Tải bản đầy đủ (.doc) (93 trang)

Thực hiện vai trò của công đoàn cơ sở tại các doanh nghiệp ở thành phố đà nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (807.67 KB, 93 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
---------------------

MAI XUÂN TUẤN

THỰC HIỆN VAI TRÒ CỦA CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ
TẠI CÁC DOANH NGHIỆP Ở
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Hà Nội – Năm 2014

i


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
---------------------

MAI XUÂN TUẤN

THỰC HIỆN VAI TRÒ CỦA CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ TẠI
CÁC DOANH NGHIỆP
Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Chuyên ngành: LUẬT KINH TẾ
Mã số: 60 38 01 07

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS ĐẶNG VŨ HUÂN

Hà Nội – Năm 2014

ii


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn Thạc sĩ
Luật học “Thực hiện vai trò của Công đoan cơ sơ tại cac doanh nghiêp ở
Thành phố Đa Năng” là hoàn toàn trung thực và không trùng lặp với các đề tài
khác trong cùng lĩnh vực. Các thông tin, tài liệu trình bày trong luận văn đã được
ghi rõ nguồn gốc. Luận văn này là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi dưới sự
hướng dẫn khoa học của TS. Đặng Vũ Huân
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này.
Tác giả luận văn

Mai Xuân Tuấn

3


MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG VÀ HÌNH
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
PHẦN MỞ ĐẦU
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ VAI TRÒ CỦA CÔNG ĐOÀN
CƠ SỞ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP.......................................................... 8
1. VAI TRÒ CỦA CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP...... 8
1.1. Khái quát chung về vai trò của tổ chức công đoàn trong các doanh nghiệp 8

Vai trò và lợi ích cua tổ chức công đoàn cơ sở trong các doanh nghiệp........... 11
1.2. Nhiệm vụ và quyền hạn của tổ chức công đoàn cơ sở trong các doanh
nghiệp ................................................................................................................ 16
Tiểu kết Chương 1 ................................................................................................ 19
Chương 2: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN VAI TRÒ CỦA CÔNG ĐOÀN CƠ
SỞ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ............. 21
2.1. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TỔ CHỨC CÔNG ĐOÀN Ở
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG .................................................................................... 21
2.2. VAI TRÒ CỦA CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP Ở
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG .................................................................................... 24
2.2.1. Vai trò của Công đoàn cơ sở với chế độ việc làm, tiền lương va thu nhập
của người lao động ............................................................................................ 24
2.2.2. Vai trò của Công đoàn cơ sở trong đam bao điều kiện lao động ............ 26
2.2.3. Vai trò của Công đoàn cơ sở trong việc nâng cao đơi sông vât chât, văn
hoá tinh thần cho người lao động...................................................................... 30
4


2.2.4. Vai tro cua Công đoan cơ sở trong việc thương lương và ky kêt thoa ươc
lao đông tâp thể ................................................................................................. 31
2.2.5. Vai tro cua Công đoan cơ sở trong giai quyêt tranh châp lao đông và đinh
công ................................................................................................................... 33
2.3. ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN VAI TRÒ CỦA CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ
TRONG CÁC DOANH NGHIỆP TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ..................... 36
2.3.1. Nhưng ưu điểm trong thực hiện vai trò cua Công đoan cơ sơ tại cac
doanh nghiêp ở thành phố Đà Nẵng.................................................................. 36
2.3.2. Những điểm còn tồn tại, hạn chế trong thực hiện vai trò cua Công đoan
cơ sơ tại cac doanh nghiêp ở thành phố Đà Nẵng............................................. 39
Tiểu kết Chương 2 ................................................................................................ 46
Chương 3: KIẾN NGHỊ CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO VAI TRÒ

CỦA CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP .................... 48
Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG .............................................................................. 48
3.1. NHỮNG YÊU CẦU VÀ MỤC TIÊU CHUNG NHẰM NÂNG CAO VAI
TRÒ CỦA TỔ CHỨC CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP
Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ................................................................................ 48
3.2. KIẾN NGHỊ CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA
CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ
NẴNG ................................................................................................................... 50
3.2.1. Nhóm giải pháp về đẩy mạnh công tác phát triển đoàn viên, xây dựng tổ
chức công đoàn cơ sở và đội ngũ cán bộ công đoàn cơ sở vững mạnh ............
51
3.2.2. Nhóm giải pháp về đổi mới nội dung, phương pháp hoạt động của tổ
chức công đoàn cơ sở trong các doanh nghiệp ................................................. 59
5


3.2.3. Nhóm giải pháp cụ thể xuất phát từ thực tiễn thực hiện vai tro cua công
đoan cơ sơ trong viêc bao vê quyên va lơi ich cua ngươi lao đông tại thanh phô
Đa Năng............................................................................................................. 68
Tiểu kết Chương 3 ................................................................................................ 71
KẾT LUẬN.......................................................................................................... 72

6


DANH MỤC BẢNG VÀ HÌNH

Số hiệu
Tên bảng
Bảng Thống kê các tổ chức công đoàn ở TP. Đà Nẵng (từ 2008 đến


Trang
21

2.1:

2012)

Bảng

Thống kê số vụ tai nạn việc làm

28

Hình

Vai trò của Công đoàn cơ sở trong đam bao điêu kiên lao

29

2.1:

đông

2.2:

vii


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT


CNVCLĐ : Công nhân viên chức lao động
BHXH: bảo hiểm xã hội
BHYT: bảo hiểm y tế
BHTN: bảo hiểm tự nguyện
NN: nhà nước
NNN: ngoài nhà nước
ĐTNN : đầu tư nhà nước

viii


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cùng với quá trình phát triển của Cách mạng Việt Nam, sự lớn mạnh của
Nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á, Công đoàn Việt Nam đã thể
hiện rõ vai trò của mình đối với đất nước và xã hội, đó là tích cực tuyên truyền,
phổ biến và triển khai thực hiện đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của
Nhà nước, đặc biệt là đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của
người lao động, góp phần xây dựng đất nước phồn vinh, ấm no, hạnh phúc, thực
hiện công bằng xã hội. Nhiều phong trào thi đua do Công đoàn phát động, tổ
chức thực hiện đạt hiệu quả. Công đoàn cũng đã tích cực tham gia xây dựng
Đảng, bổ sung cho Đảng nhiều cán bộ trưởng thành từ phong trào công nhân và
hoạt động công đoàn. Quan hệ hợp tác, hữu nghị giữa Công đoàn Việt Nam với
các tổ chức công đoàn quốc tế, công đoàn các nước ngày càng mở rộng.
Bước vào thời kỳ đổi mới, nền kinh tế Việt Nam chuyển đổi vận hành theo
cơ chế thị trường, vì vậy, tính chất của quan hệ lao động so với nền kinh tế kế
hoạch hoá trước đây đã thay đổi. Do có sự thay đổi về tính chất của quan hệ lao
động, dẫn đến đã ảnh hưởng trực tiếp đối với hoạt động của các tổ chức Công
đoàn. Trước đây quan hệ lao động là do Nhà nước và công nhân lao động tạo

thành và lấy lợi ích chung làm điểm xuất phát, còn hiện nay, quan hệ lao động là
do doanh nghiệp và người lao động tạo thành trên cơ sở hai bên giúp đỡ lẫn nhau
cùng có lợi. Do tính chất quan hệ lao động thay đổi, nên những xung đột trong
quan hệ lao động những năm gần đây ngày càng có xu hướng gia tăng.
Cũng do sự thay đổi tính chất của quan hệ lao động, đòi hỏi các tổ chức
Công đoàn phải lấy lĩnh vực lao động làm lĩnh vực hoạt động cơ bản và lấy việc
điều hòa, ổn định quan hệ lao động làm nhiệm vụ xã hội cơ bản. Trong điều kiện
1


kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Công đoàn có vai trò điều hòa và
ổn định quan hệ lao động xã hội, đây là vai trò không một tổ chức nào khác có
thể thay thế. Bởi vì, Công đoàn là đại diện một bên của quan hệ lao động, thiếu
Công đoàn không thể tạo thành quan hệ lao động hoàn chỉnh. Chính sự điều tiết
quan hệ lao động yêu cầu Công đoàn phải tham gia, bởi vì việc điều tiết quan hệ
lao động trong cơ chế thị trường là do hai bên trong quan hệ lao động qua cơ chế
thị trường tự điều tiết, không có sự tham gia của Công đoàn, quan hệ lao động sẽ
không thể vận hành bình thường.
Hiện nay, có gần 10 triệu công nhân đang làm việc trong doanh nghiệp
thuộc các thành phần kinh tế, trong đó, có trên 1,5 triệu công nhân làm việc tại
các khu công nghiệp, khu chế xuất, nơi được áp dụng công nghệ tiên tiến, sản
xuất ra các sản phẩm phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, đóng
góp tích cực vào sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Tổng Liên đoàn Lao
động Việt Nam đã luôn xác định: Phát triển đoàn viên, xây dựng công đoàn trong
các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế là một trong những nhiệm vụ
trọng tâm. Các cấp công đoàn, nhất là Công đoàn cơ sở trong doanh nghiệp cần
đẩy mạnh công tác tuyên truyền trong công nhân, người lao động và người sử
dụng lao động về đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, về tổ
chức công đoàn với nhiều hình thức đa dạng, phong phú; coi trọng việc nắm bắt
tình hình tư tưởng, tâm tư, nguyện vọng của người lao động để kịp thời phản ánh,

kiến nghị với cấp ủy, chính quyền đồng cấp nghiên cứu, giải quyết. Tổ chức thực
hiện các phong trào “xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở” và cuộc vận động “xây
dựng nếp sống văn hóa, văn minh công nghiệp”, các hoạt động văn hóa, văn
nghệ, thể thao, cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh... chăm lo đời sống văn hóa, tinh thần cho người lao động; góp phần xây
dựng cơ sở đảng ở khu vực này.
2


