Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

NÉT ĐỘC ĐÁO TRONG PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT CỦA NGUYỄN TUÂN TRƯỚC CÁCH MẠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (82.15 KB, 15 trang )

1

HỌ VÀ TÊN: NGUYỄN THỊ THU HƯƠNG
MSSV: 16031399
K61 VĂN HỌC CHUẨN

ĐỀ TÀI :
NÉT ĐỘC ĐÁO TRONG PHONG CÁCH NGHỆ
THUẬT CỦA NGUYỄN TUÂN TRƯỚC CÁCH MẠNG
Tóm tắt chung về đề tài nghiên cứu:
Bài nghiên cứu của tôi sẽ đi tìm hiểu, phân tích những nét đặc trưng, độc đáo trong phong
cách nghệ thuật của nhà văn Nguyễn Tuân thời kì trước Cách mạng tháng Tám. Đầu tiên, tôi
sẽ đi giới thiệu, khái quát những thông tin chung nhất như tiểu sử, con người, quan điểm
nghệ thuật cũng như sự nghiệp sáng tác của nhà văn. Sau đó, tôi tiến hành lý luận, nói về
tầm quan trọng của phong cách, cá tính nghệ thuật đối với người nghệ sĩ nói chung và với
Nguyễn Tuân nói riêng. Tiếp theo tôi đi vào phần chính quan trọng nhất là dùng lý lẽ và dẫn
chứng để chứng minh được cái hay, nét độc đáo trong phong cách của ông thông qua các tác
phẩm văn học trước Cách mạng. Đó là một phong cách rất đặc biệt, rất “ngông” nhưng cũng
hết sức nhân hậu, vì con người, vì cái đẹp.
A. MỞ ĐẤU

“Nghệ thuật là lĩnh vực của cái độc đáo, vì vậy nó đòi hỏi người sáng tác phải
có phong cách nổi bật, tức là có nét gì đó rất riêng, mới lạ thể hiện trong tác phẩm
của mình”(Văn học 12, 1994). Mỗi cá nhân chúng ta nói chung đều mang trong mình
những nét tính cách, cá tính khác nhau cũng như những người nghệ sĩ chân chính nói
riêng-họ luôn trăn trở, gửi gắm nét độc đáo của mình trong mỗi đứa con tinh thần. Ở
bất kì một lĩnh vực nghệ thuật nào, từ hội họa, âm nhạc, điêu khắc đến điện ảnh thì
phong cách chính là một trong những yếu tố cơ bản, cốt lõi và quan trọng nhất để tạo
nên giá trị của tác giả cũng như một tác phẩm. Và văn chương cũng không ngoại lệ.
1



2

Trong văn chương, lặp lại người khác và lặp lại chính mình đồng nghĩa với việc học
đang đi đến miền đất chết của nghệ thuật. Ý thức rõ được điều này, những người cầm
bút chân chính vẫn không ngừng lao động để làm mới ngòi bút của chính mình, tạo ra
một phong cách riêng không trùng lặp. Nói đến đây, không thể không nhắc tới
Nguyễn Tuân-một tấm gương tiêu biểu trong lao động nghệ thuật. Ông luôn coi viết
văn là một “nghề” kiếm sống chân chính và bản thân phải có trách nhiệm với nó.
I.

Lý do chọn đề tài
Nói về Nguyễn Tuân, Nguyễn Minh Châu là có những lời khen ngợi
“Nguyễn Tuân là một định nghĩa về người nghệ sĩ tài hoa” . Tài năng thiên
bẩm của Nguyễn Tuân không chỉ được thể hiện ở một mà ở rất nhiều lĩnh vực
như: hội họa, lịch sử, địa lý, điêu khắc,…Tuy nhiên, người ta biết đến ông phần
nhiều là qua văn chương, qua những tác phẩm văn học độc đáo, in đậm dấu ấn
cá nhân mà ông để lại cho hậu thế.
Trương Chính đã có nhận xét về Nguyễn Tuân “là nhà văn độc lập và độc
đáo về hành văn cũng như về mặt tư tưởng”(Miên, 1999) Một cách ngắn gọn
nhất, xúc tích nhất để nói về con người Nguyễn Tuân cũng như chính tác phẩm
của ông đó chính là chữ “ngông”. Cái ngông đó đã ăn sâu vào trong máu thịt,
từ cách nghĩ, cách cảm nhận, cách nhìn về cuộc đời cho đến cách viết, cách
làm nghệ thuật của ông. Nhiều người nói đọc văn Nguyễn Tuân rất khó hiểu
thậm chí là hơi “dị thường” nhưng thật ra mỗi người cần phải đào sâu tìm tòi,
đọc để cảm, để thấu hiểu thì mời hiểu hết được văn thơ cũng như chính con
người của ông-một con người rất riêng, rất đặc biệt, rất Nguyễn Tuân.
Từ những lý do trên, tôi quyết định chọn và nghiên cứu đề tài “Nét độc đáo
trong phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân trước Cách mạng” với mong
muốn góp một phần công sức cá nhân của mình vào công trình lớn khám phá

