Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

Phật giáo việt nam thời tự đức (1848 – 1883) (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.93 MB, 16 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

NGUYỄN VĂN LẠNG

PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỜI TỰ ĐỨC
(1848 – 1883)
Demo Version - Select.Pdf SDK

LUẬN VĂN THẠC SĨ SỬ HỌC

Thừa Thiên Huế, năm 2018


ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

NGUYỄN VĂN LẠNG

PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỜI TỰ ĐỨC
(1848 – 1883)
Demo Version - Select.Pdf SDK

Chuyên ngành: LỊCH SỬ VIỆT NAM
Mã số: 8 22 90 13

LUẬN VĂN THẠC SĨ SỬ HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. HUỲNH CÔNG BÁ

Thừa Thiên Huế, năm 2018




LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi,
các số liệu và kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung
thực, được các đồng tác giả cho phép sử dụng và chưa từng
được công bố trong bất kỳ một công trình nào khác.

Tác giả

Nguyễn Văn Lạng

Demo Version - Select.Pdf SDK

ii


Lời Cảm Ơn
Sau một thời gian nghiên cứu và nhận được sự giúp đỡ tận
tình của thầy giáo TS. Huỳnh Công Bá, Tôi đã hoàn thành
đề tài luận văn Thạc sĩ “Phật giáo Việt Nam thời Tự Đức
(1848 – 1883)”.
Để hoàn thành tốt đề tài này, Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu
sắc và chân thành nhất đến thầy giáo hướng dẫn TS. Huỳnh
Công Bá, người đã truyền đạt những kinh nghiệm quý báu và
tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu. Tôi xin gửi
lời cảm ơnDemo
đến Version
quý thầy- Select.Pdf
cô Khoa SDK

Lịch sử Trường Đại Học
Sư Phạm và Đại học Khoa học – Đại học Huế, đã cố công
truyền thụ tri thức cho tôi trong thời gian học tập tại Trường
Đại Học Sư Phạm Huế.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Huế, ngày 26 tháng 10 năm 2018
Học viên

Nguyễn Văn Lạng

P1


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA .................................................................................................. i
LỜI CẢM ĐOAN ..................................................................................................ii
LỜI CẢM ƠN .......................................................................................................iii
MỤC LỤC.............................................................................................................. 1
DANH MỤC VIẾT TẮT ....................................................................................... 3
MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 4
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................. 4
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ................................................................................... 4
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 8
4. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................ 9
5. Phương pháp và nguồn tài liệu nghiên cứu .......................................................... 9
5.1. Những phương pháp nghiên cứu được sử dụng ................................................. 9
5.2. Những nguồn tài liệu nghiên cứu được sử dụng .............................................. 10
6. Đóng góp của luận văn ...................................................................................... 11
7. Bố cục của luận văn ........................................................................................... 11
Chương 1: VÀI NÉT VỀ TÌNH HÌNH VIỆT NAM NỬA ĐẦU THẾ KỶ XIX

VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA PHẬT GIÁO VIỆT NAM TRƯỚC THỜI TỰ
ĐỨC (1848 – 1883) .............................................................................................. 13

Demo Version - Select.Pdf SDK

1.1. Sơ lược bối cảnh lịch sử Việt Nam nửa đầu thế kỷ XIX .................................. 13
1.2. Sơ lược tình hình Phật giáo Việt Nam trước thời Tự Đức ............................... 18
1.2.1. Sơ lược Phật giáo Việt Nam từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XVIII ..................... 19
1.2.2. Sơ lược Phật giáo Việt Nam nửa đầu thế kỷ XIX ......................................... 22
1.2.3. Sơ lược về các tông phái tại Việt Nam ......................................................... 24
* Tiểu kết chương 1 ............................................................................................. 27
Chương 2: SỰ TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH QUYỀN PHONG KIẾN ĐẾN SỰ
HOẠT ĐỘNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA PHẬT GIÁO DƯỚI THỜI TỰ ĐỨC
(1848 – 1883) ........................................................................................................ 28
2.1. Triều đình Tự Đức thực hiện chức năng quản lý của nhà nước đối với cơ sở thờ
tự Phật giáo (1848 – 1883) .................................................................................... 28
2.2. Triều đình Tự Đức thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với thành phần
xuất sĩ (Phật giáo). ................................................................................................. 31
2.3. Triều đình Tự Đức sử dụng nghi lễ Trai đàn Chẩn tế của Phật giáo để “cầu quốc
thái dân an” ........................................................................................................... 39
* Tiểu kết chương 2 ............................................................................................. 43

