Tải bản đầy đủ (.doc) (133 trang)

Dạy học môn tự nhiên và xã hội lớp 3 theo quan điểm tích hợp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.81 MB, 133 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
-----------------------

NGUYỄN THN HOÀNG VÂN

DẠY HỌC MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI LỚP 3
THEO QUAN ĐIỂM TÍCH HỢP

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

HÀ NỘI - 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
-----------------------

NGUYỄN THN HOÀNG VÂN

DẠY HỌC MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI LỚP 3
THEO QUAN ĐIỂM TÍCH HỢP

Chuyên ngành: Giáo dục học (tiểu học)
Mã số: 60 14 01 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: TS. Lương Việt Thái

HÀ NỘI - 2017




i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi.
Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy
và trung thực. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất
kỳ công trình nào khác.
Tác giả

Nguyễn Thị Hoàng Vân


ii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, với tình cảm chân thành cho phép tác giả
được bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến:
- Ban giám hiệu, phòng sau Đại học trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
đã tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả được học tập, nghiên cứu hoàn thành
các chuyên đề của bậc đào tạo Sau đại học.
- Các thầy giáo, cô giáo, các nhà khoa học đã giảng dạy và giúp đỡ tác
giả trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
- Tác giả xin được tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến: TS. Lương Việt Thái
- Người hướng dẫn khoa học đã tận tình giúp đỡ, chỉ bảo trong suốt
quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
- Tác giả xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu cùng bạn bè đồng
nghiệp trường Tiểu học Nghĩa Tân, quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội cùng gia
đình, người thân đã tạo điều kiện giúp đỡ, động viên tác giả trong suốt quá
trình học tập và nghiên cứu.
Dù đã rất cố gắng nhưng luận văn không tránh khỏi những thiếu sót,

tác giả rất mong nhận được sự góp ý của quý thầy giáo, cô giáo, các đồng
nghiệp và bạn bè.
Hà Nội, tháng 10 năm 2017
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Hoàng Vân


3

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii
MỤC LỤC................................................................................................................. iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT...................................................................................v
DANH MỤC CÁC BẢNG........................................................................................ vi
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ.................................................................................. vii MỞ
ĐẦU.....................................................................................................................1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TRẠNG DẠY HỌC MÔN TỰ
NHIÊN VÀ XÃ HỘI THEO QUAN ĐIỂM TÍCH HỢP .......................................6
1.1.Tổng
quan
nghiên
cứu
..............................................................................6

vấn

1.2.Cơ
sở


..........................................................................................................7

đề:
luận

1.2.1. Dạy học tích hợp ............................................................................................7
1.2.3. Đặc điểm tâm lí của học sinh tiểu học và việc dạy học tích hợp.................24
1.2.4. Dạy học tích hợp và việc phát triển năng lực vận dụng kiến thức để giải
quyết vấn đề của học sinh
......................................................................................25
1.3. Khảo sát thực trạng dạy và học môn TNXH theo quan điểm tích hợp................... 27
1.3.1. Phương pháp khảo sát ..........................................................................................................
27

1.3.2. Kết quả khảo sát ..................................................................................................................... 28
1.3.3. Những thuận lợi, khó khăn khi dạy học môn TNXH ở trường Tiểu học theo
quan điểm tích hợp .............................................................................................................................
31

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 .................................................................................................................... 33
CHƯƠNG 2: KĨ THUẬT THIẾT KẾ DẠY HỌC TÍCH HỢP MÔN TỰ
NHIÊN VÀ XÃ HỘI LỚP 3 ...................................................................................34
2.1. Các nguyên tắc thiết kế nội dung dạy học tích hợp.........................................................
34

2.1.1. Nguyên tắc 1: Đảm bảo tính khoa học và tiếp cận những thành tựu khoa
học kĩ thuật, đồng thời vừa sức với học sinh ..........................................................................
34


2.1.2. Nguyên tắc 2: Tăng tính hành dụng, tính thực tiễn, quan tâm tới những
vấn
đề mang tính xã hội của địa phương........................................................................................... 34


4

2.1.3. Nguyên tắc 3: Phù hợp chương trình, chuNn kiến thức, kĩ năng của các môn
học tích hợp, đảm bảo mối liên hệ giữa các bài học tích hợp .........................................
34

2.2. N ội dung Môn TN XH lớp 3 ...................................................................................................... 35
2.2.1. Đặc điểm về cấu trúc nội dung môn TN XH lớp 3................................................... 35


5

2.2.2. Phân tích yêu cầu HS cần đạt ở một số mạch nội dung/ chủ đề môn TN XH
lớp 3 và tìm hiểu các khả năng có thể tăng cường tích hợp trong dạy học các
mạch nội dung/ chủ đề này . ..........................................................................................................
37

2.3. Quy trình thiết kế nội dung tích hợp ......................................................................................
40

2.3.1 .Lựa chọn nội dung tích hợp............................................................................................... 41
2.3.2 .Xác định mục tiêu dạy học ................................................................................................ 41
2.3.3. Dự kiến thời lượng, thời điểm học ................................................................................. 42
2.3.4. ChuNn bị cho hoạt động dạy học ..................................................................................... 43
2.3.5 Thiết kế hoạt động học tập ..................................................................................................

