Tải bản đầy đủ (.doc) (150 trang)

Pháp luật về hợp đồng điện tử ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.2 MB, 150 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
Đỗ Thị Thu Hằng

PH¸p luËt vÒ hîp ®ång ®iÖn tö ë viÖt nam

Chuyên ngành: Luật Kinh tế
Mã số: 60 38 50
LUẬN VĂN THẠC SĨ

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Như Phát.

Hà Nội - 2009


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 4
Chương 1 - LÝ LUẬN CHUNG VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ ............. 11
1.1. Khái niệm thương mại điện tử ........................................................... 11
1.2. Đặc điểm của thương mại điện tử ......................................................
16
1.3. Lợi ích của thương mại điện tử: .........................................................
19 a) Lợi ích đối với nền kinh tế ................................................................
19 b) Lợi ích đối với doanh nghiệp ............................................................
20 c) Lợi ích đối với người tiêu dùng.........................................................
21
1.4. Nhận thức và sự chuẩn bị của doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia vào
Thương mại điện tử .................................................................................. 21
1.5. Những khó khăn và thách thức về phương diện pháp lý đặt ra cho
Thương mại điện tử ở Việt Nam ...............................................................
23 a) Khung pháp luật thương mại thống nhất cho Thương mại điện tử


....

23

b)

Bảo

vệ

sở

hữu

trí

tuệ

........................................................................ 24 c) Bảo vệ bí mật cá
nhân: ..................................................................... 24 d) An ninh:
........................................................................................... 25 đ) Bảo vệ
người tiêu dùng: ................................................................... 25 e) Tội
phạm trong lĩnh vực thương mại điện tử..................................... 26
Chương 2 - THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM
................................................................................................. 27
2.1. Hợp đồng điện tử ............................................................................... 27
2.2. Giao kết hợp đồng điện tử ................................................................. 40
1



2.2.1. Đề nghị và chấp nhận giao kết hợp đồng điện tử ........................ 41

2


2.2.2. Xác định thời điểm giao kết hợp đồng: ....................................... 43
2.2.3. Địa điểm giao kết hợp đồng điện tử. ........................................... 47
2.2.4. Năng lực pháp lý của chủ thể tham gia giao kết hợp đồng điện tử
...... 48
2.2.5. Giá trị pháp lý của chữ ký điện tử............................................... 52
2.3. Các vấn đề pháp lý trong quá trình thực hiện hợp đồng điện tử .........
58
2.3.1. Thanh toán điện tử...................................................................... 58
2.3.2. Vấn đề thuế ................................................................................. 63
2.3.3. Vấn đề hải quan .......................................................................... 65
2.3.4. Giải quyết tranh chấp trong hợp đồng điện tử ............................ 67
2.3.5. Đảm bảo bí mật và bảo vệ người tiêu dùng ................................. 72
2.3.6. Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ........................................................ 75
Chương 3 - ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP
LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM.................................... 80
3.1. Nhu cầu điều chỉnh pháp luật trong lĩnh vực hợp đồng điện tử ở Việt
Nam.......................................................................................................... 80
3.2. Kinh nghiệm nước ngoài về xây dựng khung pháp luật cho hợp đồng
thương mại điện tử ...................................................................................
81
3.2.1 Kinh nghiệm của các tổ chức quốc tế và một số quốc gia ............ 81
a) Uỷ ban Pháp luật thương mại của Liên Hợp quốc (UNCITRAL) : 81 b)
Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD): ............................ 82 c)
Hoa Kỳ ......................................................................................... 83 d)
Singapore ..................................................................................... 85

3.2.2 Một số nhận xét .......................................................................... 87
3


3.3. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về hợp đồng điện tử ở
Việt
Nam.......................................................................................................... 88

4


3.3.1. Nhóm giải pháp nhằm hoàn thiện môi trường pháp lý cho hợp
đồng điện tử ở Việt Nam. ...................................................................... 90
3.3.2. Nhóm các biện pháp khác ........................................................... 96
KẾT LUẬN................................................................................................. 98
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................. 101

