Tải bản đầy đủ (.doc) (121 trang)

Lập kế hoạch cho sản xuất theo đơn hàng tình huống tại công ty cổ phần giấy sài gòn miền trung

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.75 MB, 121 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

LÊ ĐỨC TÀI

LẬP KẾ HOẠCH CHO SẢN XUẤT
THEO ĐƠN HÀNG – TÌNH HUỐNG TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN GIẤY SÀI GÒN
MIỀN TRUNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

Ðà Nẵng – Năm 2017


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

LÊ ĐỨC TÀI

LẬP KẾ HOẠCH CHO SẢN XUẤT
THEO ĐƠN HÀNG – TÌNH HUỐNG TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN GIẤY SÀI GÒN MIỀN
TRUNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
Mã số: 60.34.01.02

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. LÊ THỊ MINH HẰNG

Ðà Nẵng – Năm 2017




LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận vân này là trung thực và
chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả

Lê Đức Tài


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài......................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu...........................................................................2
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu......................................................2
4. Phƣơng pháp nghiên cứu....................................................................2
5. Bố cục của đề tài.................................................................................3
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu............................................................ 3
CHƢƠNG 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ SẢN XUẤT, HOẠCH ĐỊNH
TRONG DOANH NGHIỆP........................................................................... 6
1.1. KHÁT QUÁT VỀ SẢN XUẤT................................................................. 6
1.1.1. Khái niệm về sản xuất...................................................................6
1.1.2. Vai trò, ý nghĩa của sản xuất.........................................................6
1.2. HỆ THỐNG SẢN XUẤT.......................................................................... 7
1.2.1. Khái niệm......................................................................................7
1.2.2. Loại hình sản xuất.........................................................................8
1.2.3. Phân loại loại hình sản xuất..........................................................8
1.3. QUẢN TRỊ SẢN XUẤT..........................................................................12
1.3.1. Bản chất và mục đích của quản trị sản xuất................................12

1.4. TIẾN TRÌNH LẬP KẾ HOẠCH CHO SẢN XUẤT THEO ĐƠN HÀNG
13
1.4.1 Dự báo nhu cầu sản xuất sản phẩm..............................................13
1.4.2. Hoạch định năng lực sản xuất doanh nghiệp.............................. 15
1.4.3 Hoạch định tổng hợp....................................................................20
1.4.4. Hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu...........................................27
1.4.5. Điều độ và kiểm soát sản xuất....................................................30


KẾT LUẬN CHƢƠNG 1...............................................................................34
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG HOẠCH ĐỊNH SẢN XUẤT PHẨM GIẤY
XEO CUỘN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GIẤY SÀI GÒN MIỀN TRUNG
35
2.1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN SÀI GÒN MIỀN TRUNG....35
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty.............................35
2.1.2. Ngành nghề kinh doanh – Sản phẩm sản xuất của Công ty........35
2.1.3. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty.............................................. 36
2.1.4. Hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty..............................36
2.2. CÔNG TÁC TỔ CHỨC SẢN XUẤT SẢN PHẨM GIẤY TẠI CÔNG
TY CỔ PHẦN GIẤY SÀI GÒN MIỀN TRUNG........................................... 40
2.2.1. Sản phẩm sản xuất...................................................................... 40
2.2.2. Mô tả hệ thống sản xuất..............................................................40
2.3. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HOẠCH ĐỊNH SẢN XUẤT TẠI CÔNG
TY CỔ PHẦN SÀI GÒN MIỀN TRUNG......................................................46
2.3.1. Thực trạng về công tác dự báo và phân tích nhu cầu khách hàng
46
2.3.2 Thực trạng hoạch định năng lực sản xuất....................................53
2.3.3 Hoạch định tổng hợp....................................................................57
2.3.4. Hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu...........................................57
2.3.5. Thực trạng kiểm soát và điều độ sản xuất...................................59

2.4. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÔNG HOẠCH ĐỊNH SẢN XUẤT SẢN
PHẨM GIẤY TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GIẤY SÀI GÒN MIỀN TRUNG62
2.4.1. Những mặt đạt đƣợc...................................................................62
2.4.2. Những hạn chế............................................................................62
2.4.3. Nguyên nhân...............................................................................63
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2...............................................................................64


CHƢƠNG 3. LẬP KẾ HOẠCH SẢN XUẤT THEO ĐƠN HÀNG ĐỐI
VỚI SẢN PHẨM GIẤY TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GIẤY SÀI GÒN
MIỀN TRUNG.............................................................................................. 65
3.1. CĂN CỨ LẬP KẾ HOẠCH SẢN XUẤT............................................... 65
3.1.1. Dự báo xu thế phát triển chung của ngành giấy Việt Nam đến
năm 2020.........................................................................................................65
3.1.2 Định hƣớng phát triển của Công ty Cổ phần Giấy Sài Gòn miền
Trung trong thời gian tới.................................................................................72
3.2. LẬP KẾ HOẠCH SẢN XUẤT THEO ĐƠN HÀNG ĐỐI VỚI SẢN
PHẨM GIẤY TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GIẤY SÀI GÒN MIỀN TRUNG74
3.2.1. Dự báo nhu cầu khách hàng........................................................74
3.2.2 Hoạch định năng lực sản xuất......................................................79
3.2.3 Hoạch định tổng hợp....................................................................82
3.2.4 Hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu............................................84
3.2.5 Hoàn thiện công tác điều độ sản xuất.......................................... 87
3.2.6 Ứng dụng công nghệ thông tin trong lập kế hoạch sản xuất........88
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3...............................................................................95
KẾT LUẬN....................................................................................................96
TÀI LIỆU THAM KHẢO
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN (Bản sao)



DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
AFTA

: Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (ASEAN Free Trade Area)

BPKD

: Bộ phận kinh doanh

CBCNV

: Cán bộ công nhân viên

CN

: Chức năng

CP

: Cổ phần

CTY

: Công ty

KCN

: Khu công nghiệp

KCS


: Kiểm tra chất lƣợng sản phẩm

KHKD

: Kế hoạch kinh doanh

NCC

: Nhà cung cấp

NVL

: Nguyên vật liệu

SGMT

: Công ty Cổ phần Giấy Sài Gòn Miền Trung

TPP

: Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dƣơng
(Pacific Three Closer Economic Partnershi)

WTO

: Tổ chức thƣơng mại thế giới (World Trade Organization)


DANH MỤC CÁC BẢNG

Số hiệu
bảng

Tên bảng

Trang

2.1.

Kết quả kinh doanh của Công ty trong 3 năm 2014 2016

37

2.2.

Cơ cấu lao động của Công ty Cổ phần Giấy Sài Gòn
Miền Trung qua 2 năm 2015-2016

38

2.3.

Tình hình sản xuất và đáp ứng đơn hàng

45

2.4.

Lƣợng đặt hàng của khách hàng theo tháng từ năm 2014
– 2016


48

2.5.

Lƣợng đặt hàng theo từng khách hàng trung bình 1
tháng từ năm 2014 - 2016

49

2.6.

Năng lực của máy móc thiết bị trong dây chuyền sản
xuất xeo giấy

54

2.7.

Công suất hoạt động của máy móc thiết bị năm 2014 2016

54

2.8.

Hệ số sử dụng công suất từ năm 2014 đến năm 2016

55

2.9.


Tồn kho NVL sản xuất giấy năm 2015 - 2016

59

3.1.

Chỉ tiêu về sản lƣợng giấy đến năm 2025

67

3.2.

Chỉ tiêu về nhu cầu vốn đầu tƣ

67

3.3.

Phân tích năng lực đối thủ cạnh tranh lớn

71

3.4.

Năng lực sản xuất và nhu cầu của một số khách hàng
liên kết cùng SGMT

75


3.5.

Thông tin chung một số khách hàng tiềm năng của
SGMT

75


Số hiệu
bảng

Tên bảng

Trang

3.6.

Năng lực sản xuất và nhu cầu một số khách hàng tiềm
năng của SGMT

77

3.7.

Dự báo nhu cầu sản xuất từ 2017 - 2020

78

3.8.


Dự báo hệ số sử dụng công suất từ 2017 - 2019

79

3.9.

Dự kiến Phƣơng án đầu tƣ thêm thiết bị cho Phân
xƣởng carton

80

3.10.

Số lƣợng sản xuất vƣợt công suất hiện tại

82

3.11.

Dự báo mức tồn kho sản phẩm so với mức sản xuất theo
nhu cầu từ năm 2017 - 2019
83

83

3.12.

Dự báo nguyên vật liệu chính từ 2017 - 2010

85


3.13.

Dự kiến nguồn cung cấp NVL cho hoạt động sản xuất
xeo giấy trong thời gian sắp tới

86


DANH MỤC CÁC HÌNH
Số hiệu
hình

Tên hình

Trang

1.1.

Sơ đồ hệ thống sản xuất

7

1.2.

Sơ đồ hệ thống sản xuất có yếu tố biến đổi

13

2.1.


Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần giấy Sài gòn
Miền Trung

36

2.2.

Quy trình sản xuất giấy sản xuất giấy carton

41

2.3.

Tính mùa vụ trong nhu cầu đặt hàng của Công ty Tín
Thành

49

2.4.

Quy trình lập kế hoạch sản xuất sản phẩm giấy tại Công
ty

50

2.5.

Tính mùa vụ trong nhu cầu đặt hàng của Công ty Tân
Tấn Lộc


51

2.6.

Tính mùa vụ trong nhu cầu đặt hàng của Công ty Tân
Nguyên Phƣớc

51

2.7.

Tính mùa vụ trong nhu cầu đặt hàng của Công ty Việt
Phát

52

2.8.

Tính mùa vụ trong nhu cầu đặt hàng của Công ty Tịnh
Tiến

52

2.9.

Tính mùa vụ trong nhu cầu đặt hàng của Công ty Nam
Việt

53


2.10.

Hệ số sử dụng công suất từ năm 2014 đến năm 2016

56

2.11.

Quy trình lập kế hoạch sản xuất sản phẩm giấy tại Công
ty

59


Số hiệu
hình

Tên hình

Trang

3.1.