1


Chương 3: TÌNH HÌNH PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỜI TỰ ĐỨC (1848 – 1883) 45
3.1. Hệ thống cơ sở thờ tự ..................................................................................... 45
3.2. Hệ thống tượng thờ và cách thức bài trí tượng thờ .......................................... 53
3.2.1. Hệ thống tượng thờ ...................................................................................... 53
3.2.2. Cách thức bài trí tượng thờ .......................................................................... 55

3.3. Hệ thống kinh sách ......................................................................................... 58
3.4. Sinh hoạt Phật giáo ......................................................................................... 61
3.4.1. Phương thức tu tập của giới xuất sĩ ở thời Tự Đức ....................................... 61
3.4.2. Nghi lễ Phật giáo ......................................................................................... 64
3.5. Những vị xuất sĩ nổi danh ............................................................................... 69
3.6. Thành tựu về nghệ thuật Phật giáo thời Tự Đức .............................................. 81
3.6.1. Nghệ thuật kiến trúc ..................................................................................... 81
3.6.2. Nghệ thuật tạo hình ...................................................................................... 86
3.6.3. Nghệ thuật diễn xướng ................................................................................. 90
* Tiểu kết chương 3 ............................................................................................. 93
KẾT LUẬN .......................................................................................................... 95
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 97
PHỤ LỤC ............................................................................................................. P1

Demo
- Select.Pdf
Phụ lục 1: Vài
nét vềVersion
thân thế và
sự nghiệp vuaSDK
Tự Đức (1829 – 1883) ................. P1
Phụ lục 2: Sơ lược về truyền thừa của Thiền phái Lâm Tế tại Việt Nam ................ P5
Phụ lục 3: Truyền thống tu học của thiền Lâm Tế ở Việt Nam trước thời Tự Đức . P9
Phụ lục 4: Một số hình ảnh chùa Việt Nam .......................................................... P11
Phụ lục 5: Hoạt động thực tế, tìm hiểu nghệ thuật kiến trúc chùa Từ Hiếu (Huế)......... P16
Phụ lục 6: Hoạt động thực tế, tìm hiểu nghệ thuật tạo hình của Phật giáo Việt Nam
thời Tự Đức tại chùa Từ Hiếu (Huế) .................................................................... P19
Phụ lục 7: Hoạt động thực tế, tìm hiểu pháp khí và nhạc khí trong nghệ thuật diễn
xướng Phật giáo (ảnh chụp tại chùa Từ Hiếu - Huế) ............................................ P21
Phụ lục 8: Giới thiệu các hình thức diễn xướng thông qua nghi lễ Trai đàn Chẩn tế

thời Tự Đức ......................................................................................................... P23

2


BẢNG CHỮ VIẾT TẮT

Nxb :

Nhà xuất bản

Tr

Trang

:

Demo Version - Select.Pdf SDK

3


MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Lịch sử Việt Nam thời Tự Đức (1848 – 1883) là một giai đoạn đầy biến động,
đây được xem như thời kỳ bản lề chuyển giao giữa thời trung đại và cận đại ở Việt
Nam. Triều Tự Đức, là triều đại để lại dấu ấn đặc biệt trong lịch sử dân tộc với hai
vấn đề: tôn giáo và bảo vệ chủ quyền đất nước. Trong vấn đề tôn giáo, hoạt động
nghiên cứu thường đề cập đến Công giáo, những vấn đề về Phật giáo thời Tự Đức
ít được nhắc đến. Như vậy, cùng nằm trong hệ thống quản trị tôn giáo của triều

đình Tự Đức, Phật giáo có quá trình tồn tại như thế nào, đây là điều cần quan tâm
tìm hiểu.
Về phía Phật giáo đã có quá trình đồng hành, gắn bó cùng dân tộc hơn hai
ngàn năm. Tư tưởng của Phật giáo đã trở thành một điểm tựa tâm linh, góp phần
định hình bản sắc văn hóa dân tộc, đóng góp vai trò trong cuộc đấu tranh chống Hán
hóa của tập đoàn quân chủ phong kiến phương Bắc dưới thời Bắc thuộc. Và tôn
giáo này cũng đã góp sức vào công cuộc trị nước, ở thời đầu tự chủ. Đồng thời, Phật
giáo cũng đã đóng góp trên một số lĩnh vực, như văn hóa, và tư tưởng. Và truyền

