Tải bản đầy đủ (.pptx) (9 trang)

Bài giảng lịch sử Công xã Pari

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.37 MB, 9 trang )

CÔNG XÃ PARI


CÔNG XÃ PARI

1.

Cuộc cách mạng ngày 18/3/1871.

2.

Công xã Pari - nhà nước vô sản đầu tiên.

3.

Công cuộc đấu tranh bảo vệ công xã Pari.

4.

Nguyên nhân thất bại.

5.

Ý nghĩa lịch sử.


1. Cuộc cách mạng ngày 18/3/1871.

• 19/7/1870 chiến tranh Pháp-Phổ nổ ra quân Pháp thất bại. Ngày 2/9 Napoleong cùng 10 vạn quân chủ lực bị bắt tại thành Xơ Đăng.
• 4/9/1870 quần chúng công nhân và nhân dân nghèo Paris đứng lên khởi nghĩa, đòi thành lập chế độ cộng hòa và các đơn vị quốc dân chống


phổ xâm lược. Nhưng giai cấp tư sản thành lập chính phủ vệ quốc. Chính phủ vệ quốc xin đừng chiến và tìm cách phá hoại cuộc kháng chiến
khi Phổ tràn vào, bao vây Pari .Từ đó nhân dân bất mãn và đứng lên khởi nghĩa.

• 3 giờ sáng ngày 18/3/1871 Chính phủ về Quốc do Chi-e đứng đầu đã cho quân đánh chiếm đòi môn Mác bắc Pari. Quần chúng nhân dân kịp
thời kéo đến hỗ trợ Chi-e thất bại.

• Trưa ngày 18/3, các tiểu đoàn quốc dân quân chiếm cơ quan chính phủ, nhà ga, sở cảnh sát, tòa thị chính. Chiều 18/3 tòa thị chính bị chiếm.
Quân cách mạng làm chủ thành phố.

• Ngày 26/3 cuộc bầu cử hội đồng Công xã được tổ chức. Ngày 28/3 hội đồng Công xã làm lễ ra mắt, đánh dấu cách mạng thắng lợi.


2. Công xã Paris Nhà nước Vô sản đầu tiên

• Hội đồng Công xã được tổ chức theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu. Họ chịu trách nhiệm trước nhân dân và có thể bị bãi bỏ.
• Hội đồng Công xã đề ra một số chính sách:
+ Giải tán quân đội và bộ máy cảnh sát của chính quyền cũ. Thay bằng lực lượng vũ trang và lực lượng An ninh nhân dân.
+ Tách nhà thờ ra khỏi hoạt động của Nhà nước và nhà trường. Nhà trường không dạy kinh thánh
+ Quy định mức lương tối thiểu, giảm lao động ban đêm, cấm cúp phạt đánh đập công nhân, giải quyết nạn thất nghiệp, đề ra chế độ giáo dục bắt
buộc, miễn học phí, cải thiện điều kiện làm việc cho nhân dân.....
=> Một Nhà nước Vô sản - nhà nước của dân, do dân và vì dân.


3. Cuộc đấu tranh bảo vệ Công xã Paris

• Tháng tư năm 1871 Quân Véc-xay bắt đầu tấn công Paris. Ngày 21/5 Quân Véc- xay tiến vào Paris qua cửa Xanh-Clu. Từ đó diễn ra các trận
đánh ác liệt ở các đường phố từ ngày 21-28/5/1871 được gọi là "tuần lễ đẫm máu".

• Chiến sĩ Công xã đã anh dũng chiến đấu bảo vệ từng khu phố, từng căn nhà, từng tấc đất. Đặc biệt là cuộc chiến đấu của 200 Chiến Sĩ Công
Xã cố thủ trong nghĩa địa Cha La-se-dơ.

+ Nghĩa địa Cha La-se-dơ bị bao vây. Từ 4 giờ sáng, các chiến sĩ Công xã dùng mọi loại vũ khí chống trả cho đến khi vài chục Chiến sĩ cuối
cùng bị bắt và bị giải đi xử bắn tại bức tường nghĩa địa.


4. Nguyên nhân thất bại

• Chủ nghĩa đế quốc tập trung mọi lực lượng đàn áp cách mạng;
• Giai cấp vô sản còn yếu về mọi mặt;
• Chưa thành lập được chính Đảng của giai cấp vô sản;
• Cuộc khởi nghĩa không có được sự phối hợp của nhân dân cả nước;
• Không tiêu diệt tận gốc chính quyền tư sản.


5.Ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm

• Mặc dù tồn tại chỉ 72 ngày nhưng có ý nghĩa lịch sử rất to lớn:
+Là hình ảnh thu nhỏ của chế độ xã hội mới, đã cổ vũ mạnh mẽ nhân dân lao động trên toàn thế giới;
+Phát huy mạnh mẽ chủ nghĩa anh hùng cách mạng (cuộc chiến đấu của các chiến sĩ Công xã ở nghĩa địa Cha La-se-dơ);
+Những chính sách mà Công xã đề ra đã thể hiện sự sáng tạo hình thức của nhà nước kiểu mới. Tất cả đều dựa trên lợi ích của đa số nhân dân
lao động.

• Công xã đã để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý như: cách mạng muốn thắng lợi phải do Đảng chân chính lãnh đạo. Thực hiện liên minh
công nông chặt chẽ. Kiên quyết trấn áp kẻ thù ngay từ đầu. .....





×