Tải bản đầy đủ (.pdf) (55 trang)

Chuyên đề Phản ứng ô xi hóa khử ôn thi THPT QG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (967.56 KB, 55 trang )

Trường THPT Bình Xuyên

Chuyên đề ôn thi THPT quốc gia

CHUYÊN ĐỀ : PHẢN ỨNG OXI HOÁ - KHỬ
I. Nội dung chuyên đề
Tổng thời lượng: 20 tiết.
1. Nội dung 1: Số oxi hoá (1 tiết)
- Khái niệm số xi hoá
- Các quy tắc xác định số oxi hoá.
2. Nội dung 2: Phản ứng oxi hoá- khử, cách lập phương trình phản ứng oxi hoá khử theo phương pháp thăng bằng electron và phương pháp cân bằng ion –
electron.
( 8 tiết)
- Các định nghĩa: chất khử, chất oxi hoá, sự khử, sự oxi hoá, phản ứng oxi hoá- khử.
(1 tiết)
- Điều kiện xảy ra phản ứng oxi hóa khử (1 tiết).
- Lập phương trình phản ứng oxi hoá- khử theo phương pháp thăng bằng electron
(2 tiết):
+ Xác định chất tham gia, chất sản phẩm.
+ Các bước cân bằng phản ứng oxi hoá - khử theo phương pháp thăng bằng
electron.
- Lập phương trình phản ứng oxi hoá- khử theo phương pháp cân bằng ion –
electron (2 tiết):
+ Xác định chất tham gia, chất sản phẩm, môi trường xảy ra phản ứng.
1


Trường THPT Bình Xuyên

Chuyên đề ôn thi THPT quốc gia


+ Các bước cân bằng phản ứng oxi hoá - khử theo phương pháp cân bằng ion
– electron.
- Ý nghĩa của phản ứng oxi hóa khử (1 tiết).
+HS nêu được các ý nghĩa của phản ứng oxi hóa khử, lấy các thí dụ minh họa
bằng hình ảnh.
- Phân loại phản ứng oxi hóa khử.(1 tiết)
+ Cách phân loại phản ứng oxi hóa khử
3. Nội dung 3: Giải bài toán oxi hóa khử bằng phương pháp bảo toàn electron
(2 tiết).
- Nguyên tắc của phương pháp
- Các thí dụ minh họa cho phương pháp.
4.Nội dung 4: Bài tập chuyên đề (9 tiết)
- GV cung cấp bài tập chuyên đề cho học sinh luyện tập
- Hướng dẫn học sinh ôn tập, tổng kết lí thuyết bằng sơ đồ tư duy.
II. Tổ chức dạy học chuyên đề.
Nội dung 1: Số oxi hoá.
1. Mục tiêu:
+ Kiến thức
Học sinh nêu được:
- Số oxi hoá của nguyên tố trong các phân tử đơn chất và hợp chất.
2


Trường THPT Bình Xuyên

Chuyên đề ôn thi THPT quốc gia

- Những quy tắc xác định số oxi hoá của nguyên tố.
Học sinh giải thích được:
- Tại sao các nguyên tố thể hiện số oxi hoá âm hoặc dương trong các hợp

chất.
+ Kĩ năng
- Xác định được số oxi hoá của nguyên tố trong một số phân tử đơn chất và
hợp chất cụ thể.
+ Trọng tâm
- Số oxi hoá của nguyên tố
+ Thái độ
- Hứng thú tích cực, làm việc khoa học chính xác.
+ Định hướng các năng lực được hình thành:
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hoá học.
- Năng lực tính toán.
- Năng lực vận dụng.
-Năng lực hợp tác.
- Năng lực làm việc độc lập.
- Năng lực giải quyết vấn đề.

3


Trường THPT Bình Xuyên

Chuyên đề ôn thi THPT quốc gia

2. Phƣơng pháp dạy học
Khi dạy về nội dung này giáo viên có thể sử dụng phối hợp các phương pháp
và kĩ thuật dạy học sau:
- Phương pháp dạy học hợp tác (thảo luận nhóm, kĩ thuật mảnh ghép).
- Phương pháp sử dụng câu hỏi bài tập.
3. Chuẩn bị của GV và HS
a. Chuẩn bị của giáo viên

- Máy tính, máy chiếu
- Giấy màu: 4 màu (xanh, đỏ, tím, vàng)
- Giấy A0 (4 tờ)
- Bút dạ (4 cái)
b. Chuẩn bị của học sinh
- Tìm hiểu trước nội dung của chủ đề trong SGK, tài liệu tham khảo, mạng
internet,…
- Tìm hiểu những kiến thức có liên quan đến chủ đề.
4. Các hoạt động dạy học
Hoạt động 1: Khái niệm số oxi hoá.
GV yêu cầu học sinh tìm hiểu nội dung khái niệm về số oxi hoá sau đó xác định số
oxi hoá theo định nghĩa của một số nguyên tố trong các hợp chất sau: Cl2, HCl,
CCl4, NaCl.
Hoạt động 2: Các quy tắc xác định số oxi hoá.
4


