Tải bản đầy đủ (.doc) (48 trang)

CHUYÊN ĐỀ: CÁC NƯỚC CHÂU Á, CHÂU PHI VÀ KHU VỰC MĨ LA TINH (1945 2000)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.16 MB, 48 trang )

SỞ GD-ĐT ……
TRƯỜNG THPT ….

BÁO CÁO
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG
ÔN THI THPT QUỐC GIA
MÔN: LỊCH SỬ LỚP 12
TÁC GIẢ: ………
CHỨC VỤ: GIÁO VIÊN
ĐƠN VỊ: ………..

T©n D©n, ngµy 30 th¸ng 03 n¨m 2009

1

MỤC LỤC


CHUYÊN ĐỀ: CÁC NƯỚC CHÂU Á, CHÂU PHI VÀ KHU VỰC
MĨ LA TINH (1945- 2000)
Dự kiến số tiết dạy: 10 tiết
Đối tượng: Học sinh lớp 12
A.NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ
I. CÁC NƯỚC ĐÔNG BẮC Á.
1. Những biến đổi của khu vực Đông Bắc Á sau chiến tranh thế giới thứ hai.
* Biến đổi chính trị:
- Sự ra đời của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (1/10/1949)
- Sự xuất hiện Nhà nước Đại hàn Dân Quốc (8/1948) và Sự thành lập nước
Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên (9/1948)
( Sự ra đời của hai Nhà nước trên bán đảo Triều Tiên là hệ quả của "chiến
tranh lạnh")


- Chiến tranh Nam- Bắc Triều Tiên (1950- 1953) là sự biểu hiện rõ nét của
chiến tranh lạnh
* Sự biến đổi về mặt kinh tế
- Sau khi thành lập các nước và vùng lãnh thổ ở Đông Bắc Á bắt tay vào xây
dựng và phát triển kinh tế.
- Trong nửa sau thế kỉ XX, khu vực Đông Bắc Á đạt được sự tăng trưởng kinh
tế nhanh chóng, đời sống của người dân được cải thiện.
+ Xuất hiện "3 con rồng" trong "4 con rồng" kinh tế ở Châu Á gồm: Hàn Quốc,
Hồng Kông, Đài Loan.
+ Nhật Bản là nước có nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
+ Trong những năm 80 -90 của thế kỉ XX nền kinh tế Trung Quốc có tốc độ
tăng trưởng nhanh, mạnh.
2. Trung Quốc (1945 - 2000)
- Từ năm 1945 đến năm 2000 lịch sử Trung Quốc trải qua nhiều giai đoạn lịch
sử với những biến đổi thăng trầm cụ thể:
+ Từ 1946 - 1949: Nội chiến Quốc - Cộng.
+ Từ 1949 - 1959: Mười năm đầu xây dựng chế độ mới.
+ Từ 1959 - 1978: Những năm không ổn định
2


+ Từ 1978 - 2000: Công cuộc cải cách mở cửa.
- Trong các giai đoạn trên đáng chú ý là giai đoạn nội chiến dẫn tới sự thành
lập nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa và giai đoạn cải cách mở cửa với những
thành tựu to lớn.
a. Sự thành lập nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa
- Sau khi kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống quân phiệt Nhật, ở Trung
Quốc đã diễn ra cuộc nội chiến giữa Quốc dân Đảng và Đảng cộng sản kéo dài hơn 3
năm (1946 - 1949)
- Cuối năm 1949, cuộc nội chiến kết thúc, toàn bộ lục địa Trung Quốc được

giải phóng. Tập đoàn Tưởng Giới Thạch thất bại, phải rút chạy ra Đài Loan. Ngày 110- 1949 Nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa chính thức được thành lập, đứng đầu
là Chủ tịch Mao Trạch Đông.
- Ý nghĩa lịch sử
+ Đối với Trung Quốc: Với thắng lợi này Trung Quốc đã hoàn thành cuộc cách
mạng DTDCND chấm dứt hơn 100 năm nô dịch của đế quốc, phong kiến, xóa bỏ tàn
dư phong kiến, đưa đất nước Trung Hoa bước vào kỉ nguyên độc lập, tự do, tiến lên
chủ nghĩa xã hội.
+ Đối với thế giới: Tạo điều kiện nối liền CNXH từ Châu Âu sang Châu Á và
ảnh hưởng sâu sắc tới phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
+ Tác động tới Việt Nam: Cách mạng Trung Quốc thành công, nước Cộng hòa
nhân dân Trung Hoa ra đời, các nước XHCN Liên Xô, Trung Quốc, Đông Âu lần lượt
công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với Việt Nam dân chủ cộng hòa. Đây là thắng
lợi to lớn của cách mạng Việt Nam. cuộc kháng chiến của nhân dân ta nhận được sự
đồng tình ủng hộ của nhân dân thế giới.
b. Công cuộc cải cách mở cửa ở Trung Quốc (1978 - 2000)
- Hoàn cảnh lịch sử
+ Thế giới: Cuộc khủng hoảng năng lượng thế giới năm 1973…. Cuộc khủng
hoảng đặt ra cho các nước yêu cầu phải cải cách về kinh tế chính trị, xã hội để thích
nghi với sự phát triển nhanh chóng của cách mạng KH - KT và sự giao lưu, hợp tác
quốc tế ngày càng mạnh mẽ.
+ Trong nước: Từ năm 1959 đến 1978 Trung Quốc đã phạm nhiều sai lầm dẫn
đén khủng hoảng toàn diện về kinh tế, Chính trị, xã hội.
- Đường lối cải cách mở cửa ở Trung Quốc.
+ Tháng 12 - 1978 Trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc vạch ra đường lối
mới do Đặng Tiểu Bình khởi xướng, mở đường cho công cuộc cải cách kinh tế - xã
hội. Sau đó đường lối này được nâng lên thành đường lối chung.
3