43

2.3.6. Lập kế hoạch đánh giá ......................................................................................................... 44
2.3.7. Tổng kết hoạt động và tiếp tục hướng dẫn học sinh học tập...............................
45

2.4. Đề xuất một số cách thức tích hợp trong dạy học môn TN XH lớp 3 ...................... 46
2.4.1. Tích hợp trong nội bộ môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3. ........................................ 46
2.4.2. Dạy học tích hợp liên môn trong một số nội dung (bài học) của môn TN XH
lớp 3. ......................................................................................................................................................... 50
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2........................................................................................75
CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM .........................................................76
3.1. Mục đích thực nghiệm sư phạm. .............................................................................................
76

3.2. N hiệm vụ của thực nghiệm sư phạm. ....................................................................................
76

3.3. Đối tượng thực nghiệm................................................................................................................ 76
3.4. Thời điểm thực nghiệm. ..............................................................................................................
76

3.5. N ội dung thực nghiệm. ................................................................................................................ 77
3.6. Các bước tiến hành thực nghiệm.............................................................................................
77

3.7. Phương pháp đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm: ..................................................
78

3.8. Phân tích và đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm. ....................................................

78

3.8.1. Đánh giá kết quả trước thực nghiệm .............................................................................
78

3.8.2. Đánh giá kết quả sau thực nghiệm. ................................................................................ 80


6

3.8.3. Sơ bộ đánh giá hiệu quả của việc dạy học môn TN XH lớp 3 theo quan điểm
tích hợp ....................................................................................................................................................
92

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3........................................................................................93
KẾT LUẬN - KHUYẾN NGHN .............................................................................94
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................97
PHỤ LỤC
...............................................................................................................100


7

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
STT

Ký hiệu

Nguyên nghĩa


1

TN XH

Tự nhiên và Xã hội

2

PPDH

Phương pháp dạy học

3

GV

Giáo viên

4

HS

Học sinh

5

KTDH

Kĩ thuật dạy học


6

HTDH

Hình thức dạy học

7

LTVC

Luyện từ và câu

8

MRVT

Mở rộng vốn từ

9

TN

Thực nghiệm

10

ĐC

Đối chứng


11

GD

Giáo dục


8

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Thực trạng nhận thức của giáo viên lớp 3 về khái niệm tích hợp: ...........28
Bảng 1.2: Thực trạng việc xây dựng các nội dung tích hợp của giáo viên khối 3....29
Bảng 1. 3: Thực trạng sử dụng các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học của
giáo viên lớp 3 trong quá trình dạy học môn TN XH...............................30
Bảng 3.1. Kết quả phân loại đầu vào: .......................................................................79
Bảng 3.2. Kết quả phân loại về năng lực: .................................................................80
Bảng 3.3. Kết quả phân loại sau thực nghiệm: .........................................................81
Bảng 3.4: Kết quả phân loại trước và sau thực nghiệm:
...........................................82
Bảng 3.5. Kết quả phân loại về năng lực: .................................................................91


vii
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1: Tỉ lệ đánh giá về kiến thức của nhóm TN và ĐC....................... 81
Biểu đồ 3.2: Tỉ lệ mức độ đánh giá lớp thực nghiệm về kiến thức trước và sau
thực nghiệm .....................................................................................................
82
Biểu đồ 3.3: Tỉ lệ đánh giá về N ăng lực của nhóm TN và ĐC ....................... 91



