Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

251 Thực trạng, giải pháp, nhiệm vụ và mục tiêu chiến lược cho sự phát triển nguồn nhân lực của giáo dục đại học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (102.21 KB, 14 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Về vai trò người thầy trong giáo dục, xã hội Việt Nam thường định
hướng theo các triết lý truyền thống “Không thày đố mày làm nên”, “muốn
con hay chữ phải yêu lấy thầy”, và gần đây làsự du nhập của triết lý “Không
có học sinh tồi, chỉ có thầy giáo kém”. Tuy nhiên, khi cuộc sống có nhiều
biến đổi lớn thì các triết lý và chân lý của nó cũng phải thay đổi.
Giáo dục, trong đó có giáo dục đại học là một yếu tố và bộ phận nhạy
cảm trong đời sống xã hội. Những tác động, nhân tố mới từ bên ngoài vào
nước ta như Cách mạng khoa học công nghệ hiện đại, xu thế toàn cầu hoá và
kinh tế tri thức… đã buộc ngành giáo dục phải đối mặt với thách thức gay gắt
đồng thời cũng mở ra những cơ hội phát triển mới. Trong bối cảnh đó, nghiên
cứu về nhân lực của giáo dục đại học Việt Nam và cách thức phát triển nó
trong một tương lai gần là một việc làm khó khăn song cũng rất cần thiết.
Bài viết của em gồm các nội dungchính sau:
I. Thực trạng của nguồn nhân lực giáo dục đại học ở nước tavà nguyên
nhân của những tồn tại và yếu kém.
1. Thực trạng của nguồn nhân lực giáo dục đại học ở nước ta .
2. Nguyên nhân của những tồn tại và yếu kém.
II. Những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển nguồn nhân lực giáo dục
đại học ở nước ta.
1. Hoàn thiện cơ chế và nâng cao năng lực quản lý nhà nước đối với
giáo dục đại học và nguồn nhân lực của nó.
2. Cải thiện môi trường giáo dục ,nâng cao mức sống và chất lượng
của nguồn nhân lực.
III. Nhiệm vụ và mục tiêu chiến lược cho sự phát triển nguồn nhân lực
của giáo dục đại học.
1. nhiệm vụ và mục tiêu.
2. Nhiệm vụ và nguyên tắc định chiến lược.
Vì đây là lần đầu tiên em viết tiểu luận,chắc chắn sẽ mắc phải nhược
điểm và thiếu xót.Vậy em rất mong được sự đóng góp ý kiến của thầy cô để
bài tiểu luận của em dược tốt hơn.


Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn của thầy đã giúp em hoàn
thành bài tiểu luận này.
NỘI DUNG
I. THỰC TRẠNG CỦA NGUỒN NHÂN LỰC GIÁO DỤC ĐẠI HỌC Ở
NƯỚC NGUYÊN NHÂN CỦA NHỮNG TỒN TẠI ,YẾU KÉM.
1. Thực trạng của nguồn nhân lực giáo dục đại học ở nước ta.
Nguồn nhân lực giáo dục nước ta đang phải đối mặt với một vấn đề
nan giải :nhu câu học tập của xã hội và quy mô đào tạo tăng nhanh trong khi
đó số lượng và năng lực của đọi ngũ giáo viên có giới hạn và khả năng tăng
chậm.qua điều tra cho thấy,không phải trường đại học nào cũng có tốc độ
tăng trưởng về quy mô đào tạo như nhau. .Các trường đại học thuộc nhóm
ngành đào tạo về luật ,kinh tế ,kinh doanh ,ngoại ngữ …tăng trưởng mạnh về
quy mô đào tạo .Hiện tượng 1 thầy giảng cho lớp học trên 100 học viên diễn
ra một cach phổ biến .ở những bộ môn có nhiều giờ giảng,thường mỗi giáo
viên một năm lên lớp vượt giờ chuẩn của Bộ quy định.Phải lên lớp với cường
độ cao ,số thời gian quá nhiều sẽ tác động hai mặt tới chất lương sống của
giáo viên và bộ phận quản lý giáo dục kèm theo.Họ có cơ hội cải thiện cuộc
sống;mặt khác ,họ sẽ mất đi cơ hội và thời gian tham gia các hoạt động tập
luyện thể thao,bồi dưỡng sức khoẻ,học tập và nghiên cứu khoa học để cập
nhật kiến thức,nâng cao trình độ và kỹ năng chuyên môn .Nếu những giáo
viên có quá nhiều tiết giảng mà vẫn cố gắng tham gia học tập như chương
trình đào tạo thạc sĩ,tiến sĩ hoặc nghiên cứu khoa học thì do sự câu thúc về
thời gian họ sẽ phải hoàn thành công việc trên một cách chiếu lệ và nhanh
nhất miễn là đạt được kết quả.Chính những nguyên nhân đã dẫn tới kết quả tất
yếu sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới chất lượng giảng dạy và nghiên cứu khoa học
của giáo viên. Hiện tượng căt xém bài giảng, bớt giờ lên lớp, gộp lớp hoặc bỏ
lớp đã diễn ra ở quy mô lớn ảnh hưởng xấu tới quy chế và kỷ luật giáo dục.
Và điều này nếu tồn tại lâu ngày sẽ dẫn đến một thái độ và lề lối làm việc
chung chỉ coi trọng số lượng, kết quả mà coi nhẹ chất lượng, hiệu quả trong
sự nghiệp “trồng người”. Đây thực sự là một nguy cơ và thách thức lớn đối

