Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

MỘT SỐ BÀI TOÁN VỀ ĐẠI LƯỢNG TỈ LỆ THUẬN, TỈ LỆ NGHỊCH TRONG CHƯƠNG TRÌNH TOÁN LỚP 7 GẮN VỚI THỰC TIỄN CUỘC SỐNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.57 MB, 34 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BÌNH XUYÊN
TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNG

BÁO CÁO CHỦ ĐỀ
MỘT SỐ BÀI TOÁN VỀ ĐẠI LƯỢNG TỈ LỆ THUẬN, TỈ LỆ
NGHỊCH TRONG CHƯƠNG TRÌNH TOÁN LỚP 7 GẮN VỚI
THỰC TIỄN CUỘC SỐNG

Giáo viên: Đỗ Đức Anh
TỔ: KHOA HỌC TỰ NHIÊN
Trường THCS Lý Tự Trọng – Bình Xuyên – Vĩnh Phúc

Bình Xuyên, năm 2018
1


- Tác giả: Đỗ Đức Anh, chức vụ Tổ phó Tổ KHTN
- Đơn vị công tác: Trường THCS Lý Tự Trọng – Bình Xuyên – Vĩnh Phúc
- Tên chủ đề: Một số bài toán về đại lượng tỉ lệ thuận, tỉ lệ nghịch trong
chương trình toán lớp 7 gắn với thực tiễn cuộc sống.
- Đối tượng áp dụng: Học sinh lớp 7, số tiết dạy dự kiến 03
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm gần đây, dạy học các môn theo phương pháp tích hợp
kiến thức liên môn các môn học như Hóa - Lý, Ngữ văn – Địa lý.....giúp học
sinh có kiến thức bao quát rộng hơn về nội dung được học trong bài. Đặc biệt
hơn Toán học lại là một bộ môn khoa học và cũng là nền tảng cho các bộ môn
khoa học khác. Nó có ứng dụng hầu hết trong các lĩnh vực của cuộc sống.Vậy
vận dụng phương pháp dạy học theo hướng tích hợp kiến thức liên môn như thế
nào để học sinh học được toán, say mê hứng thú với môn học được coi khô khan
này? Đó là điều trăn trở đối với giáo viên dạy bộ môn Toán nói chung và GV
trường THCS Lý Tự Trọng nói riêng. Cũng chính vì lí do đó, chúng tôi cố gắng


tìm hiểu và trao đổi về chuyên đề với nội dung “Một số bài toán về đại lượng tỉ
lệ thuận, tỉ lệ nghịch trong chương tình toàn lớp 7 gắn với thực tiễn cuộc
sống.” để áp dụng trong quá trình dạy học của tổ KHTN và để các đồng nghiệp
cùng quan tâm tham khảo, đóng góp ý kiến.
PHẦN II. NỘI DUNG
I. Cơ sở lý luận và thực tiễn của dạy học tích hợp liên môn
1. Cơ sở lý luận
Trong dạy học, tích hợp liên môn được hiểu là sự kết hợp, tổ hợp các nội
dung từ các môn học trong các lĩnh vực học tập khác nhau thành một môn tổng
hợp mới hoặc lồng ghép các nội dung cần thiết vào những nội dung vốn có của
môn học ví như lồng ghép nội dung giáo dục môi trường môn Sinh học, môn
Công dân,… Như vậy thông qua dạy học tích hợp liên môn thì những kiến thức,
kỹ năng học được ở môn này có thể sử dụng như những công cụ để nghiên cứu,
học tập các môn học khác: chẳng hạn sử dụng Toán học như những công cụ đắc
lực để nghiên cứu Sinh học, vật lý, hóa học hay Tin học; được sử dụng như một
công cụ để mô hình hóa các quá trình sinh học, các thí nghiệm sinh học, hóa
học, vật lý…
Mục tiêu của dạy học tích hợp liên môn
Làm cho quá trình học tập có ý nghĩa hơn: Hình thành ở người học, những
năng lực rõ ràng.

2


Giúp học sinh phân biệt cái cốt yếu với cái ít quan trọng hơn: do dự tính
được những điều cần thiết cho học sinh.
Quan tâm đến việc sử dụng kiến thức trong tình huống cụ thể: Giúp học
sinh hòa nhập vào thực tiễn cuộc sống.
Giúp người học xác lập mối quan hệ giữa các khái niệm đã học.
Đặc điểm của dạy học tích hợp liên môn

− Lấy người học làm trung tâm.
− Định hướng, phân hóa năng lực người học.
− Dạy và học các năng lực thực tiễn.
Dạy học tích hợp liên môn giúp học sinh trở thành người học tích cực,
người công dân có năng lực giải quyết tốt các tình huống có vấn đề mang tính
tích hợp trong thực tiễn cuộc sống. Dạy học tích hợp liên môn cho phép rút ngắn
được thời gian dạy học đồng thời vẫn tăng được khối lượng và chất lượng thông
tin.
Các quan điểm tích hợp trong dạy học hiện nay
− Tích hợp “đơn môn”: Xây dựng chương trình học tập theo hệ thống của
một môn học riêng biệt. Các môn học được tiếp cận một cách riêng rẽ.
− Tích hợp “đa môn”: Một chủ đề trong nội dung học tập có liên quan với
những kiến thức, kỹ năng thuộc một số môn học khác nhau. Các môn tiếp tục
được tiếp cận riêng, chỉ phối hợp với nhau ở một số đề tài nội dung.
− Tích hợp “liên môn”: Nội dung học tập được thiết kế thành một chuỗi vấn
đề, tình huống đòi hỏi muốn giải quyết phải huy động tổng hợp kiến thức, kỹ
năng của những môn học khác nhau.
− Tích hợp “xuyên môn”: Nội dung học tập hướng vào phát triển những kỹ
năng, năng lực cơ bản mà học sinh có thể sử dụng vào tất cả các môn học trong
việc giải quyết các tình huống khác nhau.
2. Cơ sở thực tiễn
− Thực tế giáo dục Việt Nam: quan điểm tích hợp đã được thể hiện trong
một số môn học ở bậc tiểu học từ thời Pháp thuộc và ngày nay vẫn được định
hướng ở nhiều cấp học.
− Chương trình Toán học trong nhà trường phổ thông có nhiều tiềm năng,
cơ hội để xác định, xây dựng các nội dung, chủ đề tích hợp trong môn học hoặc
với các môn khoa học liên quan như Lý, Hóa...
II. Tìm hiểu về phương pháp và xu hướng dạy học tích hợp liên môn.