Demo
- Select.Pdf
thống đó còn
có ảnhVersion
hưởng đến
thời vua TựSDK
Đức như thế nào? Câu hỏi này cần
được quan tâm luận giải.
Nghiên cứu Phật giáo Việt Nam nói chung, thì đã được nhiều học giả quan tâm.
Nhưng vẫn chưa có công trình nào riêng biệt nghiên cứu về Phật giáo dưới thời Tự
Đức. Những câu hỏi đặt ra liên quan đến diện mạo, đặc điểm, vai trò của Phật giáo
giai đoạn này là vấn đề cần quan tâm luận giải. Vì vậy, chúng tôi quyết định chọn
đề tài “Phật giáo Việt Nam thời Tự Đức (1848 – 1883)” làm luận văn thạc sĩ, trong
chương trình đào tạo cao học chuyên ngành Lịch sử Việt Nam tại Trường Đại học
Sư phạm - Huế (2018).
2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ
Những vấn đề xoay quanh chủ đề Phật giáo Việt Nam thời Tự Đức (1848 –
1883), vốn được nhiều học giả quan tâm, tuy nhiên vẫn còn tản mạn. Một trong
những hoạt động nghiên cứu sớm nhất về chủ đề này, là những bài nghiên cứu công
bố trên tạp chí Những người bạn cố đô Huế (B.A.V.H) hồi đầu thế kỷ XX. Như các
bài viết Chùa Quốc Ân: ngài khai sơn, các vị trụ trì của tác giả L. Cadière; Chùa


4


Thiên Mẫu của tác giả A.Bonhome; Chùa Báo Quốc của tác giả J.A.Laborde [62,
tr.9-10]; Liệt kê đền miếu và các nơi thờ tự ở Huế của các tác giả A.Sallet và
Nguyễn Đình Hòe [81]... Qua những bài nghiên cứu này, Phật giáo Đàng Trong
bước đầu được khơi gợi, và Phật giáo thời Tự Đức cũng theo đó được diễn giải
phần nào.
Khoảng đầu thế kỷ XX, tác giả Trần Trọng Kim cho ra đời tác phẩm Phật
Lục1 [39]. Sách gồm 109 trang, với sáu phân mục. Theo lời giới thiệu của tác giả thì
sách này chỉ nói về truyện nhà Phật chứ không phải là công trình nghiên cứu. Tuy
vậy, tham cứu sách này có phần ghi chép về Sự thờ phụng và cách bài trí các tượng
trong chùa (mục V), và phần Mấy cảnh chùa ở Bắc Kỳ (mục Phần phụ thêm). Hai
phần này được trình bày dài 38 trang, từ trang 72 đến trang 109, với cấu trúc nội
dung gồm có kênh chữ, kênh hình và sơ đồ. Thông qua đó, những giá trị lịch sử
Phật giáo thời Nguyễn nói chung và thời Tự Đức nói riêng, phần nào được trình bày.
Những thông tin như vậy, có giá trị tư liệu hữu ích cho luận văn này.
Về sau giới xuất sĩ cũng quan tâm xây dựng tư liệu lịch sử cho tôn giáo
mình. Có thể kể đến một số tác phẩm tiêu biểu như sau.
Năm 1943,
nhàVersion
sư Mật Thể
biên soạn cuốn
Việt Nam Phật giáo sử lược2 [93].
Demo
- Select.Pdf
SDK
Sách gồm 247 trang với cấu trúc 2 phần, phần tự luận gồm 4 chương, từ trang 17
đến trang 62, phần lịch sử gồm 10 chương, từ trang 63 đến trang 230. Trong đó,

phần viết về lịch sử Phật giáo Việt Nam thời Tự Đức (1848 – 1883), nằm trong
khoảng chương 9, với tên gọi Phật giáo trong thời kỳ cận đại (Triều Nguyễn).
Phần này được trình bày từ trang 215 đến trang 224 với hai vấn đề, một là các vị
danh tăng triều Nguyễn và hai là hiện trạng suy đồi. Qua đó, cho thấy tác giả có cái
nhìn về một nền Phật giáo ở giai đoạn khủng hoảng. Sách viết: “Từ lúc vận nước
thay đổi, Phật giáo cũng bắt đầu đình đốn và lần đến suy đồi” [93, tr.215]. Tác giả
nhìn nhận một sự thật rằng: “Phật giáo về thời này đã kém lắm rồi, nên các triều

