Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Đề thi vào 10 môn Văn Thừa Thiên Huế 06-07

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (115.54 KB, 3 trang )

SỞ GIÁO DỤC–ĐÀO TẠO KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT - TP HUẾ
THỪA THIÊN HUẾ KHOÁ NGÀY 12.7.2006

ĐỀ CHÍNH THỨC MÔN : NGỮ VĂN
SBD:...........PHÒNG:......... Thời gian làm bài: 120 phút
Câu 1: (2 điểm)
Kẻ bảng (theo mẫu) và sắp xếp (theo cách tương ứng) các thông tin dưới đây
thành hai cột : Miêu tả - Thuyết minh:
Miêu tả Thuyết minh
-
-
...
-
-
...
- Đối tượng thường là các sự vật, con người, hoàn cảnh cụ thể
- Đối tượng thường là các loại sự vật, đồ vật, con người, phương pháp
- Dùng nhiều số liệu cụ thể, chi tiết
- Có hư cấu, tưởng tượng, không nhất thiết phải trung thành với sự vật
- Ít dùng số liệu cụ thể, chi tiết
- Dùng nhiều so sánh, liên tưởng
- Mang nhiều cảm xúc chủ quan của người viết
- Trung thành với đặc điểm của đối tượng, sự vật
- Dùng nhiều trong sáng tác văn chương, nghệ thuật
- Bảo đảm tính khách quan, khoa học
- Ít dùng so sánh, tưởng tượng
- Ứng dụng trong nhiều tình huống cuộc sống, khoa học, văn hóa
Câu 2: (2 điểm)
Viết một văn bản nghị luận (dài không quá 20 dòng giấy thi) với đề tài :"Số
phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua văn học trung đại Việt Nam".
Trong văn bản có sử dụng các yếu tố: câu nghi vấn, thành phần biệt lập, lời dẫn


trực tiếp (gạch chân để xác định).
Câu 3: (6 điểm)
3.1. Ghi lại theo trí nhớ khổ thơ đầu và khổ thơ cuối của bài thơ: "Đoàn
thuyền đánh cá" (Huy Cận).
3.2. Hãy phân tích hai khổ thơ vừa ghi trên cơ sở những nét tương đồng và
khác biệt, từ đó làm rõ ý nghĩa tư tưởng của bài thơ.
----------------- Hết ------------------
SỞ GIÁO DỤC–ĐÀO TẠO KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT - TP HUẾ
THỪA THIÊN HUẾ KHOÁ NGÀY 12.7.2006

HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN.
Câu 1: (2 điểm)
a. Hình thức: (1 điểm)
- Kẻ bảng có 2 cột ( Miêu tả - Thuyết minh ).
- Sắp xếp theo cách tương ứng các thông tin đã cho.
b. Nội dung: (1 điểm)
- 12 thông tin chia đều cho hai loại văn bản (6 thông tin / cột).
- Ghi lại nguyên văn, không thêm - bớt làm sai lạc nội dung thông tin.
Miêu tả Thuyết minh
- Đối tượng thường là các sự vật, con
người, hoàn cảnh cụ thể
- Có hư cấu, tưởng tượng, không nhất
thiết phải trung thành với sự vật
- Dùng nhiều so sánh, liên tưởng
- Mang nhiều cảm xúc chủ quan của
người viết
- Ít dùng số liệu cụ thể, chi tiết
-Dùng nhiều trong sáng tác văn
chương, nghệ thuật
- Đối tượng thường là các loại sự vật,