+ Nội dung: Lấy phát triển kinh tế làm trung tâm; kiên trì bốn nguyên tắc cơ

bản; tiến hành cải cách mở cửa nền kinh tế, chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập
trung sang nền kinh tế thị trường XHCN linh hoạt hơn.
- Thành tựu:
+ Về kinh tế: Cung cấp cho học sinh số liệu tiêu biểu về: Tốc độ tăng trưởng
kinh tế; Tổng thu nhập quố dân (GDP); sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và thu nhập
bình quân theo đầu nười.
+ Về khoa học, kĩ thuật, văn hóa giáo dục đạt nhiều thành tựu nổi bật (dẫn chứng)
+ Về đối ngoại:….
- Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam trong công cuộc đổi mới đi lên xây
dựng chủ nghĩa xã hội.
+ Khi hoàn cảnh lịch sử thế giới trong nước có sự thay đổi và đặt ra yêu cầu cải
cách cần phải cải cách, đổi mới để thích nghi.
+ Khi cải cách, đổi mới phải kiên trì những nguyên tắc cơ bản của CNXH, sự
lãnh đạo của đảng cộng sản chuyên chính dân chủ nhân dân; chủ nghĩa Mác Lênin…
+ Chuyển nền kinh tế kế hoạch tập trung (ở Việt Nam là cơ chế tập trung quan
liêu bao cấp) sang nền kinh tế thị trường CHXN.
II/ CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á.
- Khu vực Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ hai có những biến đổi to
lớn về chính trị, kinh tế, xã hội. Trong nội dung này học sinh được cung cấp ba vấn
đề trọng tâm sau.
1. Quá trình đấu tranh giành độc lập.
* Khái quát chung
- Trước chiến tranh thế giới thứ hai Đông Nam Ávốn là thuộc địa của các nước
đé quốc Âu - Mĩ (trừ Thái Lan). Trong những năm diễn ra cuộc chiến tranh thế giới
thứ hai, các nước Đông Nam Á đều bị biến thành thuộc địa của phát xít Nhật. Ngay
sau khi Nhật Bản đầu hàng lực lượng đồng minh, một số nước Đông Nam Á đã giành
được độc lập như Inđônêxia (17- 8 - 1945); Việt Nam (2 -9 1945); Lào (12 - 101945). Các nước Đông Nam Á khác như: Miến Điện, Mã lai, Philippin giải phóng
nhiều vùng rộng lớn của đất nước.
- Ngay sau khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, các nước thực dân Âu - Mĩ
quay trở lại xâm lược Đông Nam Á. Trải qua một quá trình đấu tranh kiên cường và

gian khổ, cuộc kháng chiến của nhân dân Đông Nam Á lần lượt giành thắng lợi (nêu
dẫn chứng.....)
* Phong trào đấu tranh giành độc lập ở một số nước tiêu biểu.
4


- Cách mạng Lào: Từ năm 1945 đến năm 2000 cách mạng Lào phát triển qua 4
giai đoạn chính:
+ Nước Lào tuyên bố độc lập: Từ tháng 8 đến tháng 10 năm 1945. Nhân cơ hội
Nhật Bản đầu hàng Đồng Minh vô điều kiện (8/1945), ngày 23 tháng 8 năm 1945,
nhân dân Lào đã nổi dậy và thành lập chính quyền cách mạng ở nhiều nơi. Ngày
12/10/1945, nước Lào tuyên bố độc lập.
+ Giai đoạn kháng chiến chống Pháp quay trở lại xâm lược tháng 3/1946 tháng 7/1954).
+ Giai đoạn kháng chiến chống Mĩ xâm lược: Từ tháng 7/1954 đến tháng
12/1975.
+ Giai đoạn xây dựng đất nước và phát triển kinh tế - xã hội từ 1975 - nay.
- Cách mạng Campuchia: Các giai đoạn phát triển của cách mạng Campuchia.
+ Giai đoạn 1: Kháng chiến chống thực dân Pháp quay trở lại xâm lược từ
tháng 10/1945 đến tháng 7/1954.
+ Giai đoạn 2: Thời kì hòa bình trung lập (1950 - 1970)
+ Giai đoạn 3: Kháng chiến chống Mĩ (1970 - 1975)
+ Giai đoạn 4: Đấu tranh chống tập đoàn Khơ me đỏ do Pôn Pốt cầm đầu (1975
- 1979).
+ Giai đoạn 5: Công cuộc hồi sinh và xây dựng lại đất nước, cuộc nội chiến
giữa lực lượng của Đảng nhân dân cách mạng với các phe phái đối lập chủ yếu là lực
lượng Khơ me đỏ (1979 - 1993)
+ Từ năm 1993 đến nay Campuchia bước sang thời kỳ mới: Xây dựng và phát
triển đất nước.
2. Những thành tựu trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước.
* Nhóm 5 nước sáng lập ASEAN (là kiến thức trọng tâm).

