Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

chuyên đề “ Cấu trúc di truyền của quần thể”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (194.03 KB, 26 trang )

MỤC LỤC
A Lời nói đầu……………………………………………………………………………
B. Nội dung……………………………………………………………………………...
B1.Hệ thống kiến thức cơ bản………………………………………………………….
B2. Các dạng bài tập……………………………………………………………………
I. Dạng 1: Tìm tần số alen và thành phần kiểu gen………………………………….…..
II. Dạng 2: Cấu trúc di truyền của quần thể tự thụ phấn hoặc giao phối gần…………....
III. Dạng 3: Cấu trúc di truyền của quần thể ngẫu phối………………………………….
IV. Dạng 4: Cấu trúc di truyền của quần thể đa len…………………………………...…
V. Dạng 5: Xác định số kiểu gen tối đa trong quần thể……………………………..…...
B3. Bài tập tự luận………………………………………………………………….…..
B4. Bài tập trắc nghiệm………………………………………………………………..
C. Kết luận……………………………………………………………………………...
D. Tài liệu tham khảo……………………………………………………………….….

2
2
2
3
3
7
8
11
12
15
22
25
26

1



A. LỜI NÓI ĐẦU
Trong chương trình Sinh học phổ thông thì bài tập di truyền nói chung và bài tập di
truyền quần thể nói riêng là những bài tập tương đối khó và nhiều dạng, đòi hỏi các học sinh
phải biết vận dụng tương đối cao. Cũng đã có nhiều thầy cô giáo đề cập đến phương pháp giải
bài tập quần thể, nhưng chưa thực sự đầy đủ. Vì vậy, tôi lựa chọn chuyên đề “ Cấu trúc di
truyền của quần thể” giúp các em biết chi tiết và đầy đủ hơn về các dạng bài tập về di truyền
quần thể, từ đó các em cảm thấy việc giải bài tập di truyền quần thể dễ dàng hơn. Trong bài viết
của mình, tôi đã tham khảo đề thi ĐH-CĐ nhiều năm, đề thi học sinh giỏi, tham khảo nhiều tài
liệu chuyên đề của các tác giả lớn và kinh nghiệm giảng dạy của các thầy cô. Tôi hy vọng bài
viết của mình sẽ giúp các em ôn thi ĐH-CĐ và ôn thi học sinh giỏi có hiệu quả cao.
B. NỘI DUNG
B1. HỆ THỐNG KIẾN THỨC CƠ BẢN
I. Khái quát về quần thể.
1. Khái niệm quần thể
Quần thể là tập hợp các cá thể cùng loài, cùng sống trong một khoảng không gian xác
định, trong một thời gian nhất định và có thể giao phối với nhau sinh ra thể hệ mới (quần thể
giao phối). Trừ loài sinh sản vô tính và trinh sinh không qua giao phối.
2. Đặc trưng di truyền của quần thể
- Mỗi quần thể có 1 vốn gen đặc trưng. Vốn gen là tập hợp tất cả các alen của tất cả các gen
khác nhau trong quần thể ở thời điểm xác định.
- Vốn gen được thể hiện qua 2 thông số: tần số alen và tần số kiểu gen
+ Tần số alen: là tỉ lệ giữa số lương alen đó trên tổng số alen của các loại alen khác nhau trong
quần thể.
+ Tần số kiểu gen: là tỉ lệ giữa số cá thể có kiểu gen đó trên tổng số cá thể có trong quần thể.
II. Cấu trúc di truyền của quần thể tự thụ phấn và quần thể giao phối gần.
1. Đặc điểm
- Tần số alen không thay đổi
- Thành phần kiểu gen thay đổi theo hướng tăng kiểu gen đồng hợp, trong đó có kiểu gen đồng
hợp lặn thường biểu hiện các kiểu hình bất lợi gây thoái hóa giống; giảm tỉ lệ kiểu gen dị hợp,

do đó giảm ưu thế lai
+ Tính đa dạng thấp.
2. Cấu trúc di truyền của quần thể tự thụ phấn qua n thế hệ.
Giả sử quần thể ban đầu có 100% Aa, sau n thế hệ tự thụ phấn hoặc giao phối gần:
Aa = (1/2)n
AA = aa = [ 1 – (1/2)n ]/2.
3. Giao phối cận huyết (Giao phối gần)
- Khái niệm: Giao phối giữa các cá thể cùng bố mẹ, hoặc giữa bố mẹ với con cái của chúng.
- Cơ sở của việc cấm kết hôn gần: Hạn chế gen lặn có hại biểu hiện ra kiểu hình ở thể đồng hợp.
III. Cấu trúc di truyền của quần thể ngẫu phối.
2


1. Khái niệm quần thể ngẫu phối
Quần thể ngẫu phối gồm các cá thể giao phối tự do với nhau.
2. Đặc điểm
- Đặc trưng bởi vốn gen
- Trong những điều kiện nhất định, thành phần kiểu gen được duy trì không đổi qua các thế hệ
- Tính đa dạng cao, tạo ra nhiều biến dị tổ hợp
3. Trạng thái cân bằng di truyền của quần thể
- Một quần thể đang ở trạng thái cân bằng di truyền khi thành phần kiểu gen tuân theo công
thức:
p2 + 2pq + q2 = 1
- Định luật Hacdi – Vanbec: Trong 1 quần thể lớn, ngẫu phối, nếu không có các yếu tố làm thay
đổi tần số alen thì thành phần kiểu gen của quần thể sẽ duy trì không đổi từ thế hệ này sang thế
hệ khác theo đẳng thức: p2 + 2pq + q2 = 1
- Điều kiện nghiệm đúng của định luật:
+ Số lượng cá thế lớn
+ Các cá thể giao phối ngẫu nhiên
+ Không có đột biến hoặc xảy ra với tần số đột biến thuận bằng tần số đột biến nghịch

+ Không có chọn lọc tự nhiên : Các cá thể có kiểu gen khác nhau phải có sức sống và khả năng
sinh sản như nhau
+ Không có di nhập gen, quần thể được cách li di truyền với quần thể khác, không có biến động
di truyền.
-Ý nghĩa: Khi quần thể ở trạng thái cân bằng, nếu biết tần số cá thể có kiểu hình lặn, ta tính
được tần số alen lặn, alen trội và thành phần kiểu gen của quần thể và ngược lại.
B2. CÁC DẠNG BÀI TẬP
I. Dạng 1: Tìm tần số alen và thành phần kiểu gen
1. Xác định tần số alen khi biết cấu trúc di truyền quần thể.
- Giải thiết: quần thể ban đầu có dạng: x AA : y Aa : z aa
(x+y+z = 100%)
- Công thức tính tần số alen:
+ Tần số alen A = x + y/2
+ Tần số alen a = z +y/2.
- Công thức tính thành phần kiểu gen:
AA = x
Aa = y
Aa = z
Ví dụ: Một quần thể thực vật có 500 cây có kiểu gen AA, 200 cây có kiểu gen Aa và 300 cây có
kiểu gen aa. Tính tần số alen và thành phần kiểu gen?
Hướng dẫn
* Tần số alen
- Cách 1:
3


+ Tần số alen A = [500 + 200/2] / (500 + 200 + 300) = 0,6
+ Tần số alen a = [300 + 200/2] / (500 + 200 + 300) = 0,4
- Cách 2: Quần thể có dạng 500/(500 + 200 + 300) AA ; 200/ (500 + 200 + 300) Aa; 300/ (500
+ 200 + 300) aa . Hay 0,5 AA; 0,2 Aa ; 0,3 aa

+ Tần số alen A = 0,5 + 0,2/2 = 0,6
+ Tần số alen a = 0,3 + 0,2/2 = 0,4
* Thành phần kiểu gen:
AA = 500/ (500 + 200 + 300) = 0,5
Aa = 200/ (500 + 200 + 300) = 0,2
Aa = 300/ (500 + 200 + 300) = 0,3
2. Đối với gen trên NST thường, nếu quần thể ở trạng thái cân bằng di truyền thì tần số alen
lặn bằng căn bậc hai tần số kiểu hình lặn. Biết tần số kiểu hình lặn q2 (aa) => q (a) = Ö q2
aa
Ví dụ: Ở một loài gen A quy định lông đen là trội hoàn toàn so với a quy định lông trắng. Quần
thể đang ở trạng thái cân bằng di truyền và có tỉ lệ lông đen là 64%. Tính tần số alen A?
Hướng dẫn:
Tỉ lệ lông trắng là: 1 – 0,64 = 0,36.
Tần số alen a là: qa = 0,6 => pA = 1 – 0,6 = 0,4.
3. Đối với gen lặn trên NST X không có alen tương ứng trên NST Y. Nếu quần thể cân bằng,
thì tần số alen lặn liên kết với NST X (qXa) tính bằng (số cá thể đực mắc bệnh / tổng số cá
thể đực của quần thể).
q(Xa) = q(XaY) => p(XA) = 1- q(Xa)
*Cấu trúc của quần thể khi cân bằng :
Giới cái XX:
p2(XAXA) + 2pq(XAXa) + q2(XaXa) = 1
Giới đực XY:
p(XAY) + q(XaY) = 1
Tính chung trong cả quần thể: 0,5 p2 XAXA + pq XAXa + 0,5 q2 XaXa + 0,5 XAY + 0,5 XaY = 1
*Chú ý: Nếu xét cả quần thể có số cá thể mắc bệnh (cả đực và cái) là x%. Ta có: q(X aY) +
q2(XaXa) = 2.x. Từ đó ta xác định được q(Xa) => Cấu trúc di truyền của quần
thể.
Ví dụ 1: Trong quần thể người tỉ lệ nam mắc bệnh mù màu là 1%. Khả năng nữ giới mắc bệnh
mù màu là:
A. 0,01%