1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong đổi mới giáo dục hiện nay, một định hướng quan trọng là phát triển
phNm chất, năng lực của học sinh; trong đó chú trọng tới phát triển năng lực vận
dụng kiến thức của HS vào thực tiễn cuộc sống. Dạy học tích hợp giúp HS phát
triển khả năng liên hệ, vận dụng kiến thức, kĩ năng từ các chủ đề, môn học, lĩnh vực
học tập khác nhau để giải quyết các vấn đề phức hợp, các vấn đề thực tiễn
cuộc sống; trong định hướng đổi mới giáo dục hiên nay cũng nhấn mạnh tăng
cường tích hợp ở tiểu học.
Từ những năm 1987, việc nghiên cứu xây dựng môn “Tìm hiểu Tự nhiên và
xã hội” theo quan điểm tích hợp đã được thực hiện và môn học này được thiết kế
để đưa vào dạy học ở trường cấp I từ lớp 1 đến lớp 5. Chương trình năm 2000 đã
được hoàn chỉnh thêm một bước, quan điểm tích hợp đã được thể hiện trong
chương trình, Sách giáo khoa và các hoạt động dạy học ở tiểu học. Bên cạnh thể
hiện trong thiết kế chương trình một số môn học thì quan điểm tích hợp cũng
được đề cập chung trong dạy học ở Tiểu học. Tuy nhiên khái niệm tích hợp vẫn còn
mới lạ với nhiều giáo viên. Do vậy kĩ năng vận dụng quan điểm tích hợp vào quá
trình dạy học của nhiều giáo viên còn chưa tốt.
Tích hợp là tư tưởng, là nguyên tắc, là quan điểm hiện đại trong giáo
dục. N ếu hiểu và vận dụng đúng quan điểm tích hợp vào quá trình dạy học thì
có thể đem lại những hiệu quả cụ thể đối với từng phân môn trong một thể thống
nhất của các môn học ở tiểu học
Tư tưởng tích hợp được bắt nguồn từ cơ sở khoa học và đời sống. Mọi tình
huống xảy ra trong cuộc sống bao giờ cũng là những tình huống tích hợp. Không
thể giải quyết một vấn đề và nhiệm vụ nào của lí luận và thực tiễn mà lại không sử
dụng kiến thức, kĩ năng của nhiều lĩnh vực khác nhau. Tích hợp trong nhà trường sẽ
giúp HS học tập và phát triển khả năng vận dụng sáng tạo kiến thức, kĩ năng và

phương pháp từ các lĩnh vực khác nhau trong giải quyết các tình huống mới
mẻ trong cuộc sống hiện đại. Từ đó giúp các em trở thành những người công
dân tốt, chủ động, sáng tạo trong cuộc sống.


Môn Tự nhiên và Xã hội bản thân đã là môn học tích hợp (các kiến thức về
con người, thế giới tự nhiên, xã hội) - do vậy việc nghiên cứu vận dụng quan điểm
tích hợp trong dạy học TN XH sẽ giúp thực hiện tốt hơn ý tưởng tích hợp của
chương trình môn TN XH, đồng thời cũng có thể thực hiện việc tích hợp với cả
một số nội dung của các môn học khác như Đạo đức, Tiếng Việt, Âm nhạc, Mĩ
thuật, ... hoặc tăng cường tích hợp một số vấn đề như kĩ năng sống, giáo dục
bảo vệ môi trường, ...Các bài dạy theo hướng tích hợp sẽ làm cho nhà trường gắn
liền với thực tiễn cuộc sống, với sự phát triển của cộng đồng. N hững nội dung dạy
HS nhỏ tuổi theo các chủ đề “Con người và sức khỏe”, “Xã hội”, “Tự nhiên”, …
làm cho HS có nhu cầu học tập để giải đáp được những thắc mắc, phục vụ cho
cuộc sống của mình và cộng đồng. Học theo hướng tích hợp sẽ giúp cho các em
quan tâm hơn đến con người và xã hội ở xung quanh mình, việc học gắn liền
với thực tiễn cuộc sống. N hững thắc mắc nảy sinh từ thực tế làm nảy sinh
nhu cầu giải quyết vấn đề của các em.
Thực tế ở một số trường tiểu học cho thấy, các bài sọan để dạy học theo
hướng tích hợp đã giúp cho bài dạy linh hoạt, HS học được nhiều, được chủ
động tìm tòi, chiếm lĩnh kiến thức và rèn luyện kĩ năng. Tuy nhiên, để dạy tốt thì GV
phải hiểu được thế nào là tích hợp, các cách tích hợp, mối quan hệ giữa các nội
dung trong môn Tự nhiên và Xã hội với nhau và với các môn học khác ra sao? Có thể
tích hợp như thế nào?...
Trong môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3, nội dung chương trình là các kiến
thức tổng hợp về gia đình, trường học, về tỉnh, thành phố, về môi trường xung
quanh các em, ….N hững kiến thức này không chỉ được nằm trong một môn học là
môn Tự nhiên và xã hội mà còn được tích hợp trong nhiều môn học khác: Tiếng
Việt, Đạo đức…Trong quá trình dạy học, người giáo viên cần nghiên cứu, nắm

vững chương trình lựa chọn những biện pháp dạy học phù hợp nhất để nâng cao
hiệu quả giảng dạy.
Chính vì vậy tôi đã đi sâu nghiên cứu đề tài: Dạy học môn Tự nhiên và Xã
hội lớp 3 theo quan điểm tích hợp.