với giáo dục đại học Việt Nam hiện nay.
Vấn đề nan giải đối với giáo dục đại học hiện nay là trong khi quy mô
đào tạo tăng gấp nhiều lần như hiện nay thì không thể giải quyết triệt để vấn
đề.
Thu nhập chính của giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục còn ở mức
thấp khiến họ phải tăng thêm thu nhập từ các nguồn khác là nguyên nhân
chính dẫn đến sự xuống cấp về đạo đức nghề nghiệp. Như vậy, những tiêu
cực của giáo dục đại học nước ta trong cơ chế thị trường xuất phát từ cơ sở
kinh tế và chế độ trả công lao động bất hợp lý của nó. Đó vừa là nguyên nhân
khách quan vừa là nguyên nhân chủ quan. Muốn ngăn chặn, tiến tới chấm dứt
các hiện tượng suy thoái đạo đức nghề nghiệp, xu hướng thương mại hoá đào
tạo và cấp bằng, thì cần cải thiện được thu nhập chính đáng trong nguồn nhân
lực của giáo dục đào tạo, cần phải có giải pháp tạo ra nhiều cơ hội cho phép
nhân sự trong ngành nâng cao mức sống và chất lượng sống một cách đàng
hoàng chính đáng.
Môi trường giáo dục chưa tạo ra được bầu không khí hăng say, phấn
khởi làm việc và tinh thần lao động sáng tạo của đội ngũ giáo viên, cán
bộ công nhân viên các trường đại học. Mặt trái của cơ chế thị trường là
tạo ra xu hướng thương mại hoá giáo dục một cách tự phát, với các tệ
nạn của nó là thói chạy chọt trong thi cử, bằng giả, xin và mua
điểm…Hiện nay phần lớn giáo viên, cán bộ công nhân viên đều giữ vững
bản lĩnh chính trị và đạo đức nhà giáo, đấu tranh chống các biểu hiện
tiêu cực trong giáo dục đại học. Nhưng cũng có một số cá nhân, tập thể
đã lợi dụng nghề nghiệp và vị thế của mình để kiếm lợi một cách bất
chính. Một số hiện tượng tiêu cực này đã bị phát giác, bị công luận lên
án ,gây nên sự bất bình trong dư luận xã hội, ảnh hưởng xấu tới uy tín và
hình ảnh của giáo viên. Có thể nói rằng môi trường giáo dục ở nước ta tử
khi chuyển sang cơ chế thị trường đến nay đã bị xuống cấp so với trước
đây.
Môi trường bên trong các trường đại học hiện nay cũng còn tồn tại

