Tải bản đầy đủ (.doc) (127 trang)

Phát triển nguồn nhân lực ngành giáo dục tỉnh kon tum

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (684.13 KB, 127 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

TRẦN THỊ LINH SA

PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC
NGÀNH GIÁO DỤC TỈNH KON TUM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ PHÁT TRIỂN

Đà Nẵng - Năm 2018


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

TRẦN THỊ LINH SA

PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC
NGÀNH GIÁO DỤC TỈNH KON TUM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ PHÁT TRIỂN
Mã số: 60.31.01.05

Ngƣờ ƣớng

n

o

ọ : TS. NINH THỊ THU THỦY



Đà Nẵng - Năm 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là hoàn toàn trung thực và
chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tá g ả luận văn

Trần T ị L n

S


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
1.Tính cấp thiết của đề tài.......................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu...........................................................................2
3. Câu hỏi hay giả thuyết nghiên cứu..................................................... 3
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu......................................................3
5. phƣơng pháp nghiên cứu....................................................................3
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu............................................................ 5
7. Bố cục của đề tài.................................................................................8
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC

NGÀNH GIÁO DỤC...................................................................................... 9
1.1. TỔNG QUAN VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC.........................9
1.1.1. Một số khái niệm.......................................................................... 9
1.1.2. Đặc điểm nguồn nhân lực ngành giáo dục..................................12

1.1.3. Ý nghĩa của phát triển nguồn nhân lực ngành giáo dục..............15
1.2. NỘI DUNG CỦA PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC.......................16
1.2.1. Xây dựng cơ cấu nguồn nhân lực............................................... 16
1.2.2. Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của nguồn nhân lực . 18

1.2.3. Nâng cao kĩ năng nguồn nhân lực.............................................. 19
1.2.4. Nâng cao nhận thức của nguồn nhân lực....................................21
1.2.5. Nâng cao động cơ thúc đẩy nguồn nhân lực...............................22
1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN
LỰC NGÀNH GIÁO DỤC.............................................................................25
1.3.1. Nhân tố về điều kiện tự nhiên.....................................................25
1.3.2. Nhân tố về điều kiện kinh tế- xã hội...........................................26
1.3.3. Những nhân tố về ngành giáo dục..............................................27
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1...............................................................................31


CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC
NGÀNH GIÁO DỤC TỈNH KON TUM.....................................................32
2.1. ĐẶC ĐIỂM VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI TỈNH
KON TUM ẢNH HƢỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC
NGÀNH GIÁO DỤC......................................................................................32
2.1.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên.................................................. 32
2.1.2. Đặc điểm về kinh tế....................................................................36
2.1.3. Đặc điểm về văn hóa – xã hội.....................................................39
2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH GIÁO
DỤC TỈNH KON TUM THỜI GIAN QUA................................................... 47
2.2.1. Thực trạng về cơ cấu nguồn nhân lực.........................................47
2.2.2. Thực trạng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của nguồn
nhân lực ngành giáo dục................................................................................. 56
2.2.3. Thực trạng nâng cao kỹ năng của nguồn nhân lực.....................61

2.2.4. Thực trạng nâng cao nhận thức của nguồn nhân lực..................64
2.2.5. Thực trạng nâng cao động lực thúc đẩy nguồn nhân lực............68
2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH
GIÁO DỤC TỈNH KON TUM....................................................................... 73
2.3.1. Những kết quả đạt đƣợc.............................................................73
2.3.2. Những hạn chế............................................................................75
2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế................................................76
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2...............................................................................79
CHƢƠNG 3. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH
GIÁO DỤC TỈNH KON TUM.....................................................................80
3.1. CĂN CỨ XÂY DỰNG GIẢI PHÁP....................................................... 80
3.1.1. Định hƣớng, mục tiêu phát triển ngành giáo dục tỉnh Kon Tum 80


3.1.2. Mục tiêu và định hƣớng phát triển nguồn nhân lực ngành giáo
dục tỉnh Kon Tum........................................................................................... 88
3.1.3. Một số quan điểm khi xây dựng giải pháp..................................89
3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH
GIÁO DỤC TỈNH KON TUM TRONG THỜI GIAN ĐẾN..........................90
3.2.1. Hoàn thiện cơ cấu nguồn nhân lực............................................. 90
3.2.2. Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của nguồn nhân lực . 92

3.2.3. Nâng cao kỹ năng của nguồn nhân lực.......................................95
3.2.4. Nâng cao nhận thức của nguồn nhân lực....................................96
3.2.5. Nâng cao động lực thúc đẩy nguồn nhân lực..............................97
3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ........................................................................... 101
3.3.1. Đối với bộ giáo dục- đào tạo.................................................... 101
3.3.2. Đối với tỉnh Kon Tum...............................................................101
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3.............................................................................102
KẾT LUẬN..................................................................................................103

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN (BẢN SAO)


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
TỪ VIẾT TẮT

NỘI DUNG

DTTS

Dân tộc thiểu số

GDCD

Giáo dục công dân

GDQP

Giáo dục quốc phòng

GTSX

Giá trị sản xuất

Gv

Giáo viên


HDND

Hội đồng nhân dân

Hs

Học sinh

KTCN

Kỹ thuật công nghệ

KTNN

Kỹ thuật nông nghiệp

NNL

Nguồn nhân lực

NQ

Nghị quyết

PTNNL

Phát triển nguồn nhân lực

QLGD


Quản lý giáo dục

QLNN

Quản lý nhà nƣớc

QPAN

Quốc phòng an ninh

SL

Số lƣợng

Tg

Trƣờng

TL

Tỉ lệ

TP

Thành phổ

THCS

Trung học cơ sở


THPT

Trung học phổ thông

GD-ĐT

Giáo dục- Đào tạo


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Số ệu
bảng

Tên bảng

Trang

2.1.

Tốc độ tăng trƣởng kinh tế tỉnh Kon Tum qua các năm
2011-2016

37

2.2.

Cơ cấu kinh tế tỉnh Kon Tum giai đoạn 2011 – 2016.

