Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

Báo cáo thực tập (khoa k đại học thương mại TMU)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (134.37 KB, 19 trang )

MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây, cùng với chính sách đổi mới nền kinh tế theo cơ
chế thị trường, cũng như xu hướng toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ. Đặc biệt là
sau khi nước ta ra nhập tổ chức thương mại thế giới WTO và một số tổ chức kinh tế
lớn khác như APEC, TPP, ASEM,… nền kinh tế cả nước ta đang phát triển một cách
nhanh chóng. Điều này cũng có nghĩa là Việt Nam trước thách thức phải mở cửa nền
kinh tế theo như hiệp định thỏa thuận. Cùng với đó, hòa với dòng chảy hội nhập của
cả nước là sự ra đời của hàng loạt công ty, doanh nghiệp kinh doanh trong mọi ngành
nghề. Lẽ tất nhiên là các công ty phải chịu áp lực cạnh tranh gắt từ mọi phía.
Thật vậy, để có thể tồn tại và phát triển trong thị trường cạnh tranh gay gắt
được ví là “Thương trường như chiến trường” các công ty, doanh nghiệp phải tập
trung, chú trọng vào giải quyết ba vấn đề cơ bản là: Sản xuất cho ai? Sản xuất cái gì?
Sản xuất như thế nào? Các công ty phải tự quản lý mọi vấn đề của công ty từ vốn, lao
động, bán hàng,… Tất cả hoạt động đề hướng tới mục tiêu là lợi nhuận. Và nó trở
thành yếu tố quan trọng quyết định rằng công ty sẽ phát triển hay phá sản.
Sau khoảng thời gian học tập và nghiên cứu các môn chuyên ngành, sinh viên
năm cuối sẽ có một khoảng thời gian đi tìm hiểu tại cơ sở. Khoảng thời gian này tạo
cơ hội để sinh viên củng cố và hệ thống lại những kiến thức mình được học trên ghế
nhà trường, bổ sung kiến thức còn thiếu, so sánh đối chiếu giữa lý thuyết học được
với thực tế tại cơ sở. Từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm cho bản thân phục vụ
cho công việc và cuộc sống sau khi rời khỏi ghế nhà trường. Được sự nhất trí của nhà
trường và sự cho phép của công ty TNHH sản xuất và thương mại Sơn Anh em đã
thực tập tại công ty.
Báo cáo của em gồm 3 phần:
PHẦN I: KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH
NGHIỆP
PHẦN II:PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT NHỮNG VẤN ĐỀ
TỒN TẠI CHÍNH CẦN GIẢI QUYẾT TRONG CÁC LĨNH VỰC QUẢN TRỊ CHỦ
YẾU TẠI DOANH NGHIÊP
PHẦN III: ĐỀ XUẤT HƯỚNG ĐỀ TÀI KHÓA LUẬN



NỘI DUNG
I.
KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH
NGHIỆP
1.
Giới thiệu khái quát về doanh nghiệp
1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Tên tiếng Việt: Công ty TNHH thương mại và sản xuất Sơn Anh
Tên tiếng anh: BRITISH PAINT PRODUCTION AND TRADING
COMPANY LIMITED
Trụ sở tại Hà Nội: 73/69A – Hoàng Văn Thái- P. Khương Mai – Q. Thanh
Xuân – TP. Hà Nội.
Công ty TNHH Thương mại và sản xuất Sơn Anh được thành lập từ năm
2009.. Là công ty chuyên sản xuất các sơn các loại: sơn tàu biển, sơn kính, sơn
trên kim loại màu, sơn trên kẽm, inox, sơn chống nóng, sơn sàn nhà, sơn sân
tennnic, sơn giảm nhiệt… Tuy còn non trẻ nhưng với lưc lượng cán bộ kỹ thuật,
quản lý công nhân có trình độ chuyên môn cao, không ngừng thắt chặt quan hệ
hợp tác với các nhà khoa học đầu ngành trong nước. Hầu hết các nguyên liệu sản
xuất được cung ứng bởi các hãng nổi tiếng trên thế giới như Bangkok (Thái Lan),
Dupon (Đài Loan), Bombay (Ấn Độ)…
Công ty TNHH Thương mại và sản xuất Sơn Anh quản trị chất lượng theo
tiêu chuẩn ISO 9001:2015, ISO 9001:2008. Sản phẩm Sơn Anh có chất lượng ổn
định, phù hợp với khí hậu nhiệt đới.
I.2 Chức năng và nhiệm vụ của doanh nghiệp
Mỗi doanh nghiêp khi ra đời đều có một chức năng và nhiệm vụ riêng. Sau
đây là chức năng và nhiệm vụ của công ty Sơn Anh:
Chức năng của doanh nghiệp là công ty chuyển sản xuất các sơn các loại:
sơn tàu biển, sơn kính, sơn trên kim loại màu, son trên kẽm, inox, sơn chống
nóng, sơn sàn nhà, sơn sân tennnic, sơn giảm nhiệt…. Bên cạnh các sản phẩm