Các cấp Công đoàn đã chủ động hướng dẫn, giúp đỡ Công đoàn cơ sở
trong các doanh nghiệp xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, tổ chức
hội nghị người lao động thương lượng với người sử dụng lao động ký thỏa ước
lao động tập thể theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của Tổng Liên đoàn
Lao động Việt Nam nhằm bảo đảm các quyền lợi cơ bản của người lao động;
tham gia giải quyết có hiệu quả nhiều vụ tranh chấp lao động dẫn đến ngừng việc
tập thể và đình công tự phát, góp phần bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính
đáng của người lao động và xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ
tại doanh nghiệp. Công tác phát triển đoàn viên, thành lập Công đoàn cơ sở và
xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh trong các doanh nghiệp thuộc các thành
phần kinh tế được thực hiện và đã trở thành cuộc vận động sâu rộng trong tổ chức
công đoàn.
Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm trên, hoạt động của Công đoàn cơ sở
trong thực tiễn vẫn còn nhiều tồn tại hạn chế đó là: Vai trò tham gia quản lý, đại
diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động hiệu quả
còn thấp. Một bộ phận cán bộ công đoàn chưa thật sự có tâm huyết , trách nhiệm
với công tác công đoàn, chưa phát huy hết chức năng và nhiệm vụ, quyền hạn của
mình. Do đo viêc nghiên cưu vê công đoan cơ sơ đê tư đo tim ra nhưng giai phap
để nâng cao hơn nữa vai trò của công đoan cơ sơ trong viêc bao vê quyên va lơi
ích chính đáng của người lao động trong các doanh nghiệp hiện nay là vấn đề cấp
thiêt ca vê ly luân va thưc tiên.

Từ các phân tích ở trên, đặc biệt là từ thực tế ở TP. Đà Nẵng, nên tôi mạnh
dạn lựa chọn đề tài: “Thực hiện vai trò của Công đoan cơ sơ tại các doanh
nghiêp ở T hành phố Đa Năng” để làm đề tài Luận văn Thac sĩ luât hoc , vơi
mong muôn gop phân nâng cao h iêu qua cua C ông đoan cơ sơ trong viêc bao vê

3


quyên va lơi ich hơp phap cua ngươi lao đông noi chung va ngươi lao đông trong
các doanh nghiêp trên đia ban TP. Đa Năng noi riêng.
2. Tình hình nghiên cứu
Trong thơi gian qua , đa co môt sô công trình nghiên cứu , đề tài, sách, báo
viết về vai trò, chức năng, hoạt động của Công đoàn và Công đoàn cơ sở trong
các doanh nghiệp. Trong đó, tiêu biểu là các bài viết về “Hoạt động của công
đoàn trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh” và “Giai cấp công nhân và tổ
chức công đoàn Việt Nam” của tác giả PGS,TSKH Nguyễn Viết Vượng; “Công
đoàn Việt Nam tham gia quản lý trong thời kỳ đôi mới” của tác giả Hoàng Minh
Chúc. Nhiều bài viết của các tác giả về chủ đề trên cũng được đăng tải trên
w.w.w.congdoanvn.org.vn như: “Nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức công
đoàn trong các doanh nghiệp khu vực kinh tế ngoài Nhà nước” của tác giả Đặng
Ngọc Tùng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. “Công đoàn với việc
xây dựng Tổ tự quản trong công nhân” của TS. Hoàng Ngọc Thanh Phó Chủ tịch
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam; “Đẩy mạnh hoạt động bảo vệ quyền, lợi ích
hợp pháp, chính đáng của người lao động trong doanh nghiệp”, của Công đoàn
tỉnh Bình Định; “Vai trò của tổ chức công đoàn trong việc cải thiện điều kiện
làm việc và chăm sóc sức khoẻ người lao động”, của Công đoàn tỉnh Hải Dương;
“Vai trò của Công đoàn cơ sở với công tác bảo hộ lao động” của tác giả Ngọc
Anh; “Công đoàn Việt Nam vì sự phát triển bền vững của đất nước”, Thông tin
khoa học chuyên đề số 8 năm 2012 của Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam; “Vai
trò của công đoàn trong các doanh nghiệp tiến hành tái cơ cấu” của tác giả

Dương Văn Sao, Đại học Công đoàn...
Ngoài ra, về công trình nghiên cứu khoa học có đề tài: “Pháp luật về quan
hệ lao động Việt Nam - Thực trạng và phương hướng hoàn thiện” của PGS.TS.
Lê Thị Hoài Thu.
4


Tuy nhiên, các công trình , bài viết trên chủ yếu đi sâu nghiên c ứu vai trò
của hệ thống C ông đoan Việt Nam , phản ánh một số mặt hoạt động của các tổ
chức công đoàn các cấp, mà chưa tập trung làm rõ vai trò, vị trí, tầm quan trọng
và yêu cầu nhiệm vụ của Công đoàn cơ sở trong các doanh nghiệp, đặc biệt là các
doanh nghiệp ngoài khu vực Nhà nước. Cho đến nay, cũng chưa có công trình
nào nghiên cứu về thực hiện vai trò của Công đoan cơ sơ tại cac doanh nghiêp ở
TP. Đa Năng, vì vậy, luận văn này sẽ là công trình đầu tiên thực hiện nghiên cứu
về đề tài. Song các công trình ở trên sẽ là tư liệu quý báu, góp phần để tác giả
thực hiện nghiên cưu môt cach sâu săc, toàn diện hơn vê vi tri, vai tro, chưc năng,
nhiêm vu cua Công đoan cơ sơ trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
người lao động nói chung và người lao động trong cac doanh nghiêp trên đia ban
TP. Đa Năng nói riêng.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận văn là làm rõ những vấn đề lý luận về vai
trò của Công đoan cơ sơ trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người
lao động ở các doanh nghiệp và thực tiễn thực hiện vai trò của Công đoàn cơ sở
trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động ở các doanh
nghiệp tại TP. Đà Nẵng, từ đó, đề xuất các giải pháp nhăm nâng cao vai tro cua
Công đoan cơ sơ trong viêc bao vê quyên và lợi ích hợp pháp của người lao động
trong cac doanh nghiêp trên đia ban TP. Đa Nẵng.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện mục đích nói trên, Luận văn có các nhiệm vụ sau:

- Làm rõ những vấn đề lý luận về vai trò của Công đoan cơ sơ trong việc
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động ở các doanh nghiệp;

5


- Làm rõ thực trạng và đánh giá thực trạng thực hiện vai trò của Công đoàn
cơ sở trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động ở các
doanh nghiệp tại TP. Đà Nẵng hiện nay;
- Trên cơ sở nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn, Luận văn đề xuất
các định hướng và giải pháp nhăm nâng cao vai tro cua Công đoan cơ sơ trong
viêc bao vê quyên

và lợi ích hợp pháp của người lao động trong cac doanh

nghiêp trên đia ban TP. Đa Năng.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Luân văn tâp trung nghiên cưu môt sô vân đê ly luân cơ ban

và hệ thống

pháp luật Việt Nam vê vai tro cua Công đoan cơ sơ trong viêc bao vê quyên và
lợi ích hợp pháp của người lao động trong ca c doanh nghiêp , đồng thời, nghiên
cứu về thực trạng việc thực hiện vai trò của các tổ chức công đoàn cơ sở tại các
doanh nghiệp trên đia ban TP. Đa Năng.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Để làm sâu sắc hơn đề tài nghiên cứu, Luận văn này xin được được giới
hạn phạm vi nghiên cứu như sau
- Về không gian và đối tượng: Luận văn tập trung nghiên cứu về các tổ

chức công đoan cơ sơ tại các doanh nghiệp ngoài khu vực kinh tế Nhà nước đóng
trên đia ban TP. Đa Năng;
- Về thời gian: Việc khảo sát nghiên cứu của Luận văn được giới hạn thực
tiễn trong khoảng thời gian từ năm 2009 đến năm 2013.
5. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật, đồng thời, được thực hiện với các

6


phương pháp nghiên cứu cụ thể như: Tổng hợp, phân tích, khảo sát, thu thập
thông tin, xử lý thông tin, số liệu, thống kê, so sánh và phương pháp lịch sử...
6. Những đóng góp mới của đề tài
- Nghiên cứu tổng quan về vai trò, vị trí của tổ chức công đoàn cơ sở trong
bảo vệ quyền và lợi ích người lao động tại các doanh nghiệp ngoài khu vực kinh
tế Nhà nước.
- Đánh giá khách quan thực trạng hoạt động của các tổ chức công đoàn cơ
sở tại các doanh nghiệp ngoài khu vực kinh tế Nhà nước trên địa bàn TP. Đà
Nẵng.
- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao vai trò của các tổ chức công đoàn
cơ sở tại các doanh nghiệp ngoài khu vực kinh tế Nhà nước gắn với thực tiễn ở
TP. Đà Nẵng.
7. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn được
kết cấu 3 chương, có tiểu kết cho từng chương, cụ thể:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về vai trò của Công đoàn cơ sở trong các
doanh nghiệp.
Chương 2: Thực trạng thực hiện vai trò của Công đoàn cơ sở trong các
doanh nghiệp ở TP. Đà Nẵng.

Chương 3: Kiến nghị các giải pháp nhằm nâng cao vai trò của Công đoàn
cơ sở trong các doanh nghiệp ở TP. Đà Nẵng.

7


Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ VAI TRÒ CỦA
CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP
1. VAI TRÒ CỦA CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP
1.1. Khái quát chung về vai trò của tổ chức công đoàn trong các doanh
nghiệp
Trong những năm qua, với sự phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành
phần hoạt động theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, vai trò của tổ
chức công đoàn ngày càng mở rộng và được khẳng định. Công đoàn đã có mặt
trong tất cả các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế. Mọi hoạt động của
Công đoàn gắn liền với đời sống kinh tế, xã hội. Công đoàn vận động công nhân,
viên chức, lao động thi đua sản xuất, công tác, góp phần thúc đẩy phát triển
nhanh kinh tế, nâng cao đời sống người lao động, làm giàu cho đơn vị và đất
nước.
Công đoàn cũng đã góp phần to lớn vào việc ổn định chính trị, trật tự an
toàn xã hội, chăm lo xây dựng giai cấp công nhân, người lao động ngày càng
vững mạnh, bởi đây là giai cấp tiên phong, lực lượng nòng cốt trong liên minh
công, nông, trí, nền tảng của khối đại đoàn kết toàn dân. Công đoàn tham gia xây
dựng Đảng, xây dựng chính quyền các cấp trong sạch, vững mạnh, xây dựng và
nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị mà Công đoàn là một thành
viên rất quan trọng, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá
đất nước. Về văn hoá - xã hội, hoạt động của Công đoàn góp phần chăm lo xây
dựng, bảo đảm sự thống nhất, đoàn kết của giai cấp công nhân; làm cho giai
cấp công nhân thực sự là giai cấp lãnh đạo cách mạng, quyết định quá trình
phát triển và tiến bộ của xã hội.