38


2.3.

Dân số và phân bố dân cƣ tỉnh Kon Tum – 2015

39

2.4.

Tình hình trƣờng lớp bậc phổ thông tỉnh Kon tum Giai
đoạn 2011- 2016

41

2.5.

Tình hình trƣờng, lớp bậc phổ thông năm học 20152016 theo địa bàn của tỉnh Kon Tum

42

2.6.

Quy mô đào tạo bậc phổ thông theo cấp học của tỉnh
Kon Tum

43

2.7.

Quy mô đào tạo bậc phổ thôngtheo địa bàn và cấp học
năm học 2015-2016 trên địa bàn tỉnh Kon Tum


45

2.8.

Số lƣợng và cơ cấu đội ngũ giáo viên dạy bậc phổ
thông theo cấp học trên địa bàn tỉnh Kon Tum từ năm

47

2011-2016
2.9.

2.10.

Tỷ lệ giáo viên/lớp bậc phổ thông tỉnh Kon Tum qua
các năm
Số lƣợng và cơ cấu đội ngũ giáo viên dạy bậc phổ
thông tỉnh Kon Tum theo chuyên môn (môn học) năm

48

49

học 2015-2016
2.11.

Số lƣợng và cơ cấu đội ngũ giáo viên giảng dạy bậc
phổ thông của tỉnh Kon Tum phân theo địa bàn


51

2.12.

Tỷ lệ giáo viên/học sinh của tỉnh Kon Tum theo địa
bàn năm 2015-2016

52


Số ệu
bảng

Tên bảng

Trang

2.13.

Số lƣợng và cơ cấu đội ngũ giáo viên bậc phổ thông
Năm học 2015- 2016 theo giới tính, dân tộc

54

2.14.

Số lƣợng và cơ cấu đội ngũ giáo viên bậc phổ thông
năm học 2015- 2016 theo nhóm tuổi

55


2.15.

Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ giáo viên
bậc phổ thông tỉnh Kon Tum qua các năm

56

2.16.

Trình trạng kiến thức phụ trợ khác của đội ngũ giáo
viên bậc phổ thông tỉnh Kon Tum năm 2015-2016

58

2.17.

Tình trạng trình độ lý luận chính trị của đội ngũ giáo
viên bậc phổ thông tỉnh Kon Tum năm 2015-2016

59

2.18.

Thực trạng về kỹ năng của đội ngũ giáo viên bậc phổ
thông tỉnh Kon Tum

61

2.19.


Thực trạng về nhận thức của giáo viên bậc phổ thông
tỉnh Kon Tum

64

2.20.

Thực trạng thu nhập bình quân của đội ngũ giáo viên
dạy bậc phổ thông tỉnh Kon Tum qua các năm

69

2.21.

Thực trạng về động cơ thúc đẩy đội ngũ giáo viên dạy
bậc phổ thông tỉnh Kon Tum

70

3.1.

Dự báo qui mô đào tạo bậc phổ thông cả nƣớc đến
năm 2022

85

3.2.

Dự báo số lƣợng giáo viên dạy bậc phổ thông cả nƣớc

đến năm 2022

86


1

MỞ ĐẦU
1.Tín

ấp t ết ủ đề tà

Nguồn nhân lực là nguồn cung cấp sức lao động cho xã hội, là tổng hòa
của các yếu tố: thể lực, trí lực và tâm lực của ngƣời lao động. Ngày nay, khi
cuộc cách mạng khoa học và công nghệ đang diễn ra rất nhanh chóng và toàn
diện trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, vai trò quan trọng của nguồn
nhân lực càng đƣợc khẳng định rõ ràng, nó trở thành nguồn lực giữ vai trò
quyết định quá trình phát triển kinh tế - xã hội
Hiện nay, ở nƣớc ta đang đặt ra yêu cầu ngày càng cao đối với việc
phát triển nguồn nhân lực (PYNNL), nhất là nguồn nhân lực nghành giáo dục,
quyết định chất lƣợng nguồn nhân lực nói chung của đất nƣớc, đòi hỏi một
đội ngũ lao động trí tuệ có trình độ quản lý, chuyên môn và kĩ thuật cao, có ý
thức kỷ luật, lòng yếu nƣớc, có thể lực, để có thể đảm đƣơng nhiệm vụ giáo
dục và đào tạo, cung cấp nguồn nhân lực theo yêu cầu phát triển kinh tế, xã
hội. Vì vậy, trong suốt thời gian qua, tỉnh Kon Tum nói chung và nghành giáo
dục tỉnh Kon Tum nói riêng đã thƣờng xuyên quan tâm, đầu tƣ, nghiên cứu,
triển khai nhiều giải pháp để phát triển nguồn nhân lực là đội ngũ giáo viên
dạy bậc phổ thông của nghành giáo dục và cơ bản cũng đã đƣợc một số thành
tựu nhất định.
Tuy nhiên, trƣớc thực tiễn hiện nay, đặc biệt khi khoa học công nghệ

phát triển rất nhanh, kinh tế tri thức ngày càng đƣợc khẳng định thì vấn đề
phát triển nguồn nhân lực của ngành giáo dục tỉnh Kon Tum còn bộc lộ nhiều
bất cập: chất lƣợng nguồn nhân lực của ngành giáo dục còn chƣa cao so với
đòi hỏi của phát triển kinh tế - xã hội, đội ngũ giáo viên phổ thông ở các
trƣờng còn thấp so với nhu cầu của xã hội với trình độ chuyên môn, nghiệp
vụ và trình độ ngoại ngữ chƣa cao. Vì vậy để giáo dục của tỉnh Kon Tum phát
triển thì cần phải thấy rõ thực trạng của đội ngũ đào tạo, giảng dạy, từ đó mới