2. Mục đích nghiên cứu
Đề xuất kĩ thuật dạy học tích hợp trong môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3.
3. Đối tượng nghiên cứu
- Quá trình dạy học môn Tự nhiên và Xã hội vận dụng quan điểm tích hợp.
4. Giả thuyết khoa học
N ếu xây dựng tiến trình dạy học một số nội dung (bài học) trong môn Tự
nhiên và xã hội lớp 3 theo quan điểm tích hợp thì có thể rèn luyện cho HS năng
lực vận dụng kiến thức để giải quyết vấn đề, qua đó góp phần nâng cao chất lượng
học tập.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu ở trên, chúng tôi đề ra các nhiệm vụ
nghiên cứu cụ thể như sau:
+ N ghiên cứu lí luận về dạy học tích hợp; về kĩ năng giải quyết vấn đề của
học sinh.
+ N ghiên cứu chương trình sách giáo khoa hiện hành, sách giáo viên và các
tài liệu tham khảo có liên quan đến một số nội dung kiến thức môn tự nhiên và
xã hội lớp 3 và phân tích những khả năng, cách thức thực hiện dạy học tích hợp
những nội dung kiến thức này.
+ Tìm hiểu thực tế dạy và học môn Tự nhiên và xã hội lớp 3 theo quan điểm
tích hợp.
+ Vận dụng quan điểm tích hợp thiết kế một số nội dung (bài học) trong môn
TN XH lớp 3 theo hướng phát huy tính tích cực, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến
thức để giải quyết vấn đề của học sinh.
+ Tiến hành thực nghiệm sư phạm theo nội dung và tiến trình dạy học

đã soạn thảo. Phân tích kết quả thực nghiệm thu được để đánh giá tính khả thi của
đề tài, sơ bộ đánh giá hiệu quả của các bài học theo hướng vận dụng quan điểm
tích hợp. Từ đó, nhận xét, rút kinh nghiệm, sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện để có
thể vận dụng linh hoạt mô hình này vào thực tiễn dạy học.


6. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung tổ chức dạy học tích hợp : N ghiên cứu quan điểm tích
hợp trong dạy học và vận dụng để thiết kế một số nội dung (bài học) trong
môn TN XH lớp 3.
- Phạm vi tìm hiểu thực trạng dạy học: Tìm hiểu thực tế các hoạt động dạy và
học môn TN XH theo quan điểm tích hợp của giáo viên và học sinh ở trường Tiểu
học N ghĩa Tân, thành phố Hà N ội.
7. Phương pháp nghiên cứu
- N ghiên cứu lý thuyết: Đọc sách, báo, tài liệu, các công trình nghiên cứu có
liên quan từ đó phân tích, tổng hợp, vận dụng để xây dựng lý luận của đề tài.
- N ghiên cứu thực tiễn:
+ Điều tra bằng phiếu để tìm hiểu thực trạng dạy học môn TN XH ở lớp 3
trường tiểu học; tìm hiểu về nhận thức cũng như thực tiễn vận dụng quan điểm
tích hợp trong dạy học; và chuNn bị điều kiện cho thực nghiệm; ngoài ra điều tra để
xác định vốn kiến thức và những hiểu biết ban đầu của học sinh liên quan đến nội
dung môn học.
+ Trao đổi trực tiếp với giáo viên và học sinh nhằm tham khảo ý kiến đồng
thời có những điều chỉnh phù hợp với phương pháp dạy học.
- Thực nghiệm sư phạm để kiểm nghiệm giả thuyết khoa học ban đầu.
- Sử dụng phương pháp thống kê toán học để xử lí và phân tích định
lượng kết quả điều tra.
8. Đóng góp của đề tài
- Làm rõ cơ sở lí luận của dạy học tích hợp trong dạy học môn TN XH.
- Đề xuất được một số cách thức tích hợp trong dạy học môn TN XH lớp 3

- Vận dụng cơ sở lí luận của dạy học tích hợp để thiết kế được phương
án dạy học một số nội dung trong môn TN XH lớp 3.
9. Cấu trúc của luận văn
N goài phần mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
có ba chương:


Chương 1: Cơ sở lí luận và thực trạng dạy học môn Tự nhiên và Xã hội theo
quan điểm tích hợp.
Chương 2: Kĩ thuật thiết kế dạy học tích hợp môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3.
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm.


