Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Nếp sống có văn hóa của sinh viên trường cao đẳng văn hóa nghệ thuật đắk lắk (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.31 MB, 14 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

NGUYỄN THỊ THẮM

NẾP SỐNG CÓ VĂN HÓA CỦA SINH VIÊN
TRƯỜNG CAO ĐẲNG VĂN HÓA NGHỆ THUẬT ĐẮK LẮK
Demo Version - Select.Pdf SDK

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC
THEO ĐỊNH HƢỚNG NGHIÊN CỨU

Thừa Thiên Huế, năm 2018


ĐẠI HỌC HUẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

NGUYỄN THỊ THẮM

NẾP SỐNG CÓ VĂN HÓA CỦA SINH VIÊN
TRƯỜNG CAO ĐẲNG VĂN HÓA NGHỆ THUẬT ĐẮK LẮK
Demo Version - Select.Pdf SDK
Chuyên ngành: Tâm lý học

Mã số: 8310401

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC
THEO ĐỊNH HƢỚNG NGHIÊN CỨU
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS. NGUYỄN VĂN BẮC



Thừa Thiên Huế, năm 2018
i


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết
quả nghiên cứu ghi trong luận văn là trung thực, được các đồng tác giả cho phép sử
dụng và chưa từng được công bố trong bất kỳ một công trình nào khác.
Họ tên tác giả

Nguyễn Thị Thắm

Demo Version - Select.Pdf SDK

ii


LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc đến PGS. TS
Nguyễn Văn Bắc đã tận tình hướng dẫn, định hướng và tạo mọi điều kiện thuận lợi
để tôi có thể hoàn thành luận văn này.
Xin kính gửi lời cảm ơn đến Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo sau Đại học và
Khoa Tâm lý – Giáo dục Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế đã quan tâm, giúp
đỡ tôi trong quá trình tham gia học tập và nghiên cứu.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Lãnh đạo Khoa Đại cương – Sư
phạm và hơn 20 giảng viên, trên 200 sinh viên Trường Cao đẳng Văn hóa nghệ
thuật Đắk Lắk đã động viên, tạo mọi điều kiện thuận lợi, cộng tác chặt chẽ, cung
cấp những thông tin, ý kiến đóng góp quý giá trong thời gian tôi thực hiện luận văn.
Và tôi cũng gửi lời cảm ơn sâu sắc đến gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động

viên, khích lệ, giúp đỡ tôi trong thời gian học tập và thực hiện luận văn.
Trong điều kiện thời gian nghiên cứu ngắn, kinh nghiệm nghiên cứu còn hạn
chế nên luận văn của tôi vẫn còn nhiều thiếu sót, kính mong quý thầy, cô giáo và

Version
- Select.Pdf
các bạn sinh Demo
viên đóng
góp ý kiến
để luận văn SDK
được hoàn thiện tốt hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Thắm

iii


MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa ............................................................................................................... i
Lời cam đoan ...............................................................................................................ii
Lời cảm ơn ................................................................................................................ iii
MỤC LỤC ................................................................................................................... 1
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ......................................................................... 4
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ ....................................................................... 5
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 6
1. Lí do chọn đề tài ...................................................................................................... 6
2. Mục đích nghiên cứu ............................................................................................... 8

3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu ........................................................................ 8
3.1. Đối tượng nghiên cứu........................................................................................... 8
3.2. Khách thể nghiên cứu........................................................................................... 8
4. Giả thuyết khoa học của đề tài ................................................................................ 8
5. Nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................................................. 8

Demo
Version
- Select.Pdf
SDK
6. Phương pháp
nghiên
cứu đề tài
...............................................................................
9
6.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận.......................................................................... 9
6.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn ..................................................... 9
6.3. Phương pháp xử lí số liệu bằng thống kê toán học .............................................. 9
7. Giới hạn phạm vi nghiên cứu ................................................................................ 10
7.1. Về nội dung nghiên cứu ..................................................................................... 10
7.2. Về khách thể nghiên cứu .................................................................................... 10
7.3. Về thời gian nghiên cứu ..................................................................................... 10
8. Đóng góp mới của đề tài ....................................................................................... 10
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN TÂM LÝ HỌC VỀ NẾP SỐNG CÓ VĂN HÓA
CỦA SINH VIÊN .................................................................................................... 11
1.1. Khái quát vài nét về lịch sử nghiên cứu vấn đề ................................................. 11
1.1.1. Nghiên cứu ở nước ngoài ................................................................................ 11
1.1.2. Nghiên cứu ở trong nước ................................................................................ 13

