Tải bản đầy đủ (.doc) (136 trang)

Pháp luật việt nam về hợp đồng mua bán doanh nghiệp tư nhân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.11 MB, 136 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

NGÔ THỊ HƯỜNG

PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN
DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Hà Nội – 2011


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

NGÔ THỊ HƯỜNG

PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN
DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN

Chuyên ngành

: Luật Kinh tế

Mã số

: 60 38 50

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC


Người hướng dẫn khoa học: TS. NGÔ HUY CƯƠNG

Hà nội – 2011


LỜI CẢM ƠN
Để có thể hoàn thành đề tài Luận văn Thạc sĩ, bên cạnh sự nỗ lực của bản
thân, tôi đa nhân đươc sư hương dân , giúp đơ quy báu của các thầy cô , gia đình,
đồng nghiệp và bạn bè trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và thực hiện Luận
văn Thạc sĩ.
Xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn tơi Ban ch ủ nhiệm, Phòng đào tạo sau
đại học, Bô môn Luật Kinh doanh Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội đa tao
moi điêu kiên thuân lơi giup đơ tôi trong qua trinh hoc tâp va hoan thanh luân văn .
Đặc biệt, vơi long kinh trong va biêt ơn sâu săc tôi xin gửi lời cam ơn chân
thành đến TS. Ngô Huy Cương, ngươi thây kinh mên đa hêt long giup đơ , đông
viên va tao moi điêu kiên thuân lơi cho tôi trong suôt qua trinh nghiên cứu và thực
hiện luân văn . Xin gửi lời tri ân nhất của tôi đối với những điều mà thầy đã dành
cho tôi.
Xin chân thanh bày tỏ lòng biết ơn đến toàn thể cac thây cô trong Khoa luật
– Đại học Quốc Gia Hà Nội đã tận tình truyền đạt những kiến thức quy báu cũng
như tạo điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong suốt quá trình học tập nghiên cứu và
quá trình thực hiện đề tài luận văn này.
Xin gưi lời cam ơn tơi gia đình , đồng nghiệp và ban be đã luôn ơ bên canh
đông viên va giup đơ tôi trong suốt quá trình hoc tâp , làm việc và hoàn thành
luận
văn.
Tác giả Luận văn

Ngô Thị Hường



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết
quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các
số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung
thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài
chính theo quy định của Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo
vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Tác giả Luận văn

Ngô Thị Hường


MỤC LỤC
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. KHÁI LUẬN VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN DOANH NGHIỆP TƯ
NHÂN .......................................................................................................................7
1.1

Tổng quan về Doanh nghiệp tư nhân ................................................................... 7

1.1.1 Lịch sử phát triển của Doanh nghiệp tư nhân ..................................................... 7
1.1.2 Vai trò và y nghĩa của Doanh nghiệp tư nhân ................................................... 10

1.1.3 Khái niệm Doanh nghiệp tư nhân ...................................................................... 15
1.1.4 Đặc trưng pháp ly của Doanh nghiệp tư nhân .................................................. 21
1.2

Hợp đồng mua bán Doanh nghiệp tư nhân ........................................................ 26

1.2.1 Khái niệm và bản chất pháp ly của Hợp đồng mua bán Doanh nghiệp tư
nhân .................................................................................................................... 26
1.2.2 Pháp luật điều chỉnh Hợp đồng mua bán Doanh nghiệp tư nhân ..................... 32
1.2.3 Hình thức của Hợp đồng mua bán Doanh nghiệp tư nhân ................................ 34
1.2.4 Đối tượng của Hợp đồng mua bán Doanh nghiệp tư nhân ............................... 36
1.2.5 Chủ thể trong Hợp đồng mua bán Doanh nghiệp tư nhân ................................ 41
1.2.6 Nội dung cơ bản của Hợp đồng mua bán Doanh nghiệp tư nhân ..................... 46
1.2.7 Vi phạm Hợp đồng mua bán Doanh nghiệp tư nhân và các chế tài .................. 49
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ HỢP ĐỒNG MUA
BÁN DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN ................................................................. 56
2.1

Cấu trúc và nguồn pháp luật Việt Nam về Doanh nghiệp tư nhân và Hợp
đồng mua bán Doanh nghiệp tư nhân ................................................................ 56

2.2

Thực trạng pháp luật Việt Nam về hình thức của Hợp đồng mua bán Doanh
nghiệp tư nhân .................................................................................................... 62


2.3

Thực trạng pháp luật Việt Nam về đối tượng của Hợp đồng mua bán Doanh

nghiệp tư nhân .................................................................................................... 71

2.4

Thực trạng pháp luật Việt Nam về chủ thể của Hợp đồng mua bán Doanh
nghiệp tư nhân .................................................................................................... 80

2.5

Thực trạng pháp luật Việt Nam về nội dung cơ bản của Hợp đồng mua bán
Doanh nghiệp tư nhân ........................................................................................ 84

2.6

Thực trạng pháp luật Việt Nam về vi phạm nghĩa vụ Hợp đồng mua bán
Doanh nghiệp tư nhân và các chế tài ................................................................. 86

CHƯƠNG 3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ CÁC KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT
VIỆT NAM VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN .... 105
3.1

Những định hướng cơ bản................................................................................ 105

3.1.1 Chỉnh sửa và xây dựng những quy phạm pháp luật có tính chặt chẽ và phù
hợp trên cơ sở rà soát và nghiên cứu thực trạng mua bán Doanh nghiệp tư
nhân tại Việt Nam ............................................................................................ 105
3.1.2 Đảm bảo tính đồng bộ trong hệ thống các văn bản pháp luật ........................ 106
3.1.3 Đảm bảo sự quản ly, điều phối của cơ quan quản ly nhà nước ...................... 107
3.2


Một số kiến nghị cụ thể nhằm hoàn thiện pháp luật về Hợp đồng mua bán
Doanh nghiệp tư nhân ...................................................................................... 108

3.2.1 Về cách tiếp cận doanh nghiệp tư nhân ........................................................... 108
3.2.2 Về hình thức của Hợp đồng mua bán Doanh nghiệp tư nhân ......................... 108
3.2.3 Về đối tượng của Hợp đồng mua bán Doanh nghiệp tư nhân ......................... 109
3.2.4 Về chủ thể của Hợp đồng mua bán Doanh nghiệp tư nhân ............................. 109
3.2.5 Về nội dung cơ bản của Hợp đồng mua bán Doanh nghiệp tư nhân .............. 111
3.2.6 Về vấn đề lao động trong Hợp đồng mua bán Doanh nghiệp tư nhân ............ 112
3.2.7 Về vi phạm nghĩa vụ hợp đồng mua bán Doanh nghiệp tư nhân và các chế tài ....
113
3.2.8 Về lựa chọn luật áp dụng ................................................................................. 114
KẾT LUẬN ................................................................................................................. 116
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................... 118
PHỤ LỤC 01 - CÁC BẢNG SỐ LIỆU......................... Error! Bookmark not defined.



DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CT TNHH : Công ty Trách nhiệm Hữu hạn
CTCP

: Công ty Cổ phần

DNTN

: Doanh nghiệp tư nhân


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 01: Số lượng doanh nghiệp đang hoạt động phân theo loại hình
Bảng 02: Vốn sản xuất kinh doanh bình quân hàng năm của doanh nghiệp phân theo
loại hình doanh nghiệp (Tỷ đồng)
Bảng 03: Tổng số lao động trong các doanh nghiệp phân theo loại hình (người)


MỞ ĐẦU
1

Tính cấp thiết của đề tài

Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã mở ra cho các
Doanh nghiệp trong nước nhiều cơ hội đầu tư, kinh doanh nhưng cũng đem lại
không ít những khó khăn, thách thức trong việc cạnh tranh với các doanh nghiệp
nước ngoài có quy mô và tiềm năng về vốn, về kỹ thuật, về năng lực quản lý...Trên
thực tế, nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ, hoặc những doanh nghiệp quản trị kém
không thể tiếp tục “chèo lái” con thuyền của mình đã phải bán doanh nghiệp hoặc
bán phần vốn góp của mình trong công ty hay sáp nhập vào công ty khác. Điều đó
đồng nghĩa với việc, có những doanh nghiệp sẽ ngày một mạnh lên nhờ công nghệ,
nhờ quản trị, nhờ sản phẩm chiến lược…và sẽ luôn tìm kiếm cơ hội mở rộng hoạt
động kinh doanh của mình. Ngược lại, có những doanh nghiệp ngày một suy kém
và buộc phải rút lui khỏi thị trường. Một trong những hình thức tương đối hữu hiệu
mà các doanh nghiệp mạnh thường nghĩ đến là mua lại các công ty khác đang “hấp
hối” để tranh thủ những nguồn lực sẵn có của công ty này (như nguồn nhân công rẻ,
tay nghề tốt hay mạng lưới cung cấp khách hàng tiềm năng hay thương hiệu hàng
hóa sẵn có…). Tương lai gần, việc mua bán doanh nghiệp hay chuyển nhượng vốn
góp sẽ ngày càng phát triển và trở thành xu hướng tất yếu của thị trường.
Trong bức tranh chung về mua bán doanh nghiệp, thì có lẽ vấn đề mua bán
doanh nghiệp tư nhân (doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và chịu trách nhiệm
bằng toàn bộ tài sản của mình) là vấn đề đầu tiên được pháp luật ghi nhận chính

thức tại Luật Doanh nghiệp Tư nhân được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam khoá VIII, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 21 tháng 12 năm 1990
(“Luật Doanh nghiệp Tư nhân 1990”). Lần đầu tiên pháp luật ghi nhận quyền bán
doanh nghiệp tư nhân của chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân. Tuy nhiên, từ đó đến
nay khung pháp lý điều chỉnh hoạt động này còn hạn chế, chưa nêu bật được bản
chất mua bán doanh nghiệp tư nhân, sự khác biệt của hoạt động mua bán doanh
nghiệp tư nhân với các hoạt động mua bán doanh nghiệp khác. Luật Doanh nghiệp
Tư nhân 1990 và Luật Doanh nghiệp số 13/1999/QH10 được Quốc hội nước Cộng

1


hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa X, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 12 tháng 6
năm 1999 (“Luật Doanh nghiệp 1999”) ra đời đã công nhận sự tồn tại và phát triển
lâu dài của kinh tế tư nhân, công nhận sự bình đẳng của DNTN với những loại hình
doanh nghiệp khác. Điều đó góp phần thúc đẩy sự tồn tại, phát triển của DNTN
cũng như góp một phần đáng kể cho nền kinh tế nước nhà trong những thập kỷ vừa
qua. Trong đó, hoạt động mua bán DNTN chiếm một vị trí không nhỏ.
Như vậy, bên cạnh góc độ kinh tế, góc độ pháp lý của việc mua bán doanh
nghiệp nói chung và mua bán doanh nghiệp tư nhân nói riêng là vấn đề mà nhà
nước Việt Nam cần quan tâm, nghiên cứu sâu hơn nữa để có thể xây dựng một
khung pháp lý phù hợp, đảm bảo cho các giao dịch mua bán doanh nghiệp diễn ra
đúng trình tự pháp lý, có sự quản lý của nhà nước, đảm bảo sự bình ổn trong nền
kinh tế đất nước, tránh lũng đoạn thị trường cũng như bảo vệ quyền lợi của các chủ
thể (bên mua và bên bán) trong các giao dịch.
Từ những lý luận và thực tế trên, tác giả đã quyết định lựa chọn đề tài “Pháp
luật Việt Nam về Hợp đồng mua bán Doanh nghiệp tư nhân” làm đề tài nghiên
cứu thạc sĩ của mình nhằm tiếp cận, phân tích và giải quyết những vấn đề có liên
quan trực tiếp đến hợp đồng mua bán DNTN.
2


Tình hình nghiên cứu

Trong thời gian gần đây, cùng với sự gia tăng của các giao dịch mua bán
doanh nghiệp, số lượng các bài nghiên cứu cũng tăng lên. Qua tìm hiểu có thể kể
đến một số công trình và bài viết nghiên cứu có liên quan phần nào đến DNTN, hợp
đồng mua bán doanh nghiệp sau đây:
Thứ nhất, với các công trình luận án, Luận văn, có thể kể đến một số công
trình nghiên cứu sau:
Luận án Tiến sỹ Luật Học (2000) của Phạm Quý Tỵ bàn về “Nhà nước quản
ly bằng pháp luật đối với Doanh nghiệp tư nhân và Công ty trách nhiệm hữu hạn”;
Luận án Tiến sỹ Luật học (2003) của Phạm Trí Tuệ bàn về “Địa vị pháp ly
của Doanh nghiệp tư nhân”;