những giá trị nghệ thuật lớn lao mà Nguyễn Tuân đã để lại cho đời. Đặc biệt,

2


3

bài nghiên cứu này của tôi muốn nhấn mạnh, đào sâu phong cách cá tính nghệ
thuật của Nguyễn Tuân thời kì trước Cách mạng tháng Tám.
II.

Câu hỏi nghiên cứu
Những nét độc đáo đặc biệt trong phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân
trước Cách mạng Tháng Tám là gì? Những tác phẩm nào thể hiện rõ nhất
phong cách của tác giả?

III.

Tổng quan tài liệu
Nguyễn Tuân là “một hiện tượng văn học phức tạp, nhất là trước Cách
mạng tháng Tám” (Nguyễn Đăng Mạnh). Dù viết ở đề tài nào, ở bất kì thể loại
nào, ông luôn chọn cho mình một lối đi rất riêng,. Con đường nghệ thuật mà
Nguyễn Tuân chọn không trùng lặp, không theo lối mòn, văn chương ông viết
không chỉ không lặp lại người khác mà còn không lặp lại chính bản thân mình.
Nghiên cứu về phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân không chỉ có
những học giả, nhà thơ, nhà văn, nhà phê bình văn học ở cả trong nước và
ngoài nước mà còn có các công trình nghiên cứu của các sinh viên, nghiên cứu
sinh với những đóng góp mang tính chất xây dựng vô cùng giá trị.
Hoài Anh đã từng nói về cái đẹp trong văn chương của Nguyễn Tuân “Cái
đẹp của Nguyễn Tuân không phải là cái đẹp mơ mộng, nhàn nhạt, phẳng lặng,

mà là cái đẹp tạo hình, có góc cạnh, nhiều khi dữ dội(Nhiều tác giả, 2007)”,
hay “Nguyễn Tuân người nghệ sĩ ngôn từ đưa cái đẹp đến thăng hoa đến một
độ cao hiếm thấy trong văn học Việt Nam”(Nhiều tác giả, 2007). Thạch lam
cũng dành những lời lẽ hết sức cảm phục, yêu mến dánh cho nguyễn Tuân
“Vang bóng một thời là sản phẩm đáng quí, đánh dấu bước đường trở lại tìm
những cái đẹp xưa mà các nhà văn ta thường sao nhãng”(Ngân, 2000).
Nghiên cứu về phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân, trong giai đoạn
1945-1985 đã có các bài viết đáng chú ý của Nguyễn Đăng Mạnh, Phong Lê,
3


4

Phan Cự Đệ,…nhưng chủ yếu những bài viết này phần lớn ca ngợi tài năng đặc
biệt, một cái tôi rất riêng của Nguyễn Tuân ở thể loại tùy bút chứ chưa chú
trọng đến mảng truyện ngắn. Sau năm 1986, một loạt các nhà nghiên cứu, nhà
phê bình văn học đã đi sâu tìm tòi, đưa ra những lời phê bình đánh giá một
cách khách quan nhất, chuyên sâu nhất về tác giả Nguyễn Tuân. Các nhà
nghiên cứu như Phan Ngọc, Đỗ Đức Hiểu, Tô Hoài, Phong Lê, Nguyễn Minh
Châu,…đều đã đi sâu khám phá văn của Nguyễn Tuân một cách đa chiều,
chuyên sâu đưa ra được những phát hiện mang tính tổng quát và mới mẻ. Ta
có thể kể đến một số bài viết nghiên cứu về phong cách nghệ thuật của Nguyễn
Tuân như: “Nguyễn Tuân-nhà nghệ sĩ ngôn từ đã đưa cái đẹp thăng hoa” của
Hoài Anh, “Nguyễn Tuân-Bậc thầy của sử dụng ngôn từ ở Việt Nam” của Mai
Quốc Liên, “Về truyện ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân” của Văn Tâm,
“Như một ông lão thợ đấu” của Nguyễn Minh Châu, “Thầy chữ Nguyễn Tuân”
của Hà Bình Trị,…
Chung quy lại, nói về Nguyễn Tuân, các nhà chuyên môn có nhiều ý kiến
cá nhân khác nhau, khen có, chê có. Tuy nhiên, vẫn phải khẳng định một sự
thực đó là Nguyễn Tuân là một cây đại thụ của nên văn học Việt Nma hiện đại

mà bóng của nó còn tỏa rộng đến nhiều thế hệ mai sau.
IV.

Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
1. Đối tượng nghiên cứu

Tôi sẽ tiến hành tìm hiểu về những đặc điểm nổi bật về phong cách nghệ
thuật của Nguyễn Tuân trên hai phương diện nội dung và nghệ thuật ở thời
kì trước Cách mạng tháng Tám năm 1945.
2. Phạm vi nghiên cứu

Tôi sẽ tập chung tìm hiểu, phân tích phong cách nghệ thuật của Nguyễn
Tuân thông qua các sáng tác của ông ở thể loại truyện, truyện ngắn trước
năm 1945
4


5

Phương pháp nghiên cứu

V.

-

Phương pháp phân tích, tổng hợp

-

Phương pháp đối chiếu, so sánh


-

Phương pháp hệ thống

B. NỘI DUNG
I.

Khái quát chung về Nguyễn Tuân
1. Tiểu sử

Nguyễn Tuân sinh ngày 10 tháng 7 năm 1910 tại phố Hàng Bạc. Quê
ông ở ngoại thành, làng Mọc, thôn Thượng Đình nay thuộc phường Nhân
Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội. Ông sinh trưởng trong một gia đình có
truyền thống nho học, nhưng nho học lúc này đã thất thời và phải nhường
chỗ cho cả một xã hội Tây học.
Cuộc đời Nguyễn Tuân đã trải qua rất nhiều thăng trầm, từ nhỏ đã theo
gia đình đi làm ăn kiếm sống ở nhiều nơi, từng bị đuổi học, cấm làm việc,
bị bắt, bị tù nhiều lần do chống lại chế độ thuộc địa và có giao du với
những người hoạt động chính trị. Từ năm 1942 đến năm 1945, ông rơi vào
bế tắc và thậm chí có ý định tự sát. Cách mạng tháng Tám thành công, ông
và cả sự nghiệp văn chương của ông như được lật sang một trang mới. Ông
hăng hái tham gia vào hàng ngũ cách mạng và được kết nạp vào Đảng
Cộng sản Đông Dương năm 1950. Từ năm 1948 đến năm 1958, ông đảm
nhiệm chứ vụ Tổng thư kí Hội Nhà văn Việt Nam. Nguyễn Tuân mất ngày
28 tháng 7 năm 1987 tại Hà Nội. Ông được nhà nước truy tặng Giải thưởng
Hồ Chí Minh về văn học và nghệ thuật vào năm 1996.
2. Con người

5



6

Nguyễn Tuân là một nhà trí thức yêu nước, tình yêu nước lòng tự hào
tự tôn dân tộc của ông luôn được thế hiện một cách rất đặc biệt như chính
con người ông. Ông luôn gắn bó, thể hiện tình yêu sâu sắc với những nét
đẹp cổ truyền của dân tộc. Nguyễn Tuân yêu thiết tha tiếng mẹ đẻ, những
kiệt tác văn chương của Nguyễn Du, Tú Xương, Tản Đà,… Ông yêu những
giọng điệu nam ai nam bình xứ Huế hay những giọng thiết tha, dân dã của
hò Quảng Trị,…; những cảnh sắc và phong vị của thiên nhiên đất nước,
những thú chơi tao nhã như: Uống trà và thưởng nguyệt, chơi hoa, chơi
chữ, đánh thơ, thả thơ…; yêu những tinh hoa ẩm thực thể hiện sự tinh tế
của ý thức Việt…
Nguyễn Tuân luôn coi trọng ý thức cá nhân, con người này trong ông
được thể hiện rất rõ trong từng trang văn ông viết. Viết về bất cứ ai, bất cứ
đề tài nào ở một giai đoạn lịch sử cụ thể nào, những đứa con tinh thần của
ông đều mang một màu sắc riêng trong đó cái tôi được bộc lộ một cách độc
đáo nhất, rõ nét nhất. Nhà văn coi nghề viết văn là một nghề và là một nghề
cao quí, nó là cả một quá trình lao động đầy nghiêm túc và thật sự khổ
hạnh. Để khẳng định điều đó, ông đã dùng cả cuộc đời hơn nửa thế kỉ của
mình để minh chứng.
Nguyễn Tuân là một người đặc biệt yêu thích sự tự do. Ông mắc một
thứ bệnh đó là bệnh thèm đi hay còn gọi là “chủ nghĩa xê dịch”-một trong
những triết lý nổi loạn của phương Tây xâm nhập vào nước ta để đáp ứng
nhu cầu của tầng lớp trí thức. Tính cách này có ảnh hưởng rất nhiều đến
cách viết, phong cách của nhà văn trước Cách mạng. Ông không chỉ am
hiểu về một ngành mà còn có sự hiểu biết ở nhiều lĩnh vực khác nhau như:
âm nhạc, hội họa, điêu khắc, sân khấu, điện ảnh,… Đó cũng chính là lý do
vì sao những trang văn của ông đều nhất mực tài hoa, uyên bác.