3



1. Thế nào là dạy học tích hợp liên môn?
Theo tôi hiểu thì “Dạy học tích hợp liên môn là dạy cho học sinh biết
tổng hợp kiến thức, kĩ năng ở nhiều môn học để giải quyết các nhiệm vụ học
tập và hình thành năng lực giải quyết các tình huống thực tiễn”, trong đó:
Dạy học tích hợp có nghĩa là đưa những nội dung giáo dục có liên quan
vào quá trình dạy học các môn học như: tích hợp giáo dục đạo đức lối sống, giáo
dục pháp luật, giáo dục chủ quyền quốc gia về biên giới biển đảo, giáo dục sử
dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, giáo dục bảo vệ môi trường, an toàn giao
thông…
Dạy học liên môn là phải xác định được các nội dung kiến thức liên quan
đến các môn học khác để dạy học, tránh việc học sinh phải học lại nhiều lần
cùng một nội dung kiến thức ở các môn học khác nhau. Đối với những kiến thức
liên môn nhưng có một môn học chiếm ưu thế thì có thể bố trí dạy trong chương
trình môn học đó và không phải dạy ở các môn khác. Trường hợp nội dung kiến
thức có tính liên môn cao hơn thì sẽ tách ra thành các chủ đề liên môn để tổ
chức dạy học riêng vào một thời điểm phù hợp, song song với quá trình dạy học
các môn liên quan.
2. Ưu điểm của dạy học tích hợp liên môn.
So với dạy học đơn môn hiện nay thì dạy học tích hợp liên môn không có
nhiều khác biệt về phương pháp tổ chức và hình thức dạy học bởi: Cho dù dạy
học liên môn hay đơn môn thì đều đòi hỏi chúng ta phải tổ chức các hoạt động
dạy học một cách tích cực, tự lực, sáng tạo, tăng khả năng vận dụng kiến thức
vào giải quyết các vấn đề thực tiễn. Đối với việc dạy học một chủ đề thì liên
môn hay đơn môn đều cần phải chú trọng việc ứng dụng kiến thức của chủ đề ấy
nó bao gồm cả ứng dụng vào thực tiễn cũng như ứng dụng trong các môn học
khác. Sự khác biệt chủ yếu là chỉ ở nội dung của chủ đề: Dạy học đơn môn, đề
cập đến kiến thức thuộc một môn học, dạy học liên môn đề cập đến kiến thức
thuộc nhiều môn học “liên quan”, do vậy nếu ở các nội dung có tiềm năng dạy

học tích hợp liên môn mà chúng ta tổ chức dạy học tích hợp liờn mụn hợp lí thì
cả học sinh và giáo viên đều có thể dễ dàng tiếp cận và thực hiện có hiệu quả,
đáp ứng được mục tiêu của đổi mới giáo dục theo xu thế giáo dục hiện đại.
Khi tiến hành dạy học tích hợp liên môn là chúng ta đã xây dựng được các
chủ đề có tính thực tiễn nên sinh động, hấp dẫn đối với học sinh, do đó tạo được
động cơ, hứng thú học tập cho học sinh. Hơn nữa học sinh được tăng cường khả
năng vận dụng kiến thức tổng hợp vào giải quyết các tình huống thực tiễn, ít
phải ghi nhớ kiến thức một cách máy móc, thụ động. Đồng thời học sinh không
phải học lại nhiều lần một nội dung kiến thức ở các môn học khác nhau, tránh
được việc học quá tải hay nhàm chán do học sinh đã được học ở môn khác, nhờ

4


đó cho phép chúng ta vừa rút ngắn được thời gian trong dạy học bộ môn vừa
tăng cường khối lượng và chất lượng thông tin.
3. Xu hướng của dạy học tích hợp liên môn
Xuất phát từ những ưu điểm của dạy học tích hợp liên môn, tôi nhận thấy,
dạy học tích hợp liên môn là cần thiết, nó là xu hướng của lý luận dạy học và đã
được nhiều nước trên thế giới thực hiện.
Trên thế giới, hiện nay có hai xu hướng dạy học tích hợp
− Tích hợp trong một môn học gồm có tích hợp đơn môn, tích hợp đa môn,
tích hợp liên môn hoặc tích hợp xuyên môn.
− Tích hợp nhiều môn học, nhiều lĩnh vực thành một môn tổng hợp mới gồm
có tích hợp liên môn và tích hợp xuyên môn.
Ở Việt Nam, trước những yêu cầu có tính pháp lý về đổi mới căn bản, toàn
diện giáo dục giáo dục phổ thông sau năm 2015 đã được thể hiện trong các văn
bản, nghị quyết của đại hội Đảng. Đặc biệt mới nhất là trong Nghị quyết 29/NQTW với mục tiêu thay đổi “phương pháp dạy học từ truyền thụ kiến thức sang tổ
chức hướng dẫn định hướng phát triển năng lực nhận thức học sinh”, đang đặt ra
thách thức lớn đối với đội ngũ giáo viên ở trường phổ thông. Theo đề án đổi mới

căn bản, toàn diện giáo dục, dạy học tích hợp là định hướng về nội dung và
phương pháp dạy học, trong đó giáo viên tổ chức hướng dẫn để học sinh biết
huy động tổng hợp kiến thức, kỹ năng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau nhằm giải
quyết các nhiệm vụ học tập, thông qua đó hình thành những kiến thức, kỹ năng
mới, phát triển được những năng lực cần thiết, nhất là năng lực giải quyết vấn đề
trong học tập và thực tiễn cuộc sống, nhằm đào tạo những con người có năng lực
phát triển và giải quyết các vấn đề đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế - xã hội thời
kỳ hội nhập. Nhưng giáo dục phổ thông Việt Nam hiện nay cho thấy đặc điểm
cơ bản là định hướng nội dung, chú trọng truyền thụ trí thức khoa học theo các
môn học đã được quy định trong chương trình dạy học, những nội dung của từng
môn học đều dựa trên khoa học chuyên ngành tương ứng. Do vậy người dạy chỉ
chú trọng việc trang bị cho học sinh hệ thống tri thức khoa học khách quan về
nhiều lĩnh vực khác nhau, chưa chú trọng đầy đủ đến chủ thể người học cũng
như đến khả năng ứng dụng tri thức đã học trong những tình huống thực tiễn.
Từ ưu điểm của dạy học tích hợp liên môn, yêu cầu thực tiễn của giáo dục
hiện đại và thực trạng của giáo dục Việt Nam hiện nay, tôi nhận thấy dạy học
tích hợp liên môn là xu thế tất yếu và có tính khả thi.
III. Thực tế của dạy học tích hợp liên môn trong dạy học Toán tại trường
THCS Lý Tự trọnghiện nay.