Luận án Tiến sỹ - chuyên ngành Kinh tế quản lý và kế hoạch hóa kinh tế
quốc dân (2003) của Lê Anh Dũng bàn về vấn đề “Đổi mới cơ chế quản ly của nhà
nước đối với Doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Thành phố Hồ Chí Minh”;
Luận văn Thạc sĩ của Mai Vân Anh (2009) bàn về “Hợp đồng mua bán
Doanh nghiệp theo pháp luật Việt Nam”.
Thứ hai, với các sách chuyên khảo, các bài viết tạp chí (báo) Việt Nam và
Quốc tế, có thể kể đến một số tài liệu sau:
Sách của tác giả Corinne Renault – Brahinsky, người dịch Trần Đức Sơn,
Nhà pháp luật Việt Pháp, Nhà xuất bản Gualino (2002), nghiên cứu về “Đại cương
pháp luật hợp đồng”;
Sách của PGS.TS Phạm Duy Nghĩa (2004), Nhà xuất bản Đại học Quốc gia
Hà Nội với tựa đề “Chuyên khảo luật kinh tế”;
Sách của LS.TS Nguyễn Thanh Bình (chủ biên), Nhà xuất bản Thống Kê
(2008), nghiên cứu về “Nghiệp vụ của Luật sư về Tư vấn pháp luật và Tư vấn Hợp
đồng”;

Bài viết của ThS. Bùi Xuân Hải (2008), “Vài nét về các loại hình công ty
theo Luật Công ty của Úc”;
Bài viết của tác giả Trần Thị Bảo Ánh bàn về “Thực trạng pháp luật Việt
Nam về mua bán doanh nghiệp”, Tạp chí Luật học số 05/2008;
Bài viết của TS. Ngô Huy Cương (2010), "Vài bình luận về pháp luật doanh
nghiệp tư nhân", Tạp chi Khoa học ĐHQGHN - Luật học, số (26);
Bài viết của Vũ Quốc Tuấn (2010) được đăng trên Báo Doanh nhân Sài Gòn
cuối tuần bàn về vấn đề “Tại sao Doanh nghiệp tư nhân chậm phát triển”;
Bài viết của tác giả Nguyễn Thị Hoàng Oanh (2010) bàn về “Sự điều chỉnh
pháp luật về thị trường mua bán, sáp nhập doanh nghiệp: Kinh nghiệm quốc tế và
thực tiễn ở Việt Nam”;
Bài viết của ThS. Nguyễn Trí Thanh – Đại Học Hitotsubashi – Nhật bản &
ThS. Bùi Anh Tuấn – Đại học tổng hợp Columbia, Hoa Kỳ bàn về “Các bước trong


quy trình mua doanh nghiệp”, ngày đăng 16/01/2011, Trang Thông tin Pháp luật
Dân sự - cổng thông tin chuyên ngành dân sự;
Nhìn chung những công trình, bài nghiên cứu trên mới chỉ đề cập đến tổng
quan về hoạt động mua bán doanh nghiệp nói chung như lịch sử ra đời và phát triển
hoạt động mua bán doanh nghiệp trên thế giới và tại Việt Nam, khái niệm, vai trò,
ý nghĩa của hoạt động mua bán doanh nghiệp.... hoặc chỉ dừng lại ở việc nghiên
cứu những đặc trưng pháp lý của DNTN mà chưa đi vào phân tích cụ thể những
vấn đề pháp lý liên quan đến hợp đồng mua bán DNTN. Do vậy, có thể nói hiện
nay chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách sâu sắc đầy đủ chi tiết về hợp
đồng mua bán DNTN theo pháp luật Việt Nam.
3

Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của Luận văn

Mục đích nghiên cứu của Luận văn là nhằm làm sáng tỏ các vấn đề lý luận

và đặc trưng pháp lý của hợp đồng mua bán DNTN; đánh giá và phân tích thực
trạng pháp luật Việt Nam hiện hành về hợp đồng mua bán DNTN trên cơ sở đối
chiếu, so sánh với pháp luật các nước; trên cơ sở đó, đề xuất những kiến nghị, giải
pháp để góp phần xây dựng và hoàn thiện pháp luật Việt Nam về hợp đồng mua bán
DNTN.
Để đạt được những mục tiêu trên, Luận văn có những nhiệm vụ nghiên cứu
sau: (i) Thứ nhất, nghiên cứu đặc trưng pháp lý của loại hình DNTN và những vấn
đề lý luận về hợp đồng mua bán DNTN; (ii) Nghiên cứu, phân tích những quy định
pháp luật hiện hành về hợp đồng mua bán DNTN; (iii) Đánh giá, bình luận về
những ưu điểm, hạn chế của quy định pháp luật hiện hành về hợp đồng mua bán
DNTN; (iv) Đưa ra những kiến nghị cụ thể góp phần khắc phục những hạn chế,
thiếu sót và hoàn thiện hành lang pháp lý liên quan đến hợp đồng mua bán doanh
nghiệp nói chung và mua bán doanh nghiệp tư nhân nói riêng.
4

Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của Luận văn

Đối tượng nghiên cứu của Luận văn là những vấn đề lý luận về hợp đồng
mua bán DNTN và thực trạng pháp luật Việt Nam về hợp đồng mua bán DNTN.