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TRẠNG DẠY HỌC MÔN TỰ NHIÊN
VÀ XÃ HỘI THEO QUAN ĐIỂM TÍCH HỢP
1.1.Tổng quan nghiên cứu vấn đề:
N hững nghiên cứu về dạy học môn Tự nhiên và Xã hội chưa nhiều, chủ yếu
là những nghiên cứu đã được đúc kết và trình bày trong các giáo trình phương
pháp dạy học.
Trong cuốn Phương pháp dạy học các môn học ở lớp 3, tập 2 đã chỉ rõ một
số phương pháp và hình thức tổ chức dạy học môn Tự nhiên và Xã hội.
Trong cuốn Tài liệu bồi dưỡng giáo viên dạy các môn học lớp 3- Tập 2 cũng
đã chỉ ra phương pháp dạy học các nội dung cụ thể môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3
và hướng dẫn xây dựng kế hoạch bài học.
N gay từ những năm 1970 dạy học tích hợp đã được nhiều nhà nghiên cứu
lí luận dạy học quan tâm.N hững kết quả nghiên cứu đã được triển khai trong việc
xây dựng chuNn giáo dục, chương trình, SGK của nhiều nước.N hững nghiên cứu
gần đây cũng khẳng định việc dạy học tích hợp có tác dụng kích thích hứng thú
người học, đảm bảo chất lượng kiến thức môn học, phát triển năng lực chung
của người học và giúp quá trình học tập gắn liền với thực tiễn hơn. Với những

quan điểm nổi trội như vậy, việc tổ chức dạy học các chủ đề tích hợp đã được áp
dụng rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới như Mĩ, Đức, Úc, Pháp… Việc tổ chức
đào tạo
giáo viên dạy học các môn tích hợp tại các trường sư phạm trên thế giới cũng
được quan tâm nghiên cứu.
Trong truyền thống dạy học từ xưa tới nay ở nước ta, việc kết hợp nhiều nội
dung và nhiều kĩ năng học tập trong một bài học ít nhiều cũng đã được thực hiện.
Trong giai đoạn hiện nay, dạy học tích hợp ngày càng được nhấn mạnh, phát huy và
được đưa vào áp dụng ở rất nhiều các môn học từ bậc tiểu học đến phổ thông
trung học. Một số tác giả quan tâm đến vấn đề này là tác giả: Đỗ Hương Trà, N
guyễn Thị Thuần, Đinh Quang Báo, Hà Thị Lan Hương, N guyễn Thị Thấn, Cao Thị
Thặng....


Ở bậc tiểu học, cũng đã có một số tác giả nghiên cứu về vấn đề dạy học môn


Tự nhiên và Xã hội theo quan điểm tích hợp. Trong cuốn Tích hợp giáo dục môi
trường trong dạy học các môn học về Tự nhiên và Xã hội, tác giả N guyễn Thị Thấn
đã làm rõ vấn đề Khái niệm về tích hợp và các nguyên tắc tích hợp [31; tr 56]; các
nguyên tắc và hình thức tích hợp nội dung giáo dục môi trường trong dạy học các
môn về Tự nhiên và Xã hội [31, tr63].
Trong cuốn luận văn thạc sĩ Thiết kế bài học tích hợp trong dạy học lớp 1 theo
hướng phát triển năng lực học sinh, tác giả N guyễn Thị Mai Hương cũng đưa ra
một quy trình thiết kế các bài học theo hướng tích hợp...
Kết quả nghiên cứu của các công trình trên giúp chúng ta định hướng đúng đắn
trong việc tìm hiểu và nghiên cứu việc dạy học môn Tự nhiên và Xã hội nói chung
và dạy học Tự nhiên và Xã hội lớp 3 nói riêng theo quan điểm tích hợp.
Tóm lại, đã có một số công trình nghiên cứu đề cập tới vấn đề dạy học
theo quan điểm tích hợp. Song chưa có một công trình nào nghiên cứu chuyên sâu

về việc dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3 theo quan điểm tích hợp- một việc
làm theo chúng tôi là cần thiết, góp phần hiện thực hóa quan điểm tích hợp được
đề cập đến trong SGK, chương trình môn Tự nhiên và Xã hội các lớp 1,2,3 hiện nay.
1.2.Cơ sở lí luận