Công suất thiết kế và thực hiện ở một số ĐTCT lớn so
với CTCP Giấy SG - MT

72

3.2.


mô tả quá trình lập kế hoạch sản xuất của phần mềm
PMS Plus

90


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Sản xuất là một trong những chức năng cơ bản của doanh nghiệp. Hoạt
động sản xuất ảnh hƣởng trực tiếp đến việc sử dụng hiệu quả các nguồn lực,
tài sản của doanh nghiệp và cung cấp cho thị trƣờng sản phẩm chất lƣợng
đáp ứng nhu cầu đa dạng của khác hàng. Trong môi trƣờng kinh doanh
nhiều biến động nhƣ hiện nay, thì chức năng sản xuất đƣợc xem là vũ khí
sắc bén giúp doanh nghiệp giành đƣợc nhiều lợi thế cạnh tranh trên thị
trƣờng. Hiệu quả của cả một quá trình sản xuất tùy thuộc rất nhiều vào chất
lƣợng của công tác lập kế hoạch sản xuất. Khi có kế hoạch sẽ thay thế các
hoạt động sản xuất rời rạc, manh mún thành những phƣơng án tác nghiệp
lâu dài, có tính khoa học, có sự phối hợp đồng bộ các yếu tố nguồn lực, từ
đó giúp cho công tác sản xuất đƣợc vận hành hiệu quả giảm thiểu chi phí,
nâng cao năng suất, chất lƣợng sản phẩm.
Công ty Cổ phần Giấy Sài Gòn Miền Trung đƣợc thành lập vào năm
2005, kinh doanh ở hai dòng sản phẩm chính là giấy cuộn và thùng bao bì
carton. Qua mƣời năm phát triển, Công ty đã có những thành công nhất
định, cung cấp sản phẩm đạt chất lƣợng cao và đa dạng. Hệ thống sản xuất
luôn đƣợc cải tiến và đầu tƣ dây chuyền hiện đại, quy mô sản xuất hiện nay
có thể lên tới 100 tấn/ngày. Tuy nhiên, hoạt động sản xuất của Công ty
những năm qua gặp nhiều khó khăn do việc xuất hiện ngày càng nhiều đối

thủ cạnh tranh hơn trong ngành với công nghệ tiên tiến hơn. Bên cạnh đó,
hoạt động sản xuất của Công ty lộ rõ nhiều bấp cập nhƣ chƣa có kế hoạch
sản xuất bài bản, các hoạt động sản xuất chƣa thành hệ thống chặt chẽ hiệu
quả nên chƣa có sự phối hợp nhuần nhuyễn trong các bộ phận. Còn tồn tại
tình trạng lãng phí năng lực sản xuất và giao hàng chậm trễ cho khách hàng.


2
Hàng làm ra bị lỗi khá nhiều, thời gian lƣu kho dài dẫn đến tốn kém nhiều
kinh phí kho bãi, bảo quản. Do đó, công tác lập kế hoạch sản xuất luôn là
mối quan tâm thƣờng xuyên của các nhà quản lý trong Công ty và là công
tác cần nhiều khắc phục nhất hiện nay. Đó là lý do tôi chọn đề tài “Lập kế
hoạch cho sản xuất theo đơn hàng - Tình huống tại Công ty cổ phần Giấy
Sài Gòn miền Trung” để thực hiện luận văn thạc sỹ với mong muốn góp
phần nâng cao hiệu quản trong công tác sản xuất tại Công ty.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Hệ thống các lý thuyết về lập kế hoạch sản xuất theo đơn hàng;
Thực hiện phân tích thực trạng về lập kế hoạch sản xuất theo đơn hàng
đối với sản phẩm giấy tại Công ty cổ phần Giấy Sài Gòn Miền Trung;
Đề xuất một số phƣơng án lập kế hoạch sản xuất theo đơn hàng cho sản
phẩm giấy tại Công ty cổ phần Giấy Sài Gòn Miền Trung.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu: Công tác lập kế hoạch sản xuất sản phẩm giấy
Công ty cổ phần Giấy Sài Gòn miền Trung.
Phạm vi về không gian: Công ty cổ phần Giấy Sài Gòn miền Trung.
Phạm vi về thời gian: Số liệu phân tích đƣợc tập hợp trong thời gian từ
năm 2014 - 2016. Giải pháp về lập kế hoạch trong thời gian 2017 – 2020.
Phạm vi về nội dung: Tập trung nghiên cứu kế hoạch sản xuất về sản
phẩm giấy xeo cuộn tại Công ty cổ phần Giấy Sài Gòn miền Trung.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu

Các phƣơng pháp nghiên cứu đƣợc sử dụng trong luận văn là phân tích
và tổng hợp:
- Phƣơng pháp phân tích tài liệu: Tổng hợp nghiên cứu lý luận, nghiên
cứu văn bản, báo cáo của doanh nghiệp.
- Phƣơng pháp nghiên cứu định tính: Phỏng vấn tham khảo ý kiến