Phạm vi nghiên cứu của Luận văn là Luận văn tiến hành nghiên cứu thực
trạng pháp luật Việt Nam hiện hành về việc mua bán DNTN (có sự đối chiếu, so
sánh với một số quy định của pháp luật Việt Nam từ năm 1990 trở lại đây). Ngoài
ra, DNTN được đề cập tại Luận văn chính là DNTN theo nghĩa hẹp, tức một loại
hình doanh nghiệp được quy định tại Luật Doanh nghiệp số 60/2005/QH11 được
Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 8 thông
qua ngày 29 tháng 11 năm 2005 (“Luật Doanh nghiệp 2005”), là DNTN do một cá
nhân làm chủ và chịu trách nhiệm vô hạn bằng toàn bộ tài sản của mình. Luận văn
không nghiên cứu DNTN theo nghĩa rộng, tức không nghiên cứu toàn bộ các loại

hình doanh nghiệp có nguồn vốn đầu tư từ tư nhân.
5

Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình hoàn thiện Luận văn, tác giả đã sử dụng các phương pháp
nghiên cứu như: (i) phương pháp duy vật biện chứng, phân tích lịch sử, phân tích,
tổng hợp, mô hình hóa, điển hình hóa... để phân tích lý giải, lập luận những vấn đề
lý luận và thực trạng pháp luật về hợp đồng mua bán DNTN; (ii) Phương pháp so
sánh để so sánh những sự khác nhau giữa hợp đồng mua bán tài sản của doanh
nghiệp và hợp đồng mua bán DNTN, sự khác biệt của hợp đồng mua bán DNTN
với hợp đồng mua bán các loại hình doanh nghiệp khác, so sánh pháp luật Việt Nam
với pháp luật một số nước trên thế giới…; và (iii) các phương pháp nghiên cứu
riêng của khoa học pháp lý như: phân tích qui phạm, phân tích hệ thống, công thức
hóa qui tắc pháp lý...
6

Đóng góp mới về mặt khoa học của Luận văn

Thứ nhất, đây là công trình nghiên cứu chuyên sâu đầu tiên nghiên cứu một
cách hệ thống những vấn đề lý luận và thực tiễn về hợp đồng mua bán DNTN trên
cơ sở nghiên cứu những đặc trưng cơ bản của DNTN và hệ thống các vấn đề pháp
lý có liên quan đến Hợp đồng mua bán DNTN.
Thứ hai, trên cơ sở khảo sát, phân tích thực trạng pháp luật Việt Nam về hợp
đồng mua bán DNTN, đã xây dựng được những định hướng và giải pháp mang tính


đặc thù để khắc phục những hạn chế, thiếu sót của pháp luật hiện thời về hợp đồng
mua bán DNTN.
7


Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của Luận văn

Thứ nhất, Luận văn là công trình đầu tiên nghiên cứu một cách bao quát, có
hệ thống lý luận pháp luật Việt Nam về hợp đồng mua bán DNTN.
Thứ hai, Luận văn góp phần làm sáng tỏ những vấn đề pháp lý cơ bản về hợp
đồng mua bán DNTN tại Việt Nam và đánh giá một cách tương đối có hệ thống
thực trạng pháp luật Việt Nam về hợp đồng mua bán DNTNi.
Thứ ba, Luận văn, trong phần kiến nghị những định hướng và giải pháp hoàn
thiện, đã đưa ra được những định hướng và giải pháp cụ thể nhằm góp phần xây
dựng và hoàn thiện pháp luật Việt Nam về hợp đồng mua bán DNTN nói riêng và
mua bán doanh nghiệp nói chung cũng như góp phần cung cấp những nền tảng pháp
lý cho các chủ thể khi tìm hiểu hay tham gia vào hoạt động mua bán DNTN tại Việt
Nam.
8

Kết cấu của Luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Phụ lục, Mục
lục, Luận văn chia ra thành 3 chương như sau:
Chương 1: Khái luận về Hợp đồng mua bán Doanh nghiệp tư nhân.
Chương 2: Thực trạng pháp luật Việt Nam về Hợp đồng mua bán Doanh
nghiệp tư nhân.
Chương 3: Định hướng và các kiến nghị hoàn thiện pháp luật Việt Nam về
Hợp đồng mua bán Doanh nghiệp tư nhân.


CHƯƠNG 1
KHÁI LUẬN VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN
1.1


Tổng quan về Doanh nghiệp tư nhân

1.1.1 Lịch sử phát triển của Doanh nghiệp tư nhân
Sự phát triển của DNTN cần được nhìn nhận, đánh giá dưới lăng kính tổng
quan của nền kinh tế tư nhân nói chung, của các doanh nghiệp thuộc khối tư nhân
nói riêng. Vì vậy, trong phạm vi phần lịch sử phát triển này, thuật ngữ DNTN được
dùng để chỉ DNTN nói riêng và chỉ các loại hình doanh nghiệp thuộc khối tư nhân
nói chung.
DNTN ở Việt Nam trước thời kỳ Đổi mới
Trong bản Tuyên ngôn độc lập (1945), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lên án một
trong những tội ác của thực dân khi chúng cai trị nước ta là: “chúng không cho các
nhà tư sản của nước ta ngóc đầu lên”. Do đó, khi Việt Nam bước vào thời kỳ chống
thực dân Pháp với khẩu hiệu “Toàn dân kháng chiến”, Người đã kêu gọi những
người giàu góp vốn để mở công ty kinh doanh công nghiệp, nông nghiệp, thương
nghiệp, tài chính, giao thông để tịch thu một cách vô điều kiện các cơ sở sản xuất tư
nhân. Hưởng ứng lời kêu gọi đó, nhiều thương nhân Việt Nam giàu lòng yêu nước
đã đóng góp xứng đáng vào cuộc kháng chiến trường kỳ 1945-1954.
Đến năm 1954, hòa bình lập lại ở Miền Bắc Việt Nam và bước vào công
cuộc xây dựng lại đất nước, trong khi Miền Nam Việt Nam vẫn còn dưới chế độ Mỹ
- Diệm. Với khẩu hiệu “xây dựng chủ nghĩa xã hội”, tất cả tài sản của các thành
phần kinh tế như: kinh tế cá thể người lao động ở nông thôn, các DNTN, hộ sản
xuất thủ công, hay của các DNTN nhỏ đều bị chuyển đổi thành tài sản của nhà
nước. Cải cách ruộng đất ở nông thôn được nhìn nhận như một sai lầm trong phát
triển kinh tế của Việt Nam.
Vào thời kỳ đó, ở Miền Bắc có 3.065 DNTN với tổng số vốn gần 22 triệu
USD. Hình thức chủ yếu của các DNTN là DNTN một chủ hoặc một số ít là DNTN
hợp danh, các hình thức doanh nghiệp khác như: Công ty TNHH, CTCP chưa xuất
hiện.



