Tải bản đầy đủ (.doc) (77 trang)

thiết kế nhà máy sản xuất bao gối

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (365.24 KB, 77 trang )

PHẦN I : MỞ ĐẦU
I.TẦM QUAN TRỌNG VÀ SỰ RA ĐỜI CỦA NGÀNH GIẤY
Giấy và các sản phẩm giấy đóng vài trò quan trọng trong mọi lĩnh vực hoạt
động của con người, đặc biệt trong xã hội văn minh thì giấy không thể thiếu
được, nó là một vận dụng không gần gũi nhất với con người.
Lúc đầu ông cha ta phát minh ra giấy với ý thức là sử dụng giấy để cung cấp
các phương tiện ghi chép, lưu trữ và phổ biến thông tin. Chính vì vậy đã có lúc
ngành giấy dần dần mất bị mai một do sự phát triển của công nghệ thông tin, một
chiếc đĩa nhỏ có thể lưu trữ được một lượng thông tin tương đương với một cuốn
sách dầy hàng nghìn trang hoặc hơn thế nữa.
Tuy nhiên thực tế chứng minh, khi công nghệ thông tin bùng nổ càng lớn thì
nhu cầu sử dụng cũng tăng theo. Hơn nữa, do thói quen, người ta thích đọc
những cuốn truyện, những chứng từ… bằng giấy hơn là phải ngồi đọc trên màn
hình vi tính, cùng với sự tiện lợi khác của giấy mà ngày nay nhu cầu càng ngày
càng lớn và ngành công nghệ giấy vẫn được phát triển không ngừng.
Giấy ngoài việc dùng để cung cấp các phương tiện ghi chép, lưu trữ và phổ biến
thông tin nó còn được dùng rộng rãi để bao gói, làm vật liệu xậy dựng, vật liệu
cách điện …Ngoài những ứng dụng truyền thống đó, việc sử dụng, ứng dụng
giấy và các sản phẩm giấy hầu như không có giới hạn, một sản phẩm mới đang
và sẽ khám phá, phát triển, đặc biệt trong lĩnh vực điện và điện tử
Bên cạch những công dụng quan trọng của giấy,ngành giấy còn tạo việc làm cho
người lao động tăng thu nhập cho mỗi quốc gia.
Có thể nói sự tiến bộ của mỗi quốc gia, sự văn minh của loài người luôn gắn
chặt với ngành sản xuất giấy, tức là không thể tách rời một nền văn minh với sự
đa dạng về chủng loại các sản phẩm giấy chất lượng cao cùng với sự ứng dụng
không giới hạn của chúng. Hơn thế nữa, hoàn toàn có thể lấy năng suất giấy, khối
lượng tiêu thụ giấy để đánh giá sự phát triển của mỗi quốc gia hay của toàn xã
hội.

1



Chính vì giấy có tầm quan trọng như vậy, nên nó được ra đời rất sớm. Ngay từ
thời xa xưa người Ai cập cổ đại đã làm giấy viết đầu tiên từ việc đan các lớp
mỏng của các thân cây lại với nhau. Nhưng sự làm giấy viết đầu tiên xuất hiện ở
Trung Quốc vào khoảng một trăm năm trước công nguyên, thời kỳ này người ta
đã biết sử dụng huyền phù của xơ sợi tre nứa hoặc cây dầu tằm cho lên các phên
đan bằng tre nứa để thoát nước thành tờ giấy ướt, sau đó được phơi nắng, để có
tờ giấy hoàn thiện. Sau vài thế kỷ, việc làm giấy đã được phát triển ra các khu
vực khác và dần dần ra toàn thế giới
Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật và công nghệ, hiện nay ngành
công nghiệp giấy là một trong những ngành kỹ nghệ cao, sản xuất liên tục, cơ khí
hoá, tự động hầu như hoàn toàn.
Tuy nhiên, ở một số quốc gia và một số vùng vẫn còn sử dụng giấy thủ công do
chưa có điều kiện phát triển hoặc duy trì làng nghề truyền thống hay sản xuất một
số mặt hàng đặc biệt
II. NGÀNH CÔNG NGHIỆP GIẤY THẾ GIỚI –KHU VỰC ĐÔNG NAM
Á-VIỆT NAM
1.Công nghiệp giấy thế giới
Trong suốt lịch sử phát triển 2000 năm của mình, ngành công nghiệp giấy đã
trải qua những bước thăng trâm như quy luật phát triển của vạn vật, những xu
hướng chung là ngày càng tăng về mặt số lượng, chất lượng và chủng loại
Sản lượng giấy toàn thế giới năm 2001 là 294,4 triệu tấn, trong đó:
Giấy in, viết :

86

triệu tấn

Giấy in, báo :


45

triệu tấn

Carton

66,9 triệu tấn

:

Quốc gia sản xuất giấy nhiều nhất là:
Mỹ

:

76,9 triệu tấn/năm

Nhật

:

32,6 triệu tấn/năm

Canada

:

23,7 triệu tấn/năm

Trung quốc :


26,7 triệu tấn/năm

Nhưng đứng đầu thế giới về mức tiêu thụ giấy bình quân trên đầu người lại là:
Phần lan

:

386,5 Kg/người/năm
2


Mỹ

:

351,3 Kg/người/năm

Thụy điển :

269,1 Kg/người/năm

Nhật bản

276

:

Kg/người/năm


( Theo số liệu thống kê năm 1999 của tạp chí thế giới )
Trong những năm gần đây, mức tăng trưởng của toàn ngành đạt 3 %/năm, riêng
khu vực Châu á - Thái bình dương là 6 %/năm
Theo dự đoán của nhà nghiên cứu,từ nay đến năm 2005, mức tăng trưởng của
thế giới sẽ đạt 2,7 %/năm về sản phẩm giấy các loại, 4,5 %/năm về mức tiêu thụ,
mức tiêu thụ trung bình sẽ tăng từ 46,3 kg/người lên tới 49 kg/người với sự phân
bố như sau:
Bắc mỹ

:

302 Kg/người/năm

Tây âu

:

192 Kg/người/năm

Châu á

:

23,5 Kg/người/năm

Các nước còn lại

13

Kg/người/năm


Trung quốc là nước có lợi thế về rừng
Do xu hướng phát triển chung, nền kinh tế trên các lục địa đều gia tăng, dẫn tới
mức tiêu thụ giấy cũng tăng, công nghiệp giấy phát triển.Năm 2003 bình quân
thế giới hiện là: 54 Kg/người/năm. Một số nước có nền sản xuất bột lớn như:
Canada, Thụy điển, Phần lan, Mỹ, Braxin, công nghiệp giấy từ buổi đầu xơ khai
là kết những cây cỏ lại với nhau thành tấm, thì giờ đây đã được tự động hoá về
mọi mặt, cả về công nghệ lẫn thiết bị, đã có hẳn những công ty lớn chuyên về
hoá chất ngành giấy. Trên thế giới có rất nhiều nhà máy công suất 1 triệu tấn/
năm với những dàn xeo khổ rộng 9m, 1.2m tốc độ 1700m/phút
2.Công nghiệp giấy Châu á- khu vực ASEAN
Là một phần nhỏ của thế giới, khu vực Châu á đã có riêng một nền công nghiệp
giấy của mình:

