Tải bản đầy đủ (.docx) (56 trang)

Đề tài nghiên cứukế TOÁN CHI PHÍ sản XUẤT và TÍNH GIÁ THÀNH sản PHẨM THEO CHI PHÍ THỰC tế tại CÔNG TY cổ PHẦN vận tải SONADEZI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (281.35 KB, 56 trang )

Chuyên Đề Tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Bảo Linh
ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT
ĐỀ TÀI
KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH
SẢN PHẨM THEO CHI PHÍ THỰC TẾ
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI SONADEZI
Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Bảo Linh
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Mỹ
Lớp: KT07 - Khóa 14 - Hệ: Hoàn chỉnh đại học
Phần 1: Giới thiệu về đề tài:
I. Mục tiêu của đề tài:
• Hệ thống lại cơ sở lý luận về kế toán chi phí và tính giá thành sản
phẩm theo chi phí thực tế.
• Nghiên cứu thực tế về kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm
theo chi phí thực tế tại công ty Cổ phần Vận Tải Sonadezi.
• Đề xuất các biện pháp để cải thiện kế toán chi phí sản xuất và tính
giá thành sản phẩm tại doanh nghiệp.
II. Phạm vi của đề tài:
• Không gian: Công ty Cổ phần Vận Tải Sonadezi, chọn Đội xe Đưa
rước công nhân để phân tích.
• Thời gian: Kỳ kế toán là tháng 10/2010.
III. Phương pháp thực hiện đề tài:
• Những thông tin cần thiết cho đề tài:
o Lý thuyết về Kế toán giá thành trong Doanh nghiệp kinh doanh
ngành Vận tải.
o Tài liệu về phương pháp tính giá thành thực tế tại Công ty CP
Vận Tải Sonadezi.
o Số liệu kế toán cụ thể trong tháng 10/2010 tại Đội Đưa rước công
nhân của Công ty CP Vận Tải Sonadezi.
• Cách thu thập thông tin:
o Thông tin sơ cấp: Phỏng vấn nhân viên công ty.


o Thông tin thứ cấp: Tham khảo các tài liệu.
IV. Những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện đề tài:
• Thuận lợi:
o Hiện là nhân viên trong phòng Kế Toán của công ty, nên được tiếp xúc
và tim hiểu về hệ thống kế toán của công ty khá thuận lợi.
o Sự giúp đỡ tận tình của Phòng TCKT.
• Khó khăn:
1
SVTH: Nguyễn Thị Mỹ 1
Chuyên Đề Tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Bảo Linh
o Thời gian viết đề tài thực tập không nhiều.
V. Cấu trúc của đề tài:
• Phần 1: Giới thiệu về đề tài.
• Phần 2: Giới thiệu về Công ty Cổ phần Vận tải Sonadezi.
• Phần 3: Cơ sở lý luận.
• Phần 4: Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo chi
phí thực tế tại Công ty Cổ phần Vận Tải Sonadezi.
• Phần 5: Nhận xét và kiến nghị.
VI. Các tài liệu tham khảo:
• Các văn bản về kế toán Doanh nghiệp, các chuẩn mực kế toán, QĐ
15/2006/QĐ-BTC – Chế độ kế toán Doanh nghiệp.
• Kế toán chi phí - Bộ môn Kế toán Quản trị - Phân tích hoạt động
kinh doanh – Khoa Kế toán - Kiểm toán - Đại học Kinh tế Tp.HCM
- Năm 2010.
• Kế toán dịch vụ - TS. Nguyễn Phú Giang - NXB Tài Chính - Năm
2008.
• Kế toán tài chính – PGS.TS Võ Văn Nhị (chủ biên) – NXB Tài
Chính – Năm 2006.
• Kế toán chi phí – ThS. Bùi Văn Trường – NXB Lao động Xã Hội –
Năm 2010.

Phần 2: Giới thiệu về Công ty Cổ phần Vận Tải Sonadezi:
I. Lịch sử hình thành doanh nghiệp:
Sau khi Miền Nam hoàn toàn giải phóng, thực hiện chính sách cải tạo công
thương nghiệp, Tỉnh Đồng Nai tiến hành cải tạo công thương nghiệp trên lĩnh vực vận
tải và thành lập 5 xí nghiệp công ty hợp doanh (trong đó một Xí nghiệp chuyên về vận
tải hành khách bằng ô tô, một Xí nghiệp chuyên vận tải hàng hóa bằng ô tô, hai xí
nghiệp vận tải hỗn hợp bằng ô tô và một Xí nghiệp vận tải hàng hóa bằng đường
thủy).
Năm 1986, thực hiện chủ trương nhà nước về việc sắp xếp lại sản xuất trong
các doanh nghiệp quốc doanh, Vận tải Đồng Nai đã sắp xếp lại, tháng 4 năm 1986
thành lập 2 công ty: Công ty vận tải hàng hóa và hành khách đường bộ với tên là
Công ty Vận tải Đường bộ (trên cơ sở 4 xí nghiệp vận tải ô tô cũ) và Công ty Vận Tải
Sông Biển Đồng Nai.
Tháng 10 năm 1993, theo quyết định của Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh Đồng Nai
cùng Sở Giao Thông, Công ty Vận Tải Đường Bộ Đồng Nai ra đời trên cơ sở sáp
nhập 2 Công ty vận tải ô tô nói trên. Theo Nghị định 50/CP ngày 28/08/1996, Ủy Ban
Nhân Dân Tỉnh ra quyết định số 56/03/QĐUBT ngày 26/11/1996: Công ty Vận Tải
Thủy Bộ Đồng Nai ra đời trên cơ sở sáp nhập Công ty Vận Tải Đường Bộ và Công ty
Vận tải Sông Biển.
Do chịu ảnh hưởng của chế độ bao cấp, các đơn vị trong ngành có quy mô
ngày càng thu hẹp những năm 1976 - 1977 có khoảng gần 4.000 đầu xe và trên 10
2
SVTH: Nguyễn Thị Mỹ 2
Chuyên Đề Tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Bảo Linh
đoàn tàu (bao gồm vận tải sông và biển) đưa vào cải tạo và sau 3 lần sắp xếp sáp nhập
lại đến nay số đầu xe chỉ còn khoản 60 chiếc xe khách các loại, 5 đoàn tàu vận tải
sông và 10 xe vận chuyển hàng hóa, như vậy tiền thân của Công Ty Vận tải Thủy Bộ
Đồng Nai chủ yếu là những doanh nghiệp vận tải được đưa vào cải tạo công thương
nghiệp từ năm 1976-1977.
Ngoài ra Công ty Vận Tải Thủy Bộ Đồng Nai còn liên doanh với tập đoàn