3
chuyên gia về các vấn đề lập kế hoạch nhƣ dự báo nhu cầu sản xuất của
ngành giấy.
- Phân tích dữ liệu thứ cấp: sử dụng phƣơng pháp thống kê để phân tích
dữ liệu quá khứ của doanh nghiệp nhằm phân tích thực trạng công tác sản
xuất của Công ty cổ phần Giấy Sài Gòn Miền Trung dựa trên các dữ liệu
định lƣợng nhƣ các báo cáo tài chính, báo cáo sản xuất, báo cáo quản lý
chất lƣợng.
5. Bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn có kết cấu gồm 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Lý luận chung về sản xuất, hoạch định trong doanh nghiệp.
Chƣơng 2: Thực trạng hoạch định sản xuất sản phẩm giấy xeo cuộn tại
Công ty cổ phần Giấy Sài Gòn miền Trung.
Chƣơng 3: Lập kế hoạch sản xuất theo đơn hàng đối với sản phẩm giấy
xeo tại Công ty cổ phần Giấy Sài Gòn miền Trung.
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Để thực hiện đề tài nghiên cứu này, tác giả đã tham khảo nhiều tài liệu
nghiên cứu về lập kế hoạch sản xuất. Điển hình nhƣ các công trình dƣới đây:

6.1 Tài liệu nước ngoài
- Tác giả Margaretha Gansterer với bài báo “Aggregate planning and
forecasting in make – to – order” Nội dung của bài báo trình bày về hoạch
định tổng hợp và dự báo sản xuất theo đơn hàng. Hoạch định tổng hợp là

bƣớc cơ bản tạo nền tảng trong quy trình lập kế hoạch sản xuất. Yếu tố đầu
vào cơ bản cho hoạch định tổng hợp là dự báo thị trƣờng. Bài báo trình bày

các kỹ thuật dự báo khác nhau trong hoạch định tổng hợp ở các tình huống
khác nhau. Bài báo đƣa ra một số kết luận nhƣ trong bối cảnh doanh
nghiệp sử dụng công suất thấp, các kế hoạch tổng hợp là sẽ kém hiệu quả.
Trong tình huống nhu cầu có tính bất ổn cao hoặc nguồn lực khan hiếm thì


4
sử dụng kỹ thuật dự báo chuỗi thời gian sẽ mang lại hiệu quả tốt.
- Nhóm tác giả Philipp Baumann, Salome Forrer, Norbert Trautman
với bài báo“Planning of a make-to-order production process in
the printing indusstry”. Đây là nghiên cứu chuyên sâu về lập kế hoạch sản
xuất theo đơn hàng trong ngành in. Nghiên cứu sử dụng phƣơng trình tuyến
tính nhị phân hỗn hợp trong quá trình lập kế hoạch. Ngoài ra bài báo còn
trình bày quy trình tự thử nghiệm các phƣơng án chiến lƣợc khác nhau để
tìm ra phƣơng án tối ƣu.
6.2 Tài liệu trong nước
- Tác giả Lê Thị Nhƣ Sƣơng với luận văn Hoàn thiện công tác lập kế
hoạch sản xuất tại Nhà máy An Hải – Công ty Cổ phần Thủy sản Bình Định,
bảo vệ luận văn thạc sỹ tại Đại học Đà Nẵng vào năm 2013. Tác giả đã trình
bày quy trình lập kế hoạch sản xuất năm khá chặt chẽ và hợp lý. Các giải
pháp mà luận văn đƣa ra tập trung vào hoàn thiện các vấn đề nhƣ công tác
nghiên cứu thị trƣờng, lập kế hoạch nhu cầu nguyên vật liệu, nâng cao chất
lƣợng dự báo nhu cầu, hoàn thiện hệ thống định mức xây dựng kế hoạch sản
xuất, nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ làm công tác kế hoạch. Nhìn chung
luận văn đã giải quyết đƣợc các yêu cầu đặt ra.
- Tác giả Ngô Thái Hiếu với đề tài luận văn thạc sỹ Một số giải pháp
nhằm hoàn thiện công tác lập kế hoạch sản xuất tại công ty cổ phần sữa TH,

Bảo vệ thành công tại Đại học bách khoa Hà Nội vào năm 2013. Luận văn
đã trình bày quá trình lập kế hoạch sản xuất theo các bƣớc Soạn lập kế
hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch, tổ chức công tác theo dõi, giám sát thực
hiện kế hoạch, đánh giá chất lƣợng kế hoạch và điều chỉnh. Giải pháp của
luận văn giải quyết các vấn đề Hoàn thiện quy trình triển khai, theo dõi và
điều chỉnh kế hoạch sản xuất; Nâng cao độ chính xác của công tác dự báo
sản lƣợng sữa và dự báo nhu cầu từ thị trƣờng; Hoàn thiện đội ngũ lập


5
KHSX và bộ máy kiểm soát sản xuất; Hoàn thiện hệ thống quản lý theo mục
tiêu cho công ty. Luận văn này có nhƣợc điểm là kế cấu chƣa thật logic, các
giải pháp chỉ thể hiện ở các biện pháp rời rạc chƣa giải quyết triệt để vấn đề
và phần phân tích thực trạng chỉ ra. Quy trình lập kế hoạch sản xuất mà luận
văn trình bày chƣa thật chặt chẽ.


