Tải bản đầy đủ (.doc) (39 trang)

Chuyên đề Ngữ Văn: TÁC PHẨM “CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA” VÀ GÓC NHỎ CUỘC SỐNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (712.32 KB, 39 trang )

TÁC PHẨM “CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA” VÀ GÓC NHỎ CUỘC SỐNG

Chuyên đề Ngữ Văn:
TÁC PHẨM “CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA”
VÀ GÓC NHỎ CUỘC SỐNG

Tác giả: ……………………
Giáo viên trường: ……………………..
Đối tượng bồi dưỡng: Học sinh lớp 12
Số tiết dự kiến: 6 tiết

1


TÁC PHẨM “CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA” VÀ GÓC NHỎ CUỘC SỐNG

LỜI NÓI ĐẦU
Trong quá trình giảng dạy lớp 12 và ôn thi Tốt nghiệp và Đại học – Cao đẳng
(trước đây) và Kì thi quốc gia (gần đây) cho học sinh, chúng tôi nhận thấy
kiến thức về phần văn bản có thể liên hệ thực tế rất nhiều. Ví dụ như sau khi
học xong phần thơ kháng chiến (“Tây Tiến” (Quang Dũng), “Đất nước”
( trích trường ca “Mặt đường khát vọng”- Nguyễn Khoa Điềm),… các em có
thể liên hệ với tình yêu nước của thế hệ trẻ trong thời đại mới. Qua bài thơ
“Sóng” (Xuân Quỳnh) học sinh nhận thấy sự liên quan mật thiết với quan
niệm về tình yêu của giới trẻ hiện nay. Hay như đơn giản là bài đọc thêm
“Một người Hà Nội” của Nguyễn Khải giáo viên có thể lồng ghép văn hóa
ứng xử xưa và nay…Nhưng theo tôi độc đáo hơn cả có lẽ phải kể đến
“Chiếc thuyền ngoài xa” (Nguyễn Minh Châu) – một tác phẩm khiến người
đọc vui, buồn, nhức nhối…theo nhân vật. Điều khiến tác phẩm đi cùng năm
tháng không hẳn là sự đổi mới về phong cách sáng tác của tác giả so với thời
kì trước mà là vấn đề xã hội Nguyễn Minh Châu đưa vào trong tác phẩm.


Mâu thuẫn gia đình do khó khăn về kinh tế nếu không sớm tìm ra lối thoát
tất dẫn đến bi kịch. Chồng đánh vợ tạm gọi là nhỏ nhưng không hóa giải
được sẽ dẫn đến bi kịch lớn hơn: con có thể sẽ vì mẹ mà chống lại cha. Đứa
con tinh thần này của Nguyễn Minh Châu ra đời vào những năm 80 của thế
kỉ trước nhưng đến nay vẫn còn nguyên tính thời sự. Thậm chí bi kịch gia
đình ở thế kỉ trước nay đã thành bi kịch xã hội. Đất nước phát triển theo kinh
tế thị trường, sự tiếp cận nhanh nhất và sớm nhất mọi vấn đề cuộc sống trên
khắp thế giới nhờ ứng dụng công nghệ thông tin nhưng lại chưa kịp sàng lọc
của người dân khiến quan hệ giữa cá nhân với cá nhân, giữa gia đình với xã
hội ngày một lỏng lẻo. Đặc biệt sợi dây đạo đức gắn kết giữa các thành viên
trong gia đình đang diễn tiến theo chiều hướng tiêu cực. Mâu thuân vợ

2


TÁC PHẨM “CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA” VÀ GÓC NHỎ CUỘC SỐNG

chồng không đơn giản chỉ giải quyết bằng nắm đấm nữa mà thậm chí chồng
sẵn sàng đọat mạng vợ, vợ sẵn sàng làm tổn thương chồng. Đau lòng hơn, vì
những lí do có vẻ như chính đáng, hoặc không chính đáng, con sẵn sàng giết
cha… Trong quá trình giảng dạy, nếu giáo viên có liên hệ thực tiễn về những
bi kịch nhức nhối trong gia đình mang tính xã hội đó tôi tin các em sẽ hiểu
được vấn đề và khi bước vào đời các em sẽ hành xử có tính nhân văn hơn,
phù hợp với chuẩn mực đạo đức của người Việt Nam hơn. Đặc biệt góp phần
đắc lực cho việc tuyên truyền phòng chống bạo lực gia đình cũng như vấn đề
bình đẳng giới . Vì vậy tôi làm chuyên đề này hy vọng sẽ giúp ích phần nào
cho việc ôn thi kì thi Quốc gia , kĩ năng sống của học sinh và có thêm tư liệu
cho đồng nghiệp tham khảo.
Chuyên đề gồm ba phần:
Phần I: Củng cố kiến thức cơ bản

Phần II: “Chiếc thuyền ngoài xa” – góc nhỏ cuộc sống
Phần III: Đề minh họa
Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong khi biên soạn, nhưng thiếu sót là điều
không thể tránh khỏi. Do đó tôi chân thành đón nhận sự đóng góp ý kiến của
các bạn đồng nghiệp, các em học sinh để chuyên đề được tốt hơn, hoàn thiện
hơn.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường, toàn thể các
thầy cô trong hội đồng nhà trường, đặc biệt là các thầy cô trong tổ Văn –
Ngoại ngữ của trường THPT Quang Hà; các em học sinh và gia đình đã giúp
đỡ tôi khi tôi viết chuyên đề này.

3


TÁC PHẨM “CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA” VÀ GÓC NHỎ CUỘC SỐNG

Phần I – Củng cố kiến thức cơ bản.
I. Tác giả:
- Nguyễn Minh Châu là một trong những cây bút tiên phong của văn học Việt Nam
thời kì đổi mới, “thuộc trong số những nhà văn mở đường tinh anh và tài năng
nhất của văn học ta hiện nay” (Nguyên Ngọc)
- Sau 1975, khi văn học chuyển hướng trở về đời thường:
+ Nguyễn Minh Châu là một trong số những nhà văn đầu tiên đi sâu khám phá sự
thật đời sống ở bình diện đạo đức thế sự.
+ Tâm điểm những khám phá nghệ thuật của ông là con người trong cuộc mưu
sinh, trong hành trình nhọc nhằn kiếm tìm hạnh phúc và hoàn thiện nhân cách.
- Truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa”: In đậm phong cách tự sự - triết lí của
nhà văn, rất tiêu biểu cho hướng tiếp cận đời sống từ góc độ thế sự của nhà văn ở
giai đoạn sau 1975.
II. Nội dung văn bản:

Truyện “Chiếc thuyền ngoài xa” là phát hiện về đời sống và con người trong nhiều
mối quan hệ xã hội phức tạp, chằng chịt. Bao nghịch lí đời thường được mở ra:
một người trưởng phòng thông minh muốn có tờ lịch "tĩnh vật hoàn toàn” nhưng
thực tế không thể tước bỏ được hình ảnh con người; một nghệ sĩ săn được cảnh
thuyền và biển thật đẹp thì chính từ cảnh đó lại xuất hiện những cái thật xấu một
người đàn bà bị chồng hành hạ vô lí nhưng không bao giờ muốn từ kẻ bỏ độc ác
ấy; những chiến sĩ nhiệt thành từng chiến đấu giải phóng miền Nam khỏi nanh
vuốt quân xâm lược nhưng lại không thể làm thế nào để giải thoát cho một người

4


TÁC PHẨM “CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA” VÀ GÓC NHỎ CUỘC SỐNG

đàn bà bất hạnh v.v.. Đây là những minh chứng sinh động cho cách nhìn đa diện
của Nguyễn Minh Châu, như chính ông từng khẳng định: “Nhà văn không có
quyền nhìn sự vật một cách đơn giản, và nhà văn cần phấn đấu để đào xới bản
chất con người vào các tầng sâu lịch sử".
1. Hai phát hiện của người nghệ sĩ nhiếp ảnh
a) Phát hiện thứ nhất: bức tranh thiên nhiên tuyệt mĩ.
Để có tấm lịch nghệ thuật về thuyền và biển theo yêu cầu của trưởng phòng,
Phùng đã tới một vùng biển từng là chiến trường cũ của anh, đã dự tính bố cục, đã
"phục kích" mấy buổi sáng để "chộp” được một cảnh thật ưng ý. Giây phút ấy đã
tới, đôi mắt nhà nghề của người nghệ sĩ đã phát hiện ra một vẻ đẹp "trời cho" trên
mặt biển mờ sương, vẻ đẹp mà cả đời bấm máy có lẽ anh chỉ có diễm phúc bắt gặp
được một lần: "... trước mặt tôi là một bức tranh mực tàu của một danh hoạ thời
cổ. Mũi thuyền in một nét mơ hồ loè nhoè vào bầu sương mù trắng như sữa có pha
đôi chút màu hồng hồng do ánh mặt trời chiếu vào. Vài bóng người lớn lẫn trẻ con
ngồi im phăng phắc như tượng trên chiếc mui khum khum, đang hướng mặt vào
bờ. Tất cả khung cảnh ấy nhìn qua những cái mắt lưới... toàn bộ khung cảnh từ

đường nét đến ánh sáng đều hài hoà và đẹp... tôi tưởng chính mình vừa khám phá
thấy cái chân lí của sự hoàn thiện, khám phá thấy cái khoảnh khắc trong ngần tâm
hồn". Niềm hạnh phúc của người nghệ sĩ chính là cái hạnh phúc của khám phá và
sáng tạo, của sự cảm nhận cái đẹp, cái tuyệt diệu. Dường như trong hình ảnh chiếc
thuyền ngoài xa giữa trời biển mơ sương, anh đã bắt gặp cái tận Thiện, tận Mĩ, thấy
tận tâm hồn mình như được gột rửa, trở nên thật trong trẻo, tinh khôi bởi cái đẹp
hài hoà, lãng nạn của cuộc đời.
b) Phát hiện thứ hai: Bức tranh hiện thực cuộc sống
Nếu phát hiện thứ nhất của nhân vật nghệ sĩ nhiếp ảnh đầy thơ mộng thì phát
hiện thứ hai lại đầy nghịch lí, nó bất ngờ và trớ trêu như trò đùa quái ác của cuộc

5


TÁC PHẨM “CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA” VÀ GÓC NHỎ CUỘC SỐNG

sống. Phùng đã từng có "cái khoảnh khắc hạnh phúc tràn ngập tâm hồn mình do
cái đẹp tuyệt đỉnh của ngoại cảnh vừa mang lại", anh đã từng chiêm nghiệm "bản
thân cái đẹp chính là đạo đức", vậy mà hoá ra đằng sau cái đẹp "toàn bích, toàn
thiện" mà anh vừa bắt gặp trên mặt biển xa lại chẳng phải là "đạo đức", là "chân lí
của sự hoàn thiện". Anh đã chứng kiến từ chiếc thuyền ngư phủ đẹp như trong mơ
ấy bước ra một người đàn bà xấu xí, mệt mỏi và cam chịu; một lão đàn ông thô
kệch, dữ dằn, độc ác, coi việc đánh vợ một phương cách để giải toả những uất ức,
khổ đau. Phùng đã từng là người cầm súng chiến đấu để có vẻ đẹp thanh bình của
thuyền, biển mênh mông, không thể chịu được khi chứng kiến cảnh lão đàn ông
đánh vợ một cách vô lí và thô bạo. Nhưng anh chưa kịp chạy tới thì thằng Phác,
con lão đàn ông, đã kịp lao đến để che chở cho người mẹ đáng thương. Chỉ đến lần
thứ hai, khi lại phải chứng kiến cảnh ấy, Phùng mới thể hiện được bản chất người
lính không thể làm ngơ trước sự bạo hành của cái ác. Phùng cay đắng nhận thấy
những cái ngang trái xấu xa, những bi kịch trong gia đình thuyền chài kia đã là thứ

thuốc rửa quái đản làm những thước phim huyền diệu mà anh dày công chụp được
bỗng hiện hình thật khủng khiếp, ghê sợ.
2. Câu chuyện của người đàn bà hàng chài
Câu chuyện của người đàn bà hàng chài ở toà án huyện là câu chuyện về sự thật
cuộc đời, nó giúp những người như Phùng và Đẩu hiểu được nguyên do của những
điều tưởng như vô lí. Bề ngoài, đó là một người đàn bà quá nhẫn nhục, cam chịu,
bị chồng thường xuyên hành hạ, đánh đập thật khốn khổ “ ba ngày một trận nhẹ,
năm ngày một trận nặng", vậy mà vẫn nhất quyết gắn bó với lão đàn ông vũ phu
ấy. Chỉ qua những lời giãi bày thật tình của người mẹ đáng thương đó mới thấy
nguồn gốc mọi sự chịu đựng, hi sinh của bà là tình thương vô bờ đối với những
đứa con: "... đám đàn bà hàng chài ở thuyền chúng tôi cần phải có người đàn ông
để chèo chống khi phong ba, để cùng làm ăn nuôi nấng đặng một sắp con nhà nào

