Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

Nâng cao năng lực công nghệ để đảm bảo khả năng cạnh tranh bền vững cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong khu công nghiệp thụy vân, tỉnh phú thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.12 MB, 87 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH
*** *** ***

ĐỖ TRUNG DŨNG

NÂNG CAO NĂNG LỰC CÔNG NGHỆ
ĐỂ ĐẢM BẢO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH BỀN VỮNG
CHO CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA
TRONG KHU CÔNG NGHIỆP THỤY VÂN TỈNH PHÚ THỌ

LUẬN VĂN THẠC SĨ

QUẢN TRỊ AN NINH PHI TRUYỀN THỐNG (MNS)

Hà Nội - 2018


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH
*** *** ***

ĐỖ TRUNG DŨNG

NÂNG CAO NĂNG LỰC CÔNG NGHỆ
ĐỂ ĐẢM BẢO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH BỀN VỮNG
CHO CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA
TRONG KHU CÔNG NGHIỆP THỤY VÂN TỈNH PHÚ THỌ
Chuyên ngành: Quản trị An ninh phi truyền thống
Mã số: Chƣơng trình thí điểm


LUẬN VĂN THẠC SĨ

QUẢN TRỊ AN NINH PHI TRUYỀN THỐNG (MNS)

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. HOÀNG ĐÌNH PHI

Hà Nội - 2018


CAM KẾT
Tác giả cam kết rằng kết quả nghiên cứu trong luận văn là kết quả lao động
của chính tác giả thu đƣợc chủ yếu trong thời gian học và nghiên cứu và chƣa đƣợc
công bố trong bất cứ một chƣơng trình nghiên cứu nào của ngƣời khác.
Những kết quản nghiên cứu và tài liệu của ngƣời khác (trích dẫn, bảng, biểu,
công thức, đồ thị cùng những tài liệu khác) đƣợc sử dụng trong luận văn này đã
đƣợc các tác giả đồng ý và trích dẫn cụ thể.
Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trƣớc Hội đồng bảo vệ luận văn, Khoa Quản
trị và Kinh doanh và pháp luật về những cam kết nói trên.
Hà Nội, ngày …. tháng …. năm 201..
Tác giả luận văn

Đỗ Trung Dũng


LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn sự quan tâm và tạo điều kiện của Ban Chủ nhiệm
Khoa Quản trị và Kinh doanh - Đại học Quốc gia Hà Nội, các thầy cô giáo đã tận
tình giảng dạy và tạo điều kiện thuận lợi trong suốt thời gian em học tập tại Trƣờng.
Em cũng xin chân thành cảm ơn Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Phú Thọ đã
tận tình giúp đỡ em hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.

Trong quá trình làm luận văn, ngoài sự nỗ lực của bản thân, em đã nhận
đƣợc sự ủng hộ, giúp đỡ rất nhiệt tình của bạn bè và những ngƣời thân trong gia
đình. Em sẽ luôn ghi nhớ với tất cả sự quý trọng về những tình cảm và sự giúp đỡ
tốt đẹp đó.
Đặc biệt em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất tới PGS.TS
Hoàng Đình Phi - ngƣời hƣớng dẫn khoa học đã tận tình giúp đỡ, chỉ bảo em thực
hiện luận văn này.
Tuy đã có nhiều cố gắng trong quá trình học tập và nghiên cứu nhƣng luận
văn của em không tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót. Em mong nhận đƣợc sự
chỉ bảo, đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và các bạn.
Em xin chân thành cảm ơn!


MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, TỪ VIẾT TẮT .......................................................... i
DANH MỤC BẢNG BIỂU ........................................................................................ ii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ ............................................................................................ iii
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CÔNG NGHỆ ........................... 7
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu .......................................................................... 7
1.2. Một số khái niệm ................................................................................................. 9
1.2.1. Công nghệ ......................................................................................................... 9
1.2.2. Năng lực công nghệ ........................................................................................ 10
1.2.3. Khả năng cạnh tranh bền vững ....................................................................... 11
1.2.4. Doanh nghiệp nhỏ và vừa ............................................................................... 12
1.3. Một số đặc điểm của công nghệ: ....................................................................... 13
1.3.1. Vòng đời của các thành phần công nghệ: ....................................................... 13
1.3.2. Chu trình sống của công nghệ: ....................................................................... 13
1.3.3. Đổi mới công nghệ: ........................................................................................ 15

1.4. Các yếu tố cấu thành năng lực công nghệ ......................................................... 17
1.4.1. Năng lực thiết bị và hạ tầng công nghệ: ......................................................... 17
1.4.2. Năng lực hỗ trợ công nghệ: ............................................................................ 18
1.4.3. Năng lực tìm kiếm và mua bán công nghệ: .................................................... 18
1.4.4. Năng lực vận hành công nghệ: ....................................................................... 18
1.4.5. Năng lực sáng tạo công nghệ: ........................................................................ 18
1.5. Mối quan hệ giữa năng lực công nghệ với khả năng cạnh tranh bền vững và an
ninh của doanh nghiệp .............................................................................................. 19
1.6. Lựa chọn các tiêu chí cơ bản đánh giá năng lực công nghệ .............................. 20
1.7. Phƣơng pháp đánh giá năng lực công nghệ ....................................................... 22
1.8. Thang điểmđánh giá năng lực công nghệ .......................................................... 22
Kết luận chƣơng 1 .................................................................................................... 23


CHƢƠNG 2: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CÔNG NGHỆ TẠI CÁC
DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRONG KHU CÔNG NGHIỆP THỤY VÂN
TỈNH PHÚ THỌ GIAI ĐOẠN 2011 – 2015 ........................................................... 24
2.1. Quy trình điều tra, đánh giá năng lực cạnh tranh công nghệ............................. 24
2.2. Phạm vi, quy mô điều tra, khảo sát ................................................................... 24
2.2.1. Phạm vi điều tra, khảo sát: ............................................................................. 24
2.2.2. Quy mô điều tra khảo sát: ............................................................................... 24
2.3. Thực trạng năng lực công nghệ của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong khu
công nghiệp Thụy Vân tỉnh Phú Thọ ....................................................................... 26
2.3.1. Thực trạng năng lực công nghệ của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong khu
công nghiệp Thụy Vân tỉnh Phú Thọ ....................................................................... 26
2.4. Đánh giá năng lực công nghệ của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong Khu
công nghiệp Thụy Vân tỉnh Phú Thọ ....................................................................... 31
2.5. Phân loại doanh nghiệp theo năng lực công nghệ ............................................ 40
2.6. Các yếu tố gây khó khăn trở ngại cho việc nâng cao năng lực công nghệ của
doanh nghiệp nhỏ và vừa trong khu công nghiệp Thụy Vân tỉnh Phú Thọ ........... 42