- Sau khi giành được nhóm 5 nước sáng lập ASEAN (Inđônêxia, Philippin,
Malaixia, Singapo, Thái Lan) đều tiến hành công nghiệp hóa theo mô hình của các
nước tư bản chủ nghĩa. Trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước nhóm 5 nước
sáng lập ASEAN đã tến hành hai chiến lược phát triển kinh tế - xã hội: chiến lược
kinh tế hướng nội và chiến lược kinh tế hướng ngoại: (Giáo viên cung cấp cho học
sinh những kiến thức về: thời gian, mục tiêu, nội dung, thành tựu và hạn chế của mỗi
chiến lược.)
3. Sự ra đời và phát triển của tổ chức ASEAN
* Hoàn cảnh lịch sử

5


- Nửa sau những năm 60 của thế kỉ XX, nhiều nước Đông Nam Á bước vào
thời kỳ ổn định, dốc sức phát triển kinh tế, có nhu cầu hợp tác để cùng nhau phát
triển.
- Các nước muốn liên kết để lại để giảm bớt sức ép của các nước lớn, mặt khác
hạn chế ảnh hưởng của CNXH đang thắng lợi ở Trung Quốc và Việt Nam.
- Các tổ chức khu vực trên thế giới xuất hiện nhiều ngày càng nhiều, đã cổ vũ
rất lớn đối với các nước Đông Nam á.
* Mục tiêu
Là phát triển kinh tế và văn hóa thông qua những nỗ lực hợp tác chung giữa
các nước thành viên, trên tinh thần duy trì hòa bình và ổn định khu vực.
* Quá trình phát triển từ ASEAN 5 đến ASEAN 10
- Ngày 8/8/1967; 5 nước thành viên đã thành lập Hiệp hội các nước Đông Nam
Á (ASEAN) tại Băng Cốc (Thái Lan) với mục tiêu phát triển kinh tế, văn hóa thông
qua…
- Từ 1967 - 1975 ASEAN là một tổ chức non trẻ, sự hợp tác khu vực còn lỏng lẻo,
chưa có vị thế trên trường quốc tế nên chưa kết nạp thêm thành viên mới.
- Từ tháng 2/1976, ASEAN có bước phát triển mới với việc kí Hiệp ước thân

thiện và hợp tác ở Đông Nam Á (gọi tắc là Hiệp ước Bali)
- Từ đầu những năm 90, chiến tranh lạnh chấm dứt và vấn đề Campuchia được
giải quyết, tình hình khu vực Đông Nam á được cải thiện căn bản ASEAN có điều
kiện mở rộng tổ chức, kết nạp thêm thành viên mới. Năm 1999 Cam phu chia được
kết nạp vào ASEAN trở thành thành viên thứ 10.
III. ẤN ĐỘ
1. Cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân Ấn Độ.
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, cuộc đấu tranh chống thực dân Anh đòi độc
lập của nhân dân Ấn Độ dưới sự lãnh đạo của Đảng quốc đại phát triển mạnh mẽ
- Ngày 19.12.1946 khởi nghĩa của 2 vạn thủy binh ở Bom Bay chống đế quốc Anh
đòi độc lập dân tộc, được nhân dân ủng hộ, phong trào phát triển mạnh.
- Phong trào đấu tranh của nông dân ( Tê pha ga) chỉ nộp 1/3 sản phẩm cho địa chủ
- Phong trào bãi công của hơn 40 vạn công nhân ở Cancútta (2.1947)
Trước tình hình trên, thực dân Anh buộc phải nhượng bộ, hứa trao quyền tự trị
cho Ấn Độ theo phương án maobatton chia nước này thành 2 quốc gia trên cơ sở tôn
giáo ( Ấn Độ của người theo Ấn Độ giáo, Pakixtan của người hồi giáo)
6


Không thỏa mãn với quy chế tự trị, nhân dân Ấn Độ tiếp tục đấu tranh, thực
dân Anh phải nhượng bộ. Ngày 26.1.1950, Ấn Độ tuyên bố độc lập, nước cộng hòa
Ấn Độ được thành lập
* Ý nghĩa: - Chấm dứt ách thống trị của thực dân Anh, mở đường cho Ấn Độ phát
triển
- Ảnh hưởng quan trọng đến phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
2. Những thành tựu mà nhân dân Ấn Độ đạt được trong quá trình xây dựng
đất nước.
- Thành tựu
Sau khi giành độc lập hoàn toàn, nhân dân Ấn Độ bước vào thời kì xây dựng
đất nước, phát triển kinh tế, văn hoá và đạt được nhiều thành tựu quan trọng :

- Trong nông nghiệp : Ấn Độ là nước lớn, đông dân, sau khi giành độc lập, tình

hình rất khó khăn, đặc biệt là vấn đề lương thực. Nhờ thành tựu của cuộc "cách mạng
xanh" trong nông nghiệp, từ giữa những năm 70 (thế kỉ XX) Ân Độ đã tự túc được
lương thực và bắt đầu xuất khẩu.
- Trong công nghiệp: Ấn Độ đạt được nhiều thành tựu to lớn, là cường quốc

công nghiệp lớn thứ 10 trên thế giới.
- Trong lĩnh vực khoa học - kĩ thuật và công nghệ : Ấn Độ là một trong những

quốc gia xuất khẩu phần mềm lớn nhất thế giới. Là nước sản Xuất bom nguyên tử,
sản xuất vũ khí hiện đại và là một trong 6 nước tham gia câu lạc bộ chinh phục vũ
trụ.
* Chính sách đối ngoại:
- Xây dựng chính sách đối ngoại hòa bình, trung lập, tích cực.
- ủng hộ cuộc đấu tranh giành độc lập của các dân tộc.
- Là một trong những nước sáng lập Phong trào không liên kết.
- Ngày càng có vai trò, vị trí quan trọng trên trường quốc tế.

