Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

CHẨN ĐOÁN HÌNH ẢNH U MÁU XƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.45 MB, 27 trang )

CHẨN ĐOÁN HÌNH ẢNH
U MÁU XƯƠNG

MỤC LỤC
1

Đặt vấn đề..................................................................................................................................................1

2

Nội dung....................................................................................................................................................2
2.1

Dịch tễ học u máu xương.................................................................................................................2

2.2

Giải phẫu và mô học xương.............................................................................................................2

2.3

Đặc điểm giải phẫu bệnh u máu xương...........................................................................................3

2.3.1

Giải phẫu đại thể......................................................................................................................3

2.3.2

Giải phẫu vi thể........................................................................................................................4


2.4

Nguyên nhân và sinh lý bệnh u máu xương....................................................................................5

2.5

Triệu chứng lâm sàng.......................................................................................................................5

2.6

Chẩn đoán hình ảnh u máu xương...................................................................................................6

2.6.1

Chụp X quang..........................................................................................................................6

2.6.2

Chụp cắt lớp vi tính (CT scans)...............................................................................................8

2.6.3

Chụp cộng hưởng từ (MRI)...................................................................................................13

2.6.4

Chụp mạch số hóa xóa nền (DSA)........................................................................................16

2.7
3


Điều trị............................................................................................................................................18

Kết luận...................................................................................................................................................21

TÀI LIỆU THAM KHẢO



1

1 ĐẶT VẤN ĐỀ
U máu xương là một tổn thương dạng mạch máu lành tính hiếm gặp với tỷ lệ 1%
trong các loại u xương, xảy ra chủ yếu ở cột sống và xương sọ. U máu xương thường
không có triệu chứng trên lâm sàng hoặc các triệu chứng không đặc hiệu, tuy nhiên đôi
khi xuất hiện gây các triệu chứng nghiêm trọng về thần kinh như đau, liệt, giảm thị lực,
giảm thính lực… tùy thuộc vào vị trí, kích thước và mức độ xâm lấn của khối u. [1]
Do hầu như các triệu chứng lâm sàng xuất hiện khi u đã phát triển xâm lấn ảnh
hướng đến các mô xung quanh nên việc chẩn đoán sớm u máu xương dựa vào kết quả
chẩn đoán hình ảnh và mô bệnh học. Các phương tiện chẩn đoán hình ảnh bao gồm X
quang, cắt lớp vi tính (CT scan), cộng hưởng từ (MRI) và chụp mạch số hóa xóa nền
(DSA). Trong đó X quang là phương tiện chẩn đoán đầu tiên trong hầu hết các trường
hợp. Hình ảnh X quang thay đổi khác nhau tùy thuộc vào vùng giải phẫu và mô bệnh học
khác nhau của tổn thương. Tuy nhiên, tiêu chuẩn của u máu xương là sự dày lên của các
thớ xương cùng hình ảnh “tổ ong” hay “tia mặt trời”. Khi hình ảnh X quang không đặc
trưng và vẫn còn nghi ngờ, cần chụp CT scan để đánh giá thêm các thay đổi về thớ xương
chi tiết hơn hỗ trợ cho các dấu hiệu trên X quang. Các mô mềm và tủy xương tương phản
trên MRI cho phép đánh giá tốt hơn về sự xâm lấn xung quanh xương của khối u và thể
hiện tỷ lệ mỡ trong u máu đốt sống cùng dấu hiệu về dòng chảy nói chung. MRI cũng cho
phép đánh giá sự xâm lấn vào các tổ chức thần kinh giúp lên kế hoạch điều trị. DSA cho

thấy nguồn cấp máu cho khối u nên được sử dụng chủ yếu trong điều trị. Mặc dù có thể
chẩn đoán u máu xương dựa trên hình ảnh CT scans và MRI nhưng chẩn đoán được xác
định trên hình ảnh mô bệnh học.
U máu xương thường được điều trị khi đã có triệu chứng trên lâm sàng và thường
là điều trị các biến chứng của nó. Tùy từng biến chứng mà có phương pháp điều trị thích
hợp như điều trị nội khoa, phẫu thuật, nút mạch chọn lọc, tiêm ethanol và bơm xi măng
sinh học. Chẩn đoán hình ảnh cũng là một công cụ đắc lực trong việc theo dõi hiệu quả
điều trị u máu xương.