2
đề ra những biện pháp nhằm kiện toàn, nâng cao chất lƣợng của đội ngũ giáo
viên dạy bậc phổ thông của tỉnh. Là một tỉnh miền núi có địa hình hiểm trở, tỷ
lệ đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống trên địa bàn cao (53,25%), trƣờng học,
lớp học phổ thông tổ chức rộng khắp trên địa bàn tỉnh, cả những bản làng
vùng sâu vùng xa,vùng đặc biệt khó khăn đòi hỏi nguồn nhân lực cần phải có
sức lực, kiên nhẫn, bền bỉ và lòng yêu nghề, bên cạnh đó cơ cấu nguồn nhân
lực giáo dục của tỉnh thiếu cân đối giữa các vùng miền, các bậc học. Cùng với
chính sách thu hút và sử dụng nguồn nhân lực nghành giáo dục chƣa thỏa
đáng và việc đầu tƣ cho nguồn nhân lực này chƣa cao, khi mà sinh viên ra
trƣờng ngày càng đông, trong đó có sinh viên các trƣờng cao đẳng và đại học
sƣ phạm trong cả nƣớc nhƣng trên thực tế có nhiều sinh viên không muốn về
làm việc ở tỉnh nhà bởi điều kiện phát triển cũng nhƣ sự ƣu đãi của các thành
phố lớn thu hút nguồn nhân lực ở lại.
Từ những lý do trên, với mong muốn góp phần giải quyết một số vấn
đề bất cập tồn tại trong thực tiễn nên tôi đã chọn đề tài “Phát triển nguồn
nhân lực ngành giáo dục tỉnh Kon Tum” để làm đề tài luận văn thạc sĩ.
2. Mụ t êu ng ên ứu
2.1. Mục tiêu tổng quát
Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng để đề xuất các giải pháp phát triển
nguồn nhân lực ngành giáo dục tỉnh Kon Tum.

2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa các vấn đề lý luận liên quan đến phát triển nguồn nhân
lực ngành giáo dục.
- Phân tích thực trạng phát triển nguồn nhân lực ngành giáo dục tại tỉnh
- Đề xuất một số giải pháp để phát triển nguồn nhân lực ngành giáo dục
tại tỉnh Kon Tum trong thời gian tới.


3
3. Câu ỏ

y g ả t uyết ng ên ứu

- Nội hàm phát triển nguồn nhân lực bao gồm những vấn đề gì?
- Tình hình phát triển nguồn nhân lực ngành giáo dục tỉnh Kon Tum giai
đoạn 2011-2016 diễn ra nhƣ thế nào? Đã đạt đƣợc những thành công, còn

có những hạn chế gì? Nguyên nhân cuả những hạn chế đó là gì?
- Cần có những giải pháp nào để phát triển nguồn nhân lực ngành giáo
dục tỉnh Kon Tum trong thời gian đến?
4. Đố tƣợng và p ạm v ng

ên ứu

- Đố tƣợng ng ên ứu: Luận văn nghiên cứu những vấn đề lý luận và
thực tiễn liên quan đến phát triển nguồn nhân lực ngành giáo dục tại tỉnh Kon
Tum.
- P ạm v ng

ên ứu


+ Về nội dung: Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu các vấn đề liên quan
đến phát triển nguồn nhân lựcngành giáo dụclà đội ngũ giáo viên dạy bậc phổ
thông trên địa bàn tỉnh Kon Tum
+ Về không gian: Đề tài nghiên cứu các nội dung về nhân lực giáo dục
tại địa bàn tỉnh Kon Tum.
+ Về thời gian: Đề tài nghiên cứu thực trạng phát triển NNL ngành giáo
dục tỉnh Kon Tum trong giai đoạn 2011 – 2016;Các giải pháp đề xuất trong đề
tài có ý nghĩa trong những năm đến.
5. p ƣơng p áp ng ên ứu
5.1. Phương pháp thu thập dữ liệu
- Dữ liệu thứ cấp từ niên giám thống kê của tỉnh Kon Tum, từ Phòng, Sở
Giáo Dục và Đào Tạo tỉnh Kon Tum liên quan đến phát triển nguồn nhân lực
ngành giáo dục của tỉnh nhƣ số lƣợng giáo viên, học sinh, số lƣợng trƣờng học,
lớp học…., các báo cáo đầu năm của sở giáo dục và đào tạo tỉnh Kon Tum từ
năm 2012-2016, báo tạp chí, Internet và các chuyên đề liên quan đến


4
phát triển nguồn nhân lực giáo dục, các lý thuyết và thực tiễn phát triển nguồn
nhân lực.
- Dữ liệu sơ cấp: thu thập thông qua điều tra thực tế bằng bảng câu
hỏivề phát triển nguồn nhân lực, phỏng vấn trực tiếp là đội ngũ giáo viên dạy
bậc phổ thông tại các trƣờng tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông
trên địa bàn huyện, thành phố của tỉnh Kon Tum.
- Tác giả thiết kế bảng hỏi về phát triển nguồn nhân lực là đội ngũ giáo
viên dạy bậc phổ thông tỉnh Kon Tum bằng việc phỏng vấn trực tiếp là đội
ngũ giáo viên dạy bậc phổ thông có độ tuổi từ 22-45 tuổi tại các trƣờng tiểu
học, trung học cơ sở, trung học phổ thông trên địa bàn huyện, thành phố của
tỉnh Kon Tum

+ Mỗi bảng hỏi bao gồm các dạng hỏi: câu hỏi đóng và câu hỏi mở
xoay quanh vấn đề đánh giá về kỹ năng, nhận thức, nhu cầu động cơ thúc đẩy
của đội ngũ giáo viên dạy bậc phổ thông trong các trƣờng phổ thông trên địa
bàn tỉnh Kon Tum.
+ Qui mô, cơ cấu mẫu điều tra: Phiếu điều tra ở phụ lục 1. Số phiếu
phát ra: 400 phiếu. Số phiếu thu về: 372 phiếu. Số phiếu hợp lệ: 356 phiếu.
Đối tƣợng điều tra có chủ định và ngẫu nhiên có cả nam và nữ.
5.2. Phương pháp phân tích và xử lý dữ liệu
- Phƣơng pháp thống kê mô tả: Nghiên cứu đƣợc thực hiện trên cơ sở
kết hợp các tài liệu thứ cấp để thực hiện mô tả, so sánh, đối chiếu và suy luận
logic…Trên cơ sở số liệu thu thập đƣợc sử dụng phần mềm EXCEL để phân
tích, đánh giá.
- Phƣơng pháp so sánh: so sánh các số liệu đƣợc cung cấp bởi nguồn
thông tin thứ cấp, so sánh nguồn số liệu giữa các năm, so sánh nguồn số liệu
giữa các huyện, so sánh nguồn số liệu của tỉnh với nguồn số liệu quốc gia để
từ đó hiểu đƣợc thực trạng phát triển nguồn nhân lực ngành giáo dục của tỉnh.