5


Trong trường THCS, môn Toán giữ vai trò quan trọng, là “chìa khoá” giúp
HS mở những “cánh cửa” đi vào các môn học khác. Nhưng ngược lại chỉ có một
vài môn hỗ trợ cho việc nắm kiến thức ở môn Toán. Vì thế trong quá trình tìm
hiểu, nghiên cứu và dạy học thử nghiệm tích hợp liên môn cho môn Toán học
chúng tôi nhận thấy có những thuận lợi và khó khăn nhất định.
1.Thuận lợi
Nhà trường quan tâm tạo điều kiện cho tổ chuyên môn hoạt động, tổ được

trang bị máy tính được nối mạng, có máy chiếu...
Học sinh có đầy đủ sách giáo khoa, thư viện trường có sách tham khảo
cho các môn học. Các lớp học đều được trang bị đầy đủ máy tính có kêt nối
Internet, máy chiếu và có bảng thông minh.
Vận dụng phương pháp dạy học tích hợp, liên môn hình thành và thúc đẩy
tư duy trong quá trình làm việc nhóm của giáo viên và học sinh.
2 Khó khăn
− Đa số học sinh đều có sức ì lớn và tâm lí ngại thay đổi tìm tòi, ngại khó
khăn, vẫn mang tư duy lối mòn cũ.
− Thực tế việc dạy học vận dụng kiến thức liên môn phải có sự phối kết hợp
làm việc nhóm giữa nhiều giáo viên các bộ môn nên tốn thời gian.
− Việc sưu tầm, chọn lọc tài liệu gặp phải nhiều khó khăn.
− Bản thân mỗi giáo viên để soạn giáo án liên môn phải xây dựng bài giảng
điện tử phải tốn nhiều thời gian nghiên cứu, đầu tư công sức cho bài dạy, và gặp
không ít khó khăn khi tìm hình ảnh minh hoạ, tư liệu dẫn chứng phù hợp.
IV.Giải pháp cho dạy học tích hợp liên môn trong dạy học Toán
1. Lên kế hoạch, chọn bài giảng phù hợp
− Mỗi giáo viên phải tìm hiểu, nghiên cứu cơ sở lý luận của dạy học tích
hợp liên môn, nghiên cứu kỹ nội dung chương trình môn Toán ở từng khối lớp
để xác định được các nội dung, bài dạy dễ tích hợp liên môn như: dạng toán
thống kê, toán giải bài toán bằng cách lập phương trình, dạng toán đại lượng tỉ lệ
thuận, đại lượng tỉ lệ nghịch...
2. Soạn giáo án chuẩn bị đồ dụng dạy học
−Tiến hành soạn giáo án, lồng ghép vào các tiết học cụ thể. Xác định trọng
tâm và xác định nội dung tích hợp sao cho vừa đảm bảo trọng tâm bài học vừa
tự nhiên gần gũi.
−Chuẩn bị các đồ dùng dạy học cần thiết như: Tranh ảnh, bảng phụ…
−Các tư liệu về rác thải, ô nhiễm môi trường, nhiệt độ địa phương…
6



3. Kết hợp với các giáo viên bộ môn có liên quan
− Tự tìm kiếm tư liệu trong sách vở, trên mạng hoặc kết hợp với đồng
nghiệp
4. Tiến hành lồng ghép, phù hợp, hiệu quả
− Giáo viên chọn nội dung tích hợp phù hợp với tiết dạy. Tích hợp với thời
lượng, dung lượng phù hợp, không tham lam, làm mờ nhạt trọng tâm.
− Tích hợp nhẹ nhàng, phù hợp trong các bước lên lớp, phù hợp với tiến trình
bài giảng.
− Nội dung tích hợp phải ngắn gọn, súc tích làm cho bài học sinh động và
làm nổi bật trọng tâm.
5. Khuyến khích học sinh vận dụng kiến thức liên môn để tìm hiểu bài học
− Giáo viên giao việc cho học sinh, hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài học
bằng cách sưu tầm tư liệu có liên quan.
− Yêu cầu học sinh tìm hiểu về các tác hại của việc ô nhiễm môi trường: rác
thải, tiếng ồn, khí thải công nghiệp, chặt phá rừng…
Sau đây là bài dạy tích hợp đã được giáo viên trong tổ xây dựng đề minh
họa cho chuyên đề.
A. Mục tiêu bài học
a, Kiến thức
* Môn toán:
Học sinh vận dụng kiến thức định nghĩa, tính chất của hai đại lượng tỉ lệ
thuận, tỉ lệ nghịch qua bài toán có lời văn để phân tích mối liên hệ giữa hai đại
lượng có mối quan hệ như thế nào từ đó lập dữ kiện sau đó vận dụng được tính
chất của dãy tỉ số bằng nhau để giải bài toán đó.
* Môn lịch sử:
Biết về bối cảnh lịch sử ngày
“Toàn quốc kháng chiến – 19/12/”
* Môn vật lí:
Thông qua bài toán 2 học sinh được tiếp nhận một số thông tin về:

Một số tính chất vật lí, khối lượng riêng, nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi
của chì, của sắt.Vai trò trong đời sống của sắt, của chì.Tác hại và cách giải độc
chì khi bị nhiễm, cách phòng ngừa nhiễm độc chì.
* Môn công nghệ:

7


Biết chia tỉ lệ, bột, đường, trứng, một số các gia vị khác khi làm bánh bằng
bột mỳ đa dụng.
* Môn Sinh học 8:
Biết được sự thay đổi của hệ sinh thái bị phá hủy.
* Môn Địa lí:
Nắm được biến đổi khí hậu gây ảnh hưởng đến cuộc sống của con người
như lũ lụt thiên tai, hạn hán…
* Môn Giáo dục công dân:
Biết được một số điều luật quy định giao thông đường bộ, những điều học
sinh cần biết khi sử dụng xe máy điện, xe đạp điện.
b, Kĩ năng
* Môn toán:
Rèn và củng cố khả năng vận dụng kiến thức về đại lượng tỉ lệ thuận, tỉ lệ
nghịch để phân tích bài toán, khả năng giải toán, lập luận, trình bày học sinh cần
phải giải quyết được.
* Môn lịch sử:
Rèn kỹ năng phân tích tình hình thực tế để đưa ra những quyết định giải
quyết vấn đề.
* Môn vật lí:
Rèn kĩ năng phân tích, tổng hợp kiến thức nhiều môn học khác nhau để
giải quyết các vấn đề đòi hỏi cũng như các tình huống mà cuộc sống hiện đại
ngày nay yêu cầu.