Hiện nay, các doanh nghiệp nhà nước và đội ngũ công nhân, lao động
trong khu vực này có xu hướng giảm dần; công nhân, lao động trong các thành
8


phần kinh tế khu vực ngoài quốc doanh ngày càng tăng. Tuy nhiên, sự gia tăng về
số lượng chưa phản ánh được đầy đủ sự lớn mạnh của giai cấp công nhân và tổ
chức công đoàn. Hoạt động của các tổ chức công đoàn đã và đang góp phần giáo
dục xây dựng giai cấp công nhân, người lao động trở thành một lực lượng đoàn
kết, thống nhất, không ngừng nâng cao trình độ giác ngộ chính trị, nêu cao ý thức
cảnh giác cách mạng của công nhân, viên chức, lao động, kiên quyết đấu tranh
chống âm mưu diễn biến hoà bình của các thế lực phản động, thù địch nhằm phá
hoại những thành quả của sự nghiệp đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo;
Công đoàn giáo dục và rèn luyện nâng cao ý thức tổ chức, kỷ luật, nâng cao trình
độ học vấn, tay nghề và năng lực làm chủ khoa học công nghệ, đề cao và phát
huy những giá trị cao đẹp của truyền thống văn hoá dân tộc và tiếp thu tinh hoa
văn hoá nhân loại để xây dựng giai cấp công nhân, lao động thực sự xứng đáng là
giai cấp tiên phong, lãnh đạo cách mạng. Với vai trò đó, một mặt, Công đoàn
phải tôn trọng, đề cao quyền tự chủ sản xuất kinh doanh của người sử dụng lao
động, góp phần thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức quản lý
kinh tế xã hội của Đảng, Nhà nước; mặt khác, phát huy dân chủ, Công đoàn tích
cực tham gia xây dựng và thực hiện cơ chế quản lý kinh tế mới, góp phần làm
cho kinh tế quốc doanh giữ vững vai trò chủ đạo, phát triển, đồng thời khuyến
khích các thành phần kinh tế khác.
Trong cơ chế thị trường, do cạnh tranh về kinh tế, người sử dụng lao động
dù vô tình hay cố tình, còn vi phạm lợi ích chính đáng của người lao động. Công
đoàn là tổ chức chính trị xã hội của công nhân và lao động trong doanh nghiệp,
có vị trí là người đại diện hợp pháp duy nhất cho người lao động trong quan hệ
lao động với người sử dụng lao động. Trong mối quan hệ đó, Công đoàn và chủ
doanh nghiệp đảm bảo sự bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau, vừa hợp tác, vừa đấu

tranh nhằm giải quyết hài hoà quyền và lợi ích của mỗi bên trong quan hệ lao
9


động. Nội dung và mục đích của mối quan hệ giữa Công đoàn và người sử dụng
lao động là nhằm làm cho doanh nghiệp phát triển, bảo vệ quyền, lợi ích hợp
pháp chính đáng của công nhân, lao động. Công đoàn có trách nhiệm phối hợp
với người sử dụng lao động vận động đoàn viên, công nhân, lao động sản xuất
với năng suất, chất lượng và hiệu quả cao nhất ... đảm bảo sự ổn định và phát
triển bền vững của doanh nghiệp; tạo cơ sở ổn định việc làm, cải thiện điều
kiện làm việc và nâng cao thu nhập cho người lao động.
Trong mối quan hệ với người sử dụng lao động, Công đoàn vừa phải xây
dựng quan hệ đoàn kết hợp tác vừa phải đấu tranh bảo vệ cho được quyền lợi của
công nhân, lao động nhưng phải theo hướng góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất
kinh doanh, góp phần giải quyết vấn đề việc làm, đời sống người lao động. Đây
thực sự là mối quan hệ khó khăn, tế nhị và phức tạp trong điều kiện phát triển nền
kinh tế nhiều thành phần ở nước ta.
Công đoàn còn có nghĩa vụ giáo dục cho công nhân, người lao động hiểu
rõ và thực hiện tốt những quy định của pháp luật về lao động, về quan hệ với
người sử dụng lao động. Mối quan hệ này có tính chất quan hệ chủ - thợ, Công
đoàn cần vừa đấu tranh, vừa hợp tác vì lợi ích hợp pháp của công nhân, lao động
và lợi ích chung của xã hội.
Với tư cách là người đại diện cho người lao động, Công đoàn còn có trách
nhiệm tham gia xây dựng quan hệ lao động tiến bộ, ổn định, bảo vệ lợi ích hợp
pháp của người lao động. Khi quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của người lao
động được bảo vệ, người lao động sẽ tự nguyện, nhiệt tình, hăng hái hoạt động
Công đoàn, làm cho vai trò của Công đoàn ngày càng có ảnh hưởng tích cực hơn
đối với doanh nghiệp nói riêng và trong đời sống xã hội nói chung.
Có thể thấy, hoạt động đại diện và bảo vệ cho người lao động vừa là chức
năng, vai trò vừa là nhiệm vụ của tổ chức công đoàn. Những nhiệm vụ này đã