2

2 NỘI DUNG
2.1 DỊCH TỄ HỌC U MÁU XƯƠNG
U máu xương là dạng u xương lành tính hiếm gặp, chỉ chiếm 0.7% đến 1.0% các
loại u xương. U máu xương có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến nhất ở độ tuổi từ
40 đến 50 tuổi và xuất hiện ở nữ giới nhiều hơn nam giới với tỷ lệ 2-4:1 [2]. Khoảng 25%
trường hợp trong độ tuổi từ 50 đến 60 tuối. Tuy nhiên u máu xương cũng được phát hiện
ở bệnh nhân 2 tuổi và 77 tuổi[3].
Hơn 50% các trường hợp u máu xương xảy ra ở đốt sống và xương sọ, ít gặp hơn
ở xương dài như xương chày, xương đùi và xương cánh tay. Đây là dạng u lành tính phổ
biến nhất của đốt sống. U máu đốt sống thường không có triệu chứng và được tìm thấy
trong khoảng 10-12% mẫu khám nghiệm tử thi và tỷ lệ cao hơn ở nữ giới (2:1) [4]. Tuy
nhiên với các phương tiện chẩn đoán hình ảnh hiện đại, ngày nay người ta có thể phát
hiện nhiều u máu xương nhỏ, vì vậy có thể tần suất còn cao hơn. Tổn thương có thể
chiếm một phần hoặc toàn bộ thân sống và trong 30% trường hợp là nhiều ổ. Với xương
sọ, u máu nguyên phát là loại u lành tính hiếm với khoảng 0.2% trong tất cả các u xương
và khoảng 7% các khối u của não [5]. Trong đó, xương đỉnh và xương trán thường bị ảnh
hưởng nhiều nhất và hiếm khi xảy ra tại xương chẩm và xương thái dương [6].
2.2 GIẢI PHẪU VÀ MÔ HỌC XƯƠNG

Xương là một mô liên kết calci hóa bao gồm chất nền calci hóa nội bào, các sợi
collagen và một vào loại tế bào trong chất nền.
Có 2 loại xương: xương đặc và xương xốp. [7]
Xương đặc là lớp xương dày tạo thành lớp vỏ tất cả các xương, bao quanh xương
xốp. Mô xương đặc được tổ chức thành những đơn vị được gọi là các hệ thống Havers.
Mỗi hệ thống Havers bao gồm một ống Havers ở trung tâm chứa các mạch máu, mạch
bạch huyết và thần kinh. Bao quanh ống này là các lá xương đồng tâm. Giữa các lá
xương là những khoang nhỏ gọi là các hồ chứa tế bào xương và dịch ngoại bào. Ống
Havers và các hồ được nối liền bằng những kênh nhỏ gọi là các tiểu quản xương.


3

Xương xốp do nhiều bè xương bắt chéo nhau chằng chịt tạo nên một mạch lưới
vây quanh các khoang nhỏ, trông như bọt biển. Khoang nằm giữa các bè xương chứa tủy
đỏ - nơi sản xuất các tế bào máu. Mỗi bè của xương xốp cũng được cấu tạo bằng các lá
xương cũng được cấu tạo bằng các lá xương, các hố chứa tế bào xương và các tiểu quản
những không có hệ thống Havers thực sự.

[8]

U máu xương xảy ra ở phần tủy của xương

này. 9

Hình 1. Cấu trúc của xương. [10]
2.3 ĐẶC ĐIỂM GIẢI PHẪU BỆNH U MÁU XƯƠNG
2.3.1 Giải phẫu đại thể
U máu xương là một tổn thương có bờ rõ, kích thước trung bình từ 1-4cm hình tròn hoặc
bầu dục. Khối u có thể đơn độc hoặc đa ổ. [11] Ở xương sọ, khối u có xu hướng phát triển

về phía bản ngoài hơn là bản trong mặc dù trường hợp xâm lấn nội sọ đã được báo cáo [6].