nhiều vấn đề cần giải quyết. Hoạt động giáo dục và khoa học rất cần một
bầu không khí dân chủ , đoàn kết giữa các chủ thể giáo dục.Song trong
thực tế , vẫn còn hiện tượng mất dân chủ và hiện tượng bè phái diễn ra,
gây nên tâm trạng chán nản, bất lực của bộ phận giáo viên và cán bộ
cấp dưới. Ngoài ra tâm lý cào bằng, đố kỵ “xấu đều hơn tốt lỏi”, tâm lý
cục bộ và bản vị “trâu ta ăn cỏ đồng ta”, thói gia trưởng “một người làm
quan cả họ được nhờ”… còn tồn tại trong các trường đại học, dưới các
hình thức tinh vi gây cản trở quá trình phát triển nguồn nhân lực giáo
dục. Cơ cấu của nguồn nhân lực giáo dục đại học còn mất cân đối và bất
hợp lý giữa các lĩnh vực, chuyên môn, sức mạnh hệ thống yếu. Chất
lượng nguồn nhân lực hiện ở mức thấp.
Thành tựu đầu tiên của ngành giáo dục nước ta là đã đào tạo được một
nguồn nhân lực khá đông, có trình độ và kỹ năng lao động. Đương nhiên,
trong nguồn nhân lực của giáo dục đại học nước ta cơ cấu các ngành
chính cũng tồn đọng sự bất hợp lý. Qua số liệu gián tiếp về cơ cấu ngành học
của các PGS (nay là tiến sĩ) được cấp bằng đến năm 1998 là:
Khoa học quân sự :3%
Khoa học nông nghiệp:8%
Khoa học kinh tế : 11%
Khoa học tự nhiên: 22%
Khoa học y dược:16%
Khoa học xã hội (cả sư phạm): là 40%(1)
Theo thống kê trên thì nguồn nhân lực bậc cao thuộc ngành xã hội, tự
nhiên chiếm tỷ lệ cao nhất, thấp nhất là khoa học nông nghiệp và quân sự. Sự
mất hợp lý và điểm yếu của nguồn nhân lực giáo dục đại học còn thể hiện ở
số nhân sự có trình độ cao chỉ chiếm 1 tỷ lệ thấp trong cơ cấu nguồn nhân lực.
Tình trạng thất thoát “chảy máu chất xám” vẫn đang tiếp tục diễn ra
trong khi ngành lại chưa biết cách thu hút, phát huy trí tuệ từ các nguồn
bên ngoài. Bên cạnh đó là nguy cơ về sự hụt hẫng giữa các thế hệ của nguồn
nhân lực giáo dục đại học.

2. Nguyên nhân của những tồn tại và yếu kém.
Quan điểm của Đảng coi “giáo dục và đào tạo là cốt sách hàng đầu”
chưa được quán triệt sâu sắc và biến thành hành động thực tiễn cách mạng ở
tất cả các cấp các ngành, từ tầng lớp cán bộ lãnh đạo xuống đến từng người
dân để tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ đồng bộ trong toàn xã hội, chưa trở
thành sự nghiệp của toàn dân. Từ ngành giáo dục đến các ngành, các cấp khác
còn tồn tại một tình trạng chung là ngành nào cấp nào cũng có giáo dục là
quan trọng và phải quan tâm đến giáo dục và đào tạo, nhưng trong việc làm
thì lại thiếu quan tâm đúng mức đến sự phát triển nguồn nhân lực của chính
cơ quan đơn vị mình. “Chính phủ và các cơ quan Nhà nước chưa có những
quyết định đủ mạnh về chính sách, cơ chế và biện pháp tổ chức thực hiện, để
thể hiện đầy đủ quan điểm coi giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu.
Các chính sách đã ban hành chưa được khuyến khích nghề dạy học và những
giáo viên đến dạy ở những vùng khó khăn, chưa động viên được những giáo
viên dạy giỏi và giáo viên có trình độ cao. Tiền lương giáo viên chưa được
thoả đáng” (2).
Nguyên nhân khách quan khiến cho các trường phải xoay sở để tồn tại,
dễ dẫn đến những sai phạm về chế độ tài chính, ảnh hưởng xấu đến kỷ cương
và môi trường giáo dục của trường đại học là do Nhà nước cấp kinh phí quá ít
lại còn thiếu. Năng llực quản lý Nhà nước đối với giáo dục đại học của Bộ
giáo dục và đào tạo có những mặt yếu kém, bất cập chủ quan của ngành về
công tác phát triển nguồn nhân lực giáo dục đại học.
Việc thay đổi quá thường xuyên chủ trương đổi mới về mô hình giáo
dục đại học ở nước ta đã tạo ra tình trạng thiếu sự ổn định cần thiết về tổ

×