5


MỞ ĐẦU

1. Cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài
Sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin đã mở ra một kỷ
nguyên mới, làm thay đổi căn bản nhiều thói quen trong đời sống kinh tế,
xã hội. Trong lĩnh vực thương mại, việc ứng dụng công nghệ thông tin cũng
đã được thực hiện mạnh mẽ, từng bước làm thay đổi các thương mại
truyền thống, thúc đẩy sự phát triển của các giao lưu thương mại, vượt qua
nhiều rào cản về biên gới quốc gia, hướng tới thương mại toàn cầu. Có thể
nói, trong thời đại ngày nay, thương mại điện tử đóng vai trò rất quan trọng

trong việc giao lưu thương mại không những chỉ trong nội địa quốc gia mà
cả trên phạm vi toàn cầu.
Cùng với những tiện ích to lớn mà việc ứng dụng công nghệ tin học
vào các hoạt động thương mại, cũng đặt ra nhiều vấn đề ở cả phạm vi
các quốc gia cũng như trên bình diện quốc tế về việc hình thành cơ sở pháp
lý, tạo môi trường thuận lợi, thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của các hoạt
động thương mại điện tử hướng tới mục tiêu vì con người, đồng thời, hạn
chế, khắc phục những mặt trái của nó mang lại hoặc giải quyết những tranh
chấp trong quá trình ứng dụng và phát triển. Điều đó đặt ra cho các quốc gia
phải từng bước hoàn thiện hệ thống pháp luật điều chỉnh các quan hệ phát
sinh lĩnh vực thương mại điện tử, đáp ứng sự phù hợp với những đặc trưng
vốn có của loại hình thwong mại luôn có xu hướng vượt qua những rào
cản về không gian, địa lý, thu hẹp toàn cầu thành một thị trường chung, phi
biên giới.
Ở các nước phát triển, trước những yêu cầu đòi hỏi mạnh mẽ của
việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động thương mại, với bề dày

6


truyền thống trong lĩnh vực thương mại, không những chỉ giới hạn trong
phạm vi

7


quốc gia mà còn hướng mạnh ra thị trường quốc tế, đã từng bước xây
dựng cho mình những quy định của pháp luật điều chỉnh các quan hệ
phát sinh trong lĩnh vực thương mại điện tử. Vì vậy, cho đến nay, những
nước này đã có một hệ thống pháp luật tương đối hoàn chỉnh điều chỉnh

các vấn đề về thương mại nói chung và thương mại điện tử nói riêng. Ngoài
ra, những nước phát triển cũng đã đóng góp phần quan trọng cùng các quốc
gia khác xây dựng, hành thành các hệ thống pháp luật quốc tế có liên quan
đến các lĩnh vực thương mại điện tử, tạo ra khuôn khổ pháp lý thống nhất
trên phạm vi quốc tế, nhằm thúc đẩy mạnh mẽ cho sự phát triển của thương
mại toàn cầu.
Đối với nước ta, thực hiện chủ trương đổi mới toàn diện đất nước,
trong những năm qua, Nhà nước ta đã thực hiện việc chuyển đổi mạnh mẽ
nền kinh tế từ cơ chế quan liêu bao cấp sang cơ chế kinh tế thị trường, định
hướng xã hội chủ nghĩa. Trong quá trình đó, nền kinh tế nước ta đã từng
bước hội nhập sâu rộng nền kinh tế quốc tế và khu vực, tham gia vào các thị
trường chung với những “luật chơi chung”. Các hoạt động thương mại được
chú trọng, thúc đẩy mạnh mẽ cả đổi với các giao lưu trong nước và quốc
tế. Vì vậy, trong thời gian qua, Nhà nước ta đã nỗ lực sửa đổi, bổ sung, xây
dựng, hoàn thiện môi trường pháp lý đáp ứng yêu cầu quá trình chuyển đổi
đó theo hướng hội nhập, hợp tác, phát triển, cùng có lợi. Công tác xây dựng
pháp luật được ưu tiên cho công tác hoàn thiện thể chế nền kinh tế thị
trường, phát huy nội lực, tích cực, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế,
đảm bảo thực hiện có hiệu quả các thoả thuận, cam kết quốc tế.
Trong lĩnh vực thương mại điện tử, trong những năm gần đây, Nhà
nước ta đã tập trung xây dựng nhiều văn bản quy phạm pháp luật có giá trị
pháp lý cao, tạo cơ sở cho việc thúc đẩy sự phát triển của các giao lưu
thương mại, như: Luật Giao dịch điện tử được ban hành ngày 19 tháng 11
8