VINAGROUP HONG KONG theo giấy phép số 17/GP ngày 30/09/1989 của Ủy Ban
Nhà Nước và Sở Kế Hoạch Đầu Tư.
Căn cứ Nghị định 109/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính Phủ V/v
chuyển đổi doanh nghiệp 100% vốn Nhà Nước thành Công ty cổ phần. Ngày
26/10/2007 UBND Tỉnh Đồng Nai ra quyết định số 3672/QĐ-UBT phê duyệt phương
án và chuyển Công ty Vận tải Thủy Bộ Đồng Nai thành Công ty Cổ Phần.
Ngày 06/05/2008, Công Ty Cổ Phần Vận Tải Sonadezi chính thức đi vào hoạt
động (tên công ty sau khi Cổ phần hóa Công ty Vận tải Thủy Bộ Đồng Nai).
II. Quy mô, chức năng, quyền hạn và nhiệm vụ của công ty:
1. Quy mô:
Công ty Cổ phần Vận Tải Sonadezi có vốn Nhà nước chiếm giữ 36,11%. Công
ty có tư cách pháp nhân hạch toán kinh tế độc lập, có con dấu riêng, được mở tài
khoản tại các ngân hàng theo quy định của pháp luật. Được tổ chức và hoạt động theo
quy định của pháp luật. Được tổ chức và hoạt động theo Điều lệ của Công ty và luật
Doanh nghiệp, được đăng ký kinh doanh theo luật định.
 Tên Công ty đầy đủ bằng tiếng Việt Nam: Công Ty Cổ Phần Vận Tải
Sonadezi.
 Tên giao dịch quốc tế: Sonadezi Transportaion Joint Stock Company.
 Tên viết tắt: SonaTrans-Co ( STJC)
 Trụ sở chính: Xa Lộ Hà Nội – Phường Bình Đa – Thành phố Biên Hòa –
Tỉnh Đồng Nai.
 Điện thoại: 0613. 838 191 – 0613. 838 174.
 Fax: 0613. 837 580.
 Email:
 Website: www.vantaisonadezi.com.vn
 Vốn điều lệ và cơ cấu phát hành:
• Vốn điều lệ: 42.000.000.000 đồng (bốn mươi hai tỷ đồng).
• Cổ phần phát hành: 42.000.000.000 đồng/ 4.200.000 cổ phần (mệnh giá
một cổ phần: 10.000 đồng (mười ngàn đồng).
 Số cổ phần Nhà nước chiếm giữ: 36 % - 1.512.000 cổ

phần.
 Số cổ phần người lao động trong DN: 7,36 %- 309.000 cổ phần.
 Số cổ phần bán ra ngoài DN: 56,64 % - 2.379.000 cổ
phần.
 Diện tích hoạt động:
3
SVTH: Nguyễn Thị Mỹ 3
Chuyên Đề Tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Bảo Linh
• Diện tích nhà xưởng:
- Khu vực Tân Biên: 215 m
2
.
- Khu vực văn phòng Công ty Đông Nam cũ: 8.315 m
2
.
- Khu vực văn phòng Công ty: 2.965 m
2
.
- Khu vực Long Khánh: 48 m
2
.
• Diện tích đất:
- Khu vực Cảng sông – Phường An Bình: 17.172,6 m
2
.
- Khu vực Long Khánh: 1.543,50 m
2
.
- Khu đất bãi đậu xe Công ty – Phường Bình Đa: 19.607,90 m
2

.
- Khu đất tại Phường Tam Hiệp: 14.897,40 m
2
.
- Khu đất tại Phường Tân Biên: 17.318,80 m
2
.
- Khu đất tại Văn phòng Bình Đa: 5.436,70 m
2
.
2. Chức năng:
− Vận tải hàng hóa, hành khách đường bộ, đường thủy.
− Vận tải hành khách công cộng.
− Kinh doanh khai thác cảng, kho bãi, xếp dỡ hàng hóa.
− Cho thuê văn phòng, nhà ở, xưởng sửa chữa, kho chứa hàng, mặt bằng.
− Sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng. Khai thác khoáng sản.
− Sửa chữa phương tiện vận tải thủy, bộ.
− Kinh doanh du lịch lữ hành nội địa và quốc tế. Cho thuê phương tiện vận
tải.
− Mua bán, xuất nhập khẩu máy móc, thiết bị, vật tư, hóa chất, phương tiện
vận chuyển.
− Kinh doanh bất động sản, khu dân cư.
− Kinh doanh mua bán xăng dầu.
− Xây dựng kinh doanh dịch vụ bến xe, bãi đậu xe.
− Đầu tư tài chính.
− Đào tạo nghề lái xe ô tô và cơ giới.
− Kinh doanh dịch vụ ăn uống; Kinh doanh dịch vụ khách sạn, nhà hàng.
3. Nhiệm vụ:
− Nhiệm vụ chính của công ty là khai thác, tổ chức quản lý kinh doanh vận
chuyển hành khách và hàng hóa, phục vụ sự đi lại của nhân dân, lưu

thông hàng hóa trong và ngoài tỉnh.
− Các tuyến vận chuyển hành khách chủ yếu từ Đồng Nai đi các tỉnh phía
Bắc, thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Tây.
− Công ty phải tự trang trải, kinh doanh có hiệu quả và làm tròn nghĩa vụ
với Nhà nước.
4. Quyền hạn:
− Công ty được quyền đăng ký và hoạt động kinh doanh theo pháp luật.
− Được quyền chủ động xây dựng kế hoạch kinh doanh, áp dụng các
phương thức và giải pháp hợp lý để hoàn thành tốt nhiệm vụ.
4
SVTH: Nguyễn Thị Mỹ 4
Chuyên Đề Tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Bảo Linh
− Công ty được tuyển dụng, bố trí sử dụng lao động, xây dựng quỹ lương,
chế độ phân phối thu nhập phù hợp với hao phí.
− Được quyền giao dịch với các cá nhân, đơn vị, các công ty trong và ngoài
nước.
III. Hình thức tổ chức của doanh nghiệp:
1. Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp:
− Tổng số cán bộ công nhân viên Công ty Cổ phần Vận Tải Sonadezi (tính đến
thời điểm 31/10/2010) là: 270 người (số cán bộ gián tiếp là 63 người, trực tiếp
sản xuất là 207 người.
Trong đó:
 Trình độ đại học và trên đại học: 21 người.
 Trình độ cao đẳng và trung cấp: 17 người.
 Công nhân kỹ thuật có trình độ chuyên môn tốt: 180 người.
 Lao động phổ thông: 52 người.
− Các phòng ban thuộc công ty: Ban Tổng giám đốc, Phòng Tổ chức – Hành
chính, Phòng Tài chính – Kế toán, Phòng Kế hoạch – Kinh doanh, Phòng Kỹ
thuật – Vật tư, Xưởng Sửa chữa, Đội xe 4, Đội xe 8, Đội xe 16, Đội xe Đưa rước
công nhân.

2. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp:
Quan hệ trực tuyến, chỉ huy
Quan hệ chức năng, tham mưu
Quan hệ phối hợp, trao đổi thông tin
5
SVTH: Nguyễn Thị Mỹ 5
Chuyên Đề Tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Bảo Linh
6
SVTH: Nguyễn Thị Mỹ 6
Chuyên Đề Tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Bảo Linh
SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC
CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI SONADEZI
7
SVTH: Nguyễn Thị Mỹ 7
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
BAN KIỂM SOÁT
TỔNG GIÁM ĐỐC
P.TỔNG GIÁM ĐỐC
P.T VẬN TẢI
P.TỔNG GIÁM ĐỐCP. TỔNG GIÁM ĐỐC
P.T KINH DOANH
P. KỸ THUẬT
VẬT TƯ
P.TÀI CHÍNH
KẾ TOÁN
P.KẾ HOẠCH
KINH DOANH
P.TỔ CHỨC
HÀNH CHÍNH

XƯỞN
G
S/CH
ỮA
ĐỘ
I
XE
16
ĐỘ
I
XE
4
ĐỘ
I
XE
ĐR
CN
Chuyên Đề Tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Bảo Linh
8
SVTH: Nguyễn Thị Mỹ 8
Chuyên Đề Tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Bảo Linh
3. Chức năng của các chức danh quản lý, điều hành:
 Tổng giám đốc công ty:
- Tổng giám đốc là người điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh hàng ngày
của công ty, đại diện công ty trước pháp luật.
- Tổng giám đốc do HĐQT công ty bổ nhiệm và giao trách nhiệm trước
HĐQT, pháp luật về việc thực hiện các quyền hạn và nhiệm vụ được giao.
 Phó Tổng Giám đốc công ty – Phụ trách Kinh doanh:
- Là người tham mưu, giúp việc cho TGĐ, được TGĐ giao nhiệm vụ quản lý,
điều hành hoạt động thiết lập, theo dõi thực hiện kế hoạch sản xuất kinh

doanh; nghiên cứu thị trường, kinh doanh sản phẩm, dịch vụ của công ty.
- Phó Tổng Giám đốc công ty – phụ trách Kinh doanh do HĐQT bổ nhiệm,
TGĐ phân công trách nhiệm quyền hạn và chịu trách nhiệm trước TGĐ về
kết quả thực hiện các nhiệm vụ được giao.
 Phó Tổng Giám đốc công ty – Phụ trách Vận tải:
- Là người tham mưu, giúp việc cho TGĐ, được TGĐ giao nhiệm vụ quản lý,
điều hành hoạt động của các đội xe, quản lý kỹ thuật, tu bổ, sửa chữa phương
tiện, thiết bị, công trình xây dựng trong toàn công ty; cung ứng hàng hóa.
- Phó Tổng Giám đốc công ty – Phụ trách Vận tải do HĐQT bổ nhiệm, TGĐ
phân công trách nhiệm, quyền hạn và chịu trách nhiệm trước TGĐ về kết quả
thực hiện các nhiệm vụ được giao.
 Phó Tổng Giám đốc công ty – Phụ trách Hành chính:
- Là người tham mưu, giúp việc cho TGĐ, được TGĐ giao nhiệm vụ quản lý,
điều hành hoạt động hành chính – nhân sự của công ty.
- Phó Tổng Giám đốc công ty – Phụ trách Hành chính do HĐQT bổ nhiệm,
TGĐ phân công trách nhiệm, quyền hạn và chịu trách nhiệm trước TGĐ về
kết quả thực hiện các nhiệm vụ được giao.
4. Chức năng của các phòng ban:
 Phòng Tổ chức – Hành chính:
 Quản lý lao động, tiền lương.
 Thực hiện chế độ chính sách cho người lao động.
 Thi đua, khen thưởng, kỷ luật.
 Hành chính văn thư.
 Quản lý trang thiết bị văn phòng.
 Bảo vệ trật tự, an ninh kinh tế, chính trị.
 Phòng Tài chính – Kế toán:
 Hạch toán kế toán.
 Quản lý, kiểm soát hoạt động tài chính.
 Thống kê, báo cáo, phân tích hoạt động tài chính.
 Phòng Kế hoạch – Kinh doanh:

 Thiết lập kế hoạch, thống kê báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh.
 Kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.
 Nghiên cứu thị trường.
9
SVTH: Nguyễn Thị Mỹ 9
Chuyên Đề Tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Bảo Linh
 Phòng Kỹ thuật – Vật tư:
 Quản lý kỹ thuật phương tiện, thiết bị, công trình xây dựng cơ bản.
 Cung ứng vật tư, nhiên liệu, trang thiết bị văn phòng, dịch vụ bảo hiểm,
giám định phương tiện.
 Quản lý kho tàng.
 Xưởng sửa chữa:
 Tổ chức sửa chữa phương tiện, thiết bị theo kế hoạch.
 Quản lý thiết bị, công cụ, dụng cụ phục vụ sửa chữa và tài sản khác.
 Đội xe 4, 16, ĐRCN:
 Tổ chức vận doanh theo kế hoạch.
 Bảo quản phương tiện hoạt động an toàn.
 Đội xe 4: bao gồm các tuyến xe buýt liên tỉnh:
- Tuyến số 5: Bến xe Biên Hòa – Bến xe Chợ Lớn;
- Tuyến số 12: Thác Giang Điền – Chợ Bến Thành;
- Tuyến số 603: Nhơn Trạch – Bến xe Miền Đông.
 Đội xe 16: bao gồm các tuyến xe buýt nội ô thành phố Biên Hòa:
- Tuyến số 6: Bến xe Biên Hòa – Trạm xe Big C;
- Tuyến số 7: Bến xe Biên Hòa – Bến xe Thạnh Phú;
- Tuyến số 8: Trạm xe Big C – Bến xe Thạnh Phú.
 Đội Đưa rước công nhân: bao gồm 110 tuyến đưa rước công nhân trong các
khu công nghiệp lớn nhất Tỉnh Đồng Nai.
IV. Xu hướng phát triển trong những năm qua:
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
10