sơn truyền thống như hệ sơn dầu cao cấp, sơn Alkyd, sơn trang trí và bảo vệ
cho các công trình xây dựng dân dụng thông qua hợp tác với các hãng nước
ngoài, công ty đã sản xuất các loại sơn đặc chủng: Hệ sơn Epoxy, hệ sơn cao su
hóa,.. cung cấp cho các công trình công nghiệp, các công trình trên biển, sơn
tàu biển…
Nhiệm vụ của doanh nghiệp: Công ty TNHH Thương mại và sản xuất Sơn
Anh cam kết giữ uy tín và đảm bảo chất lượng sản phẩm. Các thành viên luôn có
trách nhiệm cao với công việc và luôn hoàn thiện để đáp ứng tốt nhất mọi yêu cầu
của khách hàng.
I.3 . Sơ đồ cơ cấu tổ chức


Quản lý có vai trò rất lớn trong hoạt động của doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp
khác nhau lại có cách thức quản lý khác nhau do vậy mà hình thành nên các mô hình xây
dựng cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý doanh nghiệp khác nhau. Sau đây là mô hình bộ
máy tổ chức của công ty TNHH Thương mại và sản xuất Sơn Anh:
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

BAN GIÁM ĐỐC

HỆ THỐNG SẢN XUẤT
VÀ KINH DOANH

HỆ THỐNG VĂN PHÒNG

PHÒNG KỸ THUẬT

PHÒNG TÀI CHÍNH KẾ
TOÁN


PHÒNG ĐIỀU HÀNH
SẢN XUẤT

PHÒNG HÀNH CHÍNH

PHÒNG DỊCH VỤ SAU
BÁN HÀNG

PHÒNG XÚC TIẾN
THƯƠNG MẠI


Cơ cấu tổ chức của công ty khá đơn giản. Công ty lựa chọn mô hình tổ
chức theo chức năng. Trong đó:
Hội đồng quản trị có nhiệm vụ điều hành mọi hoạt động của công ty
Ban giám đốc: chịu trách nhiệm quản lý các phòng ban chức năng hỗ
trợ cho chủ tịch Hội đồng quản trị trong công tác quả trị doanh nghiệp.
Phòng kỹ thuật có nhiệm vụ tham gia vào quá trình nghiên cứu, phát
triển sản phẩm, tư vấn hỗ trợ cho các công trình kỹ thuât.
Phòng sản xuất thì tổ chức, điều hành sản xuất, nâng cao năng xuất
chất lượng tại nhà máy.
Phòng dịch vụ sau bán: giúp hỗ trợ khách hàng,chăm sóc khách hàng
sau bán nhằm đáp ứng nhu cầu tốt nhất giành cho khách hàng.
Phòng kế toán tài chính: có nhiệm vụ thực hiện kế toán, làm báo cáo
kế toán định kỳ và cuối năm, kiểm tra, kiểm soát việc thu – chi, theo dõi tình hình
công nợ. Phân tích tình hình tài chính, đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của
công ty.
Phòng hành chính tham mưu cho công tác tổ chức điều phối lao
động.
Phòng xúc tiến thương mại: có nhiệm vụ hỗ trợ giám đốc trong việc

thiết lập chiến lược kinh doanh, tổ chức khảo sát nghiên cứu thị trường, khai thác
thị trường mới, tiếp nhận đơn hàng, cung ứng dịch vụ.
Nhìn chung cơ cấu tổ chức của công ty TNHH sản xuất và thương mai Sơn
Anh khá đơn giản phù hợp với loại hình sản xuất của doanh nghiệp. Khi lựa chọn
cơ cấu tổ chức theo cấu trúc chức năng giúp doanh nghiệp thúc đẩy chuyên môn
hóa, nhiệm vụ được phân chia rõ ràng, giảm bớt gánh nặng cho nhà lãnh đạo.
Đồng thời mô hình cấu trúc này sẽ giảm sự trùng lặp công việc giữa các phòng
ban và phối hợp nội bộ dễ dàng hơn.
1.4. Ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp
Theo như tìm hiểu cũng như được tham gia thực tập tại công ty, em được
biết rằng công ty đang kinh doanh chủ yếu trong ngành sơn và tập trung vào các
ngành chính là sơn sàn công nghiệp, sơn Epoxy; sơn tàu biển; sơn mạ kẽm,...
Trong đó doanh thu chủ yếu là từ sơn tàu biển.
2.
Tình hình sử dụng lao động của doanh nghiệp
Nhân tố quyết định cho sự tồ tại và phát triển doanh nghiệp là yếu tố con
người hay toàn bộ nhân sự của các doanh nghiệp. Sau đây là tình hình sử dụng lao
động của công ty TNHH sản xuất và thương mại Sơn Anh:
2.1. Số lượng, chất lượng lao động của doanh nghiệp


Bảng 1.1: Số lượng, chất lượng lao động của công ty Sơn Anh từ năm 2016 đến năm
2018
Năm

2016

Chỉ tiêu

Ngườ

i
155
25
40
30
60

Tổng nguồn lực
Sau đại học
Đại học
Trung cấp, cao đẳng
Lao động phổ thông

2017

2018

Tỉ lệ % Người
100
16,1
25,8
19,4
38,7

Tỉ lệ % Người

Tỉ lệ%

220
100

250
100
37
16,8
40
16
55
25
60
24
40
18,2
55
22
93
40
95
38
(Nguồn: Bộ phận văn phòng - hành chính).