6


TÁC PHẨM “CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA” VÀ GÓC NHỎ CUỘC SỐNG

cũng trên dưới chục đứa... phải sống cho con chứ không thể sống cho mình...".
Nếu hiểu sự việc một cách đơn giản, chỉ yêu cầu người đàn bà bỏ chồng là xong,
nhưng nếu nhìn vấn đề một cách thấu suốt sẽ thấy suy nghĩ và xử sự của bà là
không thể khác được. Trong đau khổ triền miên, người đàn bà ấy vẫn chắt lọc được
những niềm hạnh phúc nhỏ nhoi: "Vui nhất là lúc nhìn đàn con tôi chúng nó được
ăn no...", "trên thuyền cũng có lúc vợ chồng con cái chúng tôi sống hoà thuận, vui
vẻ"; “ông trời sinh ra người đàn bà là để đẻ con, rồi nuôi con cho đến khi khôn
lớn..." . Qua câu chuyện của người đàn bà càng thấy rõ; không thể dễ dãi, đơn giản
trong việc nhìn nhận sự việc, hiện tượng của cuộc sống.
3. Cảm nghĩ của tác giả về các nhân vật trong chuyện
a) Người đàn bà hàng chài
Tuy không có tên tuổi cụ thể, một người vô danh như biết bao người đàn bà vùng

biển khác, nhưng số phận con người ấy lại được tác giả tập trung thể hiện và được
người đọc quan tâm nhất trong truyện ngắn này. Trạc ngoài 40 tuổi, thô kệch, rỗ
mặt, lúc nào cũng xuất hiện với "khuôn mặt mệt mỏi", người đàn bà ấy gợi ấn
tượng về cuộc đời nhọc nhằn, lam lũ. Bà thầm lặng chịu đựng mọi đớn đau, khi bị
chồng đánh "không hề kêu một tiếng, không chống trả, không tìm cách chạy trốn".
Bà coi đó là lẽ đương nhiên, chỉ đơn giản bởi trong cuộc mưu sinh đầy cam go,
trên chiếc thuyền kiếm sống ngoài biển xa cần có một người đàn ông khoẻ mạnh
và biết nghề, chỉ vì những đứa con của bà cần được sống và lớn lên: "...Tình
thương con cũng như nỗi đau, cũng như cái sự thâm trầm trong việc hiểu thấu các
lẽ đời hình như mụ chẳng bao giờ để lộ rõ rệt ra bề ngoài" - một sự cam chịu nhẫn
nhục như thế thật đáng để chia sẻ, cảm thông. Thấp thoáng trong người đàn bà ấy
là bóng dáng của biết bao người phụ nữ Việl Nam nhân hậu, bao dung, giàu lòng vị
tha, đức hi sinh.
b) Lão đàn ông

7


TÁC PHẨM “CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA” VÀ GÓC NHỎ CUỘC SỐNG

Có lẽ cuộc sống đói nghèo, vất vả, quẩn quanh bao nhiêu lo toan, cực nhọc đã
biến "anh con trai cục tính nhưng hiền lành" xưa kia thành một người chồng vũ
phu, một lão đàn ông độc ác. Cứ khi nào thấy khổ quá là lão đánh vợ, đánh như để
giải toả uất ức, để trút cho sạch nỗi tức tối, buồn phiền: "lão trút cơn giận như lửa
cháy bằng cách dùng chiếc thắt lưng quật tới tấp vào lưng người đàn bà”. Trong
đời vẫn có những kẻ như thế, nói như Nam Cao trước kia, chỉ để thoả mãn lòng ích
kỉ, chúng tự cho mình cái quyền được hành hạ mọi người. Lão đàn ông "mái tóc tổ
quạ", "chân chữ bát", "hai con mắt đầy vẻ độc dữ" vừa là nạn nhân của cuộc sống
khốn khổ, vừa là thủ phạm gây nên biết bao đau khổ cho chính những người thân
của mình. Phải làm sao để nâng cái phần thiện, cái phần người trong những kẻ thô

bạo ấy.
c) Chị em thằng Phác
Trong một gia đình mà bố mẹ có chuyện lục đục, đáng thương nhất là những đứa
trẻ. Chúng bị đẩy vào tình thế thật khó xử: biết đứng về phía ai, biết làm thế nào để
trọn đạo làm con? Chị thằng Phác, một cô bé yếu ớt mà can đảm, đã phải vật lộn để
tước con dao trên tay thằng em trai, không cho nó làm một việc trái với luân
thường đạo lí. Chắc trong lòng cô bé tan nát vì đau đớn: bố điên cuồng hành hạ
mẹ; chỉ vì thương mẹ mà thằng em định cầm dao ngăn bố... Cô bé lúc ấy là điểm
tựa vững chắc của người mẹ đáng thương, cô đã hành động đúng khi cản được việc
làm dại dột của đứa em, lại biết chăm sóc, lo toan khi mẹ phải đến toà án huyện.
Còn thằng Phác lại thương mẹ theo kiểu một đứa con còn nhỏ, theo cái cách một
đứa con trai vùng biển: nó "lặng lẽ đưa mấy ngón tay khẽ sờ lên khuôn mặt người
mẹ, như muốn lau đi những giọt nước mắt chứa đầy trong những nốt rỗ chằng
chịt", nó "tuyên bố với các bác ở xưởng đóng thuyền rằng nó còn có mặt ở dưới
biển này thì mẹ nó không bị đánh”. Mặc dù thật khó chấp nhận kiểu bảo vệ của nó,