B. 0,05%
C. 0,04%
D. 1%
Hướng dẫn:
Ta có q(Xa) = q(XaY) = 0,01. Vậy tỉ lệ nữ mù màu là q2(aa) = 0,012 = 0,01%.
Ví dụ 2: Trong quần thể người điều tra thấy 12% bị mù màu. Xác định tỉ lệ nam, nữ mù màu?
A. 12% nam mù màu, 4% nữ mù màu.
B. 20% nam mù màu, 4% nữ mù màu.
C. 2% nam mù màu, 4% nữ mù màu.
D. 20% nam mù màu, 2% nữ mù màu.
Hướng dẫn:
Ta có q(XaY) + q2(XaXa) = 2.0,12 => q(a) = 0,2.
4


Tỉ lệ nam mù màu là q(XaY) =20%, tỉ lệ nữ mù màu là q2(XaXa) = 0,22 = 4%.
4. Xác định tần số alen trong trường hợp có tác động của chọn lọc tự nhiên.
4.1. Ở quần thể tự phối.
Đối với quần thể tự thụ phấn có gen gây chết (hoặc không có khả năng sinh sản) phải xác
định lại cấu trúc di truyền của quần thể sau khi có chọn lọc.
Ví dụ 1: Một quần thể tự thụ phấn có kiểu gen ở thế hệ P: 0,45AA: 0,30Aa: 0,25aa. Biết rằng
cây có kiểu gen aa không có khả năng kết hạt. Tính theo lí thuyết cây không có khả năng kết hạt
ở thế hệ F1 là:
A. 0,1
B. 0,16
C. 0,15
D. 0,325
Hướng dẫn:
- Cấu trúc di truyền của quần thể sau khi có chọn lọc là:
AA = 0,45 / (0,45+0,3) = 0,6

Aa = 1- 0,6 = 0,4.
- Vậy sau 1 thế hệ tự thụ phấn thì tần số kiểu gen aa = 0,4.1/4=0,1.
4.2. Ở quần thể giao phối.
- Quần thể ban đầu: p2 AA + 2pq Aa + q2 aa = 1
- Nếu kiểu gen đồng hợp tử lặn gây chết hoặc không có khả năng sinh sản thì quần thể sinh sản
được có: p2 AA + 2pq Aa với tỉ lệ kiểu gen: AA = p2 / (p2 + 2pq); Aa = 2pq/ (p2 + 2pq)
- Tần số alen sau 1 thế hệ chọn lọc:
qa = pq/(p2 + 2pq) = q/(1+q) => pA = 1 – qa = 1/(1+q)
- Nếu kiểu gen đồng hợp tử lặn gây chết hoặc không sinh sản được thì sau n thế hệ chọn lọc:
+ Tần số alen a = q/(1+n.q)
+ Tần số alen A = [1+ (n-1).q]/(1+n.q)
Ví dụ 1: Quần thể bướm bạch dương ban đầu có pB = 0,01 và qb = 0,99, với B là alen đột biến
gây ra màu đen, còn b màu trắng. Do ô nhiễm bụi than thân cây mà loài bướm này đậu bị
nhuộm đen, nên kiểu hình trội ưu thế hơn kiểu hình lặn (chim ăn sâu khó nhìn thấy bướm màu
đen trên nền môi trường màu đen). Nếu trung bình 20% bướm đen sống sót được cho đến khi
sinh sản, trong khi bướm trắng chỉ sống sót đến sinh sản 10%, thì sau một thế hệ tần số alen là:
A. p = 0,02; q = 0,98
B. p= 0,004, q= 0,996
C. p = 0,01; q = 0,99
D. p= 0,04 ; q = 0,96
Hướng dẫn: Tần số alen qB:
qB = (0,992.10% + 0,01.0,99.20%) / [0,012.20% + 2.0,01.0,99.20% + 0,992.10%]=0,96
Ví dụ 2: Quần thể ban đầu đang cân bằng di truyền có q(a)=0,01, các đồng hợp tử lặn chết
trong dạ con. Hãy tính tần số các alen sau 1 thế hệ?
A. p(A)=0,9901; q(a)=0,0099
B. p(A)=0,9001; q(a)=0,0999
C. p(A)=0,9801; q(a)=0,0199
D. p(A)=0,901; q(a)=0,099
Hướng dẫn: q(a) = q0/(1+q0) = 0,0099, p(A) = 0,9901


5


Ví dụ 3: Sau khi quần thể đạt trạng thái cân bằng di truyền có cấu trúc di truyền p02(AA) :
2p0.q0(Aa) : q02(aa), do điều kiện sống thay đổi, những cá thể có kiểu gen aa trở nên không có
khả năng sinh sản. Hãy xác định tần số alen q(a) của quần thể sau 5 thế hệ ngẫu phối?
A. q0/(1+5q0)
B. (1/5.q0)n
C. q0-(1/5.q0)n
D. (1-q0)n/2
Hướng dẫn: Áp dụng công thức qn = q0/(1+n.q0).
5. Xác định tần số alen trong trường hợp xảy ra đột biến gen.
5.1. Với một gen có 2 alen, sự thay đổi tần số alen phụ thuộc cả vào tần số đột biến thuận (u)
và tần số đột biến nghịch (v): ∆p = vq-up; ∆q = up – vq.
Ví dụ : Một quần thể có p = 0,8, q = 0,2. Nếu tần số đột biến thuận u = 5.10-5, tần số đột biến
nghịch v=2.10-5. Hãy tính tần số alen sau 1 thế hệ?
Hướng dẫn:
∆p = vq-up = -3,6.10-5. Vậy p1 = 0,8 - 3,6.10-5 và q1 = 0,2 + 3,6.10-5.
5.2. Tần số đột biến thuận (u) không thay đổi qua các thể hệ.
-Tần số đột biến gen A thành a sau mỗi thế hệ là u.
-Sau 1 thế hệ, tần số alen A: p(A)= p(A) - p(A).u
Ví dụ: Quần thể ban đầu có p(A) = q(a) = 0,5. Tần số đột biến A -> a sau mỗi thế hệ là 10-6.
Sau bao nhiêu thế hệ thì tần số alen a tăng lên 1,5%.
Hướng dẫn:
Ban đầu p(A) = q(a) = 0,5
F1:
p(A)1 = 0,5 - 0,5.10-6 = 0,5(1-10-6)
F2:
p(A)2 = p(A)1 – p(A)1.10-6 =0,5(1-10-6)2
Fn:

p(A)n = p(A)n-1 – p(A)n-1.10-6 = 0,5(1-10-6)n
Theo bài ra ta có:
p(A)n = 0,5(1-10-6)n = 0,5 – 0,5.1,5% => n=
6. Xác định tần số alen trong trường hợp xảy ra nhập cư.
- Tốc độ di-nhập gen:
m=Số giao tử mang gen di nhập / Số giao tử mỗi thế hệ trong quần thể
m=Số cá thể nhập cư / tổng số cá thể trong quần thể.
-Nếu gọi:
q0 : tần số alen trước khi có di nhập.
qm: tần số alen trong bộ phận di nhập.
q’: tần số alen sau khi di nhập.
m: kích thước nhóm nhập cư.
-Thì:
q’ = q0 - m(q0-qm)
Ví dụ : Trong một quần thể gồm 900 con bướm, tần số alen quy định cấu tử chuyển động nhanh
của 1 enzyme (p) bằng 0,7, và tần số alen quy định cấu tử chuyển động chậm (q) là 0,3. 90 con
bướm từ quần thể này nhập cư đến quần thể có q=0,8. Tính tần số alen của quần thể mới.
Hướng dẫn:
Ta tính được m= 90/ 900 = 0,1. Ta có q’ = q0 - m(q0-qm) = 0,8 – 0,1.(0,8-0,3) = 0,75. và p’
= 1 – 0,75 = 0,25.
II. Dạng 2: Tìm cấu trúc di truyền của quần thể tự thụ phấn hoặc giao phối gần
6


1. Quần thể ban đầu có 100% Aa, tự thụ phấn sau n thế hệ
- Cấu trúc di truyền của quần thể:
Aa = (1/2)n
AA = aa = [1- (1/2)n]/ 2
2. Quần thể ban đầu có y Aa, tự thụ phấn qua n thế hệ
Aa = y. (1/2)n

AA = aa = y. [1- (1/2)n]/ 2
3. Quần thể ban đầu có : x AA : y Aa : z aa, tự thụ phấn qua n thế hệ
Aa = y. (1/2)n
AA = x + y. [1- (1/2)n]/ 2
aa = z + y. [1- (1/2)n]/ 2
Ví dụ 1: Viết cấu trúc di truyền của quần thể sau 4 thế hệ tự thụ phấn:
a. 100 % Aa
b. 50% AA: 50% aa
c. 40% Aa
d. 0,4 AA: 0,4 Aa: 0,2 aa
e. 0,2 AA: 0,4 Aa: 0,4 aa ( Cá thể có KG aa không sinh sản được)
Hướng dẫn
a. Aa = (1/2)4 = 1/16
AA = aa = [1- (1/2)4]/2 = 15/32
Vậy cấu trúc DT của quần thể tự thụ phấn sau 4 thế hệ là: 15/32 AA: 1/16 Aa : 25/32 aa.
b. AA = 0,5
aa = 0,5
Vậy cấu trúc DT của quần thể tự thụ phấn sau 4 thế hệ là: 0,5 AA: 0,5 aa
c. Aa = 0,4. (1/2)4 = 0,025
AA = aa = 0,4. [1-(1/2)4]/2 = 0,1875
d. Aa = 0,4. (1/2)4 = 0,025
AA = 0,4 + 0,4. [1-(1/2)4]/2 = 0,5875
Aa = 0,2 + 0,4. [1-(1/2)4]/2 = 0,3875
Vậy cấu trúc DT của quần thể tự thụ phấn sau 4 thế hệ là: 0,5875 AA: 0,025 Aa: 0,3875 aa.
e. Viết lại tỉ lệ các KG sinh sản được
AA = 0,2 / (0,2 + 0,4) = 1/3
Aa = 0,4/ (0,2 + 0,4) = 2/3
Sau 4 thế hệ tự thụ phấn:
Aa = 2/3. (1/2)4 = 1/24
AA = 1/3 + 2/3. [1 – (1/2)4] /2 = 31/48