Công ty sử dụng cả lao động phổ thông, trung cấp, đại học và sau đại học.
Tỷ lệ số lượng và chất lượng lao động biến đổi qua các năm nhưng không có biến
đổi nhiều. Nhìn chung thì số lượng nhân viên theo các chỉ tiêu đều tăng nhưng tính
theo tỷ lệ thì nguồn nhân lực sau đại học,đại học và lao động phổ thông giảm, còn
tỷ lệ lao động trung cấp tăng nhưng tỷ lệ biến đổi không nhiều. Từ năm 2016
-2017 tỷ lệ lao động sau đại học tăng từ 16,1% lên 16,8%, từ 2017-2018 tỷ lệ lao
động sau đại học lại giảm từ 16,8% xuống 16%. Tỷ lệ nhân viên đại học từ năm
2016-2018 giảm từ 25,8% xuống 24%. Tỷ lệ nhân viên trình độ trung câp từ năm
2016-2018 tăng từ 19,4% lên 22% . Tỷ lệ lao động phổ thông tăng từ 38,7% lên
40% từ năm 2016- 2017, sau đó giảm từ 40% xuống 38%.

2.2. Cơ cấu lao động của doanh nghiệp
Bảng 1.2: Cơ cấu lao động của công ty Sơn Anh từ năm 2016 đến năm 2018
Năm
STT Chỉ tiêu

2016
Người

Theo giới tính
1
Nam
2
Nữ
Theo độ tuổi
1
<30
2
30-45
3
>45
Theo bộ phận chức năng
1
Ban giám đốc
2
Phòng kinh doanh
3
Phòng kế toán

155
95

60
155
50
66
39
155
3
15
5

Tỉ lệ

2017
Người

100
61,3
38,7
100
32,2
42,6
25,2
100
3
9,7
3,2

220
145
75

220
75
95
50
220
5
30
5

Tỉ lệ

2018
Người

Tỉ lệ

100
65,9
34,1
100
34,1
43,2
22,7
100
2,3
13,6
2,3

250
165

85
250
90
110
50
250
5
45
6

100
66
34
100
36
44
20
100
2
18
2,4


4
5
6

Phòng kỹ thuật
Phòng điều hành
sản xuất

Phân xưởng

10
10
112

6,5
6,5

15
15

6,8
6,8

25
20

10
8

72,1
150
68,2 149
59,6
(Nguồn: Bộ phận văn phòng - hành chính).

Theo giới tính, công ty sử dụng lao động nam nhiều hơn lao động nữ. Tỷ lệ lao
động nam tăng liên tục trong 3 năm 2016-2018 từ 61,3% lên 66%. Tỷ lệ lao động nữ
giảm từ 38,7% xuống 34% từ năm 2016-2018. Công ty chủ yếu sử dụng lao động trẻ tỷ lệ

lao động dưới 45 tuổi chiếm tỷ trọng lớn và liên tục tăng trong ba năm từ năm 20162018. Tỷ lệ lao động dưới 30 tuổi tăng từ 32,2% lên 36%. Tỷ lệ lao động từ 30-45 tuổi
tăng từ 42,6% đến 44%. Tỷ lệ lao động trên 45 tuổi giảm từ 39% xuống 20% trong 3 năm
từ 2016-2018. Lao động của công ty chủ yếu phân bổ cho phòng kinh doanh và phân
xưởng, lao động trong hai bộ phận này không ngừng tăng. Tỷ lệ lao động phòng kinh
doanh tăng từ 9,7% lên 18%. Tỷ lệ lao động trong phân xưởng giảm từ 72,1% xuống
59,6%.
3. Quy mô vốn kinh doanh của doanh nghiệp
3.1. Tổng mức và cơ cấu vốn kinh doanh của doanh nghiệp
Bảng 1.3 Tổng mức và cơ cấu vốn kinh doanh của công ty Sơn Anh
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu

Năm 2015

Năm 2016

Năm 2017

Số lượng

Tỉ lệ(%)

Số lượng

Tỉ lệ(%) Số lượng

Tỉ lệ(%)

Tổng số vốn


35.235

100

47.750

100

51.540

100

- Vốn cố định

18.723

46,86

25.825

54,08

27.600

53,55

- Vốn lưu động

16.512


53,14

21.925

45,92

23.940

46,45

(Nguồn: Phòng Kế Toán)
Nhìn chung tổng mức vốn của công ty tăng đều qua các năm. Vốn cố định và vốn
lưu động không có chênh lệch quá nhiều. Tỷ lệ vốn cố định tăng từ 46,86% lên 53,55%
từ năm 2015- 2017. Tỷ lệ vốn lưu động giảm từ 53,14% xuống 46,45%.
3.2. Tổng mức và cơ cấu nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp
Bảng 1.4. Tổng mức và cơ cấu nguồn vốn kinh doanh của công ty Sơn Anh
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
Tổng số vốn

