Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

SKKN Hệ thống kiến thức cơ bản “Bằng chứng và cơ chế tiến hóa”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (162.18 KB, 21 trang )

MỤC LỤC

I
II
III

I
II

III
I
II
1
2

NỘI DUNG

TRANG

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
PHẦN I : MỞ ĐẦU

2
3
3
3
3
5

Lí do chọn đề tài
Mục tiêu


Tóm tắt kiến thức cơ bản
PHẦN II: NỘI DUNG
A – KIẾN THỨC CƠ BẢN
Bằng chứng tiến hóa
Các học thuyết tiến hóa
Loài
B – CÂU HỎI
Ma trận
Câu hỏi
Câu hỏi trắc nghiệm
Câu hỏi tự luận
PHẦN III: KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO

5
6
10
14
14
15
15

20
21
22

1


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

VIẾT TẮT
CLTN
CLNT
NTTH

XIN ĐỌC LÀ
Chọn lọc tự nhiên
Chọn lọc nhân tạo
Nhân tố tiến hóa

PHẦN I – MỞ ĐẦU
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Thực hiện nhiệm vụ năm học 2015-2016 với nội dung tiếp tục đổi mới quản lí và
nâng cao chất lượng giáo dục. Các trường đã và đang thực hiện đổi mới về phương pháp
dạy, học và kiểm tra đánh giá. Thách thức được đặt ra cho thầy và trò ở mỗi trường THPT
2


là làm thế nào để nâng cao chất lượng học tập của học sinh, làm thế nào để trang bị cho
học sinh hành trang kiến thức tốt nhất để các em bước vào kì thi THPT Quốc Gia đạt kết
quả tốt.
Để đáp ứng được yêu cầu trên, trong công tác giảng dạy, việc xây dựng và tổ chức
thảo luận các chuyên đề ôn thi THPT Quốc Gia là cần thiết giúp cho mỗi giáo viên ở các
trường được bồi dưỡng về chuyên môn, nâng cao kinh nghiệm giảng dạy, ôn luyện thi từ
đó mà nâng cao kết quả thi cho học sinh.
Trong chương trình sinh học lớp 12 có ba phần kiến thức trọng tâm đó là: Di truyền
học, tiến hóa và sinh thái học, trong đó Tiến hóa là một phần có nhiều lý thuyết, nội dung
kiến thức trừu tượng, khó hiểu, đòi hỏi người học phải biết phối kết hợp trí tưởng tượng
của mình với những kiến thức đã học ở phần trước như: tế bào, sinh học phân tử, di truyền.
Do vậy, cả giáo viên và học sinh đều khó khăn trong việc giảng dạy và học tập. Để giúp

giáo viên và học sinh dạy và học tốt phần này, tôi đã viết chuyên đề: Hệ thống kiến thức
cơ bản “Bằng chứng và cơ chế tiến hóa”.
Điểm mới của chuyên đề là:
- Kiến thức đã được xây dựng một cách hệ thống lôgic và đã thống nhất giữa chương trình
cơ bản với chương trình nâng cao.
- Đã xây dựng được các dạng câu hỏi tự luận và trắc nghiệm cho cả chuyên đề (có ma
trận).
II. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Nắm được các bằng chứng và các cơ chế tiến hóa gồm gải phẫu so sánh, tế bào học, sinh
học phân tử từ đó có nhận thức đúng đắn về thế giới quan sinh vật, về nguồn gốc chung
của sinh giới.
- Tóm tắt và so sánh nội dung của các học thuyết tiến hóa Đacuyn, thuyết tiến hóa tổng hợp
hiện đại; từ đó hiểu rõ về nguồn gốc các loài sinh vật ngày nay, giải thích vì sao sinh giới
ngày nay rất đa dạng, phong phú.
2. Kĩ năng
- Sưu tầm tài liệu về các bằng chứng tiến hóa.
- Sưu tầm tài liệu về sự thích nghi của các sinh vật.
3. Thái độ
- Thấy được vấn đề loài xuất hiện và tiến hóa như thế nào và chỉ dưới ánh sáng sinh học
hiện đại mới được quan niệm và giải quyết đúng đắn.
- Củng cố niềm say mê tìm hiểu thiên nhiên kì thú.
- Có ý thức bảo vệ sự đa dạng sinh học của các loài cây hoang dại cũng như các giống cây
trồng nguyên thủy.
4. Định hướng năng lực được hình thành
- Năng lực giải quyết vấn đề
- Năng lực tư duy logic, so sánh, phân tích và tổng hợp.
- Năng lực tự học.
- Năng lực hợp tác.
5. Đối tượng HS bồi dưỡng: HS lớp 12

3


6. Dự kiến số tiết bồi dưỡng: 10 tiết
III. Tóm tắt kiến thức cơ bản
1. BẰNG CHỨNG TIẾN HÓA
- Giải phẫu so sánh
+ Cơ quan tương đồng
+ Cơ quan tương tự
+ Cơ quan thoái hóa
- Tế bào học và sinh học phân tử
+ Tế bào học
+ Sinh học phân tử
2. CÁC HỌC THUYẾT TIẾN HÓA
- Học thuyết cổ điển (học thuyết Đacuyn)
- Học thuyết hiện đại
+ Học thuyết tiến hóa tổng hợp
+ Học thuyết tiến hóa trung tính
3. LOÀI
- Khái niệm
- Các dấu hiệu phân biệt hai loài thân thuộc
- Sơ bộ về cấu trúc của loài
- Các cơ chế cách li sinh sản giữa các loài
- Qúa trình hình thành loài
+ Hình thành loài bằng con đường địa lí
+ Hình thành loài bằng con đường sinh thái
+ Hình thành loài bằng đột biến lớn

PHẦN II – NỘI DUNG
A – KIẾN THỨC CƠ BẢN

I. BẰNG CHỨNG TIẾN HÓA
1. Giải phẫu so sánh
a. Cơ quan tương đồng (cơ quan cùng nguồn)
- Khái niệm: là các cơ quan nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có cùng nguồn gốc
trong quá trình phát triển phôi cho nên có kiểu cấu tạo giống nhau.
4