3. Sự nghiệp sáng tác

6


7

Sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Tuân được chia làm hai giai đoạn
chính: trước Cách mạng và sau Cách mạng.
Tác phẩm Nguyễn Tuân trước cách mạng tháng Tám chủ yếu xoay
quanh ba đề tài chính: chủ nghĩa xê dịch, vang bóng một thời và đời sống
trụy lạc. Nguyễn Tuân đến với chủ nghĩa xê dịch trong tâm trạng bất mãn,
sâu sắc trước thời cuộc.Ông mang trong mình cái khuynh hướng đi không
mục đích, điều đó như một cách phản ứng cực đoan để ông thấy đời không
bị nhàm chánch mạng và sau Cách mạng. Các tác phẩm tiêu biểu ở giai
đoạn này là: ‘Vang bóng một thời”(1940), “Chiếc lư đồng mắt cua”(1941),
“Một chuyến đi”(1938), “Ngọn đèn dầu lạc”(1939),…
Sau cách mạng, Nguyễn Tuân hòa mình vào công cuộc xây dựng và
bảo vệ đất nước. Ông dùng ngòi bút của mình phục vụ chiến đấu trên
cương vị của một nhà văn, đem đến cho nền văn học Việt Nam cái không
khí mới về nội dung và nghệ thuật. Nếu trước đây, tình yêu nước thương
dân chỉ được ông bộc lộ như lời tâm sự giấu kín. Thì giờ đây, con người tài
hoa uyên bác ấy đã có thể tự do cất cao tiếng hát yêu quê hương đất nước
của mình. Ông vứt bỏ hết những gì của con người ngày hôm qua lãng mạn,
luôn trong tư thế thoát ly hưởng lạc. Nguyễn Tuân đã vui, đã buồn với nhân
dân, với dân tộc và đất nước. Các tác phẩm tiêu biểu ở giai đoạn này là:
“Chùa Đàn”(1946), “Đường vui”(1949), “Tình chiến dịch”(1950), “Sông
Đà”(1946), “Tùy bút kháng chiến và hòa bình”(tập I năm 1955, tập II năm
1956),...
II.


Nét độc đáo trong phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân trước Cách
mạng
Phong cách nghệ thuật là một phạm trù rất rộng đồng thời cũng rất
phức tạp. Ta có thể hiểu phong cách nghệ thuật là những điểm lặp đi lặp lại
trong cách sáng tác của người cầm bút, nó nói lên cái tôi riêng, cá tính sáng
7


8

tạo của nhà văn khi sáng tác nghệ thuật. Phong cách nghệ thuật vừa có tính
thống nhất đồng thời vừa có tính “xê dịch” trong từng thời điểm. Phong
cách nghệ thuật là yếu tố cơ bản để phân biệt nhà văn này với nhà văn khác
và nó cũng là cơ sở để đánh giá tài năng của tác giả cũng như giá trị của
một tác phẩm. Theo giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh: “Tôi hiểu phong cách
nghệ thuật là một khái niệm thuộc phạm trù thẩm mỹ. Có nghĩa là, nhà văn
phải thật sự có tài năng, phải thật sự sáng tạo ra được những tác phẩm có
giá trị nghệ thuật cao mới được xem là nhà văn có phong cách”(Mạnh,
2005). Đúng vậy, không phải ai cứ làm thơ viết văn thì sẽ trở thành nhà
văn, cũng không phải cứ là nhà văn thì sẽ có phong cách. Một người nghệ
sĩ chân chính là một người luôn đau đáu trăn trở với đứa con đẻ tinh thần
của mình, phải đem cả cái tài và tâm gửi gắm vào trang viết và đặc biệt họ
phải biết nhìn nhận thế giới khách quan bằng lăng kính chủ quan mang đầy
tính sáng tạo, khám phá của bản thân. Chỉ có sáng tạo, tìm ra cái mới thì
mới mang đến cho độc giả cái nhìn đa chiều, toàn diện và cũng chỉ có tài
năng của cái tôi mới thật sự làm nên phong cách.
Nguyễn Tuân là một nhà văn như thế. Có thể gói gọn phong cách của
ông trong bốn chữ tài hoa uyên bác. Và cái tài hoa, uyên bác ấy lại được gói
gọn trong một chữ “ngông”. Chữ “ ngông” của tiền nhân thấm đậm, thấm