Hiện tại, chúng tôi chưa tra rõ năm xuất bản đầu tiên của cuốn sách Phật Lục. Bản sách dùng trong luận văn
này là ấn bản in lần thứ hai vào năm 1940, do Editions Le-Thang phát hành. Theo thông tin ghi chép trong
sách này thì cuốn sách có sự hỗ trợ của ông Nguyễn Thiện Thuật, nhân vật này qua đời năm 1940. Cả hai vị
này đều có đóng góp cho tạp chí Nam Phong, vậy nên, khả năng thông tin về cuốn sách sẽ có ghi chép tại tạp
chí này.
2
Tài liệu được sử dụng trong luận văn này là do nhà sách Minh Đức (Đà Nẵng) tái bản và phát hành vào năm
1970.
1

5


vua vẫn tín ngưỡng sùng phụng, làm chùa đúc tượng mà tinh thần Phật giáo vẫn
suy” [93, tr.222]. Đoạn tiếp, tác giả bàn về thực trạng của đạo Phật lúc này “từ vua
quan cho đến thứ dân, ai ai cũng an trí đạo Phật ở sự cúng cấp cầu đảo chứ không
biết gì khác nữa... Phần đông Tăng đồ chỉ nghĩ đến danh vọng, chức tước: xin
bằng Tăng Cang, Trú trì, Sắc tứ... Bởi vậy cảnh chùa trong nước đã thành những
cảnh gia đình riêng, không còn gì là tính cách đoàn thể của một tôn giáo nữa. Họ
sống trong Phật giáo hầu hết chỉ dốt và quên” [93, tr.223]... Có thể nói, cái nhìn
mà tác giả đưa ra về nền tảng Phật giáo lúc này là khá khắc khe và dễ dẫn đến bi
quan. Những nhận định đó cần phải có quá trình xét lại, gạn đục khơi trong và như

vậy mới tìm ra được toàn cảnh của bức tranh Phật giáo Việt Nam lúc này.
Năm 1978, tác giả Nguyễn Lang cho ra đời tập 2 của bộ sách Việt Nam Phật
giáo sử luận [32] tại Pháp. Tập 1 của bộ sách này đã giải quyết những vấn đề của
Phật giáo đến hết thời nhà Trần. Và tập 2, tiếp nối từ đó cho đến hết thời nhà
Nguyễn. Tập 2, được tác giả trình bày trong 9 chương, từ chương 17 đến chương
25. Những vấn đề Phật giáo Việt Nam thời Tự Đức (1848 – 1883), được trình bày
lồng ghép trong phần các danh tăng triều Nguyễn (chương XXV). Chương này

Demo
- Select.Pdf
gồm 23 vị danh
tăngVersion
được trình
bày, trong đóSDK
có 4 vị hành đạo vào thời vua Tự
Đức: Thiền Sư Liễu Triệt (? – 1882); Thiền Sư Diệu Giác (1805 – 1895); Thiền
Sư Giác Ngộ (năm 1842 trụ trì chùa Diệu Dế); Thiền Sư Đạo Thông (xuất gia năm
1870).
Năm 2001, nhóm tác giả Thích Hải Ấn, Hà Xuân Liêm cho xuất bản sách
Lịch sử Phật giáo xứ Huế3 [3]. Trước đó, tác giả Hà Xuân Liêm cũng đã cho xuất
bản tác phẩm với tên gọi tương tự (2000). Bản sách viết riêng của tác giả Hà Xuân
Liêm (2000) gồm 713 trang, bản sách viết chung gồm 872 trang (cùng khổ chuẩn
A5). Nhóm tác giả nghiên cứu về Lịch sử Phật giáo xứ Huế, trong điều kiện Huế
vừa là trung tâm chính trị vừa là trung tâm Phật giáo của cả nước. Qua đó, có thể
phác họa được bức tranh Phật giáo thời nhà Nguyễn và phần nào hiển lộ nội dung
Phật giáo Việt Nam thời Tự Đức (1848 – 1883). Phần lịch sử này được nhóm tác
giả trình bày ở chương 3 với tên gọi Phật giáo Huế 1802 – 1945, từ trang 245 đến
trang 435. Nội dung nhắc đến bối cảnh lịch sử, sự ngoại hộ của hoàng triều cho sự
3


Bản sách được sử dụng trong luận văn này là tái bản lần thứ 2 vào năm 2006.

