Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN DẠNG BÀI NGHỊ LUẬN XÃ HỘI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (151.97 KB, 16 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ………….
TRƯỜNG …………………….

CHUYÊN ĐỀ
ÔN THI TỐT NGHIỆP THPT QUỐC GIA
PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN DẠNG BÀI NGHỊ LUẬN XÃ HỘI

Người viết: ……………….
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: ………….

………………….



A. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. Lý do thực hiện chuyên đề
Chương trình làm văn nghị luận trong nhà trường THPT chiếm một
dung lượng khá lớn, trong quá trình học đặc biệt là h ọc sinh l ớp 12 thì
phần nghị luận chiếm 30% trong tổng số điểm của bài thi. Đối v ới các
dạng bài nghị luận thì cấu trúc của các phần như mở bài, thân bài, k ết thúc
bài đều rất quan trọng, tùy vào yêu cầu của đề bài để tìm ra những cách
giải quyết khác nhau.
Dựa trên cơ sở thực tế trong quá trình giảng dạy cũng nh ư ch ấm bài
của học sinh, tôi nhận thấy phương pháp làm bài của các em còn r ất nhi ều
nhược điểm: Mở bài còn lúng túng, phần kết bài hoặc phần tạo l ập đo ạn
văn của học sinh còn mắc nhiều những lỗi thông th ường nh ư: sai lỗi chính
tả, dùng từ, đặt câu chưa chính xác, chưa xác định đúng vấn đề cần ngh ị
luận, cách sắp xếp ý còn lan man, lủng củng... chính vì v ậy n ội dung c ủa
chuyên đề sẽ giúp các em định hướng và thực hiện đúng yêu cầu của d ạng
bài nghị luận xã hội.


Rèn cho học sinh kĩ năng nói, viết thuyết phục.
Đáp ứng yêu cầu của một hoạt động giao tiếp.
Giúp học sinh hoàn thiện nhân cách thông qua bài viết.
II. Đối tượng và phương pháp dạy học
Đối tượng của chuyên đề Phương pháp tiếp cận dạng bài nghị
luận xã hội là học sinh THPT, cụ thể là học sinh lớp 12A5.
Phương pháp thực hiện chủ yếu bằng thực nghiệm, kết hợp với
kiểm tra đánh giá sáng tạo, thực hành luyện đề, vận dụng lí thuy ết đ ể gi ải
quyết vấn đề.
III. Phạm vi của chuyên đề
Phạm vi nghiên cứu của đề tài chủ yếu là những vấn đề trong cuộc
sống, có liên quan đến các vấn đề xã hội, sách giáo khoa Ng ữ văn 12 t ập 1;
chuẩn kiến thức kĩ năng 12, rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn nghị luận....
Dự kiến số tiết giảng dạy: 06
IV. Cấu trúc của chuyên đề
Chuyên đề bao gồm 3 phần:
GV: Trương Thị Mai Nhung

1


- A: Đặt vấn đề
- B: Nội dung
- C: Kết luận
B. NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ
I. Đặc điểm chung của kiểu bài nghị luận xã hội
1. Khái niệm về dạng bài nghị luận xã hội
* Nghị luận: nghị (xem xét, trao đổi); luận (bàn bạc, đánh giá) dùng lí
lẽ, dẫn chứng và cách thức lập luận để phân tích, bàn luận, đánh giá v ề
một (các) vấn đề nào đó.

* Xã hội: Các vấn đề của đời sống con ng ười (tri ết h ọc, l ịch s ử, kinh
tế, đạo đức, văn học nghệ thuật, lối sống, cách ứng xử…).
→ Nghị luận văn học là thể văn mà người viết dùng lí lẽ, dẫn ch ứng và cách
thức lập luận nào đó để phân tích, bàn luận, đánh giá về m ột (các) v ấn đ ề
của đời sống nhân sinh (triết học, lịch sử, kinh tế, đạo đức, văn học ngh ệ
thuật, lối sống, cách ứng xử…). Thông qua đó, thuyết ph ục người đọc
(nghe) hiểu, tin, làm theo những gì mình viết (nói).
2. Các dạng bài nghị luận xã hội
* Kiểu bài nghị luận xã hội có ba dạng phổ biến:
- Dạng nghị luận về một tư tưởng đạo lí.
- Dạng nghị luận về một hiện tượng đời sống.
- Dạng nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn h ọc
(trong một mẩu truyện ngắn).
3. Yêu cầu chung của dạng bài nghị luận xã hội
* Đảm bảo kĩ năng nghị luận:
- Tập trung hướng tới luận đề để bài viết không tản mạn.
- Có ý thức triển khai thành các luận điểm chặt chẽ.
- Dẫn chứng xác đáng tiêu biểu.
- Lập luận chặt chẽ, thuyết phục.
- Ngôn ngữ trong sáng vừa có màu sắc luận lí vừa có sắc thái mĩ c ảm.
GV: Trương Thị Mai Nhung

