấy hình ảnh ông Bụt là một
trong những hình ảnh vô cùng gần gũi đối với mỗi thế hệ người dân và đã đi sâu
vào trong lời ăn tiếng nói hằng ngày. Câu nói “Vì sao con khóc” chính là một
dẫn chứng hùng hồn cho điều đó. Hình ảnh Bụt là đại diện cho công lý cho lẽ
phải cho tất cả kì vọng của người dân về một sức mạnh tinh thần va tâm linh có
thể cứu giúp người tốt va trừng trị kẻ xấu. Trong Tấm Cám, Cây tre trăm đốt, Ba
lưỡi riều... Ông Bụt luôn là người hiện ra giúp đỡ cho những nhân vật chính hiền
lành và trừng trị những kẻ xấu xa độc ác. Đây là một điểm đáng lưu ý và rất đặc
biệt trong cổ tích Việt Nam về một đại diện cho ước mơ và về khát vọng của
người dân lao động.

Ông Bụt trong truyện “Tấm Cám”
/>
Ông Bụt trong truyện “Cây tre trăm đốt”
/>
Một đặc điểm đặc biệt khác mà nội dung truyện cổ tích Việt Nam mang lại
bên cạnh việc phản ánh góc nhìn tư tưởng của người dân cũng như phản ánh
thời cuộc và đấu tranh giai cấp, đấu tranh giữa thiện ác đó là nội dung truyện cổ
tích góp phần giải thích những sự vật sự việc diễn ra hằng ngày mà người dân
chưa hiểu chưa giải thích được. Trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam chúng
ta có vô số những câu chuyện cổ tích về sự tích các con vật như “Sự tích con
10



khỉ”, “Sự tích con muỗi”, “Sự tích con sam”, “Sự tích con chim tu hú”, “Sự tích
Dã Tràng xe cát”...

Sự tích con muỗi
/>
Sự tích con Sam
/>
về các loài cây như “Sự tích cây vú sữa”, “Sự tích trầu cau”, “Sự tích trái sầu
riêng”... hay về những điển tích, những phong tục quen thuộc như “Sự tích cây
nêu ngày tết”, “Sự tích hồ Gươm”, “Sự tích đá vọng phu”... và nhiều sự tích về
những vấn đề khác.

Sự tích cây vú sữa
/>
Sự tích trái sầu riêng
/>
Sự tích Hòn vọng phu
/>
Sự tích hồ Gươm
/>
Như vậy có thể nói truyện cổ tích Việt Nam là một “phương tiện khoa học”
đặc biệt của người xưa dùng để giải thích những vấn đề thân thuộc gần gũi xung
quanh mình và hầu như những lời lý giải này đều được chấp nhận ở khía cạnh
11


tâm linh và trừu tượng. Điều này càng thể hiện rõ sự gắn kết chặt chẽ giữa đời
sống tinh thần của người dân với truyện cổ tích Việt Nam.
2. Sự đa dạng phong phú của nội dung và phạm vi lan truyền của truyện cổ

tích Việt Nam
Truyện cổ tích nói chung và truyện cổ tích Việt Nam nói riêng đã trở nên
quen thuộc và là một món ăn tinh thần không thể thiếu cho bao thế hệ con
người Việt Nam cho đến ngày nay. Từ già trẻ, gái trai bất cứ ở lứa tuổi thế hệ,
giai cấp và thời đại nào mỗi người cũng sẽ luôn ghi nhớ một hoặc nhiều câu
chuyện cổ tích.
Sự lan truyền rộng rãi này thứ nhất đến từ nội dung phong phú và đa dạng
của truyện cổ tích Việt Nam. Tuy nội dung gắn liền với cuộc sống lao động của
người dân và có những mô típ quen thuộc kinh điển nhưng không vì vậy mà
truyện cổ tích Việt Nam đi theo một lối mòn rập khuôn khô khan cứng nhắc.
Vẫn một tầng ý nghĩa nhưng có rất nhiều cách để truyện cổ tích khắc họa và
gửi đến người đọc. Truyện cổ tích Việt Nam có thể nói về con người cũng có
thể nói về con vật, sự vật hay đồ vật trong cuộc sống. Bên cạnh đó sự phong
phú đa dạng của cổ tích còn thể hiện qua nhiều thể loại nhiều góc cạnh mà
truyện cổ tích hướng tới, đã có nhiều bài phân tích cũng như phân loại về các
thể loại của truyện cổ tích Việt Nam tuy chưa đi đến thống nhất cho toàn bộ
nhưng chúng ta có thể tham khảo wikipedia và xem truyện cổ tích Việt Nam
có thể được phân thành truyện cổ tích về loài vật, truyện cổ tích thần kỳ, truyện
cổ tích thế tục . Không những thế cuộc đời cũng như tuýp nhân vật của truyện
cổ tích Việt Nam cũng khá đa dạng như về tiêu phu đốn củi như Chú cuội trong
“Sự tích chú Cuội cây đa”, Thạch Sanh trong “Thạch Sanh Lý Thông” , về
người ở, gia đinh như anh Đê trong truyện “Mũi dài”, anh người ở trong “Cây
tre trăm đốt” hay về những người dân lao động bình thường khác. Ngoài ra
truyện cổ tích Việt Nam còn lột tả nhiều vấn đề nhiều khía cạnh trong cuộc
sống, về những người dân nghèo khổ, về những người xinh đẹp, về những
người thông minh, về động vật về những điển tích hay đơn giản là về những
câu chuyện kì bí, thú vị được lưu truyền.