năm 2005, Luật Công nghệ thông tin ngày 29/06/2006, Nghị định
57/2006/NĐ-CP ngày

9



09 tháng 6 năm 2006 của Chính phủ về thương mại điện tử và Nghị định
số
71/2007/NĐ-CP ngày 03/05/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng
dẫn thực hiện một số điều của Luật Công nghệ thông tin về công nghiệp
công nghệ thông tin... Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật ở nước ta hiện
nay đã từng bước đặt nền móng cơ sở pháp lý điều chỉnh các hoạt động
thương mại điện tử.
Tuy nhiên, tìm hiểu những quy định của pháp luật Việt Nam hiện
hành có thể thấy, các nội dung về hợp đồng điện tử - một trong những
nội dung cốt yếu của vấn đề thương mại điện tử - chưa được đề cập một
cách đầy đủ, cụ thể. Sự thiếu vắng những quy định này trong hệ thống
pháp luật làm cho hoạt động thương mại điện tử bị hạn chế rất lớn, không
đáp ứng được yêu cầu phát triển ngày càng mạnh mẽ của loại hình thương
mại này. Một trong các lý do được nêu ra là Việt Nam đang ở giai đoạn đầu
của quá trình tiếp cận và phát triển thương mại điện tử, vấn đề hợp đồng
điện tử còn khá mới mẻ đối với Việt Nam; những vấn đề này còn đang trong
quá trình nghiên cứu, thử nghiệm. Do đó, các chế định pháp lý về vấn đề
này còn hạn chế, cần phải được tiếp tục bổ sung, hoàn thiện trong thời
gian tới nhằm đáp ứng yêu cầu đòi hỏi khách quan của hoạt động thương
mại khi chúng ta đang thực hiện lô trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Trong kế hoạch phát triển thương mại điện tử của nước ta giai
đoạn
2006-2020 ở nước ta, một trong các mục tiêu được đặt ra là tiếp tục
hoàn thiện môi trường pháp lý về thương mại điện tử nhằm thúc đẩy các
giao lưu thương mại trong và ngoài nước, phục vụ đắc lực cho quá trình hội
nhập kinh tế quốc tế. Điều đó cho thấy việc nghiên cứu, tìm hiểu cơ sở
khoa học phục vụ quá trình xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật liên


10


quan đến thương mại điện tử nói chung là hết sức cần thiết, cần được
quan tâm hơn nữa của giới khoa học trong và ngoài nước.

11


Trong những vấn đề nêu trên, chế định hợp đồng điện tử được xem
là một trong những nội dung quan trọng có tính chất nền tảng, then chốt để
hình thành nên các quy định khác có liên quan. Tuy nhiên, cho đến nay, còn
thiếu những chuyên đề nghiên cứu một cách đầy đủ, sâu sắc các khía cạnh
của vấn đề này. Chính vì vậy, đề tài “Pháp luật về hợp đồng điện tử ở
Việt Nam” được chọn làm đề tài tốt nghiệp chương trình Thạc sỹ Luật học
chuyên ngành Kinh tế, với mong muốn đóng góp một phần vào việc giải
quyết cơ sở lý luận và thực tiễn phục vụ cho công tác xây dựng và hoàn
thiện hệ thống pháp luật về thương mại điện tử ở nước ta.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Thương mại điện tử nói chung và hợp đồng điện tử nói riêng là một
trong các lĩnh vực mới, chưa được đề cập nhiều tại Việt Nam. Các nội dung
đang dần từng bước được nghiên cứu, tm hiểu. Ở trong nước, đa phần các
đề tài nghiên cứu khoa học liên quan đến vấn đề này đều tập trung vào góc
độ kinh tế, kỹ thuật thương mại điện tử, chưa có đề tài nào đề cập đến khía
cạnh pháp lý của vấn đề dưới góc độ xem xét tính chất đặc biệt của các giao
dịch thương mại điện tử. Vấn đề hợp đồng điện tử hầu như chưa được đề
cập, nghiên cứu đầy đủ, toàn diện, sâu sắc. Ở nước ngoài, vấn đề hợp đồng
điện tử đã được nghiên cứu nhiều hơn, đặc biệt ở những nước phát triển,
có truyền thống thưong mại và phát triển nhanh chóng công nghệ thông tin.
Tuy nhiên, do sự khác nhau về trình độ phát triển, đặc điểm văn hoá, truyền

thống pháp luật nên những kết quả nghiên cứu nói trên của các nước phát
triển phải được nghiên cứu, chọn lọc, tiếp thu cho phù hợp với điều kiện
Việt Nam. Có thể nói, các công trình nghiên cứu chuyên sâu về hợp đồng
điện tử ở nước ngoài là nguồn tài liệu quý báu đối với công tác nghiên cứu
cùng về nội dung này đối với Việt Nam, song đòi hỏi cần có những phân
tích, đối chiếu, so sánh một cách đầy đủ nhằm đảm bảo phù hợp với điều
kiện Việt Nam.
12