Trong vòng 6 năm, toàn bộ sở hữu tư nhân trong các doanh nghiệp bị quy
thành sở hữu nhà nước. khu vực kinh tế tư nhân gần như bị tiêu diệt hoàn toàn. Nền
kinh tế Việt Nam (Miền Bắc) chỉ còn hai thành phần chủ yếu là Kinh tế nhà nước và
kinh tế tập thể, một phần nhỏ là kinh tế cá thể. Hiện trạng này giống như Trung
Quốc trước Cải cách mở cửa.
Sau 1975, đất nước thống nhất, chính sách quốc hữu hóa tài sản của khu vực
kinh tế tư nhân lại được áp dụng ở Miền Nam. Gần như toàn bộ tài sản của 22.456
DNTN với giá trị khoảng 800 triệu USD đã trở thành sở hữu nhà nước. Các DNTN
bị liệt vào thành phần phi xã hội chủ nghĩa và không được phép tồn tại. Cũng như ở
Trung Quốc, Doanh nghiệp ở Miền Bắc Việt Nam bị phân biệt đối xử, thậm chí còn
bị coi là thành phần phản cách mạng. Nền kinh tế Việt Nam đến giữa những năm
1980 ngày càng trì trệ, lạc hậu. Một đất nước nông nghiệp với điều kiện tự nhiên
tương đối thuận lợi và người dân cần cù, sáng tạo nhưng liên tục thiếu đói, phải
trông chờ viện trợ lương thực từ các nước xã hội chủ nghĩa ở Châu Âu.
Năm 1986 là năm đánh dấu một thời kỳ mới – thời kỳ Đổi mới – bằng việc
Đại hội Đảng Cộng Sản Việt Nam lần thứ VI lần đầu tiên khẳng định cần xây dựng
một nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần cho dù nền kinh tế hàng hóa đó vẫn phải
theo chế độ sở hữu chung về tư liệu sản xuất. Thời kỳ này đánh dấu bước ngoặt cho
các DNTN có cơ hội phát triển trở lại.
Sự phát triển của DNTN ở Việt Nam từ 1986 đến 1990
Bước đầu nền kinh tế Việt Nam nổi lên với nền kinh tế hộ cá thể (năm 1990
số hộ kinh doanh cá thể lên đến khoảng 840 hộ) [2], những điều kiện phát triển kinh
tế tư nhân thoát khỏi phạm vi kinh tế hộ cá thể gần như chưa có. Các hộ sản xuất
kinh doanh phi nông nghiệp này vẫn phải hoạt động “ngầm” và chủ hộ vẫn bị kỳ
thị, vẫn bị coi là “con buôn”. Đây thực sự mới chỉ là giai đoạn chuẩn bị cho sự ra
đời của DNTN.
Sự phát triển của DNTN ở Việt Nam từ 1991 đến 1999
Kinh tế hộ đứng trước đòi hỏi bức thiết về mở rộng quy mô, ngành nghề sản
xuất kinh doanh, muốn thoát khỏi cảnh hoạt động ngầm cũng như được pháp luật và



xã hội chính thức thừa nhận. Điều này phù hợp với đòi hỏi khách quan. Do đó, Đại
hội Đảng cộng sản Việt Nam toàn quốc lần VII (1991) đã chính thức thừa nhận nền
kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường nhưng có định
hướng xã hội chủ nghĩa.
Tiếp theo đó, tháng 12/1990, Luật Doanh nghiệp Tư nhân được Đảng và nhà
nước chính thức thông qua và có hiệu lực thi hành từ ngày 15/4/1991. Đây là bước
ngoặt hết sức quan trọng cho DNTN bởi Luật Doanh nghiệp Tư nhân 1990 chính
thức đặt nền tảng pháp lý cho DNTN Việt Nam. DNTN và sở hữu tư nhân được
chính thức được pháp luật thừa nhận và bảo hộ. Luật Doanh nghiệp Tư nhân 1990
có tác dụng như một luồng gió mới, phá vỡ những rào cản vô hình (từ trong nhận
thức) và hữu hình (qua những quy định, quy phạm) trước đây đã từng trói buộc kinh
tế tư nhân. Giai đoạn 10 năm 1990-1999 có thể coi là giai đoạn khai sinh ra DNTN.
Sự phát triển của DNTN ở Việt Nam từ 2000 đến nay
Sau nhiều lần soạn thảo, tháng 5/1999, Luật Doanh nghiệp ra đời và có hiệu
lực thi hành từ ngày 01/01/2000. Sự ra đời của Luật Doanh nghiệp 1999 là bước đợt
phá cả về tư duy lẫn kỹ năng quản lý đối với khối kinh tế tư nhân. Do yêu cầu của
kinh tế thị trường, hội nhập kinh tế quốc tế nên các doanh nghiệp tư nhân của nước
ta đã gia tăng nhanh chóng. Có thể tham khảo con số thống kê do Tổng cục thống
kê Việt Nam tổng hợp tại ấn phẩm “Doanh nghiệp Việt Nam 9 năm đầu thế kỷ 21”,
NXB Thống kê, 2010 như sau: trong năm 2000 có 20.548 DNTN được thành lập;
năm 2001 có 22.777 DNTN; năm 2002 có 24.794 DNTN; năm 2003 có 25.653
DNTN; năm 2004 có 29.980 DNTN; năm 2008 đã tăng lên 46.530 DNTN. Cho đến
nay, với cơ chế mở cửa, chính sách hội nhập quốc tế và sự phát triển đa dạng các
loại hình doanh nghiệp cho thương nhân lựa chọn, loại hình DNTN dù không tiếp
tục phát triển rầm rộ như những năm trước, nhưng xu hướng mua bán DNTN vẫn
tồn tại phát triển. Do đó, cùng với quá trình này, việc bổ sung, sửa đổi và ban hành
các quy định mới về doanh nghiệp tư nhân cũng được dần hoàn chỉnh.