IV/ CÁC NƯỚC CHÂU PHI VÀ MĨ LA TINH
1. Những thắng lợi lớn của phong trào giải phóng dân tộc ở Châu Phi:
- Sau chiến tranh thế giới thứ hai với những điều kiện lịch sử mới….cuộc đấu
tranh giành độc lập của nhân dân Châu Phi có những bước phát triển mạnh mẽ, đặc
biệt từ những năm 50 của thế kỉ XX, từ Bắc Phi phong trào nhanh chóng lan ra các
vùng khác.

7


- Mở đầu là cuộc binh biến của sĩ quan và binh lính yêu nước Ai Cập (1952)

…lập nên nước Cộng hòa Ai Cập (18-6-1953). Năm 1952, nhân dân Libi giành được
độc lập, tiếp đó các quốc gia độc lập lần lượt xuất hiện như Tuynidi, Marốc, Xuđăng
(1956), Gana (1957), Ghinê (1958)….
- Năm 1960 với sự kiện 17 nước Châu Phi được trao trả độc lập đã được lịch
sử ghi nhận là năm Châu Phi. Trải qua 8 năm đấu tranh vũ trang chống Pháp (1954 1962), nhân dân Angiêri đã giành được thắng lợi. Năm 1975, với thắng lợi của nhân
dân Môdămbích và Ănggôla trong cuộc đấu tranh chống thực dân Bồ Đào Nha, về cơ
bản đã chấm dứt sự tồn tại của chủ nghĩa thực dân cũ ở Châu Phi cùng hệ thống thuộc
địa của nó.
- Từ sau năm 1975, nhân dân các thuộc địa còn lại ở Châu Phi hoàn thành
cuộc đấu tranh đánh đổ nền thống trị thực dân cũ, giành độc lập dân tộc và quyền
sống của con người. Tháng 4 - 1980 nước cộng hòa Dimbabuê được thành lập, tháng
3 - 1990, Mamibia tuyên bố độc lập. Cuộc đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng
tộc ở Nam Phi giành được thắng lợi…
2. Những thắng lợi của phong trào đấu tranh giành và bảo vệ độc lập ở Mĩ
La tinh.
- Nhiều nước Mĩ Latinh đã giành độc lập từ đầu thế kỉ XIX, nhưng sau đó lệ thuộc

vào Mĩ. Mĩ tìm cách xây dựng chế độ độc tài thân Mĩ ở khu vực này.
- Mục tiêu đấu tranh của nhân dân Mĩ Latinh là chống chế độ độc tài, bảo vệ

độc lập, thực hiện dân chủ.
- Hình thức đấu tranh của Mĩ Latinh là rất phong phú:

+ Đấu tranh vũ trang ở Vênêxuêla, Goatêmala, Côlômbia, Pêru, Nicaragoa,
Chilê, En Xanvađo...
+ Bãi công của công nhân ở nhiều nước.
+ Nổi dậy của nông dân đòi ruộng đất.
+ Đấu tranh nghị trường đòi thành lập chính phủ tiến bộ.
- Quá trình đấu tranh giành và bảo vệ độc lập của nhân dân Mĩ Latinh :


+ Năm 1952, chế độ độc tài được thiết lập ở Cuba, chúng đàn áp nhân dân, xoá
8


bỏ dân chủ... Nhân dân Cuba đã đứng lên đấu tranh dưới sự lãnh đạo của Phiđen.
Ngày 1-1-1959, chế độ độc tài sụp đổ, nước Cộng hoà Cuba ra đời do Phiđen đứng
đầu.
+ Trong những năm 60 - 70, phong trào đấu tranh chống chế độ độc tài thân Mĩ
phát triển mạnh ở khu vực và thu nhiều thắng lợi.
- Năm 1964, phong trào đấu tranh của nhân dân Panama đòi thu hồi chủ quyền
kênh đào diễn ra sôi nổi. Đến năm 1999, Mĩ phải trả lại kênh đào Panama.
- Trong năm 1963, vùng biển Caribê có 13 quốc gia giành độc lập.
- Chế độ độc tài bị xóa bỏ ở Acshentina sau 1982, Boolivia (1982), Braxin

(1985), Chilê (1998), EnXanvađo (1989), Urugoay (1989). Kết quả là chính quyền
độc tài ở nhiều nước đã bị lật đổ, các chính phủ dân chủ được thành lập.
Sau khi giành được độc lập, các nước châu Phi, Mĩ latinh bước vào thời kỳ xây
dựng và phát triển kinh tế. Tuy nhiên, công cuộc xây dựng kinh tế của các nước châu
Phi gặp muôn vàn khó khăn như đói nghèo, lạc hậu, nợ nước ngoài, nội chiến liên
miên… Trong khi đó, tình hình ở khu vực Mĩ latinh có khả quan hơn. ở khu vực này
đã xuất hiện một số nước công nghiệp mới như Achentina, Mêhicô, Braxin.
B.TỔ CHỨC DẠY HỌC CHUYÊN ĐỀ
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức:
Sau khi học xong chuyên đề học sinh cần nắm được:
* Về khu vực Đông bắc á
- Những biến đổi về chính trị, kinh tế, của khu vực Đông Bắc á sau chiến
tranh thế giới thứ hai.
- Nhận thức được những sự kiện cơ bản của cuộc CMDTDCND ở Trung
Quốc sau năm 1945 và ý nghĩa việc thành lập nước CHND Trung Hoa, học sinh trình

bày được các giai đoạn vận động tiếp theo của cách mạng Trung Quốc, nội dung của
từng giai đoạn.
- Hiểu những biến đổi trên bán đảo Triều Tiên sau chiến tranh thế giới thứ hai.
- Những thành tựu của công cuộc cải cách mở cửa ở Trung Quốc
* Về các nước Đông Nam Á.
9