5
- Phƣơng pháp phân tích tổng hợp: phân tích số liệu (tỉ lệ %..) nhằm
hiểu bản chất vấn đề nghiên cứu. Trên cơ sở số liệu đã phân tích tổng hợp lại
thành một hệ thống để thấy đƣợc mối quan hệ của chúng trong hệ thống đánh
giá thực hiện công việc để từ đó hiểu sâu hơn về vấn đề đang nghiên cứu.
6. Tổng qu n tà l ệu ng

ên ứu

Trong những năm qua, ở Việt Nam vấn đề phát triển nguồn nhân lực đã
thu hút không ít sự quan tâm của các nhà quản lý, các nhà khoa học, đặc biệt
các nhà nghiên cứu, các viện, các Trƣờng đại học... Nhiều ngƣời quan tâm và

nghiên cứu về nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực theo các góc độ
khác nhau.
- Trần Xuân Cầu và Mai Quốc Chánh, Giáo trình kinh tế nguồn nhân
lực, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân với kết cấu 6 phần bao gồm 20
chƣơng nêu lên đƣợc các vấn đề lien quan đến nguồn nhân lực nhƣ nhân tố
con ngƣời trong việc phát triển kinh tế- xã hội, cơ sở hình thành nguồn nhân
lực, đào tạo, phân bổ và phát triển nguồn nhân lực.
- Nguyễn Tiệp, Giáo trình Nguồn nhân lực, Nhà xuất bản Lao động- Xã
hội đã trình bày một số khái niệm cơ bản về nguồn nhân lực, những đặc điểm
chủ yếu của nguồn nhân lực Việt Nam, một số nội dung liên quan tới công tác
đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trình độ cao trong nền kinh tế. Từ đó,
giáo trình đi sâu vào lý luận và thực tiễn của nguồn nhân lực theo góc độ vĩ
mô, phân tích theo đặc điểm, yếu tố cấu thành và các nhân tố tác động đến
chất lƣợng, số lƣợng, cơ cấu nguồn nhân lực và đƣa ra giải pháp nhằm hoàn
thiện và phát triển nguồn nhân lực.
- Hoàng Cảnh Chí và Trần Vĩnh Hoàng (2013): “Đào tạo và phát triển
nguồn nhân lực ở một số nƣớc và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.” Tạp
chí phát triển và hội nhập số 12. Bài viết khảo sát kinh nghiệm phát triển
nguồn nhân lực ở một số quốc gia phát triển nhƣ Mỹ , Nhật Bản và một số


6
nƣớc phát triển có trình độ thấp hơn nhƣ Singapore, Trung Quốc đã đề ra
chiến lƣợc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực phù hợp. Kinh nghiệm đào
tạo và phát triển nguồn nhân lực ở một số nƣớc trên sẽ giúp Việt Nam nói
chung và tỉnh Kon Tum nói riêng rút ra đƣợc những bài học kinh nghiệm hữu
ích.
- Đỗ Thị Thạch (2011), “Chiến lƣợc phát triển nguồn nhân lực” trong
Văn kiện Đại hội XI của Đảng, Tạp chí Lịch sử Đảng số 7/2011. Trong bài
báo của mình, tác giả đã đi sâu phân tích làm rõ chiến lƣợc phát triển nguồn

nhân lực trong văn kiện Đại hội XI của Đảng ta. Đồng thời, tác giả cũng chỉ
rõ những quan điểm mới trong chiến lƣợc phát triển nguồn nhân lực, từ đó
làm rõ quan điểm củaĐảng về những giải pháp để phát triển nguồn nhân lực.
- Vũ Trọng Rỹ, “Định hướng phát triển giáo dục Việt Nam trong quá
trình hội nhập quốc tế” Đề tài nghiên cứu Khoa học. Đề tài đã phân tích thực
trạng kinh tế -xã hội của Việt Nam và từ đó đƣa ra những dự báo phát triển
KT-XH cũng nhƣ định hƣớng phát triển ngành nghề, ƣu điểm, nhƣợc điểm
của nguồn nhân lực Việt Nam…để từ đó xây dựng các định hƣớng phát triển
giáo dục. Đƣa các các kiến nghị phù hợp với tình hình KT-XH của Việt nam
để phát triển ngành giáo dục.
Lƣu Minh Hiền (2015), “ Giáo dục hiện nay và yêu cầu đổi mới” đƣợc
đăng trên “ Diễn đàn tri thức Thủ đô”. Bài viết nhấn mạnh vấn đề hoàn thiện
cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân và đổi mới bộ máy quản lý hệ thống giáo
dục. Nhanh chóng thực hiện một cuộc đổi mới căn bản về đào tạo và bồi
dƣỡng Giáo viên ở tất cả các cấp học, từ việc xấy dựng chiến lƣợc và quy
hoạch phát triển đội ngũ giáo viên, đổi mới phƣơng thức đào tạo giáo viên,
xây dựng hệ thống chuẩn đầu ra, đổi mới nội dung chƣơng trình đào tạo và
phƣơng pháp dạy học ở các trƣờng sƣ phạm. Bên cạnh đó, cần có một hệ
thống chính sách thỏa đáng để tạo đƣợc động lực cho đội ngũ nhà giáo trong