Thạch Sanh trong “Thạch Sanh Lý Thông”
/>

Anh người ở trong “Cây tre tram đốt”
/>
12


Sự đa dạng như thế đã đem lại nhiều cung bậc nhiều cách tiếp xúc với người
đọc và khiến truyện cổ tích Việt Nam vô cùng đa sắc nhiệm màu đối với mọi
người. Thế giới nội dung của truyện cổ tích Việt Nam là thế giới của niềm tin,
của ước mơ hi vọng và của trí tưởng tượng kết hợp với kinh nghiệm sống của
con người vì vậy thế giới ấy vô cùng bao la, rộng lớn. Thế giới nội dung ấy có
thể được ví như một vũ phụ của tâm linh của trí tưởng tượng mà chỉ khi nào
con người ngừng vận động ngừng suy nghĩ thì vũ trụ ấy mới ngừng giãn nở.
Hơn nữa việc được sáng tác và truyền miệng trong dân gian khiến nội dung của
truyện cổ tích Việt Nam khó tránh khỏi việc xuất hiện những dị bản, những
tình tiết thay đổi cho phù hợp với vùng miền. Điều đó cũng góp phần vào việc
làm cho hệ thống nội dung của truyện cổ tích Việt Nam phong phú hơn. Cuối
cùng không thể không nói đến sự đa nghĩa nhiều góc cạnh của nội dung truyện
cổ tích Việt Nam. Ở những nhận thức và độ tuổi khác nhau mỗi người sẽ có
những lắng đọng riêng cho bản thân sau khi đọc truyện cổ tích Việt Nam. Ví
dụ ở truyện cổ tích Tấm Cám ngoài nội dung kinh điển mà ai cũng có thể nhận
ra đó là cái thiện luôn chiến thắng cái ác Cô Tấm xinh đẹp ngoan hiền cuối
cùng được sống hạnh phúc trọn đời bên hoàng tử còn mẹ con Cám độc ác thì bị
trừng trị thích đáng chúng ta còn có thể suy ra vài điều khác từ nội dung câu
chuyện. Đó là sự cay nghiệt trong mối quan hệ mẹ ghẻ con chồng trong thời
đại phong kiến, là sự thay đổi của cô Tấm sau nhiều lần bị hại và cuối cùng có
được quyền lực, hay cũng có thể là nhắc nhở chúng ta đừng nên quá cả tin kẻo
chuốc lấy hậu quả như cá bống.

Tấm Cám
o/


Thứ hai sự đơn giản mộc mạc cua truyện cổ tích Việt Nam đã dễ dàng đưa
truyện cổ tích Việt Nam đến với mọi người. Khác với những thể loại văn học
cần có sự cảm thụ sâu sắc cần có một quá trình học hỏi để trải nghiệm, cổ tích
13