6
CHƢƠNG 1

LÝ LUẬN CHUNG VỀ SẢN XUẤT, HOẠCH ĐỊNH TRONG
DOANH NGHIỆP
1.1. KHÁT QUÁT VỀ SẢN XUẤT
1.1.1. Khái niệm về sản xuất
Hiện nay theo quan niệm phổ biến trên thế giới thì sản xuất
(Production) đƣợc hiểu là một quá trình (Process) tạo ra sản phẩm (Goods)
hoặc dịch vụ (Services).
Hoạt động sản xuất là một phần của doanh nghiệp, liên quan đến việc
chuyển đổi một loạt các yếu tố đầu vào thành sản phẩm đầu ra đáp ứng đƣợc
mức chất lƣợng cần thiết. Theo Anil (1958), sản xuất đƣợc định nghĩa là

một quá trình từng bƣớc chuyển hóa các nguyên liệu đầu vào thành các hình
thức khác dƣới sự tác động của hóa học hoặc cơ học để gia tăng các giá trị
của các sản phẩm đầu ra. Vì thế ở mỗi công đoạn, giá trị của sản phẩm sẽ
đƣợc tích lũy thêm. [12]
1.1.2. Vai trò, ý nghĩa của sản xuất
Sản xuất là một trong ba chức năng cơ bản của quản trị doanh nghiệp
(sản xuất, marketing, tài chính), quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh
nghiệp.
Trong phạm vi kinh tế, chức năng sản xuất của doanh nghiệp đóng vai
trò quyết định trong việc cung cấp hàng hóa và dịch vụ nhằm nâng cao đời
sống của xã hội.
Chức năng sản xuất giữ vai trò quan trọng trong việc sáng tạo giá trị
cho khách hàng. Số lƣợng sản phẩm hay dịch vụ, chất lƣợng của các sản
phẩm hay dịch vụ đó, cách thức đáp ứng nhu cầu về căn bản phụ thuộc hoạt
động của hệ thống sản xuất.
Trong doanh nghiệp, chức năng sản xuất thƣờng sử dụng nhiều nhất


7
các nguồn lực và các tài sản có khả năng kiểm soát của nó. Qua đó, hệ thống
sản xuất cũng làm phát sinh phần lớn các chi phí. Hiệu quả hoạt động sản
xuất có ý nghĩa quyết định đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Ở
phạm vi nền kinh tế, chức năng sản xuất của doanh nghiệp đóng vai trò
quyết định trong việc cung cấp hàng hóa và dịch vụ phong phú để nâng cao
mức sống toàn xã hội. Ở phạm vi thế giới, khả năng sản xuất sẽ là chìa khóa
thành công của mỗi nƣớc.
1.2. HỆ THỐNG SẢN XUẤT
1.2.1. Khái niệm
Hệ thống sản xuất là nơi tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh của một doanh
nghiệp. Đây là nơi các nguồn tài nguyên đƣợc tập hợp, đƣa vào một hệ

thống hoàn chỉnh để kết hợp [7]. Tất cả hệ thống sản xuất đều có một số đặc
tính chung đó là:
- Hệ thống sản xuất chịu trách nhiệm cung cấp hàng hóa hay dịch vụ
mà doanh nghiệp sẽ cung cấp cho xã hội.
- Hệ thống sản xuất chuyển hóa các đầu vào thành các đầu ra là các sản
phẩm hay dịch vụ.
Hệ thống sản xuất của doanh nghiệp đƣợc mô tả nhƣ hình dƣới đây.
Đầu vào:
- Nhân lực
- Nguyên vật liệu
- Trang thiết bị
- Thông tin
- Nguồn vốn

Phản hồi

Quá trình chuyển đổi:
- Thiết kế
- Lập kế hoạch
- Điều hành sản xuất
- Bảo trì

Các hoạt động kiểm tra,
đánh giá, quản lý:
- Chất lƣợng
- Chi phí
- Kho bãi, tồn, ...

Hình 1.1. Sơ đồ hệ thống sản xuất


Đầu ra:
- Sản phẩm
- Dịch vụ

Phản hồi


8
Các hệ thống sản xuất khác nhau có thể có đầu vào khác nhau, đầu ra
khác nhau, các dang chuyển hóa khác nhau, song đặc tính chung của hệ
thống sản xuất là chuyển hóa các đầu vào thành đầu ra khả dụng.
1.2.2. Loại hình sản xuất
Theo TS. Nguyễn Thanh Liêm (2006), loại hình sản xuất thể hiện đặc
tính tổ chức – kỹ thuật của nơi sản xuất, đƣợc quy định bởi trình độ chuyên
môn hóa, số chủng loại hàng hóa và tính ổn định của đối tƣợng chế biến nơi
làm việc. Nói cách khác, loại hình sản xuất là yếu tố biểu hiện trình độ
chuyên môn hóa nơi làm việc. [7]
1.2.3. Phân loại loại hình sản xuất
a. Phân loại theo số lượng sản xuất và tính chất lặp lại
* Sản xuất đơn chiếc
Đây là loại hình sản xuất diễn ra trong các doanh nghiệp có số chủng loại
sản phẩm đƣợc sản xuất ra rất nhiều nhƣng sản lƣợng mỗi loại đƣợc sản xuất
rất nhỏ. Thƣờng mỗi loại sản phẩm ngƣời ta chỉ sản xuất một chiếc hoặc vài
chiếc. Quá trình sản xuất không lặp lại, thƣờng đƣợc tiến hành một lần.