6


phát triển Phật giáo, hệ thống chùa chiền, những vị cao tăng. Nhóm tác giả đã đưa
ra quan điểm về tình hình Phật giáo triều Tự Đức như sau: Vua Tự Đức (1848 –
1883) lên ngôi, thực hiện một đường lối chuyên đoán, khép chặt, triều thần công
kích Phật giáo (1849), xin bỏ đạo Phật (1858) …[3, tr.256]. Hay việc, nhóm tác giả
tỏ lòng bất bình khi vua Tự Đức phong thần đối với các vị danh tăng thời trước.
Qua quá trình luận giải, nhóm tác giả đi đến kết luận: Phật giáo Huế (Việt Nam/
Triều Nguyễn) lúc này “phát triển về chiều rộng mà suy giảm về chiều sâu. Phát
triển về số lượng chùa chiền, Tăng sĩ, nhưng suy giảm về mặt học lý” [3, tr.261].
Những quan điểm như vậy được chúng tôi tiếp thu và xem xét them.
Ngoài những tác phẩm đi vào trực tiếp luận bàn về lịch sử Phật giáo (thời Tự
Đức), thì các tác phẩm khác bàn luận về tiểu sử của các vị xuất sĩ nổi danh. Qua đó,
làm sáng tỏ thêm phần lịch sử Phật giáo (thời Tự Đức). Có thể kể đến một số tác
phẩm sau. Sách Thiền sư Việt Nam [101]4, tác giả Thích Thanh Từ xuất bản năm
1972, có 5 vị thiền sư sống vào thời vua Tự Đức. Sách Tiểu sử danh Tăng Việt
Nam [7], xuất bản năm 1996, có hơn 30 vị thiền sư hành đạo vào thời vua Tự Đức.
Sách Chư tôn thiền đức và cư sĩ hữu công Phật giáo Thuận Hóa [19], trong đó tập
1 xuất bản năm
2011,Version
có hơn 30- Select.Pdf
vị thiền sư hành
đạo vào thời vua Tự Đức. Những
Demo
SDK
tư liệu trên đây là cơ sở nghiên cứu bổ ích cho luận văn này.
Ngoài ra, còn có rất nhiều sản phẩm sử học về Phật giáo Việt Nam của giới

nghiên cứu sau này. Điều này dần dần lấp khoảng trống lịch sử Phật giáo Việt
Nam thời Tự Đức (1848 – 1883).
Năm 1988, nhóm nghiên cứu của Viện Triết học đã công bố cuốn Lịch sử
Phật giáo Việt Nam [95]. Trong đó, đề cập đến Phật giáo Việt Nam thời Nguyễn
với tiêu đề là: “Tình hình Phật giáo trong thời kì Nho giáo độc tôn dưới triều
Nguyễn” (chương 3). Nội dung tập trung bàn về chính sách của các vị vua đầu triều
Nguyễn đối với Phật giáo. Nhóm tác giả đi đến nhận định: các vua Nguyễn thực
hiện chính sách hạn chế Phật giáo, khiến cho tình hình Phật giáo “trong một lúc
nào đó có phần bị suy giảm, mất vị trí cao trong xã hội, không được phát triển tràn
lan, sư tăng không được coi trọng […] Tuy vậy, chính sách hạn chế đó không thể
ngăn chặn được sự phát triển liên tục của Phật giáo” [95, tr.355].
4

Bản sách dùng trong luận văn xuất bản năm 1999.