Việt Nam đơn giản là một thế giới đa sắc màu và đa nội dung phù hợp cho
mọi lứa tuổi mọi tầng lớp. Một em bé tiểu học hay một cụ ông lớn tuổi đều có
thể đọc truyện cổ tích và tùy mỗi người mà sẽ có những sự lắng học hỏi cho
riêng mình. Hơn cả thế truyện cổ tích Việt Nam còn là cầu nối tạo nên sự liên
kết giữa các dân tộc, giữa người với người kéo lại khoảng cách xã hội tạo nên
sự ấm cúng của gia đình sự dung hòa của xã hội. Người ta có thể kể chuyện cổ
tích với nhau trong lúc cùng làm việc, khi nghỉ ngơi, trên bàn trà trong những
cuộc tán gẫu, bên bếp lửa hồng bập bùng ấm áp hay bên giường ngủ bà kể cháu
nghe, mẹ kể con nghe. Đôi lúc con trẻ sẽ hỏi chúng ta “Mẹ ơi, tại sao trên đời
lại có một loài cây ngon như cây vú sữa”, lúc ấy thay vì bắt đầu một bài giảng
về khoa học nhàm chán “Cách nay hàng triệu năm về trước thực vật hình
thành...” chúng ta có thể nhẹ nhàng kể với con trẻ rằng “Ngày xửa, ngày xưa...
có một cậu bé không nghe lời mẹ....” . Những việc làm nhỏ ấy lại có tác dụng
vô cùng to lớn đối với việc kéo gần hơn sự ấm áp gia đình và hiển nhiên
truyện cổ tích Việt Nam là lựa chọn tuyệt vời nhất. Như vậy có thể thấy truyện
cổ tích Việt Nam chính là một thể thoại truyện dân gian đặc sắc với nội dung
vừa gần gũi lại vừa đa dạng phong phú có thể phản ánh tâm tư nguyện vọng
đồng thời tạo nên một cộng đồng dân tộc đồng điệu gắn kết.
Chương III. Tính giáo dục của truyện cổ tích Việt Nam
Tuy truyện cổ tích là những câu chuyện mang nhiều yếu tố kì ảo tâm linh
nhưng không ai có thể phủ định những giá trị giáo dục to lớn mà nội dung của
truyện cổ tích Việt Nam mang lại.
1. Đối với trẻ em

Có thể nói truyện cổ tích Việt Nam chính là một trong những cách dễ
dàng nhất để cho trẻ tiếp cận với thế giới và những chuẩn mực đạo đức cơ
bản của con người. Tuy đâu đó vẫn còn nhiều vấn đề xoay quanh nội dung
của truyện cổ tích Việt Nam liệu có thích hợp cho trẻ nhỏ tuy nhiên giá trị
giáo dục và giá trị tinh thần mà truyện cổ tích Việt Nam mang lại là không
thể chối bỏ được.
 Truyện cổ tích Việt Nam mang đậm tính nhân văn và đạo đức cho trẻ
Sẽ không có gì phải bàn cải khi chúng ta nói về những giá trị đạo đức
những triết lí bài học mà truyện cổ tích Việt Nam mang lại cho trẻ em.
Không giống với người lớn có nhiều sự xuy xét, cái nhìn của trẻ em đối với
truyện cổ tích rất ngây ngô và đơn giản. Khi trẻ xem Tấm Cám, Thạch Sanh
Lý Thông, Lưu Bình Dương Lễ hay Sự tịch cây vú sữa trẻ sẽ hiểu ngay
những bài học kinh điển đó là “Ở hiền gặp lành, ở ác gặp dữ”, “Cái thiện
luôn chiến thắng cái ác”, “Tình nghĩa gia đình là thứ quý giá nhất và không
thể đánh đổi”.
14


Lưu Bình Dương Lễ
/>
Qua đó góp phần xây dựng những phẩm chất đạo đức cơ bản cho trẻ, dạy
cho trẻ đúng sai lẻ phải và rèn luyện khả năng tư duy cho trẻ từ bé. Khi gặp
một tình huống thực tế những câu chuyện cổ tích đôi khi chính là liều thuốc
tinh thần giúp trẻ nhìn ra đâu là điều đúng đắn phải làm. Ví dụ khi trẻ giận
mẹ và cảm thấy ghét mẹ vì không mua cho trẻ một món đồ chơi, lúc ấy trẻ
có thể nhớ đến chuyện “Sự tích cây vú sữa” nhớ đến bài học quý giá về tình
mẫu tử thiêng liêng và từ đó nhận ra lỗi của mình. Hay khi trẻ định giành
một món đồ chơi với anh em trẻ sẽ nhớ đến câu chuyện “Chuyện bó đũa” về
sự đoàn kết đùm bọc giữa những thành viên trong đình từ đó không tranh
giành nữa. Tuy nội dung truyện cổ tích Việt Nam không thể giáo dục trẻ một