7
việc thực hiện công cuộc đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục.
- Trần Viết Lƣu (2012): “ Phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý
giáo dục trong giai đoạn hiện nay”, tạp chí Tuyên giáo số 08. Bài viết đã khái
quát một vài nét về tình trạng phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý
giáo dục trong 10 năm. Theo tác giả, nhìn chung quy mô giáo dục nƣớc ta ở
tất cả các cấp, bậc học đều tăng ( ngoại trừ Tiểu học có giảm do tác động dân
số), nên tỷ lệ tăng của giáo viên và cán bộ quản lý cũng tăng lên đáng kể đã
cơ bản đáp ứng đƣợc yêu cầu nhân lực cho ngành giáo dục trong bối cảnh

phát triển mạnh về quy mô trƣờng lớp, số lƣợng học sinh, sinh viên ở các
cấp, bậc học. Ngoài ra, tác giả cũng đã chỉ ra nguyên nhân của một số vấn đề
bất cập về đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý hiện nay, từ đó tác giả đã đề
xuất một số giải pháp để phát triển nguồn nhân lực ngành giáo dục. Tuy nhiên
tác giả chỉ mới nêu lên những nét chung nhất về giáo dục và nguồn nhân lực
nƣớc ta, cần đi sâu phân tích một số tình trạng cụ thể ở địa phƣơng để làm
nổi bậc vai trò của phát triển NNL giáo dục trong giai đoạn hiện nay.
- Đoàn Nguyên Phúc (2014), “Nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục:
Thực trạng và giải pháp” đƣợc đăng trên báo Tuyengiao.vn. Bài viết đã nhấn
mạnh “ Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục là một bộ phận của đội
ngũ viên chức và có số lƣợng lớn. Trong bối cảnh đất nƣớc có nhiều đổi mới,
việc phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục theo hƣớng chuẩn
hoá, bảo đảm đủ về số lƣợng, đồng bộ về cơ cấu, nâng cao chất lƣợng, đặc
biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống, lƣơng
tâm nghề nghiệp và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của nhà giáo, đáp ứng
đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục trong công cuộc công nghiệp
hoá, hiện đại hoá đất nƣớc là vô cùng cần thiết.”
- Phạm Thị Hoan (2013), Phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực giáo
dục- đào tạo ở Việt Nam – Thực trạng và giải pháp, trƣờng Ngoại Ngữ - Công


8
nghệ Việt Nhật. Tác giả đã hệ thống hóa các vấn đề lý luận về phát triển
nguồn nhân lực trong lĩnh vực GD-ĐT và rút ra những kinh nghiệm của một
số nƣớc trên thế giới; Đánh giá thực trạng PTNNL trong lĩnh vực GD-ĐT ở
Việt Nam trong những năm qua, đƣa ra những đánh giá, nhận xét về ƣu điểm
và tồn tại trong việc PTNNL và từ đó đƣa ra một số giải pháp PTNNL trong
lĩnh vực giáo dục- đào tạo ở Việt Nam. Tuy nhiên phạm vi nghiên cứu đề tài
tƣơng đối rộng, chƣa đi sâu vào một địa phƣơng nào cụ thể để tìm hiểu
những đặc điểm riêng, thực trạng riêng để đƣa ra giải pháp phù hợp với từng

địa phƣơng.
Các công trình nghiên cứu trên đã khái quát những vấn đề cơ bản về
nhân lực và phát triển nguồn nhân lực, đánh giá thực trạng phát triển nguồn
nhân lực ngành giáo dục nƣớc ta và ở một số địa phƣơng từ đó đƣa ra những
giải pháp phù hợp. Tuy nhiên, cho đến nay, việc đi sâu nghiên cứu phát triển
nguồn nhân lực trong ngành giáo dục của tỉnh Kon Tum chƣa có công trình
nghiên cứu riêng. Vì vậy tôi chọn và nghiên cứu đề tài “ Phát triển nguồn
nhân lực ngành giáo dục tỉnh Kon Tum”. Kế thừa có chọn lọc những thành
tựu của các tác giả đi trƣớc, luận văn sẽ tập trung phân tích, luận giải những
vấn đề có tính lý luận và thực tiễn đang đặt ra của quá trình phát triển nguồn
nhân lực trong ngành giáo dục tỉnh Kon Tum.
7. Bố ụ

ủ đề tà

Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, phụ lục và danh mục tài liệu
tham khảo, bố cục nội dung luận văn gồm ba chƣơng:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về phát triển nguồn nhân lực ngành giáo dục
Chƣơng 2: Thực trạng phát triển nguồn nhân lực của ngành giáo dục
tỉnh Kon Tum
Chƣơng 3: Giải pháp phát triển nguồn nhân lực ngành giáo dục Tỉnh
Kon Tum.


9
CHƢƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC
NGÀNH GIÁO DỤC
1.1. TỔNG QUAN VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC

1.1.1. Một số

á n ệm

a. Nhân lực
Theo Từ điển Tiếng Việt: Nhân lực là sức của con ngƣời bao gồm: sức
lực cơ bắp (thể lực), trình độ tri thức đƣợc vận dụng vào quá trình lao động
của mỗi cá nhân (trí lực), những ham muốn, hoài bão của bản thân ngƣời lao
động hƣớng tới một mục đích xác định (tâm lực). Nhân lực với ý nghĩa đầy
đủ của nó bao gồm ba yếu tố: Thể lực, trí lực và tâm lực.
Nhân lực theo nghĩa đen chỉ là sức ngƣời. Sức ngƣời bao hàm cả sức
mạnh về vật chất và sức mạnh về tinh thần. Không nên hiểu sức ngƣời ở mặt
tài mà nó còn bao hàm ở cả mặt đức, đó là cái gốc của con ngƣời [1].
Theo Nguyễn Ngọc Quân và Nguyễn Tấn Thịnh (2013): Nhân lực đƣợc
hiểu là toàn bộ khả năng về thể lực và trí lực của con ngƣời đƣợc vận dụng
trong quá trình lao động sản xuất. Nó cũng đƣợc xem là sức lao động của con
ngƣời – một nguồn lực quý giá nhất trong các yếu tố sản xuất của các tổ chức
[20]. Trong đó:
- Thể lực chỉ sức lực của cơ thể con ngƣời, giúp cho con ngƣời con thể
làm đƣợc các công việc cần đến sức lao động và thể lực phụ thuộc vào sức
khỏe, chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, mức sống, chế độ y tế… của từng ngƣời.
- Trí lực chỉ năng lực trí tuệ của con ngƣời. Trí lực là khải năng phân
tích và giải quyết vấn đề. Trí lực ảnh hƣởng đến khả năng tƣ duy, tiếp thu
khoa học- công nghệ, năng lực sáng tạo trong công việc…
Theo Trần Xuân Cầu và Mai Quốc Chánh (2012): Nhân lực là sức lực
của mỗi con ngƣời, nằm trong mỗi con ngƣời và làm cho con ngƣời hoạt