4

Hình 2. U xương có đặc điểm xuất huyết với một đám mạch máu nhỏ [12].
2.3.2 Giải phẫu vi thể
U máu xương được hình thành bởi sự tăng sinh bất thường của các mạch máu và
xoang mạch có thành mỏng giữa các thớ xương dày, thẳng đứng

[13]

. Các kênh mạch giãn

rộng tạo thành chất nền cho chất béo tích tụ .
Phân loại mô bệnh học của u máu xương thành 3 loại dựa trên loại mạch máu
chiếm ưu thế: mao mạch, xoang và hỗn hợp.
U máu mao mạch (chủ yếu ở cột sống) chứa mạng mạch máu phong phú có đường
kính khoảng 10-100 microns, thành dày khoảng 1-3 tế bào. Các mạch máu có xu hướng
chạy song song. U máu xoang (chủ yếu ở xương sọ) chứa các mạch máu lớn, giãn thành
xoang có một lớp tế bào nội mô, ngăn cách nhau bằng các vách sợi.
Thể hỗn hợp bao gồm cả mao mạch và xoang. [11]


5

Hình 3. Hình ảnh mô bệnh học của u máu dạng xoang đặc trưng bởi sự xâm lấn
các mạch máu có thành mỏng (a), nằm giữa lớp màng nội mô phẳng (b) và bao quanh bởi
các thớ xương (c). Nhuộm H & E 4x (A) và 10x (B). [14]
2.4 Nguyên nhân và sinh lý bệnh u máu xương

Cơ chế bệnh sinh của u máu xương vẫn chưa được biết rõ. Nguyên nhân có thể là
bẩm sinh hoặc chấn thương, nhưng vẫn chưa được chứng minh rõ ràng. Chấn thương có
thể là nguyên nhân quan trọng nhất của loại u này. [3]
2.5 Triệu chứng lâm sàng
Phần lớn u máu không có triệu chứng hoặc các triệu chứng phát triển tương đối
chậm, bệnh nhân thường đến khám do sờ thấy khối mềm vừa, đau, dị dạng [11].
U máu đốt sống có thể xuất hiện triệu chứng trong thời kỳ mang thai do tăng áp
lực trong ổ bụng và sự phân bố lại dòng máu trong các đám rối tĩnh mạch khi tử cung
phát triển. [15]
Triệu chứng thần kinh thường do khối u phát triển chèn ép vào mô thần kinh
nhưng ít phổ biến do các khối u này thường xâm lấn ra phía ngoài hơn là vào trong

[6]

.

Tùy thuộc vào vùng bị ảnh hưởng, các triệu chứng khác nhau có thể xảy ra. Mất thị lực
và lồi mắt xuất hiện khi tổn thương xương liên quan đến ổ mắt. Ở xương hàm trên và
dưới, xuất huyết có thể xảy ra và là biến chứng chính trong phẫu thuật hoặc sau khi nhổ
răng. Liệt thần kinh mặt và giảm thính lực có thể xuất hiện khi u máu ở xương thái dương


6
[Error! Bookmark not defined.]

. Đau theo rễ thần kinh, liệt hoặc giảm vận động, giảm cảm giác vùng

do rễ thần kinh bị u máu chèn ép chi phối.
2.6 Chẩn đoán hình ảnh u máu xương
2.6.1 Chụp X quang

U máu xương có đặc điểm X quang khác nhau tùy theo vị trí giải phẫu.
Ở xương sọ, chúng tạo thành tổn thương hủy xương tròn, bờ rõ, dạng tổ ong. Hình
ảnh tổn thương thường có dạng đường sọc tỏa ra các phía có dạng tia mặt trời (sunburst)
hoặc nan hoa bánh xe (spoke-wheel). Hình ảnh u máu sọ mặt thường không đặc trưng, có
thể quan sát thấy hỗn hợp các hình ảnh không cản quang, cản quang và dạng tổ ong. [16]

Hình 4. Tổn thương dạng tổ ong điển hình. [17]