Với

Mức sản xuất là:

69,6

triệu tấn/năm

Mức tiêu thụ là:

76,6

triệu tấn/năm

Mức tiêu thụ bình quân là:


23,5

triệu tấn/năm

Đài loan

163,0 kg/người/năm

:

Trung quốc :

161,8 kg/người/năm
3


Inđônêxia

:

114,0 kg/người/năm

Malayxia

:

89,7

Hàn quốc


:

101,2 kg/người/năm

Thái lan

:

37,2 kg/người/năm

Việt nam

:

5,1

kg/người/năm

kg/người/năm

Năm 2003
Bình quân cả khu vực ASEAN là: 21 kg/người/năm
Việt nam(cuối năm 2003)

: 11 kg/người/năm

Năng suất của các nước không ngừng tăng lên, nhất là Trung quốc, Hàn quốc, và
Inđônêxia. Sản lượng của Trung quốc đứng hàng thứ 4 thế giới 26,7 triệu
tấn/năm, Inđônexia 5,7 triệu tấn/năm và còn có ý định nhập 10 nước về sản lượng
giấy

Tuy nhiên, còn một số nước trong khu vực vẫn phải nhập giấy hoặc bột giấy để
sản xuất như Mianma, Campuchia, Việt nam…
3.Thực trạng và định hướng phát triển, ngành giấy Việt nam đến năm 2010
3.1.Thực trạng
Việt nam có ngành công nghiệp giấy yếu kém với mức tiêu thụ giấy thấp vào bậc
nhất thế giới. Theo báo cáo của Hiệp hội giấy Việt nam năm 2003 là năm phát
triển với tốc độ cao ( 19,33% so với năm 2002 ) của ngành giấy Việt nam. Toàn
ngành sản xuất được 640.000 tấn giấy, trong đó giấy in báo 27.000 tấn, giấy in &
viết 145.000 tấn, giấy kraft, các tông, duplex 313.000 tấn, giấy vệ sinh 33.000
tấn, các loại giấy khác
Tuy nhiên, ngành giấy Việt nam mới chỉ đáp ứng được 60% nhu cầu tiêu dùng
trong nước ( năm 2003 xuất khẩu được 96.000 tấn, nhập khẩu 425.000 tấn và tiêu
dùng là 971.000 tấn, tiêu dùng biểu kiến đạt 12,14kg/người/năm )
Việt nam vẫn nhập khẩu lượng lớn các lượng giấy đặc chủng chất lượng cao.
Trong khi đó, chỉ riêng một nhà máy sản xuất giấy loại vừa ở Inđônêxia đã có
công suất bằng tổng năng lực sản xuất của toàn ngành giấy Việt nam. Điều này
cho thấy ngành giấy Việt nam so với khu vực ASEAN nhỏ đến mức nào.
Hiện nay, cả nứơc có trên ba vạn đơn vị, cơ quan gia công và chế biến sản phẩm
từ giấy, khoảng 300 đơn vị sản xuất giấy, chưa đến 20 đợn vị sản xuất bột giấy
4


qui mô trên 60.000 tấn giấy có trình độ tương đối khép kín. Trong đó Tổng công
ty giấy Việt nam bao gồm 7 đơn vị sản xuất giấy. Năm 2003 Tổng công ty giấy
Việt nam đã sản xuất trên 183.000 tấn sản phẩm giấy các loại, trong đó giấy in &
viết là 111.473 tấn, giấy in báo 26.731 tấn, giấy bao bì khoảng gần 40.000 tấn,
còn lại là giấy duplex, giấy vệ sinh, bìa và các loại giấy khác. Ngoài sản phẩm
giấy các loại, các doanh nghiệp trong Tổng công ty cũng đã sản xuất được nhiều
mặt hàng khác phục vụ nhu cầu tiêu dùng của xã hội ( như gỗ dán gần 3.000 m 3,
bút các loại khoảng gần 6 triệu chiếc, diêm các loại khoảng gần 11 triệu bao…)

Tuy nhiên, Tổng công ty giấy gặp nhiều khó khăn với sự khởi đầu của hội nhập
AFTA của sự giảm thuế nhập khẩu các măt hàng giấy in, viết, báo từ 50% xuống
20%. Việc Bãi bằng đóng máy từ tháng 7/2003 để thực hiện các nội dung đầu tư
mở rộng của giai đoạn I, việc hàng loạt các yếu tố đầu vào tăng giá( Than, xăng
dầu, điện, bột giấy và nhiều khó khăn thách thức khác về vốn đầu tư, về vốn lưu
động, về trả nợ vốn vay ngân hàng, về khả năng tiêu thụ các sản phẩm sản xuất
trên các dây chuyền mới đầu tư… Ngành công nghiệp nói chung và Tổng công ty
giấy Việt nam nói riêng đã bị ảnh hưởng không nhỏ trong bối cảnh như vậy.
* Những nguyên nhân tồn tại chủ yếu được đánh giá và tổng kết như sau
-

Xuất phát từ một nền kinh tế kém phát triển kéo dài, thu nhập quốc dân
thấp

-

Đa số các thiết bị quá lạc hậu, lỗi thời trên 20-30 năm không được đầu tư
cải tạo, thiếu cân đối, thiếu đồng bộ

-

Nguồn nguyên liệu không ổn định, kéo dài

-

Hạ tầng cơ sở kém ảnh hướng đến việc cung cấp nguyên, nhiên vật liệu,
vận chuyển

-


Trở ngại lớn nhất chính là cơ chế quản lý của nhà nước như chính sách
thuế đối với sản phẩm giấy ( đầu vào và đầu ra, khấu trừ thuế cho thu
gom giấy thải loại ) giải ngân, bảo lãnh vốn vay cho các doanh nghiệp
ngoài quốc doanh… và chính sách khuyến khích sản xuất trong nước thay
thế hàng nhập khẩu ) tận dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường ( thu gom
giấy thải loại )

-

Không có một chiến lược phát triển dài hạn cho ngành
5


-

Các chính sách đầu tư, đổi mới công nghệ quá phức tạp, rườm rà tốn kém
đặc biệt là các qui trình sử dụng nguồn khoa học cơ bản làm cho việc tái
đầu tư không đúng mục đích, thời cơ nên kém hiệu quả

Về khả năng cung ứng nguyên liệu
-

Nguên liệu là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu ảnh hưởng đến
khả năng duy trì sản xuất, đảm bảo tính khả thi cho các dự án đầu tư

-

Những năm qua, khó khăn do không ổn định nguồn nguyên liệu là một
trong những nguyên nhân kìm hãm sản xuất, chủ yếu do:
+ Thiếu sự quản lý chặt chẽ trong việc khai thác rừng