Tình hình nghiên cứu dưới khía cạnh pháp lý của vấn đề hợp đồng
điện tử như đã nêu trên, một lần nữa, cho phép khẳng định tính cần thiết
của đề tài nhằm góp phần bù đăp sự thiếu hụt hiện tại về những công trình
nghiên cứu trong nước cũng như chuyển tải, tiếp thu có chọn lọc kinh
nghiệm quốc tế, hoàn thiện cơ sở khoa học và thực tiễn, phục vụ công tác
xây dựng pháp luật ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.
Do đó, việc tiếp tục tm hiểu hợp đồng điện tử từ đó đề xuất mô
hình vận động cho pháp luật trong lĩnh vực thương mại điện tử phù hợp với
xu hướng phát triển của pháp luật quốc tế, phù hợp với sự vận động không
ngừng của các quan hệ xã hội trong môi trường kinh doanh mạng, cũng như
đáp ứng được sự thay đổi không ngừng của công nghệ thông tin và viễn
thông là một vấn đề cần thiết và có ý nghĩa to lớn.
3. Mục đích và phạm vi nghiên cứu
a) Mục đích
Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích các quy định của pháp luật hiện
hành của Việt Nam, so sánh với các quy định của pháp luật quốc tế về
thương mại điện tử và hợp đồng điện tử, quy luật phát triển khách quan của
quá trình toàn cầu hoá thương mại, xuất phát từ các điều kiện thực tiễn của
Việt Nam, luận văn tập trung đưa ra một số dự báo về xu thế phát triển của
các giao dịch điện tử, xu hướng vận động của các quy định pháp luật về

thương mại điện tử và hợp đồng điện tử ở Việt Nam; đề xuất các giải pháp
nhằm hoàn thiện khuôn khổ pháp lý thúc đẩy sự phát triển ổn định và lành
mạnh của các giao dịch thương mại điện tử tại Việt Nam.
b) Phạm vi nghiên cứu
Xuất phát từ mục đích nêu trên, luận văn tập trung nghiên cứu
những nội dung cụ thể sau: (i) một số vấn đề chung về thương mại điện
tử và hợp
13


đồng điện tử; (ii) sự hình thành và phát triển các quan điểm của Việt Nam
về thương mại điện tử, (iii) các nội dung của hợp đồng điện tử, (iv) những
thuận lợi và thách thức trong quá trình phát triển thương mại điện tử.
Trong quá trình nghiên cứu, luận văn tập trung nghiên cứu, phân tích, đối
chiếu, so sánh các quy định của pháp luật Việt Nam và các quy định pháp
luật quốc tế về thương mại điện tử, trên cơ sở đó, kiến nghị xây dựng, hoàn
thiện chế định hợp đồng điện tử trong hệ thống pháp luật Việt Nam, đảm
bảo sự phù hợp với các điều kiện thực tế của nước ta, sự tương thích đối
với các quy định chung của pháp luật quốc tế.
4. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu: so
sánh, tổng hợp, phân tích,... nhằm làm rõ những vấn đề cần được nghiên
cứu, sau khi đã được nhìn nhận từ những góc độ khác nhau, góp phần đảm
bảo tính khách quan của những đề xuất, phù hợp với những điều kiện
thực tiễn của Việt Nam trên con đường hội nhập kinh tế quốc tế. Trong số
các phương pháp sử dụng, luận văn đặc biệt lưu ý tới phương pháp so sánh
vì nó cho phép nhìn nhận vấn đề một cách đầy đủ, cụ thể hơn trên cơ sở
đối chiếu, tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm quốc tế. Điều này là hết sức cần
thiết trong điều kiện hiện nay đối với Việt Nam, đây là lĩnh vực còn khá
mới mẻ trong khi đó chúng ta cần thiết phải nỗ lực, nhanh chóng hoàn

thiện hệ thống pháp luật thương mại đảm bảo phù hợp với các quy định của
pháp luật quốc tế, đáp ứng yêu cầu hội nhập nền kinh tế quốc tế như đã cam
kết.
5. Kết cấu luận văn
Luận văn được trình bày gồm các nội dung chủ yếu sau
đây: Mở đầu