* Môn công nghệ:
Biết cách sử dụng an toàn một số vật dụng trong gia đình, biết cách làm
một số món ăn an toàn vệ sinh thực phẩm…
* Môn Sinh học 8:
Thích nghi với sự biến đổi của khí hậu trong cuộc sống hiện tại.
* Môn Địa lí:
Thích nghi với sự biến đổi của khí hậu phòng tránh các thiên tai bão lũ,
hạn hán.
* Môn Giáo dục công dân:
Hiểu luật và thực hiện nghiêm các quy định khi tham gia giao thông.
* Định hướng năng lực hình thành:
8


+ Năng lực giải toán.
+ Năng lực phân tích, tìm tòi, chủ động khai thác các vấn đề liên quan.
+ Năng lực hợp tác hoạt động nhóm.
+ Năng lực tự giác học tập tìm kiến thức.
c, Thái độ
Giúp học sinh có hứng thú, tìm tòi, nghiên cứu, khám phá những vấn đề mà
học sinh mong muốn chiếm lĩnh nó.
Giáo dục cho học sinh niềm tin, trân trọng cuộc sống, biết yêu thương, chia
sẻ với cộng đồng và luôn có tinh thần cầu thị tiến bộ trở thành công dân có ích
cho xã hội.
Giáo dục cho học sinh sự yêu thích các môn học khác.
B. Chuẩn bị
- Giáo viên: Giáo án, SGK, SBT, máy tính, máy chiếu.
- Học sinh: Bút, vở ghi, SGK, SBT, giấy tô ki hoạt động nhóm.
C. Phương pháp
- Nêu và giải quyết vấ đề, hoạt động nhóm nhỏ

D. Tiến trình lên lớp
1. Tổ chức:
2. Kiểm tra:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

Gv cho 1 hs đứng tại chỗ nhắc lại định
nghĩa, về đại lượng tỉ lệ thuận, đại lượng
tỉ lệ nghịch?

Lý thuyết:

Số học còn lại lắng nghe rồi cho nhận
Hs: nêu tóm tắt bằng công thức
xét
1. Định nghĩa:
+ Đại lượng tỉ lệ thuận: y = kx(k ≠ 0)
+ Đại lượng tỉ lệ nghịch:
y=

a
hoặc x ×y = a ( với a ≠ 0)
x

Hs nêu đầy đủ được tính các chất
Nêu các tính chất về đại lượng tỉ lệ 2. Tính chất:
9



thuận, tỉ lệ nghịch? (1 hs đứng tại chỗ)

- Đại lượng tỉ lệ thuận:
y

y

x

y

y

3
1
2
+ x = x = x = ... = k(k ≠ 0)
1
2
3

x

x

y

y

3

3
1
1
2
2
+ x = y ; x = y ; x = y ...
2
2
3
3
4
4

Gv chốt vấn đề bằng công thức.

- Đại lượng tỉ lệ nghịch:
+ x1. y1 = x2 . y 2 = x3 . y3 = ...a(a ≠ 0)
x

y

x

y

x

y

3

3
1
2
2
4
+ x = y ; x = y ; x = y ...
2
1
3
2
4
3

HS lấy ví dụ
Gv: em hãy lấy một ví dụ trong thực tế
về đại lượng tỉ lệ thuận, đại lượng tỉ lệ
nghịch.
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

Hoạt động 1: Giải bài toán 1
Điền các số thích hợp vào bảng sau sẽ
tìm ra một ngày đáng ghi nhớ. Ngày
đó ghi dấu một sự kiện lịch sử nào?
Biết y tỉ lệ nghịch với x theo hệ số tỉ lệ
là -5 (Quy ước giá trị 0 của y ở kết
quả thay bằng dấu /).
x -5 −5 0 -5 -2,5 0 -5 −5 −1 1 −5

9

9

4 6

y
Giáo viên: Chia ba nhóm hoạt động
trong thời gian 3 phút (nhóm 1 làm 4 câu
đầu, nhóm 2 làm 3 câu tiếp theo, nhóm 3 Học sinh: thảo luận hết thời gian đại
làm 3 câu cuối )
diện nhóm lên điền vào bảng, sau đó
cho các nhóm nhận xét chéo và kết
quả:
Ngày 19/12/1946

10


Là ngày toàn quốc kháng chiến
Giáo viên: Tích hợp với môn lịch sử
Em có biết bối cảnh lịch sử về ngày toàn quốc kháng chiến?
Hs nêu hiểu biết của mình.

11


Gv chốt vấn đề: Sau khi giành được độc lập từ tay Nhật, Chính phủ Việt
Nam Dân Chủ Cộng Hoà gặp khó khăn với những đoàn quân giải giáp phát xít
của Đồng Minh. Đặc biệt là đằng sau đó là quân đội Pháp, được coi là "ông chủ

cũ" của xứ Đông Dương. Chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà tìm mọi cách
cứu vãn hòa bình, chí ít cũng làm chậm lại chiến tranh để chuẩn bị đối phó, đồng
thời khéo léo tìm được thế bắt đầu chiến tranh tốt nhất có thể (hay là ít xấu
nhất). Hiệp định sơ bộ Việt-Pháp (6/3/1946) rồi Tạm ước Việt–Pháp (14/9/1946)
lần lượt được ký kết, Chủ tịch Hồ Chí Minh sang Pháp đàm phán. Quân Tưởng
Giới Thạch phải theo các điều ước rút về nước.
Phía Pháp đã gây ra nhiều vụ xung đột về cả chính trị lẫn quân sự và
không chỉ ở phía nam vĩ tuyến 16. Các vụ xung đột liên tiếp xảy ra ngay ở cả
bắc vĩ tuyến 16 do quân Pháp gây hấn: Lai Châu, Bắc Ninh, Hải Phòng, Lạng
Sơn, Hồng Gai, Hải Dương và ngay cả tại Thủ đô Hà Nội. Đặc biệt quân Pháp
gây ra nhiều vụ thảm sát ở khu vực Hải Phòng, và các khu Hàng Bún, Yên Ninh,
Hà Nội.
Sau đó, ngày 19 tháng 12, tướng Pháp Molière gửi hai tối tối hậu thư liên
tiếp đòi tước vũ khí của bộ đội và tự vệ Việt Nam, nắm quyền kiểm soát thành
phố.
Trước sự lấn lướt của thực dân Pháp, ngày 19/12/1946, Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã ra lời kêu gọi "Toàn quốc Kháng chiến". Đồng thời, Bộ trưởng Quốc
phòng, Tổng chỉ huy quân đội và dân quân Việt Nam cũng ra mệnh lệnh toàn
quốc kháng chiến. (Gv trình chiếu lời kêu gọi "Toàn quốc Kháng chiến" của
bác).
GV: là một người Việt Nam tại thời điểm đó em Hưởng ứng lời kêu gọi
của Bác như thế nào? Hiện nay em sẽ làm gì để góp phần xây dựng và bảo vệ tổ
quốc?
Hoạt động 2: Giải bài toán 2.
Gv: Nêu đề bài trên bảng (máy chiếu)
Hai thanh chì và sắt có khối lượng Hs: Đọc đề và suy nghĩ
bằng nhau. Tính tỉ lệ thể tích của
sắt và chì (làm tròn đến chữ số thập
phân thứ nhất) nếu biết rằng khối
m = V .D

lượng riêng của chì là 11,3g/cm3 và Hs:
của sắt là 7,8 g/cm3?
Giáo viên:
Yêu cầu học sinh tìm hiểu đề bài.