+ Nguyên liệu giấy chưa được quy hoạch đầu tư đúng mức
+ Những chính sách thu mua, xuất khẩu gỗ và dăm gỗ chưa hợp lý

3.2 Định hướng phát triển ngành giấy đến năm 2010
3.2.1 Mục tiệu tổng quát
-

Mục tiêu của ngành giấy Việt nam đến năm 2010 đạt được 1 triệu tấn
bột giấy và 1,2 triệu tấn giấy/năm ( theo quyết định 160/QĐ-TTG ngày
13/9/1998 )
-

Chủ trương tập trung đầu tư trồng rừng và sản xuất bột giấy phù hợp với
chủ trương chung của khối ASEAN nhằm cân đối nguồn bột đang thiếu
hụt trong khu vực và tiến tới xuất khẩu sang các nước khác. Trước mắt
đến năm 2010 trong khối sẽ phấn đấu gia tăng thêm 5 triệu tấn bột giấy,
trong đó riêng Inđônêxia sẽ đạt trên 3 triệu tấn bột giấy

-

Phát triển tiềm năng nguồn lực của ngành và đất nước, mở rộng khả năng
sử nguồn tài nguyên, vật tư, hoá chất, năng lượng, máy móc, thiết bị lao
động

-

Thoả mãn nhu cầu sản phẩm về chất lượng, chủng loại và số lượng

-


Gia tăng cạnh tranh, đạt mục tiêu hiệu quả kinh tế- xã hội, bảo vệ môi
trường

3.2.2 Định hướng phát triển công nghệ
6


-

Hoàn thiện và phát triển công nghệ bột hoá nhiệt cơ ( CTMP ), giảm thiểu
ô nhiễm môi trường

-

Cải tiến công nghệ sunfat, ứng dụng và hoàn thiện công nghệ nấu liên tục
cải tiến ( MCC ), nấu gián đoạn Super Batch, sản xuất bột mềm hơn, siêu
mềm, giảm thiểu quá trình tẩy trắng, giảm chất thải

-

Loại bỏ dần công nghệ tẩy trắng sử dụng Cl 2 và các hợp chất Clo, tiến tới
công nghệ tẩy trắng hoàn toàn không sử dụng Clo ( TCF ), giảm thiểu
nước thải, khép kín chu trình tẩy

-

Phát triển công nghệ sản xuất giấy sử dụng nguyên liệu giấy loại
( OCC),ứng dụng và phát triển công nghệ enzym trong sản xuất giấy

-


Phát triển công nghệ sử dụng chất độn, chất phụ gia, đa dạng hoá và nâng
cao tốc độ máy xeo

-

ứng dụng và phát triển cộng nghệ thông tin, tự động hóa điều khiển qui
trình công nghệ vận hành và giám sát thiết bị, chất lượng sản phẩm.

III. LẬP LUẬN KINH TẾ
Trong quá trình hội nhập nền kinh tế nước ta và nền kinh tế khu vực và thế
giới, đặc biệt vào năm 2006 chúng ta sẽ tham gia AFTA đây chính là cơ hội và
cũng là thách thức đối với nền kinh tế nước ta nói chung và ngành giấy nói riêng.
Để chiếm lĩnh thị trường giấy trong nước và tiến tới xuất khẩu sang các nước
trong khu vực và thế giới, ngay từ bây giờ ngành giấy Việt nam cần phải tạo uy
tín với người tiêu thụ trong nước để sao cho trong suy nghĩa của mọi người là khi
cần giấy phải nghĩ ngay tới giấy “ Giấy Việt nam “
Muốn vậy, sản phẩm giấy của chúng ta phải đa dạng về số lượng, chủng loại,
chất lượng tốt và giá cả phù hợp
Hiện nay, so với giấy cùng loại từ các nước quanh khu vực như : Singapo, Thái
lan, Inđônêxia … thì giấy nước ta xét về 3 mặt chất lượng, số lượng, giá cả đều
chưa có sức cạnh tranh. Trong những năm gần đây, ngành giấy nước ta đã nhận
thức được điều này và đã có những chiến lược cụ thể giúp ngành đứng vững và
phát triển trong những năm tới như nâng cao trình độ cán bộ kỹ thuật và cán bộ
7


quản lý, chuyên môn hóa đội ngũ công nhân, rà soát tổ chức lại doanh nghiệp.
Những doanh nghiệp có khả năng tồn tại và phát triển tiến tới nâng cấp và mở
rộng doanh nghiệp đó. Chuyển đổi hình thức sở hữu của một số doanh nghiệp

làm ăn không hiệu quả. Đầu tư xây dựng những doanh nghiệp mới với công nghệ
hiện đại nhất hiện nay.
Chính vì vậy ngành giấy nước ta đang đứng trước ngưỡng cửa của sự nhảy
trong những năm tới, mà trong đó mục tiêu của Tổng công ty giấy Việt nam trong
giai đoạn 2001-2005 tập trung triển khai đầu tư xây dựng hai dự án lớn nhóm A
đó là:
+ Nhà máy giấy Kontum 130.000 tấn/năm ( được chính phủ phê duyệt
năm 1999 )
+ Nhà máy giấy và bột giấy Thanh hóa 60.000 tấn giấy bao gói

công

nghiệp và 50.000 tấn bột giấy mỗi năm ( Chính phủ duyệt năm 2002 )
Giai đoạn tiếp theo là dự án mở rộng Bãi bằng giai đoạn 2 thêm 250.000 tấn bột
giấy/năm. Nhà máy giấy Bắc cạn 50.000 tấn/năm. Nhà máy giấy Lâm đồng
200.000 tấn/năm
Trong khi đó, nhu cầu sử dụng ngày càng tăng nhanh. Nhìn vào số liệu nhập
khẩu cho thấy:
Năm 1996: Nhập khẩu 10.000 tấn/năm
Năm 1997: Nhập khẩu 20.000 tấn/năm
Năm 2000: Nhập khẩu 58.000 tấn/năm
Năm 2003: Nhập khẩu 425.000 tấn/năm.