14


Chương 1: Lý luận chung về thương mại điện tử
Chương 2: Thực trạng pháp luật về hợp đồng điện tử ở Việt Nam.
Chương 3: Đề xuất, kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về hợp
đồng
điện tử ở Việt Nam.
Kết luận
Danh mục tài liệu tham khảo

15


Chương 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

1.1. Khái niệm thương mại điện tử
Thương mại điện tử còn được sử dụng với nhiều tên gọi khác nhau
như thương mại trực tuyến (Online - Trade), thương mại điều khiển học
(Cyber Trade), kinh doanh điện tử (Electronic Business), thương mại không
giấy tờ (paperless trade), thương mại số hóa (digital commerce), thương
mại internet (internet commerce) nhưng phổ biến nhất vẫn là thuật ngữ

thương mại điện tử (e-commerce). Khi nói đến thương mại điện tử,
người ta nghĩ ngay đến Internet và cho rằng thương mại điện tử gắn liền
với Internet. Trên thực tế, có rất nhiều quan điểm đề cập đến vấn đề này, có
nhiều định nghĩa và cách hiểu khác nhau về thương mại điện tử. Tùy theo
mục tiêu nghiên cứu mà người ta hiểu thương mại điện tử theo những góc
độ khác nhau.
Dưới góc độ công nghệ thông tin, thương mại điện tử được hiểu
là việc cung cấp, phân phối thông tin, các sản phẩm/dịch vụ, các phương
tiện thanh toán qua đường dây điện thoại, các mạng truyền thông hoặc qua
các phương tiện điện tử khác.
Dưới góc độ kinh doanh, thương mại điện tử là việc ứng dụng công
nghệ (chủ yếu là công nghệ thông tin) để tự động hóa các giao dịch
kinh doanh và các kênh thông tin kinh doanh.
Dưới góc độ dịch vụ, thương mại điện tử là công cụ để các doanh
nghiệp, người tiêu dùng, các nhà quản lý cắt giảm các chi phí dịch vụ, đồng
thời nâng cao chất lượng hàng hóa, dịch vụ và tăng tốc độ cung cấp dịch vụ
cho khách hàng.
16


Dưới góc độ trực tuyến, thương mại điện tử cung cấp khả năng tiến
hành các hoạt động mua bán hàng hóa, trao đổi thông tin trực tiếp
trên internet cùng nhiều dịch vụ trực tuyến khác.
Thương mại điện tử có thể được hiểu theo nghĩa rộng là toàn bộ các
giao dịch mang tính thương mại được các bên tham gia thực hiện thông qua
các phương tiện điện tử từ điện thoại, telex, facimile, hệ thống thanh toán
và chuyển tiền điện tử… tới các máy tính kết nối với nhau trong một mạng
lưới kín hay một mạng lưới mở như Internet.
Đạo luật về thương mại điện tử do Ủy ban Pháp luật Thương
mại Quốc tế của Liên hợp quốc (UNCITRAL - CNUDCI) được thông qua

trong phiên họp toàn thể thứ 85 Đại hội đồng Liên hợp quốc ngày 16-121996, quy định phạm vi điều chỉnh của văn bản này như sau: "Đạo luật này
có hiệu lực áp dụng đối với mọi loại thông tin thể hiện dưới hình thức
thông tin số hóa được sử dụng trong khuôn khổ các hoạt động thương
mại". Thông tin số hóa là thông tin được tạo ra, chuyển đi, tiếp nhận, lưu
trữ bằng phương tiện điện tử, quang điện hoặc các phương tiện tương tự,
đặc biệt là dưới hình thức trao đổi số liệu được tin học hóa, thư điện tử,
điện tín, telex và telefax.