1



1.2. Lý luận tâm lý học về nếp sống có văn hóa ....................................................... 16
1.2.1. Nếp sống.......................................................................................................... 16
1.2.2. Văn hóa và giá trị văn hoá............................................................................... 18
1.2.3. Nếp sống có văn hóa ....................................................................................... 22
1.3. Nếp sống có văn hóa của sinh viên .................................................................... 26
1.3.1. Một số đặc điểm tâm lý, nhân cách sinh viên ................................................. 26
1.3.2. Khái niệm về nếp sống có văn hóa của sinh viên ........................................... 29
1.3.3. Biểu hiện nếp sống có văn hóa của sinh viên ................................................. 29
1.4. Một số tiêu chí đánh giá nếp sống có văn hóa của sinh viên ............................. 33
1.5. Các yếu tố tác động tới nếp sống có văn hóa ở sinh viên .................................. 35
1.5.1. Sự phát triển của cuộc cách mạng khoa học, công nghệ................................. 35
1.5.2. Sự tác động của đổi mới kinh tế - xã hội ........................................................ 36
1.5.3. Sự tác động từ gia đình, nhà trường và xã hội ................................................ 37
1.5.4. Nhận thức và quan niệm sống của sinh viên ................................................... 38
Tiểu kết chương 1...................................................................................................... 39
Chƣơng 2. TỔ CHỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................... 40

Demo
Version
Select.Pdf
SDK
2.1. Vài nét về
địa bàn
và khách- thể
nghiên cứu.......................................................
40
2.1.1. Địa bàn nghiên cứu ......................................................................................... 40
2.1.2. Khách thể nghiên cứu...................................................................................... 41

2.1.3. Tổ chức nghiên cứu ......................................................................................... 43
2.2. Các phương pháp nghiên cứu............................................................................. 43
2.2.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận..................................................................... 43
2.2.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn ................................................ 43
Tiểu kết chương 2...................................................................................................... 46
Chƣơng 3. THỰC TRẠNG NẾP SỐNG CÓ VĂN HÓA CỦA SINH VIÊN
TRƢỜNG CAO ĐẲNG VĂN HÓA NGHỆ THUẬT ĐẮK LẮK ....................... 47
3.1. Nhận thức về sự cần thiết của việc xây dựng nếp sống có văn hóa ở SV.......... 47
3.2. Đánh giá của sinh viên về nếp sống có văn hóa của bản thân ........................... 47
3.2.1. Đánh giá về nếp sống có văn hóa ở SV nhìn tổng thể .................................... 47
3.2.2. Đánh giá về nếp sống có văn hóa ở SV nhìn từ lát cắt khác nhau .................. 52

2


3.3. Thái độ của SV đối với nếp sống có văn hóa và nếp sống thiếu văn hóa .......... 54
3.3.1.Thái độ đối với nếp sống có văn hóa trong SV hiện nay ................................. 54
3.3.2. Thái độ đối với nếp sống thiếu văn hóa trong SV hiện nay ............................ 56
3.3.3. Thái độ đối với nếp sống có văn hóa và thiếu văn hóa ở SV nhìn từ lát cắt
khác nhau................................................................................................................... 57
3.4. Mức độ biểu hiện nếp sống có văn hóa của sinh viên trường Cao đẳng Văn hóa
Nghệ thuật tỉnh Đắk Lắk ........................................................................................... 58
3.4.1. Mức độ biểu hiện nếp sống có văn hóa của SV nhìn chung ........................... 58
3.4.2. Biểu hiện nếp sống có văn hóa của SV trong học tập ..................................... 60
3.4.3. Biểu hiện nếp sống có văn hóa của sinh viên trong quan hệ ứng xử .............. 60
3.4.4. Biểu hiện nếp sống có văn hóa của SV trong sinh hoạt .................................. 62
3.4.5. Mức độ biểu hiện nếp sống có văn hóa của SV theo lát cắt khác nhau .......... 63
3.5. Các yếu tố tác động đến nếp sống có văn hóa ở SV .......................................... 64
3.6. Biện pháp nâng cao nếp sống có văn hóa ở sinh viên trường Cao đẳng VHNT
Đắk Lắk ..................................................................................................................... 66