SVTH: Nguyễn Thị Mỹ 10
Chuyên Đề Tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Bảo Linh
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
1. Doanh thu bán hàng
và cung cấp dịch vụ
42.528.628.674 64.834.582.991 70.875.920.125
2. Các khoản giảm trừ
doanh thu
- 12.117.914 5.576.364
3. Doanh thu thuần về
bán hàng và cung cấp
dịch vụ
42.528.628.674 64.822.465.077 70.870.343.761
4. Giá vốn hàng bán 34.992.318.811 50.867.804.845 54.957.724.926
5. Lợi nhuận gộp về bán
hàng và cung cấp dịch vụ
7.536.309.863 13.954.660.232 15.912.618.835
6. Doanh thu hoạt động
tài chính
1.944.200.832 1.050.807.100 1.093.835.026
7. Chi phí tài chính
- Trong đó chi phí lãi vay
-
-
1.354.504.667
1.354.504.667
1.632.583.167
1.632.583.167
8. Chi phí bán hàng - - -
9. Chi phí quản lý doanh

nghiệp
4.425.455.366 6.338.960.797 7.647.216.669
10. Lợi nhuận thuần từ
hoạt động kinh doanh
5.055.055.329 7.312.001.868 7.726.654.025
11. Thu nhập khác 70.623.791 1.296.674.081 100.824.636
12. Chi phí khác 27.425.084 710.654.108 30.536.298
13. Lợi nhuận khác 43.198.707 586.019.973 70.288.338
14.Tổng lợi nhuận kế
toán trước thuế
5.098.254.036 7.898.021.841 7.796.942.363
15. Chi phí thuế thu nhập
doanh nghiệp hiện hành
1.332.532.931 1.974.505.460 2.027.111.181
16. Thuế TNDN miễn
giảm 30%
- 592.351.638 -
17. Thuế TNDN phát
sinh tăng sau kiểm toán
- 114.493.425 -
16. Chi phí thuế thu nhập
hoãn lại
- -
17. Lợi nhuận sau thuế
thu nhập doanh nghiệp
3.765.721.105 6.401.374.594 5.769 831.182
11
SVTH: Nguyễn Thị Mỹ 11
Chuyên Đề Tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Bảo Linh
18. Lãi cơ bản trên cổ

phiếu
896,60 1.524 1.374
Qua bảng báo cáo trên ta thấy tình hình hoạt động kinh doanh của công ty:
V. Phương hướng, chiến lược kinh doanh trong thời gian tới của doanh
nghiệp:
− Vận tải hàng hóa: Giữ mối liên hệ với các đối tác để giữ đầu phương tiện hoạt
động. Nắm sát sự biến động của thị trường, nếu thuận lợi sẽ đầu tư mở rộng sản
xuất bộ phận này.
− Vận tải khách (buýt có trợ giá): Tìm kiếm các giải pháp quản lý mới để quản lý
doanh thu chặt hơn, hạn chế các tiêu cực làm thất thoát doanh thu. Chú trọng
công tác đào tạo và đào tạo lại đối với đội ngũ tiếp viên, lái xe và quản lý đội để
nâng cao chất lượng phục vụ hành khách, thực hiện đúng các quy trình trong vận
doanh và quản lý phương tiện, quản lý doanh thu.
− Vận tải khách (buýt không trợ giá): Tăng cường các biện pháp quản lý doanh
thu, gắn hoạt động của phương tiện với nâng cao thương hiệu công ty.
− Đưa rước công nhân: Tăng cường bảo quản phương tiện, đẩy nhanh công tác sửa
chữa để giữ đầu xe hoạt động cao nhất có thể. Tăng cường công tác thị trường
kết hợp với đầu tư phương tiện mới để mở rộng thị phần mới và củng cố thị phần
đang có.
− Xe chạy tuyến: Tìm kiếm hình thức liên kết đầu tư giữa công ty với người nhận
khoán để đầu tư phương tiện mới.
− Khái thác các mặt bằng: Ký hợp đồng với một số đối tác để khai thác và sử dụng
hiệu quả nhất tất cả các mặt bằng hiện có của Công ty.
VI. Tổ chức công tác kế toán tại doanh nghiệp:
1. Chế độ kế toán áp dụng tại công ty:
Công ty áp dụng chế độ kế toán Doanh nghiệp Việt Nam ban hành theo Quyết
định số 15/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính.
2. Hình thức kế toán áp dụng tại công ty:
− Công ty sử dụng hình thức chứng từ ghi sổ. Công việc ghi sổ kế toán được thực
hiện trên phần mềm máy vi tính.

 Niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc ngày 31 tháng 12.
12
SVTH: Nguyễn Thị Mỹ 12
Chuyên Đề Tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Bảo Linh
 Phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho cuối kỳ: Phương pháp nhập trước
xuất trước (FIFO)
 Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Phương pháp Kê khai thường xuyên.
 Phương pháp khấu hao tài sản: Phương pháp khấu hao đường thẳng.
− Các loại sổ: gồm các loại sổ chủ yếu sau:
 Sổ cái;
 Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ;
 Bảng cân đối số phát sinh;
 Sổ quỹ;
 Các sổ kế toán chi tiết.
− Trình tự ghi sổ:
Sơ đồ trình tự ghi sổ theo hình thức Chứng từ ghi sổ:
Ghi chú:
Ghi hàng ngày:
Ghi cuối tháng: (từ bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại lập
chứng từ ghi sổ phân bổ chi phí vào giá thành).
Đối chiếu, kiểm tra:
13
SVTH: Nguyễn Thị Mỹ 13
Chuyên Đề Tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Bảo Linh
14
SVTH: Nguyễn Thị Mỹ 14
Chứng từ gốc
Bảng tổng hợp chứng từ
kế toán cùng loại
Sổ quỹ Sổ chi tiết tài khoảnMáy tính xử lý dữ liệu