Hoạt động "thương mại" cũng được

UNCITRAL khuyến nghị là cần phải được hiểu theo nghĩa rộng, chỉ mối
quan hệ mang tính thương mại bao hàm hầu hết các hình thái của hoạt động
kinh tế, không chỉ đơn thuần chỉ có mua bán hàng hóa và dịch vụ. Theo Luật
Mẫu về Thương mại điện tử của UNCITRAL thì "thương mại" trong khái
niệm thương mại điện tử được hiểu là mọi vấn đề phát sinh từ các mối
quan hệ mang tính chất thương mại dù có hay không có hợp đồng. Các mối
quan hệ mang tính chất thương mại bao gồm bất cứ giao dịch thương mại
nào về cung cấp hoặc trao đổi hàng hóa dịch vụ, thỏa thuận về phân phối,
đại diện hoặc đại lý thương mại, ủy thác hoa hồng, cho thuê dài hạn, xây
dựng các công trình, tư vấn, thiết kế, chuyển nhượng quyền sử dụng
17


(li-xăng), đầu tư, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, các hợp đồng khai thác
hoặc chuyển nhượng, liên doanh hoặc các hình thức hợp tác kinh doanh hay
sản xuất, vận chuyển hành khách hay hàng hóa bằng đường biển, đường
không, đường sắt hay đường bộ… Như vậy, phạm vi của thương mại điện tử
là rất rộng, bao quát hầu như mọi hình thái hoạt động kinh tế mà không
chỉ bao gồm mua bán hàng hóa và dịch vụ, vì mua bán hàng hóa và dịch vụ
chỉ là một trong hàng ngàn lĩnh vực áp dụng của thương mại điện tử.

Ủy ban Châu Âu đưa ra định nghĩa như sau: Thương mại điện tử
được hiểu là việc thực hiện hoạt động kinh doanh qua các phương tiện điện
tử. Nó dựa trên việc xử lý và truyền số liệu điện tử dưới dạng chữ, âm thanh
và hình ảnh. Thương mại điện tử gồm nhiều hành vi trong đó có hoạt động
mua bán hàng hóa và dịch vụ qua phương tiện điện tử, giao nhận các nội
dung kỹ thuật số trên mạng, chuyển tiền điện tử, mua bán cổ phiếu điện tử,
vận đơn điện tử, đấu giá thương mại, hợp tác thiết kế, tài nguyên mạng,
mua sắm công cộng, tiếp thị trực tiếp tới người tiêu dùng, và các dịch vụ sau
bán hàng (hậu mãi). Thương mại điện tử được thực hiện đối với cả thương
mại hàng hóa (ví dụ như hàng tiêu dùng, các thiết bị y tế chuyên dụng) và
thương mại dịch vụ (ví dụ như dịch vụ cung cấp thông tin, dịch vụ pháp lý,
tài chính); các hoạt động truyền thống (như chăm sóc sức khỏe, giáo dục) và
các hoạt động mới (như siêu thị ảo).
Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đưa ra khái niệm về thương mại
điện tử, theo đó hiểu một cách đơn giản nhất: thương mại điện tử bao gồm
việc sản xuất, quảng cáo, bán hàng và phân phối sản phẩm được mua bá n và
thanh toán trên mạng Internet nhưng được giao nhận một cách hữu hình và
cả các sản phẩm được giao nhận như những thông tin số hóa thông qua
mạng Internet.

18


Theo Tổ chức Hợp tác Phát triển Kinh tế của Liên hợp quốc (OECD):
Thương mại điện tử được định nghĩa sơ bộ là các giao dịch thương mại dựa
trên truyền dữ liệu qua các mạng truyền thông như Internet.
Từ các định nghĩa trên có thể thấy rằng, nếu hiểu theo nghĩa rộng,
thương mại điện tử gồm tất cả các hoạt động mang tính thương mại được
thực hiện thông qua các phương tiện thông tin liên lạc điện tử từ điện thoại,
telex, fax, hệ thống thanh toán và chuyển tiền điện tử, Internet… Còn hiểu