3.6.1. Ý kiến của cán bộ quản lý, giáo viên, tổ chức đoàn và sinh viên về các biện

Demo
Version
Select.Pdf
pháp nâng cao
nếp sống
có văn-hóa
ở sinh viênSDK
....................................................... 66
3.6.2. Các biện pháp xây dựng nếp sống có văn hóa ở SV ....................................... 68
3.7. Thử nghiệm một số biện pháp tác động giáo dục nâng cao nếp sống có văn hóa
ở sinh viên ................................................................................................................. 70
3.7.1. Lý do chọn việc tác động nâng cao nhận thức của SV về những giá trị văn
hóa trong nếp sống .................................................................................................... 70
3.7.2. Nội dung và các biện pháp tác động ............................................................... 71
3.7.3. Kết quả thử nghiệm ......................................................................................... 72
Tiểu kết chương 3...................................................................................................... 75
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................ 76
1. Kết luận ................................................................................................................. 76
2. Kiến nghị ............................................................................................................... 78
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 80
PHỤ LỤC

3


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt


STT

Nghĩa đầy đủ

1

AN

Âm nhạc

2

BCHTW

Ban Chấp hành Trung ương

3

CĐSP

Cao đẳng Sư phạm

4

CĐVHNT

Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật

5


CSVN

Cộng sản Việt Nam

6

ĐTB

Điểm trung bình

7

HS

Học sinh

8

HSSV

Học sinh, sinh viên

9

LS

Lối sống

10


MT

Mỹ thuật

11

NXB

Nhà xuất bản

12

PTTH

Phổ thông trung học

13

QLVH

Quản lý văn hóa

14

SV

Sinh viên

15


TBCN

Tư bản chủ nghĩa

16

XHCN

Xã hội chủ nghĩa

Demo Version - Select.Pdf SDK

4


DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ

Bảng 2.1. Bảng phân bố khách thể nghiên cứu .........................................................42
Bảng 3.1. Đánh giá về nếp sống có văn hóa ở sinh viên...........................................48
Bảng 3.2. Đánh giá về nếp sống có văn hóa ở SV nhìn từ lát cắt khácnhau ............53
Bảng 3.3.Thái độ đối với nếp sống có văn hóa trong sinh viên hiện nay .................55
Bảng 3.4. Thái độ đối với nếp sống thiếu văn hóa trong SV hiện nay .....................56
Bảng 3.5. Thái độ đối với nếp sống văn hóa của SV nhìn từ lát cắt khác nhau .......57
Bảng 3.6. Mức độ biểu hiện nếp sống có văn hóa của sinh viên ..............................59
Bảng 3.7. Biểu hiện nếp sống có văn hóa của SV theo các lát cắt khác nhau ..........63
Bảng 3.8. Các yếu tố tác động đến nếp sống có văn hóa ở SV .................................64
Bảng 3.9. Các biện pháp nhằm nâng cao nếp sống có văn hóa cho SV ...................66
Bảng 3.10. Kết quả thực nghiệm nâng cao nhận thức và biểu hiện nếp sống có văn
hóa ở sinh viên ..........................................................................................................73


Version
- Select.Pdf
SDK
Biểu đồ 3.1. Demo
Nhận thức
về sự cần
thiết xây dựng
nếp sống có văn hóa ở SV ..........47