sâu vào con người Nguyễn. Ông nhìn vào đâu cũng qua lớp khúc xạ của
lăng kính cái đẹp nhìn vật gì ông cũng tìm trong đó những ấn tượng thẩm
mỹ. Ngòi bút Nguyễn Tuân luôn hướng đến chuẩn mực “ mỹ” thậm chí có
lúc cực đoan, ông đẩy nó lên thành một thứ chủ nghĩa duy mỹ để tôn thờ.
Hơn thế nữa, với phong cách độc đáo đến mức ngạo nghễ, Nguyễn Tuân
luôn có cái nhìn chủ quan hóa đến mức tối đa với mọi nhân vật mà ông xây
dựng. Vì thế, trước cũng như sau Cách mạng, đối tượng trong văn ông luôn
gặp gỡ nhau ở phẩm chất tài hoa tài tử. Trước Cách mạng, ông “ xê dịch”
nhiều nơi với khát khao trốn thoát khỏi cái vô vị tẻ nhạt, cái khuôn mẫu sáo
8


9

mòn, đi để được “ thay thực đơn cho giác quan”. Khát khao cái đẹp, nhưng
xã hội quanh ông lúc ấy đối với ông chỉ là những khu vườn tàn lụi và héo
úa, ông đi nhiều mà vẫn như lưu vong trên chính quê hương mình. Không
tìm được đâu torng hiện tại một địa chỉ cụ thể để yêu mến ca ngợi, ông
đành lòng trôi về quá vãng, tìm lại những “ đẹp xưa”. Bao trùm lên suốt
những trang văn Nguyễn Tuân trước Cách mạng là một nỗi niềm lẳng lặng
u uất, đầy hơi hướng hoài cổ. Những con người thời đại không thấy mặt
trong văn ông chỉ có những nhân vật như những tàn dư của thời cũ còn sót
lại. Và đậm nét tài hoa tài tử. Tài tử từ cách thả thơ, uống trà, ngậm kẹo
hương cuội, chơi lan vương giả, những thú vui đẹp tao nhã, cầu kỳ. Ông
quay về tìm niềm vui trong những áng “ tóc chị Hoài”. Tài hoa trong cách
cho chữ, yêu quý và thưởng thức con chữ. Là hiện thân đầy đủ nhất của nét
tài hoa tài tử. Nguyễn Tuân trước Cách mạng, Huấn Cao trong truyện ngắn
Chữ người tử tù được xây dựng như một đặc trưng cho phong cách Nguyễn
Tuân. Giữa cái “ đêm trường dạ tối tăm trời đất” thời bấy giờ. Huấn Cao
đứng sừng sững với một tầm vóc nhân cách khổng lồ, ánh sáng từ chất tài

hoa ngông ngạo và vẻ đẹp hoàn mỹ trong phẩm cách, tài năng tỏa ra chói
lòa cả một vùng trời đất đen tối.
Xin được phép nhắc lại Huấn Cao như một hình tượng mà Nguyễn
Tuân hóa thân vào hết lòng và trọn vẹn nhất. Ngay từ đầu người ta đã biết
đó là một nghệ sĩ đích thực, “ tính ông vốn khoảnh”(Sử, 2015), ông ít khi
nào cho chữ, những cho chữ phản chiếu ít nhiều tâm hồn ông: tài hoa khác
người nhưng ngông ngạo thì cũng có. Nguyễn Tuân chọn Huấn Cao để thể
hiện đến cùng cái tôi nghệ thuật của mình, Huấn Cao bị vướng vào gong
xích, bị xử vào tội chết và dường như những nhơ nhuốc của nhà tù không
tài nào chạm tới ông được. Huấn Cao, một cốt cách khẳng khái, như bông
hoa sen thanh sạch và cao quý nở trùm lên bùn nhơ. Cái đẹp Huấn Cao như
một vị tao nhân mặc khách, vừa quyết liệt vừa không chịu đầu hàng trước
9