10


được thể chế trong các văn bản pháp luật của nhà nước như Hiến pháp, Luật
Công đoàn, Bộ luật Lao động và được chi tiết hóa thành những nhiệm vụ trực
tiếp của tổ chức công đoàn trong suốt quá trình hoạt động. Đây là những nhiệm
vụ trọng tâm mà công đoàn cần phải thực hiện trong điều kiện nền kinh tế thị
trường ở Việt Nam hiện nay.
Vai trò và lợi ích cua tổ chức công đoàn cơ sở trong các doanh nghiệp
Công đoàn cơ sở là tổ chức cơ sở của Công đoàn, tập hợp đoàn viên công
đoàn trong một hoặc một số cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, được công đoàn cấp
trên trực tiếp cơ sở công nhận theo quy định của pháp luật và Điều lệ Công đoàn
Việt Nam. Công đoàn cơ sở có vị trí, vai trò hết sức quan trọng trong doanh
nghiệp và với người lao động. Một tổ chức công đoàn cơ sở hoạt động hiệu quả
có thể giúp cân đối lợi ích của người sử dụng lao động và người lao động, qua đó
góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Trên thực tế thời gian qua, các chủ doanh nghiệp rất ngần ngại việc thành
lập Công đoàn cơ sở. Có nhiều doanh nghiệp cho rằng, hoạt động của Công đoàn
cơ sở vừa tốn kém thời gian, nhân lực, lại còn phải đóng đoàn phí bằng 1% tổng
quỹ tiền lương, tiền công của doanh nghiệp. Trong khi đó, người lao động cũng
không mặn mà với việc tham gia Công đoàn cơ sở. Họ cho rằng, điều này chỉ tốn
thời gian, phải đóng đoàn phí, trong khi quyền lợi thì hầu như không có. Tuy
nhiên, nếu tổ chức công đoàn cơ sở thực sự phát huy được tối đa vai trò và năng
lực của mình, thì những lợi ích mà Công đoàn mang lại thật sự vô cùng lớn cho
cả doanh nghiệp cũng như người lao động. Một công đoàn cơ sở hiệu quả có thể
giúp cân đối lợi ích của người sử dụng lao động và người lao động, qua đó góp
phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Theo thống kê gần đây của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, có 60%
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và 80% doanh nghiệp dân doanh chưa có
11



tổ chức công đoàn cơ sở. Trong khi đó, công đoàn cơ sở đóng vai trò rất quan
trọng trong việc tạo mối quan hệ hài hòa giữa người lao động và người sử dụng
lao động. Thực tế cho thấy, vì không có công đoàn cơ sở hoặc có nhưng không
phát huy được vai trò, nhiều doanh nghiệp phải đối mặt với những rắc rối pháp lý
không đáng có và thiệt hại cũng không nhỏ. Rất nhiều cuộc tranh chấp giữa
người lao động và chủ doanh nghiệp đã xảy ra.
Cụ thể, về tranh chấp tập thể, trong thời gian gần đây, đã có khoảng gần
3.000 cuộc đình công, lãn công xảy ra, nhưng hầu hết đều trái luật. Nguyên nhân
chính là doanh nghiệp không có tổ chức công đoàn cơ sở hoặc Ban chấp hành
Công đoàn cơ sở không tham gia điều tiết để tổ chức đình công đúng luật (một
cuộc đình công được xem là hợp pháp khi diễn ra đúng các trình tự do công đoàn
tổ chức). Rõ ràng, hậu quả của những cuộc đình công quy mô lớn và kéo dài là
khá lớn và người gánh chịu thiệt hại đầu tiên và nặng nề nhất không ai khác là
chủ doanh nghiệp. Họ vẫn phải trả lương cho những lao động không đình công
(nhân viên phải tạm nghỉ việc do đình công) trong khi các chi phí cố định vẫn
phát sinh. Nghiêm trọng hơn là việc sản xuất kinh doanh bị đình trệ, mất uy tín
với khách hàng và bỏ lỡ cơ hội kinh doanh do phải tập trung giải quyết tranh
chấp.
Một số vấn đề khác cũng nảy sinh. Chẳng hạn, doanh nghiệp sẽ bị các cơ
quan chức năng “soi” kỹ các hoạt động của doanh nghiệp; mối quan hệ giữa
người sử dụng lao động và người lao động sau đình công trở nên căng thẳng, ảnh
hưởng đến hiệu quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
Về tranh chấp cá nhân, gần đây, những tranh chấp về xử lý kỷ luật lao
động (sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hoặc tranh chấp về
bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động) gia tăng, một phần
do tình hình kinh tế khó khăn, phần khác do người lao động đã ý thức hơn về
12



quyền lợi của họ. Một nguyên nhân cũng quan trọng không kém là một phần các
vụ tranh chấp xuất phát từ việc hiểu biết pháp luật lao động của người sử dụng
lao động còn hạn chế, đặc biệt là nhận thức về vai trò của công đoàn cơ sở trong
việc tham gia giải quyết tranh chấp.
Hậu quả là doanh nghiệp vấp phải sự phản ứng gay gắt từ phía người lao
động. Để bảo vệ quyền lợi của mình, người lao động nhờ đến luật sư và gửi đơn
khiếu nại đến cơ quan quản lý lao động địa phương, thậm chí cả cơ quan công an.
Một điểm chung giữa các doanh nghiệp vướng vào những rắc rối trên là tổ
chức công đoàn cơ sở không được thành lập hoặc vai trò của tổ chức này bị hạn
chế. Nếu tham khảo ý kiến của Công đoàn, người sử dụng lao động sẽ được cung
cấp những nội dung cơ bản liên quan tới thủ tục để có thể cho thôi việc người lao
động một cách hợp pháp. Do thiếu tổ chức công đoàn cơ sở, hoặc có nhưng bị
xem nhẹ, nhiều doanh nghiệp đã miễn cưỡng giải quyết tranh chấp như phải nhận
người lao động trở lại làm việc (trong trường hợp bị thua kiện). Nghiêm trọng
hơn là những vụ đình công lôi kéo thêm nhiều người khác tham gia.
Bởi vậy, cần có sự thay đổi nhận thức về tổ chức công đoàn cơ sở. Suy cho
cùng, việc thành lập tổ chức công đoàn cơ sở, với nhiệm vụ chính là chăm lo đời
sống, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động trong doanh nghiệp,
là để giúp doanh nghiệp thực thi một cách đúng đắn luật lao động, qua đó, đảm
bảo hài hòa lợi ích giữa người sử dụng lao động và người lao động.
Vai trò và lợi ích cua tổ chức công đoàcnơ sở đối với người lao động
Nếu trong doanh nghiệp tổ chức được Công đoàn cơ sở, thì tổ chức này sẽ
đại diện tham gia giám sát doanh nghiệp trong việc ký kết Hợp đồng lao động
cho người lao động. Bên cạnh đó, Công đoàn cơ sở còn chủ động phối hợp cùng
doanh nghiệp xây dựng thoả ước lao động tập thể, nội quy lao động, đôn đốc
doanh nghiệp mua bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người lao động.
13