Năm 2015

Năm 2016

Năm 2017

Số lượng

Tỉ lệ(%)


Số lượng Tỉ lệ(%)

Số lượng

Tỉ lệ(%)

35.235

100

47.750

51.540

100

100


- Vốn chủ sở

20.231

57,42

25.155

52,69

30.331


58,85

15.004

42,58

22.595

47,31

21.209

41,15

hữu
- Vốn vay

(Nguồn: Phòng Kế Toán)
Nhìn chung vốn chủ sở hữu và vốn vay công ty luôn tăng và vốn chủ sở hữu nhiều
hơn vốn đi vay. Tỷ lệ vốn chủ sở hữu tăng từ 57,42% lên 58,85% từ năm 2015-2017. Từ
năm 2015- 2016 tỷ lệ vốn chủ sở hữu có giảm từ 57,42% xuống 52,69% sau đó lại tăng
từ 52,69% lên 58,85% trong giai đoạn 2016-2017. Tỷ lệ vốn vay giảm trong giai đoạn
năm 2015-2017 từ 42,58% xuống 41,15%. Từ năm 2015-2016 tỷ lệ vốn vay tăng từ
42,58% lên 47,31% sau đó lại giảm từ 47,31% xuống 41,15% trong năm 2016-2017.
4. Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Bảng 1.5. Bảng kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Sơn Anh từ năm 2015-2017
Đơn vị: triệu đồng.
Chỉ tiêu
1. Doanh thu

Doanh thu từ bán hàng
Doanh thu từ hoạt động
tài chính
Doanh thu khác
2. Tổng chi phí
Chi phí vốn hàng bán
Chi phí quản lý
Chi phí tài chính
Chi phí khác
3. Lợi nhuận
Lợi nhuận trước thuế
Lợi nhuận sau thuế

Năm 2015
44.755
30.231
6.223

Năm 2016
60.324
45.235
10.222

Năm 2017
89.345
68.341
11.681

8.301
20.121

10.451
1.234
6.226
2.21
24.634
24.634
18.4755

4.867
35.564
19.643
2.100
11.457
2.364
24.76
24.76
18.57

9.323
47.234
29.961
2.898
12,226
2.149
42.111
42.111
31.58325
(Nguồn: Phòng Kế Toán)

Từ bảng trên ta thấy lợi nhuận và doanh thu của công ty không ngừng tăng trong

giai đoạn 2015-2018. Từ năm 2015-2017 doanh thu tăng từ 44.755 (triệu đồng) lên
89.345 (triệu đồng). Lợi nhuận của công ty cũng tăng từ năm 2015-2016 doanh thu tăng


nhẹ từ 24.634 (triệu đồng) lên 24.76 (triệu đồng), sau đó tăng mạnh từ năm 2016-2017 từ
24.76 (triệu đồng) lên 42.111(triệu đồng). Doanh thu trong giai đoạn này tăng nhanh do
doanh thu từ bán hàng tăng, trong năm này công ty không ngừng nâng cao năng lực của
nhân viên bán hàng cũng như đẩy mạnh các chiến lược marketing.


II.
PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT NHỮNG VẤN ĐỀ
TỒN TẠI CHÍNH CẦN GIẢI QUYẾT TRONG CÁC LĨNH VỰC QUẢN
TRỊ CHỦ YẾU TẠI DOANH NGHIỆP
1.
Tình hình thực hiện chức năng quản trị và hoạt động quản trị
chung của doanh nghiệp
Trong những năm gần đây, không ai có thể phủ nhận được vai trò của quản trị
trong hẩu hết các hoạt động của đời sống kinh tế xã hội. Đối với bất kỳ một tổ chức,
một đơn vị, doanh nghiệp hay cao hơn nữa là một quốc gia, một cộng đồng, vai trò
của quản trị càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Đối với doanh nghiệp thì quản
trị còn được coi là yếu tố đánh giá sự thành công. Quản trị doanh nghiệp tốt sẽ giúp
cho công ty nâng cao khả năng tiếp cận vốn và hoạt động hiệu quả hơn, mang lại hiệu
quả cao cho nhà đầu tư, nhiều lợi ích hơn cho các thành viên khác trong công ty. Sau
đây là tình hình thực hiện chức năng quản trị và hoạt động quản trị chung của công ty
TNHH sản xuất và thương mại Sơn Anh:
1.1
Chức năng hoạch định
Công ty đã làm tốt chức năng hoạch định, đánh giá đúng môi trường kinh
doanh và đề ra các kế hoạch kinh doanh cụ thể. Nhờ vào việc thực hiện tốt chức