10

cái xấu cái ác, vừa ngạo nghễ khinh thường những cái xấu xa ấy. Nguyễn
Tuân gửi vào trong Huấn Cao hình bong cao Cao Bá Quát, con người cả
đời tâm niệm: “Nhất sinh đê thủ bái mai hoa”. Cái cúi đầu trước hoa mai
của kẻ sĩ thuở xưa, cũng là cái cúi đầu trân trọng của Nguyễn Tuân trước
khi phách hiên ngang và cốt cách tài hoa ấy, cũng là cái cúi đầu của chúng
ta hôm nay trước vóc dáng cao lớn lồng lộng của phong cách Nguyễn Tuân,
đậm chất tài tử và những suy tưởng và cái đẹp.
Thật vậy, “ Nguyễn Tuân bước vào nghề văn như để chơi ngông với
thiên hạ. Về căn bản, đó là phản ứng của chủ nghĩa cá nhân kiêu ngạo ở
một thanh niên trí thức giàu sức sống nhưng bế tắc. Một cái ngông vừa có
màu sắc cổ điển tiếp nối truyền thống của những nhà nho bất đắc chí kiểu
Nguyễn Công Trứ, Tú Xương, Tản Đà…và trực tiếp hơn, của cụ Tú Lan
thân sinh ra nhà văn, vừa có màu sắc hiện đại tiếp thu ở chủ nghĩa siêu

nhân của Nít-sơ, quan niệm con người cao đẳng của Git-dơ và các thứ tư
tưởng nổi loạn khác thường thấy trong văn học phương Tây hiện đại.
Ngông là một sự chống trả với mọi thứ nền nếp, phép tắc, mọi thứ "đạo lý"
thông thường của xã hội bằng cách làm ngược lại với thái độ ngạo đời. Đó
là đặc điểm của tất cả những nhân vật ưa thích nhất của Nguyễn Tuân
trong các tác phẩm của ông trước Cách mạng tháng Tám”(Mạnh, 2012).
Cái “ngông” của Nguyễn Tuân không phải là sự làm màu, cố tình làm mình
khác với người khác để được chú ý mà là cái “ngông” mang tính bản năng,
cái “ngông” đã ăn, đã thấm sâu vào trong da thịt. Nó vừa là sự kế thừa, vừa
là sự sáng tạo, cái “ngông” ấy được tác giả gửi gắm vào từng nhân vật, từng
câu chữ. “Trên con đường thể hiện cái độc đáo của mình, Nguyễn Tuân đã
có những tìm tòi tích cực, đạt tới những giá trị thẩm mỹ thật sự. Và nói cho
công bằng, nội dung tâm lý của cái ngông kia không phải chỉ do chủ nghĩa
cá nhân bế tắc mà còn do "thiên lương" của một trí thức yêu nước và biết
trọng nhân cách, muốn tách mình ra và đặt mình lên trên cái xã hội của
10


11

những kẻ thoả mãn với thân phận nô lệ. Như vậy là cái ngông của Nguyễn
Tuân có cơ sở luân lý của nó - bên cạnh cái luân lý "vô luân" của Nít-sơ,
Git-dơ, không phải không có cái khí tiết của Tú Xương, Yên Đổ…”(Mạnh,
2012)
Cùng thời với ông, cũng có rất nhiều người chơi “ngông” như Tú
Xương, Nguyễn Khuyến. Nguyễn Tuân không phải người mở đường cho
trào lưu này nhưng những tác phẩm của ông thì luôn có một giá trị riêng,
những đứa con đẻ tinh thần ấy luôn mang một nét cá tính giống hệt “ông cụ
thân sinh” ra nó. Rất ngông nghênh nhưng văn chương của ông cũng rất
nhân hậu, mang đầy vẻ đẹp của cái thiện cùng tấm lòng trân trọng yêu quí