5


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trước yêu cầu phát triển của xã hội trong giai đoạn hiện nay, vấn đề con
người đang trở thành trung tâm của sự phát triển kinh tế - xã hội. Để tạo điều kiện
cho các trường làm tốt công tác học sinh – sinh viên (HS – SV), Bộ Giáo dục và
Đào tạo đã xác định công tác HS - SV phải hướng vào thực hiện mục tiêu đào tạo
chung của các trường là hình thành nhân cách, phẩm chất và năng lực công dân, đào
tạo người lao động tự chủ, sáng tạo và có kỹ thuật, giàu lòng nhân ái, yêu nước, yêu
chủ nghĩa xã hội, có nếp sống lành mạnh, có kiến thức văn hóa, khoa học công
nghệ, kỹ năng nghề nghiệp, có sức khỏe, có khả năng, góp phần làm cho dân giàu,
nước mạnh, đưa đất nước tiến kịp thời đại một cách hiệu quả nhất [36].
Trong sự phát triển kinh tế xã hội, văn hóa có ý nghĩa hết sức quan trọng, là
nhân tố kết dính mọi mối quan hệ kinh tế - chính trị - xã hội tạo ra động lực thúc đẩy
sự phát triển kinh tế xã hội đồng thời còn là hệ điều chỉnh sự phát triển kinh tế xã hội.
Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, sức mạnh nội sinh hun đúc nên phẩm chất,

Version
- Select.Pdf

cốt cách conDemo
người Việt
Nam trong
suốt chiềuSDK
dài lịch sử dựng nước và giữ nước.
Nền tảng đó đã giúp cho nhân dân ta vượt qua bao khó khăn, thử thách, đánh thắng
mọi kẻ thù xâm lược, giữ vững bản sắc văn hóa dân tộc và nền độc lập, chủ quyền,
toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. Nhận thức rõ vai trò quan trọng của văn hóa, trong
quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta đã đề ra đường lối, chủ trương, chính sách về
văn hóa, được thể hiện thông qua các chỉ thị, nghị quyết, nhất là Nghị quyết Trung
ương 5 (khóa VIII) về “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm
đà bản sắc dân tộc” [34]. Nghị quyết Trung ương 9 (khóa XI) “Về xây dựng và phát
triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”
[35],… góp phần bồi dưỡng tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, đạo đức, lối
sống và nhân cách của con người Việt Nam trong thời kỳ mới.
Nghị quyết hội nghị lần thứ IV – BCHTW khóa VII đã khẳng định: "Văn hóa
là nền tảng tinh thần của xã hội, một động lực thúc đẩy đồng thời là mục tiêu của
Chủ nghĩa xã hội" [52]. Vì vậy, không có phát triển kinh tế đơn thuần mà không có

6


văn hóa. Tổ chức văn hóa khoa học thế giới (UNESCO) đã khẳng định: "Các kế
hoạch phát triển không chú ý tới văn hóa sớm muộn đều dẫn tới thất bại" [39]. Đến
Nghị quyết TW9, khóa XI – Đại hội Đảng XI tiếp tục khẳng định: Văn hóa là nền
tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu, động lực phát triển bền vững đất nước. Văn hóa
phải được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội. Xây dựng nền văn hóa Việt
Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, thống nhất trong đa dạng của cộng đồng các
dân tộc Việt Nam, với các đặc trưng dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học [35].
Phát triển văn hóa vì sự hoàn thiện nhân cách con người và xây dựng con

người để phát triển văn hóa. Trong xây dựng văn hóa, trọng tâm là chăm lo xây
dựng con người có nhân cách, lối sống tốt đẹp, với các đặc tính cơ bản: yêu nước,
nhân ái, nghĩa tình, trung thực, đoàn kết, cần cù, sáng tạo.
Xây dựng nếp sống cộng đồng là luôn luôn ý thức được nhiệm vụ chính trị của
đất nước. Cuộc sống mới đang sôi nổi khẩn trương xây dựng đất nước sau bốn mươi
năm chiến tranh. Đây là công cuộc sáng tạo của tất cả mọi người chủ nhân đất nước.
Đây là cuộc sống của những con người đang viết lên trang sử mới trong một thế
giới hòa nhập, đầy biến động. Vì vậy, giáo dục cho lớp trẻ những giá trị truyền