2


* Đảm bảo mục đích tư tưởng đúng đắn:
- Phải xuất phát t ừ m ột lập tr ưởng t ư t ưởng đúng đ ắn, ti ến b ộ, cao
đẹp, vì con người, vì sự tiến bộ chung của toàn xã h ội hoặc từ các nguyên
tắc đạo lý làm người… để bàn bạc, phân tích, khen chê, đề xuất ý ki ến.
* Đảm bảo kiến thức mang màu sắc chính trị xã hội

- Những hiểu biết về chính trị, pháp luật.
- Kiến thức về lịch sử, văn hóa, đạo đức, tâm lý xã hội…
- Những tin tức thời sự cập nhật.
II. Các dạng đề bài nghị luận xã hội
1. Dạng đề tư tưởng, đạo lý trong đề thi TN và ĐH:
- Dạng chính đề, một vế:
VD:
Đạo đức giả là một căn bệnh chết người luôn nấp sau bộ mặt hào nhoáng.
(Đề thi ĐH năm 2010, khối D)
Việc rèn luyện kĩ năng sống cũng cần thiết như việc tích lũy kiến thức
(Đề thi Tốt nghiệp THPT Quốc gia 2015)
- Dạng phản đề, hai vế:
VD:
Đừng cố gắng trở thành người nổi tiếng mà trước tiên hãy là người có ích.
(Đề thi ĐH năm 2011, khối D)
Biết tự hào về bản thân là cần thiết nhưng biết xấu hổ còn quan trọng hơn.
(Đề thi ĐH năm 2011, khối C)
2. Nghị luận về một hiện tượng đời sống
VD:

- Bạo lực học đường.
- Nguồn nước sạch đang ngày một cạn kiệt.
- Sự bùng nổ internet khiến người ta lười đọc sách.
- Facebook với giới trẻ.

3. Nghị luận về vấn đề xã hội trong tác phẩm.
VD. Qua bài thơ Từ ấy của nhà thơ Tố Hữu, viết bài văn trình bày suy nghĩ
về lí tưởng sống của thanh niên?
III. Cách làm bài văn nghị luận xã hội
- Kiểu bài nghị luận xã hội cũng giống như kiểu bài nghị luận văn học

khác, một bài nghị luận có cấu trúc gồm 3 phần:
+ Nêu vấn đề (mở bài)
GV: Trương Thị Mai Nhung

3


+ Giải quyết vấn đề (thân bài)
+ Kết thúc vấn đề (kết bài)
3.1. Đặt vấn đề (Mở bài)
* Dẫn dắt vấn đề: đặt vấn đề vào phạm vi rộng rồi sau đó đi vào ý ki ến
được trích dẫn (Lưu ý: không nêu dẫn dắt vấn đề đi quá xa → không logic
với ý kiến trích dẫn và không cô đọng được vấn đề cần bàn là gì?)
* Trích (nêu) vấn đề:
+ Đưa nguyên vẹn nội dung, ý kiến nêu ở đề bài vào ph ần m ở bài v ới
những dạng đề có chứa dẫn dắt.
+ Có những dạng đề chỉ yêu cầu trình bày trực tiếp quan điểm, suy
nghĩ bàn luận của người viết về một khái niệm nào đó về phạm trù đạo
đức thì phần dẫn dắt vấn đề chỉ cần nêu đúng những ngôn t ừ c ần bàn
luận mà đề yêu cầu (trung thực, hạnh phúc, dũng cảm, ích kỉ hoặc v ị
tha....).
+ Với dạng đề dài, phần đặt vấn đề chỉ cần nêu tên trong câu
chuyện, bài thơ và tóm tắt ngắn gọn nội dung của nh ững yêu c ầu đó.
3.2. Giải quyết vấn đề (Thân bài)
a. Giải thích (Là gì? Là cái gì?)
- Nhằm mục đích làm rõ ý nghĩa của câu nói trong đề bài : gi ải thích ý
nghĩa của từ ; câu; vế câu → ý nghĩa của cả ý.
Ví dụ: Trí tuệ trưởng thành trong tĩnh lặng còn tính cách hình thành trong
bão táp?
(Làm rõ ý nghĩa: trí tuệ, trưởng thành, tĩnh lặng)