2.6.1. Các yếu tố bên trong doanh nghiệp ................................................................ 42
Tiểu kết chƣơng 2 ..................................................................................................... 44
CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CÔNG NGHỆ NHẰM
TĂNG KHẢ NĂNG CẠNH TRANH BỀN VỮNG CHO CÁC DOANH NGHIỆP
NHỎ VÀ VỪA TRONG KHU CÔNG NGHIỆP THỤY VÂN TỈNH PHÚ THỌ
GIAI ĐOẠN 2016- 2020 .......................................................................................... 45
3.1. Định hƣớng phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trong thời gian tới (giai đoạn
2016-2020)................................................................................................................ 45
3.1.1. Thuận lợi và khó khăn ảnh hƣởng đến năng lực công nghệ của các doanh
nghiệp ở Khu công nghiệp Thụy Vân tỉnh Phú Thọ ............................................... 45
3.1.2. Định hƣớng phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trong thời gian tới giai đoạn
2016-2020 ................................................................................................................. 47
3.2. Giải pháp nâng cao năng lực công nghệ nhằm tăng khả năng cạnh tranh bền
vững cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong khu công nghiệp Thụy Vân tỉnh Phú
Thọ giai đoạn 2016- 2020......................................................................................... 48


3.2.1. Giải pháp 1: Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền nâng cao nhận thức 48
3.2.2. Giải pháp 2: Đổi mới quản lý nhà nƣớc về cơ chế, chính sách khoa học và
công nghệ .................................................................................................................. 49
3.2.3. Giải pháp 3: Tạo lập và phát triển thị trƣờng khoa học và công nghệ, quảng
bá giới thiệu sản phẩm .............................................................................................. 50
3.2.4. Giải pháp 4: Đào tạo, bồi dƣỡng nguồn nhân lực .......................................... 50
3.2.5. Giải pháp 5: Mở rộng hợp tác trong nƣớc và quốc tế về khoa học công nghệ
.................................................................................................................................. 51
3.2.6. Giải pháp 6: Tăng cƣờng năng lực tài chính, nguồn vốn đầu tƣ cho hoạt động
khoa học và công nghệ ............................................................................................. 52
3.3. Những giải pháp cụ thể doanh nghiệp cần thực hiện ........................................ 53
3.3.1. Nâng cao nhận thức ........................................................................................ 54
3.3.2. Hiện đại hóa hệ thống tổ chức, quản lý của doanh nghiệp ............................. 55

3.3.3. Xây dựng văn hóa doanh nghiệp .................................................................... 57
3.3.4. Quản lý tốt nguồn nhân lực ............................................................................ 58
3.3.5. Công tác nghiên cứu và triển khai .................................................................. 59
3.3.6. Nâng cao chất lƣợng sản phẩm....................................................................... 59
3.3.7. Tài chính doanh nghiệp lành mạnh ................................................................ 60
3.3.8. Phát triển thị phần của doanh nghiệp ............................................................. 60
3.3.9. Các doanh nghiệp cần nghiên cứu, học tập kinh nghiệm nƣớc ngoài ............ 61
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 63
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, TỪ VIẾT TẮT

TT

Ký hiệu

Nguyên nghĩa

1

CNH-HĐH

Công nghiệp hóa – hiện đại hóa

2

DN


Doanh nghiệp

3

KCN

Khu công nghiệp

4

KHCN

Khoa học công nghệ

5

NLCN

Năng lực công nghệ

i


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Các cơ sở đƣợc điều tra đánh giá năng lực công nghệ .............................25
Bảng 2.2:Thông tin năng lực thiết bị và hạ tầng công nghệ .....................................26
Bảng 2.3: Thông tin năng lực hỗ trợ công nghệ .......................................................27
Bảng 2.4: Thông tin năng lực vận hành công nghệ...................................................28
Bảng 2.5: Thông tin năng lực sáng tạo công nghệ ....................................................30
Bảng 2.6:Đánh giá năng lực công nghệ của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong Khu

công nghiệp Thụy Vân tỉnh Phú Thọ ........................................................................31
Bảng 2.7: Phân loại doanh nghiệp theo trọng số về năng lực công nghệ .................40
Biểu đồ 2.16: Trọng số về năng lực công nghệ của các doanh nghiệp ở KCN Thụy
Vân - Phú Thọ ...........................................................................................................41
Bảng 2.8:Các yếu tố bên trong gây khó khăn trở ngại cho năng lực công nghệ của
doanh nghiệp nhỏ và vừa trong khu công nghiệp Thụy Vân tỉnh Phú Thọ ............42
Bảng 2.9:Các yếu tố bên ngoài gây khó khăn trở ngại cho năng lực công nghệ của
doanh nghiệp nhỏ và vừa trong khu công nghiệp Thụy Vân tỉnh Phú Thọ ............43

ii


DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 1.1: Chu trình sống công nghệ cứng ............................................................14
Biểu đồ 1.2: Lựa chọn công nghệ ở các nƣớc phát triển...........................................16
Biểu đồ 2.1: Thang điểm đánh giá của Nhà máy sản xuất thiết bị thông tin truyền
thông ..........................................................................................................................32
Biểu đồ 2.2: Thang điểm đánh giá của Xƣởng sản xuất chất tăng trắng .................33
Biểu đồ 2.3: Thang điểm đánh giá của Nhà máy ép đá Quartz thạch anh ...............33
Biểu đồ 2.4: Thang điểm đánh giá của Nhà máy sản xuất linh kiện điện tử ............34
Biểu đồ 2.5: Thang điểm đánh giá của Nhà máy sản xuất thức ăn gia súc ..............34
Biểu đồ 2.6: Thang điểm đánh giá của Công ty Cổ phần bia Rƣợu Hùng Vƣơng ...35
Biểu đồ 2.7: Thang điểm đánh giá của nhà máy chế biến tinh bột ngô ....................35
Biểu đồ 2.8: Thang điểm đánh giá của Nhà máy sản xuất túi nhựa PP ....................36
Biểu đồ 2.9: Thang điểm đánh giá của Nhà máy sản xuất bộ canxit ........................36
Biểu đồ 2.10: Thang điểm đánh giá của Nhà may sản xuất sản phẩm thêu và in .....37
Biểu đồ 2.11: Thang điểm đánh giá Nhà máy sản xuất vải nhựa và bao bì PP ........37
Biểu đồ 2.12: Thang điểm đánh giá của Công ty Cổ phần Xi măng Hữu Nghị .......38
Biểu đồ 2.13: Thang điểm đánh giá của Nhà máy sản xuất dệt may xuất khẩu .......38