1.2.1. Dạy học tích hợp
1.2.1.1 Khái niệm tích hợp
Tích hợp (Tiếng Pháp, Tiếng Anh, tiếng Đức: Integration) có nguồn gốc từ
tiếng La tinh: Integration với nghĩa là xác lập cái chung, cái toàn thể, cái thống nhất
trên cơ sở những bộ phận riêng lẻ.
Theo từ điển Tiếng Anh -Anh (Oxford Advanced Learner’s Dictionary), từ
Intergrate có nghĩa là kết hợp những phần, những bộ phận với nhau trong một tổng
thể. N hững phần, những bộ phận này có thể khác nhau nhưng tích hợp với nhau.
Tích hợp là một khái niệm được sử dụng trong nhiều lĩnh vực. Trong lĩnh vực
khoa học giáo dục, khái niệm tích hợp dùng để chỉ một quan niệm giáo dục toàn
diện con người, chống lại hiện tượng làm cho con người phát triển thiếu hài hòa, cân
đối. Tích hợp còn có nghĩa là thành lập một loại hình nhà trường mới, bao gồm các
thuộc tính trội của các loại hình nhà trường vốn có. [34]


Trong dạy học các bộ môn, tích hợp được hiểu là sự kết hợp, tổ hợp các nội
dung từ các môn học, lĩnh vực học tập khác nhau thành một “môn học” mới hoặc
lồng ghép các nội dung cần thiết vào những nội dung vốn có của môn học, ví dụ:
lồng ghép nội dung giáo dục (GD) kĩ năng sống, GD môi trường, GD an toàn giao
thông trong các môn học Đạo đức, Tiếng Việt hay Tự nhiên và xã hội…

1.2.1.2. Khái niệm dạy học tích hợp
Khái niệm dạy học tích hợp được đưa ra dưới nhiều tiếp cận khác nhau.
Hội nghị phối hợp trong chương trình của UN ESCO, Paris 1972 có đưa ra
định nghĩa: Dạy học tích hợp các khoa học là một cách trình bày các khái niệm và

nguyên lý khoa học cho phép diễn đạt sự thống nhất cơ bản của tư tưởng khoa
học, tránh nhấn quá mạnh hoặc quá sớm sự khác biệt giữa các lĩnh vực khoa học
khác nhau. Với quan niệm trên, dạy học tích hợp nhằm các mục tiêu: (1) Làm cho
quá trình học tập có ý nghĩa bằng cách gắn học tập với cuộc sống hàng ngày,
trong quan hệ với các tình huống cụ thể mà học sinh sẽ gặp sau này, hòa nhập thế
giới học đường với thế giới cuộc sống; (2) Phân biệt cái cốt yếu với cái ít quan
trọng hơn. Cái cốt yếu là những năng lực cơ bản cần cho học sinh vận dụng vào xử
lý những tình huống có ý nhĩa trong cuộc sống, hoặc đặt cơ sở không thể thiếu cho
quá trình học tập tiếp theo; (3) Dạy sử dụng kiến thức trong tình huống thực tế, cụ
thể, có ích cho cuộc sống sau này; (4) Xác lập mối liên hệ giữa các khái niệm đã
học. Thông tin càng đa dạng, phong phú thì tính hệ thống phải càng cao, có như
vậy học sinh mới thực sự làm chủ được kiến thức và mới vận dụng được kiến
thức đã học khi gặp một tình huống bất ngờ, chưa từng gặp [26]
Quan điểm của Ban xây dựng chương trình, sách giáo khoa mới cho
rằng: Dạy học tích hợp được hiểu là giáo viên tổ chức để học sinh huy động đồng
thời kiến thức, kỹ năng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau nhằm giải quyết các nhiệm
vụ học tập, thông qua đó lại hình thành những kiến thức, kỹ năng mới, từ đó phát
triển những năng lực cần thiết. [26]
N hư vậy, có thể hiểu, dạy học tích hợp là một quan điểm dạy học nhằm hình
thành và phát triển ở học sinh những năng lực cần thiết trong đó có năng lực vận
dụng kiến thức để giải quyết có hiệu quả các tình huống thực tiễn. Qua đó giúp cho
mỗi học


sinh biết vận dụng kiến thức được học trong nhà trường vào các hoàn cảnh mới lạ,
khó khăn, bất ngờ; giúp các em trở thành một người công dân có trách nhiệm, một
người lao động có năng lực. Dạy học tích hợp đòi hỏi việc học tập ở nhà trường phổ
thông phải được gắn với các tình huống của cuộc sống sau này mà học sinh có thể
phải đối mặt và chính vì thế nó trở nên có ý nghĩa đối với học sinh. N hư vậy, dạy
học tích hợp sẽ phát huy tối đa sự trưởng thành và phát triển cá nhân mỗi học sinh,

giúp các em thành công trong vai trò người chủ gia đình, người công dân, người lao
động tương lai.