năng hoạch định các hoạt động tác nghiệp diễn ra thuận lợi và tránh được các rủi
ro không đáng có. Trong quá trình thực hiện công tác hoạch định, công ty đã tuân
thủ theo quy trình hoạch định như xác định xứ mạng kinh doanh, xác định kế
hoạch đảm bảo và xác định ngân sách.
Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại một số hạn chế trong công tác hoạch định như
công ty vẫn chưa tuân thủ nguyên tắc hoạch định như tính hệ thống, tập trung dân
chủ.
1.2
Chức năng tổ chức
Kết hợp nhìn từ sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ta thấy bộ máy tổ chức của
công ty khá đơn giản, gọn nhẹ và có sự phân bổ nhân sự tương đối hợp lý giữa các
phòng ban.
Tuy nhiên, chưa có sự kết hợp chặt chẽ giữa các phòng ban, cần có sự gắn
bó mật thiết hơn, phối hợp trong công việc để công ty có đội ngũ tổ chức hoàn
chỉnh và đạt hiệu quả cao.Từ Hội đồng quản trị xuống các lãnh đạo phòng ban là
thong tin một chiều. Tức là cấp lãnh đạo cao đưa ra các chính sách hoạch định cá
nhân và yêu cầu tuân thủ mà không cần có sự phản hổi từ các cấp dưới khi thực thi
các chính sách, quyết định.
1.3
Chức năng lãnh đạo


Lãnh đạo vừa mang tính khoa học vừa mang tính nghệ thuật đòi hỏi nhà lãnh đạo
phải kết hợp và vận dụng hợp lý nhằm gây ảnh hưởng tích cực đến nhân viên để thực
hiện mục tiêu của tổ chức. Ban lãnh đạo công ty đã kết hợp các phong cách lãnh đạo khác
nhau, do đó việc điều hành các hoạt động của công ty được ban lãnh đạo thực hiện đúng
chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ. Các nhà quản trị trong công ty đều là người có năng lực
cao nên dễ dàng có sức ảnh hưởng lớn tới nhân viên trong tiến trình thực hiện công việc.
Tuy nhiên, khi quá thiên về phong cách lãnh đạo chuyên quyền khiến cho các
phòng ban chưa được gắn kết mà chỉ biết làm theo mệnh lệnh của cấp trên, điều này

khiến cho các quyết định của lãnh đạo mang tính chủ quan, áp đặt và không phát huy
được năng lực của nhân viên cấp dưới. Chính vì vậy, nhà quản trị cần gần gũi và tạo mối
quan hệ tốt hơn với nhân viên. Nhà quản trị cần hiểu rõ được nhân viên của mình, quan
tâm hơn đến nhân viên. Giữa nhân viên với nhân viên trong công ty cũng cần có mối
quan hệ khăng khít hơn, tạo sức mạnh đồng nghiệp để có sự liên kết, hoàn thành tốt công
việc.
1.4
Chức năng kiểm soát
Để luôn đi đúng hướng và đạt được mục tiêu của công ty thì đòi hỏi các nhà quản
trị phải không ngừng kiểm soát các hoạt động để có thể điều chỉnh kịp thời tránh các sai
sót cũng như rủi ro. Tại công ty thì hoạt động kiểm soát đã được thực hiện thường xuyên
theo tuần, tháng, quý, năm. Việc kiểm soát thường xuyên giúp ban lãnh đạo nắm bắt được
tình hình hoạt động của công ty và đưa ra được các biện pháp giải quyết, điều chỉnh kịp
thời.
1.5
Vấn đề thu thập thông tin và ra quyết định quản trị
Thông tin có vai trò vô cùng quan trọng trong quản lý. Thông tin chính xác và kịp
thời sẽ giúp nhà quản trị ra quyết định đúng đắn và có thể nắm bắt được các cơ hội tránh
các rủi ro.
Ban lãnh đạo tiến hành thu thập cả thông tin bên trong và bên ngoài công ty. Các
thông tin từ bên ngoài như chính trị, pháp luật, văn hóa – xã hội để từ đó đưa ra các chiến
lược kinh doanh. Nguồn thông tin chủ yếu mà công ty thu thập là internet, hồ sơ lưu trữ
về các đối tác, thông tin từ các cấp dưới.
Tuy thông tin được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau nhưng vấn đề thu thập
thông tin của công ty không thực sự tốt. Độ tin cậy của thông tin không cao và việc
truyền đạt thông tin còn hạn chế, gián đoạn, thông tin phản hồi giữa nhân viên và lãnh
đạo không được liên tục và thống nhất. Nguồn thông tin bên trong công ty chủ yếu từ
nhân viên và tài liệu lưu trữ và hầu hết là thông tin thứ cấp. Nhiều thông tin được chỉnh