Biểu đồ 2.14: Thang điểm đánh giá của Nhà máy sản xuất bột canxit và fenspat ...39
Biểu đồ 2.15: Thang điểm đánh giá của Nhà máy cơ khí và bao bì xi măng ...........39
Biểu đồ 2.16: Trọng số về năng lực công nghệ của các doanh nghiệp ở Khu công
nghiệp Thụy Vân, tỉnh Phú Thọ ................................................................................41

iii


MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Tỉnh Phú Thọ có vị trí trung tâm vùng miền núi phía Bắc Việt nam, là cửa
ngõ Tây Bắc thủ đô Hà Nội và là cầu nối vùng Tây Bắc với Hà Nội và các tỉnh
đồng bằng Bắc Bộ, nằm trên trục hành lang kinh tế Hải Phòng - Hà Nội - Côn Minh
(Trung Quốc). Phú Thọ có vị trí là trung điểm đến các cửa khẩu Lào Cai, Hà Giang,
Sơn La; cách Hà Nội 80 km, cách sân bay Nội bài 50 km, cách cảng biển Hải Phòng
là 170km. Có diện tích 3.530 km2, dân số gần 1,4 triệu ngƣời với 13 đơn vị hành
chính cấp huyện (thành phố Việt Trì, thị xã Phú Thọ và 11 huyện); lực lƣợng lao
động dồi dào với gần 800.000 lao động, lao động trẻ chiếm tới 65 %. Có địa thế khá
thuận lợi về giao thông, với 3 con sông lớn là sông Hồng, sông Đà và sông Lô hợp
lƣu tại Việt Trì, có 03 cảng trên sông Lô tại Việt Trì và Phù Ninh; có đƣờng sắt Hà
Nội- Lào Cai- Côn Minh chạy qua; có 5 tuyến Quốc lộ lớn nối với các tỉnh là QL2,
QL32A, QL32B, QL32C và QL70B nối với các tỉnh phía Bắc Việt Nam và Hà Nội;
đƣờng cao tốc xuyên Á Hà Nội- Lào Cai- Côn Minh (Trumg Quốc), đƣờng Hồ Chí
Minh; có nhiều cầu bắc qua sông Hồng, sông Đà và sông Lô, để kết nối đƣờng cao
tốc với các quốc lộ đi các tỉnh và Thủ đô Hà Nội.
Phú Thọ có ba vùng kinh tế đồng bằng, trung du, miền núi. Hàng năm sản
xuất lƣơng thực gần 500.000 tấn trên diện tích 70.000 ha và 200.000 ha rừng, trong
đó 140.000 ha rừng sản xuất, 33.000 ha rừng phòng hộ, 17.000 ha rừng đặc dụng;
trong rừng đặc dụng có tài nguyên thiên nhiên phong phú điển hình rừng quốc gia
Xuân Sơn, rừng quốc gia Đền Hùng; 16.000 ha chè xanh, những sản vật quý nhƣ cá

Anh Vũ, gà nhiều cựa, lợn rừng, lúa nếp gà gáy, bƣởi Đoan Hùng v.v. Có nhiều loại
khoáng sản, nổi trội là: Cao lanh, Penpat có trữ lƣợng 30,6 triệu tấn chất lƣợng tốt;
Pyrit, Quarit, đá xây dựng có ở 55 khu vực, trữ lƣợng 935 triệu tấn; cát sỏi khoảng
100 triệu m3 và mỏ nƣớc khoáng nóng Thanh Thủy.
Phú Thọ có 07 khu công nghiệp và gần 30 Cụm công nghiệp với diện tích
gần 4.000 ha: KCN Thụy Vân, TP Việt Trì: 323 ha; 2 KCN Trung Hà và Tam Nông
huyện Tam Nông: 550 ha; KCN Phú Hà, TX Phú Thọ: 450 ha; KCN Phù Ninh,
1


huyện Phù Ninh: 100 ha; KCN Cẩm Khê, huyện Cẩm Khê: 450 ha; KCN Hạ Hòa,
huyện Hạ Hòa: 400 ha. Các KCN đều đƣợc kết nối với nút lên xuống của đƣờng cao
tốc Hà Nôi- Lào Cai và đƣờng Hồ Chí Minh.
Khu công nghiệp Thụy Vân nằm ở phía bắc thành phố Việt Trì tỉnh Phú Thọ,
cách Quốc lộ 2 là 1,0 km, cách đƣờng Xuyên á 5,0km, cách ga Phủ Đức - tuyến
đƣờng sắt Hà Nội - Lào Cai 0,5 km, cách trung tâm Hà Nội 80 km, cách sân bay
Quốc tế Nội Bài 50 km, cách cảng sông Việt Trì 7 km, cách cửa khẩu Lào Cai 250
km, cách cảng biển Hải Phòng 180 km. Tổng diện tích: 369ha, diện tích đất công
nghiệp đã cho thuê: 242/267 ha, tỷ lệ lấp đầy đạt 94,5 %. Hiện tại KCN Thụy Vân
đã thu hút 77 dự án, trong đó 46 dự án đầu tƣ trong nƣớc, vốn đầu tƣ đăng ký 4.960
tỷ đồng, 31 dự án FDI, vốn đầu đăng ký 220 triệu USD; các dự án tập trung vào các
nhóm ngành dệt may, sản xuất vật liệu xây dựng, điện tử, cơ khí, bao bì nhựa.v.v.
Diện tích thuê đất còn lại 11,0 ha.
Về cơ sở hạ tầng, hệ thống giao thông nội bộ Khu công nghiệp đã đƣợc xây
dựng hoàn chỉnh và đƣợc đấu nối đồng bộ vào mạng lƣới giao thông của thành phố
Việt Trì, hệ thống điện lƣới đƣợc cung cấp từ mạng lƣới điện quốc gia đƣợc đấu nối
bằng hệ thống đƣờng dây 35 KV và 22 KV qua trạm biến áp 2 x 40 MAV - 110/35/
22, mạng lƣới cấp nƣớc của thành phố Việt Trì đƣợc xây dựng đến tận chân hàng
rào của từng nhà máy trong KCN. Hệ thống này có công suất cao và ổn định có khả
năng đáp ứng mọi nhu cầu về nƣớc của các Nhà đầu tƣ. Mạng lƣới thông tin liên lạc

của KCN Thụy Vân đã đƣợc hoà mạng viễn thông quốc gia và quốc tế với đầy đủ
các dịch vụ viễn thông cơ bản: điện thoại, Fax, Internet. Hệ thống này đảm
bảo đƣợc các tiêu chí cơ bản về tốc độ kết nối, chất lƣợng thông tin cung cấp và tính
bảo mật. Trong Khu công nghiệp có Cảng nội địa ICD, đây là địa điểm làm thủ tục
hải quan ngoài cửa khẩu trong KCN (thủ tục hải quan tại chỗ), cung cấp các dịch
vụ bốc dỡ, vận chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp nằm trong
KCN.
Trong những năm qua, tỉnh Phú Thọ đã sớm chỉ đạo và có chính sách khuyến
khích các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh nói chung và trong Khu công