Chứng từ ghi sổ
Sổ cái
Bảng cân đối số phát sinh Bảng tổng hợp chi tiết
Báo cáo tài chính
Chuyên Đề Tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Bảo Linh
3. Cơ cấu bộ máy kế toán tại công ty:
SƠ ĐỒ BỘ MÁY KẾ TOÁN
 Kế toán trưởng:
Là người chịu trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra và thực hiện toàn bộ
công tác kế toán thống kê thông tin kinh tế tại công ty, hướng dẫn về chế độ kế
toán và các thông tư tài chính cho các kế toán viên.
 Kế toán tổng hợp:
Là người phụ trách hạch toán kế toán chi phí giá thành dịch vụ và lập báo
cáo tài chính, phân tích tổng hợp trước kế toán trưởng, ban Tổng giám đốc và
các cơ quan chức năng khi kiểm tra.
 Kế toán tiền lương và bảo hiểm:
Là người chịu trách nhiệm tính toán tiền lương và các khoản trích theo
lương cho công viên. Hàng tháng lập bảng phân bổ tiền lương, trích lập kinh phí
công đoàn, lập danh sách trích lập bảo hiểm xã hội, bảo hiềm y tế, bảo hiểm thất
nghiệp.
 Kế toán thanh toán:
Là người chịu trách nhiệm ghi phiếu thu, phiếu chi theo đúng mục đích,
đúng quy định. Theo dõi các hoạt động bằng tiền, đảm bảo một cách chính xác
và hợp lý khoản thu, chi, tạm ứng và thanh toán các khoản thu, chi mang tính
15
SVTH: Nguyễn Thị Mỹ 15
KẾ TOÁN TRƯỞNG
KẾ TOÁN TỔNG HỢP
KẾ TOÁN
THANH TOÁN

THỦ QUỸ
KẾ TOÁN VẬT
TƯ, TÀI SẢN
KẾ TOÁN
LƯƠNG,
BẢO HIỂM
KẾ TOÁN
DOANH THU,
CÔNG NỢ
Chuyên Đề Tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Bảo Linh
chất nội bộ giữa cán bộ công nhân viên với công ty, các hoạt động thanh toán
lương, bảo hiểm xã hội.
 Kế toán doanh thu, công nợ:
Là người chịu trách nhiệm theo dõi doanh thu vận tải từng đội xe, và dịch
vụ, báo cáo kết quả tiêu thụ của từng đơn vị và toàn công ty, theo dõi tình hình
công nợ, phối hợp với các bộ phận có liên quan để lập kế hoạch và biện pháp thu
hồi nợ nhanh chóng cho công ty.
 Kế toán vật tư, tài sản:
Là người chịu trách nhiệm theo dõi, hạch toán tình hình nhập – xuất – tồn
vật tư tại công ty, quản trách kế toán sữa chữa tài sản cố định tại công ty, theo
dõi số lượng, giá trị tài sản cố định hiện có và tình hình tăng giảm tài sản cố định
trong toàn công ty, tính toán phân bổ khấu hao vào đúng đối tượng sử dụng.
 Thủ quỹ:
Là người chịu trách nhiệm thu chi và bảo quản tiền mặt tại công ty, ghi
chép và báo cáo quỹ hàng ngày, đồng thời phản ánh đầy đủ nghiệp vụ thu chi của
công ty.
Phần 3: Cơ sở lý luận:
I. Những vấn đề chung:
1. Nhiệm vụ hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành:
Quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là nội dung quan trọng hàng

đầu trong các doanh nghiệp, để có thể đạt được mục tiêu tiết kiệm chi phí và tăng
cường được lợi nhuận. Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm một
cách nhanh chóng, chính xác nhằm phân tích tình hình kế hoạch giá thành , làm cơ sở
để đề xuất biện pháp tiết kiệm chi phí sản xuất và hạ thấp giá thành sản phẩm.
(Kế toán tài chính, PGS-TS Võ Văn Nhị chủ biên, NXB Tài chính, 2006, trang 214 )
2. Đặc điểm kinh doanh Dịch vụ vận tải:
− Sản phẩm của doanh nghiệp vận tải ô tô hành khách là quá trình dịch vụ vận
chuyển hành khách, do vậy quá trình sản xuất và tiêu thụ đồng thời diễn ra,
sản phẩm không có hình thái vật chất cụ thể, không có sản phẩm làm dở.
− Phải quản lý quá trình kinh doanh thành nhiều khâu trực tiếp giao dịch, hợp
đồng và thanh toán với khách hàng, phục vụ khách hàng,…
− Có phạm vi quản lý trên địa bàn rộng, đối tượng quản lý đa dạng, nhân viên
làm việc chủ yếu ở ngoài doanh nghiệp một cách độc lập, lưu động.
− Các doanh nghiệp vận tải thường có nhiều kiểu xe khác nhau, với nhiều nhãn
hiệu khác nhau, các tuyến xe khác nhau. Do đó, yêu cầu quản lý phương tiện
cũng khác nhau.
− Hoạt động của các phương tiện vận tải phụ thuộc vào thời vụ, thời tiết, trạng
thái kỹ thuật của phương tiện và cơ sở hạ tầng.
16
SVTH: Nguyễn Thị Mỹ 16
Chuyên Đề Tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Bảo Linh
− Hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp vận tải mang tính xã hội cao,
trực tiếp với mọi tầng lớp nhân dân, đóng góp to lớn trong việc đi lại của mọi
người….
(Kế toán dịch vụ, TS. Nguyễn Phú Giang, NXB Tài chính, 2008, trang 60)
3. Phân loại chi phí và giá thành sản phẩm vận tải:
3.1. Phân loại chi phí vận tải:
3.1.1. Khái niệm:
− Chi phí là khoản tiêu hao của các nguồn lực đã sử dụng cho một mục đích,
biểu hiện bằng tiền. Chi phí là biểu hiện bằng tiền toàn bộ hao phí về lao