1.1.2 Vai trò và ý nghĩa của Doanh nghiệp tư nhân
1.1.2.1. Doanh nghiệp tư nhân - quy luật phát triển tất yếu của kinh tế hộ gia
đình ở Việt Nam
Giai đoạn 1986-1990 khu vực kinh tế tư nhân ở Việt Nam chủ yếu mới xuất
hiện dưới hình thức kinh tế hộ gia đình và còn chịu nhiều ràng buộc. Các hộ sản
xuất kinh doanh phi nông nghiệp vẫn chưa được xã hội chấp nhận, vẫn hoạt động
“ngầm” là chủ yếu và chủ hộ vẫn còn bị kỳ thị, coi là “con buôn”.
Sang đến giai đoạn 1991-1999, kinh tế hộ gia đình nhất là hộ công thương
nghiệp kinh doanh cá thể đứng trước đòi hỏi bức thiết về mở rộng quy mô, ngành
nghề sản xuất kinh doanh đồng thời thoát khỏi cảnh hoạt động “ngầm”, muốn được
luật pháp chính thức thừa nhận. Điều này phù hợp với xu thế tất yếu khách quan là
phải giải phóng sức sản xuất.
Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần VII (1991) đã chính thức coi phát triển
nền kinh tế hàng hóa đa thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường định hướng Xã
hội chủ nghĩa là chủ trương trong cả thời kì quá độ lên Xã hội chủ nghĩa ở Việt
Nam.
Chủ trương của Đảng được thể chế hóa thông qua việc ban hành Luật Doanh
nghiệp Tư nhân 1990 và được sửa đổi bổ sung vào năm 1994. Đây là bước ngoặt
quan trọng mở ra một thời kỳ mới cho DNTN. DNTN và sở hữu tư nhân chính thức
được pháp luật công nhận và bảo hộ.
Tuy nhiên, việc phát triển nhanh chóng của kinh tế hộ và đặc biệt của các
DNTN về quy mô và số lượng đã làm bộc lộ nhiều hạn chế của Luật Doanh nghiệp
Tư nhân 1990. Vì vậy, sau nhiều lần soạn thảo, Quốc Hội đã thông qua Luật Doanh
nghiệp mới vào tháng 6/1999.
Từ năm 2000 – 2005: từ sau khi Luật Doanh nghiệp 1999 ra đời, kinh tế tư
nhân nói chung và DNTN nói riêng, một lần nữa, tiếp tục khẳng định những đóng
góp và vai trò to lớn của mình đối với sự phát triển của kinh tế đất nước, cùng với
sự kiện Việt Nam chuẩn bị gia nhập Tổ chức Thương Mại Thế Giới (WTO), Đảng
và Nhà nước nhận thấy cần có sự bình đẳng hơn đối với tất cả các thành phần kinh



tế. Do đó, năm 2005, sự kiện Luật Doanh nghiệp thống nhất (sự thống nhất tất cả
các loại hình doanh nghiệp vào chung một luật: Doanh nghiệp nhà nước – trước
chịu sự điều chỉnh của Luật Doanh nghiệp Nhà nước được Quốc hội nước Cộng hoà
xã hội chủ nghĩa Việt Nam Khoá IX, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 20 tháng 04 năm
1995 (“Luật Doanh nghiệp Nhà nước 2003"), DNTN – trước chịu sự điều chỉnh
của Luật Doanh nghiệp Tư nhân 1990, Doanh nghiệp ngoài quốc doanh – trước chịu
sự điều chỉnh của Luật Doanh nghiệp 1999, Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài (doanh nghiệp FDI) – trước chịu sự điều chỉnh của Luật Đầu tư Nước ngoài
tại Việt Nam được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá IX,
kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 12 tháng 11 năm 1996 ("Luật Đầu tư Nước ngoài
1996"). Theo đó, “DNTN là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ, tự chịu trách
nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp” (Điều
141, Khoản 1, Luật Doanh nghiệp 2005). Loại hình doanh nghiệp này ngay từ khi
hình thành đã dần phát triển và đóng góp một phần đáng kể cho sự tăng trưởng của
nền kinh tế Việt Nam trong suốt hơn một thập kỷ qua. Việc ghi nhận về mặt pháp lý
một loại hình doanh nghiệp mới – DNTN – chính là một trong những giải pháp
nhằm giải phóng sức sản xuất, phát huy mọi nguồn lực để xây dựng và phát triển
đất nước.
Đánh giá về sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân, Hội nghị lần thứ 5
Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX (2002) đã chỉ rõ: “Hơn 10 năm qua, thực
hiện đường lối, chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước, được sự đồng tình và
hưởng ứng tích cực của nhân dân, kinh tế tư nhân gồm kinh tế cá thể, tiểu chủ và
kinh tế tư bản tư nhân, hoạt động dưới hình thức hộ kinh doanh cá thể và loại hình
DNTN đã phát triển rộng khắp trong cả nước; đóng góp quan trọng vào phát triển
kinh tế, huy động các nguồn lực xã hội vào sản xuất, kinh doanh, tạo thêm việc làm,
cải thiện đời sống nhân dân, tăng ngân sách nhà nước, góp phần giữ vững ổn định
chính trị – xã hội của đất nước. Cùng với các thành phần kinh tế khác, sự phát triển
của kinh tế tư nhân đã góp phần giải phóng lực lượng sản xuất, thúc đẩy phân công

lao động xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại


hóa, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tăng thêm số lượng
công nhân, lao động và doanh nhân Việt Nam, thực hiện các chủ trương xã hội hóa
y tế, văn hóa, giáo dục…”. Và tại Hội nghị gần đây nhất của Ban Chấp hành Trung
ương Đảng khóa X đã thông qua Báo cáo về phương hướng, nhiệm vụ phát triển
kinh tế-xã hội 5 năm giai đoạn 2006-2010, Đảng và Nhà nước ta đã tiếp tục khẳng
định dứt khoát: "Điều có ý nghĩa quyết định là phải có chính sách phù hợp để phát
huy tối đa khả năng về vật chất, trí tuệ và tinh thần của mọi người dân, của các
thành phần kinh tế, đặc biệt là kinh tế tư nhân - một nguồn lực giàu tiềm năng của
dân tộc ta - để góp phần quan trọng giải quyết việc làm, đẩy nhanh và nâng cao hiệu
quả phát triển kinh tế - xã hội” và “Tiếp tục phát triển mạnh các hộ kinh doanh cá
thể và các loại hình doanh nghiệp của tư nhân”.
Mang trong mình nhiều nét tương đồng về văn hóa, kinh tế, chính trị xã hội
với Việt Nam, thực tế phát triển kinh tế của Trung Quốc cũng cho thấy vai trò to lớn
của khu vực kinh tế tư nhân: “Khu vực kinh tế tư nhân trở thành nguồn lực chủ đạo
của nền kinh tế Trung Quốc. Tính đến cuối năm 2006, kinh tế tư nhân đóng góp hai
phần ba tổng sản phẩm quốc nội (GDP) cho quốc gia và một phần hai tổng thuế thu
nhập doanh nghiệp và cung cấp gần 75% việc làm cho khu vực thành thị” [49, 1].
Cũng theo kinh nghiệm của nhiều nước trên thế giới, một nền kinh tế có chất
lượng bền vững luôn luôn có sự phát triển hài hòa giữa các doanh nghiệp thuộc loại
hình lớn, nhỏ và vừa; nhất là có sự phân công, hợp tác, liên kết chặt chẽ giữa các
loại hình doanh nghiệp nói trên.
Điều đó chứng tỏ chủ trương phát triển bình đẳng mọi thành phần kinh tế
trong xã hội của Đảng và Nhà nước ta là đúng đắn. Việc phát triển kinh tế hộ gia
đình và các loại hình doanh nghiệp của tư nhân trong đó có loại hình DNTN là cần
thiết và có ý nghĩa to lớn cho nền kinh tế đất nước.
1.1.2.2. Ý nghĩa của doanh nghiệp tư nhân trong việc phát triển kinh tế đất
nước