2


nghiệp Thụy Vân nói riêng đầu tƣ đổi mới nhằm nâng cao năng lực công nghệ để
đảm bảo khả năng cạnh tranh bền vững. Thông qua đó, trình độ cán bộ quản lý,
công nhân kỹ thuật ở nhiều doanh nghiệp đƣợc nâng lên, năng lực cạnh tranh một
số sản phẩm, dịch vụ có những chuyển biến rõ rệt, đã sản xuất nhiều sản phẩm có
giá trị xuất khẩu lớn, từng bƣớc khẳng định và tăng thị phần trên thị trƣờng.v.v.
Nâng cao năng lực công nghệ trở thành yếu tố quan trọng làm tăng năng xuất, chất
lƣợng và sức cạnh tranh của sản phẩm, góp phần thúc đẩy sản xuất, không ngừng
tăng trƣởng, tạo chuyển dịch tích cực đối với cơ cấu nội bộ ngành và cơ cấu giá trị
sản xuất của tỉnh.
Bên cạnh những kết quả đạt đƣợc, năng lực công nghệ của các doanh nghiệp
nhỏ và vừa trong Khu công nghiệp Thụy Vân còn nhiều hạn chế, đó là: Tốc độ đổi
mới công nghệ còn chậm, năng lực trình độ công nghệ của đa số doanh nghiệp còn
ở mức trung bình so với trong nƣớc, công tác chuyển giao công nghệ, kiểm soát
công nghệ còn nhiều bất cập, công tác xác lập, thực thi quyền sở hữu trí tuệ chƣa
đƣợc chú trọng, nhiều doanh nghiệp hiệu xuất sử dụng nguyên, nhiên vật liệu thấp,
cho phí trung gian cao, xử lý môi trƣờng không triệt để, trình độ tổ chức sản xuất,
kinh doanh còn nhiều bất cập, ít doanh nghiệp áp dụng hệ thống quản lý tiên tiến,

chất lƣợng sản phẩm không cao chỉ phù hợp thị trƣờng “dễ tính”, sức cạnh tranh sản
phẩm chƣa cao, mẫu mã sản phẩm không phong phú, kém hấp dẫn, chƣa có nhiều
sản phẩm mang thƣơng hiệu nổi tiếng, tạo nguồn thu lớn cho ngân sách.
Nguyên nhân của những hạn chế nêu trên đó là: Công tác thông tin tuyên
truyền phổ biến chính sách về khoa học và công nghệ, giới thiệu, nhân rộng mô
hình, kết quả nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ mới còn hạn chế. Cơ chế
chính sách đầu tƣ, phát triển khoa học và công nghệ của nhà nƣớc còn bất cập. Các
doanh nghiệp chƣa chủ động, sẵn sàng tham gia hội nhập kinh tế quốc tế, chậm
chuyển đổi tổ chức, quản lý sản xuất, nâng cao trình độ công nghệ để đảm bảo khả
năng cạnh tranh bền vững.v.v.
Trên cơ sở những hạn chế đó, tôi quyết định chọn đề tài “Nâng cao năng lực
công nghệ để đảm bảo khả năng cạnh tranh bền vững cho các doanh nghiêp nhỏ và
vừa trong khu công nghiệp Thụy Vân, tỉnh Phú Thọ” làm luận văn thạc sĩ của mình.
3


2. Mục tiêu nghiên cứu của luận văn
Trên cơ sở lý luận cơ bản về năng lực công nghệ của doanh nghiệp và tác động
của năng lực công nghệ tới khả năng cạnh tranh bền vững và an ninh của doanh
nghiệp, tác giả đặt mục tiêu đánh giá năng lực công nghệ hiện tại và xem xét các điểm
yếu hay mối nguy đe dọa tới việc phát triển năng lực công nghệ của các doanh nghiệp
nhỏ và vừa trong khu công nghiệp Thụy Vân, tỉnh Phú Thọ, đồng thời tìm ra nguyên
nhân và đề xuất một số giải pháp trƣớc mắt và lâu dài nhằm nâng cao các năng lực
công nghệ cần thiết nhằm xây dựng và duy trì khả năng cạnh tranh bền vững cho các
doanh nghiệp nhỏ và vừa trong khu công nghiệp Thụy Vân, tỉnh Phú Thọ.
Tổng hợp và lựa chọn khung lý thuyết cơ bản để đánh giá năng lực công nghệ
và tác động của năng lực công nghệ tới khả năng cạnh tranh bền vững của các doanh
nghiệp nhỏ và vừa.
Đánh giá thực trạng năng lực công nghệ trong thời gian vừa qua từ đó chỉ rõ
những ƣu điểm, khuyết điểm và nguyên nhân tồn tại trong các doanh nghiệp nhỏ và

vừa trong khu công nghiệp Thụy Vân, tỉnh Phú Thọ.
Xác định phƣơng hƣớng, mục tiêu và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao
năng lực công nghệ nhằm xây dựng và duy trì khả năng cạnh tranh bền vững cho các
doanh nghiệp nhỏ và vừa trong khu công nghiệp Thụy Vân, tỉnh Phú Thọ giai đoạn từ
nay đến năm 2020.
3. Nhiệm vụ của luận văn
Để thực hiện các mục tiêu nêu trên, luận văn có những nhiệm vụ cụ thể sau đây:
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận cơ bản và vai trò, ý nghĩa của năng lực công
nghệ đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa; tác động của năng lực công nghệ tới khả
năng cạnh tranh bền vững của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong khu công nghiệp
Thụy Vân, tỉnh Phú Thọ; tổng hợp, lựa chọn khung lý thuyết cơ bản để đánh giá
năng lực công nghệ và tác động của năng lực công nghệ tới khả năng cạnh tranh bền
vững của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong khu công nghiệp Thụy Vân, tỉnh Phú Thọ.
- Khảo sát, đánh giá thực trạng năng lực công nghệ tại các doanh nghiệp nhỏ
và vừa trong khu công nghiệp Thụy Vân, tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2011 - 2015, trong
đó nêu lên những thành tựu đạt đƣợc, những tồn tại, hạn chế, điểm yếu.v.v. hay
4


những mối nguy đe dọa tới việc phát triển năng lực công nghệ từ đó tìm ra các
nguyên nhân hạn chế đến năng lực công nghệ tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
- Xác định phƣơng hƣớng, mục tiêu và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng
cao năng lực công nghệ nhằm xây dựng và duy trì khả năng cạnh tranh bền vững cho
các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong trong khu công nghiệp Thụy Vân tỉnh Phú Thọ
giai đoạn từ nay đến năm 2020.
4. Đối tƣợng nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu năng lực công nghệ trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa
trong khu công nghiệp Thụy Vân, tỉnh Phú Thọ.
5. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu về năng lực công nghệ và các yếu tố tác