- Ví dụ:
+ Chi trước của các loài động vật có xương sống có các xương phân bố theo thứ tự từ trong
ra ngoài là: xương cánh, xương cẳng, các xương cổ bàn, xương bàn và xương ngón.
Tuyến nọc độc của rắn
Tuyến nước bọt của các động vật khác
Vòi hút của bướm
Đôi hàm dưới của các sâu bọ khác
Gai xương rồng
Tua cuốn ở đậu Hà Lan
b. Cơ quan tương tự
- Khái niệm: là những cơ quan có nguồn gốc khác nhau nhưng thực hiện chức năng giống
nhau nên có hình thái tương tự.
- Ví dụ:
Cánh sâu bọ
Cánh dơi
Mang cá
Mang tôm
Chân chuột chũi
Chân dế dũi
Gai cây hoàng liên
Gai cây hoa hồng
c. Cơ quan thoái hóa

- Khái niệm: cũng là cơ quan tương đồng vì chúng được bắt nguồn từ một cơ quan ở một
loài tổ tiên nhưng nay không còn chức năng hoặc chức năng bị tiêu giảm.
- Ví dụ:
+ Ở loài trăn, hai bên lỗ huyệt còn có hai mấu xương hình vuốt nối với xương chậu (bò sát
không chân đã xuất phát từ bò sát có chân).
+ Cá voi (là động vật có vú) còn di tích của xương đai hông, xương đùi và xương chày
hoàn toàn không dính với cột sống.
+ Ở các loài động vật có vú, trên cơ thể hầu hết các con đực đều có di tích các tuyến sữa
không hoạt động.
+ Cây đu đủ, hoa đực có 10 nhị, ở giữa vẫn còn di tích của nhụy.
+ Ở ngô, có khi di tích của nhị lại phát triển làm xuất hiện những hạt ngô trên bông cờ.
- Hiện tượng lại tổ: cơ quan thoái hóa phát triển mạnh ở một cá thể nào đó.
2. Tế bào học và sinh học phân tử
a. Tế bào học
- Thuyết tế bào: Mọi sinh vật đều được cấu tạo từ tế bào, các tế bào đều được sinh ra từ các
tế bào sống trước đó.
- Tế bào nhân sơ khác tế bào nhân thực; tế bào thực vật khác tế bào động vật là do trình độ
tổ chức khác nhau, thực hiện chức năng khác nhau nên tiến hóa theo những hướng khác
nhau.
b. Sinh học phân tử
- Các loài đều có cơ sở vật chất chủ yếu là axit nucleic (gồm ADN và ARN) và prôtein.
- ADN có cấu tạo từ 4 loại nucleotit A, T, G, X.
5


- Prôtein đều được cấu tạo từ hơn 20 loại axit amin khác nhau.
- Các loài sinh vật đều sử dụng chung một loại mã di truyền.
II. CÁC HỌC THUYẾT TIẾN HÓA
1. Học thuyết cổ điển (học thuyết Đacuyn)
- Nguyên nhân tiến hóa: Do tác động của CLTN thông qua đặc tính biến dị và di truyền

của sinh vật.
- Cơ chế tiến hóa: Sự tích lũy di truyền các biến dị có lợi, đào thải các biến dị có hại dưới
tác động của CLTN.
- Sự hình thành các đặc điểm thích nghi: sự thay đổi của điều kiện môi trường và quá
trình sinh sản làm phát sinh biến đổi và biến dị. Sự thích nghi đạt được thông qua sự đào
thải những dạng kém thích nghi.
- Loài mới được hình thành dần dần qua nhiều dạng trung gian dưới tác dụng của CLTN.
- Chọn lọc tự nhiên: Thực chất là sự phân hóa khả năng sống sót của các cá thể trong loài.
- Kết quả của quá trình CLTN: sự sống sót của những cá thể thích nghi hơn.
- CLNT: là do con người chủ động chọn lọc ra những cá thể có các biến dị mà mình yêu
thích, rồi cho chúng giao phối với nhau và loại đi các cá thể có biến dị không mong muốn
CLNT gồm 2 mặt song song: vừa đào thải những biến dị bất lợi, vừa tích lũy những biến
dị có lợi phù hợp với mục tiêu sản xuất của con người.
- Ưu điểm và hạn chế trong học thuyết Đacuyn.
+ Ưu điểm:
Ông cho rằng các loài đều được tiến hóa từ tổ tiên chung.
Sự đa dạng hay khác biệt giữa các loài sinh vật là do các loài đã tích lũy được các đặc
thích nghi với các môi trường khác nhau.
+ Hạn chế:
Chưa giải thích được nguyên nhân phát sinh biến dị và cơ chế di truyền biến dị.
Chưa thấy được vai trò của cách li đối với việc hình thành loài mới.
2. Học thuyết hiện đại
a. Học thuyết tiến hóa tổng hợp

- Thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại (thuyết tiến hóa tổng hợp) là sự kết hợp cơ chế tiến
hóa bằng CLTN thuyết tiến hóa Đacuyn với các thành tựu của di truyền học và đặc biệt là
về di truyền học quần thể.
- Theo quan niệm hiện đại, tiến hóa chia làm 2 quá trình: tiến hóa nhỏ và tiến hóa lớn.
Tiến hóa nhỏ
Tiến hóa lớn

Là quá trình biến đổi cấu trúc di truyền của Là quá trình hình thành các đơn vị phân loại
quần thể
trên loài: chi, họ, bộ, lớp, ngành.
6


Diễn ra trên quy mô 1 quần thể
Thời gian lịch sử tương đối ngắn
Có thể nghiên cứu bằng thực nghiệm

Biến đổi trên quy mô lớn
Thời gian địa chất rất dài
Thường nghiên cứu gián tiếp qua các bằng
chứng tiến hóa