Thứ nhất, loại hình DNTN ra đời mang theo những ưu thế nhất định và vì
vậy DNTN là sự lựa chọn phù hợp đối với những kế hoạch kinh doanh có quy mô


nhỏ và vừa. Không chỉ tại Việt Nam mà tại hầu hết các quốc gia theo Hệ thống Dân
luật (Civil Law) cũng như Hệ thống Thông luật (Common Law), loại hình DNTN
hoặc loại hình mang những đặc trưng của DNTN vẫn luôn được ghi nhận, tồn tại và
phát triển. Khác với các loại hình doanh nghiệp khác, DNTN thực chất là thương
nhân đơn lẻ (sole trader) hay doanh nghiệp cá thể (sole proprietorship). Do đó, chủ
DNTN được hưởng toàn bộ lợi nhuận; tự định hướng và mục tiêu kinh doanh;
không chậm trễ trong việc ra quyết định; đáp ứng khách hàng nhanh chóng; quan hệ
gần gũi với khách hàng; bảo đảm bí mật kinh doanh; có động cơ thúc đẩy làm việc
chăm chỉ; giám sát chặt chẽ hoạt động sản xuất, kinh doanh; chỉ phải chịu cơ chế
đơn thuế, tức là đối tượng của một loại thuế. Ví dụ: chỉ phải đóng thuế thu nhập cá
nhân (personal income tax) – như hầu hết các quốc gia trên thế giới ghi nhận: Pháp,
Singapore, Anh, Mỹ … hoặc chỉ phải đóng thuế thu nhập doanh nghiệp (corporation
income tax) mà không phải chịu thuế thu nhập cá nhân. Tuy nhiên, bên cạnh đó, chủ
DNTN vẫn phải gánh chịu những bất lợi nhất định, đó là phải làm việc vất vả; chịu
trách nhiệm cá nhân và vô hạn đối với các khoản nợ; bị hạn chế về vốn; khó mở
rộng hoạt động sản xuất, kinh doanh, và đổi mới công nghệ; giá thành sản phẩm
cao, khó khăn trong việc cạnh tranh; khi chết, không có gì bảo đảm người thừa kế
của họ thích duy trì hoặc có khả năng duy trì doanh nghiệp. Vì thế, sau bước tiếp
cận ban đầu với thị trường, chủ DNTN có xu hướng tìm kiếm đối tác (partners) để
cùng nhau tiến hành các hoạt động kinh doanh dưới dạng công ty có trách nhiệm
hữu hạn (như công ty cổ phần, công ty TNHH một thành viên hoặc có từ hai thành
viên trở lên).
Trên thực tế, DNTN vẫn là loại hình được lựa chọn nhiều tại Việt Nam bởi
nền kinh tế Việt Nam vẫn là nền kinh tế nông nghiệp, thủ công chiếm đa số. Do đó,
số lượng cá thể và hộ gia đình chỉ có ít vốn liếng hoặc vốn liếng chính là những bí
quyết thủ công truyền thống … chiếm một số lượng không nhỏ. Và với ưu điểm bảo

mật tối đa và những ưu điểm như phân tích ở trên, loại hình DNTN vẫn là loại hình
được ưa chuộng. Từ khi loại hình Công ty TNHH một thành viên được ghi nhận,
dường như phần nào ảnh hưởng đến tốc độ phát triển của các DNTN. Tuy nhiên,


điều đó cũng không thể làm phủ nhận được vị trí và vai trò to lớn của DNTN trong
nền kinh tế Việt Nam hiện nay.
Ta có thể thấy được điều này qua số liệu thống kê của Tổng cục thống kê
như nêu tại Bảng 01 – Số lượng doanh nghiệp đang hoạt động phân theo loại hình
(được đính kèm tại Phụ lục của Luận văn) [58]. Nhìn vào Bảng 01 ta thấy số lượng
DNTN được thành lập hàng năm vẫn tăng đều và trong cơ cấu các loại hình doanh
nghiệp được thành lập thì tỷ trọng DNTN lại giảm dần. Có hiện tượng này là do sự
ra đời của Luật Doanh nghiệp 1999, tiếp theo là Luật Doanh nghiệp 2005 và Luật
Đầu tư năm 2005 đã mở ra cho các nhà đầu tư một khung pháp lý thống nhất, thông
thoáng và cởi mở hơn cho kế hoạch kinh doanh của các nhà đầu tư trong và ngoài
nước. Điều này cũng là nguyên nhân khiến số lượng các doanh nghiệp ở hầu hết các
loại hình doanh nghiệp tăng lên nhanh chóng.
Thứ hai, loại hình DNTN là phương thức huy động vốn tối đa trong nhân
dân, huy động vốn từ những cá thể đơn lẻ có số lượng vốn nhỏ và vừa vào trong
hoạt động sản xuất kinh doanh. Vì thế, “góp gió thành bão”, với số lượng DNTN
đông đảo và với một số lượng vốn tương đối lớn, các DNTN đã đóng một vai trò
quan trọng trong sự tăng trưởng của nền kinh tế nước ta.
Ta có thể thấy được điều này qua số liệu thống kê của Tổng cục thống kê
như nêu tại Bảng 02 – Vốn sản xuất kinh doanh bình quân hàng năm của doanh
nghiệp phân theo loại hình doanh nghiệp (được đính kèm tại Phụ lục của Luận văn)
[58].
Thứ ba, các DNTN đã góp phần giải quyết một số lượng lớn việc làm cho
dân cư, làm tăng thu nhập cho người lao động, góp phần xóa đói giảm nghèo. Ta có
thể thấy được điều này qua số liệu thống kê của Tổng cục thống kê như nêu tại
Bảng 03 – Tổng số lao động trong các doanh nghiệp phân theo loại hình (được đính