8


IV. CHỌN DÂY CHUYỀN SẢN XUẤT
Dây chuyền sản xuất được lưa chọn trên cơ sở mặt hàng sản xuất, nguyên liệu
và năng suất nhà máy
Với mặt hàng là giấy bao gói độ bền cao,năng suất 110000 tấn/nâm em lựa

chọn tiêu chuẩn chất lượng giấy bao gói theo tiêu chuẩn ngành số 24 TCN 78-99
Ban hành theo quuyết định 64/1999/QD-BCN ngày 29/9/1999 .
1.Yêu cầu kỹ thuật
1.1 Mức chất lượng cấp giấy bao gói có độ bền cao (cấp A).
1.2 Nguyên liệu
Để phục vụ cho yêu cầu trên tôi chọn nguyên liệu là bột kraft 100% không
tẩy ,loại này có chiều dài sơ sợi khá cao,độ bền cao SR=15-18.
a. Chỉ tiêu cơ, hóa, lý(Tap chí giấy 7(91)/2000):

Mức
Tên chỉ tiêu
STT

1
2

lượng
Định lượng

-

Chiều dọc

1177

vị
tính
g/m2

-


Chiều dọc

-

Chiều ngang

Độ hút nước Cobb 60

Phương
pháp thử

Tài liệu

TCVN

Cộng nghệ

1270÷ 2000
TCVN

giấy 5/2003
Công nghệ

m.N 3229÷ 2000

giấy 5/2003

1374


- Chiều ngang
Độ chụi kéo
(không nhỏ hơn)

4

cấp A
100

Đơn

Chỉ số độ bền xé
(không nhỏ hơn)

3

chất

kN
5,4

TCVN

Công nghệ

/m

1862÷ 2000

giấy 5/2003


g/m2

TCVN

Công nghệ

2,8

30
9


5

(không nhỏ hơn)
Độ chụi bục

390

KPa

6

(không nhỏ hơn)
Độ ẩm

7,0± 2,0

%


6726÷ 2000

giấy 5/2003

TCVN

Công nghệ

1867÷ 2001

giấy 5/2003

V.THUYẾT MINH DÂY CHUYỀN
Bột tấm được băng tải nạp vào máy nghiền thủy lực tấm .cùng với lượng
bột từ máy nghiền thủy lực số 2 và bể parabol vào bể bột thô ,sau đó bột đươc
bơm vào hệ thống nghiền côn .Sau hệ thống nghiền, bột được đưa vào bể hỗn
hợp cùng phèn và bột thải từ sàng áp lực sang .Tại bể này bột được khuấy trộn
đều với các phụ gia và được bơm vào hệ thống nghiền tinh ,bột sau nghiền tinh
được chứa ở bể bột sau nghiền ,Sau đó được bơm vào hòm điều tiết và được pha
loãng bằng bơm pha loãng ,nước dùng để pha loãng từ bể nước trắng ở phần suốt
đỡ lưới .Bột sau khi đựoc pha loãng đưa sang lọc cát rồi cho vào hòm khử bọt
.Trong hòm khử bọt khí được thoát ra còn bọt thì được bơm sang sàng tinh (sàng
áp lực) trước khi đưa sang hòm tạo áp .Bột từ hòm tạo áp kín không có đệm khí
cho vào lưới xeo qua môi phun Tiếp đó bột cùng lấy lần lượt qua tấm hình thành
bộ phận suốt đỡ lưới,bộ phận hòm hút chân không,trục bụng chân không,lúc đó
tờ giấy được hình thành và có độ khô khoảng từ 18 đến 20% tiếp đó giấy được
chăn len đưa qua hệ thống ép và sấy.Cuối giai đoạn sấy giấy có độ khô 94% và
được đưa qua bộ phận ép quang trước khi vào cuộn và cắt cuộn.Giấy thành phẩm
trước khi xuất xưởng phải được cuộn,cắt cuộn lại kích thước nhất định.

Nước trắng ở bộ phận lưới ,hòm hút ,trục bong thoát ra được chứa vào bể
nước trắng ,một phần lượng nước này ding pha loãng còn lại cho qua hệ thống
thu hồi bột nước ,lượng nước thu hồi này dung để nghiền thủy lực tấm,lọc
cát,pha loãng ở các bể … còn bột thu hồi cho đi sản xuất giấy cấp thấp .Còn tổn
thất như giấy cắt biên ,đứt ở trục bong chân không sang ép được cho xuống bể
Parabol đánh tơi trước khi sang bể bột thô.

10


Còn giấy đứt ở sấy ,ép,ép quang,cuộn ,cắt cuộn lai được cho vào nghiền
thủy lực số 2 trước khi cho vào bể bột thô. Keo nhựa thông được nấu và chưa ở
bể sữa hóa rồi bơm sang thùng lường trước khi cho vào bể hỗn hợp .Phèn đơn
được pha loãng bằng nước nóng (lấy từ nước ngưng tụ ở sấy) rồi tiêp tục pha
loãng băng nước lạnh xuống nồng độ 10%,rồi được bơm vào thùng lường trước
khi vào bể hỗn hợp.
Lượng nước thải(nước thu hồi+nước ở bộ phận ép ướt) được vào bể xử lý
nước thải . Ơ đây trước khi vào bể lắng cho phèn và kiềm, axit để ổn định PH
trung tính

11


PHẦN II
LÝ THUYẾT CƠ BẢN
I. /NGUYÊN LIỆU
Nguyên liệu chủ yếu để sản xuất giấy là bột giấy. Trong bột Giấy bao gồm:
Xenluloza, Hêmixenlulo và một phần lignin, ...Xenluloza là một cácbon hyđrat.
Công thức phân tử (C6H10O5)n với n là độ trùng hợp có giá trị từ 500 ÷ 1.000 tuỳ
từng loại nguyên liệu khác nhau, n càng cao thì độ bền của vật liệu xenlulo càng

lớn, sự giảm mức độ trùng hợp dưới một mức nào đó sẽ làm giảm giá trị độ bền
của giấy thành phẩm.
Công thức hoá học

ho
h

h

oh

oh

h

h

c h 2o h

h

h
o

oh

o
c h 2o h

h


oh

oh

h

o
h

o
h

h

c h 2o h
h

h

h

o

o

n-

oh


oh

h

h

oh

o
c h 2o h

h

h

h

2

Thành phần chính trong bột giấy là xenluloza, còn một phần là hemixênluloza.
So với xenluloza thì hemixenluloza có cấu tạo rất phức tạp, trong đó các đơn vị
mắt xích là các anhydro của các loại sacarit khác nhau. Đó là đồng phân tập thể
của các hexa, pentoza và các dẫn suất của axit uronic. Hemixenluloza có khối
lượng phân tử nhỏ nên dễ bị thuỷ phân trong môi trường kiềm. Nhưng với sản
xuất giấy thì có tác dụng tăng sự trương nở của sơ sợi tạo điều kiện cho sự hình
thành tờ giấy có độ bền cao.
- Lignin có cấu tạo từ các khung mắt xích phenyl propan ( một phần nhỏ lignin
còn lại sau khi rửa và tẩy). Lignin là phần không cần thiết đối với sự hình thành
tờ giấy chất lượng tốt. Do vậy trong quá trình chế biến ta cố gắng loại bỏ lignin;
lignin làm cho tờ giấy có màu tối, biến chất khi bảo quản.