8


TÁC PHẨM “CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA” VÀ GÓC NHỎ CUỘC SỐNG

nhưng hình ảnh thằng Phác vẫn khiến người ta cảm động bởi tình thương mẹ dạt
dào.
d) Người nghệ sĩ nhiếp ảnh
Vốn là người lính chiến từng vào sinh ra tử, Phùng căm ghét mọi sự áp bức bất
công, sẵn sàng làm tất cả vì điều thiện, lẽ công bằng. Anh thực sự xúc động, ngỡ
ngàng trước vẻ đẹp tinh khôi của thuyền biển lúc bình minh. Một người nhạy cảm
như anh tránh sao khỏi nỗi tức giận khi phát hiện ra ngay sau cảnh đẹp chiếc
thuyền ngoài xa là sự bạo hành của cái xấu, cái ác. Mới đầu, chứng kiến cảnh lão
đàn ông đánh vợ và người vợ nhẫn nhục chịu đựng, Phùng hết sức "kinh ngạc",

anh "há mồm ra mà nhìn", rồi sau như một phản xạ tự nhiên, anh "vứt chiếc máy
ảnh xuống đất chạy nhào tới". Hành động ấy nói được nhiều điều. Chiếc thuyền
nghệ thuật thì ở ngoài xa, một khoảng cách đủ để tạo nên vẻ đẹp huyền ảo, nhưng
sự thật cuộc đời lại ở rất gần. Đừng vì nghệ thuật mà quên cuộc đời, bởi lẽ nghệ
thuật chân chính luôn là cuộc đời và vì cuộc đời. Trước khi là một nghệ sĩ biết rung
động trước cái đẹp, hãy là một con người biết yêu ghét, vui buồn trước mọi lẽ đời
thường tình, biết hành động để có một cuộc sống xứng đáng với con người.
4. Nét nghệ thuật độc đáo
- Cách tạo tình huống truyện
- Ngôn ngữ người kể chuyện và ngôn ngữ nhân vật

9


TÁC PHẨM “CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA” VÀ GÓC NHỎ CUỘC SỐNG

Phần II- “Chiếc thuyền ngoài xa” – góc nhỏ cuộc sống
“ Bất kể lúc nào thấy khổ quá là lão xách tôi ra đánh, cũng như đàn ông thuyền
khác uống rượu...Giá mà lão uống rượu...thì tôi còn đỡ khổ...Sau này con cái lớn
lên, tôi mới xin được với lão...đưa tôi lên bờ mà đánh...” (Lời kể đầy xót xa của
người đàn bà hàng chài)
1.
Lời nhắn gửi tuổi học đường
""Sao anh lại đánh em thế này... đừng đánh em nữa anh ơi!"
Mới chiều hôm qua đây thôi, trên đường đi học về tôi gặp một cảnh tượng thật đau
lòng, một người đàn ông đánh tới tấp vào mặt, lưng một người phụ nữ. Vừa cố
chống chọi với cơn khát bạo hành của chồng, chị vừa khóc lóc van xin: "Sao anh
lại đánh em thế này... đừng đánh em nữa anh ơi!". Tôi hơi sững người, nhưng cũng
không lấy làm lạ vì đã từng chứng kiến cảnh như thế này nhiều lần. Ấy thế mà lâu
nay tôi lại nghe người ta nói rằng: "Gia đình là nơi để yêu thương".

Đã trôi qua một khoảng thời gian khá dài tôi đã sống, đã làm, đã ra đi... và tìm tòi
những minh chứng cho điều mình nghe thấy. Thế rồi, lại đắng lòng biết mấy, khi
tôi chợt nhận ra thời gian càng quay nhanh thì tình người cũng dần tan biến. Cuộc
sống vô tâm làm nguội lạnh tình cảm trong trái tim mỗi người. Xã hội đổi thay và
lòng người cũng dần thay đổi, mọi tính toán thiệt hơn trong cuộc sống làm mất đi
những vẻ đẹp tự nhiên vốn có, hạnh phúc thì ít nhưng đắng cay lại nhiều, bao
nhiêu mảnh đời bất hạnh vì cuộc sống gia đình không hòa thuận, thậm chí tan vỡ,
và những hiểm nguy luôn rình rập... Tôi cười gượng: “Đấy! Một thảm họa hay

10


TÁC PHẨM “CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA” VÀ GÓC NHỎ CUỘC SỐNG

nghịch cảnh trần gian?” Quá xót xa, tôi căm ghét và lên án những hành động tàn
ác này - bạo lực gia đình.
Ở cõi vô thường này mấy ai còn lạ lẫm với khái niệm “bạo lực gia đình”, nó đang
diễn ra hàng ngày, hàng giờ trong chính cuộc sống của mỗi người chúng ta. Bạo
lực gia đình, một cụm từ ngắn gọn, chỉ cho những hành động độc ác, vô nhân tính,
vô đạo đức, không còn nhân phẩm của một số người trong xã hội, hành vi đó xảy
ra trong phạm vi gia đình, giữa các thành viên với nhau. Không những ở Việt Nam
nói riêng mà nó bao gồm cả toàn thế giới, đặc biệt là các quốc gia thuộc Châu
Phi. Hằng năm trên thế giới, số người chết và bị thương vì loại tệ nạn này không
ngừng tăng lên. Thật đau đớn biết bao cho những điều chúng ta đã thấy. Và tôi
nghĩ, có hay không? Ở đâu? Cho tôi xin hai chữ công bằng.
Gần đây, nổi cộm trên các sách báo, các phương tiện thông tin đại chúng là các vụ
thương tâm về bạo hành trẻ nhỏ khiến người xem không ngừng suy nghĩ. Cách đây
vài ngày, dư luận người Việt không khỏi xôn xao và cảm thương cho cháu bé 15
tháng tuổi ở TP.HCM bị chính cha mẹ mình đánh chấn thương sọ não. Một sự thật
ngỡ ngàng khiến người xem bất bình khi thủ phạm lại quá thản nhiên cho rằng đó

là “chuyện bình thường”. Tôi như nghẹn ứ lồng ngực khi nghe người mẹ trả lời
câu hỏi của phóng viên nhà báo: “Nó bị té xe mà!”. Một lời nói lạnh lùng tới tận
xương tủy, tôi tê buốt thân mình, đấy cũng gọi là mẹ sao? - người mang nặng chín
tháng mười ngày, tôi tự hỏi. Hình như là tôi đang khóc, nhưng nước mắt tôi không
rơi... là vì tôi đang lo cho số phận, cho tương lai mịt mù của đứa trẻ này.
Cùng trên tuyến đường chạy dọc vào miền Nam yêu quý, quanh năm ruộng đất tốt
tươi, cò bay thẳng cánh, vẫn còn hiện lên trên nét mặt của mỗi người dân Hậu
Giang thôn quê nghèo một nỗi bàng hoàng như cắn xé tâm can khi được ai đó hỏi
về chuyện cậu học sinh cấp 1, N.V.T bị cha và mẹ kế đánh gãy xương sườn, nhốt
vào chuồng chó 3 ngày không cho ăn. Nói đến đây tôi không còn kìm lòng mình

11


TÁC PHẨM “CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA” VÀ GÓC NHỎ CUỘC SỐNG