Aa = 2/3. [1 – (1/2)4] /2 = 5/16
Vậy cấu trúc DT của quần thể tự thụ phấn sau 4 thế hệ là: 31/48 AA: 1/24 Aa: 5/16 aa.
7


Ví dụ 2: Quần thể tự thụ có thành phần kiểu gen ở thế hệ P là 0,4BB + 0,2 Bb + 0,4bb = 1. Cần
bao nhiêu thế hệ tự thụ phấn để có được tỷ lệ đồng hợp trội chiếm 0,475 ?
Hướng dẫn
Gọi n là số thế hệ tự thụ phấn. Ta có, sau n thế hệ tự thụ phấn, thành phần kiểu gen của quần thể

Bb = 0,2. (1/2)n
BB = 0,4 + 0,2. [1 – (1/2)n]/2 = 0,475
Û n = 2.
Vậy sau 2 thế hệ tự thụ phấn thì tỉ lệ đồng hợp trội chiếm 0,475.
III. Dạng 3: Tìm cấu trúc di truyền của quần thể ngẫu phối.
1. Giả thiết: quần thể ban đầu có dạng: xAA + yAa + zaa = 1
Gọi p là tần số alen A => pA = x + y/2
Gọi q là tần số alen a => qa = z + y/2
( p + q = 1)
2. Khi xảy ra ngẫu phối, quần thể đạt trạng thái cân bằng theo định luật Hacđi-Vanbec. Khi đó
thoả mãn đẳng thức: p2 AA + 2pq Aa + q2 aa = 1
3. Kiểm tra sự cân bằng của quần thể :
+ Quần thể đạt cân bằng di truyền khi thỏa mãn: p2 . q 2 = (2pq/2)2 Hay x. z = (y/2)2
+ Quần thể không cân bằng khi: p2 . q 2 ≠ (2pq/2)2
Ví dụ 1: Các quần thể sau quần thể nào đã đạt trạng thái cân bằng?
QT1: 0,36AA: 0,48Aa: 0,16aa
QT2: 0,7AA: 0,2Aa: 0,1aa
Hướng dẫn
* Cách giải 1:
QT1: 0.36AA; 0.48Aa; 0.16aa

- Gọi p là tần số tương đối của alen A
- Gọi q là tần số tương đối của alen a
Quần thể đạt trạng thái cân bằng khi thoả mãn p2 AA + 2pq Aa + q2 aa = 1
và khi đó có được p2 . q 2 = (2pq/2)2
Ở quần thể 1 có p2 = 0,36 , q2 = 0,16, 2pq = 0,48
0,36 x 0,16 = (0,48/2)2 . Vậy quần thể ban đầu đã cho là cân bằng.
* Cách giải 2:
QT2: 0,7AA; 0,2Aa; 0,1aa
- Gọi p là tần số tương đối của alen A
- Gọi q là tần số tương đối của alen a
p = 0,7 + 0,2/2 = 0,8
q = 0,1 +0,2/2 = 0,2
Quần thể đạt trạng thái cân bằng khi thoả mãn p2AA + 2pqAa + q2 aa
Tức 0,82 AA + 2.0,8.0,2Aa + 0,22 aa ≠ 0,7AA + 0,2Aa + 0,1aa . Vậy quần thể không cân bằng.
Ví dụ 2: Quần thể nào trong các quần thể dưới đây đạt trạng thái cần bằng
8


Quần thể Tần số KG AA Tần số KG Aa Tần số KG aa
1
1
0
0
2
0
1
0
3
0
0

1
4
0,2
0,5
0,3
Hướng dẫn
Quần thể 1: Nếu cân bằng thì p2 . q 2 = (2pq/2)2 =>1 x 0 = (0/2)2 => quần thể cân bằng.
Quần thể 2: Nếu cân bằng thì p2 . q 2 = (2pq/2)2 =>0 x 0 ≠ (1/2)2 => quần thể không cân bằng.
Quần thể 3: Nếu cân bằng thì p2 . q 2 = (2pq/2)2 =>0 x 1 = (0/2)2 => quần thể cân bằng.
Quần thể 4: Nếu cân bằng thì p2 . q 2 = (2pq/2)2 =>0,2 x 0,3 ≠ (0,5/2)2 => quần thể không cân
bằng
Ví dụ 3: Viết cấu trúc di truyền của quần thể sau 5 thế hệ ngẫu phối
a. 0,7 AA : 0,2 Aa : 0,1 aa
b. 0,2 AA: 0,6 Aa: 0,2 aa ( Cá thể có KG aa không sinh sản được)
Hướng dẫn
a. Ta có:
pA = 0,7 + 0,2/2 = 0,8
qa = 0,1 + 0,2/2 = 0,2
Sau 1 thế hệ ngẫu phối, quần thể đã đạt cân bằng di truyền. Do đó, sau 5 thế hệ ngẫu phối,
CTDT của quần thể không đổi: 0,64 AA + 0,32 Aa + 0,04 aa =1
b. Do cá thể có KG aa không có khả năng sinh sản nên quần thể sinh sản được có KG:
AA = 0,2/(0,2+0,6) = 0,25
Aa = 0,6/ ( 0,2+0,6) = 0,75
=> 0,25 AA : 0,75 Aa
Tần số alen: pA = 0,25 + 0,75/2 =0,625; qa = 0,75/2 = 0,375.
Sau 5 thế hệ ngẫu phối, CTDT của quần thể: 0,6252 AA + 2.0,625.0,375 Aa + 0,3752 aa = 1
<=> 0,390625 AA+ 0,46875 Aa + 0,140625 aa = 1
Ví dụ 4: Nghiên cứu sự di truyền bệnh bạch tạng ở người thấy trong quần thể cân bằng di
truyền, cứ 10000 người thì có 1 người bị bệnh bạch tạng. Biết rằng bệnh bạch tạng do gen lặn
nằm trên NST thường quy định. Viết cấu trúc di truyền của quần thể khi cân bằng di truyền?

Hướng dẫn
Qui ước: A – bình thường; a – bạch tạng
Người bị bệnh bạch tạng có KG aa => q2 aa = 1/10000 = 10-4 => qa = 0,01 => pA = 1 – 0,01 =
0,99
Cấu trúc di truyền của quần thể: p2 AA + 2pq Aa + q2 aa = 1
 0,992 AA + 2.0,01.0,99 Aa + 0,012 aa = 1  0,9801 AA + 0,0198 Aa + 0,0001 aa = 1.
Ví dụ 5: Quần thể ngẫu phối có thành phần kiểu gen đạt trạng thái cân bằng với 2 loại kiểu
hình là hoa đỏ(do B trội hoàn toàn quy định) và hoa trắng(do b quy định). Tỷ lệ hoa đỏ 84%.
Xác định cấu trúc di truyền của quần thể?
9


Hướng dẫn
- Gọi p tần số tương đối của alen B
- q tần số tương đối alen b
- %hoa trắng bb = 100%- 84%= 16%=q2 => q = 0,4 => p = 0,6
- Áp dụng công thức định luật p2 BB + 2pq Bb + q2 bb = 1
=> cấu trúc di truyền quần thể :0,36 BB + 0,48 Bb + 0,16 bb = 1
4. Nếu quần thể chưa cân bằng di truyền thì sau bao nhiêu thế hệ quần thể sẽ cân bằng di
truyền?
-Trường hợp 1: Nếu tần số alen 2 giới bằng nhau nhưng quần thể chưa cân bằng di truyền,
thì chỉ cần sau 1 thế hệ quần thể sẽ đạt trạng thái cân bằng di truyền.
-Trường hợp 2: Nếu tần số alen 2 giới khác nhau:
+Nếu gen trên NST thường thì sau 2 thế hệ quần thể sẽ cân bằng di truyền.
+Nếu gen trên NST giới tinh thì sau 5-7 thế hệ quần thể sẽ cân bằng di truyền.
Giải thích:
+Khi cân bằng thì tần số alen 2 giới bằng nhau: con cái có 2X, con đực có 1X (tổng số 3X).
p(A)=1/3p(XA)♂ + 2/3p(XA)♀
q(a)= 1/3q(Xa)♂ + 2/3q(Xa)♀
+Sau mỗi thế hệ con đực nhận 1X từ mẹ nên tần số alen liên kết giới tính bằng tần số kiểu

gen của mẹ. Con cái nhận 1X từ bố và 1X từ mẹ, nên tần số alen liên kết giới tính nhận được
bằng trung bình cộng tần số kiểu gen của bố và mẹ.
Ví dụ 1: Trong 1 quần thể ngẫu phối có: Giới đực : 0,8A :0,2a. Giới cái có: 0,4A: 0,6a. Gen qui
định tính trạng trên NST thường. Sau bao nhiêu thế hệ thì quần thể cân bằng di truyền?
A. 1 thế hệ
B. 2 thế hệ
C. 3 thế hệ
D. 5-6 thế hệ
A A
A a
Ví dụ 2: Cấu trúc di truyền của quần thể:
♀0,2X X : 0,6X X : 0,2XaXa
♂0,2XAY : 0,8XaY
Quần thể trên đạt cân bằng di truyền hay chưa? Xác định cấu trúc di truyền của quần thể khi
cân bằng di truyền? Sau bao nhiêu thế hệ thì quần thể trên mới cân bằng di truyền?
Hướng dẫn:
- Ta có:
♀ p(XA) = 0,5
q(Xa) = 0,5
♂ p(XA) = 0,2
q(Xa) = 0,8
=> Quần thể chưa đạt trạng thái cân bằng di truyền.
-Khi quần thể cân bằng tần số alen được xác định như sau:
p(XA) = 1/3.0,2 + 2/3.0,5 = 0,4.
q(Xa) = 1-0,4 = 0,6.
-Cấu trúc di truyền khi quần thể cân bằng:
♀:
0,16XAXA : 0,48XAXa : 0,36XaXa
♂:
0,4XAY : 0,6XaY

