Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

đề thi thử THPTQG 2019 ngữ văn THPT chuyên KHTN hà nội lần 1 có lời giải chi tiết

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (346.33 KB, 4 trang )

SỞ GD & ĐT HÀ NỘI
THPT CHUYÊN KHTN

ĐỀ THI THỬ THPT QG LẦN 1
NĂM HỌC 2018 – 2019
Môn thi: NGỮ VĂN 12
Thời gian: 120 phút, không kể thời gian phát đề

Phần I: Đọc – hiểu (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ Câu 1 đến Câu 4:
Tỉ phú Hồng K ông Yu Pang – Lin vừa qua đời ở tuổi 93, để lại di chúc hiến toàn bộ tài sản trị
giá khoảng 2 tỉ USD cho hoạt động từ thiện. Ông giải thích hành động của mình: “Nếu các con tôi
giỏi hơn tôi thì chẳng cần phải để nhiều tiền cho chúng. Nếu chúng kém cỏi thì có nhiều tiền cũng
chỉ có hại cho chúng mà thôi”. Yu Pang – Lin không phải là người đầu tiên trên thế giới “keo kiệt”
với con nhưng lại hào phóng với xã hội. Người giàu nhất thế giới – Bill Gates – từng tuyên bố sẽ
chỉ để lại cho con 0,05% tổng tài sản kếch xù của mình. Báo chí hỏi tại sao lại như vậy, ông trả lời
đại ý: Con tôi là con người, mà đã là con người thì phải tự kiếm sống, không chỉ kiếm sống để phục
vụ chính bản thân mình mà còn phải góp phần thúc đẩy xã hội. Đã là con người thì phải lao động.
Tại sao tôi phải cho con tiền?
[…] . Có người nói rằng, có hai thứ mà cha mẹ cần trang bị cho con cái và chỉ hai thứ đó là đủ,
còn không, nếu có để lại cho con thứ gì đi nữa mà thiếu hai đó thì coi như chưa cho con gì cả. Hai
thứ đó là: ý thức tự trách nhiệm về bản thân mình và năng lực để tự chịu trách nhiệm.
(Theo Nhật Huy, Không để lại tiền cho con, Dẫn theo , ngày 10/5, 2015)
Câu 1. Nhận biết
Đoạn văn trên thuộc phong cách ngôn ngữ nào?
A.Khoa học B.Nghệ thuật C.Báo chí D.Chính luận
Câu 2. Thông hiểu
Vì sao những người cha tỉ phú như Yu Pang – Lin, Bill Gates… không muốn để lại nhiều của cải
cho con cái?

Phần II: Làm văn (7,0 điểm):


Câu 1 (2,0 điểm): Vận dụng cao
Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ), trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến sau: “Có người
nói rằng, có hai thứ mà cha mẹ cần trang bị cho con cái và chỉ hai thứ đó là đủ, còn không nếu có


để lại cho con thứ gì đi nữa mà thiếu hai đó thì coi như chưa cho con gì cả. Hai thứ đó là ý thức tự
chịu trách nhiệm về bản thân mình và năng lực để tự chịu trách nhiệm”.
Câu 2 (5,0 điểm): Vận dụng cao
Trình bày cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau:
Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi Vọng Phu
Cặp vợ chồng yêu nhau góp nên hòn Trống Mái
Gót ngựa của Thánh Gióng đi qua còn trăm ao đầm để lại
Chín mươi chín con voi góp mình dựng đất tổ Hùng Vương
Những con rồng nằm im góp cho dòng sông xanh thẳm
Người học trò nghèo góp cho Đất Nước mình núi Bút, non Nghiên
Con cóc, con gà quê hương cùng góp cho Hạ Long thành thắng cảnh
Những người dân nào đã góp tên Ông Đốc, Ông Trang, Bà Đen, Bà Điểm
Và ở đâu trên khắp ruộng đồng gò bãi
Chẳng mang một dáng hình, một ao ước, một lối sống ông cha
Ôi Đất Nước sau bốn nghìn năm đi đâu ta cũng thấy
Những cuộc đời đã hóa núi sông ta …
(Trích Đất Nước – Nguyễn Khoa Điềm, Dẫn theo Ngữ văn 12, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam,
2015, tr.120)
--------------Hết-------------Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Họ và tên thí sinh: …………………………; Số báo danh: ……………………………….