- Nguồn biến dị di truyền
+ Đột biến (biến dị sơ cấp).
+ Biến dị tổ hợp (biến dị thứ cấp).
+ Sự di chuyển các cá thể hoặc các giao tử từ quần thể khác vào.
- Đơn vị tiến hóa cơ sở: phải thỏa mãn 3 điều kiện
+ Có tính toàn vẹn trong không gian và thời gian.
+ Biến đổi cấu trúc di truyền qua các thế hệ.
+ Tồn tại thực trong tự nhiên.
- Quần thể là đơn vị tiến hóa cơ sở của loài. Vì quần thể thỏa mãn 3 điều kiện trên.
- Các nhân tố tiến hóa
1. Đột biến
 Đột biến làm thay đổi tần số các alen và thành phần kiểu gen của quần thể.
 Đột biến gen được xem là nguồn nguyên liệu sơ cấp và chủ yếu của quá trình tiến
hóa. Vì so với đột biến NST
Ít ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức sống và sự sinh sản của sinh vật (đa số đột biến

gen là trung tính, mức độ gây hại phụ thuộc vào tổ hợp gen và điều kiện môi trường).
Phổ biến hơn (mặc dù tần số đột biến gen là rất thấp nhưng cá thể có rất nhiều gen,
trong quần thể lại bao gồm nhiều cá thể nên số lượng alen đột biến phát sinh trong mỗi thế
hệ là rất lớn).
 Đột biến gen qua giao phối tạo nên nguồn biến dị thứ cấp cho quá trình tiến hóa.
2. Di – nhập gen
 Di - nhập gen là hiện tượng trao đổi các cá thể hoặc giao tử giữa các quần thể.
 Di - nhập gen làm thay đổi tần số các alen và thành phần kiểu gen của quần thể.
 Mức độ thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen phụ thuộc vào
Sự chênh lệch giữa số lượng cá thể ra và vào quần thể.
Tỉ lệ cá thể di – nhập gen và tổng số cá thể của quần thể.
Ví dụ: Nhập gen để diệt trừ ruồi Callitroga hominivorax đực ở da gia súc (đẻ trứng trên
lưng gia súc, ấu trùng nở ra đục sâu vào bên trong da để sống --> làm hỏng da, gia súc gầy
đi).
Tia X
Ruồi đực ----------------------------------> bất dục
P:
ruồi cái (bình thường) x
ruồi đực bất dục ----> không sinh con được.
Trong một mùa, qua từng đợt, người ta thả mỗi lần 2 triệu ruồi đực bất dục.
7 tuần sau, thu được 100 % trứng đều bất dục
7


--> chỉ trong 1 mùa đã tiêu diệt được hẳn ruồi Callitroga hominivorax.
3. Chọn lọc tự nhiên
 CLTN thực chất là quá trình phân hóa về mức độ thành đạt sinh sản của các cá thể
với những kiểu gen khác nhau.
 CLTN tác động trực tiếp lên kiểu hình và gián tiếp làm biến đổi tần số kiểu gen 
tần số alen của quần thể theo 1 hướng xác định. (CLTN là 1 NTTH có hướng).

 Tốc độ CLTN tùy thuộc vào:
Chọn lọc chống lại alen trội.
Chọn lọc chống lại alen lặn.
 Kết quả của CLTN: Trong quần thể có nhiều kiểu gen thích nghi.
 CLTN không tác động đối với từng gen riêng rẽ mà tác động đối với toàn bộ kiểu
gen, CLTN không chỉ tác động đối với từng cá thể riêng rẽ mà đối với cả quần thể.
Ví dụ: ở loài ong mật, ong thợ: tìm mật hoa, lấy phấn hoa, nhưng lại không sinh sản được.
Do đó, việc sinh sản do ong chúa đảm nhiệm. Nếu ong chúa không đẻ được những ong thợ
tốt --> cả đàn ong bị tiêu diệt.
 Các hình thức CLTN
Kiểu
Yếu tố
Kết quả (điểm
Nội dung
Ví dụ
chọn lọc
tác động
đặc trưng)
Chọn lọc Là hình thức chọn Khi điều Chọn lọc tiếp Năm 1896, Bompoxo đã thu
ổn định
lọc bảo tồn những kiện sống tục kiên định nhặt được những chim sẻ bị
cá thể mang tính không
kiểu gen đã đạt quật chết trong cơn bão (sải
trạng trung bình, thay đổi được.
cánh quá dài hoặc quá
đào thải những cá qua nhiều
ngắn).
thể mang tính thế hệ.
--> những con có sải cánh
trạng chệch xa

trung bình đã sống sót.
mức trung bình.
Chọn lọc Hướng đến những Khi điều Đặc điểm thích Sự tiêu giảm cánh của các
vận động kiểu gen mới có kiện sống nghi cũ dần sâu bọ trên các hải đảo có
giá trị thích nghi thay đổi được thay thế gió mạnh. CLTN đào thải
hơn.
theo
1 bởi đặc điểm những cá thể có cánh dài,
hướng xác thích nghi mới. giữ lại những cá thể có cánh
định.
ngắn hoặc không có cánh.
Chọn lọc Chọn lọc diễn ra Khi điều Quần thể ban Cá hồi ở Thái Bình Dương.
phân hóa theo 1 số hướng, sống thay đầu bị phân Cá đực tranh giành nhau
(gián
trong mỗi hướng đổi nhiều, hóa
thành gần gũi với con cái.
đoạn)
hình thành nhóm trở
nên nhiều
kiểu Những con có kích thước
cá thể thích nghi; không
hình.
nhỏ thường ẩn nấp trong
sau đó ở mỗi đồng nhất.
tảng đá, đợi dịp gần gũi con
nhóm lại chịu tác Cá
thể
cái. Còn các con đực có
8



động của kiểu mang tính
kích thước trung gian đều
chọn lọc ổn định. trạng
không cạnh tranh được với
trung bình
con có kích thước nhỏ hoặc
bị rơi vào
to.
điều kiện
bất lợi, bị
đào thải.
--> mối quan hệ giữa ngoại cảnh – chọn lọc: ngoại cảnh quy định hướng chọn lọc.
4. Các yếu tố ngẫu nhiên
 Sự thay đổi tần số tương đối của các alen và thành phần kiểu gen của quần thể gây
nên bởi các yếu tố ngẫu nhiên được gọi là sự biến động di truyền hay phiêu bạt di
truyền..
 Sự biến đổi ngẫu nhiên về cấu trúc di truyền hay xảy ra với những quần thể có kích
thước nhỏ.
 Các yếu tố ngẫu nhiên làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể
không theo một hướng xác định. Một alen có lợi cũng có thể bị loại khỏi quần thể,
một alen có hại cũng có thể trở nên phổ biến trong quần thể.
5. Giao phối không ngẫu nhiên
 Giao phối không ngẫu nhiên bao gồm:
Tự thụ phấn (thực vật)
Giao phối gần (động vật)
Giao phối có chọn lọc (động vật)
 Giao phối không ngẫu nhiên không làm thay đổi tần số alen, nhưng làm thay đổi
thành phần kiểu gen theo hướng tăng dần tần dần tần số kiểu gen đồng hợp, giảm
dần tần số kiểu gen dị hợp.