*Sau bao nhiêu thế hệ thì quần thể đạt cân bằng di truyền:
10


Thế hệ xuất phát 1
2
3
4
5
6
A
A
A
A
A
A

0,2X
0,5X
0,35X
0,425X
0,3875X
0,40625X 0,39785XA

0,5XA
0,35XA
0,425XA
0,3875XA 0,40625XA 0,39785XA 0,4XA
Vậy sau 5-6 thế hệ thì quần thể đạt trạng thái cân bằng di truyền.
IV. Dạng 4. Cấu trúc di truyền của quần thể có gen đa alen

- Gen quy định nhóm máu ABO ở người có 3 alen: IA, IB, IO
- Gọi tần số tương đối của các alen IA là p; IB là q; IO là r Þ p + q + r = 1.
- Nhóm máu A ( IAIA, IAIO) = p2 + 2 pr
- Nhóm máu B ( IBIB, IBIO) = q2 + 2qr
- Nhóm máu AB (IAIB) = 2pq
- Nhóm máu O (IOIO) = r2
- Cấu trúc di truyền của quần thể: p2 IAIA + q2 IBIB + r2 IOIO +2 pr IAIA + 2qr IBIO + 2pq IAIB = 1
Ví dụ 1: Trong quần thể người cân bằng di truyền, người có nhóm máu O chiếm 4%. Người có
nhóm máu A chiếm 21%. Viết cấu trúc di truyền của quần thể khi cân bằng di truyền?
Hướng dẫn
- Người có nhóm máu O chiếm 4% Þ r2 = 4% Þ r = 0,2
- Người có nhóm máu A chiếm 21% Þ p2 + 2pr = 0,21. Thay r = 0,2 Þ p = 0,3
Þ q = 1 – 0,3 – 0,2 = 0,5
- Cấu trúc di truyền của quần thể: 0,09 IAIA +0,25 IBIB +0,04 IOIO +0,12 IAIO + 0,2 IBIO + 0,3 IAIB =
1
Ví dụ 2: Hệ thống nhóm máu ABO ở người do 3 alen IA, IB, IO quy định có mối quan hê trội lặn
như sau: IA ngang bằng với IB và IO là lặn so với IA, IB
a. Xác định kiểu gen và kiểu hình các nhóm máu từ quần thể cân bằng di truyền
b. Áp dụng tính tần số các alen trong quần thể người ở trạng thái cân bằng di truyền khi xác
định được 49% người có nhóm máu O; 32% người có nhóm máu A; 15% người có nhóm máu
B; 4% người có nhóm máu AB.
Hướng dẫn
a. Gọi tần số các alen IA; IB; IO tương ứng là p; q; r.
Giả sử quần thể cân bằng di truyền Þ p + q + r = 1. Ta có:
Nhóm máu A: IAIA; IAIO Þ p2 + 2pr
Nhóm máu B: IBIB; IBIO Þ q2 + 2qr
Nhóm máu AB: IAIB Þ 2pq
Nhóm máu O: IOIO Þ r2
b. Nhóm máu O (r2 ) = 49% Þ r = 0,7
Nhóm máu A = 32% Þ p2 + 2pr = 0,32. Mà r = 0,7 Þ p = 0,2

Nhóm máu AB = 4% Þ 2pq = 0,04. Mà p = 0,2 Þ q = 0,1
Ví dụ 3: Trong quần thể người nhóm máu O chiếm 4%, nhóm máu B chiếm 21%. Xác định tỉ lệ
nhóm máu A của quần thể, biết cấu trúc di truyền ở trạng thái cân bằng.
A. 0,45.
B. 0,30.
C. 0,25
D. 0.15.
11


Hướng dẫn
Ta có r2 (IOIO) = 0,04 => r(IO) = 0,2 (1). q2(IBIB) + 2qr(IBIO) =0,21 (2). Từ (1), (2) suy ra
q(IB) = 0,3, p(IA) = 0,5. Vậy tần số nhóm máu A trong quần thể là p2(IAIA) + 2pr(IAIO) =0,45.
Ví dụ 4: Trong một quần thể người cân bằng kiểu gen người ta thấy xuất hiện 1% có nhóm máu
O và 28% nhóm máu AB. Tỉ lệ người có nhóm máu A và B của quần thể đó là bao nhiêu. Biết
rằng tần số nhóm máu A cao hơn nhóm máu B.
A. 56%; 15%
B. 62%; 9%
C. 49%; 22%
D. 63%; 8%
Hướng dẫn
Ta có r2 (IOIO) = 0,01 => r(IO) = 0,1 (1). 2pq(IBIO) =0,28 (2). P + q+ r =1 (3). Từ (1), (2,
(3) suy ra q(IB) = 0,2, p(IA) = 0,7. Vậy tần số nhóm máu A trong quần thể là p2(IAIA) + 2pr(IAIO)
=0,63, tần số nhóm máu B là 0,08.
Ví dụ 5: Màu sắc vỏ ốc sên do một gen có 3 alen kiểm soát: C1: nâu, C2: hồng, C3: vàng. Alen
qui định màu nâu trội hoàn toàn so với 2 alen kia, alen qui định màu hồng trội hoàn toàn so với
alen qui định màu vàng. Điều tra một quần thể ốc sên người ta thu được các số liệu sau: Màu
nâu có 360 con; màu hồng có 550 con; màu vàng có 90 con. Xác định tần số các alen C1, C2,
C3? Biết quần thể cân bằng di truyền.
A. 0,4; 0,4; 0,2

B. 0,2 ; 0,5; 0,3
C. 0,3; 0,5; 0,2
D. 0,2; 0,3; 0,5
Hướng dẫn
Ta có tần số kiểu hình nâu : hồng : vàng tương ứng là 0,36 : 0,55 : 0,09.
Ta có r2(C3C3) = 0,09 => r(C3) = 0,3.
Ta có q2(C2C2) + 2qr(C2C3) =0,55 = q(C3) = 0,5 => p(C1) = 0,2.
V. Dạng 5: Xác định số loại kiểu gen tối đa của quần thể:
1. Xét 1 gen trên các trên NST thường khác nhau
1.1. Giả sử trên 1 NST có 1 gen có m alen. Trong quần thể có:
- Số kiểu gen đồng hợp: m
- Số kiểu gen dị hợp: [m (m-1)] / 2.
- Số kiểu gen tối đa trong quần thể: [m (m+1)]/2
Ví dụ: Một gen có 4 alen. Thì có bao nhiêu kiểu gen đồng hợp, kiểu gen dị hợp và số kiểu gen
tối đa?
A. 4;6; 10.
B. 4; 10; 8.
C. 4; 10; 6.
D. 6; 4 ; 10.
Hướng dẫn: Áp dụng công thức với m = 4
1.2. Trên các NST khác nhau, các cặp gen sẽ phân li độc lập với nhau Þ Số KG tối đa bằng tích
các kiểu gen tối đa trên từng NST: [m(m+1)]/2 x [n(n+1)]/2 x [r (r+1)]/2…..
Ví dụ: Gen A có 3 alen. Gen B có 5 alen. Các gen này phân li độc lập với nhau thì tạo ra tôí đa
bao nhiêu kiểu gen trong quần thể?
A. 120.
B. 180.
C. 90.
D. 60.
Hướng dẫn
[3(3+1)]/2+ [5(5+1)/2] = 90.

2. Xét các gen trên cùng 1 NST
12


2.1. Giả sử trên 1 NST thường có nhiều locut. Locut 1 có m alen. Locut 2 có n alen. Locut 3 có r
alen….
=> Số KG tối đa: [ m.n.r ( m.n.r + 1)]/2
Ví dụ: Gen A có 4 alen, gen B có 6 alen, gen C có 2 alen, các gen này cùng nằm trên 1 NST và
di truyền cùng nhau. Tính số kiểu gen tối đa trong quần thể?
Hướng dẫn
[4.6.2 ( 4.6.2 + 1)]/2 = 1176.
2.2. Giả sử xét nhiều NST thường cùng có nhiều locut. Ta tính số KG tối đa trên từng NST sau
đó nhân vào nhau.
=> Số KG tối đa: [m1.n1. r1 (m1.n1. r1 + 1)]/2 x [m2.n2. r2 (m2.n2. r2 + 1)]/2….
Ví dụ: Ở ruồi giấm, xét NST số 1 có 3 locut, mỗi locut có 2 alen. NST số 2 có 2 locut, mỗi locut
có 3 alen. Tính số kiểu gen tối đa trong quần thể?
Hướng dẫn
[2.2.2.(2.2.2 + 1)]/2 x [(3.3.(3.3 +1)]/2 = 1620.
2.3. Gen nằm trên NST X không có alen tương ứng trên Y
* Xét 1 gen có m alen:
+ Giới XX: [m (m+ 1)]/2
+ Giới XY: m
=> Số KG tối đa trong quần thể: [m(m+1)]/2 + m
Ví dụ: Ở 1 loài (2n = 30), trên cặp NST số 1 xét 2 gen ( gen I có 2 alen, gen II có 4 alen). Trên
cặp NST giới tính, ở đoạn NST X không có alen tương ứng trên Y xét 1 gen có 3 alen. Tính số
kiểu gen tối đa trong quần thể?
Hướng dẫn
- NST số 1: [2.4 (2.4 +1)]/2 = 36.
- NST giới tính: [3 (3 + 1)]/2 + 3 = 9
- Số kiểu gen tối đa trong quần thể: 36 x 9 = 324.