Demo
Version
- Select.Pdf
SDK
thống văn hóa
tốt đẹp
là một nhiệm
vụ bức xúc
có nghĩa quan trọng giúp họ đứng
vững trước những tác động tiêu cực của xã hội để đảm nhận sứ mệnh nặng nề và
cao cả của mình.
Trong bối cảnh đó, Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật (CĐVHNT) Đắk Lắk
là một trong những cơ sở đào tạo nhân lực cho ngành giáo dục và nhiều ngành, nghề
quan trọng khác ở khu vực Tây Nguyên. Nhà trường có nhiệm vụ đào tạo, chuẩn hoá
đội ngũ giáo viên ngành Âm nhạc, Mỹ thuật và một số ngành thuộc lĩnh vực nghệ thuật
như: Quản lý văn hoá, Thiết kế Thời trang, Thiết kế Đồ họa, Hội họa nhằm đáp ứng
nhu cầu của xã hội. Nằm trong chiến lược đào tạo, phát triển nhân cách cho thế hệ trẻ,
việc xây dựng nếp sống có văn hóa của SV là một trong những vấn đề có ý nghĩa quan
trọng. Cho đến nay đã có một số công trình nghiên cứu đề cập đến vấn đề này nhưng
chưa có công trình nào đề cập đến việc xây dựng nếp sống văn hoá của SV trường
CĐVHNT Đắk Lắk. Do vậy, đây là một đề tài mới, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cao

trong công tác giáo dục nhân cách cho SV.

7


Xuất phát từ lý luận, thực trạng và hứng thú của bản thân về công việc chuyên
môn, tác giả lựa chọn nghiên cứu: "Nếp sống có văn hóa của SV trường Cao đẳng
Văn hóa Nghệ thuật Đắk Lắk" làm đề tài nghiên cứu luận văn tốt nghiệp chuyên
ngành tâm lý học.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên lý luận, khảo sát và đánh giá thực trạng về nếp sống có văn
hóa, luận văn đề xuất một số biện pháp tác động sư phạm nhằm nâng cao nếp sống
có văn hóa cho SV trường CĐVHNT Đắk Lắk.
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Nhận thức và mức độ biểu hiện nếp sống có văn hóa của SV Trường Cao đẳng
văn hóa Nghệ thuật Đắk Lắk.
3.2. Khách thể nghiên cứu
- Sinh viên của trường Cao đẳng văn hóa Nghệ thuật
- Cán bộ quản lý, giảng viên trường Cao đẳng văn hóa Nghệ thuật và các
chuyên gia về vấn đề nghiên cứu.

Demo
Version
Select.Pdf SDK
4. Giả thuyết
khoa học
của đề-tài
Nếp sống có văn hóa của SV trường Cao đẳng văn hóa Nghệ thuật Đắk Lắk
được thể hiện trên ba mặt đó là học tập, sinh hoạt và quan hệ - ứng xử. Mức độ nhận

thức và biểu hiện nếp sống có văn hóa ở SV còn hạn chế. Thực trạng đó do nhiều
yếu tố tác động, trong đó yếu tố tâm lý cá nhân SV tác động mạnh hơn yếu tố tâm lý
- xã hội và nếu có biện pháp tác động phù hợp, khoa học thì sẽ nâng cao nhận thức
và biểu hiện nếp sống có văn hóa ở SV.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận tâm lý học về nếp sống, văn hóa, nếp sống có
văn hóa của SV.
5.2. Khảo sát và đánh giá thực trạng nếp sống có văn hóa của SV trường Cao
đẳng Văn hóa Nghệ thuật Đắk Lắk.
5.3. Đề xuất và thử nghiệm một số biện pháp tác động sư phạm nhằm nâng
cao nếp sống có văn hóa cho SV trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Đắk Lắk.