theo nghĩa hẹp nhất, hay nói một cách chặt chẽ hơn cả thì thương mại điện
tử chỉ gồm các hoạt động thương mại được tiến hành trên mạng máy tính
mở như Internet.
Tại Việt Nam, khái niệm "thương mại điện tử" chưa được định nghĩa
cụ thể trong các văn bản pháp luật hiện hành. Tuy nhiên, nội hàm của khái
niệm này được đề cập đến trong một số luật liên quan và được dùng dưới
các thuật ngữ như "giao dịch điện tử" hoặc "hoạt động thương mại
trên môi trường mạng".
Theo Luật Giao dịch điện tử số 51/2005/QH11 ngày 29 tháng 11
năm 2005, thương mại điện tử là quá trình mua, bán hoặc trao đổi sản
phẩm, dịch vụ và những dịch vụ hỗ trợ các quá trình trên có sử dụng các
phương tiện điện tử, các mạng máy tính, Internet, và có sử dụng các tiêu
chuẩn truyền thông chung: "Giao dịch điện tử là giao dịch được thực hiện
bằng phương tiện điện tử" [35, Điều 4.6]. Phương tiện điện tử là các
phương tiện hoạt động dựa trên công nghệ điện tử kỹ thuật số từ tính,
truyền dẫn không dây, quang học, điện từ hoặc công nghệ tương tự.
Luật Công nghệ thông tin số 67/2006/QH11 ngày 29 tháng 6 năm
2006 quy định nguyên tắc ứng dụng công nghệ thông tin trong thương mại
là: (i) tổ chức, cá nhân có quyền ứng dụng công nghệ thông tin trong thương
mại; (ii) hoạt
19


động thương mại trên môi trường mạng phải tuân thủ quy định của luật
này, pháp luật về thương mại và pháp luật về giao dịch điện tử.
Từ các quy định trên, có thể hiểu nội hàm khái niệm thương mại
điện tử tại Việt Nam là các hoạt động (giao dịch) thương mại sử dụng
phương tiện điện tử. Theo đó khái niệm hoạt động thương mại cũng được
hiểu theo nghĩa rộng, đó là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua
bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt

động nhằm mục đích sinh lợi khác (Luật Thương mại năm 2005). Phương tiện
điện tử được luật quy định là phương tiện hoạt động dựa trên công nghệ
điện, điện tử, kỹ thuật số, từ tính, truyền dẫn không dây, quang học, điện từ
hoặc công nghệ tương tự (Luật Giao dịch điện tử năm 2005). Luật Giao dịch
điện tử năm 2005 cũng đưa ra nguyên tắc: không một loại công nghệ nào
được xem là duy nhất trong giao dịch điện tử. Điều đó có nghĩa là thương
mại điện tử không chỉ giới hạn là thương mại thông qua mạng Internet mà
còn là các loại hình thương mại sử dụng các phương tiện khác như: điện
thoại, hệ thống thiết bị thanh toán điện tử, telex, facimile, các mạng nội bộ
(intranet), mạng ngoại bộ (extranet) và các ứng dụng khác như videotext,
truyền thông (mua hàng từ xa) và môi trường ngoài mạng (catolo bán hàng
trên đĩa CD-ROM) cũng như các mạng lưới nội bộ của các công ty (đặc biệt là
trong lĩnh vực ngân hàng)...
Cần phân biệt rõ hai khái niệm thương mại điện tử và kinh doanh
điện tử. Theo Andrew Bartel (E-commerce, e-business for manages, H.M.
Deitel and others.Prentice Hall, 2001. Tr8), thương mại điện tử (ecommerce) bao gồm các trao đổi giữa các khách hàng , đối tác doanh
nghiệp và người bán hàng, ví dụ giữa nhà cung ứng vận tải và nhà phân phối
hàng hoá. Kinh doanh điện tử (e-business) bao hàm tất cả các yếu tố trên
của thương mại điện tử, ngoài ra, kinh doanh điện tử còn bao hàm cả
20


hoạt động xảy ra bên trong doanh nghiệp ví dụ : sản xuất, nghiên cứu phát
triển, quản lý sản phẩm và cơ

21


sở hạ tầng doanh nghiệp . Như vậy, khái niệm kinh doạnh điện tử rộng hơn
khái niệm thương mại điện tử. Ở đây, luận văn chỉ đề cập đến thương