Công đoàn cơ sở trong các doanh nghiệp cũng là nơi giải quyết những
khúc mắc của người lao động với doanh nghiệp, tham gia ý kiến với doanh
nghiệp trong việc tổ chức bữa ăn ca cho người lao động, đóng góp ý kiến với
doanh nghiệp về môi trường làm việc, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi của
người lao động; đề nghị doanh nghiệp kiểm tra lại hệ thống thông gió, chống
nóng, hạn chế tiếng ồn và trang bị đầy đủ thiết bị bảo hộ lao động theo đúng công
việc cho người lao động...
Vai trò và lợi ích cua tổ chức công đoàcnơ sở đối với doanh nghiệp
Công đoàn cơ sở sẽ trực tiếp tham gia hỗ trợ người sử dụng lao động xây
dựng nội quy lao động, bảng lương, thỏa ước lao động tập thể. Khi doanh nghiệp
phải thay đổi cơ cấu hoặc cải tiến công nghệ, tổ chức công đoàn có thể giúp
doanh nghiệp sắp xếp lao động một cách hợp lý để phát huy tối đa hiệu quả của
nguồn lực lao động, cũng như chấm dứt hợp đồng lao động đối với những trường
hợp không đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp.
Khi có tranh chấp xảy ra như đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, kỷ
luật lao động, đình công…, Công đoàn cơ sở sẽ tổ chức đối thoại nhằm dung hòa
lợi ích của người lao động với người sử dụng lao động trên tư cách là một chủ thể
độc lập, trung gian giải quyết tranh chấp lao động. Khi có tổ chức công đoàn,
doanh nghiệp sẽ có "người" giám sát thực hiện các quy định của pháp luật về chế
độ của người lao động, từ đó sẽ hạn chế mạnh tai nạn lao động, công nhân hoặc
người lao động bỏ việc, làm việc không hết trách nhiệm, không tôn trọng cam
kết, thoả ước lao động...
Khi vai trò của tổ chức công đoàn cơ sở trong doanh nghiệp được phát huy
hiệu quả thì phong trào sản xuất, kinh doanh trong doanh nghiệp được đẩy mạnh,
sẽ đem lại những lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp cũng như người lao động
trong doanh nghiệp. Đồng thời, tạo động lực cho doanh nghiệp phát triển bền
14


vững và xây dựng đội ngũ lao động vững mạnh, góp phần nâng cao sức cạnh

tranh, uy tín, hình ảnh, thương hiệu của doanh nghiệp trên thị trường.
Bên cạnh đó, Công đoàn cơ sở còn đóng một vai trò quan trọng trong việc
tham gia xây dựng các tiêu chí văn hoá của doanh nghiệp, tuyên truyền sâu rộng
nhằm góp phần xây dựng văn hoá ở doanh nghiệp. Cụ thể, Công đoàn cơ sở tham
gia với lãnh đạo đặt ra một định hướng và tầm nhìn mang tính chiến lược của
doanh nghiệp (đây cũng chính là để thực hiện chức năng tham gia quản lý). Dựa
vào hiểu biết về hoạt động của doanh nghiệp, cũng như những mặt mạnh, mặt
yếu, những cơ hội, khó khăn mà doanh nghiệp đang và sẽ phải đối mặt để góp ý
với lãnh đạo nên tập trung nguồn lực vào đâu, đầu tư vào đâu, áp dụng các biện
pháp quản lý nào để doanh nghiệp có thể phát triển bền vững. Công đoàn cơ sở
cũng tham gia thực hiện khen thưởng trên cơ sở công bằng và tạo ra môi trường
làm việc trong sạch, cởi mở, dân chủ. Để làm được việc này, tổ chức công đoàn
cơ sở cần tham mưu và tham gia cùng lãnh đạo xây dựng quy chế khen thưởng rõ
ràng trên cơ sở đánh giá hiệu quả công việc. Khen thưởng ở đây không chỉ là
khen thưởng vật chất mà còn bao hàm cả về mặt tinh thần. Đó là lời khen ngợi
chân thành, lời động viên khích lệ đúng lúc, đúng chỗ của lãnh đạo đối với người
lao động. Khen thưởng không công bằng sẽ phản tác dụng và chắc chắn sẽ huỷ
hoại danh tính, hình ảnh của người lãnh đạo, của doanh nghiệp trong con mắt
người lao động. Môi trường làm việc trong sạch, cởi mở, dân chủ là yếu tố cơ bản
của văn hoá doanh nghiệp. Đây chính là những nội dung của quy chế dân chủ mà
công đoàn tham gia cùng lãnh đạo doanh nghiệp xây dựng và chỉ đạo thực hiện.
Vai trò của công đoàn ở đây là phải tuyên truyền để tạo ra được một tác phong
làm việc khoa học, một thói quen giao tiếp cởi mở mà mọi người lao động có thể
mạnh dạn nói lên suy nghĩ của mình, có thể tham gia góp ý kiến về mọi mặt hoạt
động của doanh nghiệp. Điều này sẽ giúp cho doanh nghiệp có được những thông
15