1.2.1.3. Mục tiêu của dạy học theo quan điểm tích hợp
Quan điểm Dạy học tích hợp được xây dựng trên cơ sở những quan niệm
tích cực về quá trình học tập và quá trình dạy học, vì vậy quá trình Dạy học tích hợp
nhằm:
- Làm cho các kiến thức học tập trong nhà trường gắn liền với kinh nghiệm
sống của học sinh, được liên hệ với các tình huống trong thực tiễn. N hờ đó quá
trình học tập không bị cô lập với cuộc sống hằng ngày.
- Dạy học tích hợp giúp thiết lập mối liên hệ giữa các khái niệm đã học
trong cùng một môn học và giữa các môn học với nhau. Tránh những kiến thức, kĩ
năng, nội dung trùng lặp khi nghiên cứu từng môn học, đồng thời phát triển
những kĩ năng mà theo môn riêng rẽ không có được.
- Dạy học tích hợp giúp phát triển năng lực giải quyết vấn đề và làm cho việc
học tập trở nên có ý nghĩa hơn đối với HS .
* Ý nghĩa của dạy học tích hợp
- Mỗi tình huống xảy ra trong cuộc sống đểu có mối liên hệ nào đó với
những tình huống khác. Do vậy, để giải quyết được một vấn đề cụ thể nào đó trong
cuộc sống hàng ngày cũng đều cần phối hợp kiến thức, kĩ năng của các lĩnh vực
khác nhau.
- Sự phát triển của khoa học ngày càng nhanh, nhiều vấn để mới cần
phải đưa vào nhà trường như: giáo dục bảo vệ môi trường, giáo dục sức khỏe,
giáo dục an toàn giao thông, giáo dục kĩ năng sống..., nhưng quỹ thời gian có hạn,
không thể tăng số môn học. Tích hợp nội dung các bài học trong một môn học hoặc
tích hợp nội dung một số môn học với nhau là lựa chọn để thực hiện được nhiệm
vụ giáo dục nhiều mặt cho học sinh mà không gây quá tải.


- Dạy học tích hợp không nhất thiết phải đào tạo lại giáo viên, cũng không

cần tăng thêm số lượng giáo viên mà chỉ cần bồi dưỡng một số chuyên đề dạy học
tích hợp, không đòi hỏi phải tăng cường quá nhiều về cơ sở vật chất và thiết bị dạy
học.
- Dạy học tích hợp tạo động lực để học sinh tích cực học tập, giúp học sinh
học tập thông minh, vận dụng sáng tạo kiến thức, kĩ năng một cách toàn diện,
hài hoà và hợp lí để giải quyết các tình huống mới mẻ, đa dạng rong cuộc sống hiện
đại.
- Các bài dạy theo hướng tích hợp góp phấn làm cho hoạt động dạy học
trong nhà trường gắn liền với thực tiễn cuộc sống, làm cho học sinh có nhu cầu học
tập để giải đáp được những thắc mắc, phục vụ cho cuộc sống của bản thân và cộng
đổng.
- Tích hợp góp phần giúp đào tạo những người học có đầy đủ phNm chất và
năng lực để giải quyết các vấn đề của cuộc sống hiện đại. Tích hợp củng góp phần
đào tạo giáo viên biết cách xử lí các tình huống giáo dục một cách linh hoạt và
hiệu quả.
* Ưu điểm của dạy học tích hợp
Dạy học tích hợp có những ưu điểm chính sau đây:
- Mục tiêu học tập được người học xác định rõ ràng ngay tại thời điểm học.
- Tránh những kiến thức, kĩ năng trùng lặp; phân biệt được nội dung
trọng tâm và nội dung ít quan trọng; các kiến thức hình thành trong bài học gắn
liển với kinh nghiệm sống của học sinh.
- Tạo điều kiện để hình thành và phát triển năng lực cho học sinh một
cách hài hoà ở nhiều lĩnh vực khác nhau.
- Dạy học tích hợp làm cho người học cảm thấy việc học có ý nghĩa vì họ
giải quyết được một tình huống, một vấn đế trong thực tiễn cuộc sống, từ đó có
điều kiện hình thành và phát triển kiến thức, kĩ năng liên quan.
- Dạy học tích hợp làm cho người học cảm thấy việc học thú vị vì hoạt động
học nhẹ nhàng, nội dung học gần gũi với kinh nghiệm sổng của bản thân

1.2.1.4. Một số cách tích hợp trong dạy học

a)Tích hợp trong nội bộ môn học (Intradisciplinary)


Trong nội bộ môn học, tích hợp là tổng hợp trong một đơn vị học, thậm chí
trong một tiết học hay trong một bài tập nhiều mảng kiến thức, kĩ năng liên
quan