10
động. Sức lực đó ngày càng phát triển cùng với sự phát triển của con ngƣời

và đến một mức độ nà đó con ngƣời đủ điều kiện tham gia vào quá trình lao
động [2].
Từ những khái niệm trên, ta có thể hiểu một cách khái quát rằng nhân
lực là sức lực của con ngƣời, làm cho con ngƣời hoạt động và phát triển, sức
lực đó ngày càng phát triển và khi đến một mức độ nào đó, con ngƣời sẽ tham
gia vào các hoạt động sản xuất, kinh tế…
b. Nguồn nhân lực
Thuật ngữ “nguồn nhân lực” bắt đầu đƣợc sử dụng rộng rãi vào những
năm 80 của thế kỷ XX ở các nƣớc có nền kinh tế phát triển nhằm thể hiện vai
trò của yếu tố con ngƣời trong quá trình phát triển cũng khẳng định con
ngƣời là một nguồn lực. Có rất nhiều những quan niệm khác nhau về nguồn
nhân lực, đó là :
Trong báo cáo của Liên hợp quốc đánh giá về những tác động của toàn
cầu hoá đối với nguồn nhân lực đã đƣa ra định nghĩa nguồn nhân lực là trình
độ lành nghề, kiến thức và năng lực thực có thực tế cùng với những năng lực
tồn tại dƣới dạng tiềm năng của con ngời. Quan niệm về nguồn nhân lực theo
hƣớng tiếp cận này có phần thiên về chất lƣợng của nguồn nhân lực.
Theo Nguyễn Vân Điềm và Nguyễn Ngọc Quân (2012) thì: “Nguồn
nhân lực của một t chức bao gồm tất cả nh ng ngư i lao động làm việc trong t
chức đ , c n nhân lực được hiểu là nguồn lực của m i con ngư i mà nguồn lực
này gồm c thể lực và tr lực”[6]. Khái niệm này chỉ chú trọng đến
sức mạnh tiềm ẩn của nguồn nhân lực trong một tổ chức khi họ phối hợp tốt
với nhau, chỉ nhấn mạnh đến mối liên hệ giữa các cá nhân với nhau.
Theo Trần Xuân Cầu, Mai Quốc Chánh (2012) thì: “Nguồn nhân lực là
nguồn lực con ngư i c khả năng sáng t o ra của cải, vật chất và tinh th n cho
hội được biểu hiện ra là số lượng và chất lượng nhất định t i một th i


11
điểm nhất định”…[2]. Cách tiếp cận này nhấn mạnh đến kết quả, chất lƣợng

nhân lực.
Theo Phạm Minh Hạc (1996) thì “Nguồn nhân lực cần đƣợc hiểu là số
dân và chất lƣợng con ngƣời, bao gồm cả thể chất và tinh thần, sức khỏe và
trí tuệ, năng lực, phẩm chất và đạo đức của ngƣời lao động. Nó là tổng thể
nguồn nhân lực hiện có thực tế và tiềm năng đƣợc chuẩn bị sẵn sàng để tham
gia phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia hay một địa phƣơng nào
đó…”[7, tr.323].
Tuy có nhiều định nghĩa khác nhau ở mỗi giác độ tiếp cận nhƣng khái
quát nhất có thể hiểu nguồn nhân lực là nguồn lực của con ngƣời, là tổng thể
số lƣợng và chất lƣợng con ngƣời với tổng hoà các tiêu chí về trí lực, thể lực
và những phẩm chất đạo đức - tinh thần tạo nên năng lực mà bản thân con
ngƣời và xã hội đã, đang và sẽ huy động vào quá trình lao động sáng tạo vì sự
phát triển và tiến bộ xã hội..
c. Phát triển nguồn nhân lực
Trên thế giới và ở Việt Nam có nhiều quan điểm khác nhau về phát
triển nguồn nhân lực. Phát triển nguồn nhân lực cũng có rất nhiều khía cạnh,
góc độ để tiếp cận, tùy theo mục tiêu phát triển nguồn nhân nhân lực là gì mà
chúng ta có nhiều cách hiểu khác nhau:
Theo UNESCO (United Nations Educational Scientific and Cultural
Organization – Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa Liên Hợp Quốc) phát
triển nguồn nhân lực là toàn bộ sự lành nghề của cƣ dân trong mối quan hệ
với sự phát triển của đất nƣớc.
Theo ILO (International Labour Organization – Tổ chức Lao động quốc
tế) phát triển nguồn nhân lực không chỉ là sự lành nghề của dân cƣ hoặc bao
gồm cả vấn đề đào tạo nói chung mà còn là phát triển năng lực đó của con
ngƣời để tiến tới có đƣợc việc làm hiệu quả, cũng nhƣ thỏa mãn nghề nghiệp


12
và cuộc sống cá nhân.