sửa trước khi được truyền đến ban lãnh đạo chính vì thế có thể gây ra nhiều rủi ro cho
công ty.
2.
Công tác quản trị chiến lược của doanh nghiệp
2.1. Công tác phân tích tình thế môi trường chiến lược
Việc phân tích tình thế môi trường chiến lược được công ty tiến hành thực hiện
cả môi trường bên trong và môi trường bên ngoài công ty và được thực hiện bởi ban
lãnh đạo.Đối với mối trường bên ngoài công ty đã tiến hành phân tích các yếu tố của
môi trường vĩ mô như nhà cung cấp, khách hàng, đối thủ cạnh tranh,… để từ đó thấy
được cơ hội cũng như thách thức đối với công ty. Đối với môi trường bên trong công
ty đã tiến hành phân tích năng lực và nguồn lực của công ty, xác định năng lực lõi của
công ty góp phần giúp cho công ty đưa ra các chiến lược kinh doanh hiệu quả trong
tương lai.
Tuy nhiên hoạt động phân tích tình thế môi trường chiến lược của công ty chưa
thưc sự hiệu quả như mong đợi do nhà quản trị chưa trang bị đầy đủ kiến thức về
chiến lược và tiến hành chưa triệt để.
2.2. Công tác nhận diện và phát triển lợi thế cạnh tranh
Thời gian qua công ty luôn chú trong xây dựng năng lực cạnh tranh thông qua
giảm chi phí vận hành. Đội ngũ lao động năng động, sáng tạo trong công việc và đặc biệt
là hệ thống các nhà quản trị đã có kinh nghiệm nhiều năm trong việc quản lý, xây dựng
được môi trường làm việc thoải mái trong công ty sẽ là lợi thế để công ty nâng cao năng
lực cạnh tranh của mình trên thị trường. Công ty cũng có lợi thế là cơ cấu tổ chức của
công ty đơn giản và đội ngũ nhân viên trẻ, mới ra trường nên chi phí cho nhân sự thấp.
Với đội ngũ nhân viên trẻ nhiệt tình, ham học hỏi này, nếu công ty tiếp tục chú ý và bồi
dưỡng thì sẽ có nguồn nhân sự có năng lực cao trong tương lai.
2.3 Hoạch định và triển khai chiến lược cạnh tranh và chiến lược phát triển
thị trường.
2.3.1. Công tác hoạch định
Công tác hoạch định được ban lãnh đạo công ty thực hiện. Ngay từ khi bắt đầu
hoạt động ban lãnh đạo đã tiến hành hoạch định chiến lược cạnh tranh cho công ty và sau

đó đưa xuống từ phòng ban tiến hành thực hiện. Trong quá trình thực hiện công tác hoạch


định công ty đã tuân thủ một số hoạt động trong quy trình hoạch định chiến lược như:
hoạch định sứ mạng kinh doanh, thiết lập các mục tiêu chiến lược, phân tích môi trường
bên trong, phân tích môi trường bên ngoài, lựa chọn chiến lược.
Tuy nhiên, có một số hoạt động mà công ty bỏ qua đó là sáng tạo tầm nhìn chiến
lược, điều này làm cho công tác hoạch định diễn ra kém hiệu quả và không cân bằng.
2.3.2. Triển khai chiến lược
Việc thực thi chiến lược được thực hiện theo đúng quy trình từ thiết lập các mục
tiêu hàng năm, hoạch định các chính sách phân bổ nguồn lực,...Hiện tai, công ty đang
phát triển thị trường với sản phẩm chủ yếu là sơn tàu biển. Bên cạnh đó công ty còn thực
hiện các chiến lực khác biệt hóa nhằm tăng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
2.4. Đánh giá khái quát năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
Từ việc phân tích tình thế chiến lược của công ty có thể thấy công ty có một số
năng lực cạnh tranh nổi trội như: năng lực cạnh tranh về marketing, đội ngũ lao động trẻ
có trình độ cao nhiệt tình trong công việc, ham học hỏi từ đógóp phần nâng cao năng suất
lao động và chất lượng sản phẩm.
Tuy nhiên bên cạnh đó, một số năng lực cạnh tranh khác của công ty còn hạn chế
chưa có sự khác biệt nhiều về giá cả so với đối thủ cạnh tranh.
3.
3.1.

Công tác quản trị sản xuất và quản trị bán của doanh nghiệp
Quản trị sản xuất

Quản trị sản xất chính là một trong những biện pháp tăng lợi thế cạnh tranh,
tăng hiệu quả hoạt động và từ đó nâng cao vị thế của doanh nghiệp trên thị trường .
Tại công ty hoạt động quản trị sản xuất luôn được các nhà lãnh đạo quan tâm
và có nhiều biện pháp cải thiện để nâng cao năng lực quản trị sản xuất. Trong công tác

dự báo nhu cầu sản phẩm do phần thu thập thông tin của công ty chưa chính xác nên
công tác dự báo nhu cầu sản phẩm còn sai lệch. Công tác hoạch đinh sản xuất được
ban lãnh đạo lên các kế hoạch và chỉ tiêu rõ ràng. Công tác tổ chức sản xuất được
thực hiện nghiêm ngặt theo tiêu chuẩn sản xuất. Nguồn cung ứng nguyên vật liệu
được quản lý chặt chẽ theo quy trình và chất lượng của sản phẩm cũng được kiểm soát
theo tiêu chuẩn chất lượng: tiêu chuẩn ISO 9001:2015, ISO 9001:2008
3.2.