được nữa, sự chua chát phủ lên trong từng hơi thở của mình. Tôi tự hỏi tại sao lại
thế? Những người làm cha mẹ đó liệu họ có cảm thấy đớn đau khi hành hạ con cái
mình không? Hay vì do em lỡ mang số kiếp con riêng để “đến đây” làm người?
Chuyện của những thiên thần nhỏ chỉ là một nốt trầm trong bản nhạc bạo lực bay
bổng, còn những nốt cao luôn vút lên với biết bao bi kịch. Hạnh phúc gia đình vỡ
tan, con cái gặp nhiều bất hạnh... Sinh ra với thân phận phụ nữ ai không mong
gặp được người chồng yêu thương mình. Cảnh cuộc sống hạnh phúc viên mãn
luôn là niềm ước ao của bao cô gái trẻ. Khi tình yêu thăng hoa, niềm vui ấy sẽ dần
lớn theo năm tháng nhưng có ngờ đâu nó lại trở thành địa ngục. Tình yêu trên đời
vốn là ích kỉ, nhưng sự độc đoán, cổ hủ lại khiến con người ta trở nên vô cảm, một
khi sự ghen tuông nổi dậy thì tình yêu đẹp đó dù được xây dựng trong bao nhiêu
năm cũng trôi vào tro bụi. Đấy là tình cảnh chung của bao chị em phụ nữ đang
phải gánh chịu.
Chuyện chị H. ở Nghệ Tĩnh là một minh chứng nóng lên cho hành vi này. Vì quá

ghen tuông theo kiểu mù quáng, người chồng hiền từ đức độ bao nhiêu năm chung
sống đã không có cảm giác run sợ khi dùng dao xẻo thịt vợ. Một hành động man
rợ đến kẻ điên cũng phải khiếp sợ. Tôi thường nghe mấy anh thi nhân vẫn hay ví
von rằng “phụ nữ như đóa phù dung”. Nói đến phụ nữ ai cũng nghĩ ngay đến sự
hiền lành, đức độ, mỏng manh và xinh đẹp, đòi hỏi ai có được cũng phải nâng niu
và bảo trọng. Nhưng cuộc đời thì nào như tác phẩm văn học, còn lắm những đắng
cay, tủi hờn mà biết bao “đóa phù dung” phải chịu.
Hôm qua tôi đọc báo, lang thang trên các dòng tin mạng, tôi thấy tái tê cõi lòng
khi đọc tin một chị tên H. ở Nam Định bị chồng đánh đập, hành hạ dã man, dùng
kim tiêm đâm vào vùng kín. Người đàn ông vũ phu ấy còn bắt vợ mình ăn phân
lợn... bây giờ khuôn mặt chị đã biến dạng qua nhiều đòn tra tấn dã man của
chồng. Trước cơ quan chức năng chị chỉ ngậm ngùi khóc trong đớn đau và tức

12


TÁC PHẨM “CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA” VÀ GÓC NHỎ CUỘC SỐNG

tưởi: “Là vì con, nếu tôi ra đi con tôi ba đứa nheo nhóc làm sao qua cảnh cơ
hàn...”. Lại thêm một mảnh đời bất hạnh. Cuộc sống nào cho chị hạnh phúc đây?
Con đường nào sẽ mang lại tình yêu và tiếng cười cho chị và các con, vẫn là một
ẩn số thật dài...
Tạm gác lại những câu chuyện bạo hành gia đình của nước mình, mới đây trên
trang mạng xã hội Facebook có một người đàn ông nickname là Phi Nhi. Người
đàn ông này đã đánh đập đứa con 2 tuổi rồi khoe trên trang cá nhân của mình. Sự
hận thù người vợ lố lăng đã khiến ông trở nên tàn độc với mọi thứ, kể cả đứa con
nhỏ bé. Ông đánh con mọi lúc, mọi nơi có thể. Nhìn cậu bé qua những bức hình
với thân mình bầm tím, máu me đầy người... nhưng lại được chính bố mình đăng
tải trên mạng mà lòng se xót.
Những vụ việc trên là minh chứng hết sức rõ ràng cho vấn nạn này, nó đem lại quá

nhiều tác hại cho cuộc sống. Bạo lực gia đình ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống
tinh thần của con người, gây hoang mang và sợ hãi, nghiêm trọng hơn nó có thể
dẫn đến cái chết hoặc gây nhiều thương tích.
Bên cạnh đó nó còn gây tổn hại về mặt kinh tế. Nhiều người vẫn thắc mắc, đặt ra
câu hỏi tại sao lại xảy ra điều đó, tôi cũng chưa hiểu hết được những lí do đó, vì
nó có quá nhiều và mỗi bản thân chúng ta phải tự rút ra cho mình một nhận xét.
Nhưng dù có bao rộng thế nào thì rồi nó cũng xoay trong vòng xoáy của tình yêu,
lòng hận thù, sự khốn khó của cuộc sống. Bởi vậy xin những ai đang sống và đang
mắc trong vũng bùn lầy tội lỗi thì hãy bước ra khỏi, hãy quay trở lại, hãy xóa hết
những lỗi lầm. gạt bỏ hết những đớn đau, hãy sống vị tha bằng tình yêu thương
cao cả để xây dựng một cuộc sống mới đầy niềm vui và tiếng cười hạnh phúc.
Trong thâm tâm mình, tôi rất phẫn nộ và muốn lên án vấn nạn bạo lực gia đình.
Tôi muốn tìm lại hai tiếng công bằng cho cuộc sống của những người đang bị
hành hạ, ngược đãi. Tôi muốn xã hội hãy bắt giữ hết những tên tội phạm này và

13


TÁC PHẨM “CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA” VÀ GÓC NHỎ CUỘC SỐNG

xét xử thật nghiêm khắc. Tôi muốn mình được là một ai đó, đem tiếng nói sức tài
bé mọn của mình để chung tay với cộng đồng ngăn chặn và xóa bỏ tệ nạn này
trong cuộc sống. Và điều cuối cùng tôi mong muốn là dù cho những người phạm
tội đó đã từng là ai, họ đã từng gây ra tội lỗi gì thì khi quay trở lại với cuộc sống
xin mọi người hãy đón nhận, để họ được sống trong tình yêu thương, để hoàn
lương làm một người tốt.
Qua mỗi câu chuyện là một bài học kinh nghiệm, là nỗi khát khao cầu mong sự
bình yên trong cuộc sống. Qua đây, tôi được trải lòng mình sau những thực hư ẩn
trong nhiều bài báo, những chuyện được nghe. Còn bạn thì sao? Bạn đã hiểu và
rút ra bài học gì chưa? Tôi chợt nhận ra rằng, từ nay mình cần bỏ đi những thói