* Chú ý:
Ngẫu phối tạo nên trạng thái cân bằng di truyền của quần thể. Do đó, ngẫu phối
không làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể.
Tuy nhiên, ngẫu phối làm cho đột biến được phát tán trong quần thể, tạo ra sự đa
hình về kiểu gen và kiểu hình, hình thành nên vô số biến dị tổ hợp. Đây là nguồn nguyên
liệu thứ cấp cho quá trình tiến hóa.
Ngẫu phối còn trung hòa tính có hại của đột biến gen, tạo ra những tổ hợp gen thích
nghi.
TÓM LẠI: ngẫu phối cung cấp nguồn nguyên liệu thứ cấp cho quá trình tiến hóa.
b. Học thuyết tiến hóa trung tính
- Cơ chế tiến hóa: sự tiến hóa diễn ra bằng sự củng cố ngẫu nhiên những đột biến trung
tính, không liên quan với tác động của CLTN.
9


- Nguyên nhân tiến hóa:
+ Di truyền học phân tử: sự đa dạng trong cấu trúc của các đại phân tử protein được xác
minh bằng phương pháp điện di có liên quan đến sự củng cố các đột biến trung tính một
cách ngẫu nhiên.
+ Sự đa hình cân bằng trong quần thể: không có sự thay thế hoàn toàn 1 alen này bằng 1
alen khác mà là sự duy trì ưu thế các thể dị hợp về 1 hoặc 1 số cặp alen nào đó.
* Chú ý: thuyết tiến hóa trung tính không phủ nhận mà chỉ bổ sung thêm thuyết tiến hóa
bằng con đường CLTN.
III. LOÀI
1. Khái niệm: Loài là một hoặc một nhóm quần thể gồm các cá thể có khả năng giao phối
với nhau trong tự nhiên và sinh ra đời con có sức sống có khả năng sinh sản và cách li sinh
sản với các nhóm quần thể khác.
2. Các dấu hiệu phân biệt hai loài thân thuộc
a. Đặc điểm hình thái: dựa vào đặc điểm khác nhau về hình thái giữa các loài
Ví dụ:

+ Sáo đen mỏ vàng – sáo đen mỏ trắng – sáo nâu
+ Rau dền gai – rau dền cơm
b. Cách li sinh sản: không giao phối với nhau hoặc có giao phối nhưng sinh ra đời con bất
thụ (người – tinh tinh; lừa – ngựa; xương rồng 5 cạnh – xương rồng 3 cạnh).
c. Đặc điểm địa lí – sinh thái:
+ Mỗi loài chiếm một khu phân bố riêng
Ví dụ:
+ Ngựa hoang (Trung Á) – ngựa vằn (châu Phi).
+ Voi (châu Phi): trán dô, tai to, đầu vòi có 1 núm thịt, răng hàm có nếp men hình quả trám
– Voi (Ấn Độ, Malaisia, Trung Quốc, Đông Dương): trán lõm, tai nhỏ, đầu vòi có 2 núm
thịt, răng hàm có nếp men hình bầu dục.
+ Khu phân bố trùng nhau một phần hoặc toàn phần nhưng mỗi loài vẫn thích nghi với
điều kiện sinh thái riêng.
Ví dụ: mao lương (sống ở bãi cỏ ẩm): có chồi nách lá, vươn dài bò trên mặt đất – mao
lương (sống ở bở mương, bờ ao): lá hình bầu dục, ít răng cưa.
d. Đặc điểm sinh lí – hóa sinh: Sự khác nhau về tình tự các axit amin trong chuỗi
polipeptit hoặc trình tự các nucleotit trong gen hoặc số lượng, hình thái NST.
Ví dụ:
+ Ếch hồ (miền Nam – Liên Xô cũ): protein trong tế bào biểu bì, hồng cầu, trứng chịu nhiệt
cao hơn protein tương ứng của ếch cỏ (miền Bắc – Liên Xô cũ): 3 – 40C.
+ Thuốc lá – cà chua đều thuộc họ Cà, nhưng thuốc lá có khả năng tổng hợp ancaloit, cà
chua không có.
10


+ Cấu trúc bậc 1 của ADN ở người và tinh tinh chỉ khác nhau 2,4% số nucleotit; người và
vượn khác nhau tói 24% số nucleotit.
* Chú ý: đối với các loài sinh sản vô tính hay sinh sản bằng cách phân đôi (vi khuẩn) thì
tiêu chuẩn hóa – sinh là tiêu chuẩn chính để phân loại các loài.
3. Sơ bộ về cấu trúc của loài

- Nòi: các quần thể hay nhóm quần thể có thể phân bố gián đoạn hay liên tục tạo thành các
nòi. Các cá thể thuộc những nòi khác nhau trong 1 loài vẫn có thể giao phối với nhau.
- Các dạng nòi
Các dạng nòi
Khái niệm
Ví dụ
Nòi địa lí
- Là nhóm quần thể phân bố Loài chim chào mào ở Việt Nam có 2
trong 1 khu vực nhất định.
nòi:
- Hai nòi khác nhau có khu phân + Nòi phía bắc: màu nâu sẫm, ở ngực
bố riêng.
có 1 vòng lông màu nâu
+ Nòi phía nam: bé hơn, nâu nhạt, vòng
nâu trên ngực rõ hơn.
Nòi sinh thái Là nhóm quần thể thích nghi với Cây lành ngạnh
những điều kiện sinh thái xác + Hòa Bình: dạng cây bụi, đường kính
định.
thân 1cm.
+ Yên Bái: thân gỗ, đường kính thân 30
cm.
Nòi sinh học - Là nhóm quần thể kí sinh trên + Bọ chét kí sinh trên sóc bắt nguồn từ
loài vật chủ xác định hoặc trên bọ chét kí sinh trên gặm nhấm (chuột).
những phần khác nhau của vật + Chấy kí sinh trên khỉ bắt nguồn từ
chủ.
chấy người.
- Thường gặp ở động vật, thực
vật kí sinh.
4. Các cơ chế cách li sinh sản giữa các loài
Loại cách li


Cách li trước hợp tử

Cách li sau hợp tử

Điểm phân biệt

Khái niệm

Những trở ngại ngăn cản các Cách li sau hợp tử là những trở ngại
sinh vật giao phối với nhau được ngăn cản việc tạo ra con lai hoặc ngăn
gọi là cách li trước hợp tử. Thực cản việc tạo ra con lai hữu thụ.
chất là ngăn cản sự thụ tinh tạo
ra hợp tử.