12


- Bột xenluloza chủ yếu được sản xuất từ gỗ, đây là nguyên liệu khá dồi dào xơ
sợi xenlulo. Hiện tại gỗ cung cấp 93 ÷ 95% nhu cầu xơ sợi xenlulo za cho sản xuất giấy.
- Ngoài bột xenlulo từ gỗ, giấy còn được sản xuất từ các nguồn khác như: rơm,
rạ, tre, nứa, vầu, ... và giấy loại (ở Việt nam hàng năm thu hồi khoảng 150. 000
tấn giấy loại tương ứng với sản lượng gỗ khai thác 100 nghìn ha rừng). Đây cũng
là một hướng đáng chú ý hiện nay khi mà nguồn gỗ thiên nhiên đang dần cạn kiệt
và vấn đề môi trường càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết, nó có tác động đến
giá thành giấy sản xuất ra.
- Để xơ sợi có ích cho việc làm giấy, chúng phải được xử lý để thích nghi với quá
trình sản xuất tức là khả năng làm thành tờ giấy đồng đều, phát triển các mối liên
kết bền vững giữa các xơ sợi, giữa các điểm tiếp xúc. Quá trình nghiền và đánh
bột có thể loại bỏ những thành phần có hại cho quá trình sản xuất giấy (được
trình bày ở phẩn lý thuyết nghiền). Cho phép xơ sợi xenlulo được hydrat hoá,
trương nở, tăng tính mềm dẻo và khả năng liên kết của chúng.
- Ngoài tính năng tự nhiên, xơ sợi xenlulo còn đóng một vai trò quan trọng là:
Quá trình hình thành giấy xảy ra trong môi trường nước, xơ sơi được hấp thụ
nước nhanh và phân tán dễ dàng trong huyền phù bột nước, khi xơ sợi ướt được
nhóm lại với nhau trong lúc vận hành để hình thành tờ giấy thì mối liên kết được
xúc tiến bằng cách thu hút các phân tử nước lại với nhau và đối với nhóm OH bề
mặt của xenlulo liên kết với nhau bằng liên kết hydro trong khi các xơ sợi riêng
lẻ có độ bền kéo cao thì các thông số độ bền giấy phụ thuộc vào liên kết giữa các
xơ sợi, sự nghiền bột, đánh bột có xu hướng làm giảm độ bền liên kết.
- Hầu hết các nhà sản xuất giấy đều sử dụng chất phụ gia phi xenlulo thì khả
năng hấp thụ và giữ lại nhiều thứ nguyên liệu thay đổi là rất quan trọng: Khả
năng xơ sợi hấp thụ và hút bám các chất phụ gia tan phụ thuộc vào di lực của xơ
sợi và sự liên kết các phụ gia trên xơ sợi.

- Quá trình làm giấy là quá trình biến đổi gỗ, tre, nứa, ... thành xơ sợi. Hay nói
cách khác là làm đứt các liên kết trong cấu trúc gỗ. Công việc này có thể thực

13


hiện bằng các phương pháp khác nhau: cơ học, hoá học, nhiệt cơ hoặc phối hợp
các phương pháp đó.

1. /Bột cơ học
- Bột cơ học được sản xuất từ rất lâu bằng phương pháp cơ học thông thường
nhất là công nghệ bột mài khối gỗ hoặc khúc gỗ được ép theo chiều dọc, tỳ vào
lô đá mài nhám quay, xơ sợi bị xé ra khỏi gỗ được mài và rửa ra khỏi lô bằng
nước, hỗn hợp xơ sợi và các đoạn xơ loãng được sàng để loại bỏ các mảnh sợi và
các cụm xơ quá kích thưóc. Sau đó được cô đặc để loại bỏ nước và tạo thành
dung dịch bột phù hợp cho việc sản xuất giấy. Để sản xuất ra bột chất lượng tốt,
đồng đều và có hiệu quả cao thì đòi hỏi phải khống chế cẩn thận độ nhám bề mặt
lô dao mài, áp lực tỳ, nhiệt độ nước rửa và tốc độ quay.
- Trong thời gian gần đây sản xuất bột cơ học là xé và nghiền gỗ được thực hiện
dưới các đĩa nghiền quay của thiết bị nghiền đĩa, dưới tác dụng của hoá chất hoặc
nghiền làm mềm sơ bộ mảnh gỗ để thay đổi nhu cầu năng lượng và các tính chất
bột thành phẩm, còn gọi là bột cơ nhiệt.
- Ưu điểm của phương pháp sản xuất giấy từ bột cơ học là biến đổi được 95% gỗ
thành bột, loại bột này có độ đục cao (hàm lượng lignin gần như còn nguyên),
tính chất in tốt, nhưng giấy kém bền và dễ mất mầu khi bảo quản hay đưa ra ánh
nắng mặt trời. Để đạt được tờ giấy có độ bền (Xé, kéo, chịu lực, tăng độ trắng)
thì cần phải pha thêm bột hoá học sợi dài vào bột cơ học. Hiện nay do vấn đề môi
trường và phương pháp sản xuất bột nghiền cơ đang phát triển, các bột nghiền cơ
mới hoàn toàn thoả mãn đầy đủ, thay thế các loại bột hoá học hạn chế sự ô nhiễm
môi trường.


2. /Bột hoá học
- Bột hoá học thu được khi tách các loại lignin, một phần hemixenlulo, ... dưới
tác dụng của hoá chất, áp suất và nhiệt độ, để loại hầu hết xenlulo, hemixenlulo ở

14


dạng nguyên dạng sợi. Dưới tác dụng của các tác nhân lignin được cắt nhỏ các
phân tử có khối lượng phân tử nhỏ và hoà tan vào dung dịch dưới dạng muối
phenolat. Trong thực tế các phương pháp sản xuất bột hoá học loại bỏ hầu hết
lignin ra khỏi tế bào gỗ nhưng chúng phá huỷ một phần lượng xenlulo và
hemixenlulo nhất định, nên hiệu suất sản xuất bột hoá thấp hơn bột cơ, thường
chỉ khoảng 40 ÷ 50% lượng gỗ ban đầu.
- Trong sản xuất bột hoá học, mảnh gỗ (chiều dài khoảng 25mm) được nấu với
dung dịch hoá chất (NaOH, NaOH + Na2S hoặc H2SO3) ở t0 và áp suất cao. Nhìn
chung trên thế giới có 2 phương pháp nấu chính:
- Phương pháp nấu kiềm.
- Phương pháp nấu axit.
- Phương pháp nấu kiềm có nhiều ưu điểm trong công việc thu hồi hoá chất và độ
bền của bột sản xuất ra cao. Ngoài hai phương pháp trên một số dung môi hữu cơ
đang được nghiên cứu để áp dụng vào quy trình nấu. Bột sau nấu được rửa sạch
dịch đen (các chất hữu cơ tan trong dịch nấu dưới dạng muối) bằng phương pháp
nấu như khuếch tán, lọc rửa chân không. Tiếp đó bột được qua công đoạn tẩy
trắng bằng các chất có tính oxy hoá mạnh nhằm loại bỏ nốt phần lignin còn lại
trong xơ sợi. Các chất thường dùng như clo, hypoclorit, peoxyt, ... Bột sau tẩy có
màu trắng thích hợp cho sản xuất các loại giấy có độ trắng cao.