Trường THPT Bình Xuyên

Chuyên đề ôn thi THPT quốc gia

Bƣớc 1: Làm việc chung cả lớp:
GV đặt vấn đề học tập dẫn dắt tới các quy tắc xác định số oxi hoá, chia nhóm, giao
nhiệm vụ và hoạt động nhóm.
- Cách chia nhóm:
+ Nhóm chuyên sâu: Chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm 8 học sinh từ nhóm
1 tới nhóm 4 tương ứng với 4 quy tắc xác định số oxi hoá. Mỗi nhóm đánh số thứ tự
thành viên từ 1-8.
Nhóm 1: Nghiên cứu quy tắc 1 (Phiếu học tập màu xanh)
Nhóm 2: Nghiên cứu quy tắc 2 (Phiếu học tập màu đỏ)

Nhóm 3: Nghiên cứu quy tắc 3 (Phiếu học tập màu tím)
Nhóm 4: Nghiên cứu quy tắc 4 (Phiếu học tập màu vàng)
+ Nhóm mảnh ghép:
Nhóm 1: Tất cả các học sinh có phiếu học tập mang số 1, 2
Nhóm 2: Tất cả các học sinh có phiếu học tập mang số 3, 4
Nhóm 3: Tất cả các học sinh có phiếu học tập mang số 5, 6
Nhóm 4: Tất cả các học sinh có phiếu học tập mang số 7, 8
- Các học sinh chuyên sâu lần lượt trình bày về nội dung các quy tắc xác định
số oxi hoá mà nhóm chuyên sâu của mình đã nghiên cứu sau đó các nhóm mảnh
ghép thảo luận, tổng hợp.
- Các nhóm mảnh ghép tổng kết về quy tắc xác định số oxi hoá
Nội dung các phiếu học tập
5


Trường THPT Bình Xuyên

Chuyên đề ôn thi THPT quốc gia

Phiếu số 1 (nhóm 1): Nhiệm vụ học tập nhóm 1
1. Nội dung thảo luận
- Nghiên cứu và vận dụng nội dung quy tắc 1 xác định số oxi hoá của các
nguyên tố trong đơn chất và lấy ví dụ minh hoạ (10 đơn chất).
2. Chuẩn bị nội dung chia sẻ ở nhóm mảnh ghép
- Cách xác định số oxi hoá của các nguyên tố trong đơn chất.

Phiếu số 2 (nhóm 2): Nhiệm vụ học tập nhóm 2
1. Nội dung thảo luận
- Nghiên cứu nội dung quy tắc 2 và lấy ví dụ minh hoạ HNO3, H2SO4,
Fe(NO3)3,…

2. Chuẩn bị nội dung chia sẻ ở nhóm mảnh ghép
- Biểu thức tổng số oxi hoá của các nguyên tố nhân với chỉ số nguyên tử
trong một phân tử trung hoà.

Phiếu số 3 (nhóm 3): Nhiệm vụ học tập nhóm 3
1. Nội dung thảo luận
- Nghiên cứu nội dung quy tắc 3 và lấy ví dụ minh hoạ NH4+, PO43-, Fe2+, Cl-

6


Trường THPT Bình Xuyên

Chuyên đề ôn thi THPT quốc gia

2. Chuẩn bị nội dung chia sẻ ở nhóm mảnh ghép
- Biểu thức tổng số oxi hoá của các nguyên tố nhân với chỉ số nguyên tử
trong một một ion đơn nguyên tử và ion đa nguyên tử.

Phiếu số 4 (nhóm 4): Nhiệm vụ học tập nhóm 4
1. Nội dung thảo luận
- Nghiên cứu và vận dụng nội dung quy tắc 4 để xác định số oxi hoá của
nguyên tố oxi, hiđro trong các hợp chất, lấy ví dụ minh hoạ: HNO3, H2SO4,
NH4+, PO43-, Fe(NO3)3.
2. Chuẩn bị nội dung chia sẻ ở nhóm mảnh ghép
- Cách xác định số oxi hoá của các nguyên tố H, O trong hợp chất

Bƣớc 2: Hoạt động nhóm
- HS hoạt động theo nhóm, GV đi đến các nhóm để giám sát hoạt động các
nhóm, hướng dẫn học sinh hoạt động nhóm, giám sát thời gian và điều khiển học

sinh chuyển nhóm.
Bƣớc 3: Thảo luận chung
- GV yêu cầu các thành viên chuyên sâu của mỗi nhóm mảnh ghép trình bày
nội dung mà nhóm chuyên sâu của mình đã nghiên cứu ( theo thứ tự nhóm chuyên
sâu 1

nhóm chuyên sâu 4 → nhóm chuyên sâu 2 → nhóm chuyên sâu 3)