cách toàn diện mọi lúc mọi nơi nhưng những bài học quý giá những trải
nghiệm đạo đức mà truyện cổ tích Việt Nam mang lại là vô cùng lớn.
 Truyện cổ tích Việt Nam mang lại cho trẻ em tính sáng tạo, khả năng tư
duy trừu tượng và giúp trẻ tiếp cận cuộc sống cũng như thúc đẩy trẻ
khám phá thế giới.
Như đã nói ở trên, thế giới cổ tích là một thế giới của trí tưởng tượng,
là thế giới nhiệm màu vô cùng rộng lớn vì vậy khi tiếp cận với thế giới ấy
trẻ sẽ có điều kiện để phát triển khả năng tư duy và tưởng tượng của mình,
những nhân vật đời thường, những con vật biết nói hay Ông Bụt Bà Tiên
đều là những nguồn động lớn thúc đẩy trí tưởng tượng của trẻ . Khi đọc
truyện cổ tích Việt Nam trẻ sẽ thả mình vào một thế giới thần tiên mơ
mộng, một thế giới của công lý, cái thiện và muôn vàn điều mới mẻ chờ trẻ
khám phá. Chúng ta không cần phải dạy trẻ quá nhiều để trẻ biết hết mọi
thứ, chúng ta chỉ cần chuẩn bị thật kĩ để cho trẻ một động lực một phương
tiện để trẻ tự mình khám phá học hỏi những điều mới. Đây chính là cách tốt
nhất để rèn luyện tính sáng tạo khả năng tư duy trừu tượng cho trẻ em và
nội dung của những câu chuyện cổ tích Việt Nam chính là một trong những
phương tiện thích hợp.
15


 Rèn luyện cảm xúc cho trẻ em qua nội dung của những câu chuyện cổ
tích Việt Nam.
Trẻ em sẽ xúc động, sẽ thấy thương mẹ nhiều hơn sau khi đọc truyện
“Sự tích cây vú sữa”. Trẻ sẽ không dám nối dối vì sợ mũi sẽ dài ra sau khi
đọc truyện “Mũi dài”, hay sẽ thấy thương bà muốn bố mẹ đưa về thăm bà
sau khi đọc truyện “Bà cháu” cũng như muốn ăn thật nhiều để chống lớn và
khỏe mạnh như Thánh Gióng.

Thánh Gióng

/>
Bà cháu


Như vậy có thể thấy những cảm xúc mà trẻ có được thông qua nội dung
của truyện cổ tích Việt Nam là vô cùng chân thật và đáng quý. Chúng ta có
thể dạy trẻ nhiều điều có thể mua cho trẻ nhiều thứ giúp trẻ phát triển
nhưng không thể mua được những cảm xúc chân thật chân thành cho trẻ.
Vì vậy có lẽ sẽ không quá nếu nói rằng ở một khía cạnh nào đó những bài
học về cảm xúc giúp trẻ hình thành và điều khiển cảm xúc của mình mà
truyện cổ tích mang lại là những bài học vô giá. Đây là điều cực kỳ quan
trọng đối với quá trình hình thành và phát triển tính cách cho trẻ vì vậy thay
vì để trẻ quá mất thời gian bên máy tính, ipad, smartphone để chơi game
chúng ta cần tập cho trẻ thói quen và hứng thú đọc truyện cổ tích thường
xuyên.
 Nội dung của truyện cổ tích Việt Nam giúp trẻ hình thành khả năng tư
duy logic đồng thời mở rộng vốn từ cho trẻ.
Các tình huống trong truyện cổ tích Việt Nam tuy có xem lẫn yếu tố
kỳ ảo nhưng vẫn mang một tính logic chấp nhận được cho trẻ nhỏ. Những
từ ngữ và tình huống diễn ra trong truyện cổ tích vô cùng gần gũi cũng như
rất đậm tính hình tượng, văn hóa dễ đi vào nhận thức. Điều này giúp trẻ có
thêm vốn từ cho bản thân, rèn luyện cho trẻ khả năng giao tiếp và tư duy
logic cơ bản.
2. Đối với người lớn
Ngoài những giá trị về đạo đức, những bài học về đạo lí mà chúng ta
vẫn thường thấy trong truyện cổ tích Việt Nam vẫn còn nhiều bài học nhỏ
không biết vô tình hay cố ý được lồng ghép và xuất hiện khá nhiều trong
16