hư ích kỉ, những hờn giận nhỏ nhen. Hãy yêu thương nhiều hơn nữa để cho cuộc
sống lại có thêm một màu sắc mới của tình thương và tình người.
Khép lại nỗi đau còn hằn trên thân xác của những nạn nhân bạo lực gia đình, gạt
đi những dĩ vãng ngập những màu buồn của sự sợ hãi. Xin hãy chung tay thắp lên
những ngọn lửa tin yêu trong lòng mọi người, để mỗi ngày qua đi là mỗi ngày
hoan hỉ trong niềm vui, hạnh phúc, và vấn nạn bạo lực gia đình mãi chỉ còn đọng
lại với thời gian, để niềm vui trở về bên bàn cơm nhỏ, để tương lai rực sáng trong
đôi mắt trẻ thơ và để đạo lí mà cha ông ta đã dạy mãi được lưu truyền".
Bài viết được thực hiện bởi đề bài: “Trình bày suy nghĩ của anh (chị) về hiện
tượng bạo lực gia đình trong xã hội hiện nay”.
“Cô sẽ ghi vào nhật ký đời đi dạy của mình về bài viết này với thật nhiều cảm
xúc. Cô cảm ơn em”. Đó là lời chia sẻ rất tình cảm của cô giáo dạy văn
Nguyễn Thị Châu dành cho Nguyễn Thị Cúc - học sinh lớp 12/11 - trường
THPT Nguyễn Trãi (Đà Nẵng).

14


TÁC PHẨM “CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA” VÀ GÓC NHỎ CUỘC SỐNG

Trong phần chấm điểm, cô Châu nhận xét: “Bài viết đáp ứng được yêu cầu của đề
bài, giàu sự sáng tạo, có nhiều ý sâu sắc, thể hiện sự trưởng thành trong suy nghĩ
và nhận thức xã hội. Còn mắc lỗi diễn đạt, chính tả nhưng không nhiều".
Cô giáo Châu đã chấm điểm bài văn được chấm “9+1=10” bởi lý giải: “Bài viết
còn mắc lỗi về chính tả nên tôi cho 9 điểm, nhưng lại cộng thêm 1 điểm về sự sáng
tạo, độc đáo, mới lạ”. Được biết, đây cũng là điểm 10 đầu tiên cô Châu chấm trong
suốt 15 năm dạy học.

15



TÁC PHẨM “CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA” VÀ GÓC NHỎ CUỘC SỐNG

Bạo lực gia đình đang là tình trạng báo động trong xã hội hiện nay. Bình đẳng giới vẫn chỉ là
một điều xa vời núp sau cái bóng của bạo lực.

16


TÁC PHẨM “CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA” VÀ GÓC NHỎ CUỘC SỐNG

Nhiều phụ nữ đang chịu bạo lực dưới tay của những kẻ nát rượu

Nhiều gia đình đang tan nát vì bạo lực và những thói xấu

17


TÁC PHẨM “CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA” VÀ GÓC NHỎ CUỘC SỐNG

Các bà vợ đang chịu sự nín nhịn, khổ cực với nhiều ông chồng bợm rượu

Con cái chịu áp lực dưới cuộc hôn nhân tan vỡ của bố mẹ

18


TÁC PHẨM “CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA” VÀ GÓC NHỎ CUỘC SỐNG

Thiếu săn sóc của gia đình là điều nguy hại của trẻ em


Bạo lực học đường một phần là nguyên nhân từ thiếu sự quan tâm của gia đình

2.

Một số ví dụ minh họa

a-

Những người khốn khổ...



Chị Hoàng Thị H., 41 tuổi, trú tại xóm Thắng, thôn Mai Xá, xã Mỹ Xá,

thành phố Nam Định là người đàn bà vừa đẹp người lại đẹp nết. Bị chồng bạo hành
rất nhiều năm nhưng cách mà chị Hoa lựa chọn là nhẫn nhịn, âm thầm chịu đựng.
Cho đến một ngày giữa tháng 6/2014, chị được đưa vào Bệnh viện Đa khoa tỉnh
Nam Định cấp cứu trong tình trạng bị dập sống mũi, đa chấn thương phần mềm.
Lúc đó, mọi người mới biết sự thật về người chồng - "hung thần" nát rượu đã gây
thương tích cho chị.
Nhìn những vết bầm tím trên gương mặt sắc nét, thanh thoát của chị, không ai có
thể nén được tiếng thở dài xót xa. Mặc dù bị chồng đánh đập tàn bạo như vậy
19


TÁC PHẨM “CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA” VÀ GÓC NHỎ CUỘC SỐNG

nhưng từ đầu đến cuối câu chuyện, chị H. không một lời xúc phạm chồng, một
mực dùng từ "anh ấy" khi kể về chồng. Theo chị H. thì sau gần 20 năm chung

sống, vợ chồng chị có 2 con trai, cháu lớn 17 tuổi, cháu nhỏ 10 tuổi. "Ngày xưa,
anh ấy là người hiền lành, chăm làm, chịu thương chịu khó lắm. Cũng không đánh
vợ bao giờ. Nhưng mấy năm gần đây, anh ấy uống rượu nhiều, giờ thành nát rượu.
Cứ uống vào là chửi bới, đánh vợ" - chị H. kể.

Chị Hoàng Thị H. - nạn nhân của bạo hành gia đình
"Anh ấy đánh chị vì lý do gì?" - chúng tôi hỏi. Chị H. lắc đầu chua chát: "Chẳng lý
do gì cả, cứ rượu vào là đánh thôi. Anh ấy chỉ bảo vì mày ngu nên tao phải đánh".
Cũng theo chị H., anh em nhà chồng biết chuyện đến khuyên can nhưng chồng chị
không những không nghe còn chửi bới, đuổi họ về. Trong gia đình và ngay cả với
nhà chồng, anh Hoàng Hữu T, 45 tuổi, chồng chị - giống như một kẻ côn đồ khiến
ai cũng sợ hãi. Mỗi lần chứng kiến cảnh bố uống rượu vào là gây sự đánh mẹ, đứa
con nhỏ khiếp sợ đứng run cầm cập ở góc nhà. Cậu con trai lớn dù là thanh niên
20