7

Ở thân đốt sống, u máu thường nhỏ, khó có thể quan sát trên X quang quy ước.
Hình ảnh đặc trưng là các thớ xương dọc song song đều đặn thường được gọi là hình ảnh
“nhà tù” (jailhouse), hoặc “vải nhung kẻ” (corduroy cloth). Tổn thương thân đốt sống
không hoàn toàn. Hình ảnh này tạo thành do sự tiêu các thớ xương nằm ngang bởi mạch
máu xâm lấn vào các thớ xương. Dấu hiệu này có thể phân biệt với bệnh Paget trong đó
khung xương nhô lên khỏi các thớ xương ngang. Dấu hiệu tương tự có thể gặp trong bệnh
lymphoma và di căn xương. Vỏ xương, cung sau, mô mềm thường bình thường. 18

Hình 5. Hình ảnh X quang nhìn bên với dấu hiệu kẻ sọc điển hình [18].
Ở các xương dài, dấu hiệu X quang điển hình ít đặc hiệu hơn với tổn thương hủy
xương hình ảnh bọt xà phòng, dạng gai hoặc mắt cáo . Cấu trúc tổ ong cũng có thể tạo
thành từ hủy xương dạng bóng. Sự hủy xương không đều cũng thể xảy ra báo hiệu tổn
thương ác tính. Phản ứng xơ hóa có thể quan sát thấy quanh bờ tổn thương dễ nhầm với u
xương dạng xương.
Hình ảnh X quang của u máu có thể rất đặc trưng đặc biệt với u máu đốt sống và
xương sọ nhưng trong các trường hợp không điển hình CT và MRI giúp khẳng định chẩn
đoán.



8

2.6.2 Chụp cắt lớp vi tính (CT scans)
CT scans là phương tiện chẩn đoán u máu xương tốt nhất. U máu đốt sống được
đặc trưng bởi các chấm tăng tỷ trọng tập trung tại vùng xương tổn thương quan sát thấy
trên mặt cắt ngang tạo thành hình ảnh “hạt Polka”. Dấu hiệu này được tạo ra do sự tăng
cường của mạng lưới thớ xương bên cạnh các kênh mạch máu làm tiêu xương khiến thớ
xương dày lên. Quá trình này xảy ra trong tủy mỡ.

[9]

Trên mặt cắt dọc cũng có thể quan

sát được các sọc tăng tỷ trọng dày và thẳng đứng trên thân đốt sống bị tổn thương.

Hình 6. Hình ảnh CT minh họa đặc điểm điển hình của u máu đốt sống ở T12 và L5. (a)
và (b), các sọc tăng tỷ trọng trên T12 và L5. (c), dấu hiệu “hạt Polka”. 19
Dấu hiệu này có thể không xuất hiện ở những bệnh nhân mang tổn thương có triệu
chứng. Sự nhô ra phía sau vỏ và xâm lấn các mô mềm cạnh đốt sống khi cấu trúc xương
bị phá hủy do u máu xâm lấn có thể được đánh giá trên CT scans.


9

Hình 7. U máu xương gần như toàn bộ thân đốt sống L3 và hơi nhô ra phía sau với
thành sau của thân đốt sống vẫn còn nguyên vẹn. [20]
Do các thớ xương trong đốt sống bị mạch máu xâm lấn tiêu hủy thớ xương nên tạo
thành hình ảnh giảm tỷ trọng của u máu, đồng thời đốt sống vốn đã suy giảm cấu trúc bị
chèn ép bởi sự hình thành các thớ xương mới cùng với các thớ xương bị xơ hóa dày lên
tạo điều kiện cho hiện tượng xẹp đốt sống có thể xảy ra. [21]



10

Hình 8. Hình ảnh CT scan xẹp đốt sống L1 do u máu. [21]
Ở những trường hợp không điển hình, CT scans rất hữu dụng nhờ tính nhạy cảm
với cấu trúc mô xương. Bệnh Paget cột sống có thể có hình ảnh tương tự nhưng có đặc
điểm đặc trưng là phần vỏ thân đốt sống nhô ra dày có thể quan sát trên CT và đặc điểm
“khung tranh” (picture frame) thân đốt sống trên X quang. [22]
Các dấu hiệu CT trên các u máu không thuộc đốt sống củng cố thêm kết quả X
quang và đưa thêm nhiều đánh giá chi tiết về các tổn thương của xương cũng như các
phần xung quanh xương, đặc biệt là trong trường hợp xương xâm lấn vào trong sọ [2]. U


11

máu xương sọ thường có dạng một khối tỷ trọng cao không có hình dạng nhất định và
xen lẫn nhiều thớ xương có thể nhầm lần với loạn sản sợi [23].