* Sản xuất hàng khối
Đây là loại hình sản xuất đối lập với loại hình sản xuất đơn chiếc, diễn
ra trong các doanh nghiệp có số chủng loại sản phẩm đƣợc sản xuất ra ít
thƣờng chỉ có một vài loại sản phẩm với khối lƣợng sản xuất hàng năm rất
lớn. Quá trình sản xuất rất ổn định, ít khi có sự thay đổi về kết cấu sản phẩm,

yêu cầu kỹ thuật gia công sản phẩm cũng nhƣ nhu cầu sản phẩm trên thị
trƣờng. Sản xuất thép, sản xuất giấy, sản xuất điện, xi măng... là những ví dụ
tƣơng đối điển hình về loại hình sản xuất này.
* Sản xuất hàng loạt (Sản xuất loại nhỏ và loại trung bình) - Batch
Sản xuất hàng loạt là loại hình sản xuất trung gian giữa sản xuất đơn
chiếc và sản xuất hàng khối, thƣờng áp dụng đối với các doanh nghiệp có số


9
chủng loại sản phẩm đƣợc sản xuất ra tƣơng đối nhiều nhƣng khối lƣợng
sản xuất hàng năm mỗi loại sản phẩm chƣa đủ lớn để mỗi loại sản phẩm có
thể đƣợc hình thành một dây chuyền sản xuất độc lập. Mỗi bộ phận sản xuất
phải gia công chế biến nhiều loại sản phẩm đƣợc lặp đi lặp lại theo chu kỳ.
Với mỗi loại sản phẩm ngƣời ta thƣờng đƣa vào sản xuất theo từng "loạt"
nên chúng mang tên "sản xuất hàng loạt". Loại hình sản xuất này rất phổ
biến trong ngành công nghiệp cơ khí dụng cụ, máy công cụ, dệt may, điện
dân dụng, đồ gỗ nội thất... .
b. Phân loại theo hình thức tổ chức sản
xuất * Sản xuất liên tục (Flow shop)
Sản xuất liên tục là một quá trình sản xuất mà ở đó ngƣời ta sản xuất và
xử lý một khối lƣợng lớn một loại sản phẩm hoặc một nhóm sản phẩm nào
đó. Thiết bị đƣợc lắp đặt theo dây chuyền sản xuất làm cho dòng di chuyển
của sản phẩm có tính chất thẳng dòng. Vì các xƣởng đƣợc sắp xếp thẳng
dòng nên tiếng Anh gọi là Flow shop.
Trong dạng sản xuất này, máy móc thiết bị và các tổ hợp sản xuất đƣợc
trang bị chỉ để sản xuất một loại sản phẩm vì vậy hệ thống sản xuất không có
tính linh hoạt. Để hạn chế sự tồn ứ chế phẩm và khơi thông dòng chuyển sản
phẩm trong nội bộ quá trình sản xuất, cân bằng năng suất trên các thiết bị và
các công đoạn sản xuất phải đƣợc tiến hành một cách thận trọng và chu đáo.


Dạng sản xuất liên tục thƣờng đi cùng với tự động hoá quá trình vận
chuyển nội bộ bằng hệ thống vận chuyển hàng hoá tự động. Tự động hoá
nhằm đạt đƣợc một giá thành sản phẩm thấp, một mức chất lƣợng cao và ổn
định, mức tồn đọng chế phẩm thấp và dòng luân chuyển sản phẩm nhanh.
Trong các doanh nghiệp dạng sản xuất liên tục bắt buộc phải thực hiện
phƣơng pháp sửa chữa dự phòng máy móc thiết bị (sửa chữa trƣớc khi máy
hỏng) để tránh sự gián đoạn hoàn toàn của quá trình sản xuất.


10
* Sản xuất gián đoạn (Job shop)
Sản xuất gián đoạn là một hình thức tổ chức sản xuất ở đó ngƣời ta xử
lý, gia công, chế biến một số lƣợng tƣơng đối nhỏ sản phẩm mỗi loại, song
số loại sản phẩm thì nhiều, đa dạng. Quá trình sản xuất đƣợc thực hiện nhờ
các thiết bị vạn năng (máy tiện, máy phay). Việc lắp đặt thiết bị đƣợc thực
hiện theo các bộ phận chuyên môn hoá chức năng. Bộ phận chuyên môn hoá
chức năng là bộ phận ở đó tập hợp tất cả các máy móc, thiết bị có cùng chức
năng, cùng nhiệm vụ (máy tiện, máy phay,...) dòng di chuyển của sản phẩm
phụ thuộc vào thứ tự các nguyên công cần thực hiện. Trong dạng sản xuất
này ngƣời ta bố trí các bộ phận theo nhiệm vụ (Job shop), máy móc thiết bị
có khả năng thực hiện nhiều công việc khác nhau, nó không phải là để
chuyên môn hoá cho một loại sản phẩm vì vậy tính linh hoạt của hệ thống
sản xuất cao. Ngƣợc lại rất khó cân bằng các nhiệm vụ trong một quá trình
sản xuất gián đoạn. Năng suất của các máy không bằng nhau làm cho mức
tồn đọng chế phẩm trong quá trình sản xuất tăng lên. Công nghiệp cơ khí và
công nghiệp may mặc là những ví dụ điển hình về dạng sản xuất này.
* Sản xuất theo dự án
Sản xuất theo dự án là một loại hình sản xuất mà ở đó sản phẩm là độc
nhất và vì lẽ đó quá trình sản xuất cũng là duy nhất, không lặp lại.
Nguyên tắc của tổ chức sản xuất theo dự án là tổ chức thực hiện các