3. /Bột bán hoá học
- Là bột sản xuất phối hợp hai phương pháp hoá học và cơ học, thực chất các

mảnh gỗ được làm mềm hoặc nấu cục bộ với hoá chất, sau đó được đưa vào máy
nghiền thành bột, hiệu suất 85 ÷ 90% tuỳ từng loại nguyên liệu.

15


4. /Bột thứ cấp
- Là loại bột thu được từ các phế liệu từ các sản phẩm bị đứt, bị rách ở máy xeo,
bị xén ở phân xưởng hoàn thành, các loại giấy phế liệu, được phân loại đưa vào
máy nghiền thuỷ lực qua các công đoạn tẩy mực (nếu có) và tuyển nổi các loaị
bột này có độ bền cơ lý thấp hơn so với các loại bột trên, thường được dùng để
sản xuất các loại giấy carton, sản phẩm xây dựng, giấy in báo và độn thêm các
loại bột hoá hay bột cơ để tăng hiệu quả kinh tế hạ giá thành sản phẩm.

II. CÁC PHỤ LIỆU TRONG SẢN XUẤT GIẤY

Để nâng cao đặc tính của giấy,đáp ứng khả năng đa dạng của giấy trong mọi
lĩnh vực sử dụng, trong quá trình sản xuất giấy người ta thêm vào nguyên liệu
xênluloza các chất phụ liệu
Các chất phụ liệu trong sản xuất giấy bao gồm các nhóm keo, nhóm chất độn
nhóm màu và các phụ gia khác.
*Nhóm keo: là những chất có tác dụng gia keo trên bề mặt hoặc trong nội bộ tờ
giấy, nhằm điểu chỉnh độ thẩm thấu của giấy.
*Nhóm chất độn: Là những chất trộn lẫn vào trong bột giấy nó vừa có vai trò
thay thế bớt lượng xơ sơi trong giấy tăng độ nhẵn, độ đục, độ đồng đều bề mặt.
*Nhóm phụ gia, phẩm màu: Là những chất cho vào hỗn hợp bột giấy làm cho
giấy có chất lượng cao hơn, tăngmột số tính chất thẩm mỹ như màu, độ bóng
láng. Tỷ lệ của nhóm chất này chiếm một lượng nhỏ trong giấy
Môi trường sản xuất giấy ( Axit hoặc kiềm tính ) khác nhau thì việc dùng chất
phụ gia cũng khác nhau


*So sánh các chất phụ gia dùng trong quá trình axít tính

16


Và quá trình kiềm tính sản xuất giấy bột hoá :

Môi trường
PH
Loại keo
Phèn

Quá trình axít tính

Quá trình kiềm tính

4,5÷ 5,5

7,2÷ 8,4

Keo nhựa thông

AKD ( Alkyl Keten Dimer)

Dùng nhiều để đông tụ

Đôi khi dùng 1 ít để trung hoà

keo và gắn keo vào xơ


điện tích âm

sợi
Chất độn

Cao lanh

CaCO3 nghiền hoặc kết tủa

Chất trợ bảo

Cationic,

Hệ thống bảo lưu vi hạt, hay hệ

Polyacrylamide

thống bảo lưu 2 thành phần

(Percol , Cataretin ...)

( Bentonite ...)

lưu
Tinh bột

Tăng độ bền là chính

Tăng độ bảo lưu của AKD là


Cationic
Chất tăng

chính
Dùng nhiều hơn

Dùng ít hơn

Chất màu

Không khác nhau

Không khác nhau

Chất diệt

Dùng bình thường

Dùng nhiều hơn

trắng

khuẩn Biocide

Phương pháp kiềm tính có nhiều ưu điểm hơn hẳn phương pháp axit tính như
sau:
- Đối với vận hành:
+ Dễ nghiền bột hơn
+ Thoát nước và sấy nhanh hơn

+ PH ổn định hơn
17


- Đối với chất lượng giấy
+ Trắng hơn, mịn hơn
+ Độ bền cao hơn
+ Thời gian lưu trữ lâu hơn
- Về kinh tế:
+ Lượng độn cao hơn tiết kiệm sơ xợi
+ ít chất tăng trắng hơn
+ Tốn ít nguyên liệu hơn
+ Tiết kiệm nước
+ Năng suất cao hơn
Chính vì vậy trong những năm gần đây, công nghệ giấy ( nhất là giấy có tráng
phủ ) đã thực hiện những biến đổi to lớn từ công nghệ sản xuất giấy axít sang
kiềm tính. Tuy nhiên phương pháp kiềm tính cũng có một số khó khăn như sự
phát triển mạnh của vi khuẩn sinh ra nhiều vấn đề trong vận hành. Việc vận
chuyển và bảo quản keo AKD phải giữ ở to ≤ 15oC
Vì những ưu điểm vượt trội của phương pháp kiềm tính nên trong đề tài thiết
kế nhà máy sản xuất giấy in có tráng phủ bề mặt, tôi chọn công nghệ sản xuất
theo phương pháp kiềm tính. Các phụ liệu dùng là: Keo AKD, tinh bột, CaCO 3,
Cataretin, chất tăngtrắng
1. /Keo hoạt tính AKD
1.1. /Giới thiệu:
Như chúng ta đã biết, để làm giấy có tính chống nước người ta đã gia keo vào
tờ giấy. Phương pháp gia keo có thể là gia keo nội bộ hoặc gia keo bề mặt, khi
giấy được gia keo nội bộ các chất phụ gia tiêu biểu là keo nhựa thông, chất
khuếch tán và keo hoạt tính như : AKD, ASA.


18


Keo nhựa thông đã được sử dụng trong công nghiệp giấy từ đầu thế kỷ 19 còn
quá trình gia keo kiềm tính hiện đại mới bắt đầu khoảng hơn 30 năm nay. Tuy
nhiên nó đã phát triển nhanh chóng và đang dần thay thế cho keo nhựa thông
trong môi trường axit. Hiện nay người ta biết rằng khoảng 90% giấy tốt ở Châu
Âu và 50 % giấy tốt ở Bắc Mỹ được sản xuất theo phương pháp gia keo kiềm
tính. ở Châu á, nhiều nước như: Nhật bản, Hàn quốc, Đài loan, Indonexia, Thái
lan cũng đang phát triển theo phương pháp kiềm tính có nhiều ưu điểm hơn hẳn
phương pháp axit tính.
Keo AKD làm cho giấy có tính chống thấm tốt hơn, tạo cho bề mặt xơ sợi
một lớp ngăn cản sự phân tán dung dịch nước, mặt khác nó có tác dụng tăng độ
bền, tăng liên kết giữa các xơ sợi ướt và tạo độ bóng cho bề mặt tờ giấy.
Những tính chất đặc trương cho loại keo AKD như sau:
-

Ngoại quan: dung dịch nhũ tương màu trắng

-

Thành phần chất rắn: 15 ÷ 40%

-

Tính chất

-

Tỷ lệ ở 25oC ( kg/l) : 1÷ 1,03


-

PH

: 5÷ 7

-

Điểm đông ( oC)

: 0

-

Độ nhớt ở 25o

: Cationic

*Keo AKD ( Alkyl ketene dimer ) có công thức cấu tạo như sau:
R1 – CH = C - CH –R2
O- C = O
R1,R2 : C14 – C18
Quá trình phát triển tác dụng gia keo ADK gồm 3 bước liên tiếp :

19


- Dính bám : Tiếp xúc ban đầu của keo với xơ sợi nhờ sự đông tụ của các hạt keo
tích điện dương lên bề mặt xơ sợi tích điện âm.