Hình 9. CT scan cửa sổ xương minh họa một khối hủy xương trong xương xốp
kích thước 3×3.5×1.5 cm gần xoang trán trái và vòm ổ mắt [12].


12

Hình 10. CT scan cho thấy tổn thương hủy xương từ xương trán tăng tín hiệu.
Chuỗi hình cửa sổ xương (từ trước ra sau) (a-d) cho thấy tổn thương hình cầu ăn mòn bản
ngoài của xương sọ (a) và tiến triển vào phía sau giữa ăn mòn cả bản trong (b { mũi
nên}). Trong khối u, các thớ xương tỏa ra xung quanh từ trung tâm tổn thương tạo thành
hình ảnh “tia mặt trời” (c). Tổn thương có một bờ xơ mỏng nhô vào giữa tại nơi chúng

tựa lên màng cứng gây chèn ép lên thùy trán nhưng không có bất kỳ dấu hiệu chèn ép
đường giữa nào (c,d). [24]


13

2.6.3 Chụp cộng hưởng từ (MRI)
MRI có thể phát hiện được các kênh mạch máu ngoằn ngoèo gợi ý tổn thương
mạch máu và có thể đánh giá rõ ràng sự xâm lấn của tổn thương và mối tương quan của
nó với các cấu trúc xung quanh. [25]
MRI u máu có tín hiệu cao trên T1W và T2W, nhưng mức độ tín hiệu phụ thuộc
vào tỷ lệ của mỡ và mạch trong tổn thương. Với MRI T1-weighted, đặc biệt là ở u máu
đốt sống các vùng có thành phần mỡ cao tương đương với vùng giảm tín hiệu, ở não sẽ
tạo thành hình ảnh giảm tín hiệu không đồng đều giống với chất xám. Ở T2-weighted,
vùng tăng tín hiệu tương ứng với vùng mạch của u máu do có nước và dòng máu chảy
chậm trong u. Trong trường hợp có xuất huyết, tín hiệu sẽ phụ thuộc vào mức độ phân
hủy của hemoglobin. [11]
Giảm tín hiệu ở hình ảnh T1W cho thấy sự suy giảm của tủy vàng hoặc thành
phần mạch nhiều hơn, dấu hiệu này có thể tỷ lệ với nguy cơ xâm lấn nhiều hơn và cũng
liên quan với những trường hợp xẹp đốt sống. [21]


14

Hình 11. Hình ảnh cắt dọc với thân đốt sống L1 giảm tín hiệu ở T1W và tăng tín
hiệu ở T2W với các thành phần mô ngoài màng cứng đáng chú ý. [26]


15


Hình 12. U máu xương trán ở bệnh nhân nam, 36 tuổi. A. CT axial biểu thị một
tổn thương hủy xương trong xương xốp rõ chứa các thớ xương nhô ra ở xương trán trái.
Tổn thương xâm lấn vào bản ngoài nhiều hơn là bản trong. B. MRI axial T2W cho thấy
tổn thương tăng tín hiệu không đồng đều. Không có phù nề xung quanh và mô mềm xung
quanh. [27]
Thớ xương dày tạo thành hình ảnh giảm tín hiệu trên MRI ở tất cả các chuỗi. Các
thành phần ngoài xương có xu hướng không tăng tín hiệu trên hình ảnh T1W cho thấy sự
giảm sút hoặc thiếu chất béo nhưng sự tăng ngấm thuốc khi đưa thêm gadolinium vào
cho thấy tổn thương mạch máu. Xâm lấn ngoài màng cứng và các tổn thương thần kinh
liên quan cũng được thể hiện rất rõ trên MRI. [28]