mại điện tử.
1.2. Đặc điểm của thương mại điện tử
Từ định nghĩa trên có thể thấy rằng thương mại điện tử có các đặc
điểm sau:
- Thương mại điện tử là một phương thức thương mại sử dụng các
phương tiện điện tử để thực hiện hành vi thương mại. Nói chính xác hơn,
thương mại điện tử là việc trao đổi thông tin thương mại thông qua các
phương tiện công nghệ điện tử, mà nói chung là không cần phải in ra giấy
trong bất kỳ công đoạn nào của toàn bộ quá trình giao dịch.
- Hoạt động thương mại điện tử được thực hiện trên cơ sở các
nguồn thông tin dưới dạng số hóa của các mạng điện tử. Đó là các thông
điệp dữ liệu. Nó cho phép hình thành những dạng thức kinh doanh mới và
những cách thức mới để tiến hành hoạt động kinh doanh.
- Các bên tiến hành giao dịch trong thương mại điện tử không nhất
thiết phải gặp gỡ nhau trực tiếp và không phải biết nhau trước. Việc sử
dụng các phương tiện điện tử, các thông tin thương mại được số hóa cho
phép giao dịch Người - Máy - Máy - Người giữa các bên được tiến hành.
- Thương mại điện tử là một hệ thống bao gồm nhiều giao dịch
thương mại. Các giao dịch này không chỉ tập trung vào việc mua - bán hàng
hóa và dịch vụ để trực tiếp tạo ra thu nhập cho doanh nghiệp, mà còn bao
gồm nhiều giao dịch hỗ trợ tạo ra lợi nhuận (ví dụ: hệ thống hỗ trợ việc chào
bán, cung cấp các dịch vụ khách hàng hoặc tạo điều kiện thuận lợi cho quá
trình thông tin, liên lạc giữa các đối tác kinh doanh…

22


S 1.1: Quy trỡnh thng mi in t
So vi hot ng thng mi truyn thng, thng mi in t cú
mt s c im khỏc bit nh sau:

Các bên tiến hành trong giao dịch trong thơng mại điện tử không tiếp
xúc trực tiếp với nhau và cũng không đòi hỏi phải biết nhau từ trớc
Trong thng mi truyn thng, cỏc bờn thng gp g nhau trc
tip tin hnh giao dch. Cỏc giao dch c tin hnh ch yu theo
nguyờn tc vt lý nh: Chuyn tin, sộc, hoỏ n...Cỏc phng tin vin
thụng nh: fax, telex...ch c s dng trao i s liu kinh doanh.
Tuy nhiờn, vic s dng cỏc phng tin in t trong thng mi truyn
thng ch c chuyn ti thụng tin mt cỏch trc tip gia hai i tỏc ca
cựng mt giao dch. T khi xut hin mng mỏy tớnh m ton cu Internet
thỡ vic trao i thụng tin khụng ch gii hn trong quan h gia cỏc cụng
ty v doanh nghip m cỏc hot ng thng mi a dng ó m rng
trờn phm vi ton th gii vi s

23


lượng người tham gia ngày càng tăng. Những người tham gia là cá nhân
hoặc doanh nghiệp, có thể đã biết hoặc chưa biết nhau bao giờ.
Trong nền kinh tế số, thông tin được số hoá thành các byte, lưu giữ
trong các máy tính và truyền qua mạng với tốc độ ánh sáng. Điều này tạo ra
những khả năng hoàn toàn mới làm thay đổi thói quen người tiêu dùng.
Trong đó, người bán, người mua hàng có thể giao dịch với đối tác ở bất cứ
đâu trên thế giới mà không cần qua khâu trung gian hỗ trợ của bất cứ công
ty thương mại nào.
Các giao dịch thương mại truyền thống được thực hiện với sự tồn tại
của khái niệm biên giới quốc gia, còn thương mại điện tử được thực
hiện trong một thị trường không có biên giới ( thị trường thống nhất toàn
cầu). Thương mại điện tử trực tiếp tác động tới môi trường cạnh tranh toàn
cầu.
Thương mại điện tử càng phát triển thì máy tính cá nhân trở thành

cửa sổ cho doanh nghiệp hướng ra thị trường trên khắp thế giới. Không chỉ
các công ty hàng đầu thế giới mới có thể tiếp cận những thị trường mới, mà
ngay cả một công ty vừa mới thành lập cũng có thể có ngay một mạng lưới
tiêu thụ và phân phối không biên giới, có thể kinh doanh ở Pháp, Mỹ, hay
Nhật Bản...
Đối với thương mại truyền thống thì mạng lưới thông tin chỉ là
phương tiện để trao đổi dữ liệu, còn đối với thương mại điện tử thì mạng lưới
thông tin chính là thị trường.
Thông qua thương mại điện tử, nhiều loại hình kinh doanh mới được
hình thành. Ví dụ: Các dịch vụ gia tăng giá trị trên mạng máy tính hình thành
nên các nhà trung gian ảo làm các dịch vụ môi giới, trọng tài cho giới kinh
doanh hoặc người tiêu dùng, các siêu thị ảo được hình thành để cung cấp
hàng hoá và dịch vụ trên mạng máy tính. Theo một số chuyên gia về kinh
24


×