truyện cổ tích Việt Nam mà không phải ai cũng nhận ra và chấp nhận. Như
đã nói ở truyện Tấm Cám, ngoài ý nghĩa cái thiện luôn chiến thắng cái ác
chúng ta có thể cảm nhận được thêm những vấn đề khác xoay quanh câu
chuyện đáng để suy ngẫm. Tuy nhiên không chỉ Tấm Cám, ở nhiều truyện
cổ tích khác chúng ta cũng nhận được nhiều trải nghiệm và cảm nhận tương
tự. Như ở truyện Thạch Sanh Lý Thông việc Thạch Sanh dễ dàng tin tưởng
và hi sinh thân mình vì Lý Thông đã thể hiện được sự thật thà tốt bụng của
Thạch Sanh tuy nhiên cũng nhắc nhở chúng ta rằng đừng quá cả tin và vội
vàng tin tưởng vào một người mà mình chưa biết rõ. Ý nghĩa này có lẽ
không chỉ xuất hiện trong truyện Thạch Sanh Lý Thông mà ở các truyện
khác như “Ngậm ngãi tìm trầm”, “Chàng ngốc học khôn”, “Nói dối như
cuội”, “Tấm Cám”, “Mũi dài”, “Của Thiên trả Địa”, “Trọng Thủy Mỹ
Châu”...

Nói dối như Cuội


Trọng Thủy Mị Châu
/>
Không chỉ có như vậy ở truyện “Sự tích Thạch Sùng” đã dạy chúng ta rằng
không nên quá tự tin mù quáng vào bản thân mình mà đánh giá thấp kẻ địch
cũng như hãy đối xử tốt với mọi người cho dù họ là ai giàu hay nghèo, tài
giỏi hay ngờ nghệch vì nếu không có thể một ngày nào đó chúng ta sẽ thất
bại bởi họ”, đây chính là đạo lý thêm một người bạn là bớt đi một kẻ thù mà
chúng ta có thể vận dụng vào cuộc sống. Một ví dụ khá thú vị khác đó là ở
truyện cổ tích “Sự tích con Muỗi” và “Sự tích Dã Tràng xe cát” qua việc hai
người vợ đều phản bội lại chồng mình chỉ vì một tay phú hộ giàu có đã để
lại hai vấn đề đáng để suy ngẫm. Tuy sẽ thật không đúng nếu lấy hình ảnh
người phụ nữ Việt Nam nết na hiền lành để ví dụ và nghĩ xấu, cũng như
không phải cá nhân nào cũng như nhau nhưng chúng ta vẫn phải thừa nhận

rằng vật chất tiền tài có thể thay đổi lòng người có thể đạp đổ tình yêu và
cướp đi của chúng ta những điều quý giá vì vậy hãy tự cố gắng để bản thân
trở thành một người mạnh mẽ, giàu có để bảo vệ tốt những gì mình yêu quý.

17


Sự tích con thạch sùng
/>
Như vậy có thể thấy nội dung của truyện cổ tích Việt Nam chính là những
nguồn tri thức dân gian quý giá bên cạnh những giá trị giáo dục to lớn còn là
những kinh nghiệm dân gian những đúc kết được ông cha truyền lại ngàn đời cho
con cháu. Tuy nhiên bởi có nhiều dị bản và không thống nhất nên không phải
truyện cổ tích Việt Nam nào cũng có thể áp dụng cho trẻ em học hỏi vì vậy chúng
ta cần biết cách chọn lọc truyện cổ tích phù hợp với lứa tuổi giới tính và tính cách
của trẻ, phải có sự tìm hiểu kĩ trước khi cho trẻ hòa vào thế giới cổ tích cũng như
luôn là người bạn đồng hành đáng tin cậy luôn giúp đỡ bảo vệ trẻ âm thầm trên
con đường học hỏi thông qua nội dung truyện cổ tích của trẻ.
Chương IV: So sánh nội dung truyện cổ tích Việt Nam và truyện cổ tích
phương tây
 Giống nhau
Có thể thấy, sự tương đồng lớn nhất giữa nội dung truyện cổ tích Việt Nam
và truyện cổ tích phương Tây đó là giá trị nhân đạo và những triết lý về cái thiện
luôn chiến thắng cái ác. Ở Tấm Cám hay Nàng Lọ Lem đều có những nét tương
đồng đặc biệt về nội dung cốt truyện cũng như ý nghĩa chính mà câu chuyện
muốn hướng tới đó là cái thiện luôn chiến thắng cái ác. Cả hai đều bị mẹ và chị
hành hạ, đều được Tiên giúp đỡ và cuối cùng đều được sống hạnh phúc bên
hoàng tử. Mẹ con Cám hay Mẹ và các chị của Lọ Lem cuối cùng cũng bị trừng
phạt. Qua đó có thể thấy quan niệm của người dân phương Tây về đạo lí về thiện
ác hoàn tương đông với nhân dân ta.