TÁC PHẨM “CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA” VÀ GÓC NHỎ CUỘC SỐNG

cũng không ngăn nổi ông bố vũ phu nên chỉ biết ôm mẹ, đỡ đòn cho mẹ. Không
dừng tay, chồng chị... đánh cả con vì can tội che chắn cho mẹ.
Trận bạo hành khiến chị phải nhập viện cũng… sặc mùi rượu. Chị H. kể: "Tối đó,
khi cả nhà vừa ăn cơm xong thì anh ấy khóa trái cửa và ngắt cầu dao điện, không
cho ba mẹ con tôi dùng quạt. Anh ấy nói rằng, "cho chúng mày biết nỗi khổ khi
không có điện" rồi lên tầng 2 nằm, mang theo chìa khóa nhà. Ba mẹ con ở dưới
tầng một. Tôi ngồi trong bóng tối cạnh cửa sổ để đỡ nóng. Tự nhiên anh ấy đùng
đùng nổi giận nói tôi cố tình bấm móng chân, móng tay để gây ra tiếng động khiến
anh ấy không ngủ được rồi lao vào đánh tôi, dùng tay đấm vào mặt rồi dùng then
cửa vụt. Tôi chỉ biết chui vào gầm cầu thang trốn. Thấy bố bật cầu dao để có điện
sáng tìm mẹ đánh tiếp, cháu lớn lên tầng 2 lấy được chìa khóa mở cửa và ôm bố
ngăn lại cho tôi chạy trốn. Tôi chạy được ra ngoài, máu mũi cứ thế ộc ra. Em

chồng ở gần đó đã đưa tôi vào bệnh viện cấp cứu".
Trước đó, nhiều lần chị H. bị chồng đuổi khỏi nhà, khóa cửa không cho vào. Độc
ác hơn, anh ta còn cấm các con mở cửa cho mẹ. Chị H. phải ngồi ngoài sân cho
đến sáng, khi các con mở cửa chị lại lụi hụi vào nhà dọn dẹp, chuẩn bị bữa sáng
cho cả nhà như chưa từng có chuyện gì xảy ra. Khi chị H. đi bệnh viện, hàng xóm
còn "tố" có lần chồng chị ép con chị lấy phân lợn bắt ba mẹ con ăn để phạt chị H.
tội "không biết dạy con". Lần khác, anh ta dùng bơm kim tiêm dọa đâm vào vùng
kín của vợ...
Cái lý "chấp nhận để yên cho chồng đánh", theo chị H. là vì nếu mình không phản
ứng lại thì anh ta chỉ đánh vài cái rồi thôi. Chị cũng không trình báo, nhờ hàng
xóm can thiệp, vì "xấu chàng hổ ai", vì không muốn để bố mẹ già buồn phiền, và
quan trọng là vì để giữ một gia đình yên ấm cho các con. Theo chị thì nếu vợ
chồng ly hôn, gia đình tan nát, con cái chị có thể hư hỏng. Chị sợ nhất điều đó nên
chị chấp nhận "thà bị chồng đánh còn hơn con hư". Chị nói rằng, thấy chị bị chồng

21


TÁC PHẨM “CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA” VÀ GÓC NHỎ CUỘC SỐNG

bạo hành khổ quá, anh em nhà chồng thương chị hết mực, họ khuyên chị nên bỏ đi,
mang theo các con đến nơi khác sống cho đỡ khổ. "Bỏ đi nhiều cái phức tạp lắm,
nên tôi cứ lấn cấn mãi. Đã đi rồi là không có cơ hội quay về, thôi thì tôi ở lại và
chịu đựng vì các con tôi" - chị H. đau khổ nói.
Cam chịu, nhẫn nhịn, im lặng là cách không chỉ chị H. mà rất nhiều người phụ nữ
bị chồng bạo hành đã lựa chọn với suy nghĩ "xấu chàng hổ ai" hoặc để giữ gìn gia
đình cho các con. Thế nhưng, theo các chuyên gia tư vấn Dự án Ngôi nhà bình yên


Chị P.T.T.L (sinh 1985 ở xã Dur Kmanh-huyện Krông Ana) là một trong


nhiều trường hợp đáng thương. Lập gia đình cách đây 15 năm và cũng ngần ấy
thời gian chị phải sống trong hoàn cảnh không lối thoát. Chị L. kể trong nước mắt:
hàng ngày phải chịu đựng những lời chửi mắng, thậm chí tục tĩu nữa và những trận
đòn chết đi sống lại từ ông chồng vũ phu của mình. Chồng chị - Đ. X. N (sinh
1982) thường xuyên rượu chè, cờ bạc… và cứ sau mỗi lần “chén chú chén anh”
bên hàng xóm, hay những lần tức giận vô cớ là anh ta trút tất bực tức lên đầu vợ.
Có lần N. lấy ống điếu thuốc lào đang hút dở phang ngay vào đầu vợ, khiến chị L.
phải vào bệnh viện với 4 mũi khâu đau đớn. Sau nhiều lần bị bạo hành như thế, chị
cảm thấy sợ chồng, sợ tổ ấm gia đình của chính mình, nhưng vì thương con chị
đành câm nín.

Gia cảnh của chị P.M.T (28 tuổi ở phường Tự An - TP. Buôn Ma Thuột)
càng bức bách, tủi nhục hơn. Theo lời chị kể: chồng chị là anh V. D. C (34 tuổi)
làm nghề lái xe thuê, anh chị lấy nhau được 5 năm, có một đứa con gái 3 tuổi. Do
cuộc sống khó khăn nên ông chồng thường xuyên gây gỗ và hành hạ vợ một cách
vô cớ. Chị T. tâm sự: từ cuối năm 2011 đến nay, gia đình chị chưa một ngày có
được niềm vui hạnh phúc như bao tổ ấm khác. Tình cảnh “cơm không lành, canh
chẳng ngọt” của đôi vợ chồng trẻ này bắt đầu từ cuộc sống khốn khó thêm khi anh
C. không được người ta thuê lái xe nữa. Việc làm không có, nên nảy sinh rượu chè
bê tha… và cứ sau mỗi lần say xỉn, anh ta lại đem vợ ra hành hạ một cách thô bạo.
22


TÁC PHẨM “CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA” VÀ GÓC NHỎ CUỘC SỐNG

Gần đây nhất là trong dịp Tết vừa rồi, C. đã đánh vợ “thừa sống thiếu chết”, phải
vào Bệnh viện Đa khoa Đăk Lăk điều trị vì bị đa chấn thương khắp người.
b-


"Bố ơi, con ước…"