+ Giải thích: nghĩa (đen, bóng); từ - khái niệm → giải thích ý nghĩa c ủa c ả
vấn đề cần giải quyết trong đề bài.
b. Phân tích - chứng minh (Tại sao lại như thế?)
- Cắt nghĩa, lí giải, làm sáng tỏ vấn đề nêu trong đề bài. (T ại sao trí tu ệ
trưởng thành trong tĩnh lặng?...; tính cách trưởng thành trong bão táp) → 2
mệnh đề.
GV: Trương Thị Mai Nhung

4


- Đưa ra các dẫn chứng: chính xác, ngắn gọn để làm rõ luận đề, lí lẽ đó →
qua thao tác phân tích; đều cho các luận điểm.
c. Bình luận, đánh giá (bàn bạc, mở rộng vấn đề)
- Thế nào, vì sao, tại sao?
- Tìm ra yếu tố: Tích cực hoặc tiêu cực:
Đóng góp - hạn chế
Đúng - sai
Mở rộng: liên hệ với những vấn đề tương tự
d. Bài học nhận thức, hành động (Như thế nào?)
- Liên hệ bản thân: hiểu ra điều gì? sẽ làm gì?
3.3. Kết bài
- Khẳng định lại ý nghĩa chung của vấn đề đặt ra.
- Kêu gọi mọi người làm theo điều đúng đắn mà đề bài đặt ra (đ ề bài mang
tính tính cực).
IV. VẬN DỤNG
* Đề 1 : Trí tuệ con người trưởng thành trong tĩnh lặng, còn tính cách
trưởng thành trong bão táp.
Anh (chị) hãy trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến trên (bài vi ết khoảng
600 từ) (W.Gớt) ?

* Gợi ý:
- Yêu cầu chung
+ Học sinh phải huy động những hiểu biết về đời sống xã hội, kĩ năng t ạo
lập văn bản và khả năng bày tỏ quan điểm của riêng mình để làm bài.
- Yêu cầu về kiến thức cơ bản
1. Giải thích ý kiến
* Khái niệm: “Trí tuệ”
- Là khả năng nhận thức của lí trí, thấu nhận, dung n ạp nh ững tri th ức c ủa
nhân loại, giúp con người đạt đến trình độ hiểu biết nhất định.
+ “Tính cách”
GV: Trương Thị Mai Nhung

5


Là tổng thể những đặc điểm ngôn ngữ ổn định trong cách xử sự c ủa
một người, biểu hiện thái độ của người đó trong hoàn cảnh điển hình.
+ “Trưởng thành”
Là sự phát triển, lớn lên, vươn tới sự hoàn thiện.
+ “Tĩnh lặng”
Là sự thể hiện thái độ suy tư, trầm lắng trong không gian yên tĩnh.
+ “Bão táp”
Chỉ những khó khăn, thử thách, biến động trong cuộc đời.
→ Nhận định chung: Câu nói của Gớt đã khái quát quá trình tr ưởng thành
của trí tuệ và tính cách. Hai quá trình này trái ngược v ới nhau: Đ ể có trí tu ệ
con người phải suy tư trong tĩnh lặng nhưng để tr ưởng thành trong tính
cách con người phải trải qua những biến động đầy thử thách.
2. Bàn luận về ý kiến
* Gợi ý:
2.1. Vì sao trí tuệ con người trưởng thành trong tĩnh l ặng