7


Năm 1993, nhóm tác giả Hà Văn Tấn, Nguyễn Văn Kự, Phạm Ngọc Long
cho ra đời tác phẩm Chùa Việt Nam [83], đến năm 2013 tác phẩm này được tái bản,
sửa chữa và bổ sung (lần in thứ 5). Sách tập trung giới thiệu 122 ngôi chùa tiêu
biểu trên cả nước qua các thời kỳ lịch sử. Riêng chùa vào thời Tự Đức thì chỉ có
một trường hợp được xây dựng mới trên nền cũ.
Bên cạnh những sản phẩm là sách báo, thì mảng đề tài này, đến nay còn có
các công trình nghiên cứu là luận án tiến sĩ.
Năm 2010, có luận án Chính sách tôn giáo thời Tự Đức (1848– 1883) của
tác giả Nguyễn Ngọc Quỳnh. Và sau đó, luận án này đã xuất bản thành sách [68].
Sách được trình bày qua 4 chương, dày 363 trang, trong đó những vấn đề về chính
sách và biểu hiện của Phật giáo thời vua Tự Đức được tác giả lồng ghép với phần
các tôn giáo truyền thống. Chủ yếu được trình bày ở chương 2, từ trang 56 đến

trang 144. Tại đây, ngoài vấn đề khai thác được hệ thống tư liệu để phụ vụ cho
nhận định của tác giả, thì tác giả còn cung cấp cái nhìn đa chiều, mang tính đối
sánh với các tôn giáo khác. Năm 2012, có luận án Chùa sắc tứ ở xứ Huế [28] của
tác giả Tạ Quốc Khánh. Luận án gồm 4 chương, trong đó, nội dung liên quan đến

Demo
Version
- Select.Pdf
SDK
Phật giáo thời
Tự Đức
được trình
bày ở chương
2 và 3. Chương 2, được trình bày
từ trang 54 đến trang 91 với tên gọi: Lược sử xây dựng, kiến trúc, đối tượng thờ và
di vật của chùa sắc tứ ở xứ Huế. Chương 3, được trình bày từ trang 92 đến trang
145 với tên gọi: Các truyền phái và hoạt động tôn giáo của chùa sắc tú ở xứ Huế
dưới thời Nguyễn. Năm 2016, có luận án Phật giáo Việt Nam thời Minh Mạng
(1820 – 1840) [62] của tác giả Nguyễn Duy Phương. Tuy đề tài là khác về triều
vua nhưng cùng triều đại nhà Nguyễn, nên đề tài này là cơ sở tham chiếu để thực
hiện luận văn này.
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là Phật giáo Việt Nam thời Tự Đức (1848
– 1883). Bao gồm những chính sách đối với Phật giáo của triều đình Tự Đức, và
những biểu hiện thực tế của tình hình Phật giáo lúc bấy giờ.
Phạm vi nghiên cứu bao gồm các mặt không gian, thời gian, và chủ thể nghiên
cứu. Về không gian nghiên cứu của luận văn là rộng khắp cả nước, nhưng chú trọng

8



ở các trung tâm chính là Hà Nội, Thừa Thiên Huế và thành phố Hồ Chí Minh, trong
đó trực tiếp nhất là Huế (Kinh đô Phật giáo). Về mặt thời gian nghiên cứu của luận
văn được tính theo niên hiệu vua Tự Đức: từ năm 1848 đến năm 1883. Về mặt chủ
thể của luận văn là phần Phật giáo của người Việt (Kinh), và bỏ qua phần Phật giáo
của các cộng đồng tộc người khác.
4. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Mục tiêu là phác dựng lại bức tranh tổng quan về Phật giáo Việt Nam thời vua
Tự Đức trị vì, từ năm 1848 đến năm 1883. Từ đó, chỉ ra những đặc điểm, tính chất,
vai trò của Phật giáo trong đời sống xã hội lúc bấy giờ. Cũng như, rút những bài học
lịch sử đóng góp cho công cuộc xây dựng văn hóa dân tộc ngày nay.
Luận văn tập trung thực hiện một số nhiệm vụ sau: 1- Trình bày và phân tích
những điểm chính về bối cảnh đất nước đầu thế kỉ XIX, và nền tảng Phật giáo Việt
Nam trước thời Tự Đức. 2- Trình bày và phân tích chính sách đối với Phật giáo của
triều đình thời Tự Đức (1848 – 1883). Chủ yếu tập trung trên các phương diện về cơ
sở thờ tự, người xuất sĩ và nếp sống tôn giáo. 3- Tái hiện một cách cơ bản tình hình
Phật giáo Việt Nam thời Tự Đức (1848 – 1883).
5. PHƯƠNG
VÀ -NGUỒN
TÀI LIỆU
DemoPHÁP
Version
Select.Pdf
SDK NGHIÊN CỨU
5.1 Những phương pháp nghiên cứu được sử dụng:
- Sử dụng phương pháp lịch sử và phương pháp lôgic: Đây là hai phương pháp
cơ bản nhất trong hoạt động nghiên cứu lịch sử. Qua đó, có thể khai thác hệ thống
tư liệu bàn về Phật giáo Việt Nam thời Tự Đức một cách hệ thống và đầy đủ. Nhằm
phác dựng lại lịch sử phát triển của Phật giáo thời Tự Đức (1848 – 1883).
- Sử dụng phương pháp so sánh cả ở góc độ lịch đại và đồng đại để có thể tìm