- Nhận thức được quá trình giành độc lập và thành lập các quốc gia ở Đông
Nam Á, đặc biệt là các nước Inđônêxia, Lào và Campuchia.
- Những thành tựu trong công cuộc xây dựng và pát triển đất nước của các
nướcĐông Nam Á sau khi giành được độc lập.
- Hiểu rõ sự ra đời và phát triển của tổ chức ASEAN: từ ASEAN 5 đến
ASEAN 10.
* Về Ấn Độ:
- Nhận thức được việc làm thành cuộc đấu tranh giành độc lập và những thành
tựu về mọi mặt trong thời kì xây dựng đất nước của nhân dân Ấn Độ.
* Về các nước châu Phi và Mĩ La Tinh:
Hiểu được quá trình đấu tranh và bảo vệ độc lập của nhân dân Châu Phi và Mĩ
La Tinh sau chiến tranh thế giới thứ 2 diễn ra sôi nổi, các nước lần lượt giành được
độc lập và bảo vệ được nền độc lập của mình.
- Hiểu được thắng lợi của cách mạng Cuba từ năm 1945 đến năm 2000.
2. Về thái độ:
- Được bồi dưỡng nhận thức về sự ra đời của nước CHND Trung Hoa không
chỉ là thành quả đấu tranh của nhân dân Trung Quốc mà là thắng lợi chung của các
dân tộc bị áp bức. Từ sự biến đổi lớn lao của khu vực Đông Bắc Á nói chung và biến
đổi của Trung Quốc nói riêng sau năm 1945, các em nhận thức được qui luật phát
triển tất yếu của lịch sử loài người.
- Được bồi dưỡng tinh thần đoàn kết quốc tế, có thái độ đồng tình, ủng hộ
cuộc đấu tranh giành bảo vệ độc lập và sự ra đời của các quốc gia độc lập ở các nước

châu Á.
- Khâm phục cuộc đấu tranh giành, bảo vệ độc lập và những thành tựu trong
xây dựng đất nước mà các nước Á.
3. Về kĩ năng:
- Rèn luyện khả năng khái quát, tổng hợp các vấn đề trên cơ sở những sự kiện
đơn lẻ.
- Rèn luyện tư duy phân tích, so sánh các sự kiện tiêu biểu. Biết sử dụng lượt
đồ để trình bày các sự kiện tiêu biểu của phong trào đấu tranh giành bảo vệ độc lập.
10


- Rèn luyện khả năng đánh giá, rút ra những nhận xét, kết luận cần thiết.
4. Định hướng năng lực hình thành cho học sinh
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực
sáng tạo..
- Năng lực chuyên biệt:
+. Năng lực tổng hợp, liên hệ, xâu chuỗi các sự kiện lịch sử, so sánh đối chiếu.
+. Năng lực tái hiện diễn biến các phong trào đấu tranh giành độc lập.
+.Năng lực phân tích tính chất, ý nghĩa, rút ra bài học kinh nghiệm
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH.
1.Chuẩn bị của giáo viên
- Tranh ảnh, lược đồ về các phong trào giải phóng dân tộc của các nước
Trung Quốc, Ấn Độ, các nước Đông Nam Á, châu Phi và Mĩ La Tinh
- Các tài liệu tham khảo có liên quan.
- Máy chiếu.
2. Chuẩn bị của học sinh
-Sưu tầm tài liệu, tranh ảnh về phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á, Châu
Phi và Mĩ La Tinh
- SGK, vở ghi.
III. THIẾT KẾ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC CHUYÊN ĐỀ

1. Hoạt động 1: Giới thiệu .
- GV cho HS quan sát các hình ảnh sau và trả lời câu hỏi:
+. Những hình ảnh sau gợi cho em liên tưởng đến nội dung lịch sử gì?
+. Quá trình dẫn đến những sự kiện đó?

11


Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam
dân chủ cộng hòa.

Chủ tịch Mao Trạch Đông tuyên bố thành lập nước Cộng hòa nhân dân Trung
Hoa

12


- Học sinh trao đổi trả lời.
GV: Chiến tranh thế giới thứ Hai với sự thất bại hoàn toàn của chủ
nghĩa Phát xít và sự suy yếu của chủ nghĩa thực dân Âu- Mĩ đã tạo điều kiện cho
phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa, phụ thuộc nói chung và các
nước châu Á nói riêng bùng nổ và phát triển. Thắng lợi của các cuộc đấu tranh
giành độc lập của các nước đã dẫn đến sự ra đời của nhiều quốc gia độc lập làm
thay đổi bản đồ chính trị thế giới. Với chuyên đề này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu
phong trào đấu tranh giành độc lập và công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế của
các nước châu Á sau khi giành độc lập.
2. Hoạt động 2: Khu vực Đông Bắc Á
a.Nét chung về khu vực Đông Bắc Á.
-Yêu cầu HS quan sát bản đồ và trả lời câu hỏi: Những hiểu biết của
em về khu vực Đông Bắc Á?