* Xét nhiều gen đa alen
+ Giới XX: [m.n.r ( m.n.r + 1)]/2
+ Giới XY: m.n.r
=> Số KG tối đa trong quần thể: [m.n.r ( m.n.r + 1)]/2 + m.n.r
Ví dụ: Ở thực vật, trên 1 cặp NST thường, xét 1 gen có 5 alen. Trên cặp giới tính, ở đoạn NST X
không có alen tương ứng trên Y, xét 3 gen đều có 4 alen. Tính số kiểu gen tối đa trong quần
thể?
Hướng dẫn
- Trên NST thường: [5.(5 + 1 )]/2 = 15.
- Trên cặp giới tính: [4.4.4. ( 4.4.4 + 1)]/2 + 4.4.4 = 2144.
- Số kiểu gen tối đa trong quần thể: 15 x 2144 = 32160.
2.4. Gen nằm trên Y không có alen tương ứng trên X
* Xét 1 gen có m alen:
13


+ Giới XX: 1
+ Giới XY: m
=> Số KG tối đa trong quần thể: m + 1
Ví dụ: Ở 1 loài, trên đoạn NST Y không có alen tương ứng trên X xét 1 gen có 3 alen. Tính số
kiểu gen tối đa trong quần thể?
Hướng dẫn
Áp dụng công thức với m = 3 => Số kiểu gen tối đa: 3+ 1 = 4
* Xét nhiều gen đa alen
+ Giới XX: 1
+ Giới XY: m.n.r
=> Số KG tối đa trong quần thể: m.n.r + 1
Ví dụ: Ở 1 loài động vật, trên cặp NST số 5 xét 2 locut ( locut I có 2 alen, locut II có 4 alen).
Trên cặp NST giới tính, ở đoạn NST Y không có alen tương ứng trên X xét 2 locut đều có 3
alen. Tính số kiểu gen tối đa trong quần thể?

Hướng dẫn
- Trên NST số 5: [2.4.(2.4 + 1)]/2 = 36.
- Trên NST giới tính: 3.3 + 1 = 10.
- Số KG tối đa: 36 x10 = 360.
2.5. Gen nằm trên đoạn tương đồng của X và Y
* Xét 1 gen có m alen:
+ Giới XX: [m (m+1)]/2
+ Giới XY: m2
=> Số KG tối đa trong quần thể: [m (m+1)]/2 + m2
Ví dụ: Ở 1 loài, trên 1 cặp NST thường xét 1 gen có 2 alen. Trên cặp NST giới tính, ở đoạn
tương đồng của X và Y xét 1 gen có 4 alen. Tính số kiểu gen tối đa trong quần thể?
Hướng dẫn
- NST thường: [2.(2+1)]/2 = 3
- NST giới tính: [4.(4+1)]/2 + 42 = 26
- Số KG tối đa: 3 x 26 = 78.
* Xét nhiều gen đa alen
+ Giới XX: [m.n.r ( m.n.r + 1)]/2.
+ Giới XY: (m.n.r)2
=> Số KG tối đa trong quần thể: [m.n.r ( m.n.r + 1)]/2 + (m.n.r)2
Ví dụ: Ví dụ: Ở thực vật, trên 1 cặp NST thường, xét 1 gen có 4 alen. Trên cặp giới tính, ở đoạn
tương đồng của X và Y, xét 3 gen ( gen I có 2 alen, gen II và III đều có 3 alen). Tính số kiểu gen
tối đa trong quần thể?
Hướng dẫn
- NST thường: [4.(4+1)]/2 = 10.
- NST giới tính: [2.3.3.(2.3.3 + 1)]/2 + (2.3.3)2 = 495.
14


- Số KG tối đa: 10 x 495 = 4950.
B3. BÀI TẬP TỰ LUẬN

Bài 1
a. Cấu trúc di truyền của quần thể tự phối và quần thể giao phối?
b. Ở người có khả năng cuộn lưỡi là do một gen trội nằm trên nhiễm sắc thể thường qui định.
Trong một quần thể người đạt cân bằng di truyền có 64% người có khả năng cuộn lưỡi. Một
người có khả năng cuộn lưỡi kết hôn với một người không có khả năng này. Hãy tính:
- Tần số alen qui định khả năng cuộn lưỡi và tần số từng loại kiểu gen trong quần thể.
- Xác suất để cặp vợ chồng trên sinh con có khả năng cuộn lưỡi.
Hướng dẫn
a. Cấu trúc di truyền của quần thể tự phối và quần thể giao phối?
* Quần thể tự phối:
-Tỷ lệ kiểu gen dị hợp tử ngày càng giảm, đồng hợp tử ngày càng tăng
- Quần thể dần dần phân li thành các dòng thuần đồng hợp về các kiểu gen khác nhau
- giảm đa dạng di truyền
- Tần số alen không thay đổi
* Quần thể giao phối:
-Đa hình về kiểu gen, đa hình về kiểu hình => duy trì được sự đa dạng di truyền trong quần thể
-Tạo trạng thái cân bằng di truyền
b. Qui ước: Gen A: có khả năng cuộn lưỡi
Gen a: không có khả năng cuộn lưỡi
Tỷ lệ người không có khả năng cuộn lưỡi: 1- 0,64 = 0,36
Gọi tần số A = p; a = q
Quần thể đạt cân bằng di truyền thì q2 aa = 0,36
qa = 0,6
pA = 1-0,6 = 0,4
Tần số từng loại kiểu gen trong quần thể:
KG AA = p2= 0,16, Aa= 0,48 , aa = 0,36
-Xác xuất cặp vợ chồng trên sinh con có khả năng cuộn lưỡi:
+Người không có khả năng cuộn lưỡi có KG aa
+ Người có khả năng cuộn lưỡi có thể có kiểu gen Aa hoặc AA.
Tần số Aa = 0,48/ (0,16 + 0,48) = 3/4

- Xác suất sinh con không có khả năng cuộn lưỡi: 3/4 x1 x 1/2 = 3/8
- Xác suất sinh con có khả năng cuộn lưỡi : 1- 3/8= 5/8 = 62,5%
Bài 2: Một loài thực vật giao phấn có alen A quy định hạt tròn là trội hoàn toàn so với alen a
qui định hạt dài; alen B qui định hạt đỏ là trội hoàn toàn so với alen b qui định hạt trắng. Hai
cặp gen A, a và B, b phân li độc lập. Khi thu hoạch ở một quần thể cân bằng di truyền, người ta
thu được 475 hạt tròn, trắng; 6075 hạt dài, đỏ; 1425 hạt tròn, đỏ; 2025 hạt dài, trắng.
a. Hãy xác định tần số các alen (A, a; B, b) và tần số các kiểu gen của quần thể nêu trên.
15


b.Nếu vụ sau mang tất cả các hạt có kiểu hình dài, đỏ ra trồng thì tỉ lệ kiểu hình hạt khi thu
hoạch sẽ như thế nào?
Hướng dẫn
a. Xét từng tính trạng trong quần thể:
- Dạng hạt: 19% hạt tròn : 81% hạt dài ^ tần số alen a = 0,9; A = 0,1 ^ cấu trúc di truyền gen qui
đinh hình dạng hạt là: 0,01AA : 0,18Aa : 0,81aa
- Màu hạt: 75% hạt đỏ : 25% hạt trắng ^ tần số alen b = 0,5; B = 0,5. ^ cấu trúc di truyền gen qui
đinh màu hạt là: 0,25BB : 0,5Bb: 0,25bb
Tần số các KG của quần thể : (0,01AA : 0,18Aa : 0,81aa)x(0,25BB : 0,5Bb: 0,25bb) = 0,0025
AABB : 0,005 AABb : 0,0025Aabb : 0,045 AaBB: 0,09AaBb : 0,045Aabb :0,2025aaBB :
0,405aaBb : 0,2025 aabb
b. Các hạt dài,đỏ có tần số kiểu gen là: 1aaBB: 2aaBb.
- Nếu đem các hạt này ra trồng sẽ có tỉ lệ phân li kiểu hình tính (theo lí thuyết) thu được ở vụ
sau là: 8 hạt dài đỏ(aaB-): 1 dài trắng (aabb)
Bài 3: Một quần thể tự thụ phấn bắt buộc có cấu trúc di truyền ban đầu là:
P: 50% AA : 50% aa.
a. Hãy xác định thành phần kiểu gen của quần thể sau 5 thế hệ.
b. Quần thể trên đã đạt trạng thái cân bằng di truyền chưa? Tại sao?
c. Nêu các điều kiện cần thiết để quần thể đạt trạng thái cân bằng di truyền
Hướng dẫn

a. Nếu là QT tự thụ phấn bắt buộc:
QT chỉ có thể đồng hợp, tự thụ phấn bắt buộc qua bao nhiêu thế hệ thì thành phần kiểu
gen vẫn không đổi.
-> F5 giống P: 50% AA : 50% aa
b. Quần thể trên đạt trạng thái cân bằng di truyền. Vì:
- Quần thể tự thụ phấn bắt buộc qua bao nhiêu thế hệ thì thành phần kiểu gen vẫn không
đổi. (Fn giống P: 50% AA : 50% aa)
- Do thành phần kiểu gen không đổi -ỳ tần số tuông đối của các alen về gen trên cũng
không đổi: A = 0,5, a = 0,5.
Cấu trúc di truyền không đổi qua các thế hệ tự thụ phấn bắt buộc.
c. Điều kiện để QT đạt trạng thái cân bằng là:
+ Các cá thể trong quần thể phải tự thụ phấn bắt buộc ở mỗi thế hệ;
+ Sức sống của các loại giao tử, hợp tử khác nhau phải nhu nhau;
+ QT không chịu sự tác động của chọn lọc tự nhiên;
+ QT không xảy ra đột biến, di nhập gen,...
Bài 4: Trong một quần thể ruồi giấm xét 2 cặp nhiễm sắc thể: cặp số I có hai locut (locut 1 có 2
alen, locut 2 có 3 alen), cặp số II có 1 locut với 5 alen. Trên nhiễm sắc thể X ở vùng không
16


tng ng cú 2 locut, mi locut u cú 2 alen. Bit cỏc gen liờn kt khụng hon ton. Tớnh s
kiu gen ti a c to thnh trong qun th liờn quan n cỏc locut trờn.
Hng dn
- S kiu gen ti a c to thnh trong qun th cp NST thng sụ I l:
2x3(2x3+l) = 21
- S kiu gen ti a c to thnh trong qun th cp NST thng sụ II l:
5(5+1)/2 = 15
- S kiu gen ti a c to thnh trong qun th cp NST gii tớnh l:
2x2(2x2 +1) + 9x9 = 14
Tng s loi kiu gen l: 21 x 15 x 14 = 4410 (kiu gen)