7


Trường THPT Bình Xuyên

Chuyên đề ôn thi THPT quốc gia

- GV cho các nhóm treo sản phẩm nội dung các câu trả lời của phiếu học của
các nhóm, gọi đại diện của 1 nhóm mảnh ghép lên trình bày các nhóm khác nhận
xét. Giáo viên nhận xét, chấm điểm các nhóm.
- GV tổng kết, nhận xét, rút kinh nghiệm cho các nhóm và chiếu bảng tổng
kết trong phiếu học tập.
Hoạt động 3: Cách xác định số oxi hóa trong hợp chất hữu cơ
- GV chiếu lên bảng cách xác định số oxi hóa trong hợp chất hữu cơ.
Ngoài quy tắc trên, khi xác định số oxi hoá của cacbon trong hợp chất hữu cơ thì
cần lưu ý một số điểm sau:
- Có hai cách tính số oxi hoá của cacbon trong hợp chất hữu cơ:
+ Cách 1: Xác định số oxi hoá trung bình của cacbon theo công thức phân tử
(gây khó khăn trong việc cân bằng phản ứng).
+ Cách 2: Xác định số oxi hoá của từng nguyên tử cacbon dựa theo công thức
cấu tạo bằng cách cộng tổng đại số các số oxi hoá của cacbon trong bốn liên kết
xung quanh nó.

- Cách tính số oxi hoá của cacbon trong từng liên kết.
+ Nếu cacbon liên kết với nguyên tử có tính kim loại hơn (Mg, H, …) thì số
oxi hoá của cacbon trong liên kết đó có giá trị âm.
+ Nếu cacbon liên kết với nguyên tử phi kim (O, N, Cl,…) thì số oxi hoá của
cacbon trong liên kết đó có giá trị dương.
+ Số oxi hoá của cacbon trong liên kết cacbon - cacbon bằng 0.

8


Trường THPT Bình Xuyên

Chuyên đề ôn thi THPT quốc gia

VD: CH3-CH2-CH(CH3)-CH3 → CH3 | CH2 | CH | CH3 | CH3 → -3 | -2|-1|-3|-3
CH3-CH(Br)-CH3

→ CH3 | CH Br | CH3 → -3 | 0 | -3

CH3-CH2-CH2OH

→ CH3 | CH2 | CH2-OH → -3|-2|-1

CH3-O-CH2-CH3

→ CH3-O-CH2 | CH3 → -2 | -1 | -3

CH3-CHO

→ CH3| CHO → -3 | +1


CH3-COOH

→ CH3 | COOH → -3 | +3

III. Xây dựng bảng mô tả các yêu cầu và biên soạn câu hỏi/ bài tập kiểm tra,
đánh giá trong quá trình dạy học của chuyên đề.
1. Bảng mô tả các mức yêu câu cần đạt cho chủ đề
Nội dung Loại

câu Nhận biết

hỏi/bài tập
1.

Khái Câu

oxi hoá

Vận dụng

hiểu

hỏi Nêu

số định tính

niệm

Thông


nội

được Xác

Vận

dụng

cao
định

dung được số oxi

khái niệm hoá
số oxi hoá

của

một

số

nguyên

tố

theo

khái


niệm.
2.

Các Câu

hỏi Nêu

định Xác

định Xác

định

các

nội được số oxi được số oxi được số oxi

xác định

dung

các hoá của các hoá của các hoá của các

số

quy tắc xác nguyên

quy


hoá

tắc định tính

được Xác

oxi

định số oxi trong
hoá

tố nguyên
đơn trong

chất/ion

chất

tố nguyên

tố

hợp trong

các

có hợp

chất


đơn nguyên chưa ion đa hữu cơ dạng
tử,

hợp nguyên tử công

thức
9


Trường THPT Bình Xuyên

Chuyên đề ôn thi THPT quốc gia

chất/ ion đa (muối,

cấu tạo.

nguyên tử hiđroxit)
chứa

2

nguyên

tố

(chứa

H


hoặc

O),

hợp
chất/ion đa
nguyên tử
chứa

3

nguyên

tố

(phải có H
và O)

2. Hệ thống câu hỏi/bài tập kiểm tra, đánh giá trong quá trình dạy học chuyên đề.
a. Mức độ nhận biết:
Câu 1. Số oxi hóa của oxi trong các hợp chất: HNO3, H2O2, F2O, KO2 theo thứ tự là
A. -2, -1, -2, -0,5.

B. -2, -1, +2, -0,5.

C. -2, +1, +2, +0,5.

D. -2, +1, -2, +0,5.

Câu 2. Xác định số oxi hoá của các nguyên tố trong các phản ứng sau:

1. CaCO3  CaO + CO2

2. Fe + 2HCl  FeCl2 + H2

3. CH4 + Cl2  CH3Cl + HC

4.BaCl2+H2SO4  BaSO4+ 2HCl

10


Trường THPT Bình Xuyên

Chuyên đề ôn thi THPT quốc gia

b. Mức độ thông hiểu
Câu 3. Số oxi hoá của nitơ được sắp xếp theo thứ tự tăng dần như sau:
A. NO < N2O < NH3< NO-3
B. NH4+< N2< N2O < NO < NO2-D. NH3 < N2 < NO2< NO < NO3c. Mức độ vận dụng
Câu 4. Trong các phản ứng sau, phản ứng nào là phản ứng có sự thay đổi số oxi
hóa của các nguyên tố:
A. CaCO3  CaO + CO2
B. 2NaHSO3  Na2SO3 + H2O + SO2
C. Cu(NO3)2  CuO + 2NO2 + 1/2O2
D. 2Fe(OH)3  Fe2O3 + 3H2O
Câu 5. Trong các phản ứng sau, phản ứng nào KHÔNG có sự thay đổi số oxi hóa
của các nguyên tố:
A. Fe + 2HCl  FeCl2 + H2


B. Zn + CuSO4  ZnSO4 + Cu

C. CH4 + Cl2  CH3Cl + HCl

D.BaCl2+H2SO4  BaSO4+ 2HCl

Câu 6. Trong các phản ứng sau đây phản ứng nào không có sự thay đổi số oxi hóa
của các nguyên tố:
A. Fe + 2 HCl  FeCl2 + H2

B. FeS + 2 HCl  FeCl2 + H2S

C. 2FeCl3 + Fe  3FeCl2

D. Fe + CuSO4  FeSO4 + Cu.
11


Trường THPT Bình Xuyên

Chuyên đề ôn thi THPT quốc gia

Câu 7. Cho các phản ứng hóa học sau:
1. 4Na + O2  2Na2O2.

2.Fe(OH)3  Fe2O3 + 3H2O

3. Cl2 + KBr  2KCl + Br2

4. NH3 + HCl  NH4Cl


5. Cl2 + 2NaOH  NaCl + NaClO + H2O
Các phản ứng không có sự thay đổi số oxi hóa của các nguyên tố.
A. 1 ,2 , 3

B. 2 , 3

C. 4, 5

D. 2, 4

Câu 8. Phản ứng nào sau đây không có sự thay đổi số oxi hóa của các nguyên tố:
A. Cl2 + NaOH  NaCl + NaClO + H2O
B. 3Cl2 + 6KOH  5KCl + KClO3 + 3H2O
C. NaClO + CO2 + H2O  NaHCO3 + HClO
D. 2Fe + 3Cl2 → 2FeCl3
d. Mức độ vận dụng cao
Câu 9. Phân tử hợp chất hữu cơ nào dưới đây, đã được xác định đúng các giá trị số
oxi hóa của các nguyên tử cacbon:
A.H - C+1HO

B. C-3 H3 –OH

C.C-3H3 - C-2H2 – OH

D. C-2H2 = C-1H - C+3OOH

Câu 10. Số oxi hóa của nguyên tố

trong dãy cách hợp chất nào dưới đây bằng


nhau:
A. NH3, NaNH2, NO2, NO
B. NH3, CH3-NH2, NaNO3, HNO2
C.NaNO3, HNO3, Fe(NO3)3, N2O5
D. KNO2, NO2, C6H5-NO2, NH4NO3
12


Trường THPT Bình Xuyên

Chuyên đề ôn thi THPT quốc gia

Câu 11. Cho các phân tử và ion sau: K3PO4, KMnO4, K2Cr2O7, NaHCO3, NaClO,
NH4Cl , KClO3, NH4NO3, NaClO4. Số chất có nguyên tố mà:
a. Có chứa nguyên tố có oxi hoá +5 là:
A. 2

B. 3

C. 4

D. 1

C. 0

D. 1

C. 0


D. 1

b. Có chứa nguyên tố có số oxi hoá + 7 là:
A. 2

B. 3

c. Có chứa nguyên tố có số oxi hoá -3 là:
A. 2

B. 3

Nội dung 2: Phản ứng oxi hoá- khử
1. Mục tiêu
+Kiến thức:
Học sinh nêu được :
- Phản ứng oxi hoá - khử là phản ứng hoá học trong đó có sự thay đổi số oxi
hoá của nguyên tố.
- Chất oxi hoá là chất nhận electron, chất khử là chất nhường electron. Sự oxi
hoá là sự nhường electron, sự khử là sự nhận electron.
- Điều kiện xảy ra phản ứng oxi hóa khử.
- Các bước lập phương trình phản ứng oxi hoá - khử,
- Ý nghĩa của phản ứng oxi hoá - khử trong thực tiễn.
- Tìm những ứng dụng của phản ứng oxi hóa khử trong đời sống sinh hoạt,
trong sản xuất.
- Tác hại của phản ứng oxi hóa khử
- Cách phân loại phản ứng oxi hóa khử
+ Trọng tâm
13



