Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

LIÊN HOAN TRUYỀN HÌNH lần THỨ NHẤT tại HUẾ 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (24.87 KB, 2 trang )

LIÊN HOAN TRUYỀN HÌNH LẦN THỨ NHẤT TẠI HUẾ
Biên tập: Nguyễn Định
Tập 1: KHỞI NGUỒN MỘT CUỘC LIÊN HOAN
Cho đến năm 1978, hệ thống truyền hình Việt Nam chủ yếu có 8 đài: Đài
truyền hình Trung Ương ở Hà Nội và các đài khu vực: Vinh, Huế, Đà Nẵng,
Quy Nhơn, Nha Trang, TP Hồ Chí Minh và Cần Thơ. Lúc ấy Đài truyền
hình Huế (nay là trung tâm truyền hình Việt Nam tại thành phố Huế) mới
chỉ phát sóng mỗi tuần 3 buổi: nội dung chương trình thường có phần thời
sự, phim tài liệu hoặc tiết mục chuyên đề, ca nhạc và phim truyện. Đài
truyền hình Huế chủ yếu sản xuất phần thời sự gồm tin Bình Trị Thiên, tin
trong nước, tin thế giới, một số tiết mục chuyên đề và ca nhạc, còn các
phần khác đều do Đài truyền hình Trung ương cung cấp. Nhưng Đài truyền
hình Trung ương cung cấp không đều vì chương trình ngoài đó chưa
nhiều, chưa có bộ máy chuyên theo dõi giúp đỡ các đài địa phương và
việc chuyển tải cũng rất khó khăn. Có băng hình và phim nhựa từ Hà Nội
gửi qua đường xe lửa vào Đài truyền hình Huế phải mất 3 ngày; có lúc
chuyển bằng máy bay thì Đài truyền hình Huế phải vào sân bay Đà Nẵng
để nhận nhanh nhất cũng phải mất 2 ngày. Do vậy các băng hình thời sự
đều bị “ôi”, phải “xào xáo” hoặc “chế biến” lại. Vậy mà các chương trình
của Đài truyền hình Huế vẫn được công chúng đón nhận nồng nhiệt,
không chỉ trên địa bàn thành phố Huế mà ra cả Đông Hà và có lúc ra đến
Đồng Hới.
Vấn đề đặt ra là phải làm sao để các chương trình phát sóng không những
mang tính tư tưởng cao mà còn phải phong phú, hấp dẫn, sát cuộc sống.
Hơn nữa Đài truyền hình Huế là đài của Trung ương đóng tại địa phương,
nội dung chương trình phải mang tính toàn quốc. Vấn đề này đã được đưa
ra bàn thảo nhiều lần trong Ban Giám Đốc và cán bộ chủ chốt của Đài. Là
người được phân công phụ trách chương trình tôi càng phải có trách
nhiệm.
Tôi đề xuất với anh Cúc, giám đốc:
- Ta phải “bung” ra thôi. Nếu chỉ dựa duy nhất vào Đài Trung ương thì


làm sao tăng buổi và chương trình phong phú lên được. Hay là ta
chủ động liên hệ trao đổi với các đài bạn nhất là Đài TP. Hồ Chí Minh
và Đài Đà Nẵng.


- Nên như thế! Nhưng e rằng Đài Trung ương chưa có ý kiến. Anh Cúc
đắn đo.
Tôi viết thư cho anh Dương Minh Nguyên, Phó giám đốc Tổng biên tập Đài
TP. Hồ Chí Minh vốn là bạn cũ ở Đài Tiếng nói Việt Nam. Hai tuần sau tôi
nhận được thư trả lời kèm theo băng hình ca nhạc. Nhưng anh Nguyên
cũng yêu cầu có đi có lại. Tôi phúc đáp lại 2 chương trình ca Huế. Trao đi
đổi lại được 2 tháng thì thưa dần và im bặt. Sau đó có dịp vào họp ở TP.
Hồ Chí Minh, anh Nguyên xuê xoa: “Ông với tôi trao đổi với nhau theo
quan hệ cá nhân thôi, chứ có ai giao trách nhiệm cho hai đài đâu!”.
- Lại phải tìm cách khác thôi anh Cúc ạ.
- Mình đang nghĩ đến một cuộc họp toàn ngành để bàn vấn đề này.
- Đúng. Anh đề xuất với anh Hán xem (anh Nguyễn Văn Hán bấy giờ
phụ trách Đài truyền hình Trung ương).
Từ ý tưởng một cuộc họp của anh Cúc, tôi bỗng nẩy ra một ý kiến mới,
hớn hở gặp lại anh Cúc:
- Ta nên tổ chức một cuộc liên hoan truyền hình toàn quốc, 8 đài cùng
đưa phim, tiết mục tới thi với nhau.
- Hay! Hay! Anh Cúc nhiệt tình tán thưởng.
Vậy là tôi thảo một bức thư, anh Cúc thông qua, gửi ra anh Hán.
Một tuần sau anh Hán gọi điện vào:
- Mình hoan nghênh đề xuất của Đài Huế! Đài Huế đăng cai được
không?
Cầm ống nghe, anh Cúc vui vẻ đáp:
- Vâng, Đài Huế chúng tôi sẵn sàng.
Tôi đứng cạnh nhắc anh Cúc:

- Anh đã tính kỹ chưa đấy?
- Yên chí, đã có cách.
Đài truyền hình Huế tổ chức liên hoan truyền hình toàn quốc lần thứ nhất
như thế nào? Xin mời các bạn đón xem tiếp tập 2: HÀNH TRÌNH VỀ CỐ
ĐÔ.



×