13


GV: Chốt ý
-Đông bắc Á bao gồm Nhật Bản, Hàn Quốc và Cộng hòa dân chủ Triều Tiên, Trung
Quốc và Nga thường được bao gồm trong các thảo luận liên quan đến địa chính trị
của khu vực thể hiện sự mở rộng quan tâm và chính sách của họ đối với Triều Tiên và
Nhật Bản.Biển Nhật Bản, và Hoàng Hải, và đôi khi Đông Hải và biển Okhotsk cũng
được đề cập đến trong khu vực này.
- Là Một khu vực rộng lớn với tổng DT 10,2 triệu km2, đông dân nhất TG ( khoảng
1,47 tỉ người năm 2000), có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú. Trước Chiến
tranh thế giới thứ Hai, các nước Đông Bắc Á đều bị chủ nghĩa thực dân nô dịch. Từ
sau 1945, tình hình khu vực có nhiều biến chuyển .
- Các biến đổi của khu vực:
+. Thắng lợi của cách mạng Trung Quốc đã dẫn đến thành lập nước Cộng hòa nhân
dân Trung Hoa (10- 1949). Ý nghĩa ?...
+. Biến đổi ở bán đảo Triều Tiên....
+. Từ 1950- 1953, chiến tranh giữa hai miền Triều Tiên diễn ra, đến tháng 7- 1953,
hai bên kí hiệp định đình chiến tại Bàn Môn Điếm
+. Sau khi thành lập, các nước Đông Bắc Á bắt tay vào xây dựng và phát triển kinh
tế, đạt nhiều thành tựu....
ự thành lập nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa.
.- GV yêu cầu HS đọc SGK và trình bày sự thành lập nước Cộng hòa nhân dân
Trung Hoa, ý nghĩa của sự thành lập đó?
+ Ngày 1 - 10 - 1949, nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa được thành lập
Ý nghĩa - Đối với trong nước:
+ Cuộc nội chiến kết thúc với thắng lợi của Đảng cộng sản đã đánh dấu cuộc
cách mạng dân tộc dân chủ Trung Quốc đã hoàn thành.
+ Chấm dứt hơn 100 năm nô dịch và thống trị của đế quốc, xóa bỏ tàn dự

phong kiến, đưa nước Trung Hoa bước vào kỉ nguyên độc lập tự do và tiến lên
CNXH, đưa nhân dân Trung Quốc từ địa vị người nô lệ trở thành người làm chủ đất
nước, đưa Đảng Cộng sản thành đảng cầm quyền.
- Đối với thế giới:
+ Cách mạng Trung Quốc thành công, Trung Quốc tuyên bố đi lên CNXH
làm CNXH nối liền từ Âu sang Á, do đó đã tăng cường lực lượng của CNXH.
14


+ Ảnh hưởng sâu sắc tới phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới mà trước
hết là các nước Đông Nam Á.
a. Công cuộc cải cách mở cửa ( từ 1978)
- GV giải thích được sự cần thiết phải tiến hành cải cách mở cửa- hoàn
cảnh lịch sử của Trung Quốc trong những năm 1959- 1978.
- Nội dung của cải cách.
- Những thành tựu đạt được.
( Ngoài những thành tựu SGK, GV yêu cầu HS quan sát tranh ảnh, nêu nhận xét).

( Cầu Nam Phố ở Thượng Hải)

15


Thần Châu V đang được tên lửaTrường
Chinh phóng lên không gian lúc 9h sáng
ngày 15-10-2003

Nhà du hành Dương Lợi Vĩ cùng tàu
ThầnChâu V hạ cánh an toàn
xuống bãi đạp Nội Mông lúc 6h sáng

ngày 16- 10- 2003

16


Một số hình ảnh đường phố Bắc Kinh
Nhận xét : Cách đây hơn 30 năm, tháng 12-1978, Hội nghị Trung ương 3 Khóa XI
Ðảng CS Trung Quốc đã quyết định chuyển trọng tâm công tác sang xây dựng hiện
đại hóa đất nước. Ðó là hội nghị quan trọng, vạch ra con đường mới xây dựng CNXH
đặc sắc Trung Quốc, mở ra thời kỳ lịch sử mới cho công cuộc cải cách mở cửa .Ba
thập kỷ qua, Trung Quốc đã đạt được những thành tựu to lớn và có ý nghĩa quan
trọng trong phát triển kinh tế và hiện đại hóa đất nước. Ðời sống của nhân dân Trung
Quốc không ngừng được cải thiện.. Trung Quốc từ một nước nghèo nàn, lạc hậu, trở
thành nền kinh tế lớn thứ tư trên thế giới .
3. Hoạt động 3: Các nước Đông Nam Á .
- GV: nêu câu hỏi. Những hiểu biết của em về khu vực Đông Nam Á?

17


Đông Nam Á là khu vực rộng 4,5 triệu km 2, dân số 528 triệu người (năm
2000), hiện nay gồm 11 nước.:

Hạng Quốc gia

Dân số (người)

Thủ đô

1


Indonesia

231.591.670

Giacatta

2

Myanma

60.003.503

Naypidaw

3

Thái Lan

66.982.746

Băng Cốc

4

Việt Nam

87.232.210

Hà Nội


5

Malaysia

27.763.309

Kualalămpo

6

Philippines

92.217.391

Manila

7

Lào

6.318.284

Viêng chăn

8

Campuchia

14.154.948


Phnom phênh

9

Đông Timor

1.114.229

Đili

10

Brunei

409.872

Banđa Xê ri Bê ga oan

11

Singapore

5.009.236

Xingapho

a. Sự thành lập các quốc gia độc lập sau chiến tranh thế giới thứ hai.
* Vài nét chung về quá trình đấu tranh giành độc lập:
-GV hướng dẫn cho HS khai thác hình 10 ( SGK- 26) , trình bày sự thành lập các

quốc gia độc lập ở Đông Nam Á.