Những yếu tố
tạo nên sự
cách li sinh
sản

- Cách li nơi ở (sinh cảnh):
những cá thể của các loài có họ
hàng gần gũi nhưng sống ở
những sinh cảnh khác nhau.

- Hợp tử bị chết: Tạo được hợp tử,
nhưng hợp tử bị chết.
VD: Lai cừu với dê.
- Con lai giảm khả năng sống: Con lai
11



- Cách li tập tính: những loài
khác nhau có thể có những tập
tính giao phối riêng.
- Cách li thời vụ (thời gian): các
cá thể thuộc các loài khác nhau
có thể sinh sản vào những mùa
khác nhau.
- Cách li cơ học: cấu tạo cơ quan
sinh sản khác nhau.

chết ngay sau khi lọt lòng hoặc chết
trước tuổi trưởng thành.
- Con lai sống được nhưng không có
khả năng sinh sản: Con lai khác loài
quá trình phát sinh giao tử bị trở ngại
do không tương hợp 2 bộ NST của bố
mẹ.
Ví dụ: Lai ngựa với lừa.

5. Qúa trình hình thành loài
a. Hình thành loài bằng con đường địa lí
* Hình thành loài cùng khu vực địa lí (cách li tập tính)
- Ví dụ: châu Phi, trong 1 hồ có 2 loài cá rất giống nhau về đặc điểm hình thái, chỉ khác
nhau về màu sắc (đỏ - xám). Mặc dù cùng sống trong 1 hồ nhưng chúng không giao phối
với nhau. Tuy nhiên, khi nuôi 2 loài này trong 1 bể cá có chiếu ánh sáng đơn sắc làm cho
chúng có màu sắc giống nhau thì 2 loài lại giao phối với nhau và sinh con.
- Kết luận:
+ Các cá thể của 1 quần thể do đột biến có được kiểu gen nhất định làm thay đổi một số

đặc điểm liên quan tới tập tính giao phối thì những cá thể đó có xu hướng giao phối với
nhau tạo nên quần thể cách li với quần thể gốc.
+ Lâu dần do giao phối không ngẫu nhiên và các NTTH tác động dẫn đến cách li sinh sản
và dần sẽ hình thành loài mới.
* Hình thành loài khác khu vực địa lí
- Vai trò của cách li địa lí trong quá trình hình thành loài mới.
- Cách li địa lí là những trở ngại về mặt địa lí như sông, núi, biển…ngăn cản các cá thể của
các quần thể cùng loài gặp gỡ và giao phối với nhau.
- Vai trò của cách li địa lí:
+ Sự cách li địa lí góp phần duy trì sự khác biệt về tần số alen và thành phần kiểu gen giữa
các quần thể được tạo ra bởi các nhân tố tiến hóa.
+ Do các quần thể sống trong những khu vực địa lí khác nhau nên CLTN và các nhân tố
tiến hóa khác có thể tạo nên sự khác biệt về vốn gen giữa các quần thể.
+ Khi sự khác biệt về di truyền giữa các quần thể được tích tụ dẫn đến xuất hiện cách li
sinh sản thì loài mới được hình thành.
- Đặc điểm của quá trình hình thành loài bằng con đường cách li địa lí:
+ Quá trình hình thành loài bằng con đường cách li địa lí thường xảy ra với những loài
động vật có khả năng phát tán mạnh.
12


+ Quá trình hình thành loài bằng con đường cách li địa lí xảy ra một cách chậm chạp qua
nhiều dạng trung gian chuyển tiếp.
+ Quá trình hình thành loài thường gắn liền với quá trình hình thành quần thể thích nghi.
b. Hình thành loài bằng con đường sinh thái
- Ví dụ: 1 loài côn trùng luôn sống trên cây A, sau đó do phát triển mạnh nên phát tán sang
cây B cùng khu vực địa lí. Các cá thể trên cây B thường xuyên giao phối với nhau hơn là
giao phối với quần thể gốc. Lâu dần, các nhân tố tiến hóa tác động làm thay đổi vốn gen
của 2 quần thể, đến lúc có sự khác biệt về vốn gen làm xuất hiện cách li sinh sản --> loài
mới được hình thành.

- Kết luận:
+ Hai quần thể cùng một loài sống trong một khu vực địa lí nhưng ở 2 ổ sinh thái khác
nhau thì lâu dần các nhân tố tiến hóa tác động làm phân hóa vón gen của 2 quần thể đến
một lúc nào đó làm xuất hiện sự cách li sinh sản thì loài mới hình thành.
+ Hình thành loài bằng cách lí sinh thái thường xảy ra đối với các loài động vật ít di
chuyển.
c. Hình thành loài bằng đột biến lớn
* Đa bội hóa khác nguồn(lai xa và đa bội hóa).
- Lai xa là phép lai giữa 2 cá thể thuộc 2 loài khác nhau, hầu hết cho con lai bất thụ.
- Đa bội hóa hay còn gọi là song nhị bội là trường hợp con lai khác loài được đột biến làm
nhân đôi toàn bộ bộ NST.
- Loài mới được hình thành nhờ lai xa kèm đa bội hóa có bộ NST lưỡng bội của cả loài bố
và mẹ nên chúng giảm phân bình thường và hoàn toàn hữu thụ.
- Ví dụ:
+ Lừa x ngựa --> la (bất thụ)
+ Công trình của Kapachenco
Đa bội hóa
Cải bắp (2n = 18) x cải củ (2n = 18) --> con lai 2n = 18 (bất thụ) -------------> con lai 4n =
36 (hữu thụ).
- Lai xa kèm theo đa bội hóa phổ biến ở thực vật, ít gặp ở động vật. Vì
+ Động vật có hệ thần kinh phát triển, rất nhạy cảm với các tác nhân gây đột biến.
+ Cơ quan sinh sản nằm sâu bên trong cơ thể nên rất khó tác động vào được.
* Đa bội hóa cùng nguồn
- Ví dụ: lúa mạch đen 2n = 14 --> 4n = 28.
- Được hình thành do sự kết hợp giữa 2 giao tử 2n (được hình thành trong quá trình giảm
phân không bình thường của tế bào 2n).
- Có thể được hình thành qua nguyên phân (NST nhân đôi nhưng không phân li).
* Đột biến NST
13