Bi 5: Một quần thể P có cấu trúc di truyền là 0,6 AA : 0,2 Aa : 0,2aa .
a. Quần thể P nói trên có ở trạng thái cân bằng di truyền không? Tại
sao?
b. Khi một quần thể đã ở trạng thái cân bằng di truyền, nếu muốn
duy trì trạng thái cân bằng di truyền đó thì cần những điều kiện gì?
Hớng dẫn
a. Xác định trạng thái cân bằng
- Nếu quần thể P cân bằng di truyền thì cấu trúc di truyền của nó thoả
2
2
mãn phơng trình HacđI - Vanbec: p AA : 2 pqAa : q aa
( 0,7 ) 2 AA : ( 2 0,7 0,3) Aa : ( 0,3) 2 aa
0,49 AA : 0,42 Aa : 0,09aa
- Nh vậy cấu trúc di truyền của quần thể P ( 0,6 AA : 0,2 Aa : 0,2aa ) đã cho cha
thoả mãn phơng trinhg Hacđi - Vanbec nên nó cha cân bằng di truyền
b. Điều kiện:
- Quần thể có số lợng lớn
- Giao phối ngẫu nhiên
- Không có đột biến
- Không có chọn lọc tự nhiên
- Không có di nhập gen
Bài 6: Một quần thể thực vật ở thế hệ ban đầu( P) có thành phần kiểu
gen nh sau: 0,3 AA: 0,6 aa: 0,1 aa.
a. Nếu quần thể trên trải qua 3 thế hệ tự thụ phấn liên tiếp thì thành
phần kiểu gen của quần thể ở thế hệ F3 sẽ nh thế nào?
b. Tại sao quần thể giao phấn khi tiến hành tự thụ phấn bắt buộc qua
nhiều thế hệ sẽ bị thoái hoá giống?
Hớng dẫn
1
- Tỉ lệ cá thể có kiểu gen aa ở F3 là: ( )3. 0,6 = 0,075

2

17


- Tỉ lệ cá thể có kiểu gen AA ở F3 là:
0,6 0,075
= 0,5625
0,3+
2
-Tỉ lệ cá thể có kiểu gen aa ở F3 là:
0,6 0,075
= 0,3625
0,1 +
2
- Vậy thành phần kiểu gen của quần thể ở thế hệ F 3 là:
0,5625 AA: 0,075 aa: 0,3625 aa
b. Qua nhiều thế hệ tự thụ phấn bắt buộc, làm cho số cá thể mang kiểu
gen dị hợp trong quần thể giảm dần, số cá thể mang kiểu gen đồng hợp
tăng dần, dẫn đến các gen lặn thờng có hại sẽ biểu hiện ở trạng thái đồng
hợp tử lặn-> gây thoái hoá giống
Bài 7: Mt qun th thc vt th h xut phỏt (P) cú t l kiu gen 0,1 AA : 0,6 Aa : 0,3 aa,
qua mt s th h t th phn c th h qun th mi cú t l th ng hp l 96,25%. Qun
th xut phỏt (P) ó tri qua my th h t th phn?
Hớng dẫn
Gi n l s th h t th phn ca qun th (P)
1 (1 / 2) n
T l th ng hp sau n th h: 0,1 + 0,3 + 2 x 0,6 [
] = 96,25%
2

=> n = 4 => Qun th xut phỏt (P) ó tri qua 4 th h t th phn
Bi 8:
a. Mt qun th thc vt t th phn cú t l kiu gen th h P: 0,45AA : 0,30Aa : 0,25aa. Bit
rng cõy cú kiu gen aa khụng cú kh nng kt ht. Theo lớ thuyt, t l cõy khụng kt ht th
h F1 l bao nhiờu?
b. Trong mt huyn cú 800000 dõn, nu thng kờ c cú 320 ngi b bnh bch tng (aa).
Gi s qun th ny cõn bng di truyn, cho bit:
- S ngi mang kiu gen d hp Aa l bao nhiờu?
- Xỏc sut 2 v chng cú mu da bỡnh thng sinh ra mt a con b bch tng trong qun
th ny l bao nhiờu?
Hng dn
a. T l cõy khụng kt ht th h F1:
- Vỡ cõy cú kiu gen aa khụng cú kh nng kt ht nờn cu trỳc ca qun th P tham gia sinh sn
l: 0,6 AA : 0, 4 Aa
- T l cõy khụng cú kh nng kt ht th h F1: 0,4 x 1/4 = 0,1
b. S ngi mang kiu gen d hp:
- Tn s alen a: q2 = 320/800000 = 0,0004 => q(a) = 0,02 => p(A) = 0,98
- S ngi mang kiu gen Aa = 2 x 0,02 x 0,98 x 800000 =
31360
2
* Xỏc sut 2 v chng sinh con bch tng : (2 x 0,02 x 0,98) x 1/4 = 0,00038
Bi 9: Mt qun th ụng vt th h xut phỏt (P), khi cha cha xy ra ngu phi cú : Tn s
ca alen A phn c trong qun th l 0,8; tn s ca alen a phn c trong qun th l 0,2 ;
tn s ca alen A phn cỏi trong qun th l 0,4; tn s ca a phn cỏi trong qun th l 0,6 (
18


Biết rằng các alen này nằm trên nhiễm sắc thể thường). Nếu quần thể này thực hiện ngẫu phối
thì :
- Cấu trúc di truyền của quần thể ở thế hệ thứ nhất (F1) sẽ như thế nào?

- Cấu trúc di truyền ở F2 sẽ như thế nào và ở trạng thái cân bằng di truyền sẽ như thế nào?
Hướng dẫn
- Lập bảng: Ta có cấu trúc quần thể ở thế hệ F1 là:
0,32 AA + 0,56 Aa + 0,12 aa = 1
-> Tần số alen ở F1 là : p(A) = 0,6 ; q(a) = 0,4
- Đến F2 mới đạt cân bằng di truyền -> Cấu trúc quần thể ở thế hệ F2 và ở trạng thái
cân bằng di truyền là: 0,36AA + 0,48Aa + 0,16aa = 1.
Bài 10: Trong một quần thể giao phối, xét 3 gen: gen I có 2 alen; gen II có 3 alen, hai gen này
nằm trên 1 cặp nhiễm sắc thể thường; gen III có 4 alen nằm trên một cặp nhiễm sắc thường
khác. Xác định số kiểu gen tối đa trong quần thể và số kiểu giao phối trong quần thể (không
tính trường hợp thay đổi vai trò giới tính đực cái trong các kiểu giao phối).
Hướng dẫn
- Gen I(2 alen), gen II( 3 alen) nằm trên một cặp NST thì số kiểu gen là:
2.3(2.3+1)/2 = 21
- Gen III(4 alen) nằm trên một cặp NST thường thì số kiểu gen là:
4(4+1)/2 = 10 kiểu gen
- Số kiểu gen tối đa trong quần thể với 3 gen trên là: 21 x 10 = 210 kiểu gen
Số kiểu giao phối trong quần thể là: 210 + C2210 = 22155
Bài 11:
a. Phân biệt đặc điểm di truyền của quần thể nội phối và quần thể ngẫu phối.
b. Hệ thống nhóm máu ABO ở người do một gen có 3 alen quy đinh.
- Một quần thể người có 400 người máu O, 1600 người máu A, 3400 người máu B và 4600
người máu AB. Khi quần thể cân bằng đối với tính trạng này thì có cấu trúc di truyền như thế
nào?
- Tính khả năng sinh đươc con máu O từ cặp vợ chồng máu A của quần thể trên.
Hướng dẫn
a.
QUẦN THỂ GIAO PHÓI
QUẦN THỂ NỘI PHÓI