- Trí tuệ có được nhờ quá trình tích lũy trí thức của nhân loại chuy ển
hóa thành tri thức của bản thân, phục vụ đời sống.
- Quá trình tiếp thu tri thức của trí tuệ diễn ra dần dần thông qua
nghiền ngẫm, suy xét, tích lũy từng chút nhưng cũng sẽ không bao gi ờ đủ.
Như vậy, sự nhồi nhét kiến thức nóng vội trong một sớm m ột chiều là
phản khoa học và không phát huy được tác dụng.
- Một người có trí tuệ trưởng thành là người luôn biết bổ sung kiến
thức cho mình để theo kịp sự phát triển của thời đại. Trong khi đó nhiều
người thuộc thế hệ trẻ hôm nay lại ham chơi, lãng phí thời gian vào nh ững
việc vô bổ, lười học, ỷ lại vào bạn bè,... trí tuệ, nông cạn, tr ống r ỗng.
(Mỗi luận điểm học sinh sẽ lấy dẫn chứng minh họa).
2.2. Tính cách con người hình thành trong bão táp
- Mỗi người có một tính cách riêng, hình thành trong nh ững hoàn
cảnh sống khác nhau.
GV: Trương Thị Mai Nhung

6


+ Trong thực tế, cuộc đời mỗi con người luôn phải đối diện v ới
những khó khăn, thử thách, đó là môi trường tốt nhất để rèn luy ện nhân
cách con người.
- Tuy nhiên những trải nghiệm, những biến động trong đời sống có
thể là lực đẩy để tính cách trưởng thành, dạn dày h ơn, kinh nghi ệm h ơn,
khôn ngoan hơn nhưng cũng có thể khiến cho con người sợ sệt, y ếu đuối.
→Trưởng thành về tính cách phụ thuộc hoàn toàn vào ý chí con ng ười.
- Thực tế trong xã hội hiện đại, nhiều người có lối sống thu mình
trong nhà hộp hoặc được cha mẹ bao bọc, che chở, ít được va vấp, tr ải
nghiệm trong cuộc đời sẽ dẫn đến sự hình thành tính cách thụ động, ít vốn
sống, không có đủ tự tin và bản lĩnh.

(Học sinh lấy dẫn chứng minh họa).
3. Bài học nhận thức và hành động
* Có thể đưa ra nhiều ý kiến khác nhau từ quan điểm của học sinh.
* Định hướng:
+ Để trở thành con người có trí tuệ, mỗi cá nhân phải không ngừng
học hỏi, phấn đấu.
+ Để trở thành con người có nhân cách, mỗi cá nhân phải biết chấp
nhận, đương đầu với những bão táp, phong ba của cuộc đ ời.
+ Mỗi cá nhân cần biết định hướng cho mình con đường hoàn thi ện
trí tuệ, nhân cách, tránh lối sống thụ động, thu mình.
* Đề 2 : Anh (chị) suy nghĩ gì về ý nghĩa gợi ra t ừ câu chuy ện sau:
Chiếc lá vàng tự bứt khỏi cành rơi xuống gốc. Cái gốc tròn mắt ng ạc
nhiên hỏi:
- Ôi sao sớm thế?
Chiếc lá vàng giơ tay chào, cười và chỉ vào những lộc non?
* Định hướng
1. Giải thích, nêu ý nghĩa của câu chuyện
- Câu chuyện kể về sự ra đi của một chiếc lá. Lá vàng rồi rụng, đó là
quy luật bình thường của cuộc sống. Điều đặc biệt là chiếc lá b ứt mình ra
GV: Trương Thị Mai Nhung

7


khỏi cành tự nguyện rời khỏi cành sớm hơn thời gian mà nó có th ể tồn t ại
để nhường chỗ cho lộc non, khiến cho gốc cây ngỡ ngàng.
- Chiếc lá vàng đã tạo cho mình một tâm thế khi ra đi : tâm thế thanh
thản khi chiếc lá nhận ra đó là hành động tất yếu của quy luật t ự nhiên,
quy luật của cuộc sống, hơn thế nữa, chiếc lá ra đi với t ư thế tự nguy ện,
vui vẻ, nhường chỗ cho lộc non.