8


6. Phƣơng pháp nghiên cứu đề tài
Để đạt kết quả khách quan, chính xác, luận văn sử dụng hệ thống các phương
pháp nghiên cứu sau:
6.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
Phương pháp này gồm các giai đoạn đọc, phân tích, hệ thống hóa, khái quát
hóa các tài liệu, các công trình có liên quan đến nếp sống, văn hóa, nếp sống có văn
hóa của SV để từ đó xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài luận văn.
6.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Nhóm phương pháp này bao gồm các phương pháp cụ thể sau:
6.2.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Phương pháp này sử dụng hệ thống bảng hỏi nhằm khảo sát thực trạng nhận
thức, thái độ, biểu hiện và các yếu tố tác động tới nếp sống có văn hóa của SV
trường CĐVHNT Đắk Lắk.
6.2.2. Phương pháp quan sát
Phương pháp này nhằm phát hiện nếp sống có văn hóa của SV CĐVH NT

thông quan việc quan sát những biểu hiện bên ngoài của SV như cách ăn mặc, qua

Select.Pdf
SDK
học tập, vui Demo
chơi, cácVersion
hoạt động- khác....
Phương
pháp này cung cấp những thông tin
cụ thể nhằm khẳng định thêm những kết quả khảo sát từ bảng hỏi chưa rõ.
6.2.3. Phương pháp phỏng vấn
Phương pháp này nhằm trao đổi, thăm dò thêm với một số SV, giảng viên nhằm bổ
sung những thông tin và khẳng định về thực trạng nếp sống có văn hóa của SV.
6.2.4. Phương pháp lựa chọn tình huống
Phương pháp này thông qua hệ thống các tình huống có liên quan tới văn hóa,
nếp sống có văn hóa ở SV để các em lựa chọn qua đó có sự đánh giá chính xác về
nếp sống có văn hóa ở SV.
6.2.5. Phương pháp thực nghiệm
Phương pháp này áp dụng một số biện pháp tác động sư phạm mà luận văn đề
xuất nhằm khẳng định tính hiệu quả và khả thi của các biện pháp đã đề xuất.
6.3. Phương pháp xử lí số liệu bằng thống kê toán học
Sử dụng các công thức toán học để tính toán số lượng, %.

9


Phiếu khảo sát được sử dụng phần mềm SPSS 20.0 để xử lý.
Trong các phương pháp nghiên cứu trên, phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
là chính còn các phương pháp khác là bổ trợ.
7. Giới hạn phạm vi nghiên cứu

7.1. Về nội dung nghiên cứu
Nếp sống văn hóa của SV là vấn đề phức tạp được biểu hiện đa dạng trong mọi
lĩnh vực đời sống SV. Trong đề tài này, luận văn chỉ tập trung phân tích, đánh giá thực
trạng nếp sống có văn hóa của SV trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật trên 3 mặt:
- Nhận thức của SV về văn hóa, các giá trị văn hóa trong nếp sống.
- Thái độ đối với những biểu hiện có văn hóa (hoặc thiếu văn hóa) ở SV.
- Biểu hiện nếp sống có văn hóa (hoặc thiếu văn hóa) ở SV.
7.2. Về khách thể nghiên cứu
- Khảo sát khách thể chính: 197 SV năm thứ nhất, năm thứ 2 và SV năm thứ 3
tại 3 khoa (khoa Sư phạm Âm nhạc, Mỹ thuật và Khoa Văn hóa - Thông tin) của
trường CĐ VHNT Đắk Lắk.
- Khách thể phụ: 20 cán bộ quản lý, giảng viên của trường CĐ VHNT Đắk

Demo
Version
Select.Pdf
Lắk. Các khách
thể nghiên
cứu -này
chủ yếu là SDK
dùng phương pháp phỏng vấn.
7.3. Về thời gian nghiên cứu
Từ tháng 11 năm 2017 đến tháng 10 năm 2018.
8. Đóng góp mới của đề tài
- Đề tài luận văn làm sáng tỏ về cơ sở lý luận tâm lý học về văn hóa, giá trị văn
hóa và nếp sống có văn hóa ở SV trong bối cảnh xã hội xã hiện nay.
- Chỉ ra được các biểu hiện về nếp sống có văn hóa của SV trường CĐ VHNT
trên các mặt hoạt động cơ bản của sinh viên như học tập, quan hệ ứng xử và trong
sinh hoạt hàng ngày.
- Đưa ra các biện pháp tác động sư phạm phù hợp với khách thể nghiên cứu trên

nhằm nâng cao nếp sống có văn hóa ở họ.

10



×