ra những nét nổi bật của Phật giáo lúc bấy giờ, lấy đó làm cơ sở để nhận định mức
độ phát triển của Phật giáo thời Tự Đức (1848 – 1883).
- Sử dụng phương pháp thống kê để định lượng những cơ sở tạo nên chỉnh thể
của Phật giáo đương thời (chùa, tượng, pháp khí, đại lễ…).
- Sử dụng phương pháp điền dã để khai thác các nguồn tư liệu truyền miệng
cũng như các tư liệu văn bản còn tản mạn trong dân gian. Đồng thời đây còn là quá
trình đối chiếu, xác minh các nguồn tư liệu có sẵn (là những sản phẩm nghiên cứu
hoặc tư liệu gốc đã được công bố).

9


5.2. Những nguồn tài liệu nghiên cứu được sử dụng:
Tài liệu được sử dụng để nghiên cứu là những tài liệu trình bày tại mục tài
liệu tham khảo. Bao gồm bốn nhóm tài liệu chính: tài liệu do triều đình biên soạn
(1), tài liệu nghiên cứu văn khắc Hán – Nôm trong dân gian (2), tài liệu nghiên cứu
về lịch sử Phật giáo Việt Nam và các vùng lãnh thổ qua các thời kỳ (3), tài liệu
nghiên cứu về lịch sử và văn hóa Việt Nam qua các thời kỳ (4).
- Tài liệu do triều đình biên soạn (đã dịch ra chữ quốc ngữ) bao gồm:
Bộ Đại Nam thực lục (10 tập), do nhà xuất bản Giáo Dục xuất bản năm 2007.
Trong đó, phần ghi chép về lịch sử triều Tự Đức là các tập 7 (dày 1570 trang, khổ
B5 chuẩn) và 8 (dày 686 trang, khổ B5 chuẩn). Ngoài ra, để làm cơ sở đối chứng thì
cần phải tham cứu các chính sách đối với Phật giáo thời vua Gia Long (tập 1), thời
vua Minh Mạng (tập 2,3,4,5), vua Thiệu Trị (tập 6).
Bộ Khâm đinh Đại Nam hội điển sự lệ (chính biên), bộ 8 tập, do nhà xuất
bản Thuận Hóa, xuất bản vào năm 2005. Trong đó, ghi chép những việc từ thời vua
Gia Long (1802) đến thời vua Tự Đức (1851). Năm 2004, Viện Sử học kết hợp
cùng Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô và nhà xuất bản Thuận Hóa, để tiến hành
xuất bản bộ Demo
tục biênVersion

gồm 10 tập.
Bộ này ghi SDK
chép những việc từ thời vua Tự Đức
- Select.Pdf
(1852) đến thời vua Duy Tân (1916). Như vậy, để phục vụ luận văn này thì cần
tham cứu đầy đủ cả bộ chính biên (thời Tự Đức từ năm 1848 đến năm 1851) và bộ
tục biên (thời Tự Đức từ năm 1852 đến năm 1883).
Bộ Hoàng Việt luật lệ, bộ 5 tập, do nhà xuất bản Văn hóa – Thông tin xuất
bản vào năm 1994. Bộ luật này ra đời từ thời vua Gia Long (1802 – 1819), và là bộ
luật áp dụng cho cả triều đại nhà Nguyễn. Qua đó, đã có những quy định các
phương thức ứng xử, nếp sống văn hóa gắn liền với Phật giáo. Đây là cơ sở tham
khảo không thể thiếu trong mảng đề tài này.
Ngoài ra còn có tài liệu Châu bản, được tác giả Lý Kim Hoa biên tập và dịch
thuật thành một tác phẩm riêng biệt, trình bày về Tư liệu Phật giáo…
- Tài liệu nghiên cứu văn khắc Hán – Nôm trong dân gian (đã dịch ra chữ
quốc ngữ) bao gồm: Thư mục thác bản văn khắc Hán – Nôm Việt Nam, bộ 8 tập, do
tổ hợp các viện: Viện Cao Học Thực Hành, Viện Nghiên Cứu Hán Nôm, Viện Viễn
Đông Bác Cổ Pháp, xuất bản năm 2010. Bộ Tuyển dịch văn bia chùa Huế, gồm 2