Hs:

12

Nhận biết hai đại lượng tỉ lệ


Hướng dẫn học sinh phân tích đề bài

nghịch

- Ta đã biết công thức tính khối lượng
theo thể tích và khối lượng riêng như
thế nào?
- Vì hai thanh chì và sắt có khối lượng
bằng nhau nên theo em thì D và V là
hai đại lượng tỉ lệ thuận hay tỉ lệ
nghịch với nhau?
- Nếu gọi thể tích thanh sắt và thanh
chì tương ứng là V1 và V2

Hs

V1 D2
V 11,3

=
≈ 1, 4
⇒ 1 =
V2 D1
V2 7,8

Khối lượng riêng của thanh sắt và
thanh chì tương ứng là D1 và D2
Thì theo tính chất về hai đại lượng tỉ
lệ nghịch ta có điều gì?
Gv gọi 1 học sinh nên bảng trình bày
trên bảng (thời gian 3 phút), các học Hs Trình bày được các nội dung sau:
sinh còn lại trình bày vào vở.
Gọi thể tích thanh sắt và thanh chì
tương ứng là V1 ( cm3 ) và V2 ( cm3 ), khối
lượng riêng của thanh sắt và thanh chì
tương ứng là D1 (g/cm3)và D2 (g/cm3)
Vì hai thanh chì và sắt có khối lượng
bằng nhau nên D và V là hai đại lượng
tỉ lệ nghịch
Theo tính chất về hai đại lượng tỉ lệ
V

D

V

11,3

1

2
1
nghịch ta có: V = D ⇒ V = 7,8 ≈ 1, 4
2
1
2

Gv đưa ra câu hỏi phát vấn
-Vậy thanh nào có thể tích lớn hơn?

Vậy tỉ lệ của sắt và chì là 1,4
Hs Thanh sắt có thể tích lớn hơn.

Trong cuộc sống em đã hiểu biết gì về
Hs nêu hiểu biết của mình
chì và sắt? chẳng hạn như:
+ Màu sắc, khối lượng riêng của chì
và sắt?
+ Nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi?
+ Ứng dụng trong cuộc sống?
+ Tác hại của chì trong cuộc sống và

13


cách phòng ngừa?

Giáo viên: bổ xung thông tin (tích hợp với môn vật lý)
Màu sắc, khối lượng riêng, nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi của chì,
của sắt

Chì

Sắt

Màu sắc

Ánh kim xám

Ánh kim xám nhẹ

Khối lượng riêng

11300kg/m3

7874 kg/m3

Nhiệt độ nóng chảy

327,460C; 621,430F

15380C;28000F

Nhiệt độ sôi

17490C; 31800F

28620C; 51820F

Ứng dụng trong cuộc sống?
Sắt là kim loại giòn, cứng được ứng dụng rất nhiều trong mọi lĩnh vực

như: Sản xuất xe ô tô tàu thủy, bộ khung trong xây dựng, khung bánh xe, đường
day xe lửa, dụng cụ hàng ngày (dao, thìa, nồi, bàn ghế, két sắt…)
Chì là một kim loại nặng, nó được ứng dụng trong ngành chế tạo sơn, chế
tạo vecni, làm đồ thủy tinh, làm gốm, tráng men. Những màu gần như đặc quyền
của chì vì sắc thái tạo ra đặc trưng là màu vàng crôm, màu đỏ, màu da cam. Vì
thế mà những đồ gia dụng có những màu này thì có khả năng cao chứa các hợp
chất của chì.Chì là kim loại mềm, dễ uốn, dễ kéo dài, nhưng nó lại có khả năng
chịu được mài mòn, chống ăn mòn. Nó còn có tác dụng ngăn cản sự xuyên qua
của những tia bức xạ, tia phóng xạ vì vậy chì có vai trò trong một số lính vực
như: chế tạo ắc quy ôtô, xe máy, chế tạo các thiết bị điện phân, sử dụng rộng rãi
trong ngành công nghiệp điện phân chế tạo nước tẩy rửa công nghiệp và ngành
công nghiệp đóng tàu. Vì chì là một kim loại mềm, dễ dát mỏng, dễ nóng chảy
nên chì được dùng nhiều trong công nghiệp hàn, công nghiệp chế tạo bán dẫn
như hàn thiếc, chế tạo vi mạch máy tính điện tử, màn hình tivi.... Chì có khả
năng chống mài mòn nên nó được dùng trong ngành công nghiệp xây dựng, chế
tạo các loại thép có khả năng uốn cong và không bị phá huỷ bởi môi trường.
Người ta còn thêm vào hợp chất chì vào trong xăng để chống nổ khi động cơ
hoạt động. Làm tường chống phóng xạ trong các phòng chụp Xquang. Chì còn
được dùng để đúc đầu đạn.
Mặc dù chì có rất nhiều ứng dụng trong một số ngành nghề xong cũng
không tránh khỏi sự ảnh hưởng tới cơ thể con người khi bị nhiễm độc chì.

14


Hiện nay trên các thông tin đại chúng đưa tin rất nhiều về tác hại khi con
người bị nhiễm độc chì
Vậy chì có những tác hại như thế nào trong cuộc sống?
Chì rất rễ tích tụ vào đất và nước gây ảnh hưởng đến con người và sinh
vật trong khu vực. Ngộ độc chì ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ và hệ

thần kinh, ở mức nặng, nạn nhân có thể tử vong.
+ Về máu: gây rối loạn tổng hợp heme, ảnh hưởng đến hình thái tế bào,
tuổi thọ hồng cầu dẫn đến thiếu máu.
+ Về hệ thần kinh: gây nhức đầu, co giật, hôn mê, dẫn đến ngu độn…
+ Về thận: gây viêm thận
+ Về tiêu hóa: gây đau bụng
+ Về tim mạch: mao mạch tăng, động mạch biến đổi sơ hóa, huyết áp
tăng…
+ Về sinh sản: sinh con non, hoặc khi sinh ra sẽ bị chết.
Theo các chuyên gia, người lớn hấp thụ chì thấp hơn trẻ nhỏ. Khi nhiễm
độc chì, người lớn có thể chữa khỏi hoàn toàn, trẻ em lại dễ phải chịu ảnh hưởng
xấu hơn.Với ngộ độc nhẹ, trẻ bỏ ăn, hay quấy khóc, không nghe lời. Người lớn
ăn không ngon, trí nhớ kém, khó ngủ, khả năng làm việc giảm. Với các trường
hợp nhiễm độc nặng trẻ có thể bị liệt, co giật và hôn mê, người lớn bị suy thận.
Những con đường nhiễm độc chì
Khi sinh sống ở những khu vực ô nhiễm chì, bạn có thể tích tụ lượng chì
lớn trong cơ thể bằng nhiều con đường khác nhau.
Trước hết là qua đường hô hấp, việc hít thở nguồn không khí nhiễm chì sẽ
đưa kim loại này vào cơ thể, chủ yếu ở phổi và máu.
Việc ăn các thực phẩm nhiễm chì hoặc mút chì dính trên tay sẽ khiến cơ
thể tích tụ độc tố.
Một số thuốc không rõ nguồn gốc có chứa chì như thuốc cam, người dùng
trực tiếp đưa chất độc vào trong. Khi đói, lượng chì chuyển vào máu đến 60%,
với người no thì chỉ 6%.
Ngoài ra chì có thể xâm nhập qua các vết thương hở. Độc tố rẽ lây lan
sang các cơ quan trong cơ thể, tích tụ lâu trong răng và xương, thậm chí lên đến
hàng chục năm.
Một số hình ảnh người lao động làm việc trong môi trường có hàm lượng
chì tồn dư gây ảnh hưởng đến sức khỏe:


15


Việc tái chế chì từ pin ắc quy cũ có Đốt lò để tái chế chì
nguy cơ gây nhiễm độc chì cho bản
thân và những người xung quanh
Với chị em phụ nữ phụ nữ đặc biệt là các bạn trẻ son môi là dụng cụ
trang điểm không thể thiếu. Tuy nhiên, hầu hết mỹ phẩm đều chứa một lượng
nhỏ chì để đảm bảo hiệu quả trang điểm, và nồng độ này nếu vượt quá mức cho
phép, sẽ gây ảnh hưởng cực xấu tới sức khỏe.
Chúng ta cùng tìm hiểu về tác hại của son nhiễm chì và cách nhận biết
nhé

Cách nhận biết son môi chứa chì
Để kiểm tra độ chì ở son là cho một chút son lên tay rồi dùng nữ trang
bằng vàng chà xát. Nếu mỹ phẩm chỉ hơi chuyển sang màu sẫm thì lượng chì ít,
có thể chấp nhận được. Nhưng nếu vệt son sau khi cọ xát với vàng chuyển sang

16


màu đen, sẫm tức là hàm lượng chì trong son quá cao, sẽ rất có hại cho làn da
của bạn. Đây là cách chọn son môi an toàn cho chị em phụ nữ.

Dùng vàng chà xát lên son để kiểm tra độ chì.
Thực tế, nhiều loại son hồng nhạt vẫn có hàm lượng chì cao hơn cả son đỏ
thẫm. Do đó, bên cạnh cách thử son như trên, bạn hãy cẩn thận tô một lớp son
dưỡng trước khi thoa son màu .
Phòng ngừa nhiễm độc chì như thế nào?
Trong lao động, chúng ta cần giữ vệ sinh lao động, không được tiếp xúc

trực tiếp với chì. Trong nhà máy, xí nghiệp có sử dụng chì, bắt buộc chúng ta
phải thực hiện chế độ thông hơi tốt, sử dụng các máy hút hơi, hút mùi, lấy không
khí từ bên ngoài vào đề làm loãng nồng độ chì trong khí thở.
Trong công nghiệp nấu chì, người lao động bắt buộc phải đeo khẩu trang
vì lúc này chì đã nóng chảy và có thể bay hơi. Nếu không đeo khẩu trang, người
bệnh sẽ hít phải hơi chì và có thể xảy ra các nhiễm độc cấp tính.
Trong đời sống chúng ta cần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, không
cho trẻ dùng thuốc lạ, chọn các sản phẩm, thiết bị không chứa chì. Gia đình làm
các nghề liên quan đến chì cần có biện pháp bảo hộ, tránh xa khu dân cư, bảo vệ
trẻ nhỏ. không nên lạm dụng những đồ gốm sứ gia công có màu sặc sỡ, sơn,
vecni, chế tác đơn giản vì không thể loại bỏ tạp chất. Không nên sử dụng
những đồ gốm sứ chứa nhiều chì trong tráng men như gốm sứ Trung Quốc.
Đặc biệt những màu sặc sỡ như đỏ, vàng, da cam có khả năng cao chứa chì.
Không sử dụng các loại bát ăn cơm có viền men ở miệng bát vì như vậy có nguy
cơ ăn phải chì. Với nhà có trẻ em, không cho trẻ mút mát các đồ chơi có màu,
các đồ chơi Trung Quốc vì dễ làm trẻ “mút” phải chì mà bố mẹ không biết.
Trong quá trình lao động, tuyệt đối không ăn uống ở nơi lao động vì sẽ có
nguy cơ ăn phải thực phẩm nhiễm chì, hít phải hơi chì. Cần thiết phải sử dụng

17


quần áo bảo hộ lao động, dù chỉ đi vào công trường 30 phút. Không được để
chung quần áo lao động với quần áo sinh hoạt tại nhà. Sau lao động cần tắm
ngay để loại bỏ chì trên da.
Những người làm việc trong môi trường có chì cần được kiểm tra sức
khỏe toàn diện 6 tháng 1 lần. Với những người làm việc mà độ chì cao thì cần
được kiểm tra 3 tháng 1 lần nhằm để phát hiện những tổn thương mới nhất. Ở
giai đoạn này, có thể điều trị phục hồi hoàn toàn.
Cách giải độc chì bằng thực phẩm: Ngoài cách giải nhiễm độc chì bằng

từ trường ta còn có thể giải độc chì bằng thực phẩm.
+ Các sản phẩm từ đậu nành.
+ Tôm khô nấu canh bầu, canh ngót.
+ Cà rốt: Người nhiễm độc chì nên thương xuyên ăn cà rốt.
+ Trà xanh uống 02 ly mỗi ngày.
Là HS đang ngồi trên ghế nhà trường em làm gì để phòng và chống
nhiễm độc chì cho bản thân và gia đình?
Hoạt động 3: Giải bài toán 3.

Hs: đọc, phân tích đề bài

Gv: Đưa nội dung bài toán 3
Bảo giúp mẹ làm bánh. Mẹ hướng
dẫn cứ 1kg trứng, 0,6kg đường,
0,9kg bột cho ra 20 cái bánh. Bảo
muốn làm 50 cái bánh thì cần bao
nhiêu đường, bao nhiêu trứng và
bao nhiêu bột?
Gv: hướng dẫn phân tích:

Học sinh: thảo luận hết thời gian đại
Nguyên liệu và số cái bánh là hai đại diên nhóm treo trên bảng, sau đó cho các
lượng tỉ lệ như thế nào với nhau?
nhóm nhận xét về cách làm và kết quả.
Chia nhóm hoạt động (thời gian 5 Hs: Trình bày được nội dung như sau:
phút)
Gọi lượng trứng, đường, bột để làm 50
cái bánh lần lượt là: x, y, z (kg)
(ĐK: x,y,z >0)
Vì nguyên liệu và số cái bánh là hai đại

lượng tỉ lệ thuận nên ta có:
x
1
50
=
⇒x=
= 2,5
50 20
20

18


Gv: Nhận xét bài làm của học sinh,
sửa lỗi, chốt vấn đề.