16

Hình 13. Hình ảnh T1W axial A. Trước tiêm thuốc cản quang và B. sau tiêm
thuốc cản quang cho thấy sự tăng sinh mạch máu ở xương hàm trên phải (mũi tên thẳng),
trán (đầu mũi tên) và tổn thương vùng sau ổ mắt (mũi tên cong). Không có tăng tín hiệu
trên T1W thứ phát do thiếu chất béo là một dấu hiệu điển hình trong u máu.[28]
2.6.4 Chụp mạch số hóa xóa nền (DSA)
Chụp mạch số hóa xóa nền (DSA) đánh giá sự tăng sinh mạch ở những vùng tổn
thương liên quan đến mạch máu nuôi dưỡng nhưng không phải lúc nào cũng có thể cho
thấy kích thước thực sự của tổn thương do thuốc cản quang có thể ngấm qua các khe hở
của u. DSA giúp cho thấy các nhánh động mạch cấp máu cho khối u nên đóng vai trò
quan trọng trong lập kế hoạch trước mổ ở những u máu xương nhỏ và trong nút mạch
chọn lọc ở những khối u xương lớn.[29]


17

Hình 14. Động mạch giữa vỏ ở T9 được đặt catheter và tiêm thuốc cản quang, T9

tăng cản quang. Sau khi nút động mạch giữa vỏ, chụp mạch chọn lọc không còn thấy
ngấm thuốc cản quang. [30]
Nhờ có DSA phát hiện ra các động mạch chủ yếu cấp máu cho u máu xương sọ là
động mạch màng não giữa và động mạch thái dương trên. Kỹ thuật nút mạch chọn lọc
qua DSA có thể giảm thiểu nguy cơ xuất huyết trong cuộc mổ[31].


18

Hình 15. Coronal CT scan (A) cho thấy một khối u xương lớn với các kênh mạch
nhô lên gây dày xương thái dương và trần ổ mắt phải (mũi tên). Hình ảnh chụp mạch số
hóa xóa nền (B) cho thấy đọng thuốc trong khối u, cấp máu bởi động mạch mắt trên (mũi
tên) và động mạch thái dương trên (đầu mũi tên). [31]
2.7 Điều trị
U máu xương không triệu chứng hầu như không cầu điều trị, với những u máu đã
có triệu chứng có thể có các phương pháp như phẫu thuật, nút mạch chọn lọc, tiêm
ethanol và bơm xi măng sinh học, mỗi phương pháp có tỷ lệ thành công khác nhau [32].
Phẫu thuật cột sống cần được thực hiện khi có dấu hiệu chèn ép tủy. Bệnh nhân sẽ
được cắt bỏ phần đốt sống tổn thương và cố định bằng các dụng cụ chuyên dùng. Bệnh có
thể cần phải theo dõi kiểm tra định kỳ trong vòng hai năm nhưng những triệu chứng về
vận động, cảm giác được cải thiện rõ rệt. [33] Với u máu xương sọ, phẫu thuật chủ yếu là
cắt bỏ xương giảm thiểu sự chảy máu trong phẫu thuật cũng như giảm tỷ lệ tái phát sau
phẫu thuật so với phương pháp nạo xương. [34]


19

Hình 16. Hình ảnh X quang sau phẫu thuật cắt bỏ thân đốt sống và các dụng cụ cố định
cột sống. [33]
Nút mạch chọn lọc được sử dụng chủ yếu trong khi phẫu thuật khối u giúp làm

giảm nguy cơ mất máu trong mổ. [33]
Xạ trị cũng là một phương pháp điều trị ở những tổn thương có đau. U máu đốt
sống là khối u khá nhạy cảm với phóng sạ và các triệu chứng được cải thiện khi xạ trị

[35]

.