10


tập, của dịch giả Lê Nguyễn Lưu, do Tạp chí Nghiên Cứu và Phát Triển xuất bản
năm 2017.
- Tài liệu nghiên cứu về lịch sử Phật giáo Việt Nam và các vùng lãnh thổ qua
các thời kỳ: Gồm các tác phẩm: Việt Nam Phật giáo sử lược (Mật Thể), Việt Nam
Phật giáo sử luận (Nguyễn Lang), Lịch sử Phật giáo Việt Nam (Lê Mạnh Thát),
Tiểu sử danh Tăng Việt Nam (Thích Đồng Bổn), Lịch sử Phật giáo xứ Huế (Thích
Hải Ấn – Hà Xuân Liêm), Chính sách tôn giáo thời Tự Đức (1848 – 1883) (Nguyễn
Ngọc Quỳnh), Luận án Tiến sĩ – Chùa sắc tứ ở xứ Huế (Tạ Quốc Khánh), Luận án

Tiến sĩ - Phật giáo Việt Nam thời Minh Mạng (1820 – 1840) (Nguyễn Duy
Phương) ...
- Ngoài ra, còn một số tài liệu khác nghiên cứu về lịch sử và văn hóa Việt
Nam qua các thời kỳ. Cũng như các bộ từ điển chuyên môn như: Phật quang đại từ
điển xuất bản tại Đài Loan. Cùng với hệ thống các bài viết công bố trên các tạp chí
như Nghiên cứu tôn giáo, Nghiên cứu và Phát triển, Thông báo Hán – Nôm học….
6. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN
Những đóng góp của luận văn bao gồm:

Demo
Version
Select.Pdf
- Luận
văn cung
cấp hệ- thống
tư liệu SDK
về Phật giáo Việt Nam thời Tự Đức
(1848 – 1883) có giá trị về mặt sử liệu.
- Luận văn trình bày và phân tích cơ sở và thực trạng tồn tại và thực trạng tồn
tại của Phật giáo thời Tự Đức, đồng thời khẳng định vai trò của Phật giáo trong sự
nghiệp phát triển văn hóa dân tộc thời Tự Đức (1848 – 1883).
- Kết quả nghiên cứu của đề tài là một sản phẩm thành văn, là cơ sở tham
khảo cho những ai quan tâm về lĩnh vực này.
7. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN
Ngoài mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung chính của luận
văn được chia làm 3 chương:
Chương 1: Vài nét về tình hình Việt Nam nửa đầu thế kỷ XIX và sự phát triển
của Phật giáo trước thời Tự Đức. Luận văn trình bày về bối cảnh lịch sử để nắm rõ
trạng thái tồn tại của xã hội lúc bấy và nó tác động đến Phật giáo như thế nào.
Nghiên cứu về nền tảng Phật giáo từ quá khứ (trước đó), để hiểu rõ truyền thống

phát triển của Phật giáo và thực hiện phép so sánh lịch đại.

11


Chương 2: Sự tác động của chính quyền phong kiến đến sự hoạt động và phát
triển của Phật giáo dưới thời Tự Đức (1848 – 1883). Luận văn trình bày về hoạt
động quản lý của triều đình Tự Đức đối với Phật giáo. Chủ yếu khai thác trên
phương diện cấu thành của Phật giáo là cơ sở thờ tự, giới xuất sĩ và nếp sống đạo
đức tôn giáo. Đó là cơ sở để phân tích và nhận định về chính sách phát triển Phật
giáo của triều đình Tự Đức.
Chương 3: Tình hình Phật giáo Việt Nam thời Tự Đức (1848 – 1883). Luận
văn trình bày về các yếu tố biểu thị sự tồn tại của Phật giáo. Như, hệ thống chùa
chiền, hệ thống truyền thừa của thành phần xuất sĩ, nếp sống sinh hoạt của thành
phần xuất sĩ, những thành tựu trong nghệ thuật Phật giáo.

Demo Version - Select.Pdf SDK

12



×