tin quý giá để phát huy sáng kiến, cải tiến quy trình làm việc và đạt hiệu quả cao
nhất trong sản xuất, kinh doanh.

1.2. Nhiệm vụ và quyền hạn của tổ chức công đoàn cơ sở trong các
doanh nghiệp
1.2.1. Nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức công đoàn cơ sở trong các
doanh nghiệp nhà nước
Theo Điều lệ Công đoàn Việt Nam năm 2009, tổ chức công đoàn cơ sở
trong các doanh nghiệp nhà nước có nhiệm vụ phối hợp với giám đốc thực hiện
quy chế dân chủ ở doanh nghiệp, tổ chức đại hội công nhân viên chức; đại diện
cho tập thể lao động xây dựng, thương lượng, ký kết và giám sát việc thực hiện
thỏa ước lao động tập thể; tham gia xây dựng điều lệ hoạt động, các nội quy, quy
chế, phương án sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; xây dựng, ký kết quy chế
phối hợp hoạt động với giám đốc doanh nghiệp. Tổ chức công đoàn cơ sở còn có
nhiệm vụ tập hợp yêu cầu, nguyện vọng chính đáng, hợp pháp của công nhân,
viên chức và người lao động; tổ chức, xây dựng, thực hiện thông tin hai chiều, tổ
chức đối thoại giữa người lao động và giám đốc doanh nghiệp; hướng dẫn người
lao động giao kết hợp đồng lao động; cử đại diện tham gia các hội đồng xét và
giải quyết các quyền lợi của công nhân, viên chức và người lao động; tham gia
với giám đốc giải quyết việc làm, cải thiện điều kiện làm việc, nâng cao thu nhập,
đời sống và phúc lợi cho công nhân, viên chức và người lao động; vận động công
nhân, viên chức và người lao động tham gia các hoạt động xã hội, tương trợ, giúp
đỡ nhau trong nghề nghiệp, khi khó khăn, hoạn nạn và đấu tranh chống tham
nhũng, lãng phí, ngăn chặn các tệ nạn xã hội; kiểm tra, giám sát việc thi hành
pháp luật có liên quan đến quyền, nghĩa vụ của Công đoàn, công nhân, viên chức
và người lao động; tham gia giải quyết tranh chấp lao động, thực hiện các quyền
của Công đoàn cơ sở, tổ chức và lãnh đạo đình công theo đúng quy định của pháp
16


luật; phát động, phối hợp tổ chức các phong trào thi đua trong doanh nghiệp;
tuyên truyền, phổ biến đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của
Nhà nước, nhiệm vụ của tổ chức công đoàn và nghĩa vụ của người lao động; vận

động người lao động chấp hành chính sách, pháp luật của Nhà nước, nội quy, quy
chế của doanh nghiệp, thực hiện có hiệu quả công việc do giám đốc doanh nghiệp
phân công; phát triển, quản lý đoàn viên; xây dựng tổ chức công đoàn cơ sở vững
mạnh và tham gia xây dựng Đảng.
1.2.2. Nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức công đoàn cơ sở trong các hợp
tác xã công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, giao thông vận tải
Cũng theo Điều lệ Công đoàn Việt Nam năm 2009, tổ chức công đoàn cơ
sở trong các hợp tác xã công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, giao thông
vận tải có trách nhiệm giám sát ban quản trị thực hiện chế độ, chính sách, phân
phối thu nhập, lợi nhuận đối với xã viên; đại diện người lao động xây dựng,
thương lượng, ký kết và giám sát việc thực hiện thỏa ước lao động tập thể; hướng
dẫn người lao động (không phải là xã viên) giao kết hợp đồng lao động; tham gia
với ban quản trị để có biện pháp cải thiện điều kiện làm việc nâng cao thu nhập,
đời sống, phúc lợi của xã viên và người lao động; tham gia giải quyết tranh chấp
lao động; thực hiện các quyền của tổ chức công đoàn cơ sở về tổ chức và lãnh
đạo đình công; vận động xã viên và người lao động tham gia các hoạt động xã
hội, hỗ trợ giúp đỡ nhau trong nghề nghiệp, khi khó khăn, hoạn nạn; tích cực
tuyên truyền, phổ biến và vận động xã viên, người lao động thực hiện tốt đường
lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhiệm vụ của tổ
chức công đoàn, nghị quyết đại hội xã viên và điều lệ hợp tác xã; phát triển, quản
lý đoàn viên; xây dựng tổ chức công đoàn cơ sở vững mạnh và tham gia xây
dựng Đảng.

17


×