kèm tại Phụ lục của Luận văn) [58].
Thứ tư, các DNTN góp phần làm năng động nền kinh tế bởi những lợi thế mà
loại hình DNTN mang lại như quy mô sản xuất, kinh doanh nhỏ gọn, tính năng
động, linh hoạt trong sáng tạo kinh doanh, cùng với hình thức tổ chức kinh doanh


có sự kết hợp chuyên môn hóa và đa dạng hóa mềm dẻo, hòa nhịp với đòi hỏi uyển
chuyển của nền kinh tế thị trường.
Thứ năm, các DNTN có vai trò to lớn trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế,
đặc biệt là khu vực nông thôn. Sự phát triển nhanh các DNTN ở nông thôn đã đẩy
nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, làm cho công nghiệp và thủ công
nghiệp ngày càng phát triển mạnh, đồng thời thúc đẩy các ngành thương mại, dịch
vụ phát triển. sự phát triển DNTN ở thành thị cũng góp phần làm tăng tỷ trọng khu
vực công nghiệp, thương nghiệp, dịch vụ. Các DNTN còn góp phần làm thay đổi và
đa dạng cơ cấu công nghiệp.
Thứ sáu, các DNTN góp phần thực hiện đô thị hóa phi tập trung và thực hiện
các phương châm “ly nông bất ly hương”.
Thứ bảy, các DNTN là nơi đào tạo tài năng kinh doanh, là loại hình doanh
nghiệp có quy mô nhỏ giúp các nhà doanh nghiệp làm quen với môi trường kinh
doanh. Với DNTN, các nhà kinh doanh có toàn quyền quyết định hoạt động kinh
doanh của Công ty, thỏa sức sáng tạo trong kinh doanh, thỏa sức trải nghiệm và từ
đó, xét trên góc độ tích cực, các chủ DNTN sẽ trưởng thành lên cũng như DNTN sẽ
lớn mạnh lên. Khi đó, các chủ DNTN hoặc là tiếp tục phát huy và duy trì sự tồn tại
và phát triển của DNTN của mình hoặc là tìm kiếm đối tác để mở rộng phạm vi
kinh doanh, từ quy mô kinh doanh nhỏ đến quy mô lớn hơn.
Nhìn chung, DNTN là một trong những loại hình doanh nghiệp ra đời sớm nhất và
phát triển song song với tiến trình lịch sử phát triển của nước ta. Từ lúc ra đời cho
đến nay, DNTN đã và đang giữ một vị trí tương đối quan trọng trong nền kinh tế
của đất nước.
1.1.3 Khái niệm Doanh nghiệp tư nhân

Để có một cái nhìn tổng quan về DNTN, tác giả Luận văn nghiên cứu sơ
lược các cách phân loại doanh nghiệp khác nhau và các đặc trưng pháp lý đi kèm
với từng cách phân loại. Trên cơ sở đó, tác giả nghiên cứu các cách tiếp cận và nhìn
nhận loại hình DNTN của các quốc gia khác trong sự đối chiếu so sánh với pháp
luật Việt Nam.


Doanh nghiệp và các tiêu chí phân loại doanh nghiệp
Các nước phương Đông có xu hướng du nhập mô hình doanh nghiệp phương
Tây, cho nên cách phân loại doanh nghiệp hiện nay về cơ bản đều anh hưởng bởi
các tiêu chí phân loại của phương Tây [41, 90]. Có rất nhiều tiêu chí và theo đó
cũng có nhiều cách phân loại khác nhau: (i) theo tiêu chí sở hữu và mục đích hoạt
động, doanh nghiệp được chia thành doanh nghiệp tư và doanh nghiệp công, trong
đó doanh nghiệp công thường có một phần sở hữu nhà nước hoặc do Nhà nước
đóng vai trò chi phối trong chiến lược kinh doanh; (ii) theo tiêu chí quy mô, doanh
nghiệp được chia thành doanh nghiệp vừa và nhỏ và doanh nghiệp lớn; (iii) căn cứ
vào sự liên kết, doanh nghiệp được chia thành doanh nghiệp độc lập và các tập
đoàn, các nhóm công ty, các tổ hợp, các công ty đa quốc gia; (iv) căn cứ vào đặc
trưng pháp lý, doanh nghiệp được chia thành công ty, hợp danh và cá nhân kinh
doanh, trong đó công ty được chia thành nhiều loại hình doanh nghiệp (công ty cổ
phần, công ty TNHH), hợp danh cũng được chia thành hợp danh hữu hạn, hợp danh
vô hạn, hợp danh hữu hạn theo cổ phần. Thương nhân phương Tây thậm chí còn có
khả năng biến tấu mô hình doanh nghiệp thành nhiều loại hình doanh nghiệp khác
bằng các điều lệ thành lập công ty.
Khác với các nước phương Đông, các nước theo hệ thống luật Châu Âu - Lục
Địa thường phân loại công ty thành công ty đối vốn và công ty đối nhân. Công ty
đối nhân bao gồm các công ty dân luật, hợp danh, hợp danh hữu hạn, hợp danh cổ
phần theo thương luật. Công ty đối vốn bao gồm công ty trách nhiệm hữu hạn và
công ty cổ phần [44, 1].
Truyền thống này của họ pháp luật Châu Âu - Lục Địa đã được du nhập vào

nước ta từ hơn một thế kỉ trước. Song tới nay, pháp luật về công ty ở Việt Nam đã
xa rời đáng kể luật truyền thống. Bộ luật Dân sự số 33/2005/QH11 ngày 14/6/2005
được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 7
thông qua ngày 14 tháng 6 năm 2005 (“Bộ luật Dân sự 2005”) của nước ta không
quy định về công ty dân luật, không xem công ty dân luật là nền tảng cho công ty


×