Ở xương sọ, xạ trị chỏ có khả năng ngăn cản khối u phát triển mà không có khả năng loại
bỏ hoàn toàn tổn thương. Ngoài ra, xạ trị có thể ảnh hưởng đến chức năng của tủy sống,
xuất hiện những biến đối ác tính và dị ứng phóng xạ. [36]


20

Phương pháp tiêm ethanol hay methyl methacrylate bơm ehanol hay methyl
methcrylate vào khoang mạch của u máu sẽ gây đông máu trong tổn thương và phá hủy
màng trong của u máu giúp phân bố lại mạch

[37]

của u làm giảm kích thước của chúng từ

đó làm giảm áp lực lên tủy sống. [33]
Phương pháp bơm xi măng sinh học sẽ bơm xi măng sinh học ví dụ như
polymethyl methacrylate vào thân đốt sống nhờ sự hướng dẫn của soi huỳnh quang. Bơm
xi măng có tỷ lệ biến chứng thấp nhưng biến chứng lại rất nghiêm trọng. Thoát xi măng
ra một trong những biến chứng của phương pháp này. Xi măng có thể rò rỉ vào bất kỳ cấu
trúc nào quanh cột sống, thậm chỉ vào tĩnh mạch chủ, phổi vvà tim.
chỉ xảy ra ở ít hơn 1% các bệnh nhân


[40]

[38,39]

Biến chứng này

và cần được xử lý ngay lập tức. Có thể theo dõi

biến chứng này qua dấu hiệu lâm sàng và phương tiện chẩn đoán hình ảnh như CT, MRI.

Hình 17. (a) Hình ảnh T2W sagital cho thấy u máu đốt sống L4 (b) Mũi tiêm được đưa
vào qua hướng dẫn huỳnh quang (c) Kết quả đưa xi măng sinh học vào. [41]


21

3 KẾT LUẬN
Tóm lại, u máu xương là dạng u xương hiếm gặp thường không có triệu chứng ở
giai đoạn đầu và dễ nhầm lẫn với các dạng u xương khác. Một số trường hợp u máu
xương phát triển xâm lấn mô xung quanh gây ra những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng
lớn đến sức khỏe của bệnh nhân. Chẩn đoán hình ảnh là phương tiện quan trọng nhất để
chẩn đoán sớm được u máu xương, giúp tránh được những biến chứng có thể xảy ra.
Trong đó, CT scan là phương tiện chẩn đoán tốt nhất u máu xương cũng như đánh giá
được mức độ tiến triển của u và một số tác động của u đến mô xung quanh. X quang giúp
định hướng chẩn đoán trong những trường hợp có dấu hiệu điển hình. Để đánh giá chi tiết
hơn về tác động của u đến môi trường xung quanh có thể sử dụng MRI. Với các trường
hợp còn nghi ngờ tổn thương giống với các loại u khác có thể khẳng định chẩn đoán bằng
xét nghiệm mô bệnh học sau phẫu thuật hoặc sinh thiết.
Điều trị u máu xương chủ yếu là điều trị biến chứng do u xâm lấn vào mô xung

quanh. Lựa chọn phương pháp điều trị phụ thuộc vào từng tổn thương do u gây ra có thể
kể đến phẫu thuật, nút mạch chọn lọc, tiêm ethanol và bơm xi măng sinh học. Hiệu quả
điều trị cần được theo dõi thường xuyên qua các xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh.


1TÀI

LIỆU THAM KHẢO

Resnik D, Kyriakos M, Greenway GD (2002). “Tumors and tumor-like lesions of bone” 4th
ed. Diagnosis of Bone and Joint Disorders. 3979-85.
2

Heckl S, Aschoff A, Kunze S (2002). “Cavernomas of the skull: review of the literature

1975-2000”. Neurosurg Rev; 25; 56-62.
3

Mirra JM. Vascular tumors. Mirra JM, ed (1989). “Bone Tumors: Clinical, Radiologic, and

Pathologic Correlations”. Philadelphia: Lea & Febiger. Vol 2: 1336-77
4

Murphey MD, Fairbairn KJ, Parman LM, Baxter KG, Parsa MB, Smith WS. (1995)

“Musculoskeletal angiomatous lesions: radiologic-pathologic corelation”.
RadioGraphics ;15:893–915.
5 Yasuhiro

Suzuki, Hisato Ikeda, Kiyoshi Matsumoto (2001), “Neuroradiological Features


of Intraosseous Cavernous Hemangioma”, Neurol Med Chir. 41, 279 – 282.
6

Liu JK, Burger PC, Harnsberger HR, et al. (2003) “Primary intraosseous skull base

cavernous hemangioma: case report.” Skull Base;13:219-28.
7

Richard L.Drake, A. Wayne Vogl, Adam W.M.Mitchell (2014), “Gray’s Anatomy for

Students”, Elsevier, 13-18
8

Nguyễn Văn Huy (2011), “Giải phẫu người”, NXB Y học, 12-22.