19


- Kiểu hình đa dạng
- Kiểu hình ít đa dạng
- Các gen chủ yếu ở trạng thái dị hợp
- Các gen chủ yếu ở trạng thái đồng hợp, ít dị
- Gen gây chết, nửa gây chết hoặc có hại tồn hợp.
tại ở thể dị hợp, được tích lũy và tăng cường. - Ít tồn gen gây chết, nửa gây chết hoặc có hại
- Sự trao đổi thong tin di truyền giữa các cá - Sự trao đổi thong tin di truyền giữa các cá

thể và giữa các quần thể lân cận mạnh mẽ.
thể và giữa các quần thể lân cận hạn chế.
- Đột biến gen lặn có điều kiện tồn tại ở trạng - Đột biến nhanh chóng biểu hiện ra kiểu hình
thái dị hợp lâu dài hơn.
và chịu tác dụng của chọn lọc.
b. Tần số người nhóm máu O: r2 = 400/10000 = 0,04 => r = 0,2
- Nhóm máu A: p2 + 2pr = 1600/10000 = 0,16 => p = 0,2472
=> q =1 – 0,2 – 0,2472 = 0,5528
- Cấu trúc DT của quần thể khi CBDT:
p2IAIA + 2pq IAIB + q2 IBIB + 2prIAIO + 2qrIBIO + r2IOIO =
= 0,0611IAIA + 0,2733IAIB + 0,3056 IBIB + 0,0989IAIO + 0,2211IBIO + 0,04IOIO = 1
- Khả năng sinh đươc con máu O từ cặp vợ chồng máu A của quần thể
[2pr/(p2+2pr)]2 x 0,25 =
= [0,0989/(0,0611+0,0989)]2 x 0,25 = 0,0955
Bài 12: Màu sắc vỏ ốc sên do một gen có 3 alen kiểm soát: A 1 : nâu, A2: hồng, A3: vàng. Alen
qui định màu nâu trội hoàn toàn so với 2 alen kia, alen qui định màu hồng trội hoàn toàn so với
alen qui định màu vàng. Điều tra một quần thể ốc sên người ta thu được các số liệu sau:
Màu nâu có 720 con; màu hồng có 1100 con; màu vàng có 180 con. Biết quần thể này ở
trạng thái cân bằng di truyền.

a- Hãy xác định kiểu gen qui định mỗi màu.
b- Hãy tính tần số tương đối của các alen trong quần thể trên.
Hướng dẫn
* Các kiểu gen qui định mỗi màu:
A1A1, A1A2, A1A3: màu nâu.
A2A2, A2A3: màu hồng.
A3A3: màu vàng.
* Gọi p là tần số tương đối của alen A 1, q là tần số tương đối của alen A 2, r là tần số tương đối
của alen A3.
* Quần thể cân bằng có dạng:
(p+q+r)2 = p2A1A1 + q2A2A2 + r2A3A3 + 2pqA1A2 + 2qrA2A3 + 2prA1A3
* Tần số tương đối mỗi loại kiểu hình:
Nâu = 720/2000 = 0,36; Hồng = 1100/2000 = 0,55; vàng = 180/2000 = 0,09.
* Tần số tương đối của mỗi alen, ta có:
Vàng = 0,09 = r2 => r = 0,3.
20


Hồng = 0,55 = q2 + 2qr => q = 0,5
Nâu = 0,35 = p2 + 2pq + 2pr => p = 0,2.
Bài 13: Ở chuột lang, kiểu hình lông đốm được quy định bởi một gen gồm hai alen A và a. Nếu
có alen A thì chuột có kiểu hình lông đốm. Sau khi điều tra một quần thể, các học sinh tìm thấy
84% chuột có kiểu hình lông đốm. Giả sử quần thể ở trạng thái cân bằng Hacđi-Venbec.
a. Hãy tính tần số alen A.
b. Vào một ngày, tất cả các chuột không có kiểu hình lông đốm trong quần thể bị chuyển đi nơi
khác. Tần số chuột không có kiểu hình lông đốm của quần thể ở thế hệ sau là bao nhiêu?
Hướng dẫn
a. A- đốm; a- không đốm
KH đốm: 84% => KH không đốm ( q2): 1= 84% = 16% => qa = 0,4 => pA = 0,6
b. Khi các cá thể aa bị chuyển đi nơi khác => qa = q/(1+q) = 0,4/(1+0,4) = 0,29

=> Tần số KH không đốm ở thế hệ sau: q2 aa = 0,292 = 0,0841.
Bài 14:
a. Giả sử có một quần thể ong mắt đỏ (là một loài côn trùng ngẫu phối có tác dụng diệt sâu hại
cây trồng) đang ở trạng thái cân bằng di truyền. Trong quần thể này, có một locut gồm 3 alen:
alen Al qui định tính trạng cánh có vết xẻ sâu, alen A2 qui định cánh có vết xẻ nông, còn alen A3
qui định cánh không có vết xẻ. Các alen có quan hệ trội, lặn hoàn toàn theo thứ tự A 1> A2> A3.
Ngoài ra, sự có mặt của các alen này không làm thay đổi sức sống và sinh sản của con vật.
Trong 1000 con ong mắt đỏ phân tích ngẫu nhiên từ quần thể, người ta thấy có 250 cánh không
xẻ, 10 con cánh xẻ sâu. Khi cho lai giữa 10 con cánh xẻ sâu này với các con cánh không xẻ sinh
ra tất cả các cá thể con có cánh xẻ sâu. Tính tần số các alen và tần số về khả năng kết cặp ngẫu
nhiên giữa hai cá thể có kiểu hình cánh xẻ được mong đợi trong quần thể này là bao nhiêu?
b. Từ quần thể ong mắt đỏ nêu trên (câu a), người ta chọn ngẫu nhiên 1000 cá thể cánh xẻ nông
và đem đến nuôi ở một vùng sinh thái vốn trước đó chưa có loài ong này. Sau 1 thời gian, chúng
hình thành nên một quần thể mới ở trạng thái cân bằng di truyền có tỷ lệ kiểu hình cánh xẻ là
84%. Hãy cho biết tần số mong đợi của các alen trong quần thể mới này là bao nhiêu? Biết rằng
trong điều kiện mới không có đột biến xảy ra.
Hướng dẫn
a. Gọi p, q, r lần lượt là tần số các alen A1, A2 , A3, ta có:
- 10 con cánh xẻ sâu lai với các con cánh không xẻ sinh ra tất cả các cá thể con có cánh xẻ sâu
=> 10 con cánh xẻ sâu đều thuần chủng (A1A1)
=> p2 = 10/1000 =1/100 ^ p = 0,1
- 250 cánh không xẻ ^ r2 = 0,25 => r = 0,5
=> q = 1 - 0,1 - 0,5 = 0,4
=> Tần số kiểu hình cánh xẻ là 0,75
=> Tần số về khả năng kêt cặp ngẫu nhiên giữa hai cá thể có kiểu hình cánh xẻ là:
0,75x 0,75 = 0,5625
21


b. Tỉ lệ KH cánh xẻ là 84% => KH cánh không xẻ là 16% => r = 0,4

Ta có: q2 + 2pr = 0,84 => q = 0,6 => p = 0 ( Quần thể ban đầu không có cánh xẻ sâu)
Bài 15: Ở một loài động vật, gen trội A quy định lông đen, alen lặn a quy định lông nâu. Một
quần thể của loài trên đang ở trạng thái cân bằng di truyền có 4 % cá thể lông đen thuần
chủng. Giả sử có hiện tượng các cá thể từ quần thể khác di nhập vào quần thể này để hình thành
nên một quần thể mới, bộ phân di nhập vào có số lượng cá thể chiếm 10% số lượng cá thể của
quần thể mới và có tần số alen A là 0,7; alen a là 0,3. Biết rằng các cá thể di nhập đều đang ở độ
tuổi sinh sản, tính theo lí thuyết, tỉ lệ các kiểu gen của quần thể qua một thế hệ ngẫu phối sau
khi có di nhập gen là bao nhiêu?
Hướng dẫn
- Tính tần số alen của QT ban đầu: Có p2 AA=4 % → pA=0,2 →qa=0,8.
-Tính tần số alen của QT sau khi có di nhập gen:
+ pA= 0,2 x (100%-10%) + 0,7 x 10% = 0,25
+ qa=1-0,25 = 0,75 (hoặc qa= 0,8 x (100%-10%)+ 0,3 x10%= 0,75)
- Tỉ lệ các kiểu gen của quần thể qua một thế hệ ngẫu phối sau khi có di nhập gen
0,252 AA : 2 x 0,25 x 0,75 Aa : 0,752aa → 0,06 AA : 0,38 Aa : 0,56aa
Bài 16: Trong một quần thể ruồi giấm xét 2 cặp nhiễm sắc thể: cặp số I có hai locut (mỗi locut
có 2 alen), cặp số II có 1 locut với 3 alen. Trên nhiễm sắc thể X ở vùng không tương đồng có 2
locut, mỗi locut đều có 2 alen. Biết các gen liên kết không hoàn toàn. Tính số kiểu gen tối đa
được tạo thành trong quần thể liên quan đến các locut trên?
Hướng dẫn
Số kiểu gen tối đa được tạo thành trong quần thể ở cặp NST thường số I là:
2 × 2(2 × 2 + 1)
= 10
2
- Số kiểu gen tối đa được tạo thành trong quần thể ở cặp NST thường sô II là:
3(3 + 1)
=6
2
- Số kiểu gen tối đa được tạo thành trong quần thể ở cặp NST giới tính là:
2 × 2(2 × 2 + 1)

+ 2 × 2 = 14
2

- Tổng số loại kiểu gen là: 10 x 6 x 14 = 840 (kiểu gen)
B4. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
Bài 1. Quần thể có 0,36AA; 0,48Aa; 0,16aa. Xác định cấu trúc di truyền của quần thể trên qua 3
thế hệ tự phối.
A. 0,57AA : 0,06Aa : 0,37aa.
B. 0,7AA : 0,2Aa ; 0,1aa.
C. 0,36AA : 0,24Aa : 0,40aa.
D. 0,36AA : 0,48Aa : 0,16aa.
Bài 2. Một quần thể thực vật ở thế hệ xuất phát đều có kiểu gen Aa. Tính theo lí thuyết tỉ lệ kiểu
gen AA trong quần thể sau 5 thế hệ tự thụ phấn bắt buộc là:
A. 46,875 %.
B. 48,4375 %.
C. 43,75 %.
D. 37,5 %.
Bài 3. Nếu ở P tần số các kiểu gen của quần thể là: 20%AA :50%Aa :30%aa, thì sau 3 thế hệ tự
thụ phấn, tần số kiểu gen AA :Aa :aa sẽ là :
A. 51,875 % AA : 6, 25 % Aa : 41,875 % aa.
B. 57, 250 % AA : 6,25 % Aa : 36,50 %aa.
22


C. 41,875 % AA : 6,25 % Aa : 51,875 % aa. D. 0,36 AA : 0,48 Aa : 0,16 aa.
Bài 4. Xét quần thể tự thụ phấn có thành phân kiểu gen ở thế hệ P là: 0,3 BB + 0,3 Bb + 0,4 bb
= 1.Các cá thể bb không có khả năng sinh sản, thì thành phần kiểu gen F1 như thế nào?
A. 0,25AA + 0,15Aa + 0,60aa = 1.
B. 0,7AA + 0,2Aa + 0,1aa = 1.
C. 0,625AA + 0,25Aa + 0,125 aa = 1.