18


+ Từ sau CTTG thứ hai, các nước ĐNA liên tục nổi dậy đấu tranh giành độc lập:
+ Tháng 8/1945, nhân cơ hội Nhật đầu hàng Đồng minh, nhiều nước ĐNA đã nổi dậy
giành độc lập ( Inđônexia, VN, Lào, ) hoặc giải phóng phần lớn lãnh thổ (Miến Điện,
Mã Lai, Philippin,).
+ Tiếp đó, nhân dân ĐNA tiến hành kháng chiến chống thực dân Âu – Mĩ quay trở lại
xâm lược và đều giành được thắng lợi.:
. Việt Nam đánh thực dân Pháp ( 1945-1954), và đế quốc Mĩ ( 1954-1975).
. Hà Lan phải công nhận độc lập của Inđônêxia (1950).
Mĩ phải công nhận độc lập của Philipin (7/1946),
. Miến Điện (1/1948 ), Mã Lai (8/1957), Singapo (6/1959),.
. Brunây tuyên bố độc lập ( 1/1984).
. Đông timo tách ra khỏi Inđô (1999).
*Cuộc đấu tranh tiêu biểu của Lào và Campuchia
- GV chia lớp thàn hai nhóm :
+ Nhóm 1: Lập bảng thống kê các giai đoạn phát triển của cách mạng Lào 19451975
+ Nhóm 2: Lập bảng thống kê các giai đoạn phát triển của cách mạng Campuchia
từ 1945 đến 1991
*. Lào ( 1945 – 1975)
- Giai đoạn chống Pháp (1945 – 1954)
- Giai đoạn chống Mỹ (1954 – 1975)
19


- Ý nghĩa:
+ Đánh thắng thực dân Pháp và đế quốc Mĩ, chấm dứt nền quân chủ phong kiến,

giành độc lập
+ Bước sang thời kỳ phát triển mới, xây dựng chế độ dân chủ nhân dân.
+ Đánh dấu thắng lợi mới của tình đoàn kết chiến đấu của 3 nước Đông Dương
*. Campuchia ( 1945 -1991).
- Giai đoạn chống Pháp (1945-1954).
- Giai đoạn hòa bình trung lập (1954-1975)
- Giai đoạn chống Mỹ ( 1970 – 1975)
- ( 1975 – 1979) Giai đoạn sự thống trị và cuộc đấu tranh lật đổ tập đoàn Khơme đỏ
+ Tập đoàn Pôn Pốt phản bội cách mạng, thi hành chính sách diệt chủng.
- Giai đoạn (1979 – 1993) nội chiến, hòa hợp dân tộc và xây dựng đất nước.
* Quá trình xây dựng và phát triển của các nước Đông Nam Á.
- Nhóm 5 nước sáng lập ASEAN.
GV hướng dẫn học sinh lập bảng so sánh chiến lược kinh tế hướng nội và chiến
lược kinh tế hướng ngoại của nhóm nước này theo mẫu:
Nội dung
CL kinh tế hướng nội
Thời gian tiến hành
Nội dung
Những thành tựu đạt được
Hạn chế

CL kinh tế hướng ngoại

*Sự ra đời và phát triển của tổ chức ASEAN.
GV hướng dẫn học sinh trả lời các câu hỏi:
- Sự thành lập
- Mục tiêu hoạt động của tổ chức
- Nguyên tắc hoạt động
- Các giai đoạn phát triển
- Quan hệ Việt Nam- ASEAN, thời cơ và thách thức của VN khi gia nhập

ASEAN.
Hoàn cảnh:

Do nhu cầu hợp tác & phát triển, nhằm hạn chế ảnh hưởng của các

nước lớn
20


- Ngày 8-8-1967 đại biểu 5 nước: Indonexia, Malaixia, Philippin, Thái Lan &
Xingapo đã họp tại Băng cốc Thái Lan quyết định thành lập hiệp hội các nước Đông
Nam Á (ASEAN)
Mục tiêu: Phát triển kinh tế, văn hóa thông qua những nỗ lực hợp tác chung giữa các
nước thành viên, trên tinh thần duy trì hòa bình và ổn định khu vực.
Quá trình phát triển:
- Giai đoạn đầu (1967-1975) là tổ chức non trẻ, tổ chức còn lỏng lẻo, hợp tác còn rời
rạc
- Từ tháng 2-1976, Hội nghị cấp cao của ASEAN tại Bali (Indonexia) với việc ký
hiệp ước Bali, hiệp ước đã xác định 5 nguyên tắc cơ bản trong quan hệ giữa các nước:
Tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ; không can thiệp vào công việc nội bộ của
nhau; giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình; hợp tác có hiệu quả trong
các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội.
- 1976-1978 nhấn mạnh sự hợp tác kinh tế giữa các nước thành viên
- Từ 1979 do vấn đề Campuchia, quan hệ ASEAN với 3 nước Đông Dương là đối đầu
- Từ cuối thập niên 80, từ đối đầu chuyển sang đối thoại, mở ra khả năng mới cho
Đông Nam Á
- 1984 thêm Brunây, 1995 thêm Việt Nam, 1997 thêm Lào & Mianma, 1999 thêm
Campuchia.
Nội dung chính của Hiệp ước BaLi (1976)
Là hiệp ước xác định 5 nguyên tắc cơ bản trong quan hệ của các nước Đông Nam