- Dài mỏng : Quá trình này được xảy ra khi nước được bốc hơi do sấy đến mức
tạo ra một lớp mỏng, bề dày cỡ 1 phân tử.
- Phản ứng : Xảy ra khi lớp đơn phân tử được hình thành tạo ra liên kết hoá học
đồng hoá trị giữa keo và xenlulo.

ak d

bê n

í c

sî i

1. Dính bám

2. Dàn mỏng

3. Phản ứng

Keo AKD có hiệu quả keo rất lớn do đó lượng dùng rất thấp chỉ ở mức 0,05
÷ 0,2% tính theo keo khô. Đặc biệt giấy gia keo AKD duy trì độ trắng ban đầu
và độ bền của nó theo thời gian, vì thế nó được dùng trong việc sản xuất giấy cho
lưu trữ. Keo AKD cũng thích hợp cho giấy yêu cầu gia keo cao và giấy tốt chứa độn CaCO3.
Keo AKD không thích hợp với bột cơ học, bột nghiền cơ, hoặc bột cơ hoá.
Riêng bột cơ nhiệt hoá rửa sạch có thể dùng keo ADK.
Trong thực tế sử dụng, điểm bổ sung keo AKD vào bột giấy là rất quan trọng,
như một quy tắc nó phải được bổ xung vào dòng bột đặc trong vòng tuần hoàn
ngắn trước khi bột bị pha loãng một thời gian rất ngắn (ít hơn 30 giây). Việc này
sẽ làm cho sự dính bám nhanh và giảm cực tiểu hoá sự phân tách các hạt keo
khỏi bề mặt xơ sợi.

Phản ứng giữa keo và xenlulo có thể được xúc tác bởi một phụ gia, ví dụ như
một số polymebazơ có các nhóm amine ion HCO 3- có sẵn trong bột giấy. Khi sử
dụng CaCO3 làm chất độn, cũng có tác dụng xúc tác chất tốt, nhưng nếu bổ xung
thêm Na2 CO3 hoặc NaHCO3 để tăng độ kiềm thì càng tốt.
Ở quy mô công nghiệp, khi sử dụng AKD với PCC (CaCO 3 kết tủa) cần phải
quan tâm đến việc hồi keo. Có nghĩa là độ gia keo bị giảm đi mất tính kỵ nước
20


trong một thời gian. Mặc dù độ gia keo được đảm bảo khi vừa sản xuất ra, song
sau vài tuần hoặc vài tháng tính kỵ nước không còn được đảm bảo. Hiện tượng
này cần được khắc phục bằng các quá trình xử lý tuỳ thuộc vào mục đích sử
dụng. Quá trình gia keo được coi là hiệu quả khi lượng keo dùng ít nhất mà vẫn
đạt được độ gia keo cần thiết. Mức dùng keo quá giới hạn không những gây lãng
phí mà còn gây ô nhiễm môi trường sản xuất.
Trong qui mô công nghiệp, sử dụng PCC làm chất độn giấy đã làm gia tăng
lợi nhuận vì giảm được lượng xơ sợi, nhờ chất độn rẻ tiền này. Trong các loại
PCC làm phụ gia thì loại có cấu trúc tinh thể được sử dụng rộng rãi nhất. Với cấu
trúc mở, xốp, tinh thể PCC tán xạ ánh sáng hữu hiệu và làm cho chất độn này có
độ đục cao. PCC có đường kính hạt thường dùng nhất là 1,4 mm. Do sự kết tủa
chặt chẽ nên chất độn PCC có khoảng phân bố hẹp về kích thước và có độ đồng
nhất cao. Trái lại GCC (CaCO 3 nghiền từ đá) từ đá vôi hoặc đá hoa có cấu trúc
hạt không đồng nhất. Loại GCC tiêu chuẩn dùng làm chất độn cho sản xuất giấy
có đường kính hạt trung bình là 0,7 mm trở lên và phân bố kích thước của hạt
khoảng 2 mm. Keo AKD có điểm nóng chảy xấp xỉ 115 oF. Các yếu tố làm giảm
độ gia keo của giấy kiềm tính thường là: độ bảo lưu, sự phân tán và độ bám dính
của keo trên bề mặt xơ sợi.
Theo nghiên cứu thử nghiệm thì những hạt keo AKD có kích thước nhỏ hơn
1mm nóng chảy và dàn chải lên cả xơ sợi và chất độn trong quá trình sấy. Khả
năng tạo liên kết đôi giữa các nhóm hydroxyl của xenlulo và các vòng lacton của

phân tử AKD được mô tả như sau:

pha n r øng ví i xen l ul o

r - ch 2 - c - ch - r
o o =o

k eo a kd ( r : c14 ÷ c 16 )

r - ch 2 - c - c h - r

r - ch 2 - c - ch - r - co 2

r - ch 2 - c - ch - r
o o =o
x en l u l o
est e bet a ket on

o c =o
oh
ax it bet a ket on

+c a

o
dist ear « n t hñ yph ©n

ph ¶n øng ví i c aCo3

r - ch 2 - c - c h - r

o c =o
o-

ca

mu èi ca n xi beta ket on

21


Độ gia keo của AKD bị giảm theo thời gian là do ảnh hưởng của các chất phụ
gia có mặt trong bột. Sự tác động qua lại giữa AKD với chất độn CC (CaCO 3) và
ảnh hưởng của sản phẩm thuỷ phân AKD không tham gia vào phản ứng kỵ nước
của giấy. Nhưng lại có một số ý kiến lại khẳng định phần lớn AKD trong chất
độn trong CC biến thành keton và góp phần vào việc gia keo sau khi hấp thụ lên
bề mặt xơ sợi và chất độn CC. Hiện tượng hồi keo có thể xảy ra nếu sự hấp thụ này không
ổn định.
Khi đề cập đến vấn đề tương hỗ giữa AKD và chất độn, có nghiên cứu cho
rằng phần AKD nào phủ lên bề mặt của chất độn CC thì có tác dụng gia keo yếu.
Do AKD gắn lên bề mặt chất độn với phần kỵ nước của phân tử hướng ra ngoài
chất độn. Phản ứng hoá học giữa AKD và xenlulo thể hiện rằng AKD liên kết với
chất độn CC và tạo ra muối canxi bêta kêton. Sự liên kết này không ổn định và
lâu dài vì dime biến tính sang Distearôn thuỷ phân thông qua axit beta keton.
Độ gia keo giảm vì dạng thuỷ phân này không tham gia vào đặc tính kỵ nước
của giấy. Độ ẩm và nhiệt độ là yếu tố thúc đẩy quá trình biến đổi Distearon.
Nghiên cứu tác động của nhiệt độ sấy với hiệu quả qua keo ADK đối với giấy
có chứa GCC hoặc PCC với mức dùng độn là 10%. Độ gia keo giảm khi nhiệt độ
sấy tăng khi sử dụng chất độn PCC. Trường hợp sử dụng GCC độ gia keo tăng
khi nhiệt độ sấy tăng từ 180oF dến 210oF. Khi nhiệt độ tăng, sự dàn trải của AKD
22