đến nhau nhằm tăng cường hiệu quả giáo dục và tiết kiệm thời gian cho người
học. Có thể tích hợp theo chiều ngang hoặc theo chiều dọc.
- Tích hợp theo chiều ngang là tích hợp các mảng kiến thức, kĩ năng trong
môn học theo nguyên tắc đồng quy: Tích hợp các kiến thức, kĩ năng thuộc mạch,
phân môn này với mạch/ phân môn khác.
- Tích hợp theo chiều dọc là tích hợp một đơn vị kiến thức, kĩ năng mới với
những kiến thức, kĩ năng trước đó theo nguyên tắc đồng tâm. Cụ thể là: Kiến thức
của lớp trên, bậc học trên bao hàm kiến thức, kĩ năng của lớp dưới, cấp học dưới.
b). Tích hợp đa môn (Multidisciplinary)
Tích hợp đa môn học trong đó đề xuất những tình huống, những “đề tài” có
thể được nghiên cứu theo các quan điểm khác nhau (của những môn học
khác nhau). Theo quan điểm này, các môn học vẫn tiếp cận riêng rẽ và chỉ gặp
nhau ở một số thời điểm trong quá trình nghiên cứu các đề tài.
c). Tích hợp liên môn (Interdisciplinary)
Tích hợp liên môn là phương án, trong đó nhiều môn học liên quan được kết
lại thành một môn học mới với hệ thống những chủ đế nhất định xuyên suốt qua
nhiểu cấp lớp.
Trong chương trình hiện hành (và cả chương trình dự kiến) có khá nhiều
môn được xây dựng theo hình thức tích hợp liên môn và hiệu quả của hình thức
tích hợp này đã được khẳng định trong thực tế. Ví dụ:
+Các môn học Tìm hiểu tự nhiên và Tìm hiểu xã hội được thể hiện thành
môn học Tự nhiên - Xã hội ở tiểu học.

d). Tích hợp xuyên môn (Transdisciplinary)
Trong cách tiếp cận tích hợp xuyên môn, giáo viên tổ chức chương trình học
tập xoay quanh các vấn đề và quan tâm của người học. Với tích hợp xuyên môn,
học sinh có thể học và hình thành kiến thức, kĩ năng ở nhiều thời điểm và thời gian
khác nhau, theo sự lựa chọn của người dạy hoặc người học.
Qua tích hợp xuyên môn, học sinh phát triển các kĩ năng sống khi họ áp dụng
các kĩ năng môn học và liên môn vào ngữ cảnh thực tế của cuộc sống. Hai phương
pháp thường được sử dụng trong tích hợp xuyên môn là học theo dự án và
thương


lượng chương trình học.
Học theo dự án là phương pháp học tập trong đó giáo viên giao một “dự
án” cho người học, người học cNn hợp tác với nhau để cùng thiết kế một chương
trình hoạt động, cùng hoạt động và cùng đánh giá kết quả hoạt động. Học theo dự
án giúp người học làm chủ các hoạt động học tập của mình và phát triển kĩ năng lập
chương trình, hiện thực hoá chương trình, tự nhận thức, thương lượng, giải quyết
vấn để,...
Thương lượng chương trình học là phương pháp học tập trong đó có sự
“thỏa thuận” giữa người dạy và người học, người học có quyền lựa chọn chương
trình phù hợp với trình độ và sở thích của họ, thậm chí họ có quyền tham gia vào
quá trình thiết kế chương trình học. Thương lượng chương trình học giúp người
học tự tin và hứng thú hơn trong học tập, giúp người dạy chọn nội dung, học
liệu và phương pháp giảng dạy phù hợp người học, giúp người quản lí thấy được
chất lượng và hiệu quả của hoạt động đào tạo.[36]

1.2.1.5. Phân biệt dạy học tích hợp và dạy học một môn :
Thực chất không thể phân biệt một cách tuyệt đối dạy học tích hợp và
dạy học một môn bởi một trong các cách tích hợp đó là tích hợp trong nội bộ môn
học. Do vậy, sự khác biệt giữa dạy học tích hợp và dạy học một môn chỉ mang

tính tương đối, không phủ nhận sự tích hợp trong nội bộ môn học [16], [24], [25],
Phương
Dạy học tích hợp
Dạy học một môn
[27]. diện
Hướng đến mục tiêu riêng

Mục tiêu

Hướng đến mục tiêu chung của một số nội của mỗi môn
học.
dung thuộc nhiều môn học khác nhau.
Phạm vi hẹp, thường tập
Phạm vi rộng, Ưu tiên các mục tiêu chung
trung vào việc hình thành
của nhiều môn học.
các kiến thức và kĩ năng,

Kế hoạch dạy Kết nối những tình huống có liên quan
học

thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau

thái độ đặc thù của môn
Xuất phát từ một tình
huống có liên quan tới nội
dung của một môn học.



×