23 điều ước từ 23 bộ ảnh đến từ các em học sinh nam ở 5 tỉnh, thành khác nhau.
Sống trong gia đình có bạo lực, các em đã cất lên tiếng nói của mình qua những
bức ảnh. Không bức ảnh nào giống bức ảnh nào, nhưng thật ngẫu nhiên khi có tới
15 em có cùng ý tưởng "em muốn bố không uống rượu", bởi rượu là tác nhân
khiến người cha trở thành “hung thần” trong gia đình.
Mâm cơm đạm bạc chỉ có rau và nước canh nhưng bên cạnh là 2 vỏ chai rượu lỏng
chỏng:

Em Đại (Hòa Bình)

Em Linh (Hà Nội)

Bức ảnh ấy được em Đại (ở Hòa Bình) ghi lại trong chính ngôi nhà của mình. "Em
ghét rượu vì nó làm cho gia đình tan nát. Hồi em còn nhỏ, một lần không biết bố đi
uống rượu ở đâu về rồi đánh mẹ. Lần ấy mẹ phải đi bệnh viện. Lần thứ hai, bố đi
uống rượu say về, cãi nhau với mẹ rồi cầm chai đập vào đầu mẹ làm mẹ chảy máu
phải đi viện. Tình trạng đó thường xuyên xảy ra. Em rất buồn và thương mẹ. Em
ghét những người hàng xóm hay rủ bố đi uống rượu" - giọng của Đại lạc đi khi nói
về bức ảnh của mình.
Một hàng vỏ chai các loại, cái nút nhựa, cái nút lá chuối được xếp thành hàng dài
dọc tường bếp. Khi được hỏi vì sao em lại chụp ảnh những chai rượu, Linh (ở Hà
23


TÁC PHẨM “CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA” VÀ GÓC NHỎ CUỘC SỐNG

Nam) rơm rớm nước mắt: "Em chụp với mong muốn bố bớt uống rượu đi. Em nhớ
một lần năm em 8 tuổi. Hôm đó bố đi uống rượu. Em học bài xong thì đi ngủ. Bố

về lúc nào em không biết. Bố đập cửa, phá cửa rồi vào nhà đánh mẹ. Em tỉnh dậy
nhìn thấy. Em sợ…".
Em Học (ở Hà Nam) kể: "Mỗi khi em làm gì có lỗi là bố cầm dép, gậy đánh em.
Có lần bố đi uống rượu, đòi mẹ đưa tiền để đi chơi. Mẹ không có. Bố nhìn thấy
tiền trong túi mẹ. Mẹ bảo tiền này để nộp tiền học học cho con chứ không phải để
đi chơi. Bố vớ dép, bố đánh. Mẹ khóc rồi chạy xuống nhà bác. Hai anh em sợ quá,
đi chơi không dám về. Mỗi lần nhìn thấy bố đánh mẹ, em rất buồn và xót thương
mẹ. Em muốn bố sẽ ít uống rượu hơn và giúp mẹ làm việc nhiều hơn. Anh trai đi
làm về, bố lấy tiền đi uống rượu. Không có tiền thì bố uống chịu rồi mẹ phải đến
trả. Mẹ không trả thì bố chửi mắng và đánh".
Hiếu (ở Hưng Yên) tâm sự: "Nhà em có bố, mẹ, em và em trai 6 tuổi. Buổi trưa và
buổi tối em nấu cơm. Hôm nào không đi học thì em giúp mẹ làm đồng. Còn bố chỉ
ở nhà thôi. Em chụp những vật dụng bố hay dùng để đánh mẹ, mâm cơm gia đình
và những chai rượu của bố. Vì bố hay dùng ống dây gas để trói mẹ em và vụt,
đánh. Mẹ làm cái gì chậm một chút là bố chửi, đánh. Có hôm ăn xong, mẹ nán lại
thêm chút nữa xem tivi chưa kịp dọn mâm thế là bố chửi, rồi mâm cơm bay ra
vườn… mâm cơm nhà em rất giản dị, chỉ có rau. Bố chẳng bao giờ quan tâm đến
gia đình chỉ quan tâm đến bình rượu. Em muốn bố xem những tấm ảnh này vì
những vật dụng này đã gây nên bạo lực gia đình. Em muốn bố biết quan tâm đến
gia đình và không đánh mẹ nữa".
c

Khi đứa con nổi loạn...
Bênh mẹ, con vô tình giết chết cha

Ngày 5/8/2012, ông Đào Công Cường - Phó trưởng Công an xã Bắc Sơn,
H.Thạch Hà, Hà Tĩnh cho biết Công an H.Thạch Hà đang tạm giữ D.Đ.H (17
tuổi, ngụ thôn Xuân Sơn, xã Bắc Sơn) để điều tra về hành vi giết người.
24



TÁC PHẨM “CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA” VÀ GÓC NHỎ CUỘC SỐNG

Theo ông Cường, khoảng 9h ngày 4/8, mẹ của H. là bà Lê Thị Vinh (46 tuổi) đang
giặt quần áo thì bị chồng là Dương Văn Cam (46 tuổi) chửi bới rồi xông vào giật
và vứt hết đồ đi không cho giặt nữa. Ông Cam còn hất đổ chậu nước giặt và đạp bà
Vinh ngã xuống ao gần đó. Trong lúc ngã, tay của bà Vinh vô tình va trúng mặt
chồng. Cho rằng vợ dám đánh mình nên ông Cam vào nhà lấy con dao nem (loại
dao dùng để thái rau cho heo) rồi đuổi theo vợ khiến bà Vinh hoảng sợ bỏ chạy.
Chứng kiến bố vác dao đuổi mẹ, H. chạy ra can ngăn nhưng ông Cam không nghe
và tiếp tục rượt đuổi bà Vinh. H. vớ lấy chiếc gậy tre đã được vót nhọn đầu đuổi
theo sau. Đuổi kịp, H. vung gậy vụt trúng bố khiến ông Cam đổ gục.
Ông Cam được đưa tới trạm y tế xã để băng bó vết thương, sau đó chuyển lên
Bệnh Viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh nhưng tử vong vì chấn thương sọ não.
Những người hàng xóm cho biết, H. là con trai thứ 3 của vợ chồng ông Cam. Ông
Cam là người thường uống rượu say và hay chửi mắng, đánh đập vợ.
 Bênh mẹ, con lỡ tay giết cha

Bị cáo trước vành móng ngựa.
(PLO) - Chiều ngày 14/9/2015, TAND tỉnh Lâm Đồng đã xét xử sơ thẩm bị cáo
Nguyễn Ngọc Vũ (trú tại tổ 26, thôn Phú Thạnh, xã Hiệp Thạnh, huyện Đức

25


×