- Dạng đảo đoạn và chuyển đoạn làm thay đổi chức năng gen trong nhóm liên kết mới, làm
thay đổi kích thước và hình dạng NST --> loài mới.
- Ví dụ:
+ Châu chấu không cánh (châu Đại Dương) có 2 loài có bộ NST khác nhau ở 1 số đột biến
chuyển đoạn.
+ NST số 2 ở người có thể do sự sáp nhập 2 NST của vượn người.
+ Bộ NST ở người và tinh tinh khác nhau ở 9 NST có đảo đoạn qua tâm.
B – CÂU HỎI
1. MA TRẬN
các mức
Chủ đề

Bằng
chứng
tiến hóa

Nhận biết

- Trình bày được các
bằng chứng giải
phẫu so sánh: cơ
quan tương đồng, cơ
quan tương tự, cơ
quan thoái hóa.
- Trình bày được
những bằng chứng
tế bào học và sinh
học phân tử: ý nghĩa
của thuyết cấu tạo tế

bào, sự thống nhất
trong cấu trúc của
ADN và protein các
loài.
Các học - Nêu được những
thuyết
luận điểm cơ bản
tiến hóa của học thuyết
Đacuyn:
nguyên
nhân, cơ thế tiến
hóa, hình thành các
đặc điểm thích nghi,
chiều hướng tiến
hóa.
- Nêu đặc điểm của
thuyết tiến hóa tổng
hợp hiện đại (là sự
kết hợp giữa cơ chế
tiến hóa bằng CLTN

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

- So sánh các cơ
quan tương đồng
– cơ quan thoái

hóa – cơ quan
tương tự.
- So sánh cấu tạo
tế bào động vật –
tế bào thực vật; tế
bào nhân sơ – tế
bào nhân thực.

- Lấy ví dụ minh
họa cho các bằng
chứng giải phẫu
so sánh.
- Hãy đưa ra các
bằng chứng chứng
minh ti thể và lục
lạp được tiến hóa
từ vi khuẩn.

- Chứng minh
người có họ
hàng gần gũi
với tinh tinh.
- Vẽ sơ đồ cây
phát sinh phản
ánh mối quan hệ
giữa các loài khi
biết trình tự axit
amin trong 1
đoạn polipeptit
của phân tử Hb.


- So sánh tiến hóa Đưa ra các ví dụ
nhỏ - tiến hóa minh họa cho các
lớn.
nhân tố tiến hóa.
- Những hạn chế
của Đacuyn.
- So sánh thuyết
tiến hóa tổng hợp
hiện đại – thuyết
tiến hóa Đacuyn.

Giải thích chuối
nhà có nguồn
gốc từ chuối
rừng.

14


của Đacuyn với các
thành tựu của di
truyền học, đặc biệt
là di truyền quần
thể), vai trò của các
nhân tố tiến hóa.
- Nêu những nội
dung chính trong
thuyết tiến hóa trung
tính.

Loài
- Khái niệm loài Hiểu
được - Ví dụ về các con - Giải thích sự
sinh học, các tiêu muốn hình thành đường hình thành hóa đen của loài
chuẩn phân biệt 2 nên loài mới thì loài mới.
bướm
Biston
loài thân thuộc: hình phải có cách li - Ví dụ về tiêu betularia

thái, địa li – sinh sinh sản.
chuẩn phân biệt 2 vùng
công
thái, sinh lí – hóa - Phân biệt các loài thân thuộc. nghiệp.
sinh.
con đường hình (người – tinh tinh;
- Thực chất của quá thành loài. Mỗi lừa – ngựa;...); các
trình hình thành con đường thích nòi khác nhau.
loài, các con đường hợp với nhóm đối
hình thành loài mới tượng riêng.
(cách li địa lí, cách
li sinh thái, ...)
- Chiều hướng tiến
hóa của sinh giới
ngày nay.
II. CÂU HỎI
1. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Hai loài sinh vật sống ở các khu vực địa lí khác xa nhau (2 châu lục khác nhau) có
nhiều đặc điểm giống nhau. Cách giải thích nào dưới đây về sự giống nhau giữa 2 loài là
hợp lí hơn cả?
A. Hai châu lục này trong quá khứ đã có lúc gắn liền với nhau.

B. điều kiện môi trường ở 2 khu vực giống nhau nên phát sinh đột biến giống nhau.
C. Điều kiện môi trường ở 2 khu vực giống nhau nên CLTN chọn lọc các đặc điểm thích
nghi giống nhau.
D. Cả b và c.
Câu 2: Câu nào dưới đây nói về CLTN là đúng với quan niệm của Đacuyn?
A. CLTN thực chất là sự phân hóa khả năng sống sót của các cá thể.
B. CLTN thực chất là sự phân hóa về khả năng sinh sản của các kiểu gen.
15


C. CLTN thực chất là sự phân hóa về mức độ thành đạt sinh sản của các cá thể có các kiểu
gen khác nhau.
D. CLTN thực chất là sự phân hóa về khả năng sống sót và khả năng sinh sản của các cá
thể.
Câu 3: Tại sao đột biến gen thường có hại cho cơ thể sinh vật nhưng vẫn có vai trò quan
trọng trong quá trình tiến hóa?
I. Tần số đột biến gen trong tự nhiên là không đáng kể nên tần số alen đột biến có hại là rất
thấp.
II. Gen đột biến có thể có hại trong môi trường này nhưng lại có thể vô hại hoặc có lợi
trong môi trường khác.
III. Gen đột biến có thể có hại trong tổ hợp gen này nhưng lại có thể trở nên vô hại hoặc có
lợi trong tổ hợp gen khác.
IV. Đột biến gen thường có hại nhưng nó thường tồn tại ở trạng thái dị hợp tử nên không
gây hại.
Câu trả lời đúng nhất là:
A. I, II
B. I, III
C. III, IV
D. II, III
Câu 4: Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất

Khi nào thì ta có thể kết luận chính xác hai cá thể sinh vật nào đó thuộc 2 loài khác nhau?
A. Hai cá thể đó sống trong cùng 1 sinh cảnh.
B. Hai cá thể đó có nhiều đặc điểm hình thái giống nhau.
C. Hai cá thể đó có nhiều đặc điểm hình thái và sinh hóa giống nhau.
D. Hai cá thể đó không giao phối với nhau.
Câu 5: Câu nào dưới đây nói về vai trò của sự cách li địa lí trong quá trình hình thành loài
là đúng nhất?
A. Không có sự cách li địa lí thì không thể hình thành loài mới.
B. Cách li địa lí có thể dẫn đến hình thành loài mới qua nhiều giai đoạn trung gian chuyển
tiếp.
C. Cách li địa lí luôn luôn dẫn đến cách li sinh sản.
D. Môi trường địa lí khác nhau là nguyên nhân chính dẫn đến phân hóa thành phần kiểu
gen của các quần thể cách li.
Câu 6: Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất.
Từ quần thể cây 2n, người ta tạo ra được quần thể cây 4n. Quần thể cây 4n có thể xem là 1
loài mới vì
A. quần thể cây 4n có sự khác biệt với quần thể cây 2n về số lượng NST.
B. quần thể cây 4n không thể giao phấn được với các cây của quần thể cây 2n.
C. quần thể cây 4n giao phấn được với các cây của quần thể cây 2n cho ra cây lai 3n bất
thụ.
16


D. quần thể cây 4n có các đặc điểm hình thái như kích thước các cơ quan sinh dưỡng lớn
hơn hẳn các cây của quần thể 2n.
Câu 7: Hãy chọn phương án đúng. Những cơ quan nào dưới đây là cơ quan tương đồng?
A. Cánh sâu bọ và cánh dơi.
B. Tuyến nọc độc của rắn và tuyến nước bọt của các động vật khác.
C. Mang cá và mang tôm
D. Chân chuột chũi và chân dế dũi.

Câu 8: Hãy chọn phương án trả lời đúng. Đặc điểm nổi bật của động vật, thực vật ở đảo
đại dương là gì?
A. Có toàn các loài du nhập từ các nơi khác đến.
B. giống với hệ động vật, thực vật ở vùng địa lục gần nhất.
C. Có toàn những loài đặc hữu.
D. Có hệ động vật nghèo nàn hơn ở đảo lục địa.
Câu 9: Hãy chọn phương án trả lời đúng. Học thuyết tế bào cho rằng
A. tất cả các cơ thể sinh vật từ đơn bào đến động thực vật đều được cấu tạo từ tế bào.
B. tất cả các cơ thể sinh vật từ đơn bào đến đa bào đều được cấu tạo từ tế bào.
C. tất cả các cơ thể sinh vật từ đơn bào đến nấm, thực vật đều được cấu tạo từ tế bào.
D. tất cả các tế bào đều gồm 3 thành phần: màng sinh chất, tế bào chất, vùng nhân.
Câu 10: Hãy chọn phương án trả lời đúng. Chọn lọc tự nhiên là quá trình
A. đào thải những biến dị bất lợi cho sinh vật.
B. tích lũy những biến dị có lợi cho sinh vật.
C. vừa đào thải những biến dị bất lợi vừa tích lũy những biến dị có lợi cho sinh vật.
D. tích lũy những biến dị có lợi cho con người và cho bản thân sinh vật.
Câu 11: Đặc điểm nào sau đây không đúng với tiến hóa nhỏ?
A. Diễn ra trong phạm vi của loài, với quy mô nhỏ.
B. Diễn ra trong thời gian lịch sử tương đối ngắn.
C. Có thể nghiên cứu bằng thực nghiệm.
D. Diễn ra trong thời gian lịch sử rất lâu dài.
Câu 12: Các nòi, các loài thường phân biệt nhau bằng
A. các đột biến NST
B. các đột biến gen lặn
C. sự tích lũy nhiều đột biến nhỏ
D. một số các đột biến lớn
Câu 13: Vai trò chủ yếu của CLTN trong tiến hóa nhỏ là
A. làm cho tần số tương đối của các alen trong mỗi gen biến đổi theo hướng xác định.
B. quy định chiều hướng và nhịp độ biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể , định
hướng quá trình tiến hóa.

C. phân hóa khả năng sinh sản của những kiểu gen khác nhau trong quần thể.
D. phân hóa khả năng sống sót của các cá thể thích nghi nhất.
17


Câu 14: Điều nào không đúng với sự đa hình cân bằng?
A. Không có sự thay thế hoàn toàn 1 alen này bằng 1 alen khác.
B. Có sự thay thế hoàn toàn 1 alen này bằng 1 alen khác.
C. Có sự ưu tiên duy trì các thể dị hợp về 1 gen hoặc 1 nhóm gen.
D. Các thể dị hợp thường tỏ ra có ưu thế so với thể đồng hợp tương ứng về sức sống, khả
năng sinh sản, khả năng phản ứng thích nghi trước ngoại cảnh.
Câu 15: Tiêu chuẩn nào được dùng thông dụng để phân biệt 2 loài?
A. Tiêu chuẩn hình thái
B. Tiêu chuẩn địa lí – sinh thái
C. Tiêu chuẩn sinh lí – sinh hóa
D. Tiêu chuẩn di truyền
Câu 16: Hình thành loài bằng con đường lai xa và đa bội hóa là phương thức thường được
thấy ở
A. thực vật
B. động vật ít di chuyển
C. động vật di chuyển xa
D. động vật kí sinh
Câu 17: Giải thích người có họ hàng gần gũi với tinh tinh, ý nào sau đây là đúng nhất?
A. Cấu trúc bậc 1của ADN của người và tinh tinh chỉ khác nhau 2,4 % số nucleotit.
B. Hình dạng giống nhau.
C. Sinh sống ở các khu vực địa lí khác nhau, do tác động của các nhân tô tiến hóa và CLTN
lâu dần cách li sinh sản và trở thành 2 loài khác nhau.
D. Người và tinh tinh tuy cách li sinh sản nhưng vẫn có những đặc điểm hình thái giống
nhau.
Câu 18: giải thích chuối nhà có nguồn gốc từ chuối rừng. Ý nào sau đây đúng?