đồ vật, con người, phương pháp
- Trung thành với đặc điểm của đối
tượng, sự vật
- Ít dùng so sánh, tưởng tượng
- Bảo đảm tính khách quan, khoa
học
- Dùng nhiều số liệu cụ thể, chi tiết
-Ứng dụng trong nhiều tình huống cuộc
sống, khoa học, văn hóa
Câu 2: (2 điểm)
a. Hình thức: (1 điểm)
- Là văn bản nghị luận.
- Văn bản dài không quá 20 dòng giấy thi; sử dụng đủ, đúng các yếu tố: câu
nghi vấn, thành phần biệt lập (chọn 1 trong 4 loại : TP tình thái, TP cảm thán, TP
gọi - đáp, TP phụ chú), lời dẫn trực tiếp.
b. Nội dung: (1 điểm)
- Văn bản viết đúng đề tài "Số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
qua văn học trung đại Việt Nam".
Câu 3: (6 điểm)
3.1 Ghi lại đủ, đúng hai khổ thơ đầu - cuối của bài thơ "Đoàn thuyền đánh cá"
(Huy Cận) (1 điểm).
3.2 Bài luận: (5 điểm)
A. Yêu cầu về kỹ năng :
- Bài viết đủ ba phần: Mở bài - Thân bài - Kết bài.
- Nắm vững kỹ năng làm loại bài phân tích văn học.
- Lý giải mạch lạc, thuyết phục. Hành văn trôi chảy. Chữ viết rõ ràng, sạch sẽ.
B. Yêu cầu về kiến thức:
Đề bài có hai yêu cầu:
- Phân tích hai khổ thơ đầu - cuối.
- Làm rõ ý nghĩa tư tưởng của bài thơ.

* HS phải nhận biết được giữa hai khổ thơ có yếu tố trùng điệp và đảo về ý,
về chi tiết, về hình ảnh, về cấu trúc.
* Dựa trên hai nét tương đồng và khác biệt, HS có thể phân tích lần lượt hay
sóng đôi hai khổ thơ.
* Qua phân tích hai khổ thơ, bài làm phải nêu bật được ý nghĩa tư tưởng của
bài thơ.
Sau đây là một số gợi ý:
1. Hình thức:
- Hai khổ thơ đều sử dụng nhiều thủ pháp tu từ (so sánh, nhân hoá, ẩn dụ,
điệp ngữ ...) tạo nên các chi tiết, hình ảnh đẹp đẽ, tráng lệ.
- Cấu trúc hai khổ thơ có sự trùng điệp và đảo, tạo ấn tượng và ý nghĩa sâu
sắc.
- Âm hưởng thơ hào hùng, sảng khoái; bút pháp lãng mạn kết hợp nhuần
nhuyễn với liên tưởng, tưởng tượng phong phú, đa dạng.
2. Nội dung:
- Hai khổ thơ đều giới thiệu hình ảnh về hai đối tượng chính của bài thơ:
Thiên nhiên và Con người lao động.
- Hai khổ thơ đầu - cuối vừa có sự tương ứng, vừa có sự khác biệt về chi
tiết, hình ảnh, do đó vừa mang tính sóng đôi, trùng điệp lại vừa có tính nâng cao,
khơi sâu về giá trị, ý nghĩa.(Mặt trời, Đoàn thuyền, Câu hát căng buồm cùng gió
khơi, ...).
3. Ý nghĩa tư tưởng:
- Sự hài hòa giữa thiên nhiên và con người lao động.
- Niềm vui, niềm tự hào của nhà thơ trước thiên nhiên đất nước tươi đẹp và
cuộc sống mới dưới chế độ xã hội chủ nghĩa đầy tính ưu việt.
C. Biểu điểm:
- Điểm 5: Bài làm đáp ứng tốt các yêu cầu ở trên. Xác định đúng phương
hướng làm bài, có những phát hiện độc đáo, sáng tạo; gắn kết tốt hai phần phân
tích và nâng lên giá trị tư tưởng. Diễn đạt trôi chảy, chữ viết sạch, rõ.
- Điểm 3: Bài làm tỏ ra có hiểu yêu cầu đề, trình bày được các ý cơ bản. Tuy

vậy, phân tích chưa sâu sắc, nêu giá trị tư tưởng chưa toàn diện. Diễn đạt khá,
chữ viết rõ ràng.
- Điểm 1: Bài tỏ ra không nắm được yêu cầu đề, sa vào diễn xuôi các khổ
thơ một cách vụng về. Chữ viết cẩu thả.
- Điểm 0: Bài không viết được gì.
------------------ Hết -------------------

×