Quản trị bán


Bán hàng là khâu cuối cùng của quá trình kinh doanh, đảm bảo hoạt động kinh
doanh diễn ra bình thường. Tại công ty Sơn Anh công tác quản trị bán luôn được các nhà
quản trị đặt lên hàng đầu. Các kế hoạch bán hàng được đặt ra rõ ràng trong từng giai
đoạn. Lực lượng bán hàng không ngừng tăng và được đào tạo. Tuy nhiên các hoạt động
hỗ trợ bán hàng chưa được nhà quản lý quan tâm. Hoạt động kiểm soát bán hàng của
công ty không diễn ra thường xuyên.
4.
Công tác quản trị nhân lực của doanh nghiệp
Trong quá trình phát triển công ty luôn nhận định vai trò của yếu tố lao động cũng
như tổ chức lao động để sử dụng thế nào cho có kế hoạch và hợp lý nhất chính là chìa
khóa đem lại thành công của mình.
4.1. Phân tích công việc, bố trí và sử dụng nhân lực
Công ty phân tích công việc thông qua bản mô tả công việc thông qua bản mô
tả công việc và bản tiêu chuẩn công việc cho từng vị trí công việc. Mỗi bộ phận thực
hiện một chức năng chuyên trách của mình và không bị chồng chéo trách nhiệm.
Công ty đã bố trí và sử dụng công ty một cách hợp lý. Ưu tiên những nhân viên
gắn bó với công ty cũng như có năng lực để đảm nhiệm vị trí chủ chốt và phân công
công việc phù hợp với khả năng của nhân viên.
4.2. Tuyển dụng nhân lực

Công ty tổ chức các lần tuyển dụng, thu nhận hồ sơ, tuyển dụng nhiều lao động
địa phương, góp phần tạo công ăn việc làm cho một bộ phận lao động, giải quyết
được những hệ lụy xã hội của thất nghiệp. Công tác tuyển dụng được công ty tiến
hành khi có sự thiếu hụt nhân viên, hay để tìm kiếm người tài phục vụ cho công ty.
Việc lựa chọn nhân viên được giám đốc rất chú ý, công ty không tuyển dụng ồ ạt
những lao động có trình độ đại học, cao đẳng mà chú trọng năng lực làm việc của
nhân viên trong suốt quá trình từ thử việc tới khi trở thành nhân viên. Điều này đã tạo
điều kiện cho những nhân viên có năng lực thật sự, muốn gắn bó với công ty, có đủ
những yếu tố cần thiệt, kỹ năng, khả năng làm việc dưới áp lực doanh số, kiên trì vượt
khó mới có thể được tuyển dụng.
4.3. Đào tạo và phát triển nhân lực
Công ty luôn chú trọng đến công tác đào tạo và phát triển nhân lực. Hằng năm,
công ty đều xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch đào tạo nhân viên. Đối với nhân
viên, công ty tổ chức các khóa huấn luyện; đối với các nhà quản trị cấp cao hơn thì tổ


chức các buổi nói chuyện học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau hay tổ chức đạo tạo lại để thích
nghi với sự thay đổi của nền kinh tế hiện nay. Việc thường xuyên đào tạo, mời chuyên gia
đào tạo về kĩ năng bán hàng tạo phong cách chuyên nghiệp đã tạo ra đòn bẩy tăng doanh
thu bán hàng, đây nhanh tiêu thụ. Những nhân viên mới được tiếp xúc với thị trường
ngay từ đầu, có cái nhìn chính xác, khách quan, tránh bỡ ngỡ và có sự chuẩn bị tâm lý với
công việc của mình.
4.4. Đánh giá và đãi ngộ nhân lực
Việc đánh giá nhân lực được tiến hành nghiêm túc, dựa trên những kết quả của
hoạt động kinh doanh cụ thể là doanh số bán hàng đối với nhân viên kinh doanh và kết
quả hoạt động đội nhóm, thái độ làm việc, hợp tác giữa các thành viên trong nhóm đối
với các nhà quản trị cấp cơ sở. Ngoài ra, công ty cũng chú trọng đến đãi ngộ nhân lực
nhằm thúc đẩy tinh thần làm việc của nhân viên. Tuy nhiên, công ty mới chỉ quan tâm và
tập chung vào đãi ngộ tài chính mà ít có có các chính sách đãi ngộ phi tài chính.
5. Công tác quản trị dự án, quản trị rủi ro xây dựng văn hóa kinh doanh

của doanh nghiệp
5.1. Quản trị dự án
Hiện tại công ty đang tiến hành dự án phát triển, đa dạng hóa các sản phẩm sơn
và tập trung vào các loại sơn tàu, và các loại sơn mới như Hệ sơn Epoxy, hệ sơn cao
su hóa,… Tuy nhiên, công tác quản trị dự án của công ty vẫn chưa được đầu tư và
quan tâm đúng mức.
5.2. Quản trị rủi ro
Rủi ro là điều khó tránh khỏi trong quá trình hoạt động kinh doanh của bất kỳ
doanh nghiệp nào. Tại công ty TNHH sản xuất và thương mại Sơn Anh cũng vậy,
công ty gặp rất nhiều rủi ro cả từ môi trường bên trong và bên ngoài. Mặc dù có sự
đầu tư và quan tâm về vấn đề quản trị rủi ro, công ty đã tiến hành thu thập thông tin
để có thể nhận dạng được các mối nguy, đưa ra các biện pháp nhưng chủ yếu là các
biện pháp khắc phục chứ ít đưa ra các biện pháp né tránh, ngăn ngừa rủi ro, điều này
có nghĩa công ty vẫn chưa chủ động phòng ngừa rủi ro trước khi nó sảy ra, chính vì
vậy các biện pháp đưa ra chưa thực sự hiệu quả và tiết kiệm.
5.3. Xây dựng văn hóa kinh doanh