Trường THPT Bình Xuyên

Chuyên đề ôn thi THPT quốc gia

Học sinh giải thích được :
Bản chất của quá trình oxi hoá,quá trình khử
+Kĩ năng
- Phân biệt được chất oxi hóa và chất khử, sự oxi hoá và sự khử trong phản
ứng oxi hoá - khử.
- Lập được phương trình hoá học của phản ứng oxi hoá - khử (cân bằng theo
phương pháp thăng bằng electron).
- Phân loại và nhận dạng được các loại phản ứng oxi hóa khử.
- Tra cứu thông tin, kĩ năng mạng, kĩ năng máy tính.
+ Thái độ
- Giáo dục đức tính cẩn thận chính xác.
- Hiểu biết về phản ứng oxi hoá khử và các ứng dụng của phản ứng oxi hoá
khử trong thực tế đời sống, công nghiệp, y học.
+ Định hƣớng các năng lực đƣợc hình thành:
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hoá học.
- Năng lực tính toán.
- Năng lực vận dụng kiến thức hoá học vào cuộc sống.
- Năng lực hợp tác.
- Năng lực làm việc độc lập.
- Năng lực giải quyết vấn đề.
2. Các phƣơng pháp dạy học.
Phối hợp các phương pháp và các kĩ thuật dạy học:
- Phát hiện và giải quyết vấn đề.
- Phương pháp dạy học hợp tác (Thảo luận nhóm, kĩ thuật mảnh ghép)
- Phương pháp đàm thoại, tìm tòi.

- Phương pháp sử dụng câu hỏi bài tập.
- Phương pháp dạy học dự án.
14


Trường THPT Bình Xuyên

Chuyên đề ôn thi THPT quốc gia

3. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
a. Chuẩn bị của giáo viên
- Giấy A0, bút dạ, máy tính , máy chiếu.
- Cung cấp cho HS địa chỉ mail ()
- Hệ thống câu hỏi và bài tập về phản ứng oxi hóa- khử.
b. Chuẩn bị của học sinh
- Đọc trước nội dung của bài.
- Tìm hiểu những kiến thức liên quan đến nội dung bài học
- Tìm hiểu, sưu tầm trước nội dung của chủ đề trong SGK, tài liệu tham khảo,
mạng internet,…
- Chuẩn bị bài trình bày sự tìm hiểu của nhóm mình trong dự án dạy học trên
powerpoint hoặc trên word.
4. Các hoạt động dạy học
Hoạt động 1: Định nghĩa
Bƣớc 1: Làm việc chung cả lớp: GV đặt vấn đề học tập dẫn dắt tới các định nghĩa,
chia nhóm, giao nhiệm vụ và hoạt động nhóm.
Cách chia nhóm:
+ Nhóm chuyên sâu: Chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm 8 học sinh từ nhóm
1 tới nhóm 4 tương ứng với 4 ví dụ. Mỗi nhóm đánh số thứ tự thành viên từ 1-8.
Nhóm 1: Nghiên cứu quy tắc 1 (Phiếu học tập màu xanh)
Nhóm 2: Nghiên cứu quy tắc 2 (Phiếu học tập màu đỏ)

Nhóm 3: Nghiên cứu quy tắc 3 (Phiếu học tập màu tím)
Nhóm 4: Nghiên cứu quy tắc 4 (Phiếu học tập màu vàng)

15


Trường THPT Bình Xuyên

Chuyên đề ôn thi THPT quốc gia

+ Nhóm mảnh ghép:
Nhóm 1: Tất cả các học sinh có phiếu học tập mang số 1,2
Nhóm 2: Tất cả các học sinh có phiếu học tập mang số 3,4
Nhóm 3: Tất cả các học sinh có phiếu học tập mang số 5,6
Nhóm 4: Tất cả các học sinh có phiếu học tập mang số 7,8
- Các học sinh chuyên sâu lần lượt trình bày về nội dung các ví dụ, nhận xét
về sự thay đổi số oxi hoá của một số nguyên tố, về quá trình cho và nhận electron
mà nhóm chuyên sâu của mình đã nghiên cứu sau đó các nhóm mảnh ghép thảo
luận, tổng hợp.
- Nhiệm vụ học tập nhóm mảnh ghép
Rút ra định nghĩa về:

+ Chất khử (còn gọi là chất bị oxi hoá)
+ Chất oxi hoá (còn gọi là chất bị khử)
+ Quá trình oxi hoá (Sự oxi hoá)
+ Quá trình khử (Sự khử)
+ Phản ứng oxi hoá-khử

Các nhóm mảnh ghép tổng kết về các định nghĩa:
Nội dung các phiếu học tập


Phiếu số 1 (nhóm 1): Nhiệm vụ học tập nhóm 1
1.

Nội dung thảo luận

Nghiên cứu VD1:

0

0

2 2

2 Mg + O2  2 Mg O (1)

+ Học sinh xác định số oxi hoá của Mg, O trước và sau phản ứng
+ Số oxi hoá của Mg tăng hay giảm? Mg đã nhường e hay nhận e?
16


Trường THPT Bình Xuyên

Chuyên đề ôn thi THPT quốc gia

+ Số oxi hoá của O tăng hay giảm? O đã nhường e hay nhận e?
2.

Chuẩn bị nội dung chia sẻ ở nhóm mảnh ghép


- Tìm hiểu sự thay đổi số oxi hoá của chất oxi hoá , chất khử.
- Tìm hiểu bản chất của chất o xi hoá và chất khử

Phiếu số 2 (nhóm 2): Nhiệm vụ học tập nhóm 2
1.