( – Website đề thi – chuyên đề file word có lời giải chi tiết)

Quý thầy cô liên hệ đặt mua word: 03338.222.55
Phần I: Đọc – hiểu (3,0 điểm):

Câu 1.
Phương pháp: căn cứ các phong cách nghệ thuật đã học
Cách giải:
Phương án: C. Báo chí
Câu 2.
Phương pháp: phân tích, lí giải, tổng hợp
Cách giải:
Vì:
- Nếu con cháu họ tài giỏi, chúng sẽ tự kiếm được tiền. Nếu chúng kém cỏi thì của cải có sẵn chỉ
làm hại thêm (lười biếng, ỷ lại, sa vào các tệ nạn xã hội…).
- Muốn con có ý thức tự chịu trách nhiệm với chính mình và năng lực để tự chịu trách nhiệm.
Câu 3.
Phương pháp: phân tích, lí giải, tổng hợp
Cách giải:
- Đồng tình.
- Vì:
+ Lao động là phương thức để con người tồn tại và khẳng định bản thân.
+ Lao động là cách thức con người khẳng định, nâng cao giá trị của mình.
+ Bởi vì lao động là trách nhiệm của mỗi người, không chỉ để nuôi sống bản thân và phát triển tiềm
năng của mỗi người mà còn góp phần phát triển xã hội
Câu 4.


Phương pháp: phân tích, lí giải, tổng hợp
Cách giải:
Có thể hiểu là:
• Con người phải có ý thức tự chịu trách nhiệm về mọi suy nghĩ, hành động, về trí tuệ, nhân cách
của chính mình.
• Có năng lực để tự chịu trách nhiệm nghĩa là phải có tri thức (kiến thức chuyên môn, hiểu biết về
đời sống), có khả năng lao động - sáng tạo, có đạo đức - phẩm chất

Phần II: Làm văn (7,0 điểm):
Câu 1:
Phương pháp: phân tích, lí giải, tổng hợp
Cách giải:
Yêu cầu chung: Thí sinh phải biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài nghị luận xã hội để tạo
lập văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng, văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo
đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
Yêu cầu cụ thể:
* Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận (0,25 điểm):
• Điểm 0,25 điểm: Trình bày đầy đủ các phần Mở đoạn, Thân đoạn, Kết đoạn. Phần Mở đoạn biết
dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề; phần Thân đoạn biết tổ chức thành nhiều câu văn liên kết chặt
chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần Kết đoạn khái quát được vấn đề và thể hiện được nhận
thức của cá nhân.

c. Bàn luận
• Ý thức và năng lực tự chịu trách nhiệm về bản thân mình giúp con người có nhận thức và hành
động đúng đắn trong cuộc sống, biết tự trọng cá nhân và tôn trọng người khác, luôn đòi hỏi chính
mình nỗ lực vươn lên để sáng tạo và cống hiến.
• Có ý thức và năng lực tự chịu trách nhiệm về bản thân, con người có tài sản gốc quý báu để sinh
lời, không phải "vay mượn", không phải sống nhờ người khác.
• Lấy dẫn chứng bàn luận, chứng minh.
c. Bài học nhận thức và hành động
Câu 2:
*Phương pháp: _Phân tích (Phân tích đề để xác định thể loại, yêu cầu, phạm vi dẫn chứng).
_Sử dụng các thao tác lập luận (phân tích, tổng hợp, bàn luận,…) để tạo lập một văn bản nghị luận
văn học.
*Cách giải:


❖ Yêu cầu hình thức:

- Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm nghị luận văn học để tạo lập văn bản.
- Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên
kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
❖ Yêu cầu nội dung:
• Giới thiệu tác giả, tác phẩm
- Nguyễn Khoa Điềm thuộc thế hệ các nhà thơ thời kì chống Mĩ cứu nước. Thơ ông hấp dẫn bởi sự
kết hợp giữa xúc cảm nồng nàn và suy tư sâu lắng của người trí thức về đất nước, con người Việt
Nam.
- Trường ca Mặt đường khát vọng được tác giả hoàn thành ở chiến khu Trị - Thiên năm 1971, in lần
đầu năm 1974, viết về sự thức tỉnh của tuổi trẻ đô thị vùng tạm chiếm miền Nam về non sông đất
nước, về sứ mệnh của thế hệ mình, xuống đường đấu tranh hòa nhịp với cuộc chiến đấu chống đế
quốc Mĩ xâm lược. Đoạn trích Đất Nước (phần đầu chương V của trường ca) là một trong những
đoạn thơ hay về đề tài đất nước trong thơ Việt Nam hiện đại.
• Phân tích thơ:
Với Nguyễn Khoa Điềm, nhân dân chính là người đã làm ra Đất Nước nên “Đất Nước này là Đất
Nước của nhân dân”. Và để đi đến tư tưởng đó, tác giả đã lần lượt chứng minh trên các phương diện
địa lý * Tám câu đầu: Tác giả cảm nhận Đất Nước qua những địa danh, thắng cảnh:
Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi Vọng Phu
Cặp vợ chồng yêu nhau góp nên hòn Trống Mái
Gót ngựa của Thánh Gióng đi qua còn trăm ao đầm để lại
Chín mươi chín con voi góp mình dựng đất tổ Hùng Vương
Những con rồng nằm im góp dòng sông xanh thẳm
Người học trò nghèo giúp cho Đất Nước mình núi Bút non Nghiên.
Con cóc, con gà quê hương cùng góp cho Hạ Long thành thắng cảnh
Những người dân nào đã góp tên Ông Đốc, Ông Trang, Bà Đen, Bà Điểm
- Đoạn thơ có sự xuất hiện với mật độ dày đặc của những địa danh quen thuộc: Núi Vọng Phu, hòn
Trống Mái, núi Bút, non Nghiên,…làm nên bức tranh sống động về thiên nhiên quê hương đất nước.
Đồng thời, nó còn gợi liên tưởng sâu xa về vẻ đẹp tâm hồn con người VN ẩn chứa trong dáng hình
sông núi.
- Đoạn thơ mang một kết cấu lạ. Độ dài ngắn của những câu thơ khác nhau nhưng đều mang một

cấu trúc: chia thành hai nửa liên kết với nhau bằng những động từ: góp, góp cho, góp nên, góp tên,
góp mình…:
-> đằng sau những danh lam thắng cảnh nổi tiếng là những cuộc đời đã đóng góp âm thầm và lặng
lẽ.
* Bốn câu cuối nâng ý thơ lên tầm khái quát: sự hoá thân của Nhân Dân vào bóng hình Đất Nước.
Nhân Dân chính là người đã tạo dựng, đã đặt tên, ghi dấu ấn cuộc đời mình lên mỗi ngọn núi, dòng
sông, miền đất này:
Và ở đâu trên khắp ruộng đồng gò bãi
Chẳng mang một dáng hình, một ao ước, một lối sống ông cha
Ôi ĐN sau bốn nghìn năm đi đâu ta cũng thấy
Những cuộc đời đã hóa núi sông ta
* Tổng kết
- Giá trị nội dung: Đoạn trích đã thể hiện những suy nghĩ và tình cảm tha thiết, sâu sắc của tác giả
về đất nước ở nhiều bình diện với tư tưởng bao trùm: Đất Nước của Nhân Dân.
- Đặc sắc nghệ thuật: kết hợp chất chính luận và trữ tình, vận dụng phong phú chất liệu văn hóa và
văn học dân gian, thể thơ tự do với sự biến đổi linh hoạt về nhịp điệu.



×