→ Từ sự ra đi của chiếc lá, câu chuy ện muốn nhắn nhủ cho người đ ời bài
học ý nghĩa về lẽ sống: phải biết sống vì người khác, biết hi sinh c ống hi ến
cho cuộc đời chung.
→ Thái độ sống của chiếc lá cũng chính là thái độ sống mà mỗi người c ần
phải học tập.
2. Phân tích, chứng minh, lý giải
* Vì sao con người sống trên đời cần phải biết vì người khác, biết hi sinh,
cống hiến cho cuộc đời chung?
* Lý giải, phân tích
- Con người không ai tồn tại một mình mà luôn cần đến những người
xung quanh mới có thể tồn tại và phát triển.
- Cuộc sống là một dòng chảy liên tục, hành động cái cũ thay thế cái
mới là điều hoàn toàn tự nhiên, phù hợp với quy luật cuộc sống. S ự ti ếp
nối giữa cái cũ và cái mới làm cho cuộc sống được tiếp di ễn, v ận đ ộng m ột
cách thuận lợi.
- Như chiếc lá, cuộc đời con người cũng có bắt đầu và kết thúc. Con
người không tồn tại mãi. Nếu không có thế hệ sau, con người vẫn ph ải
vĩnh biệt cuộc đời, vẫn phải lùi lại phía sau.
- Những gì có được hôm nay đều dựa trên nền tảng của sự hi sinh,
cống hiến của thế hệ cha ông, cho nên sự tiếp tục tạo ra nhi ều đi ều t ốt
đẹp của thế hệ sau chính là hành động tri ân đối với cha ông trong quá
khứ.
* Lập luận
GV: Trương Thị Mai Nhung

8


- Phê phán: thói ích kỉ, chỉ biết có bản thân mình là căn bệnh ph ổ
biến tồn tại trong xã hội ngày nay. Căn bệnh này ngày càng tr ở nên nh ức

nhối hơn khi xã hội phát triển. Một lớp người chỉ biết có bản thân mình,
thậm chí vì lợi ích cá nhân họ sẵn sàng làm h ại đến cả nh ững ng ười xung
quanh. Họ chỉ biết làm cho cuộc sống của họ sung túc, đầy đủ mà không
cần quan tâm đến xung quanh, quan tâm đén tương lai… (khai thác tài
nguyên thiên nhiên bừa bãi...).
3. Bình luận, liên hệ bản thân
* Hình ảnh chiếc lá rơi để lại bài học đúng đắn, có ý nghĩa lớn lao:
- Con người ta không chỉ biết sống cho bản thân mình mà còn phải hi
sinh vì người khác. Đó là bài học trao và nhận ở cuộc đ ời: “Sống là cho đâu
chỉ riêng mình” (Tố Hữu)
- Sống cống hiến, sống biết cho đi, cuộc đời con người mới tr ở nên có
ý nghĩa. Tuổi trẻ → phải biết hiến dâng trí tuệ của mình đ ể làm đ ẹp cuộc
đời.
* Liên hệ bản thân:
+ Nhìn nhận lại những việc đã làm của bản thân → có hay ch ưa s ự c ống
hiến.
+ Định hướng cho mình một quan niệm sống một lôi sống
đúng đắn, phù hợp.
* Đề 3: Gia đình là trường học của lòng khoan dung, vì nó luôn t ồn t ại
và dạy chúng ta cách sống với những người khác .
Anh (chị) hãy trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến trên?
* Gợi ý:
- Yêu cầu chung: sự hiểu biết về đời sống xã hội, kĩ năng tạo lập văn bản,
khả năng bày tỏ suy nghĩ của mình khi làm bài.
- Kiến thức cơ bản
1. Giải thích ý kiến
* Gia đình là gì? Là một nhóm người được hình thành trên cơ sở hôn nhân
và quan hệ huyết thống. Những thành viên trong gia đình có s ự ràng buộc
GV: Trương Thị Mai Nhung