Á:
Tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không can thiệp vào công việc
nội bộ của nhau, Không dung vũ lực đối với nhau, giải quyết các tranh chấp bằng
biện pháp hòa bình, hợp tác phát triển có hiệu quả trong các lĩnh vực kinh tế văn hoá
và xã hội.
*Sau hiệp ước này thì mối quan hệ giữa các nước trong hiệp hội đã không ngừng phát
triển, ngày càng gắn bó hơn.Vì vậy, vị thế của ASEAN ngày càng lớn mạnh.
Quan hệ Việt Nam – ASEAN: diễn biến phức tạp, lúc căng thẳng, lúc hòa dịu tùy theo
tình hình quốc tế và khu vực ( nhất là vấn đề Campuchia)
- 9-1989 Việt Nam rút quân khỏi Campuchia, Campuchia đi vào xu thế hòa giải, hòa
hợp dân tộc
21


- Việt Nam thi hành chính sách đối ngoại “Muốn làm bạn với tất cả các nước” Do đó
quan hệ Việt Nam – ASEAN ngày càng được cải thiện. 1995, Việt Nam được kết nạp
vào ASEAN.
* Kết luận: Hơn 40 năm kể từ khi ra đời, ASEAN đã đạt được những thành tựu to lớn,
tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, tạo nên những biến đổi sâu sắc trong đời sống xã hội,
vai trò quốc tế của ASEAN ngày càng tăng.
Cơ hội và thách thức của Việt Nam khi gia nhập ASEAN:
- Cơ hội: Được hòa nhập vào cộng đồng khu vực, vào thị trường Đông Nam Á, tăng
cường hợp tác, thu hút vốn đầu tư, mở ra cơ hội giao lưu, học tập, tiếp thu trình độ
khoa học – kỹ thuật, văn hóa, y tế, thể thao, công nghệ, học hỏi trình độ quản lý ...để
phát triển đất nước.
- Thách thức: VN phải chịu sự cạnh tranh quyết liệt, nhất là về kinh tế như mở cửa thị
trường, giá cả, đầu tư..., Đòi hỏi nhà nước và các doanh nghiệp của VN phải tự điều
chỉnh để thích nghi. Nếu không đứng vững dễ bị tụt hậu về kinh tế và bị “hòa tan” về
chính trị, văn hóa, xã hội...


Các nước ASEAN

22


Hội nghị bộ trưởng kinh tế các nước ASEAN lần thứ 19.
4.Hoạt động 4: Ấn Độ
Cuộc đấu tranh giành độc lập
GV yêu cầu HS đọc SGK trả lời câu hỏi: Quá trình đấu tranh giành độc lập
của Ấn Độ diễn ra như thế nào?
* Sự thành lập:
- Ngày 19.12.1946 khởi nghĩa của 2 vạn thủy binh ở Bom Bay chống đế quốc Anh
đòi độc lập dân tộc, được nhân dân ủng hộ, phong trào phát triển mạnh.
- Phong trào đấu tranh của nông dân ( Têbhaga) chỉ nộp 1/3 sản phẩm cho địa chủ
- Phong trào bãi công của hơn 40 vạn công nhân ở Cancútta (2.1947)
Trước tình hình trên, thực dân Anh buộc phải nhượng bộ, thực hiện phương án
Maobatton chia nước này thành 2 quốc gia trên cơ sở tôn giáo ( Ấn Độ của người
theo Ấn Độ giáo, Pakixtan của người hồi giáo)
Không thỏa mãn với quy chế tự trị, nhân dân Ấn Độ tiếp tục đấu tranh, thực
dân Anh phải nhượng bộ. Ngày 26.1.1950, Ấn Độ tuyên bố độc lập, nước cộng hòa
Ấn Độ được thành lập
* Ý nghĩa: - Chấm dứt ách thống trị của thực dân Anh, mở đường cho Ấn Độ phát
triển
- Ảnh hưởng quan trọng đến phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
b. Công cuộc xây dựng đất nước .
GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu các thành tựu về:
23


+. Kinh tế nông nghiệp

+. Công nghiệp
+. Khoa học kĩ thuật , văn hóa, giáo dục
+. Về đối ngoại của Ấn Độ
( Thông qua các tranh ảnh minh họa)

Thung lũng Silicon ở Ấn Độ

Các lò phản ứng hạt nhân ở Ấn Độ

24


5. Hoạt động 5: Các nước Châu Phi và khu vực Mĩ La Tinh.
a. Vài nét về cuộc đấu t ranh giành độc lập ở châu Phi.
GV yêu cầu HS xem lược đồ và trình bày quá trình đấu tranh giành độc lập ở
châu Phi.

Lược đồ châu phi sau chiến tranh thế giới thứ hai.
( HS có thể lập bảng niên biểu các sự kiện chính của châu Phi trong cuộc đấu
tranh giành độc lập)
Thời gian

Sự kiện

- Sau chiến tranh thế giới thứ hai với những điều kiện lịch sử mới….cuộc đấu
tranh giành độc lập của nhân dân Châu Phi có những bước phát triển mạnh mẽ, đặc
biệt từ những năm 50 của thế kỉ XX, từ Bắc Phi phong trào nhanh chóng lan ra các
vùng khác.
- Mở đầu là cuộc binh biến của sĩ quan và binh lính yêu nước Ai Cập (1952)
…, tiếp đó các quốc gia độc lập lần lượt xuất hiện như Tuynidi, Marốc, Xuđăng

(1956), Gana (1957), Ghinê (1958)….
- Năm 1960 với sự kiện 17 nước Châu Phi được trao trả độc lập đã được lịch
sử ghi nhận là năm Châu Phi.
25


×