công việc và phối hợp chúng sao cho giảm thời gian gián đoạn, đảm bảo kết
thúc dự án và giao nộp sản phẩm đúng thời hạn.
Trong dạng sản xuất này quá trình sản xuất không ổn định, cơ cấu tổ
chức bị xáo trộn rất lớn do chuyển từ dự án này sang dự án khác, tổ chức sản
xuất phải đảm bảo tính chất linh hoạt cao để có thể thực hiện đồng thời
nhiều dự án sản xuất cùng một lúc. Sản xuất theo dự án có thể coi nhƣ một
dạng đặc biệt của sản xuất gián đoạn


11
c. Phân loại theo mối quan hệ với khách hàng
* Sản xuất để dự trữ
Sản xuất để dự trữ sản phẩm cuối cùng của một doanh nghiệp xảy ra
khi:
Chu kỳ sản xuất lớn hơn chu kỳ thƣơng mại mà khách hàng yêu cầu.
Chu kỳ sản xuất sản phẩm là khoảng thời gian kể từ khi đƣa sản phẩm vào
gia công cho tới khi sản phẩm hoàn thành và có thể giao cho khách hàng.
Chu kỳ thƣơng mại đó là khoảng thời gian kể từ khi khách hàng có yêu cầu
cho đến khi yêu cầu đó đƣợc phục vụ (thoả mãn), nói một cách khác, từ khi
khách hàng hỏi mua đến khi nhận đƣợc sản phẩm. Khi chu kỳ sản xuất dài
hơn chu kỳ thƣơng mại, cần phải sản xuất trƣớc (dựa trên kết quả của quá
trình dự báo nhu cầu) để thoả mãn nhu cầu của khách hàng nhanh nhất ngay
khi xuất hiện một yêu cầu.
Các nhà sản xuất muốn sản xuất một khối lƣợng lớn để giảm giá thành
Nhu cầu về các loại sản phẩm có tính chất thời vụ, trong các giai đoạn
nhu cầu sản phẩm trên thị trƣờng thấp, sản phẩm không tiêu thụ đƣợc, các
nhà sản xuất không muốn ngừng quá trình sản xuất, sa thải công nhân, vì
vậy họ quyết định sản xuất để dự trữ rồi tiêu thụ cho các kỳ sau, khi nhu cầu
trên thị trƣờng tăng lên.
* Sản xuất theo yêu cầu

Theo hình thức này quá trình sản xuất chỉ đƣợc tiến hành khi xuất hiện
những yêu cầu cụ thể của khách hàng về sản phẩm. Vì vậy nó tránh đƣợc sự
tồn đọng của sản phẩm cuối cùng chờ tiêu thụ. Dạng sản xuất này hiện nay
đƣợc ƣa chuộng và sử dụng nhiều hơn dạng sản xuất để dự trữ bởi vì nó
giảm đƣợc khối lƣợng dự trữ, giảm các chi phí tài chính nhờ đó mà giảm
đƣợc giá thành sản phẩm, nâng cao lợi nhuận. Vì vậy hãy lựa chọn hình
thức sản xuất này khi có thể.


12
Trong thực tế, hình thức tổ chức sản xuất hỗn hợp tồn tại khá nhiều, ở
đó ngƣời ta tận dụng thời hạn chấp nhận đƣợc của khách hàng để lắp ráp
hoặc thực hiện khâu cuối cùng của quá trình sản xuất sản phẩm, hoặc để cá
biệt hoá tính chất của sản phẩm (phần này đƣợc thực hiện theo những yêu
cầu của khách hàng); giai đoạn đầu đƣợc thực hiện theo phƣơng pháp sản
xuất để dự trữ.
1.3. QUẢN TRỊ SẢN XUẤT
1.3.1. Bản chất và mục đích của quản trị sản xuất
a. Bản chất
Sản xuất là một trong những phân hệ chính có ý nghĩa quyết định đến
việc tạo ra sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ cho xã hội. Quản lý hệ thống sản
xuất sản phẩm, dịch vụ là chức năng, nhiệm vụ cơ bản của từng doanh
nghiệp. Hình thành, phát triển và tổ chức điều hành tốt hoạt động sản xuất là
cơ sở và yêu cầu thiết yếu để mỗi doanh nghiệp có thể đứng vững và phát
triển trên thị trƣờng.
Quản trị sản xuất chính là quá trình thiết kế, hoạch định, tổ chức điều
hành và kiểm tra theo dõi hệ thống sản xuất nhằm thực hiện những mục tiêu
sản xuất đã đề ra [8]. Hay nói cách khác, quản trị sản xuất là tổng hợp các
hoạt động xây dựng hệ thống sản xuất và quản trị quá trình sử dụng các yếu
tố đầu vào tạo thành các sản phẩm, dịch vụ ở đầu ra theo yêu cầu của khách

hàng nhằm thực hiện các mục tiêu đã xác định.
Cũng giống nhƣ các phân hệ khác, hệ thống sản xuất bao gồm nhiều
yếu tố cấu thành có mối quan hệ khăng khít, chặt chẽ với nhau. Phân hệ sản
xuất đƣợc biểu diễn trong sơ đồ sau:


13
Biến đổi ngẫu nhiên

Đầu vào

Quá trình biến đổi

Thông tin phản hồi

Kiểm tra

Đầu ra

Thông tin phản hồi

Hình 1.2. Sơ đồ hệ thống sản xuất có yếu tố biến đổi
Nhiệm vụ của quản trị sản xuất là thiết kế và tổ chức hệ thống sản xuất
nhằm biến đổi đầu vào thành các yếu tố đầu ra sau mỗi quá trình biến đổi,
nhƣng với một lƣợng lớn hơn số lƣợng đầu tƣ ban đầu.
b. Mục đích
Sản xuất là một trong những chức năng chính của doanh nghiệp, cho
nên quản trị sản xuất bị chi phối bởi mục đích của doanh nghiệp. Đối với
các doanh nghiệp kinh doanh mục đích là lợi nhuận, đối với doanh nghiệp
công ích mục đích là phục vụ.

Quản trị sản xuất với tƣ cách là tổ chức quản lý sử dụng các yếu tố
đầu vào và cung cấp đầu ra phục vụ nhu cầu của thị trƣờng, mục đích tổng
quát đặt ra là đảm bảo thoả mãn tối đa nhu cầu của khách hàng trên cơ sở
sử dụng hiệu quả nhất các yếu tố sản xuất.
Cho phép hoạt động sản xuất đạt đƣợc mục tiêu mà kế hoạch đề ra,
thậm chí khi kế hoạch dựa trên những giả thuyết không đúng đắn.
1.4. TIẾN TRÌNH LẬP KẾ HOẠCH CHO SẢN XUẤT THEO ĐƠN
HÀNG
1.4.1 Dự báo nhu cầu sản xuất sản phẩm
Dự báo là sự tiên đoán có căn cứ khoa học, mang tính chất xác suất về
mức độ, nội dung, các mối quan hệ, trạng thái, xu hƣớng phát triển của đối


14
tƣợng nghiên cứu hoặc về cách thức và thời hạn đạt đƣợc các mục tiêu nhất
định đã đề ra trong tƣơng lai.
Dự báo nhu cầu sản xuất sản phẩm là nội dung quan trọng đầu tiên, là
xuất phát điểm của quản trị sản xuất. Để đáp ứng nhu cầu thị trƣờng mọi
hoạt động thiết kế, hoạch định và tổ chức điều hành hệ thống sản xuất đều
phải căn cứ và kết quả dự báo nhu cầu sản xuất.
Nghiên cứu tình hình thị trƣờng, dự báo nhu cầu sản xuất sản phẩm
nhằm trả lời câu hỏi cần sản xuất sản phẩm gì? Số lƣợng bao nhiêu? Vào
thời gian nào? Những đặc điểm kinh tế kỹ thuật cần có của sản phẩm là gì?
Kết quả dự báo nhu cầu sản xuất sản phẩm chính là cơ sở để xây dựng
kế hoạch sản xuất kinh doanh và kế hoạch các nguồn lực sản xuất cần có.
Đây là căn cứ để xác định có nên sản xuất hay không nên sản xuất? Nếu
tiến hành sản xuất thì cần thiết kế hệ thống sản xuất nhƣ thế nào để đảm
bảo thoả mãn đƣợc nhu cầu đã dự báo một cách tốt nhất.
Có 2 phƣơng pháp thƣờng sử dụng trong dự báo nhu cầu sản xuất
- Phƣơng pháp dự báo định tính là các phƣơng pháp dự báo bằng

cách phân tích định tính dựa vào suy đoán, cảm nhận. Các phƣơng pháp
này phụ thuộc nhiều vào trực giác, kinh nghiệm và sự nhạy cảm của nhà
quản trị trong quá trình dự báo, chỉ mang tính phỏng đoán, không định
lƣợng.. Tuy nhiên chúng có ƣu điểm là đơn giản, dễ thực hiện thời gian
nghiên cứu dự báo nhanh, chi phí dự báo thấp và kết quả dự báo trong
nhiều trƣờng hợp cũng rất tốt. Một số phƣơng pháp dự báo nhu cầu định
tính thƣờng sử dụng là:
+ Lấy ý kiến của ban quản lý điều hành
+ Phƣơng pháp lấy ý kiến của lực lƣợng bán hàng
+ Phƣơng pháp nghiên cứu thị trƣờng ngƣời tiêu dùng
+ Phƣơng pháp chuyên gia.


×