y 0, 6
50 ×0, 6
=
⇒y=
= 1,5
50 20
20
z 0,9
50 ×0,9
=
⇒z=
= 2, 25
50 20
20


Vậy muốn làm 50 cái bánh thì cần 2,5
kg trứng, 1,5 kg đường và 2,25 kg bột?
Giáo viên: Đặt vấn đề có tính thực tiễn (Tích hợp với môn công nghệ)
Trong cuộc sống ngày nay chúng ta đang phải đối mặt với rất nhiều mối
đe dọa về nguồn thực phẩm thiếu an toàn trong cuộc sống. Nào là thịt lợn bẩn,
hoa quả, rau xanh,… đều có lượng tồn dư rất nhiều chất bảo quản cũng như
lượng tồn dư của thuốc bảo vệ thực vật…
Qua bài toàn này toán cho các em cách thức làm bánh từ trứng, đường,
bột phục vụ gia đình các bữa ăn sáng, trong các buổi tiệc. Các em hãy dành chút
thời gian làm cho gia đình mình những món ngon phục vụ gia đình, bàn bè,
người thân…. và cũng có thể nghĩ đến việc khởi nghiệp theo mô mình thực
phẩm an toàn.
Giáo viên: Các em đã biết cách thức để làm bánh từ trứng, đường, sữa
chưa? Hãy nêu cách làm một món bánh mà em biết?
Học sinh: Suy nghĩ đưa ra thảo luận nhóm cho ra phương thức.
Giáo viên: Hướng dẫn cách làm món Bánh đậu xanh lá dứa
Nguyên liệu 10 phần ăn
Bánh bông lan: 2 miếng tròn 20cm,
dày 1cm.
Đậu xanh chín tán nhuyễn: 150g.
Đường xay: 100g.
Nước lá dứa: 2 muỗng.
Kem sữa tươi: 250ml.
Kem phô mai: 150g; lá dứa: 3 lá.
Bột gelatine: 1 muỗng cà phê.
Đậu phộng rang giã: 50g

19



Chế biến và trình bày:
- Dùng máy đánh kem phô mai với
đường cho đều, cho đậu xanh vào
đánh tiếp cho thật mịn.
- Cho kem sữa và gelatine vào trộn
nhanh tay, sau cùng cho nước lá dứa
vào.
- Xếp vào đáy khuôn một lớp bánh
bông lan làm nền, cho một lớp hỗn
hợp đã đánh mịn vào, đặt
tiếp lớp bánh bông lan thứ nhì lên,
cho phần hỗn hợp đã trộn lên,
dùng muỗng làm đều mặt bánh.
- Rắc đậu phộng giã vào chân
bánh.
- Cho bánh vào tủ lạnh để khoảng
bốn giờ cho đông đặc.
Trang trí mặt bánh theo ý thích.
Hoạt động 4: Giải bài toán 4.
Gv: Đưa nội dung bài toán 4
Trong dịp phát động trồng cây đầu
năm, ba lớp 7A, 7B, 7C có tất cả Hs tìm hiểu đề bài
130 em tham gia đi trồng cây. Biết
rằng số cây trồng được của mỗi em
mỗi lớp 7A, 7B, 7C theo thứ tự là 2,
3, 4 cây, và số cây mỗi lớp trồng
được là như nhau. Hỏi mỗi lớp có
bao nhiêu em tham gia đi trồng
cây.

Giáo viên:Yêu cầu học sinh tìm hiểu
đề bài. Hướng dẫn phân tích:
GV: Nếu gọi số học sinh mỗi lớp 7A,
7B, 7C tham gia đi trồng cây lần lượt
là x, y, z

20


Thì:
Vì số cây mỗi lớp trồng được là như
nhau, nên số hs của mỗi lớp và số cây HS: tỉ lệ nghịch với nhau
trồng được của mỗi em mỗi lớp là hai
đại lượng tỉ lệ như thế nào với nhau?
Theo bài ra ta có các mối liên hệ nào? HS: x + y + z =130, 2x = 3y = 4z
Áp dụng tính chất của dãy tỉ số bằng
nhau để giải quyết bài toán
Hs: Trình bày được nội dung như sau
Giáo viên dành thời gian 5 phút để Gọi số học sinh mỗi lớp 7A, 7B, 7C
học sinh tự trình bày (Trong đó cho tham gia đi trồng cây lần lượt là x, y, z
một học sinh lên bảng trình bày).
(x, y, z ∈ N* )
Vì ba lớp 7A, 7B, 7C có tất cả 130 em
tham gia đi trồng cây nên ta có:
x + y + z =130
Vì số cây mỗi lớp trồng được là như
Giáo viên: Cho học sinh nhận xét và nhau, nên số hs của mỗi lớp và số cây
trồng được của mỗi em mỗi lớp là hai
chốt vấn đề.
đại lượng tỉ lệ nghịch, theo bài ra ta có:

2x = 3y = 4z ⇒

2x 3y 4z
x y z
=
=
⇒ = =
12 12 12
6 4 3

Áp dụng tính chất của dãy tỉ số bằng
nhau ta có:

x y z x + y + z 130
= = =
=
= 10
6 4 3 6 + 4 + 3 13

Suy ra: x = 60; y = 40; z=30 (t/m đk).
Vậy số em tham gia đi trồng cây của
mỗi lớp 7A, 7B, 7C lần lượt là: 60 em,
Giáo viên: Qua bài toán cho các em 40 em, 30 em.
nêu một số mục đích, ý nghĩa của
Học sinh: Nêu được một số vấn đề.
việc trồng cây? Ngày này ta đang
- Hạn hán kéo dài.
phải chứng kiến những hiện tượng
biến đổi khí hậu gì đang đe dọa mối
- Thiên tai bão lụt.

hiểm nguy đến con người? nguyên
- Môi trường bị ô nhiễm, dịch
nhân? cách khắc phục?
bệnh thường xuyên xẩy ra.
* Nguyên nhân: con người chặt phá
rừng nhưng không trồng tái sinh…

21


* Cách khắc phục: Khai thác rừng phải
trồng tái sinh.
Giáo viên: (Tích hợp với môn địa lý, sinh học)
Như chúng ta đã biết rừng che phủ 1/3 diện tích lục địa giúp cản bớt sức
nước chảy do mưa lớn gây ra nên có vai trò quan trọng trong việc chống sói
mòn, sụt lở đất, cũng như giữ được nguồn nước ngầm, tránh hạn hán. Hiện nay
trên thế giới mỗi năm có khoảng 13 triệu ha rừng bị tàn phá, khi đó người ta ước
tính rằng sẽ có khoảng 0,7 tỉ tấn khí cacbonic không bị tiêu hủy. Ngày nay với
sự phát triển mạnh mẽ của các ngành công nghiệp,tăng dân số, … lượng khí
thải, chất thải ra môi trường ngày càng tăng vọt gây hiệu ứng nhà kính, ô nhiễm
môi trường và biến đổi khí hậu nghiêm trọng, nếu như trước kia các cơn bão chỉ
thường cao nhất ở cấp 11, 12 giật trên cấp 12 thì naylên tới cấp 14, 15 giật trên
cấp 14.
GV: Nêu thêm một số hệ lụy trong cuộc
sống của sự biến đổi khí hậu gây ra cho
trái đất của chúng ta.
1. Các hệ sinh thái bị phá hủy.
2. Mất đa dạng sinh học.
3. Các tác hại đến kinh tế.
4. Hạn hán.