9


và gắn bó với nhau về trách nhiệm, quyền lợi, nghĩa vụ. Gia đình th ường
được gọi là tế bào của xã hội.
* Khoan dung là gì? Là sự rộng lượng, tha thứ. Cơ sở của lòng khoan dung là
tình yêu thương và sự tôn trọng.
→ Ý kiến trên nhấn mạnh vai trò của gia đình trong việc hình thành nhân
cách con người, đặc biệt là lòng khoan dung - một đức tính c ần có ở con
người.
2. Bàn luận
* Gia đình luôn là môi trường sống, môi trường giáo dục của con ng ười
trong mối liên kết: gia đình - nhà trường - xã hội.
- Gia đình là sợi dây kết nối bền chặt giữa các thành viên trong gia
đình bằng tình yêu thương. Mỗi gia đình, từ thế hệ ông bà, cha m ẹ đ ến anh
em luôn dành cho nhau tình yêu thương, sự quan tâm, đùm bọc.
- Trước mỗi sai lầm, khuyết điểm của con người, những thành viên
trong gia đình có thể không đồng tình, có thể phê phán nh ưng luôn c ảm
thông và rộng lượng tha thứ.
- Gia đình là mái ấm chở che, là nơi trở về trú ngụ sau nh ững vấp ngã
trên đường đời. Con người sinh ra, lớn lên từ một gia đình nề n ếp, yêu
thương nhau sẽ hình thành những đạo đức, tình cảm tốt đẹp.
→ Từ đó có thể khẳng định: Gia đình là trường học của lòng khoan dung.
* Lòng khoan dung luôn là nhân tố tích cực giúp chúng ta hiểu bi ết, yêu
thương và chia sẻ đồng cảm với những người thân yêu, có trách nhiệm v ới
gia đình và vun đắp cho gia đình th ực sự là tổ ấm.
* Xã hội hiện đại xuất hiện nhiều những nguyên nhân dẫn đến nguy c ơ
rạn nứt mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình, có các hi ện t ượng
ngược lại với đạo lí truyền thống và đạo đức xã hội.
* Lên án những hành vi phản đạo đức như:

+ Cha mẹ bỏ bê con cái, thiếu chăm sóc, giáo dục.
+ Anh em bất hòa, tranh giành của cải…
(Mỗi luận điểm trên hãy dẫn chứng minh họa).
GV: Trương Thị Mai Nhung

10


3. Bài học nhận thức
* Thấu hiểu vai trò của lòng khoan dung sẽ giúp cho mỗi cá nhân nhìn l ại
chính mình, điều chỉnh hành vi, học cách sống với ông bà, cha m ẹ, anh ch ị
em... một cách chân tình, tốt đẹp.
→ Gia đình tốt thì xã hội tốt.
* Vun đắp gia đình là lối sống văn hóa, chuẩn m ực phù h ợp v ới giá tr ị đ ạo
đức dân tộc và hài hòa giữa lợi ích riêng - chung.
* Đề 4: Một nhà bác học đã từng nói: Học vấn không có quê hương
nhưng người có học vấn phải có Tổ quốc.
Câu nói trên gợi cho anh (chị) suy nghĩ gì?
* Gợi ý:
- Yêu cầu chung: Học sinh cần có những hiểu biết về đời sống xã hội, kĩ
năng tạo lập văn bản và khả năng bày tỏ quan điểm riêng của người làm.
1. Giải thích vấn đề
* Học vấn không có quê hương là gì?
- Nghĩa là tri thức, thành tựu khoa học.... là của chung nhân lo ại, con
người có thể học tập, lĩnh hội mà không cần phân biệt nó là c ủa qu ốc gia
nào.
* Nhưng người học phải có tổ quốc là gì?
- Nghĩa là người có học, có tri thức đều có một quê hương nhất định
nên họ phải biết yêu và có trách nhiệm với Tổ quốc mình.
→ Như vậy, câu nói trên khẳng định: mỗi con người đều có th ể h ọc tập và

tiếp thu tri thức của nhân loại ở bất cứ nơi đâu nhưng trong lòng h ọ ph ải
luôn có hình ảnh của Tổ quốc, biết yêu và cống hiến cho Tổ quốc.
2. Bàn luận
* Gợi ý
- Tại sao con người có thể học tập và tiếp thu tri th ức mà không cần
phân biệt nguồn gốc của tri thức đó?