A. Chuối nhà 3n được hình thành do sự kết hợp giữa giao tử 2n (các cặp NST không phân
li trong giảm phân) với giao tử 1n.
B. Chuối nhà có đặc điểm hình thái giống chuối rừng, chỉ khác ở quả to hơn và không hạt.
C. Chuối nhà 2n, còn chuối rừng 3n.
D. Chuối rừng có lượng ADN lớn nên quá trình trao đổi chất rất mạnh, do đó quả to, không
hạt, tế bào 3n nên không sinh giao tử.
Câu 19: Giải thích sự hóa đen của loài bướm Biston betularia ở vùng công nghiệp như thế
nào?
A. Trong môi trường có bụi than, màu đen giúp bướm tránh được chim ăn sâu, vì thế thể
đột biến màu đen được CLTN giữ lại, về sau con cháu chúng ngày càng đông, thay thế dần
dần dạng trắng.
B. Ở các khu công nghiệp có nhiều bụi than từ ống khói nhà máy phun ra bám vào bướm->
chuyển từ màu trắng sang đen.
18


C. Ban đầu bướm có cả màu trắng và màu đen, 2 dạng này giao phối với nhau tạo ra con lai
có rất nhiều màu khác nhau. Những con bướm màu trắng không thích nghi được với khu
công nghiệp(bị chim ăn sâu phát hiện) nên bị tiêu diệt dần dần.
D. CLTN tác động trực tiếp lên kiểu hình (màu trắng) đào thải những cá thể màu trắng
(không thích hợp với môi trường sống), dần dần tác động gián tiếp vào kiểu gen, và giữ lại
dạng thích nghi hơn (màu đen).
Câu 20: Trong một quần thể, giá trị thích nghi của các kiểu gen: AA = 1,0; Aa = 1,0; aa =
0,0 phản ánh quần thể đang diễn ra
A. Chọn lọc vận động.
B. Chọn lọc ổn định.
C. Chọn lọc gián đoạn hay phân li.
D. Sự ổn định và không có sự chọn lọc nào.
Câu 21: Các nòi, các loài phân biệt nhau thường bằng
A. Các đột biến NST.

B. Sự tích lũy nhiều đột biến nhỏ.
C. Các đột biến gen lặn. D. Một số các đột biến lớn.
Câu 22: Tính đa hình về vốn gen của quần thể giao phối có vai trò
A. Tạo nên sự cân bằng di truyền của quần thể.
B. Xác lập tương quan tần số của các alen.
C. Thể hiện sự ưu thế của hình thức sinh sản giao phối.
D. Tạo ra tiềm năng thích ứng của quần thể trước sự thay đổi của ngoại cảnh.
Câu 23: Điều nào không thuộc cách li sau hợp tử?
A. Giao tử đực và cái không kết hợp với nhau được khi thụ tinh.
B. Thụ tinh được nhưng hợp tử không phát triển.
C. Hợp tử được tạo thành và phát triển thành con lai nhưng con lai lại chết non.
D. Hợp tử được tạo thành và phát triển thành con lai sống được đến khi trưởng thành
nhưng không có khả năng sinh sản.
Câu 24: Vì sao có sự song song tồn tại các nhóm có tổ chức thấp bên cạnh các nhóm có tổ
chức cao?
A. Vì trong những điều kiện xác định, có những sinh vật duy trì tổ chức nguyên thủy của
chúng hoặc đơn giản hóa tổ chức mà vẫn đảm bảo sự thích nghi thì vẫn tồn tại và phát
triển.
B. Vì các sinh vật có tổ chức thấp vẫn không ngừng phát sinh.
C. Vì các sinh vật có tổ chức thấp không có nhu cầu nhiều dinh dưỡng cho sự sinh trưởng
và phát triển.
D. Vì các sinh vật có tổ chức thấp không có nhu cầu nhiều về năng lượng cho các hoạt
động sống.
Câu 25: Thuyết tiến hóa trung tính đề cập đến
A. sự tiến hóa ở cấp phân tử.
B. sự tiến hóa ở cấp tế bào.
19


C. sự tiến hóa ở cấp cá thể.

D. sự tiến hóa ở cấp quần thể.
2. CÂU HỎI TỰ LUẬN
Câu 1: Vì sao CLTN làm thay đổi tần số alen của quần thể vi khuẩn nhanh hơn so với ở
quần thể sinh vật nhân thực lưỡng bội?
Câu 2: Tại sao các loài nấm độc thường có màu sắc sặc sỡ?
Câu 3: Tại sao lúc đầu ta dùng 1 loại hóa chất thì diệt được tới trên 90% sâu tơ hại bắp cải
nhưng sau nhiều lần phun thuốc thì hiệu quả diệt sâu của thuốc lại giảm?
Câu 4: Loài chưa được xem là đơn vị tiến hóa cơ sở. Giải thích.
Câu 5: Những luận diểm cơ bản trong thuyết tiến hóa trung tính của Kimura. Thuyết này
có phủ nhận thuyết tiến hóa bằng con đường CLTN không?
Câu 6: Phân biệt nòi địa lí, nòi sinh thái, nòi sinh học. Cho ví dụ.

PHẦN III: KẾT LUẬN
- Chuyên đề này đã được áp dụng khi dạy chuyên đề cho học sinh ôn thi đại học của
trường bước đầu đã thu được kết quả khả thi: Học sinh dễ hiểu, biết vận dụng kiến thức để
trả lời tốt các câu hỏi tự luận, câu hỏi trắc nghiệm và làm bài tập.
- Tôi rất mong các đồng nghiệp quan tâm đóng góp ý để giúp tôi hoàn thiện chuyên đề
trên.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

20


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sinh học 12. Nhà xuất bản Giáo dục, 2009.
2. Sách giáo viên Sinh học 12. Nhà xuất bản Giáo dục, 2008.
3. Sinh học 12 chuyên sâu, tập 2. Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia Hà Nội, 2009.

21




×