5. Bão lụt.
6. Những đợt nắng nóng gay gắt.
7. Các núi băng và sông băng đang teo
nhỏ.
8. Mực nước biển đang dâng lên.

22


Qua bài học các em rút ra được cảm nhận của sự biến đổi khí hậu có ảnh
hưởng trực tiếp đến chính chúng ta. Do đó việc bảo vệ rừng là vô cùng cần thiết
với tất cả mọi người. Rừng còn là nơi trú ngụ của biết bao nhiêu loài động vật
tạo nên một hệ sinh thái đồng thời cung cấp cho con người nguồn tài nguyên
quý giá do đó việc trồng và bảo vệ rừng là vô cùng quan trọng. Chính vì vậy mà
tất cả chúng ta đều phải có trách nhiệm bảo vệ rừng, chống biến đổi khí hậu.
Theo tính toán của các chuyên gia nếu giảm được 50% diện tích rừng bị mất vào
năm 2030 thì rừng có thể hỗ trợ giữ cho nhiệt độ trái đất tăng không quá 20C.
Vậy nên mỗi em hôm nay hãy chung tay ra sức bảo vệ chống biến đổi khí
hậu bằng cách làm cho hệ sinh thái của chúng ta cân bằng trở lại không thể để
chất thải, hiệu ứng nhà kính trong trạng thái tỉ lệ nghịch.

Hoạt động 4: Giải bài toán 5.
Gv: Nêu đề bài trên máy chiếu

Hs: Tiếp nhận đề, đọc đề

Theo thống kê của Ủy ban An
toàn giao thông (ATGT) quốc gia,
khoảng 40% số vụ TNGT và 11%
số người chết do tai nạn liên quan

rượu, bia và đang có xu hướng gia
tăng. Trong đó số người chết do
rượu bia khi tham gia giao thông ở
các độ tuổi từ 14 – 17 và từ 18 – 21

23


lần lượt tỉ lệ thuận với 34% và
56%. Biết tổng số người chết là
4860 người, hãy tính số người chết
trong mỗi độ tuổi nêu trên?
Cho HS đọc đề, suy nghĩ 2 phút
Gv: Nêu cách giải quyết bài toán?
Nếu Hs không giải được giáo viên
hướng dẫn học sinh phân tích đề bài: Hs: đọc đề và suy nghĩ, tìm lời giải
Gọi số người chết trong độ tuổi (14 –
17 tuổi) và (18 – 21 tuổi) lần lượt là x
và y (người).
Theo đề bài ta có điều gì?

Hs: x + y = 4860 (1)
Vì x và y tỉ lệ với 34% và 56% nên ta
x
y
=
Hs:
(2)
có điều gì?
34%


56%

Từ hai điều kiện trên áp dụng tính
chất dãy tỉ số bằng nhau ta tìm được
x và y.
GV: Cho các nhóm trình bày lời giải Hs: trình bày được như sau:
trên giấy tô ki.
Gọi số người chết trong độ tuổi (14 – 17
Gv: cho hs chuẩn bị 5 phút sau đó tuổi)
gọi đại diện các nhóm cho kết quả và (18 – 21 tuổi) lần lượt là x và y (người)
nên bảng.
(ĐK: x, y ∈ N* )
Theo đề bài ta có: x + y = 4860 (1)
Gv:Cho các nhóm theo dõi, cho nhận Vì x và y tỉ lệ thuận với 34% và 56% nên
xét.
ta có:
Gv: Nhận xét, chốt vấn đề.
x
y
x
y
=
⇒ 34
=
56 (2)
34%

56%


100

100

Áp dụng tính chất dãy tỉ số bằng nhau ta
có:
x
y
x+ y
100( x + y )
=
=
=
34
56
34 + 56
90
100 100
100
100.4860
=
= 5400
90

24


34

 x = 100 .5400 = 1836

⇒
 y = 56 .5400 = 3024

100

Vậy số người chết trong độ tuổi (14 – 17
tuổi) và (18 – 21 tuổi) lần lượt là 1836 và
3024 (người).
Giáo viên: (Tích hợp với môn GDCD)
Các em đã biết qua số liệu các em vừa tính được cho thấy tỉ lệ uống rượu bia
trong các độ tuổi nêu trên tỉ lệ thuận với số vụ và số người chết tai nạn khi tham
gia giao thông.
Nước ta được coi là một trong những quốc gia có tỷ lệ người uống
rượu, bia cũng như lượng tiêu thụ bia, rượu cao nhất trong khu vực. Uống
rượu, bia cũng là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong, thương tích trong các
vụ tai nạn giao thông .
Theo số liệu của Bộ công an tai nạn giao thông 9 tháng đầu năm 2018
(tính từ ngày 16/12/2017 đến 15/9/2018) còn diễn biến phức tạp. Cụ thể, toàn
quốc xảy ra 13.242 vụ tai nạn giao thông, làm chết 6.012 người, bị thương
10.319 người. So với 9 tháng đầu năm 2017, giảm 1.120 vụ (giảm 7,8%), giảm
113 người chết (giảm 1,84%), giảm 1.467 người bị thương (giảm 12,45%).
Em nào có thể cho cả lớp biết một số quy định về độ tuổi của người lái xe,
nồng độ cồn trong máu hoặc hơi thở khi tham gia giao thông bằng phương tiện
Điều 60 luật giao thông đường bộ quy định tuổi của người lái xe như sau: a.
Người đủ 16 tuổi trở lên được lái xe gắn máy có dung tích xi-lanh dưới 50 cm3.
b. Người đủ 18 tuổi trở lên được lái xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung
tích xi-lanh từ 50 cm3 trở lên và các loại xe có kết cấu tương tự; xe ô tô tải, máy kéo
có trọng tải dưới 3.500 kg; xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi.
Điều 8 Luật Giao thông đường bộ (GTĐB) quy định về nhóm các hành vi bị
nghiêm cấm đối với người điều khiển phương tiện xe cơ giới, trong đó có hành vi

điều khiển xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng trên đường mà trong máu hoặc hơi
thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam/100 mililit máu hoặc 0,25 miligam/ 1lít khí
thở.

25


×