D. 0,36AA + 0,48Aa + 0,16aa = 1.
Bài 5. Một quần thể thực vật tự thụ phấn có tỉ lệ kiểu gen ở thế hệ xuất phát: 0,45AA : 0,30Aa :
0,25aa. Cho biết cá thể có kiểu gen aa không có khả năng sinh sản. Tính theo lí thuyết tỉ lệ kiểu
gen thu được ở F1 là:
A. 0,525AA : 0,150Aa : 0,325aa.
B. 0,7AA : 0,2Aa ; 0,1aa.
C. 0,36AA : 0,24Aa : 0,40aa.
D.0,36AA : 0,48Aa : 0,16aa.
Bài 6. Xét một quần thể thực vật có thành phần kiểu gen là 25% AA : 50% Aa : 25% aa. Nếu
tiến hành tự thụ phấn bắt buộc thì tỉ lệ kiểu gen đồng hợp ở thế hệ F2 là
A. 12,5%.
B. 25%.
C. 75%.
D. 87,5%.
Bài 7. Ở một quần thể sau khi trải qua 3 thế hệ tự phối, tỉ lệ của thể dị hợp trong quần thể bằng
8%. Biết rằng ở thế hệ xuất phát, quần thể có 20% số cá thể đồng hợp trội và cánh dài là tính
trội hoàn toàn so với cánh ngắn. Hãy cho biết trước khi xảy ra quá trình tự phối, tỉ lệ kiểu hình
nào sau đây là của quần thể trên?
A. 36% cánh dài : 64% cánh ngắn.
B. 64% cánh dài : 36% cánh ngắn.
C. 84% cánh dài : 16% cánh ngắn.
D. 16% cánh dài : 84% cánh ngắn.
Bài 8. Quần thể nào sau đây ở trạng thái cân bằng di truyền?
A. QT I : 0,32 AA : 0,64 Aa : 0,04 aa.
B.QT II: 0,04 AA : 0,64 Aa : 0,32 aa.
C. QT III: 0,64 AA : 0,04 Aa : 0,32 aa.
D. QT IV: 0,64 AA : 0,32 Aa : 0,04 aa.
Bài 9. Một quần thể bao gồm 120 cá thể có kiểu gen AA, 400 cá thể có kiểu gen Aa, 680 cá thể
có kiểu gen aa. Tần số alen A và a trong quần thể trên lần lượt là :
A. 0,265 và 0,735.

B.0,27 và 0,73.
C. 0,25 và 0,75.
D.0,3 và 0,7.
Bài 10. Gen BB qui định hoa đỏ, Bb qui định hoa hồng, bb qui định hoa trắng. Một quần thể có
300 cá thể đỏ, 400 cá thể hoa hồng và 300 cá thể hoa trắng tiến hành giao phấn ngẫu nhiên. Nếu
không có sự tác động của các nhân tố tiến hóa thì thành phần kiểu gen của quần thể ở F1 là
A. 0,25 BB+0,50Bb+0,25bb=1.
B. 0,36 BB+0,48Bb+0,16bb=1
C. 0,81 BB+0,18Bb+0,01bb=1.
D. 0,49 BB+0,42Bb+0,09bb=1
Bài 11. Biết alen A quy định lông xám là trội hoàn toàn so với alen a quy định lông trắng, các
alen nằm trên NST thường. Một quần thể chuột ở thế hệ xuất phát có 1020 chuột lông xám đồng
hợp, 510 chuột có kiểu gen dị hợp. Khi quần thể đạt trạng thái cân bằng có 3600 cá thể. Tần số
tương đối của mỗi alen là:
A. A: a = 1/6 : 5/6.
B. A: a = 0,35 : 0,65.
C. A: a = 4/6 : 2/6.
D A: a = 0,7 : 0,3.
Bài 12. Đàn bò có thành phần kiểu gen đạt cân bằng, với tần số tương đối của alen qui định
lông đen là 0,6, tần số tương đối của alen qui định lông vàng là 0,4. Tỷ lệ kiểu hình của đàn bò
23


này như thế nào ?
A. 84% bò lông đen, 16% bò lông vàng.
B. 16% bò lông đen, 84% bò lông vàng.
C. 75% bò lông đen, 25% bò lông vàng.
D. 99% bò lông đen, 1% bò lông vàng.
Bài 13. Quần thể giao phấn có thành phần kiểu gen đạt trạng thái cân bằng, có hoa đỏ chiếm
84%. Thành phần kiểu gen của quần thể như thế nào (B qui định hoa đỏ trội hoàn toàn so b qui

định hoa trắng)?
A.0,16 BB + 0,48 Bb + 0,36 bb = 1.
B.0,36 BB + 0,48 Bb + 0,16 bb = 1.
C.0,25 BB + 0,50 Bb + 0,25 bb = 1.
D. 0,64 BB + 0,32 Bb + 0,04 bb = 1.
Bài 14. Quần thể người có tỷ lệ máu A chiếm 0,2125; máu B chiếm 0,4725; máu AB chiếm
0,225; máu O chiếm 0,09. Tần số tương đối của mỗi alen là bao nhiêu?
A. p(IA) = 0,25; q(IB) = 0,45; r(i) = 0,30.
B. p(IA) = 0,35; q(IB) = 0,35; r(i) = 0,30.
C. p(IA) = 0,15; q(IB) = 0,55; r(i) = 0,30.
D. p(IA) = 0,45; q(IB) = 0,25; r(i) = 0,30.
Bài 15. Cho cấu trúc di truyền của 1 quần thể người về hệ nhóm máu A, B, AB, O: 0,25 I AIA +
0,20 IAIO + 0,09 IBIB + 0,12 IBIO + 0,30 IAIA + 0,04IOIO = 1
Tần số tương đối mỗi alen IA, IB, IO là:
A. 0,3 : 0,5 : 0,2.
B. 0,5 : 0,2 : 0,3.
C. 0,5 : 0,3 : 0,2.
D. 0,2 : 0,5 : 0,3.
Bài 16. Về nhóm máu A, O, B của một quần thể người ở trạng thái cân bằng di truyền.Tần số
alen IA = 0,1 , IB = 0,7, IO = 0,2.Tần số các nhóm máu A, B, AB, O lần lượt là:
A. 0, 3; 0, 4; 0, 26; 0, 04.
B. 0,05; 0,7 ; 0,21; 0,04.
C. 0, 05; 0, 77; 0, 14; 0, 04.
D. 0,05; 0,81; 0,10; 0,04.
Bài 17. Ở người gen qui định màu mắt có 2 alen ( A, a ), gen qui định dạng tóc có 2 alen (B, b)
gen qui định nhóm máu có 3 alen ( IA. IB, IO ). Cho biết các gen nằm trên nhiễm sắc thể thường
khác nhau. Số kiểu gen khác nhau có thể tạo ra từ 3 gen nói trên ở quần thể người là:
A. 54.
B. 24.
C. 10.

D. 64.
Bài 18. Một quần thể động vật, xét 1 gen có 3 alen nằm trên NST thường và 1 gen có 2 alen
nằm trên NST giới tính không có alen tương ứng trên Y. Quần thể này có số loại kiểu gen tối đa
về 2 gen trên là:
A. 30.
B. 60.
C. 18.
D. 32.
Bài 19. Ở người gen A qui định mắt nhìn màu bình thường, alen a qui định bệnh mù màu đỏ và
lục; gen B qui định máu đông bình thường, alen b qui định bệnh máu khó đông. Các gen này
nằm trên NST giới tính X không có alen tương ứng trên Y. Gen D quy định thuận tay phải, alen
d quy định thuận tay trái nằm trên NST thường. Số kiểu gen tối đa về 3 locut trên trong quần thể
người là:
A.42.
B.36.
C.39.
D.27.
Bài 20. Một quần thể ban đầu có cấu trúc di truyền là: 0,7AA + 0,3Aa. Sau một thế hệ ngẫu
phối người ta thu được ở đời con 4000 cá thể. Tính theo lí thuyết, số cá thể có kiểu gen dị hợp ở
đời con là:
A. 90.
B.2890.
C.1020.
D.7680.
24


C. KẾT LUẬN
1. Với quần thể tự phối, sau n thế hệ thì tần số alen không thay đổi nhưng tần số kiểu gen thay
đổi theo hướng giảm tỉ lệ dị hợp đồng thời tăng tỉ lệ đồng hợp.

2. Với quần thể ngẫu phối, quần thể luôn có xu hướng đạt cân bằng di truyền theo định luật
Hacdi – Vanbec: p2 + 2pq + q2 = 1. ( p+q = 1)
3. Tính tần số alen phải dựa vào giả thiết đề bài:
- Biết 1 loại KH (KG) hay tất cả các KH (KG)
- Gen nằm trên NST thường hay NST giới tính
- Quần thể có bị tác động bởi chọn lọc, đột biến hay di nhập gen hay không
- Gen có 2 alen hay gen đa alen
4. Tính số KG tối đa trong quần thể cần xác định:
- Gen trên NST thường hay NST giới tính.
- Xét 1 gen trên 1 NST hay xét nhiều gen trên cùng 1 NST.

25


×