động sống và lao động vật hóa, phát sinh trong quá trình hoạt động.
(Kế toán chi phí, ThS. Bùi Văn Trường, NXB Lao Động - Xã Hội, 2010, trang 10)
− Chi phí vận tải là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí lao động sống cần
thiết và lao động vật hóa cho quá trình hoạt động kinh doanh mà doanh
nghiệp vận tải cần phải chi ra trong một kỳ hạch toán.
(Kế toán dịch vụ, TS. Nguyễn Phú Giang, NXB Tài chính, 2008, trang 62)
3.1.2. Đặc điểm:
− Chi phí là thước đo để đo lường mức tiêu hao của các nguồn lực đã sử dụng.
− Chi phí được biểu hiện bằng tiền.
− Chi phí có quan hệ đến một mục đích.
(Kế toán chi phí, ThS Bùi Văn Trường, NXB Lao Động – Xã Hội, 2010, trang 10).
− Chi phí sản xuất vận động, thay đổi không ngừng, mang tính đa dạng và phức
tạp gắn liền với tính đa dạng, phức tạp của ngành nghề sản xuất, quy trình
sản xuất.
(Kế toán tài chính, PGS.TS Võ Văn Nhị chủ biên, NXB Tài Chính, 2006, trang 213).
3.1.3. Phân loại chi phí vận tải:
Hiện nay có nhiều tiêu thức khác nhau để phân loại chi phí vận tải. Mỗi
cách phân loại chi phí đáp ứng mục đích hạch toán, quản lý và kiểm tra, kiểm soát chi
phí phát sinh, cung cấp thông tin cho việc phân tích giá thành ở các góc độ khác nhau.
3.1.3.1. Phân loại chi phí vận tải theo yếu tố:
Theo tiêu thức phân loại này, chi phí vận tải được chia thành các yếu
tố chi phí khác nhau. Những chi phí có cùng tính chất kinh tế được xếp chung
vào một yếu tố chi phí, bao gồm:
− Chi phí khấu hao tài sản cố định
− Chi phí nhiên liệu
− Chi phí vật liệu, dụng cụ
− Chi phí tiền lương
− Khoản trích BHXH, BHYT, BHTN, kinh phí công đoàn
− Chi phí dịch vụ mua ngoài
− Các chi phí khác.

17
SVTH: Nguyễn Thị Mỹ 17
Chuyên Đề Tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Bảo Linh
Phân loại chi phí theo yếu tố là vấn đề cần thiết và có ý nghĩa để xác
định tính chất của doanh nghiệp, vì khi thay đổi mối tương quan giữa các yếu tố
chi phí sẽ thể hiện sự thay đổi tính chất và điều kiện hoạt động của doanh
nghiệp. Phân loại chi phí theo yếu tố còn làm căn cứ để lập kế hoạch chi phí.
3.1.3.2. Phân loại chi phí vận tải theo công dụng kinh tế của chi
phí:
Theo tiêu thức phân loại này, chi phí vận tải được sắp xếp theo các
khoản mục có công dụng kinh tế khác nhau, phục vụ cho việc hoàn thành dịch vụ vận
tải, bao gồm:
− Lương lái xe và phụ xe
− Khoản trích BHXH, BHYT, BHTN, kinh phí công đoàn
− Nhiên liệu
− Chi phí săm lốp
− Vật liệu
− Khấu hao phương tiện vận tải
− Sửa chữa thường xuyên phương tiện vận tải
− Lệ phí giao thông
− Chi phí trực tiếp khác
− Chi phí quản lý.
Phân loại chi phí theo công dụng nhằm mục đích quản lý chi phítheo
từng khoản mục của loại sản phẩm, phát hiện khả năng tiềm tàng để hạ giá thành
sản phẩm, giúp cho việc phân tích hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp.
3.1.3.3. Phân loại chi phí vận tải theo quá trình tập hợp chi phí:
Theo tiêu thức phân loại này, chi phí vận tải được phân chia thành chi
phí trực tiếp và chi phí chung:
− Chi phí trực tiếp: là những chi phí liên quan trực tiếp đến đối tượng tập hợp
chi phí như một loại sản phẩm, lao vụ hay một địa điểm kinh doanh nhất

định. Trong doanh nghiệp vận tải ô tô, đó là các khoản chi phí nhiên liệu, chi
phí tiền lương trả cho lái xe, phụ xe, chi phí khấu hao phương tiện, chi phí
săm lốp.
− Chi phí chung: là những chi phí liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi
phí như nhiều loại sản phẩm, lao vụ hoặc nhiều địa điểm kinh doanh khác
nhau. Các chi phí này không tập hợp được trực tiếp cho từng đối tượng chịu
chi phí mà phải tập hợp chung để cuối kỳ phân bổ cho từng đối tượng chịu
chi phí theo tiêu thức hợp lý. Trong doanh nghiệp vận tải ô tô bao gồm: chi
phí quản lý đội xe, chi phí vật liệu, chi phí dịch vụ mua ngoài và các chi phí
khác bằng tiền.
3.1.3.4. Phân loại chi phí vận tải theo nội dung của chi phí:
Theo tiêu thức phân loại này, chi phí vận tải được phân chia thành ba
khoản mục:
18
SVTH: Nguyễn Thị Mỹ 18
Chuyên Đề Tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Bảo Linh
− Chi phí nhiên liệu trực tiếp: là toàn bộ chi phí nhiên liệu được sử dụng trực
tiếp để thực hiện họat động vận chuyển hành khách và hàng hóa.
− Chi phí nhân công trực tiếp: là các chi phí trả cho lái xe, phụ xe trực tiếp hoạt
động vận tải như tiền lương, các khoản phụ cấp, các khoản trích theo lương
của lái xe, phụ xe như BHXH, BHYT, BHTN, kinh phí công đoàn.
− Chi phí sản xuất chung: là những khoản chi phí trực tiếp khác sử dụng cho
hoạt động vận tải ngoài chi phí nhiên liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực
tiếp như chi phí quản lý tổ, đội xe, khấu hao tài sản cố định, lệ phí giao
thông, phí bảo hiểm xe, các chi phí khác bằng tiền.
Cách phân loại này có ý nghĩa và tác dụng quan trọng trong kế toán tài
chính về chi phí và tính giá thành dịch vụ vận tải.
(Kế toán dịch vụ, TS. Nguyễn Phú Giang, NXB Tài Chính, 2008, trang 63,64)
3.2. Phân loại giá thành:
3.2.1. Khái niệm:

Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của tổng số các hao phí về
lao động sống và lao động vật hóa có liên quan đến khối lượng công việc, sản
phẩm hay lao vụ, dịch vụ đã hoàn thành.
3.2.2. Ý nghĩa:
Giá thành sản xuất phản ánh hiệu quả sản xuất và phục vụ sản xuất.
3.2.3. Phân loại giá thành sản phẩm:
− Giá thành kế hoạch: là giá thành được xác định trước khi bắt đầu sản xuất của
kỳ kế hoạch dựa trên các định mức và dự toán của kỳ kế hoạch. Giá thành kế
hoạch được coi là mà mục tiêu mà doanh nghiệp phải cố gắng thực hiện hoàn
thành nhằm để thực hiện hoàn thành mục tiêu chung của toàn doanh nghiệp.
− Giá thành định mức: là giá thành được xác định trên cơ sở các định mức chi
phí hiện hành tại từng thời điểm nhất định trong kỳ kế hoạch. Giá thành định
mức được xem là căn cứ để kiểm soát tình hình thực hiện các định mức tiêu
hao các yếu tố vật chất khác nhau phát sinh trong quá trình sản xuất. Giá
thành định mức cũng được xây dựng trước khi bắt đầu quá trình sản xuất.
− Giá thành thực tế: là giá thành được xác định trên cơ sở các khoản hao phí
thực tế trong kỳ để thực hiện quá trình sản xuất sản phẩm. Giá thành thực tế
được xác định sau khi đã xác định được kết quả sản xuất trong kỳ. Giá thành
thực tế là căn cứ để kiểm tra, đánh giá tình hình tiết kiệm chi phí, hạ thấp giá
thành và xác định kết quả kinh doanh.
(Kế toán tài chính, PGS.TS Võ Văn Nhị chủ biên, NXB Tài chính, 2006, trang 214)
3.3. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm:
Chi phí sản xuất Giá thành sản xuất sản phẩm
19
SVTH: Nguyễn Thị Mỹ 19
Chuyên Đề Tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Bảo Linh
Cùng nội dung kinh tế: hao phí của các nguồn lực
Liên quan với thời kỳ sản xuất. Liên quan với khối lượng thành phẩm.
Riêng biệt của từng kỳ sản xuất. Có thể là chi phí sản xuất của nhiều kỳ.
Liên quan với thành phẩm, sản phẩm dở dang. Liên quan với thành phẩm.

3.4. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành và
kỳ tính giá thành:
3.4.1. Khái niệm:
− Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là phạm vi, giới hạn để tập hợp chi phí(có
thể là nơi phát sinh, đối tượng chịu chi phí).
− Đối tượng tính giá thành: là bán thành phẩm, thành phẩm, lao vụ hoàn thành
cần phải xác định giá thành.
Căn cứ xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, đối tượng tính giá thành:
 Quy trình công nghệ,
 Loại hình sản xuất,
 Yêu cầu, trình độ quản lý.
− Kỳ tính giá thành: là thời gian cần tính giá thành của bán thành phẩm, thành
phẩm, lao vụ hoàn thành(tháng, quý, năm ).
Căn cứ xác định kỳ tính giá thành:
 Đặc điểm sản xuất – chu kỳ sản xuất, sản xuất theo đơn đặt hàng,
sản xuất hàng loạt…
 Yêu cầu quản lý.
(Kế toán chi phí, ThS. Bùi Văn Trường, NXB Lao Động - Xã Hội, 2010, trang
47 - 48).
3.4.2. Đối tượng tập hợp chi phí dịch vụ vận tải:
Đối tượng tập hợp chi phí dịch vụ vận tải là phạm vi, giới hạn mà các
loại chi phí vận tải cần được tập hợp. Như vậy việc xác định đối tượng tập
hợp chi phí vận tải chính là xác định phạm vi và giới hạn tập hợp đối với các
khoản chi phí vận tải tương ứng của từng loại hình vận tải.
Đối với vận tải ô tô có thể tập hợp chi phí vận tải theo từng đoàn xe, đội xe.
3.4.3. Đối tượng tính giá thành:
Đối tượng tính giá thành dịch vụ vận tải là các loại sản phẩm của doanh
nghiệp vận tải cần xác định được giá thành là giá thành đơn vị theo khoản
mục chi phí trong giá thành đã được quy định, căn cứ vào đặc điểm tổ chức
quản lý và yêu cầu quản lý cụ thể của doanh nghiệp.

Trong đó, đối tượng tính giá thành vận tải hàng hóa là tấn.km.hàng hóa
vận chuyển, vận tải hành khách là người.km.hành khách vận chuyển.
20
SVTH: Nguyễn Thị Mỹ 20
Chuyên Đề Tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Bảo Linh
3.4.4. Kỳ tính giá thành:
Kỳ tính giá thành ở doanh nghiệp vận tải thường là hàng tháng.
3.4.5. Mối quan hệ giữa đối tượng tính giá thành và đối tượng tập
hợp chi phí vận tải:
Đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành đều là phạm vi
giới hạn để tập hợp chi phí và đều phục vụ cho công tác quản lý, phân tích và
kiểm tra chi phí, giá thành.
Tuy nhiên, đối tượng tập hợp chi phí rộng hơn đối tượng tính giá thành.
Vì đối tượng tập hợp chi phí chỉ căn cứ vào tính chất xác định được về mặt
lượng của kết quả kinh doanh, còn xác định đối tượng tính giá thành lại phải
căn cứ vào tính chất xác định được cả về lượng và giá trị sử dụng của sản
phẩm.
(Kế toán dịch vụ, TS. Nguyễn Phú Giang, NXB Tài Chính, 2008, trang 68).
II. Kế toán chi phí sản xuất:
1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:
1.1. Khái niệm:
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là giá trị nguyên vật liệu chính, vật liệu
phụ, bán thành phẩm mua ngoài, nhiên liệu… sử dụng trực tiếp để sản xuất sản phẩm.
1.2. Tài khoản sử dụng:
Kế toán tập hợp và phân bổ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sử dụng tài
khoản 621 – Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp.
Nợ 621 Có
- Trị giá thực tế nguyên vật liệu xuất dùng
trực tiếp cho sản xuất sản phẩm, thực hiện
dịch vụ trong kỳ.

- Kết chuyển hoặc phân bổ trị giá nguyên
vật liệu thực tế sử dụng cho sản xuất
trong kỳ vào tài khoản 154, 631.
- Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực
tiếp vượt trên mức bình thường vào tài
khoản 632.
- Trị giá nguyên vật liệu sử dụng không
hết nhập lại kho.
Tài khoản 621 không có số dư cuối kỳ.
Tài khoản 621 được mở chi tiết theo từng đối tượng tập hợp chi phí.
1.3. Sơ đồ hạch toán:
152 (611) 621 152
Trị giá nguyên vật liệu Trị giá nguyên vật liệu
21
SVTH: Nguyễn Thị Mỹ 21
Chuyên Đề Tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Bảo Linh
xuất kho dùng để sản xuất chưa sử dụng đã nhập kho
111, 331 154 (631)
Trị giá nguyên vật liệu mua Kết chuyển chi phí NVLTT
giao thẳng cho sản xuất vào đối tượng tính giá thành
152 632
(…)trị giá NVL còn ở xưởng Chi phí NVLTT
SX cuối kỳ vượt trên mức bình thường
1.4. Phương pháp phân bổ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:
Nguyên vật liệu trực tiếp sử dụng sản xuất từng loại sản phẩm, thì tập hợp
chi phí theo từng loại sản phẩm.
Nguyên vật liệu trực tiếp sử dụng sản xuất nhiều loại sản phẩm, thì tập hợp
chung và trước khi tổng hợp chi phí để tính giá thành, phải phân bổ cho từng đối
tượng tính giá thành.∑
Cách tính phân bổ:

Với:
Ci: Chi phí NVLTT phân bổ cho sản phẩm i.
C: Tổng chi phí NVLTT đã tập hợp sau khi loại trừ phần chi phí vượt trên mức
bình thường.
Ti: Tiêu thức phân bổ chi phí cho sản phẩm i.
2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp:
2.1. Khái niệm:
Chi phí nhân công trực tiếp là tiền lương, phụ cấp, các khoản phải trả cho
công nhân trực tiếp sản xuất và khoản trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm
thất nghiệp, kinh phí công đoàn.
2.2. Tài khoản sử dụng:
Kế toán tập hợp và phân bổ chi phí nhân công trực tiếp sử dụng tài khoản
622 – Chi phí nhân công trực tiếp.
22
SVTH: Nguyễn Thị Mỹ 22
C
Ci = Ti

n
Ti
i=1
Chuyên Đề Tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Bảo Linh
Nợ 622 Có
- Chi phí nhân công trực tiếp tham gia sản
xuất sản phẩm, thực hiện dịch vụ bao
gồm: tiền lương, tiền công lao động, các
khoản trích theo tiền lương…
- Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp
trong kỳ vào tài khoản 154, 631.
- Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp

vượt trên mức bình thường vào tài khoản
632.
Tài khoản 622 không có số dư cuối kỳ.
Tài khoản 622 được mở chi tiết theo từng đối tượng tập hợp chi phí.
2.3. Sơ đồ hạch toán:
334, 111 622 154 (631)
Tiền lương, phụ cấp … phải trả cho Kết chuyển CP NCTT vào đối tượng
công nhân trực tiếp sản xuất tính giá thành
338
Trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ
632
Kết chuyển CP NCTT
của công nhân trực tiếp sản xuất
335
vượt trên mức bình thường
Trích trước tiền lương nghỉ phép
của công nhân trực tiếp sản xuất
2.4. Phương pháp phân bổ chi phí nhân công trực tiếp:
Chi phí nhân công trực tiếp của riêng từng loại sản phẩm thì tập hợp theo
từng sản phẩm.
Chi phí nhân công trực tiếp của nhiều loại sản phẩm thì tập hợp chung và
trước khi tổng hợp chi phí để tính giá thành, phải phân bổ cho từng đối tượng tính giá
thành.
Cách tính phân bổ: tương tự phương pháp phân bổ chi phí nguyên vật liệu
trực tiếp.
23
SVTH: Nguyễn Thị Mỹ 23
Chuyên Đề Tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Bảo Linh
3. Kế toán chi phí sản xuất chung:
3.1. Khái niệm:

Chi phí sản xuất chung là chi phí quản lý và phục vụ sản xuất – tiền lương
nhân viên quản lý, giá trị vật liệu gián tiếp, công cụ, dụng cụ, khấu hao máy móc, nhà
xưởng, tiền sửa máy…
3.2. Tài khoản sử dụng:
Kế toán tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung sử dụng tài khoản 627 –
Chi phí sản xuất chung.
Nợ 627 Có
- Chi phí sản xuất chung phát sinh trong
kỳ.
- Khoản giảm chi phí sản xuất chung.
- Kết chuyển chi phí sản xuất trong kỳ
vào tài khoản 154, 631.
- Kết chuyển định phí sản xuất chung vào
tài khoản 632 do mức sản xuất thực tế bé
hơn công suất bình thường.
- Kết chuyển biến phí sản xuất chung
vượt trên mức bình thường vào tài khoản
632.
Tài khoản 627 không có số dư cuối kỳ.
Tài khoản 627 được mở chi tiết theo từng đối tượng tập hợp chi phí.
Tài khoản 627 “Chi phí sản xuất chung” có 6 tài khoản cấp 2:
- Tài khoản 6271 “Chi phí nhân viên phân xưởng”,
- Tài khoản 6272 “ Chi phí vật liệu”,
- Tài khoản 6273 “ Chi phí dụng cụ sản xuất”,
- Tài khoản 6274 “ Chi phí khấu hao TSCĐ”,
- Tài khoản 6277 “ Chi phí dịch vụ mua ngoài”,
- Tài khoản 6278 “ Chi phí bằng tiền khác”.
3.3. Sơ đồ hạch toán:
334 627 111,152
Tiền lương, phụ cấp … phải trả cho Khoản giảm chi phí

nhân viên quản lý sản xuất sản xuất chung
338
Trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ
154 (631)
Kết chuyển CP SXC
của nhân viên quản lý sản xuất
24
SVTH: Nguyễn Thị Mỹ 24
Chuyên Đề Tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Bảo Linh
152, 153 (611)
vào đối tượng tính giá thành
Giá trị vật liệu gián tiếp,
632
công cụ, dụng cụ Kết chuyển phần ĐP SXC
214
của công suất thực tế bé hơn
Trích khấu hao TSCĐ công suất bình thường
142
Kết chuyển BP SXC vượt
Phân bổ dần chi phí trả trước trên mức bình thường
335
Tính trước chi phí phải trả
111, 112, 331
Chi phí bằng tiền và chi phí khác
II.4. Phương pháp phân bổ chi phí sản xuất chung:
Chi phí sản xuất chung tập hợp theo từng phân xưởng, từng bộ phận sản
xuất…
Trước khi tính giá thành, phải phân bổ chi phí sản xuất chung cho từng
đối tượng tính giá thành.
Cách tính phân bổ: tương tự phương pháp phân bổ chi phí nguyên vật

liệu trực tiếp.
(Kế toán chi phí, ThS. Bùi Văn Trường, NXB Lao Động - Xã Hội, 2010, trang
50 - 58).
III. Tính giá thành sản phẩm:
1. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất:
1.1. Khái niệm:
Tổng hợp chi phí sản xuất là cơ sở để tính giá thành sản phẩm. Chi phí
sản xuất phải được tổng hợp riêng theo từng đối tượng tính giá thành. Các
chi phí tổng hợp phải được phân tích theo khoản mục: chi phí nguyên vật
liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung.
1.2. Tài khoản sử dụng:
25
SVTH: Nguyễn Thị Mỹ 25

×