Theo Bùi Văn Nhơn(2006):“Phát triển nguồn nhân lực là tổng thể các
hình thức, phƣơng pháp, chính sách và biện pháp nhằm hoàn thiện và nâng
cao chất lƣợng cho nguồn nhân lực (trí tuệ, thể chất và phẩm chất tâm lý xã
hội) nhằm đáp ứng đòi hỏi về nguồn nhân lực cho sự phát triển kinh tế xã hội
trong từng giai đoạn phát triển”[15].
Theo Trần Xuân Cầu (2012): “Phát triển nguồn nhân lực là quá trình
phát triển thể lực, trí lực, khả năng nhận thức và tiếp thu kiến thức tay nghề,
tính năng động xã hội và sức sáng tạo của con ngƣời, nền văn hóa; truyền
thống lịch sử…”[2, tr104].
Có nhiều hơn nữa các định nghĩa khác nhau về phát triển nguồn nhân
lực, tuy nhiên với phạm vi nghiên cứu đã đặt ra trong luận văn, tác giả chọn đi
sâu nghiên cứu vấn đề theo cách tiếp cận truyền thống theo đó phát triển
nguồn nhân lực đƣợc hiểu là quá trình phát triển các mặt số lƣợng, chất
lƣợng, cơ cấu, phát triển trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng nghề
nghiệp, ý thức làm việc, tâm lý làm việc và sức khỏe nguồn nhân lực. Phát
triển nguồn nhân lực là các hình thức, phƣơng pháp, chính sách và biện pháp
nhằm hoàn thiện, nâng cao chất lƣợng của nguồn nhân lực, nhằm đáp ứng đòi
hỏi về nguồn nhân lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn
phát triển của một địa phƣơng hay quốc gia.
1.1.2. Đặ đ ểm nguồn n ân lự ngàn g áo ụ
a. Là một bộ phận nguồn nhân lực có trình độ học vấn cao, hầu hết
được đào tạo cơ bản, hệ thống về chuyên môn nghiệp vụ.
Mục tiêu tổng quát của Nghị quyết số 29-NQ/TW Ban chấp hành Trung
ƣơng 8 khoá XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo ngày
4/11/2013: “Xây dựng nền giáo dục mở, thực học, thực nghiệp, d y tốt, học
tốt, quản lý tốt; c cơ cấu và phương thức giáo dục hợp lý, gắn với ây dựng


13
hội học tập; bảo đảm các điều kiện nâng cao chất lượng; chuẩn hoá, hiện

đ o hoá, dân chủ hoá, hội hoá và hội nhập quốc tế hệ thống giáo dục đào t o;
gi v ng định hướng hội chủ nghĩa và bản sắc dân tộc. Phấn đấu đến
năm 2030, nền giáo dục Việt Nam đ t trình độ tiên tiến trong khu vực”. Điều
đó cho thấy nhà nƣớc quan tâm đến vấn đề nguồn nhân lực là đội ngũ giáo
viên bậc phổ thông, luôn tuyển chọn và tạo điều kiện nâng cao trình độ
chuyên môn nghiệp vụ để xứng đáng là nguồn nhân lực có trình độ học vấn
cao, góp phần đào tạo nguồn nhân lực chung của đất nƣớc.
Trình độ đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ của lực lƣợng lao động
đƣợc quy định nhƣ sau:
- Trình độ tối thiểu trung cấp sƣ phạm đối với giáo viên tiểu học.
- Trình độ tối thiểu cao đẳng sƣ phạm đối với giáo viên trung học cơ sở
và một bộ phận giáo viên tiểu học.
- Trình độ đại học đối với giáo viên trung học phổ thông và một bộ
phận giáo viên trung học cơ sở, giáo viên tiểu học.
- Trình độ sau đại học (thạc sĩ, tiến sĩ) đối với một bộ phận giáo viên
trung học phổ thông, giáo viên trung học cơ sở và giáo viên tiểu học.
Nhìn chung, nguồn nhân lực giáo dục là đội ngũ giáo viên dạy bậc phổ
thông có trình độ chuyên môn khá cao và chủ yếu đƣợc đào tạo theo hệ chính
quy.
b. Chất lượng nguồn nhân lực giáo dục quyết định đến chất lượng
đào tạo nguồn nhân lực nói chung của đất nước.
Con ngƣời trong bất cứ ngành nghề nào thì khả năng cũng phụ thuộc
nhiều vào kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng, học vấn nhận đƣợc trong quá
trình học tập của mình. Giáo dục đều có ảnh hƣởng lớn đến các yếu tố về chất
lƣợng nhân lực nói chung nhƣ yếu tố về thể lực, trí lực, phẩm chất đạo đức.
Dù ngƣời lao động đi từ môi trƣờng học tập bƣớc ra công việc thực tế cũng


14
chịu ảnh hƣởng nhiều từ môi trƣờng làm việc cũng các yếu tố xã hội khác

nhƣng không thể phủ nhận vai trò nền tảng của của giáo dục đào tạo trong
việc nâng cao trình độ, kinh nghiệm, các kĩ năng cũng nhƣ sức khoẻ cần thiết
để ngƣời lao động có thể đảm trách công việc.
Việc đào tạo nguồn nhân lực có chất lƣợng cho một quốc gia hoặc địa
phƣơng, một nền kinh tế, một tổ chức… chỉ có thể thực hiện bởi đội ngũ nhân
lực giáo dục nói chung và đội ngũ nhân lực giáo viên dạy bậc phổ thông nói
riêng. Đội ngũ nhân lực này( bao gồm giáo viên dạy bậc tiểu học, giáo viên
dạy bậc THCS, giáo viên dạy bậc THPT) kết hợp với các yếu tố khác (cơ sở
vật chất, trang thiết bị, phƣơng tiện giảng dạy…) để đào tạo ra nguồn nhân
lực có trình độ học vấn, chuyên môn kỹ thuật cho xã hội. Nguồn nhân lực
giáo dục là một chìa khóa quan trong trong chu trình phát triển nguồn nhân
lực.
c. Hoạt động nguồn nhân lực là đội ngũ giáo viên dạy bậc phổ thông
là một hoạt động phụ thuộc vào môi trường xã hội.
Sản phẩm của nó tạo ra có đáp ứng đƣợc những yêu cầu đòi hỏi của xã
hội hay không, điều đó phụ thuộc vào môi trƣờng xã hội, vì sản phẩm của
hoạt động này tạo ra một quá trình tác động nhất định và phải có một môi
trƣờng nhất định mới khẳng định đƣợc[6]. Chẳng hạn nhƣ học sinh tốt
nghiệp trung học phổ thông muốn đƣợc đánh giá là có phẩm chất đạo đức,
trình độ kiến thức hay không thì nhất thiết phải có hệ thống các trƣờng đại
học, cao đẳng, trung cấp dạy nghề tuyển sinh và đào tạo, tức là phải có môi
trƣờng, có chính sách xã hội thích hợp thì mới đánh giá đƣợc sản phẩm của
hoạt động này.
Đặc trƣng hoạt động của nguồn nhân lực ngành giáo dục là hoạt động
đặc thù có những đặc điểm riêng biệt, kết quả hoạt động không chỉ tạo ra
những ngƣời có trình độ chuyên môn, có kiến thức…mà nó còn phát triển