18


Tấm Cám
/>
Lọ Lem
/>
Nội dung truyện cổ tích phương tây cũng có nội dung phong phú và lan
truyền khá rộng rãi trong nhân dân cũng như mang nhiều giá trị giáo dục quý giá.
Chúng ta có thể thấy được những điều này qua các câu chuyện như “Bạch Tuyết
và bảy Chú Lùn”, “Công chúa ngủ trong rừng”..

Bạch Tuyết và Bảy Chú Lùn
/>
Công chúa ngủ trong rừng
/>
Như vậy nhìn chung về mặt nội dung truyện cổ tích giữa Việt Nam và
phương Tây có những nét tương đồng khá lớn cũng như khá đồng điệu với nhau
về tư tương cũng như giá trị giáo dục, phản ánh, tôn vinh cái đẹp, đạo đức và tình
yêu.
 Khác nhau
Tuy đồng điệu về mặt giáo dục tuy nhiên ở nội dung truyện cổ tích phương
Tây vẫn có những nét riêng biệt đặc trưng.
Tuýp nhân vật của truyện cổ tích phương Tây hay xuất hiện hình ảnh các
nàng công chúa và hoàng tử như truyện “Công chúa tóc mây”, “Công chúa ngủ
trong rừng”, “Hoàng tử ếch”...

Hoàng tử ếch
/>

Công chúa tóc mây
/>
19


những hình ảnh hoa lệ cũng hay xuất hiện khác với sự mộc mạc và bình dân trong
nội dung của truyện cổ tích Việt Nam. Đồng thời vì sự khác biệt khá xa giữa văn
hóa đông tây cũng dẫn đến nội dung tư tưởng truyện cổ tích giữa Việt Nam và
phương Tây có điểm khác nhau
Một điểm đáng chú ý khác đó là truyện cổ tích phương tây đôi lúc do những
tác giả nhất định viết nên như truyện cổ tích của Andersen hay những câu chuyện
được tổng hợp và chỉnh sữa bởi anh em nhà Grimm mà chúng ta đã quen gọi là
“Chuyện cổ tích Grimm” . Điều này khác biệt hoàn toàn so với truyện cổ tích
Việt Nam vốn được sáng tác và lưu truyền trong nhân dân và không biết ai là tác
giả.

Truyện cổ tích Andersen
/>
Truyện cổ tích Grim
/>
PHẦN KẾT LUẬN
Có thể thấy truyện cổ tích thật sự đã trở thành món ăn tinh thần không thể
thiếu trong cuộc sống của tầng lớp bình dân đặc biệt là trẻ em của xã hội Việt
Nam qua nhiều thế hệ. Với sự phát triển của công nghệ hiện đại, công nghiệp hóa,
hiện đại hóa dần thống lĩnh và có nguy cơ làm mai một nền văn hóa dân gian Việt
Nam nói chung và truyện cổ tích Việt Nam nói riêng. Là một sinh viên ngành
Văn hóa học được truyền đạt và lĩnh hội được nhiều em xin cố gắng gìn giữ phát
huy những nét đặc trưng của nền văn hóa dân gian Việt Nam cũng như nền văn
hóa của dân tộc. Song thông qua quá trình nghiên cứu và tìm hiểu đề tài này ta
thấy các công trình nghiên cứu rất phong phú và đa dạng nhưng dưới góc nhìn

Văn hóa học lại mang một màu sắc, một ý nghĩa, một kết quả hoàn toàn khác.
Tuy không có quá nhiều thời gian được học tập trên lớp nhưng qua đề tài này
giúp em học được rất nhiều điều về văn hóa, về nghiên cứu văn hóa , giúp chúng
ta hiểu rõ hơn về văn hóa dân tộc và hiểu thêm về chủ đề mình nghiên cứu từ đó
có kiến thức có kinh nghiệm để từ đó học tập thật tốt các môn học khác.

20


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chu Xuân Diên, 2001, Văn hóa dân gian_ mấy vấn đề phương pháp luận và
nghiên cứu thể loại, Hà Nội, Giáo dục.
2. Huỳnh Ngọc Thu, Văn hóa là gì? , />3. Lê Chí Quế (Chủ biên), 1999, Văn học dân gian Việt Nam, Nhà xuất bản Đại
học Quốc gia Hà Nội.
4. Trần Long, Văn hóa dân gian Việt Nam (Tập bài giảng),
5. Văn hóa, />
21



×