Nội dung thảo luận

Nghiên cứu VD2 :

2 2

+

Cu O

0

0

H 2  Cu

1

2

+ H 2 O (2)

Yêu cầu học sinh xác định số oxi hoá của Cu, H trước và sau phản ứng
- Số oxi hoá của Cu tăng hay giảm? Cu đã nhường e hay nhận e?

- Hs viết sự nhận e của Cu2+
- Số oxi hoá của H tăng hay giảm? H đã nhường e hay nhận e?
- Hs viết sự nhường e của H
2. Chuẩn bị nội dung chia sẻ ở nhóm mảnh ghép:
Tìm hiểu bản chất của quá trình oxi hoá , quá trình khử

Phiếu số 3 (nhóm 3): Nhiệm vụ học tập nhóm 3
1.

Nội dung thảo luận

Nghiên cứu VD3:

0

0

1

1

2 Na + Cl 2  2 Na Cl (3)

Xác định sự thay đổi số oxi hoá của các nguyên tố, sự cho và nhận electron
giữa các chất

17


Trường THPT Bình Xuyên


2.

Chuyên đề ôn thi THPT quốc gia

Chuẩn bị nội dung chia sẻ ở nhóm mảnh ghép

Tìm hiểu sự thay đổi số oxi hoá của các chất trong phản ứng, viết các quá
trình cho,nhận e giữa các chất

Phiếu số 4 (nhóm 4): Nhiệm vụ học tập nhóm 4
1. Nội dung thảo luận
0

0

1 1

Nghiên cứu VD4 : H 2 + Cl 2  2 H Cl (4)
Xác định sự thay đổi số oxi hoá của các nguyên tố .
2. Chuẩn bị nội dung chia sẻ ở nhóm mảnh ghép
-Tìm hiểu sự thay đổi số oxi hoá của các chất trong phản ứng, giải thích ?

Bƣớc 2: Hoạt động nhóm
HS hoạt động theo nhóm. GV đi đến các nhóm để giám sát hoạt động các nhóm,
hướng dẫn học sinh hoạt động nhóm, giám sát thời gian và điều khiến học sinh
chuyển nhóm.
Bƣớc 3: Thảo luận chung
- GV cho các nhóm treo sản phẩm nội dung các câu trả lời của phiếu học tập của
các nhóm, gọi đại diện của 1 nhóm lên trình bày (theo thứ tự sau: nhóm 1  nhóm

2  nhóm 3  nhóm 4), các nhóm khác nhận xét. Giáo viên nhận xét, chấm điểm
các nhóm.
- GV tổng kết, nhận xét, rút kinh nghiệm cho các nhóm và chiếu bảng tổng kết trên
máy chiếu
18


Trường THPT Bình Xuyên
0

Chuyên đề ôn thi THPT quốc gia
2 2

0

2 Mg + O2 → 2 Mg O (1)

VD1:

0

Mg

2



Mg

+


2.2e →

+

2e

:

quá trình oxi hóa Mg

:

quá trình khử Oxi

Cu

:

quá trình khử Cu2+

2e

:

quá trình oxi hóa H2

:

quá trình oxi hóa Na


2 Cl

:

quá trình khử Clo

2 H+ +

2e

:

quá trình oxi hóa H2

2.1e →

2 Cl

:

quá trình khử Clo

(chất khử)
0

O2

2


2O

(chất oxi hóa)
2 2

VD2 :

Cu O

1

0

0

H 2 → Cu

+
2

+

Cu

2

+ H 2 O (2)

2e




0

(chất oxi hóa)
2 H+ +



H2
(chất khử)
0

1

0

1

2 Na + Cl 2 → 2 Na Cl (3)

VD3:

1

0

Na → Na + 1e

(chất khử)

0

Cl 2

2.1e →

+

1

(chất oxi hóa)
1 1

0

0

VD4 : H 2 + Cl 2 → 2 H Cl (4)
H2



(chất khử)
0

Cl 2

+

1


(chất oxi hóa)
Định nghĩa:
+ Chất khử( chất bị oxh) là chất nhường electron.
+ Chất oxh( Chất bị khử) là chất thu electron.
19


Trường THPT Bình Xuyên

Chuyên đề ôn thi THPT quốc gia

+ Quá trình oxh( sự oxh ) là quá trình nhường electron.
+ Quá trình khử(sự khử ) là quá trình thu electron.
+ Phản ứng oxh – khử là phản ứng hóa học, trong đó có sự chuyển electron
giữa các chất phản ứng, hay pư oxh – khử là phản ứng hóa học trong đó có sự thay
đổi số oxh của một số nguyên tố.
Hoạt động 2: Điều kiện xảy ra phản ứng oxi hóa khử.
- GV trang bị cho HS khái niệm về cặp oxi hóa – khử liên hợp.
Mỗi chất oxi hóa và chất khử của cùng một nguyên tố ( kim loại, phi kim ) tạo
nên cặp oxi hóa – khử.
VD:

Al3+

Al

(Dạng khử)

+


3e

(Dạng oxi hóa)

Ta có cặp oxi hóa khử liên hợp (gọi tắt là cặp oxi hóa khử): Al3+/Al.
Tương tự ta có cặp oxi hóa khử của: Na+/Na; 2H+/H2; Cu2+/Cu …
-

GV tiếp tục trang bị cho HS vị trí của các cặp oxi hóa khử (dãy điện

hóa của kim loại)
Tính oxi hóa của ion kim loại tăng
K+ Na+ Ca2+ Mg2+ Al3+ Zn2+ Fe2+ Ni2+ Sn2+ Pb2+ 2H+ Cu2+ Fe3+ Ag+
K Na

Ca Mg

Al

Zn

Fe

Ni

Sn

H2 Cu Fe2+ Ag


Pb

Tính khử của kim loại giảm
- GV yêu cầu HS phải đặc biệt chú ý vị trí của 4 cặp oxi hóa khử sau:
Fe2+

Cu2+

Fe3+

Ag+

Fe

Cu

Fe2+

Ag

- GV lấy ví dụ để dẫn ra quy tắc α hay điều kiện của phản ứng oxi hóa khử
VD: Fe0 + Cu2+SO4 → Fe2+SO4 + Cu0
Trong ví dụ trên có 2 cặp oxi hóa – khử và vị trí của chúng như sau:
20


Trường THPT Bình Xuyên

Chuyên đề ôn thi THPT quốc gia


Fe2+

Cu2+

OXH(y)

Fe

Cu

K(m)

OXH(m)
K(y)

- HS so sánh tính oxi hóa của 2 ion Fe2+ và ion Cu2+; so sánh tính khử của Fe
và Cu.
- GV dẫn ra quy tắc α, điều kiện của phản ứng oxi hóa – khử.
Chất oxi hóa mạnh + chất khử mạnh → Chất oxi hóa yếu hơn + chất khử yếu hơn.
Chú ý: +) Các kim loại đứng trước hiđro mới phản ứng được với H + (HX, H2SO4
loãng).
+) Kim loại trước Cu khử được Fe3+ về Fe2+.
+) Thứ tự xảy ra phản ứng oxi hóa khử ( hai cặp oxi hóa khử ở vị trí càng xa
nhau phản ứng sẽ xảy ra trước).
Ví dụ 1: Ngâm bột Zn vào hỗn hợp dung dịch Cu(NO3)2 và AgNO3 thì lần lượt các
phản ứng diễn ra như thế nào?
Hƣớng dẫn:

Zn + 2AgNO3 → Zn(NO3)2 + 2Ag
Zn + Cu(NO3)2 → Zn(NO3)2 + Cu


Ví dụ 2: Trong dung dịch có AgNO3 nếu cho bột Zn, bột Fe vào thì lần lượt các
phản ứng diễn ra như thế nào?
Hƣớng dẫn:

Zn + 2 AgNO3 → Zn(NO3)2 + 2Ag
Fe + AgNO3 → Fe(NO3)2 + 2Ag

Nếu AgNO3 dư:

Fe(NO3)2 + AgNO3 → Fe(NO3)3 + Ag

Hoạt động 3: Lập phƣơng trình hoá học của phản ứng oxi hoá khử (cân bằng
ptpƣ theo phƣơng pháp thăng bằng electron).
GV chiếu 4 bước cân bằng phương trình phản ứng oxi hoá khử theo pp electron:
Bƣớc 1: Xác định số oxh của các nguyên tố để tìm chất oxi hoá và chất khử.
Bƣớc 2: Viết quá trình oxh và quá trình khử, cân bằng mỗi quá trình

21


Trường THPT Bình Xuyên

Chuyên đề ôn thi THPT quốc gia

Bƣớc 3: Tìm hệ số thích hợp cho chất oxh và chất khử sao cho tổng số electron cho
bằng tổng số electron nhận
Bƣớc 4: Đặt hệ số của các chất oxh và chất khử vào sơ đồ phản ứng, từ đó tính ra
hệ số của các chất khác. Kiểm tra cân bằng số nguyên tử của các nguyên tố và cân
bằng điện tích hai vế để hoàn thành PTHH của phản ứng

- GV hướng dẫn học sinh thực hiện các bước cân bằng phản ứng oxi hoá -khử theo
phương pháp thăng bằng electron trên một phản ứng cụ thể. Sau đó chia nhóm, giao
nhiệm vụ và hoạt động nhóm.
- Cách chia nhóm: chia làm 4 nhómNội dung các phiếu học tập

Phiếu số 1 (nhóm 1): Nhiệm vụ học tập nhóm 1
Nội dung thảo luận:Lập PTHH của các phản ứng oxi hoá khử sau theo phương pháp
3