15
nhân cách, lối sống có đạo đức tốt, hay nói cách khác nó trực tiếp tham gia

vào sự hình thành nhân cách con ngƣời, giáo dục bao hàm cả quá trình tự phát
lẫn tự giác góp phần hình thành nhân cách toàn diện, đào tạo con ngƣời và
hình thành sức mạnh để con ngƣời tham gia vào các hoạt động xã hội. Tuy
nhiên, không phải hoạt động nào cũng đem lại những kết quả tốt đẹp, vì nó
còn phụ thuộc vào bản thân nguồn nhân lực.
Môi trƣờng xã hội có ảnh hƣởng rất lớn đến kết quả hoạt động của
nguồn nhân lực là đội ngũ giáo viên dạy bậc phổ thông, môi trƣờng xã hội ở
đây bao gồm cả môi trƣờng pháp luật, chính sách xã hội và sự kết hợp giữa
gia đình, các tổ chức xã hội, đoàn thể với các trƣờng học, với ngành giáo dục.
Kết quả hoạt động cuối cùng của nguồn nhân lực ngành giáo dục là sản phẩmngƣời học có nhân cách, có trình độ, kĩ năng, có khả năng tham gia vào các
hoạt động xã hôi. Để tạo ra một nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn nhất
định và có một kỹ năng vững chắc thì phụ thuộc phần lớn vào đội ngũ nguồn
nhân lực ngành giáo dục, tức là cần có một đội ngũ những ngƣời làm công tác
giảng dạy có một trình độ chuyên sâu, có kỹ năng sƣ phạm, có một lòng nhiệt
tình… cùng với các trang thiết bị cơ sở vật chất trong giáo dục mới tạo ra một
kết quả nguồn nhân cao, có hiệu quả đáp ứng nhu cầu đòi hỏi của sự phát triển
nền kinh tế và quá trình hội nhập nền kinh tế [6].
1.1.3. Ý ng ĩ

ủ p át tr ển nguồn n ân lự ngàn g áo ụ

- Đối với nền kinh tế, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực có ý nghĩa
thiết thực đó là thúc đẩy một nền kinh tế phát triển, khẳng định vị thế cạnh
tranh của mình với các nƣớc trong và ngoài khu vực. Một nƣớc dù có nguồn
tài nguyên thiên nhiên dồi dào, công nghệ kĩ thuật tiên tiến hiện đại nhƣng
nguồn nhân lực không đủ trình độ, khả năng để sử dụng và khai thác để đạt
đƣợc sự phát triển nhƣ mong muốn.Trong giai đoạn hội nhập này, càng đòi
hỏi nguồn nhân lực phải có trình độ cao, muốn vậy, phải đào tạo và phát triển.



16
- Xuất phát từ nhu cầu nâng cao chất lƣợng, phát triển nguồn nhân lực
là đội ngũ giáo viên dạy bậc phổ thông tạo điều kiện nâng cao kiến thức, trình
độ chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao kỹ năng, nâng cao nhận thức cho đội ngũ
giáo viên của bậc học này, nhằm đáp ứng nhiệm vụ trong hiện tại và tƣơng
lai.
- Nƣớc ta đang tiến hành quá trình Công nghiệp hóa-Hiện đại hóa đất
nƣớc, vì vậy phát triển nguồn nhân lực là đội ngũ dạy bậc phổ thông có ý
nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của bậc học này, điều đó đặt ra những
yêu cầu cao đối với nguồn nhân lực cả về thể lực, trí lực và phẩm chất tâm lý,
trong đó đặc biệt yêu cầu nâng cao cao chất lƣợng về trí lực ( kiến thức, trình
độ, chuyên môn) và phẩm chất đạo đức ( thái độ, hành vi) của đội ngũ giáo
viên bậc học này, tạo điều kiện cho việc tiếp cận và áp dụng những tiến bộ
khoa học, trang thiết bị tiên tiến để phục vụ cho việc giảng dạy và học tập của
bậc học này.
- Phát triển nguồn nhân lực đội ngũ giáo viên dạy bậc phổ thông) còn
tạo tính chuyên nghiệp cho giáo viên, giúp đội ngũ giáo viên có cái nhìn mới,
cách tƣ duy mới trong công việc bởi vì tạo cho nguồn nhân lực giáo dục có
đƣợc sự tự tin trong công việc, trong cuộc sống, làm cho họ thỏa mãn nhu cầu
về thông tin cung nhƣ học hỏi ở môi trƣờng bên ngoài đơn vị.
1.2. NỘI DUNG CỦA PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC
1.2.1. Xây ựng ơ ấu nguồn n ân lự
Cơ cấu nguồn nhân lực là một khái niệm kinh tế, phản ánh thành phần,
tỷ lệ các bộ phận hợp thành và mối quan hệ tƣơng tác giữa các bộ phận ấy
trong tổng thể [7].
Cơ cấu nguồn nhân lực đƣợc biểu hiện ở sự đồng bộ, mức độ phù hợp
về tỷ lệ giữa các bộ phận, mối quan hệ tác động lẫn nhau giữa các thành phần
và vị trí, vai trò của các bộ phận có trong tổ chức. Cơ cấu nguồn nhân lực



×