càng lớn. Một phần keo có thể ngấm xuống và được giữ lại trong cấu trúc ống
của chất độn. Khi nhiệt độ tăng lên thì độ gia keo tạo ra khác nhau. So với độ gia
keo khi sử dụng 2 loại CC ở nhiệt độ 180 oF thì thấy rằng với PCC có độ gia keo
cao hơn. Nhưng ở nhiệt độ cao hơn nhiệt độ này thì giấy với GCC lại chiếm ưu
thế hơn. Nhiệt độ sấy thường cao hơn 180 oF, nếu so giữa 2 loại chất độn thì độn
GCC gia keo dễ hơn độn PCC .

2. /Parafin
Là hợp chất hydro cacbono (CnH2n), rất bền dưới tác dụng của môi trường
xung quanh, mầu trắng, mềm, là sản phẩm chưng cất của dầu mỏ và than đá.
Điểm nóng chảy (30 ÷ 60oC), phụ thuộc vào chất lượng của parafin (khối lượng
phân tử, lượng tạp chất, ...). Keo parafin làm cho tờ giấy kỵ nước, tuổi thọ cao,
bề mặt nhẵn bóng và không bắt bụi. Cùng độ gia nhựa, parafin chỉ tiêu hao bằng
một nửa lượng nhựa thông. Tuy nhiên loại keo này làm giảm tính cơ lý của tờ
giấy (độ chịu bụi, chịu gấp, ...), giấy không viết được. Thường dùng cho gia keo
bề mặt giấy vẽ kỹ thuật, carton, giấy bảo quản, ...

3. /Tinh bột cationic
Là một loại hydrocacbon tổng hợp có trong ngô, khoai, sắn và các thực phẩm
khác do sự tổng hợp của các đơn vị đường glucô, có công thức cấu tạo
(C6H12O6)n. Tinh bột có hai phần: một phần mạch thẳng gọi là: một phần mạch
thẳng gọi là amiloza gồm khoảng 500 đơn vị mắt xích, một phần mạch nhánh
gọi là amilopectin khoảng vài nghìn đơn vị mắt xích.
Dạng amiloza dễ hồi phục, tức các phần tử hoà tan lại kết tủa trở lại trạng thái
ban đầu gây kết cụm cứng, vì vậy người ta phải dùng enzym để hoá thành dạng
amilopectin, hay còn gọi là tinh bột biến tính.

23



Tinh bột cũng là một chất cao phân tử, cũng tồn tại gốc hydroxyl alcol như
Xenluloza, do vậy chúng bám dính vào nhau và hình thành một liên kết vững
chắc Xenluloza- Tinh bột- Xenluloza. Kết qủa là giấy sẽ tăng độ bền khô như độ
nổ, độ bền kéo, độ cứng, độ bền bề mặt, độ nhẵn… khi in sẽ sắc nét hơn.
Hiện nay các tinh bột ngoài sử dụng truyền thống làm trắng độ bền của giấy,
nó còn áp dụng trợ giúp cho sự bảo lưu các thành phần trong hỗn hợp bột giấy.
Khi gia keo AKD thì tinh bột cationic có tác dụng cải tiến sự bảo lưu của keo
rất nhiều, do đó nó bắt buộc phải sử dụng vì độ bảo lưu cao thì bỏ keo mới có hiệu quả.
Liều lượng tinh bột cationic được dùng từ 0,6 ÷ 1,2% và được đề nghị cho
vào bột trước khi gia keo AKD. Nếu cho tinh bột cationic quá mức cũng dẫn đến
khó khăn về chạy máy và sự ổn định của phần ướt.
Hình vẽ sau sẽ giải thích tại sao cho tinh bột vào giấy:

Khi cã tinh bét

Khi ch a cã tinh bét

4. /Cacbonyl Metyl Xenlulo (CMC)
CMC là dẫn suất của xenlulo. Nó tồn tại dưới hai dạng và không tan trong
nước. Loại hoà tan trong nước là loại gắn với liên kết kiềm (Na, Ca hoặc Al).
24


CMC có tính trương nở lớn, do vậy khi pha phải khuấy liên tục với tốc độ lớn.
CMC ngoài tác dụng làm tăng độ bền của giấy, nó còn tác dụng giảm thời gian
nghiền.

5. / Trợ bảo lưu

Do kích thước của chất độn rất bé so với mắt lưới nên tương đối bảo lưu các
hạt chất độn này trong quá trình định hình giấy trên lưới máy xeo. Các hạt chất
độn cùng với sợi mịn thường có xu hướng thoát qua lưới cùng với nước trắng.
Vì vậy, bảo lưu chất độn thường thấp, đặc biệt trên máy xeo lưới đôi thế hệ
mới có lực thoát nước rất mạnh. Trên máy xeo lưới dài, kết quả bảo lưu thấp còn
là do sự phân bố không đồng đều giữa mặt dưới và mặt trên, điều này ảnh hưỏng
tới chất lượng in ấn. Ngoài ra việc bảo lưu thấp còn dẫn tới nồng độ chất độn, xơ
sợi mịn trong thoát nứơc thoát dưới lưới cao, đặc biệt đối với sản xuất giấy in ấn
( dùng hàm lượng độn lớn) làm giảm đáng kể khả năng thoát nước của bột trên
lưới xeo, dẫn tới tốc độ và công suất vận hành của máy xeo giấy, tổn kinh phí
cho xử lý nước thải…
Để nâng cao hiệu qủa của quá trình bảo lưu chất độn và sơ xợi mịn trong
giấy,thông thường các chất trợ bảo lưu hoá học được sử dụng. Nó cực kỳ cần
thiết trong công nghệ giấy hiện nay, nhất là những loại giấy dùng nhiều chất độn.
Chất trợ bảo lưu thường dùng là Cartarein
* Đặc tính sản phẩm:
-

Dạng bột màu trắng

-

Sản phẩm polyacrylamide trọng lượng phân tử cao

-

Tính chất

-


Tỷ trọng

: 600÷ 700 g/l

-

PH

:4

: Cationic

25


×