động đến năng lực công nghệ trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong khu công
nghiệp Thụy Vân, tỉnh Phú Thọ giai đoạn từ 2011 – 2015.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp luận
Luận văn áp dụng chủ nghĩa duy vật lịch sử và duy vật biện chứng để tiếp
cận và phân tích vai trò và các yếu tố ảnh hƣởng tới năng lực công nghệ trong các
doanh nghiệp nhỏ và vừa.
6.2. Phương pháp thu thập thông tin
- Phƣơng pháp điều tra xã hội học: Luận văn thu thập thông tin bằng bảng
hỏi, áp dụng phƣơng pháp chọn mẫu ngẫu nhiên.
- Tác giả chọn ra 15 doanh nghiệp để tiến hành điều tra, khảo sát đánh giá
năng lực công nghệ; đồng thời chọn 10 lãnh đạo doanh nghiệp nhỏ và vừa để tiến
hành điều tra nhận xét về sự phù hợp giữa trình độ, năng lực của cán bộ kỹ thuật tại
các vị trí đang đảm nhận (trình độ chuyên môn, phẩm chất, đạo đức, lối sống, thái
độ, tác phong làm việc.v.v.) với khả năng công nghệ của doanh nghiệp; định hƣớng
phát triển, chuyển đổi nghề nghiệp, khả năng đầu tƣ đối mới công nghệ và nhu cầu
đào tạo nâng cao trình độ.v.v. . số liệu thu thập đƣợc phân loại theo nhóm nội dung,
phân tích và so sánh thống kê, sau đó đƣợc xử lý bằng phần mềm Excel.

5


- Phƣơng pháp phỏng vấn: Luận văn tiến hành các cuộc phỏng vấn trực tiếp một
số lãnh đạo thuộc Ban quản lý khu công nghiệp Thụy Vân về những chủ trƣơng, đƣờng
lối, giải pháp, biện pháp hỗ trợ thúc đẩy nâng cao năng lực công nghệ trong các doanh
nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Phú Thọ nói chung và tại khu công nghiệp Thụy
Vân nói riêng.
- Phƣơng pháp quan sát: Sử dụng phƣơng pháp quan sát để thu thập thông tin
về năng lực công nghệ tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong Khu công nghiệp
Thụy Vân, tỉnh Phú Thọ.

- Phƣơng pháp phân tích tài liệu: Đƣợc sử dụng để phân tích các công trình
nghiên cứu liên quan. Phân tích nội dung tài liệu để thu thập, học hỏi, kế thừa và
phát triển phù hợp với luận văn.
Cùng với đó luận văn sử dụng một số phƣơng pháp khác nhƣ: thống kê, so
sánh, quy nạp... kết hợp với nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn, nhằm làm rõ
nội dung cơ bản của luận văn, bảo đảm tính khoa học và logic giữa các vấn đề đƣợc
nêu ra.
7. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, kiến nghị, mục lục, tài liệu tham khảo luận
văn sẽ đƣợc chia thành 3 chƣơng nhƣ sau:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về năng lực công nghệ.
Chƣơng 2: Đánh giá thực trạng năng lực công nghệ tại các doanh nghiệp nhỏ
và vừa trong khu công nghiệp Thụy Vân, tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2011-2015.
Chƣơng 3: Giải pháp nâng cao năng lực công nghệ để đảm bảo khả năng
cạnh tranh bền vững cho các doanh nhiệp nhỏ và vừa trong khu công nghiệp Thụy
Vân, tỉnh Phú Thọ giai đoàn 2016-2020.

6


CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CÔNG NGHỆ
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Ở mỗi nền kinh tế quốc gia hay lãnh thổ, các doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể
giữ những vai trò với mức độ khác nhau, song nhìn chung có một số vai trò tƣơng
đồng nhƣ sau:
- Giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế: các doanh nghiệp nhỏ và vừa
thƣờng chiếm tỷ trọng lớn, thậm chí áp đảo trong tổng số doanh nghiệp (Ở Việt
Nam chỉ xét các doanh nghiệp có đăng ký thì tỷ lệ này là trên 95%). Vì thế, đóng
góp của họ vào tổng sản lƣợng và tạo việc làm là rất đáng kể.
- Giữ vai trò ổn định nền kinh tế: ở phần lớn các nền kinh tế, các doanh

nghiệp nhỏ và vừa là những nhà thầu phụ cho các doanh nghiệp lớn. Sự điều chỉnh
hợp đồng thầu phụ tại các thời điểm cho phép nền kinh tế có đƣợc sự ổn định. Vì
thế, doanh nghiệp nhỏ và vừa đƣợc ví là thanh giảm sốc cho nền kinh tế.
- Làm cho nền kinh tế năng động: vì doanh nghiệp nhỏ và vừa có quy mô
nhỏ, nên dễ điều chỉnh (xét về mặt lý thuyết) hoạt động.
- Tạo nên ngành công nghiệp và dịch vụ phụ trợ quan trọng: doanh nghiệp
nhỏ và vừa thƣờng chuyên môn hóa vào sản xuất một vài chi tiết đƣợc dùng để lắp
ráp thành một sản phẩm hoàn chỉnh.
- Là trụ cột của kinh tế địa phƣơng: nếu nhƣ doanh nghiệp lớn thƣờng đặt cơ
sở ở những trung tâm kinh tế của đất nƣớc, thì doanh nghiệp nhỏ và vừa lại có mặt
ở khắp các địa phƣơng và là ngƣời đóng góp quan trọng vào thu ngân sách, vào sản
lƣợng và tạo công ăn việc làm ở địa phƣơng.
- Đóng góp không nhỏ giá trị GDP cho quốc gia.
Nhận thức đƣợc vai trò, tầm quan trọng của doanh nghiệp nhỏ và vừa trên
địa bàn tỉnh Phú Thọ nói chung và trong Khu công nghiệp Thụy Vân tỉnh Phú Thọ
nói riêng, trong những năm qua đã có những công trình nghiên cứu khoa học và
phát triển công nghệ nhằm đựa ra những giải pháp nâng cao năng lực công nghệ của
7


các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Phú Thọ nói chung và trong Khu
công nghiệp Thụy Vân nói riêng, cụ thể nhƣ:
- Đề tài “Điều tra, đánh giá hiện trạng công nghệ của các ngành công nghiệp,
xây dựng và đề xuất các giải pháp để nâng cao trình độ công nghệ, tăng khả năng
cạnh tranh các sản phẩm công nghiệp, xây dựng của tỉnh Phú Thọ”, do Th.S Đào
Văn Phùng, nguyên Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì thực hiện năm
2007 - 2008. Kết quả của đề tài đã đánh giá đƣợc thực trạng và đƣa ra đƣợc các giải
pháp để nâng cao trình độ công nghệ, tăng khả năng cạnh tranh các sản phẩm công
nghiệp, xây dựng của tỉnh Phú Thọ và là cơ sở khoa học để tham mƣu cho UBND
tỉnh Phú Thọ ban hành:

+ Nghị quyết số 19/NQ/TU ngày 31/8/2007 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh
về nâng cao trình độ công nghệ, tăng khả năng cạnh tranh sản phẩm công nghiệp
của tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2007 – 2010, định hƣớng đến năm 2015.
+ Nghị quyết số 127/2007/NQ-HĐND ngày 12/12/2007 của Hội đồng nhân
dân tỉnh Phú Thọ về Chƣơng trình nâng cao trình độ công nghệ, tăng khả năng cạnh
tranh sản phẩm công nghiệp của tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2007 – 2010, định hƣớng
đến năm 2015.
+ Chƣơng trình số 2611/CTr-UBND ngày 13/11/2007 của UBND tỉnh Phú
Thọ về nâng cao trình độ công nghệ, tăng khả năng cạnh tranh sản phẩm công
nghiệp của tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2007 – 2010, định hƣớng đến năm 2015.
- Đề tài “Đánh giá thực trạng sử dụng và nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực cho
sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2010 - 2015; dự báo đến
năm 2020”, do TS. Hoàng Thị Lợi, Trƣờng Cao đẳng nghề Phú Thọ chủ trì thực
hiện năm 2013-2015. Kết quả đề tài đã đánh giá đƣợc trạng sử dụng và nhu cầu đào
tạo nguồn nhân lực cho sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ giai đoạn
2010 – 2015; dự báo đến năm 2020 là cơ sở khoa học cho việc xây dựng các cơ chế,
chính sách đào tạo, phối hợp đào tạo nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực phục vụ
cho phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.
- Dự án “Xây dựng hệ thống mạng công nghệ thông tin phục vụ công tác
quản lý doanh nghiệp trong các khu công nghiệp tập trung tỉnh Phú Thọ”, do ông
8


Trần Trung Tề, Phó trƣởng Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh chủ trì thực hiện
năm 2008 – 2009. Kết quả dự án đã xây dựng đƣợc hệ thống mạng công nghệ thông
tin kết nối giữa các khu công nghiệp tập trung của tỉnh từ đó tăng cƣờng công tác
thông tin tuyên truyền chủ trƣơng, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nƣớc và
nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nƣớc của tỉnh đối với các khu, cụm công
nghiệp tập trung trên địa bàn tỉnh.
- Đề tài “Nghiên cứu đề xuất các giải pháp phát triển nguồn nhân lực chất

lƣợng cao phục vụ phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2011 – 2015 và
định hƣớng đến năm 2020”, do TS. Trịnh Thế Truyền, Trƣởng phòng Tổng hợp, Sở
Kế hoạch và Đầu tƣ tỉnh Phú Thọ, nay là Hiệu trƣởng trƣờng Đại học Hùng Vƣơng
chủ trì thực hiện năm 2011 – 2012. Kết quả của đề tài đã đánh giá đƣợc thực trạng
đào tạo cũng nhƣ chất lƣợng nguồn nhân lực chất lƣợng cao của tỉnh Phú Thọ giai
đoạn 2006 – 2010, dự báo nhu cầu nguồn nhân lực chất lƣợng cao trong giai đoạn
2011 – 2020 từ đó đề xuất các giải pháp phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng cao
trên địa bàn tỉnh nhằm phục vụ phát triển kinh tế xã hội.
Từ những kết quả của các công trình nghiên cứu trên là cơ sở để các ngành,
các cấp tham mƣu cho UBND tỉnh Phú Thọ hoạch định chiến lƣợc, chính sách, mục
tiêu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Tuy nhiên, đối với riêng các doanh nghiệp
nhỏ và vừa trong khu công nghiệp Thụy Vân tỉnh Phú Thọ chƣa có một công trình
nghiên cứu cụ thể nhằm đánh giá những kết quả đạt đƣợc, tồn tại, hạn chế .v.v. đặc
biệt là năng lực công nghệ trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa, từ đó đƣa ra các giải
pháp mang tính chiến lƣợc.v.v. nhằm nâng cao năng lực công nghệ để đảm bảo khả
năng cạnh tranh bền vững cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong Khu công nghiệp
Thụy Vân, tỉnh Phú Thọ.
1.2. Một số khái niệm
1.2.1. Công nghệ
Theo Luật Khoa học và Công nghệ Việt Nam 2013, công nghệ là giải pháp,
quy trình, bí quyết kỹ thuật có kèm theo hoặc không kèm theo công cụ, phƣơng tiện
dùng để biến đổi nguồn lực thành sản phẩm.
Theo Ủy ban Kinh tế Xã hội châu Á Thái Bình Dƣơng, Liên Hiệp
9


Quốc (ESCAP): Công nghệ là kiến thức có hệ thống về quy trình và kỹ thuật dùng
để chế biến vật liệu và thông tin. Nó bao gồm kiến thức, thiết bị, phƣơng pháp và
các hệ thống dùng trong việc tạo ra hàng hóa và cung cấp dịch vụ.
Thuật ngữ công nghệ vì vậy thông thƣờng đƣợc đặc trƣng bởi các phát

minh và cải tiến sử dụng các nguyên lý và quy trình đã đƣợc khoa học phát hiện ra
gần đây nhất. Tuy nhiên, thậm chí cả phát minh cổ nhất nhƣ bánh xe cũng là một
minh họa cho công nghệ.
Một định nghĩa khác đƣợc sử dụng trong kinh tế học xem công nghệ nhƣ là
trạng thái hiện tại của các kiến thức của chúng ta trong việc kết hợp các nguồn lực
để sản xuất các sản phẩm mong muốn (kiến thức của chúng ta về việc sản xuất nhƣ
thế nào).
Nhƣ vậy chúng ta có thể thấy các thay đổi công nghệ khi kiến thức kỹ thuật
của chúng ta tăng lên.
1.2.2. Năng lực công nghệ
Cho đến cuối những năm 1970, sự phát triển công nghệ ở các nƣớc đang
phát triển chủ yếu thông qua chuyển giao công nghệ từ các nƣớc phát triển. Do sự
khác biệt quá lớn ở một loạt các yếu tố ở hai nhóm nƣớc cho nên tỷ lệ thành công
trong việc chuyển giao này không cao. Trong bối cảnh đó các nghiên cứu của viện
hàn lâm và của các tổ chức quốc tế về công nghệ đã chỉ ra đƣợc yêu cầu thành
công đối với bên tiếp nhận công nghệ là phải có trình độ nhận thức, năng lực để
giải quyết các hoạt động tự lập, giải quyết sự cố một cách chủ động mà không
hoàn toàn dựa vào bên giao. Sự phát triển công nghệ thành công đòi hỏi bên tiếp
nhận công nghệ cần có năng lực công nghệ nhất định. Trong bối cảnh nhƣ vậy, đã
có rất nhiều nỗ lực để đƣa ra quan niệm về năng lực công nghệ. Dƣới đây là một
số quan niệm đó:
- Theo PGS.TS Hoàng Đình Phi, Tập bài giảng “Khoa học, công nghệ và an
ninh” HSB, 2015: là khả năng sở hữu, phát triển và sử dụng có hiệu quả các công
nghệ khác nhau để hình thành hệ thống công nghệ tích hợp nhằm phát triển kinh
doanh và duy trì khả năng cạnh tranh bền vững.
- Tổ chức Phát triển công nghiệp, Liên hợp quốc (UNIDO): Xác định các
10