Văn hoá kinh doanh có vai trò to lớn trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. Khi
văn hoá kết tinh vào trong hoạt động kinh doanh sẽ tạo thành phương thức kinh doanh có
văn hoá. Công ty luôn mong muốn tạo ra một môi trường làm việc thân thiện nhưng cũng
giàu sắc cạnh tranh cho công ty. Nâng cao năng suất, chất lượng và đào tạo con người
được coi là hai đặc trưng cơ bản của văn hóa doanh nghiệp tại công ty. Ngoài ra, công ty
luôn duy trùy tính minh bạch, tuân thủ đúng pháp luật Việt Nam thông qua các hoạt động
đóng thuế, đảm bảo quyền lợi lao động của nhân viên theo đúng luật lao động, giữ gìn vệ
sinh môi trường và đảm bảo an toàn lao động trong hoạt động sản xuất…


III/ ĐỀ XUẤT HƯỚNG ĐỀ TÀI KHÓA LUẬN
Sau gần 10 năm hình thành và phát triển, công ty đã phần nào có được nhiều kinh nghiệm

trong lĩnh vực sản xuất và phân phối sản phẩm sơn, mặc dù vậy, trong hoạt động kinh
doanh vẫn còn nhiều mặt hạn chế và yếu kém và cần có những giải pháp khắc phục. Qua
quá trình phân tích ở trên có thể thấy rằng công ty vẫn gặp nhiều vấn đề về công tác
tuyển dụng cũng như đãi ngộ, các vấn đề về lợi thế và năng lực cạnh tranh vẫn còn yếu,
thêm vào nữa chiến lược phát triển và thâm nhập thị trường của công ty còn chưa hiệu
quả. Trên cơ sở đó, em xin được đề xuất một số đề tài mang tính khách quan sau:
Đề tài 1: Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty TNHH sản
xuất và thương mại Sơn Anh
Đề tài 2: Một số giải pháp phát triển thương hiệu sơn của công ty TNHH sản xuất
và thương mại Sơn Anh.
Đề tài 3 Giải pháp hoàn thiện công tác tuyển dụng, đào tạo, đánh giá và đãi ngộ
nhân viên của Công ty TNHH sản xuất và thương mại Sơn Anh.


KẾT LUẬN
Sau gần 10 năm hoạt động trên thị trường, Công ty TNHH sản xuất và thương mại
Sơn Anh đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể, đóng góp không nhỏ cho sự phát triển của
xã hội và giành được chỗ đứng vững chắc tại Việt Nam. Tuy nhiên, trong công ty vẫn còn
tồn tại khá nhiều vấn đề cần được cải thiện trong thời gian tới để có thể hoạt động hiệu
quả hơn nữa, hỗ trợ đắc lực hơn cho cộng đồng và xã hội.
Trong thời gian 4 tuần thực tập tại công ty, em đã có cơ hội áp dụng những kiến
thức đã học trên ghế nhà trường vào công việc thực tế cũng như có thêm nhiều kinh
nghiệm mới mẻ để hoàn thành bản báo cáo thực tập này. Với những kiến thức đã học ở
trường kết hợp với thực tiễn ở công ty, em nhận thấy giữa lý thuyết và thực tiễn còn một
khoảng cách nhất định. Do đó, bản thân cần phải có sự tích lũy thêm kiến thức để có thể
vận dụng, sáng tạo những kiến thức đã học vào thực tế công việc sau này.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.


Báo cáo kết quả hoạt động hàng năm của công ty TNHH sản xuất và

thương mại Sơn Anh
2.

Các bảng biểu, tài liệu từ phòng Kế toán, Hành chính nhân sự của công ty

TNHH sản xuất và thương mại Sơn Anh


DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ

ST

Hình, bảng

Tên hình, sơ đồ, bảng

T
1
2

Hình 1.1
Bảng 1.1

Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty
Số lượng, chất lượng lao động của công ty Sơn Anh từ
năm 2016 đến năm 2018


3

Bảng 1.2

Cơ cấu lao động của công ty Sơn Anh từ năm 2016 đến

4

Bảng 1.3

năm 2018
Tổng mức và cơ cấu vốn kinh doanh của công ty Sơn
Anh

5

Bảng 1.4

Tổng mức và cơ cấu nguồn vốn kinh doanh của công ty
Sơn Anh

6

Bảng 1.5

Bảng kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Sơn Anh
từ năm 2015-2017

Trang




×