GV: Trương Thị Mai Nhung

11


Vì tri thức là của chung nhân loại. Mỗi chúng ta có th ể h ọc tập ở bất c ứ n ơi
nào.
- Tại sao người học vấn phải có Tổ quốc ở trong lòng?
+ Tổ quốc là một phần máu thịt của con người, Tổ quốc đã bao bọc,
che chở cho mỗi con người. Bởi vậy, việc học tập, việc có tri th ức sẽ giúp
cho mỗi người phải biết cống hiến choquê hương, cho đất n ước.
+ Cống hiến cho đất nước cũng chính là một cách th ể hiện lòng yêu
nước của mỗi cá nhân.
+ Sự cống hiến của mỗi cá nhân cho đất nước sẽ giúp xây dựng đất
nước ngày càng đi lên giàu mạnh, đặc biệt với những n ước kém phát tri ển
hoặc đang phát triển.
- Phê phán những hiện tượng có tri thức, có học vấn, nh ưng trong
lòng không có Tổ quốc.
- Tình yêu Tổ quốc là tình cảm cao quý c ần có ở t ất c ả m ọi ng ười, b ất
cứ ai cũng phải có ý thức giữ gìn, cống hiến và xây dựng đất n ước.
3. Bài học nhận thức và hành động
* Gợi ý:
- Câu nói trên đã để lại cho mỗi người bài học về tình yêu Tổ quốc.

Dù cho có tiếp thu tri thức ở bất cứ nơi đâu thì trong lòng cũng cần có T ổ
quốc, biết yêu và cống hiến cho đất nước.
- Trong thời đại đất nước hội nhập, nền kinh tế phát triển, thế hệ
thanh niên hiện nay cần tích cực trau dồi đạo đức và tri th ức, tích c ực h ọc
tập và tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, từ đó sẽ cống hiến trí tu ệ, công
sức cho Tổ quốc.
+ Sự cống hiến của thế hệ trẻ chính là một trong những yếu tố tiên
quyết cho sự phát triển của đất nước, nhất là với các nước đang phát tri ển.

GV: Trương Thị Mai Nhung

12


C. KẾT LUẬN
Để hoàn thành được một bài văn nghị luận đúng yêu cầu đặt ra của
đề bài, đủ ý và hay, đòi hỏi học sinh phải có một thời gian tích lũy kiến
thức và thuần thục trong kĩ năng viết bài. Cho nên, việc rèn kĩ năng viết
văn nghị luận cho học sinh là rất quan trọng, thao tác này nên có s ự b ắt
đầu ngay từ cấp THCS. Vì vậy, trong quá trình thực hiện chuyên đ ề tôi
nhận thấy muốn học sinh hoàn thành tốt phần câu hỏi ngh ị luận xã h ội
người giáo viên:

GV: Trương Thị Mai Nhung

13


- Cần phải có sự kiên trì chỉ bảo học sinh từng thao tác c ơ bản đ ể các
em biết cách khi giải quyết dạng đề nghị luận.

- Tách từng phần nhỏ trong tổng thể cấu trúc của bài nghị luận (cách
viết mở bài, kết bài, cách tạo lập đoạn văn nghị luận ngắn) đ ể học sinh rèn
kĩ năng thực hành, đảm bảo đầy đủ hai yêu cầu của văn nghị luận là n ội
dung và hình thức.
- Thực tế trong giảng dạy tôi nhận thấy không phải học sinh nào
cũng có kĩ năng viết văn tốt cho nên cần có sự lựa chọn đ ể tìm ph ương
pháp phù hợp nhất hướng dẫn để các em đạt được hiệu quả tốt nh ất
trong quá trình làm đề.
Trên đây là quan điểm, suy nghĩ của tôi khi th ực hiện giờ dạy ôn t ập
THPT kiểu bài nghị luận xã hội mảng nghị luận về một tư tưởng đạo lý.
Chuyên đề sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế kính mong s ự
góp ý của đồng nghiệp để chuyên đề của tôi sẽ hoàn thiện t ốt h ơn.
Xin chân thành cảm ơn!
HIỆU TRƯỞNG

Xuân Hòa, ngày 15 tháng 11 năm 2015
Người viết chuyên đề

Trương Thị Mai Nhung

GV: Trương Thị Mai Nhung

14



×