9

Persaud T.( 2008), “The Polka-Dot Sign”. Radiology. 246:980–1

10

U.S. National Cancer Institute's Surveillance, Epidemiology and End Results (SEER)

Program
11

Gregory L.Katzman (2010), “Diagnostic Imaging Brain”; Amirsys Publishing Inc, II-4-

90-II-4-94.

12 Byung Ho Park, Euna Hwang, Chung Hun Kim (2013), “Primary Intraosseous

Hemangioma in the Frontal Bone”, Archives of Plastic Surgery, 40(3), 283-285
13

Schrock WB, Wetzel RJ, Tanner SC, Khan MA. (2011) “Aggressive hemangioma of the

thoracic spine”. J Radiol Case Rep. 5:7–13

14 Ajeet Gordhan, John Soliman, Ajay Malpani, Edwad Peg.III (2009), “Symptomatic
Calvarial Cavernous Hemangioma: Presurgical Confirmation by Scintigraphy”. J Radiol
Case Rep, 3(8), 25-29.
15

Guarnieri G, Ambrosanio G, Vassallo P, Pezzullo MG, Galasso R, Lavanga A, et al.(2009)

“Vertebroplasty as treatment of aggressive and symptomatic vertebral hemangiomas: Up to


4 years of follow-up”. Neuroradiology. 51:471–6
16

Bastug D, Ortiz O, Schochet SS (1995), “Hemangiomas in the calvaria: imaging

findings”, AJR Am J Roentgeno; 164(3), 683-687.
17 Altaf

Rehman Kirmani, Arif Hussain Sarmast, Abdul Rashid Bhat (2016), “A unique case

of calvarial Hemangoma”, Surg Neurol Int, 7(14), 398-401.

18

Laredo JD, Reizine D, Bard M, Merland JJ.(1986), “Vertebral hemangiomas: Radiologic

evaluation”. Radiology. 161:183–9.

19 Parag Suresh Mahajan, Abhilash Pulincherry Jayaram, Vidya Chander Negi (2015),
“Rare case of multiple aggressive vertebral hemangiomas”, J Nat Sci Biol Med, 6(2),
439-442.

20 Vasileios Syrimpeis, Vasileios Vitsas, Panagiotis Korovessis (2014), “Lumbar vertebral
hemangioma mimicking lateral spinal canal stenosis: Case report and review of
literature”, J Spinal Cord Med, 37(2), 237 – 242.
21

S Vinay, SK Khan, JR Braybrooke (2011), “Lumbar vertebral haemangioma causing

pathological fracture, epidural haemorrhage, and cord compression: a case report and review
of literature”, J Spinal Cord Med, 34(3), 335-339.
22

Smith SE, Murphey MD, Motamedi K, Mulligan ME, Resnik CS, Gannon FH. (2002)

“From the archives of the AFIP. Radiologic spectrum of Paget disease of bone and its
complications with pathologic correlation.” Radiographics. 22:1191–216.
23 Suss RA, Kumar AJ, Dorfman HD, Miller NR, Rosenbaum AE (1984), “Capillary

hemangioma of the sphenoid bone”. Skeletal Radiol, 11:102–107

24 Mainak Dutta, Arijit Jotdar, Sohag Kundu, Subrata Mukhopadhyay (2015), “Primary

Cavernous Haemangioma of the Frontal Bone: Computed Tomography Features”, J Clin
Diaqun Res, 9(12), MJ01-MJ02.
25 Ortiz O, Schochet S, Bastug D. (1999) “Imaging evaluation and clinicopathotolic

correlation of mass lesions involving the calvaria. Part II: tumoral and inflammatory
lesions”. Int J Neuroradiol; 5, 151-165.


×