những nét đẹp của con người, nhất là những nét đẹp thầm kín, sâu thẳm bên
trong tâm hồn. Với ông cái đẹp luôn luôn phải đi đôi gắn bó với cái thiện.
Nhân vật Huấn Cao trong truyện ngắn “Chữ người tử tù” chính là một điển
hình. Dù trong mắt bọn lính Huấn Cao là một tên tù ngạo ngược và nguy
hiểm nhất, còn trong mắt viên quản ngục ông lại là người chọc trời khuấy
nước, coi thường tiền bạc và bạo lực. Nhưng bên trong Huấn Cao lại hiện
lên những nét đẹp vô cùng đáng quí. Ông không những là người nghệ sĩ tài
hoa trong việc viết chữ mà còn là người có khí phách hiên ngang. Huấn
Cao nguyện từ bỏ công danh để đi tìm chính nghĩa. Dù có ở trong ngục tù
vẫn mang một khí thế hiên ngang đĩnh đạc, đặc biệt là khi cho chữ-nó đối
lập hoàn toàn với dáng vẻ “khúm núm”(Sử, 2015) cất những đồng tiền kẽm
của quản ngục, cái “run run”(Sử, 2015) của thầy thơ lại. Đặc biệt cái nhân
cách thiên lương của Huấn Cao còn tỏa sáng rực rỡ chốn ngục tù tăm tối,
cứu rỗi tâm hồn của viên quản ngục, cái thiện trong tâm hồn ông dường
như đã truyền sang tâm hồn quản ngục để từ đây quản ngục phải thốt lên
một câu “Kẻ mê muội này xin bái lĩnh”(Sử, 2015).
“Nói đến Nguyễn Tuân, người ta thường nghĩ ngay đến một cái "tôi"
đặc biệt tài hoa, nhưng cũng hết sức tài tử… Nghĩa là chỉ viết những gì
11


12

mình thích, mình suy ngẫm. ấn tượng chung về cây bút này là chỉ bình chứ
không phê, vừa bình vừa tán, luôn luôn tô đậm cá tính độc đáo của mình
trên từng câu chữ…”(Mạnh, 2015). Có thể nói, trên những trang văn của
mình, Nguyễn Tuân đã được là chính ông, ông viết những gì mình thích,
mình cảm được chứ không viết chạy theo thị hiếu hay phong trào. Những
tác phẩm của ông rất đơn giản chính là hiện thân cho con người ông, phản
ánh một cách đầy đủ nhất tính cách, cá tính, phong cách nghệ thuật của

ông. Tài năng và cái tâm của ông không chỉ được độc giả đón nhận mà còn
được đồng nghiệp hết lời khen ngợi. Một là của Thạch Lam - người có cùng
năm sinh với Nguyễn Tuân: “Trong cái vội vàng, cái cẩu thả của những tác
phẩm xuất bản gần đây, những sản phẩm đã hạ thấp văn chương xuống
mực giá trị của một sự đua đòi, người ta lấy làm sung sướng khi thấy một
nhà văn kính trọng và yêu mến cái đẹp, coi công việc sáng tạo là công việc
quý báu và thiêng liêng”(Lê, 2010). Và hai là Vũ Ngọc Phan - tác giả bộ
sách Nhà văn hiện đại: “Chỉ người ưa suy xét đọc Nguyễn Tuân mới thấy
thú vị, vì văn Nguyễn Tuân không phải thứ văn để người nông nổi thưởng
thức. Một ngày không xa, khi mà văn chương Việt Nam được người Việt
Nam ham chuộng hơn bây giờ, tôi dám chắc những văn phẩm của Nguyễn
Tuân sẽ còn có một địa vị xứng đáng hơn nữa” (Phan, 1943).
C. KẾT LUẬN

Bài nghiên cứu của tôi đã nêu lên được những điểm nổi bật, độc đáo trong
phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân trước Cách mạng tháng Tám bằng những
lý lẽ và dẫn chứng cụ thể.
Có thể nói, nhắc đến từ “ngông” thì không thể không nhắc tới Nguyễn Tuân
mà nhắc tới Nguyễn Tuân thì người ta sẽ nghĩ đến ngay cái ngông nghênh trong
con người cũng như tác phẩm của ông. Phong cách nghệ thuật của ông trước Cách
mạng là cái độc đáo hết sức Nguyễn Tuân mà người ta không thể nhầm lẫn với
Thạch Lam, Tản Đà, Nam Cao,…đó vừa là sự kế thừa những gì tinh túy nhất của
12


13

lớp nghệ sĩ đi trước đồng thời có sự sáng tạo, thổi được cái hồn cái tôi của chính
bản thân ông vào từng tác phẩm.
“ Giữa một cuộc sống trần tục xô bồ, trước sau ông vẫn là một nhà văn xem