yếu tố cấu thành năng lực công nghệ bao gồm: khả năng đào tạo nhân lực; khả

năng tiến hành nghiên cứu cơ bản; khả năng thử nghiệm các phƣơng tiện kỹ thuật;
khả năng tiếp nhận và thích nghi các công nghệ; khả năng cung cấp và xử lý thông
tin.
- Ngân Hàng Thế Giới (WB) đề xuất phân chia năng lực công nghệ thành
ba nhóm độc lập: Năng lực sản xuất, bao gồm: quản lý sản xuất, kỹ thuật sản xuất,
bảo dƣỡng, bảo quản tƣ liệu sản xuất, marketing sản phẩm; Năng lực đầu tƣ, bao
gồm: quản lý dự án, thực thi dự án, năng lực mua sắm, đào tạo nhân lực; Năng lực
đổi mới, bao gồm: khả năng sáng tạo, khả năng tổ chức thực hiện đƣa kỹ thuật mới
vào các hoạt động kinh tế.
- Trong các công trình nghiên cứu về năng lực công nghệ thì S.Lall đƣa ra
đƣợc định nghĩa mang tính tổng quát nhất. Theo tác giả này thì: "Năng lực công nghệ
của một quốc gia (ngành hoặc cơ sở) là khả năng triển khai những công nghệ đã có
một cách có hiệu quả và đƣơng đầu đƣợc với những thay đổi công nghệ lớn". Theo
định nghĩa này có hai mức hoạt động phát triển công nghệ, cũng là hai cơ sở để phân
tích năng lực công nghệ. Đó là: sử dụng có hiệu quả công nghệ sẵn có và thực hiện
đổi mới công nghệ thành công. Định nghĩa này cũng đã khái quát đƣợc hai mặt cơ
bản của năng lực công nghệ là khả năng đồng hoá công nghệ và khả năng phát triển
công nghệ nội sinh.
1.2.3. Khả năng cạnh tranh bền vững
Cạnh tranh có vai trò rất quan trọng và là một trong những động lực mạnh
mẽ thúc đẩy sản xuất phát triển. Nó buộc ngƣời sản xuất phải năng động, nhạy bén,
tích cực nâng cao tay nghề, cải tiến kỹ thuật, áp dụng khoa học công nghệ, hoàn
thiện tổ chức quản lý để nâng cao năng suất lao động, hiệu quả kinh tế. Ở đâu thiếu
cạnh tranh hoặc có biểu hiện độc quyền thì thƣờng trì trệ và kém phát triển.
Bên cạnh mặt tích cực, cạnh tranh cũng có những tác động tiêu cực thể hiện
ở cạnh tranh không lành mạnh nhƣ những hành động vi phạm đạo đức hay vi phạm
pháp luật (buôn lậu, trốn thuế, tung tin phá hoại,…) hoặc những hành vi cạnh tranh
làm phân hóa giàu nghèo, tổn hại môi trƣờng sinh thái.

11



Sự khác biệt giữa cạnh tranh không lành mạnh và cạnh tranh lành mạnh
trong kinh doanh là một bên có mục đích bằng mọi cách tiêu diệt đối thủ để tạo vị
thế độc quyền cho mình, một bên là dùng cách phục vụ khách hàng tốt nhất để
khách hàng lựa chọ mình chứ không lựa chọn đối thủ của mình.
Khả năng cạnh tranh bền vững là sự duy trì và nâng cao lợi thế cạnh tranh
trong việc tiêu thụ sản phẩm, mở rộng mạng lƣới tiêu thụ, thu hút và sử dụng có hiệu
quả các yếu tố sản xuất nhằm đạt lợi ích kinh tế cao và đảm bảo sự phát triển kinh tế
bền vững.
1.2.4. Doanh nghiệp nhỏ và vừa
Theo Nghị định 56/2009/NĐ-CP ngày 30/6/2006 của Chính phủ về việc trợ
giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa thì Doanh nghiệp nhỏ và vừa là cơ sở kinh
doanh đã đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật, đƣợc chia thành ba cấp: siêu
nhỏ, nhỏ, vừa theo quy mô tổng nguồn vốn (tổng nguồn vốn tƣơng đƣơng tổng tài
sản đƣợc xác định trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp) hoặc số lao động
bình quân năm (tổng nguồn vốn là tiêu chí ƣu tiên), cụ thể nhƣ sau:
Quy mô

Khu vực

Doanh
nghiệp siêu
nhỏ
Số lao động

Doanh nghiệp nhỏ

Tổng
nguồn vốn


Số lao động

Doanh nghiệp vừa

Tổng
nguồn vốn

Số lao động

I. Nông, lâm 10 ngƣời trở 20 tỷ đồng từ trên 10 từ trên 20 tỷ từ trên 200
nghiệp
và xuống
trở xuống
ngƣời đến đồng
đến ngƣời đến
thủy sản
200 ngƣời
100 tỷ đồng 300 ngƣời
II.
Công 10 ngƣời trở 20 tỷ đồng từ trên 10 từ trên 20 tỷ từ trên 200
nghiệp
và xuống
trở xuống
ngƣời đến đồng
đến ngƣời đến
xây dựng
200 ngƣời
100 tỷ đồng 300 ngƣời
III. Thƣơng 10 ngƣời trở 10 tỷ đồng từ trên 10 từ trên 10 tỷ từ trên 50

mại và dịch xuống
trở xuống
ngƣời đến đồng đến 50 ngƣời đến
vụ
50 ngƣời
tỷ đồng
100 ngƣời