0

2

0

thăng bằng electron: Mg  Al Cl3  Mg Cl2  Al

Phiếu số 2 (nhóm 2): Nhiệm vụ học tập nhóm 2
Nội dung thảo luận:Lập PTHH của các phản ứng oxi hoá khử sau theo phương pháp
thăng bằng electron :
4

1

2

0

MnO2  H Cl  MnCl2  Cl 2  H 2O


Phiếu số 3 (nhóm 3): Nhiệm vụ học tập nhóm 3
22


Trường THPT Bình Xuyên

Chuyên đề ôn thi THPT quốc gia

Nội dung thảo luận:Lập PTHH của các phản ứng oxi hoá khử sau theo phương pháp
thăng bằng electron:

5

_1

0

K Cl O3  K Cl  O 2

Phiếu số 4 (nhóm 4): Nhiệm vụ học tập nhóm 4
Nội dung thảo luận:Lập PTHH của các phản ứng oxi hoá khử sau theo phương pháp
2 1

thăng bằng electron:

0

3

2


4 2

Fe S 2  O2  Fe2 O3  S O 2

Thời gian thảo luận 7 phút .
Hoạt động nhóm
Các nhóm thảo luận cách làm ,treo sản phẩm lên bảng, cử đại diện lên trình
bày cách làm. Các nhóm khác nhận xét , bổ sung.
Giáo viên nhận xét chấm điểm các nhóm , chốt nội dung trên máy chiếu.
VD : Lập PTHH của phản ứng oxi hoá khử sau theo pp thăng bằng electron
1) NH3 + Cl2→ N2 + HCl
Học sinh thực hiện các bước tương ứng để cân bằng phản ứng
NH3 + Cl2→ N2 + HCl
3 1

0

0

1 1

Bước 1 : N H 3  Cl2  N 2  H Cl
Số oxh của N tăng từ -3 lên 0 : Chất khử
Số oxh của Cl giảm từ 0 xuống -1 : Chất oxh
Bước 2 :
3

0


Quá trình oxh : 2 N  N 2  6e

23


Trường THPT Bình Xuyên

Chuyên đề ôn thi THPT quốc gia
1

0

Quá trình khử : Cl 2  2e  2 Cl
Bước 3 :
3

0

Quá trình oxh : 2 N  N 2  6e

x1

1

0

Quá trình khử : Cl 2  2e  2 Cl
3

0


x3

1

0

2 N  3 Cl 2  N 2  6 Cl

Bước 4 : 2NH3 + 3Cl2→ N2 + 6HCl
3

0

2

0

Mg  Al Cl3  Mg Cl2  Al

2)

3

Mg là chất khử ; Al (trong AlCl3) là chất oxi hoá
2

0

Mg  Mg  2e

3

x3

0

Al  3e  Al

x2

3

0

2

0

3 Mg  2 Al  3 Mg  2 Al

Phương trình sẽ là :
3Mg + 2AlCl3→3MgCl2 + 2Al
4

1

2

0


3) MnO2  H Cl  MnCl2  Cl 2  H 2O
4

1

Mn (trong MnO2) là chất oxi hoá ; Cl (trong HCl) là chất khử
4

2

Mn 2e  Mn
1

x1

0

2 Cl  Cl 2  2e
4

1

x1

2

0

Mn 2 Cl  Mn Cl 2


Phương trình sẽ là :
5

_1

MnO2 + 4HCl → MnCl2 + Cl2 + 2H2O

0

4) K Cl O3  K Cl  O 2

24


Trường THPT Bình Xuyên

Chuyên đề ôn thi THPT quốc gia

5

2

Cl (trong KClO3) là chất oxi hóa ; O (trong KClO3) là chất khử
5

_1

Cl  6e  Cl
2


0

5

2

x2

2 O  O 2  4e

x3
_1

0

2 Cl  6 O  2 Cl  3 O2

Phương trình sẽ là : 2KClO3→ 2KCl + 3O2
2 1

3

0

2

4 2

5) Fe S 2  O2  Fe2 O3  S O2
2


1

0

Fe, S (trong FeS2) là chất khử ; O 2 là chất oxi hoá
2

3

Fe  Fe 1e
1

4

2 S  2 S  10e

2 1

3

4

Fe S 2  Fe 2 S  11e
2

0

O2  4e  2 O


2

1

0

x4
x 11

3

4

2

4Fe S 2  11O2  4Fe 8 S  22 O

Phương trình sẽ là :
4FeS2 + 11O2→ 2Fe2O3 + 8SO2
Hoạt động 4: Lập phƣơng trình hoá học của phản ứng oxi hoá khử (cân bằng
ptpƣ theo phƣơng pháp ion - electron)
GV chiếu nội dung phương pháp cân bằng phương trình phản ứng oxi hoá khử theo
pp ion – electron lên bảng:
Áp dụng giải các bài toán phản ứng oxi hóa –khử có môi trường ;cân bằng các
phản ứng oxi hóa –khử có môi trường phức tạp; tính lượng môi trường H+ tham gia
phản ứng và ngược lại ; biết lượng sản phẩm khử,tính lượng H+. Chỉ áp dụng cho

25



×