1trọng sự thiêng liêng nghề nghiệp và sống với nó thành kính thật sự.
Nhìn lại cả đời văn Nguyễn Tuân, chúng ta thấy gì? Chúng ta nghĩ đến sự công
bằng. Ai đối xử với nghề nghiệp ra sao, sẽ được nghề nghiệp đối xử lại như vậy.
Cố nhiên, rộng hơn câu chuyện tác phẩm còn có câu chuyện về chính con người
đã tạo ra các tác phẩm này nữa. Trong sự độc đáo của mình, cuộc đời Nguyễn
Tuân có hấp dẫn chúng ta, nhưng suy cho cùng, đó không phải là lối nêu gương
để chung quanh bắt chước. Không, Nguyễn Tuân không thể làm thế. Với tất cả cái
hay cái dở, cái tài cái tật vốn có, lời kêu gọi của ông giản dị hơn: Mỗi người hãy
sống đúng với bản sắc của mình.” (Nhàn, 2014). Quả đúng như vậy, ông đã dùng
cả tấm lòng cả lương tri của mình để cống hiến cho nghiệp viết, thứ nghệ thuật mà
ông mang lại cho đời không đơn thuần là nghệ thuật vị nghệ thuật mà cao hơn nữa
là thứ nghệ thuật vị nhân sinh. Với những tác phẩm trước Cách mạng, Nguyễn
Tuân xứng đáng là người xây nên đắp móng cho văn xuôi Tiếng Việt đâì thề kỉ
XX, xứng đáng là một người cầm bút chân chính.
D. THẢO LUẬN

Nghiên cứu về phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân là một để tài rất
rộng và mở. Trong bài nghiên cứu này chúng tôi chỉ đi sâu nói về những nét đặc
sắc (điểm tích cực) trong phong Cách của ông trước Cách mạng. Bên cạnh đó đề
tài này có có thể có những hướng phát triển khác để trở nên đầy đủ, trọn vẹn hơn
như chúng ta có thể nghiên cứu thêm về mặt hạn chế trong phong cách của
Nguyễn Tuân trước Cách mạng hay phong Cách của Nguyễn Tuân sau cách mạng
có sự thống nhất và chuyển biến so với thời kì trước Cách mạng như thế nào?
E. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

13


14


Lê, P. (2010, Tháng Bảy 9). Nguyễn Tuân-người đến được với cái đẹp và cái thật. Truy
vấn từ />Mạnh, N. (2005). Nhà văn Việt Nam hiện đại-Chân dung và phong cách. NXB Trẻ.
Mạnh, N. (2012, 20). Nguyễn Tuân-Một phong cách độc đáo và tài hoa. Truy vấn từ
/>Mạnh, N. (2015, Tháng Bảy 1). Nguyễn Tuân viết phê bình văn học. Truy vấn từ
/>Miên, T. (1999). Nguyễn Tuân về tác gia và tác phẩm. NXB Giáo dục.
Ngân, P. (2000). Nguyễn Tuân-cây bút tài hoa và độc đáo. NXB Văn hóa thông tin Hà
Nội.
Nhàn, V. (2014, Tháng Chín 19). Nhà văn Nguyễn Tuân. Truy vấn từ
/>Nhiều tác giả. (2007). Nguyễn Tuân về tác giả và tác phẩm. NXB Giáo dục.
Phan, V. (1943). Nhà văn hiện đại, quyển 3. NXB Tân Dân.
Sử, T. (2015). Sách giáo khoa ngữ văn lớp 11 nâng cao, Tập 1. NXB Giáo dục.
Văn học 12. (1994). NXB Giáo dục.

MỤC LỤC
14


15
A. MỞ ĐẦU
I.
Lý do chọn đề tài………………………………………….. trang 2
II.
Câu hỏi nghiên cứu………………………………………... trang 3
III.
Tổng quan tài liệu…………………………………………. trang 3
IV.
Đối tượng, phạm vi nghiên cứu…………………………… trang 4
V.
Phương pháp nghiên cứu………………………………….. trang 5
A. NỘI DUNG

I.
Khái quát chung về Nguyễn Tuân………………………… trang 5
1. Tiểu sử
2. Con người
3. Sự nghiệp sáng tác
II.
Nét độc đáo trong phong cách nghệ thuật

của Nguyễn Tuân trước Cách mạng……………………….. trang 7
B. KẾT LUẬN……………………………………………………….. trang 12
C. THẢO LUẬN……………………………………………………... trang 13
D. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………….. trang 13

15



×