12


1.3. Một số đặc điểm của công nghệ:
Trong nền kinh tế thị trƣờng, công nghệ là một sản phẩm nhƣng là một sản
phẩm đặc biệt. Do đó, ngoài những đặc trƣng của sản phẩm thông thƣờng, nó có
những đặc trƣng mà chỉ công nghệ sản sinh ra sản phẩm mới có. Các đặc trƣng đó
của công nghệ là: vòng đời và chu trình sống của công nghệ:
1.3.1. Vòng đời của các thành phần công nghệ:
- Vòng đời của vật tƣ - kỹ thuật (T): Quá trình hình thành các phần cứng của
công nghệ bắt đầu từ nghiên cứu nhu cầu; thiết kế, chế tạo; sản xuất thử sau đó sản
xuất hàng loạt; truyền bá; cuối cùng nó cũng đƣợc thay thế bởi công nghệ mới khi
công nghệ này đi vào trạng thái bão hòa rồi giảm khả năng sinh lợi.
- Vòng đời của nhân lực khoa học công nghệ (H): Để có đƣợc con ngƣời có tri
thức và kỹ năng về công nghệ, con ngƣời trải qua quá trình nuôi dƣỡng; giáo dục; đào
tạo, phát triển và nâng cao kiến thức, tay nghề. Một đời ngƣời trải qua nhiều công
nghệ do đó học không kết thúc cùng công nghệ đó.
- Vòng đời của thông tin công nghệ (I): Vòng đời của thông tin bắt đầu là tìm
kiếm thông tin thông qua việc phân tích, đặt câu hỏi và trả lời các câu hỏi đó; lựa
chọn thông tin từ các nguồn thông tin khác nhau; tổ chức lƣu trữ hoặc chế tạo các sản
phẩm thông tin; sử dụng; phổ biến, cung ứng các dịch vụ thông tin (ngân hàng thông
tin). Điều cần lƣu ý ở đây là, một thông tin có thể dùng trong nhiều công nghệ.

- Vòng đời của tổ chức công nghệ (O): Tổ chức công nghệ hình thành bắt đầu
từ việc nhận thức vấn đề; chuẩn bị (thiết kế) và thiết lập tổ chức; điều hành công việc;
hƣớng dẫn, thúc đẩy và cải tổ cho phù hợp với sự phát triển của các thành phần khác
trong công nghệ.
1.3.2. Chu trình sống của công nghệ:
Chu trình sống của công nghệ mô tả quy luật phát triển khởi đầu, các giai đoạn
phát triển và kết thúc của một công nghệ theo thời gian.
Phần cứng và phần mềm của công nghệ có chu trình sống khác nhau.
- Đối với công nghệ phần cứng:
+ Các công nghệ cứng (giá trị phần cứng của công nghệ chiếm ƣu thế) có chu
trình sống tƣơng tự các sản phẩm thông thƣờng.
13


+ Xuất phát từ nhu cầu về một loại sản phẩm hoặc do một phát minh khoa học,
nhiều ý đồ công nghệ sẽ nảy sinh, xong chỉ một ý đồ khả thi đƣợc sử dụng. Ý đồ về
công nghệ trở thành công nghệ và đƣợc giao bán trên thị trƣờng, đó là giai đoạn giới
thiệu công nghệ. Trong giai đoạn này số ngƣời áp dụng công nghệ còn ít do giá thành
công nghệ còn cao và khả năng rủi ro khi áp dụng công nghệ lớn.
+ Sau một thời gian, do kết quả sử dụng công nghệ, một số lớn ngƣời có nhu
cầu sẽ mua công nghệ này tạo ra nhu cầu cao đối với công nghệ, đó là giai đoạn tăng
trƣởng của công nghệ. Tiếp theo là giai đoạn công nghệ chín muồi, hầu hết những
ngƣời có nhu cầu đã áp dụng công nghệ, số lƣợng công nghệ bán đƣợc chỉ số những
ngƣời ít vốn, chậm đổi mới. Cá nhà nghiên cứu và triển khai chuẩn bị xong các công
nghệ mới thay thế công nghệ cũ ( Biểu đồ 1.1)

Sự phát triển
Lợi nhuận của
công nghệ


Giới thiệu

Tăng

Bão hòa

Suy vong

Biểu đồ 1.1: Chu trình sống công nghệ cứng

14


- Đối với các công nghệ phần mềm:
+ Khác với công nghệ phần cứng, công nghệ phần mềm (bao gồm bí quyết,
phƣơng pháp, lý thuyết, thông số…là chủ yếu) không bị suy tàn. Khi bắt đầu đƣa ra
thị trƣờng, quá trình phát triển của nó tƣơng tự công nghệ phần cứng. Sau đó, nhờ
một loạt các hỗ trợ, giải quyết các nguyên nhân cản trở sự áp dụng công nghệ, các
phần mềm thƣờng có sự đột biến trong ứng dụng. Và cuối cùng, việc ứng dụng công
nghệ sẽ dần dần ít đi, công nghệ đi vào gia đoạn bão hòa.
+ Có thể kết luận sự phát triển công nghệ phần mềm tuân theo quy luật hàm số
mũ. Điều này không chỉ đúng với một công nghệ mà phù hợp với một nhóm công
nghệ (các công nghệ dựa trên cùng một lý thuyết cơ bản).
1.3.3. Đổi mới công nghệ:
Đổi mới công nghệ là sự chủ động thay thế một phần đáng kể (cốt lõi, cơ bản)
hay toàn bộ công nghệ đang sử dụng bằng công nghệ khác.
Do công nghệ luôn biến đổi trong chu trình sống của nó nên đổi mới công
nghệ là nhu cầu tất yếu và hợp quy luật phát triển.
Để đổi mới công nghệ đạt hiệu quả. Phải xác định rõ mục tiêu và phù hợp
hoàn cảnh. Sự thành công của đổi mới công nghệ gắn liền năng lực công nghệ. Khi

nghiên cứu đổi mới phải chú ý ba khía cạnh nhất thiết phải có, liên quan đến sự tham
gia của xã hội. Đó là: thứ nhất: Nhu cầu của xã hội; thứ hai: Các nguồn lực của xã
hội; thứ 3: Đặc thù tình cảm của xã hội. Nếu thiếu một trong các yếu tố đó thì đổi mới
công nghệ không có khả năng đƣợc áp dụng hay không có khả năng để thành công.
Nhu cầu của xã hội, bất luận nguồn gốc xuất phát từ đâu, thì điều quan trọng là có
đủ số ngƣời cảm nhận thấy nhu cầu đó để tạo đƣợc một thị trƣờng, để có thể đáp ứng.
Các nguồn lực của xã hội là điều có ý nghĩa không kém để cho việc áp dụng
tiến bộ công nghệ thành công. Nhiều phát minh bị thất bại vì không có đủ nguồn lực
(vốn, vật tƣ và con ngƣời có trình độ.v.v.) để áp dụng.
Đặc thù của xã hội là môi trƣờng tiếp nhận các ý tƣởng mới, một môi trƣờng
mà các nhóm ngƣời sẵn sàng xem xét sự áp dụng công nghệ mới một cách nghiêm
túc, sự tồn tại của các nhóm ngƣời sẵn sàng khuyến khích các nhà phát minh và sử
dụng các ý tƣởng của họ là một yếu tố then chốt trong lịch sử công nghệ.
15


×